Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

PH c28 viêm tụy final

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.24 KB, 9 trang )

Nhịp cầu Dược lâm sàng

Chương 28. Viêm tụy
Nguồn: Pharmacotherapy Handbook 8th edition (2012), Barbara G.Wells et al, Section 8,
Chapter 41, page 1816.
Người dịch: SVD5. Võ Hoàng Sơn, Đại Học Y Dược Tp. HCM
Người hiệu đính: Ths.DS. Võ Thị Hà, ĐH Y Dược Huế
Tài liệu được dịch nhằm mục đích tổng hợp cho dự án viết sách "Dược điều trị" do Nhịp cầu
Dược lâm sàng tổ chức. Tài liệu dịch CHƯA xin phép bản quyền từ tác giả, nhà xuất bản Mỹ
nên tài liệu nên được sử dụng với mục đích cá nhân. Không chia sẽ công cộng dưới mọi hình
thức.
Định nghĩa
Viêm tụy cấp tính (acute pancreatitis) là tình trạng viêm của tuyến tụy đặc trưng bởi triệu
chứng đau nặng vùng thượng vị và sự bài tiết enzyme tụy vào máu. Trong phần lớn các bệnh
nhân, bệnh tự khu trú không diễn tiến phức tạp.
Viêm tụy mạn tính (chronic pancreatitis) là tình trạng viêm tụy kéo dài dẫn đến tuyến tụy mất
chức năng nội tiết và ngoại tiết.
Viêm tụy cấp
Sinh lý bệnh
Sỏi mật và rượu là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp tại Mỹ. Một số bệnh nhân
không xác định rõ nguyên nhân (viêm tụy tự phát).
Nhiều thuốc gây ảnh hưởng xấu đến tụy (bảng 28-1), nhưng sự liên quan giữa thuốc và bệnh
khó khẳng định rõ bởi vì các cân nhắc về thực hành và y đức không cho phép sử dụng lại
thuốc đó để khẳng định.
Bảng 28 – 1. Những thuốc liên quan đến viêm tụy cấp
Nhóm I: Mối liên quan Nhóm II: Có nhiều khả Nhóm III: Có thể có liên quan
đã được khẳng định
năng có liên quan
5–Aminosalicylic acid
Acetaminophen
Aldesleukin


Indomethacin
Asparaginase
Carbamazepine
Amiodarone
Infliximab
Azathioprine
Cisplatin
Calcium
Ketoprofen
Corticosteroids
Ẻythromycin
Celecoxib
Ketorolac
Cytarabine
Hydrochlorothiazide
Clozapine
Nhũ tương Lipid
Didanosine
Interferon A2b
Cholestyramine
Lisinopril
Enalapril
Lamivudine
Cimetidine
Mefenamic acid
Estrogens
Octreotide
Ciprofloxacin
Metformin
Furosemide

Sitagliptin
Clarythromycin
Methyldopa
Mercaptopurine
Clonidine
Metolazone
Opiates
Cyclosporine
Metronidazole
1


Nhịp cầu Dược lâm sàng

Pentamidine
Pentavalent antimonials
Sulfasalazine
Sulfamethoxazole

trimethoprim
Sulindac
Tetracycline
Valproic acid/muối

Danazol
Diazixide
Etanercept
Acid Ethacrynic
Exenatide
Famcidovir

Glyburide
Liệu pháp vàng
Granisetron
Ibuprofen
Indinavir

Nitrofurantoin
Omeprazole
Ondansetron
Oxyphenbutazone
Paditaxel
Pravastatin
Propofol
Propoxyphene
Rifampin
Sertraline
Zalcitabine

Viêm tụy cấp khởi đầu bằng sự hoạt hóa trypsinogen thành trypsin xảy ra quá sớm bên trong
tuyến tụy, dẫn tới sự hoạt hóa các enzyme tiêu hóa khác và gây ra quá trình tự tiêu hóa của
tuyến.
Các enzyme tụy được hoạt hóa giải phóng vào bên trong mô tụy và mô bao quanh gây phá
hủy và hoại tử mô tụy, mô mỡ bao quanh, mao mạch nội mô và những cấu trúc kế cận.
Enzyme lipase phá hủy tế bào mỡ, sản xuất ra những chất độc gây tổn thương tại tụy và
những mô quanh tụy.
Phóng thích cytokine bởi tế bào tuyến nang gây tổn thương những tế bào này và gia tăng đáp
ứng của phản ứng viêm. Tổn thương tế bào tuyến nang giải phóng các yếu tố hóa hướng động
thu hút bạch cầu trung tính, đại thực bào, và những tế bào khác đến vùng viêm gây ra hội
chứng đáp ứng viêm hệ thống. Phá hủy mạch máu và thiếu máu cục bộ gây giải phóng các
chất kinin, làm tăng tính thấm thành mao mạch và gây phù những mô ở xa.

Nhiễm trùng tụy là kết quả của sự gia tăng tính thấm của ruột non và sự chuyển vị trí của vi
khuẩn của ruột già.
Biến chứng tại chỗ trong viêm tụy cấp nặng có thể bao gồm giữ dịch, hoại tử mô tụy, nhiễm
trùng, ap-xe, dạng nang giả, tràn dịch tụy vào khoang bụng.
Biến chứng toàn thân có thể bao gồm bất thường cơ tim, thận, phổi, chuyển hóa, xuất huyết
và hệ thần kinh trung ương.
Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của quá trình viêm và liệu sự phá
hủy được giới hạn bên trong tụy và các biến chứng là cục bộ hay toàn thân.
Biểu hiện ban đầu từ khó chịu vùng bụng trung bình đến đau nặng, sốc, và khó thở. Đau bụng
xảy ra ở 95% bệnh nhân và thường là vùng thượng vị, thường lan rộng đến nửa phần bụng
trên hoặc lưng. Xảy ra bất thình lình và ban đầu được mô tả như “đau giống dao cắt” hoặc
“cảm thấy chán chường”. Cơn đau thường đạt đến giới hạn cực đại của nó trong 30 phút và

2


Nhịp cầu Dược lâm sàng

có thể kéo dài hàng giờ hoặc hàng ngày. Buồn nôn và nôn mửa xảy ra ở 85% bệnh nhân và
thường theo sau khỏi phát cơn đau.
Các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến viêm tụy lan rộng và hoại tử bao gồm ấn đau thượng vị,
sự căng phồng vùng bụng, hạ huyết áp, tim nhanh, sốt nhẹ. Với bệnh nhân nặng, nghe tiếng
ruột nhỏ hoặc không có. Khó thở và nhịp thở nhanh là những dấu hiệu của biến chứng hô hấp
cấp.
Chẩn đoán
Chẩn đoán làm trong 48 giờ dựa trên các đặc điểm đau bụng và sự gia tăng amylase, lipase,
hoặc cả hai ở mức cao hơn 3 lần giới hạn bình thường.
Chụp cắt lớp (CETC) bụng được sử dụng để chẩn đoán; chụp siêu âm có thể được chấp nhận
thay thế CETC.

Viêm tụy cấp có thể liên quan đến chứng tăng bạch cầu, tăng đường huyết, và giảm albumin
trong máu. Transaminase gan, alkaline phosphatase, và bilirubin thường tăng trong viêm tụy
do sỏi mật và trong những bệnh nhân bị các bệnh lý về gan.
Nồng độ amylase huyết tương thường tăng từ 4 đến 8 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng, đạt
đỉnh sau 24 giờ, và trở về mức bình thường sau 8 đến 14 ngày kế tiếp. Nồng độ amylase
huyết tương cao hơn 3 lần giới hạn bình thường cao chỉ dấu cho viêm tụy cấp.
Lipase huyết tương khu trú ở tuyến tụy và nồng độ gia tăng song song với gia tăng nồng độ
amylase huyết tương. Sự gia tăng kéo dài hơn so với sự gia tăng amylase huyết tương và có
thể được xác định sau khi amylase trở về mức bình thường.
Giảm lượng calci trong máu cho thấy có sự hoại tử nặng và tiên lượng nặng.
Hematocrit có thể bình thường, nhưng có sự cô đặc máu từ nhiều nguyên nhân (ví dụ nôn
mửa). Mức hematocrit >47% dự đoán viêm tụy cấp nặng, và mức hematocrit <44% dự đoán
bệnh không nghiêm trọng.
Mức protein C phản ứng >150 mg/dL trong khoảng thời gian từ 48 đến 72 giờ tiên đoán viêm
tụy cấp nặng.
Giảm tiểu cầu và gia tăng chỉ số bình thường hóa quốc tế (INR) xảy ra ở một số bệnh nhân
viêm tụy cấp nặng và có liên quan đến bệnh gan.
Mục tiêu điều trị
Mục tiêu của điều trị viêm tụy cấp là giảm đau bụng và buồn nôn; bù dịch; điều chỉnh những
bất thường về điện giải, glucose, và lipid; giảm thiếu tối đa biến chứng toàn thân; và ngăn
chặn hoại tử tụy và nhiễm trùng.
3


Nhịp cầu Dược lâm sàng

Điều trị không dùng thuốc
Bổ sung dinh dưỡng là rất quan trọng vì viêm tụy cấp tạo ra một giai đoạn dị hóa tiêu hủy các
chất dinh dưỡng. Những bệnh nhân bị viêm tụy cấp không nghiêm trọng có thể bắt đầu ăn
uống khi nghe tiếng ruột trở lại và không còn đau. Bổ sung dinh dưỡng nên bắt đầu khi bệnh

được phát hiện sớm với cung cấp dinh dưỡng đường uống (oral nutrition) sẽ được duy trì hơn
1 tuần. Dinh dưỡng bằng đường ruột (enteral nutrition) trong viêm tụy cấp nặng là ưu tiến
hơn dinh dưỡng ngoài ruột (parenteral nutrition) nếu có thể dung nạp được. Đường truyền
dinh dưỡng thông qua mũi dạ dày có thể được ưa thích và nó cũng an toàn và hiệu quả.
Nội soi mật tụy ngược dòng được dùng để loại bỏ bất kỳ hạt sỏi đường mật nào.
Phẫu thuật được chỉ định đối với bệnh nhân viên tụy nang giả hoặc áp-xe, hoặc cần dẫn lưu
dịch tụy nếu có xuất huyết hoặc chất gây hoại tử.
Điều trị dùng thuốc

Viêm tụy cấp

Bệnh nặng

Bệnh nhẹ
Tiên lượng khả quan

Tiên lượng không khả quan

Không có biến chứng toàn thân

Có biến chứng toàn thân

Chăm sóc hỗ trợ
Giảm đau
Dinh dưỡng

Đặt vào (interstitial)
Chăm sóc tích cực khi
cần
Hồi sức bằng bù dịch

Điều trị các biến
chứng toàn thân
Nội soi ERCP sỏi
mật ?
Dinh dưỡng trong/
ngoài ruột ?
Cân nhắc dùng
Octrectid

Hoại tử
Chăm sóc tích cực nếu cần
Hồi sức bằng bù dịch
Điều trị các biến chứng toàn thân
Nội soi ERCP sỏi mật ?
Dinh dưỡng trong/ ngoài ruột
không ?
Cân nhắc dùng kháng sinh
Cân nhắc dùng Octrectid

Cải thiện

Tiếp tục điều trị

Không cải thiện
4
Ngăn chặn hoại tử


Nhịp cầu Dược lâm sàng


Sơ đồ 28-1. Phác đồ để lượng giá và điều trị viêm tụy cấp. (ERCP, nội soi mật tụy ngược
dòng).
Chuẩn bị sẵn sàng dịch hồi sức là rất quan trọng để tiêm tĩnh mạch đúng lượng dịch mất. Tuy
nhiên, chưa có những khuyến cáo cụ thể do thiếu bằng chứng. Tiêm tĩnh mạch colloid có thể
được yêu cầu để duy trì lượng dịch tĩnh mạch và huyết áp bởi vì dịch mất đi giàu protein.
Những bệnh nhân viêm tụy cấp kèm theo hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) nên điều
trị theo hưỡng dẫn SIRS. Tiêm tĩnh mạch kali, calci, magne thường sử dụng trong giai đoạn
bù điện giải không hiệu quả. Những bệnh nhân bị hoại tử tụy có thể chỉ định kháng sinh và
can thiệp phẫu thuật. Những thuốc được liệt kê ở bảng 28-1 nên ngưng sử dụng nếu có thể.
Các thuốc giảm đau opioid dùng đường ngoài ruột (ví dụ tiêm) thường được sử dụng để kiểm
soát đau bụng. Trước đây, meperidin dùng đường ngoài ruột (50-100 mg mỗi 3-4 giờ) được
sử dụng bởi vì nó không thay thế nhiều chức năng của cơ vòng Oddi. Nhưng ngày nay,
Meperidin không được khuyến cáo như trị liệu đầu tay bởi vì nguy cơ gây tác dụng có hại
(như đau đầu) và nguy cơ quá liều. Morphin dùng đường ngoài ruột tác dụng kéo dài hơn
meperidin và ít nguy cơ gây đau đầu hơn, nhưng thỉnh thoảng tránh dùng ở bệnh nhân viêm
tụy cấp vì nó được cho là nguyên nhân gây co cơ vòng Oddi, gia tăng nồng độ amylase huyết
tương, gây viêm tụy dù hiếm xảy ra.
Hydromorphon có thể cũng được sử dụng bởi vì thuốc có thời gian bán thải dài hơn
meperidin. Bệnh nhân được kiểm soát đau nên được quan tâm ở nhóm bệnh nhân được yêu
cầu liều opioid thường xuyên (mỗi 2-3 giờ).
Không có bằng chứng về những thuốc ức chế hoạt động tiết như đối vận thụ thể Histamin H2
hoặc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn cơn đau dạ dày tiến triển nặng.
Không đủ dữ liệu để ủng hộ việc sử dụng somatostatin hoặc octreotid để điều trị viêm tụy cấp.
Kháng sinh dự phòng không có bất kỳ lợi ích nào trong trường hợp viêm tụy cấp nhẹhoặc
không có hoại tử. Ở bệnh nhân bị viêm tụy cấp nặng (có hay không có hoại tử) nhưng không
nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh không được ủng hồ từ các dữ liệu nghiên cứu, có đối chứng.
Sử dụng kháng sinh ở viêm tụy cấp có hoại tử chỉ được khuyến cáo dùng khi có nhiễm khuẩn
nghi ngờ hay được khẳng định. Thực hiện phẩu thuật khi nhiễm khuẩn tiến triển ở bệnh nhân
viêm tụy cấp hoại tử. Bởi vì nguồn vi khuẩn gây nhiễm trùng trong viêm tụy cấp phần lớn
giống ở đại tràng nên kháng sinh phổ rộng trên các vi khuẩn Bacilli Gram () hiếu khí ở ruột

non và sinh vật kỵ khí nên được sử dụng trong 48 giờ đầu và tiếp tục sử dụng trong 2 đến 3
tuần khi có nhiễm trùng. Imipenem-cilastatin (500 mg IV mỗi 8 giờ) được sử dụng rộng rãi,
nhưng được thay thế nhiều trong công thức bởi các carbapenem mới hơn (như meropenem).
Flouroquinolone (như ciprofloxacine hoặc levofloxacin) kết hợp với metronidazole nên được
cân nhắc dùng ở những bệnh nhân dị ứng với penicillin.

5


Nhịp cầu Dược lâm sàng

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRỊ LIỆU
Ở những bệnh nhân viêm tụy nhẹ, kiểm soát đau, bù dịch và điện giải, và dinh dưỡng nên
được đánh giá định kì phụ thuộc vào mức độ đau bụng và mất dịch.
Những bệnh nhân viêm tụy nặng nên chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) để theo dõi
những đấu hiệu cần thiết, tình trạng dịch và điện giải, số lượng bạch cầu, glucose máu, lactate
dehydrogenase, aspartate aminotransferase, albumin huyết tương,, hematocrit, ure-nitơ máu,
creatinin huyế tương, và INR. Tiếp tục kiểm tra huyết động học và khí máu động mạch là cần
thiết. Theo dõi lipase huyết tương, amylase, và bilirubin ít thường xuyên hơn. Bệnh nhân nên
được theo dõi các dấu hiệu của nhiễm trùng, giảm đau bụng và tình trạng dinh dưỡng đầy đủ.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của bệnh nhân nên được đánh giá bằng phương
pháp dựa trên bằng chứng như APACHE II.
VIÊM TỤY MẠN TÍNH
Sinh lý bệnh
Viêm tụy mạn tính là kết quả của quá trình viêm tuyến tụy trường diễn và dẫn tới phá hủy mô
tụy không hồi phục kèm theo sự lắng đọng fibrin và suy giảm chức năng ngoại tiết và nội tiết.
Việc tiêu thụ thường xuyên và kéo dài các thức uống chứa cồn chiếm 70% đến 80% trong tất
cả các trường hợp viêm tụy mạn ở cộng đồng phương Tây ; 10% do nguyên nhân khác và
20% là tiên phát.
Cơ chế chính xác về sinh bệnh học của viêm tụy mạn tính thì chưa rõ. Tuy nhiên, dù với cơ

chế nào, sự hoạt hóa các tế bào hình sao của tuyến tụy bởi độc tố, quá trình stress oxy hóa,
và/hoặc các chất trung gian hóa học gây xuất hiện viêmlà nguyên nhân của sự lắng đọng
fibrin.
Đau bụng có thể nguyên nhân một phần do gia tăng áp lực nhu mô tụy do tắc nghẽn, viêm và
hoại tử.
Sự chèn ép các sợi thần kinh của tuyến sau ăn, cùng với sự tổn thương tiếp diễn của các nơ
ron thần kinh trung ương và ngoại biên, có thể giải thích cho sự nóng sốt và đau đột ngột của
viêm tụy mạn.
Sự hấp thu kém protein và chất béo xảy ra khi khả năng tiết enzyme bị giảm 90%. Một số ít
bệnh nhân có biến chứng, bao gồm nang tụy giả, áp xe, cổ trướng hoặc tắc nghẽn ống mật
thông thường, dẫn đến viêm ống dẫn mật hoặc xơ hóa túi mật thứ phát.
Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu quan trọng chính của viêm tụy mạn là đau bụng, hấp thu kém, sụt cân và đái tháo
đường. Vàng da xảy ở khoảng 10% bệnh nhân.
6


Nhịp cầu Dược lâm sàng

Bệnh nhân thường kêu đau bụng hoặc vùng thượng vị, đau nhiều và có thể lan ra sau lưng.
Cơn đau thường xảy ra với các bữa ăn và vào ban đêm và có thể kèm buồn nôn và nôn.
Chứng phân mỡ (mất quá nhiều chất béo trong phân) và azotorrhea (mất quá nhiều protein
trong phân) được thấy ở hầu hết bệnh nhân. Chứng phân mỡ thường đi kèm với tiêu chảy và
đầy hơi. Sụt cân có thể xảy ra.
Đái tháo đường do tụy thường biểu hiện muộn, thường kết hợp với vôi hóa tuyến tụy.
Chẩn đoán
Chẩn đoán viêm tụy mạn dựa trên cơ sở biểu hiện lâm sàng kết hợp với xét nghiệm hình ảnh
hoặc các xét nghiệm chức năng tuyến tụy.
Các xét nghiệm hình ảnh không xâm lấn bao gồm siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT),
chụp cổng hưởng từ đường mật tụy (MRCP). Các xét nghiệm hình ảnhxâm lấn bao gồm chụp

siêu âm bằng nội soi (EUS) và nội soi ERCP. Mặc dù xét nghiệm mô học cho kết quả chẩn
đoán tốt nhất, nhưng khó thực hiện và gây nguy hiểm và thường không được khuyến cáo.
Amylase và lipase huyết tương thường bình thường hoặc chỉ cao hơn một ít nhưng có thể gia
tăng trong cơn cấp của viêm tụy mạn.
Bilirubin toàn phần, alkaline phosphatase, và stransaminase gan có thể ở mức cao do sự
nghẽn ống dẫn tuy. Albumin và calci huyết tương có thể thấp kèm suy dinh dưỡng.
Các kiểm tra chức năng tụy bao gồm:
Trypsinogen huyết tương (<20ng/mL là bất thường).
Elatase trong phân (<200mcg/g của phân là bất thường).
Ước lượng mỡ trong phân (>7g/ngày là bất thường; phân phải được thu thập trong 72 giờ).
Kích thích secretin (đánh giá sự tiết bicarbomate trong tá tràng).
Test hơi thở khi uống triglyceride trộn 13C.
Mục tiêu điều trị
Mục tiêu của việc điều trị viêm tụy mạn không biến chứng là giảm đau, điều trị các biến
chứng liên quan của hấp thu kém và không dung nạp glucose, và cải thiện chất lượng cuộc
sống.
Điều trị không dùng thuốc
Kiểm soát lối sống nên bao gồm kiêng rượu và thuốc lá.
7


Nhịp cầu Dược lâm sàng

Bệnh nhân với chứng phân mỡ được khuyên thường xuyên có nhiều bữa ăn nhỏ và chế độ ăn
giảm dầu mỡ.
Những bệnh nhân mà không tiêu thụ đủ lượng calo từ bữa ăn bình thường của họ có thể được
bổ sung cả protein hoặc peptite bằng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đường uống.
Thủ thuật và phẫu thuật xâm lấn được sử dụng chủ yếu để điều trị đau không kiểm soát được
và các biến chứng của viêm tụy mãn tính.
Điều trị dùng thuốc

Quản lý đau nên bắt đầu với thuốc giảm đau non-opioid như acetaminophen hoặc thuốc
kháng viêm không steroid (NSAID) dùng theo lịch trước bữa ăn để giúp giảm đau sau ăn.
Thử nghiệm bổ sung enzyme tuyến tụy để giảm đau có thể tiến hành trước khi thêm các
opioid, mặc dù dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng chưa thống nhất.
Nếu những biện pháp này thất bại, các opioid hiệu lực thấp (ví dụ, hydrocodone) nên được
thêm vào thuốc giảm đau non-opioid. Tramadol cũng đã được sử dụng. Cơn đau nghiêm
trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị đòi hỏi sử dụng các opioid khác (ví dụ,
codeine, morphine sulfate, oxycodone, hoặc hydromorphone). Trừ khi có chống chỉ định,
opioid đường uống phải sử dụng trước khi dùng dạng tiêm, dạng thẩm thấu qua da, hoặc dạng
bào chế khác. Ở bệnh nhân khó kiểm soát đau, dùng các chất nonopioid trị đau mãn tính (ví
dụ, các chất ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin và thuốc chống trầm cảm ba vòng) có thể
được xem xét.
Bổ sung enzyme tuyến tụy và giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống là phương pháp điều
trị chính cho chứng kém hấp thu do viêm tụy mạn (Hình 28-2). Sự kết hợp này giúp tăng
cường tình trạng dinh dưỡng và làm giảm chứng phân mỡ. Liều lượng enzyme yêu cầu cho
chứng kém hấp thu tối thiểu là 25.000 đến 40.000 đơn vị lipase với mỗi bữa ăn. Liều có thể
tăng đến tối đa là 75.000 đơn vị mỗi bữa ăn. Sản phẩm với dạng bào chế tiểu phân hình cầu
cỡ micro hoặc tiểu micro (microsphere hay minimicrosphere) bao tan trong ruột có thể có
hiệu quả hơn các dạng dùng khác (Bảng 28-2).
Các tác dụng phụ từ việc bổ sung enzyme tuyến tụy thường lành tính, nhưng liều cao có thể
gây buồn nôn, tiêu chảy, và gây khó chịu đường ruột. Tác dụng có hại nghiêm trọng hơn
nhưng hiếm gặp là bệnh đại tràng (fibrosing colonopathy). Sự thiếu hụt các vitamin hòa tan
trong chất béo đã được báo cáo, và cần theo dõi các vitamin này(đặc biệt là vitamin D).
Bổ sung H2RA hoặc PPI có thể làm gia tăng hiệu quả của liệu pháp bổ sung enzyme tụy do
làm gia tăng pH dạ dày và tá tràng.

8


Nhịp cầu Dược lâm sàng


BẢNG 28-2 Các chế phẩm Enzyme tụy (Pancrelipase) thương mại hiện có
Sản phẩm

Lượng enzyme/ đơn vị liều (đơn vị USP)
Lipase
Amylase
Protease
20,000
25,000
microspheres 4,500

Enteric-coated
Ultrase
Enteric-coated
microspheres
với bicarbonat
Pancrearb MS-4
Pancrearb MS-8
Pancrearb MS-16
Enteric-coated microspheres
Creon 6,000 đơn vị lipase
Creon 12,000 đơn vị lipase
Creon 24,000 đơn vị lipase
Enteric-coated minitabletss
Ultrase MT 12
Ultrase MT 18
Ultrase MT 20

4,000

8,000
16,000

25,000
40,000
52,000

25,000
45,000
52,000

6,000
12,000
24,000

30,000
60,000
120,000

19,000
38,000
76,000

12,000
18,000
20,000

39,000
58,500
65,000


39,000
58,500
65,000

Đánh giá kết quả trị liệu
Mức độ nghiêm trọng và tần số của cơn đau bụng nên được đánh giá định kỳ để xác định hiệu
quả của phác đồ giảm đau. Bệnh nhân dùng thuốc opioid cần được có chế độ chăm sóc đại
tràng (bowel regimen) và được theo dõi táo bón.
Bệnh nhân dùng enzyme tụy cho chứng kém hấp thu nên theo dõi thường xuyên và định kì
cân nặng, phân.
Theo dõi cẩn thận glucose máu ở những bệnh nhân tiểu đường.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×