Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

BỆNH bại LIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.71 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN Y – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BÀI GIẢNG
BỆNH BẠI LIỆT

GIẢNG VIÊN: LÊ ĐĂNG TRƯƠNG


MỤC TIÊU

1. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh
bệnh, biểu hiện lâm sàng của bệnh bại liệt
2. Điều trị bệnh bại liệt bằng xoa bóp bấm huyệt


Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Đại cương
1.1. Định nghĩa: 
Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut bại
liệt gây ra, bệnh lây theo đường hô hấp và đường
tiêu hoá. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là những
biểu hiện liệt mềm ngoại vi, không có rối loạn cảm
giác kèm theo.


1.2. Cơ chế bệnh sinh:
Từ khi xâm nhập vào cơ thể đến khi vào hệ thần kinh trung
ương gây bệnh cảnh lâm sàng điển hình (liệt), virut bại liệt
phải hai lần vào máu và khu trú ở một số phủ tạng. Quá
trình diễn biến qua 3 giai đoạn:


Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh ở đường tiêu hoá: Virut
vào cơ thể qua hầu, họng à đến các hạch bạch huyết
quanh họng à vào niêm mạc tiểu tràng và tăng sinh ở đó 
Giai đoạn nội tạng: Từ niêm mạc đường tiêu hoá,
virut vào máu (lần 1) sau đó đến các nội tạng (tim, gan, tuỵ,
thượng thận, hô hấp...). Tại đây chúng tiếp tục tăng sinh và
gây ra các biểu hiện lâm sàng của thời kỳ tiền liệt.
Giai đoạn xâm nhập và tăng sinh ở thần kinh trung ương:
virut từ các nội tạng vào máu (lần 2) và vào hệ thần kinh
trung ương, chủ yếu là các neuron vận động ở sừng trước
tuỷ sống.


2. Lâm sàng: 
2.1. Thể thông thường điển hình: 
1.1. Thời kỳ nung bệnh.
1.2. Thời kỳ khởi phát (hay giai đoạn tiền liệt): 
1.3. Thời kỳ toàn phát (hay giai đoạn liệt):.
1.4. Thời kỳ hồi phục và di chứng:
- Hồi phục sớm: trong 6 tuần đầu của bệnh, các cơ
bị liệt phục hồi nhanh, giảm và hết đau, chỉ để lại một
số ít cơ và nhóm cơ bị liệt hoàn toàn. Đó là do đa số
các neuron thần kinh chi phối các cơ liệt lúc đầu chỉ
bị phù nề và rối loạn chức năng, sau đó hồi phục.
- Hồi phục muộn: Sau 6 tuần tới 2-3 năm, có cơ bị
liệt giảm chậm và không rõ ràng, nhiều cơ bị liệt
hoàn toàn.
- Di chứng: Là những tổn thương không hồi phục sau
3 năm.



2.2. Một số thể lâm sàng khác:
2.1. Thể không triệu chứng lâm sàng.
2.2. Thể nhẹ (Abortive poliomyelitis).
2.3. Thể không liệt (Non paralytic poliomyelitis). 


3. Chẩn đoán:
3.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào
- Lâm sàng: Sốt cao, đau cơ. Liệt nhẽo ngoại vi, không
đối xứng, xảy ra đột ngột, giảm phản xạ gân xương và
không có rối loạn cảm giác kèm theo.
- Xét nghiệm: Phân lập virut từ máu, nhầy họng, phân
theo từng thời kỳ bệnh.
Phản ứng trung hoà hoặc phản ứng kết hợp bổ thể với
hiệu giá kháng thể lần hai cao hơn lần thứ nhất.
- Dịch tễ: tuổi dễ mắc bệnh (2-8 tuổi) và có nhiều trẻ
trong một tập thể cùng bị tương tự.


3.2. Chẩn đoán phân biệt: 
3.2.1. Thời kỳ tiền liệt: cần phân biệt với:
- Bệnh cúm và nhiễm virut đường hô hấp do virut khác.
- Viêm màng não mủ.
- Viêm màng não do virut khác.
3.2.2. Thời kỳ liệt: cần phân biệt với hội chứng viêm đa rễ
- dây thần kinh (Gullain - Barre) hay gặp ở người lớn, liệt
có tính chất đối xứng ở đầu chi, bệnh ít để lại di chứng.



4. Điều trị và dự phòng:
4.1. Điều trị bại liệt thể liệt:
1.1. Nguyên tắc điều trị:
Điều trị toàn diện, kết hợp chặt chẽ điều trị triệu
chứng (chống viêm, giảm đau, hồi sức hô hấp, tuần
hoàn...) với việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
 Tích cực đề phòng biến chứng và di chứng, tạo
mọi điều kiện để bệnh nhân phục hồi chức năng và
tâm lý.


1.2. Giai đoạn tiền liệt:
- Bất động bệnh nhân trong 1-2 tuần.
- Nếu có sốt cao phải hạ nhiệt, đề phòng co giật .
- Giảm đau, an thần.
- Chống phù não.
- Tiêm bắp thịt gluconat Canxi.


1.3. Giai đoạn liệt:
- Đặt bệnh nhân ở tư thế phòng dị dạng.
- Tích cực hồi sức tuần hoàn, hô hấp nếu do tổn thương
nặng ở thể hành tuỷ: đặt nằm nghiêng theo tư thế dẫn lưu,
hút đờm dãi, thở oxy, hô hấp nhân tạo. Bồi phụ nước, điện
giải, trợ tim mạch (Spartein, Coramin) nâng huyết áp
(Dopamin...), chống phù não.
- Thuốc phục hồi vận động ở các cơ bị liệt: Proserin,
Dibasol, kết hợp với Vitamin nhóm B.
- Kháng sinh bội nhiễm đường hô hấp và tiết niệu.
- Gamma globulin.

- Lý liệu pháp sớm (từ tuần thứ hai của bệnh) ngay sau khi
hết sốt vài ngày, không nên để đến khi hết đau vì những
bệnh nhân đau nhiều thường teo cơ nhanh.
- Kết hợp thể dục liệu pháp (xoa bóp, vận động tại chỗ...)
với tâm lý liệu pháp.


1.4. Giai đoạn hồi phục và di chứng:
- Tích cực nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Tiếp tục các biện pháp lý liệu và thể dục liệu pháp.
Cho bệnh nhân tập thể dục nhẹ nhàng, tập đi lại và
các cử động khác.
- Nếu có di chứng có thể dùng phẫu thuật chỉnh hình
để can thiệp.


2. Nhồi máu não
Nguyên tắc: điều trị càng sớm càng tốt
- Giai đoạn cấp: hồi sức toàn diện, điều trị triệu chứng, chăm
sóc vệ sinh cá nhân, đảm bảo dinh dưỡng, phòng các biến
chứng loét nhiễm trùng...
- Giai đoạn ổn định: tích cực phục hồi chức năng, điều trị dự
phòng.
- Điều trị ngoại khoa: cắt bỏ lớp áo trong động mạch vữa xơ
phòng tái phát
Điều trị dự phòng tái phát
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ:
+ Điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu
+ Bỏ thuốc lá, rượu.
+ Dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: Aspirin, ticlopidine.

+ Phẫu thuật bóc tách lớp áo trong của động mạch bị vữa xơ.
+ Đối với các huyết khối từ tim: điều trị bệnh tim, dùng thuốc
chống đông lâu dài với sự theo dõi chặt chẽ về đông máu.


5. Dự phòng:
Dùng vacxin:
- Vacxin bất hoạt Salk
- Vacxin sống độc lực Sabin.


Y HỌC CỔ TRUYỀN
 Bệnh bại liệt trẻ em là một bệnh truyền nhiễm qu virus bại liệt qua
đường tiêu hoá gây ra chứng viêm sừng trước tuỷ sống, hay xuất
hiện về mùa hè thu ở trẻ em từ 1 đến 5 tuổi.
 Y học cổ truyền cho rằng do phong tà thấp nhiệt qua đường phế
vị ứ trệ thời kỳ đầu và các di chứng bại liệt. Khi gặp thể liệt hô hấp
thì phải kết hợp với các phương pháp cấp cứu của y học hiện đại
1. Phân loại chứng và các chữa theo y học cổ truyền
1.1 Giai đoạn khởi phát:
Triệu chứng: phát sốt, nhức đầu, toàn thân không nhanh nhẹn, ho,
đau họng, ăn kém, nôn mửa, ỉa chảy. Từ 1 đến 4 ngày các triệu
chứng trên giảm.
Giai đoạn này chẩn đoán khó, chủ yếu dựa vào dịch tễ học.
Phương pháp chữa: Giải biểu thanh nhiệt hay tân lương giải biểu.


1.2. Giai đoạn bệnh trước khi liệt:
Triệu chứng: Sau khi hạ sốt 2-3 ngày, sốt lại tăng
cao, nhức đầu, lưỡi đỏ, nôn mửa, đau khắp mình.

Sau đó độ 4 đến 6 ngày xuất hiện liệt.
Thời kỳ này do phong thấp nhiệt xâm phạm vào
kinh mạch.
Phương pháp chữa: hoá thấp thanh nhiệt khu
phong thông lạc


1.3. Giai đoạn di chứng bại liệt:
Triệu chứng: Sốt hạ, xuất hiện các cơ bị liệt hay
gặp ở chi dưới, liệt mềm cơ nhẽo. mức độ, vị trí bị
liệt tuỳ theo tổn thương ở sừng trước tuỷ. Sau 6
tháng đến 1 năm có thể hồi phục; có thể cả chi, có
thể một số cơ bị liệt.
Thời kỳ này do khí huyết kém không nuôi dưỡng
được cơ nhục.
Phương pháp chữa: Bổ dưỡng khí huyết, cơ
nhục.


1.4. Điều trị bằng xoa bóp di chứng bại liệt:
1. Tiến hành
Bệnh nhân nằm, thầy thuốc đứng bên cạnh giường.
Xoa bóp bàn tay
Day từ vai xuống bàn tay 3 lần.
Lăn từ cẳng tay đến vai 3 lần.
Bóp từ cẳng tay đến vai 3 lần.
Vờn tay 3 lần.
Bấm huyệt: Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc,
Dương trì.
Vê ngón tay.

Vận động khớp vai, khủy vai, cổ tay và ngón tay.
Rung tay.
Phát mạnh một lượt từ vai xuống cẳng tay.


* Xoa bóp chân
 Day từ mông xuống cẳng chân 3 lần.
 Lăn từ mông xuống cẳng chân 3 lần.
 Bóp từ mông xuống cẳng chân 3 lần.
 Bấm các huyệt: Hoàn khiêu, Ân môn, Thừa phù, Ủy
trung, Thừa sơn, Côn lôn, Phong thị, Dương lăng tuyền,
Huyền chung (Tuyệt cốt), Giải khê.
 Vận động khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân và
ngón chân.
 Vê ngón chân.
 Vận động chân.
 Phát chân một lượt.


*. Xoa bóp lưng
 Day từ vai tới mông 3 lần.
 Lăn từ vai tới mông 3 lần.
 Bóp từ vai tới mông 3 lần.
 Bấm các huyệt: Hoa đà Giáp tích bên liệt, Cao
hoang, Thiên tông, Cách du, Thận du, Đại trường du,
Túc tam lý, tam âm giao, quan nguyên, khí hải.
 Vận động cột sống.
 Phát lưng một lượt.
Nếu bệnh nhân có đau đầu, mỏi cổ thì xoa bóp
thêm đầu và cổ.



2. Liệu trình
Ngày xoa bóp một lần, mỗi lần 30 đến 40 phút. Làm hai
tuần nghỉ một tuần, sau đó lại tiếp tục. Cần hướng dẫn
cho bệnh nhân luyện tập hàng ngày để phục hồi nhanh
hơn.
* Chú ý:
Cần tác động mạnh vào các huyệt trên đường kinh
dương minh ở tay và chân.
Cần cho vận động sớm các khớp: vai, khuỷu, cổ tay,
ngón tay, háng, gối, cổ chân, ngón chân. Nếu để lâu có
thể đau quanh khớp vai bên liệt.
Hướng dẫn người bệnh tự vận động các khớp bằng
cách dùng chi lành giúp chi bệnh.
Khuyến khích người bệnh hoạt động sớm, tự do dần
sinh hoạt của mình, đặc biệt tập những bài tập có kháng
trở để tăng sức mạnh của cơ.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×