Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

đề cương dược lý 2 dược k3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.01 KB, 118 trang )

Dược K3_HPUMP

ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LÝ 2 - DƯỢC K3
Câu 80: Trình bày cơ chế tác dụng chung của thuốc NSAIDs. Phân biệt thuốc
ức chế COX-1 và ức chế COX-2.
1. Cơ chế tác dụng chung:
 Cơ chế chung của thuốc NSAIDS: ức chế sinh tổng hợp prostagladin
 Cơ chế tác dụng chính của các thuốc NSAIDS là ức chế enzym
cyclooxygenase, làm giảm tổng hợp các prostaglandin là những chất trung gian
hóa học có vai trò quan trong trong việc làm tăng và kéo dài đáp ứng viêm ở
mô sau tổn thương.
 Khi tổn thương, màng tế bào giải phóng phospholipid màng. Dưới tác dụng của
phospholipase A2 ( enzym bị corticoid ức chế), chất này chuyển thành acid
Arachidonic.
 Dưới tác dụng của Lipooxygenase (LOX), acid Arachidonic bị chuyển hóa
thành leucotrien có tác dụng co khí quản.
 Dưới tác dụng của Cyclooxygenase, acid Arachidonic bị chuyển hóa thành
PG E2 (gây viêm, gây đau), prostacyclin (PG I2), và thromboxan A2 (TX A2)
có tác động đến sự hoạt hóa tiểu cầu.
 Các NSAIDs ức chế COX nên ức chế được các phản ứng viêm, phản ứng đông
máu.
 Tuy nhiên:
 Hiệu quả và tính an toàn của các thuốc NSAIDS không giống nhau.
 Hiệu quả ức chế tổng hợp PG và TX của các thuốc rất thay đổi. Nhiều thuốc ức
chế mạnh tổng hợp PG hơn TX và ngược lại. Aspirin ức chế mạnh và không
hồi phục sự kết tụ tiểu cầu với liều thấp, nhưng phải liều rất cao mới có tác
dụng chống viêm.
 Ngoài tác dụng ức chế tổng hợp PG, các NSAIDS còn có thể có nhiều cơ chế
khác. Các NSAIDs là các phân tử ưa mỡ, dễ thâm nhâp vào màng tế bào hoăc
màng ti thể, nhất là vào các bạch cầu đa nhân, nên đã:
 Ức chế tiết các enzym của các thể tiêu bào


 Ức chế sản xuất các gốc tự do
 Ức chế lắng đọng và kết dính các bạch cầu đa nhân trung tính.
 Ức chế các chức phận màng của đại thực bào như ức chế NADPH, oxydase,
phospholipase C, protein G và sự vận chuyển của các anion qua màng.

1


Dược K3_HPUMP

2. Thuốc ức chế COX-1 và ức chế COX-2
Có 2 loại COX, được gọi là COX-1 và COX-2 có chức phận khác nhau và các
thuốc chống viêm tác dụng với mức độ khác nhau trên COX-1 va COX-2.
 COX-1
 Có tác dụng duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của tế bào là một "enzym
cấu tạo".
 Enzym có mặt ở hầu hết các mô, thận, dạ dày, nội mạc mạch, tiểu cầu, tử cung,
tinh hoàn...Tham gia trong quá trình sản xuất các PG có tác dụng bảo vệ:
 Thromboxan A2 của tiểu cầu
 Prostacyclin (PG I2) trong nội mạc mạch máu, niêm mạc dạ dày
 Prostaglandin E2 tại dạ dày để bảo vệ niêm mạc
 Prostaglandin E2 tại thận, đảm bảo chức phận sinh lý
 các thuốc ức chế COX-1 có tác dụng chống kết tụ tiểu cầu, chống đông máu. Và
còn gây nhiều tác dụng phụ trên tiêu hóa ( viêm loét dạ dày), máu ( dễ chảy máu),
trên thận, trên hô hấp (gây ho hen)
 COX-2
 Có chức phận thúc đẩy quá trình viêm,
 Có ở các tế bào tham gia vào phản ứng viêm (bạch cầu 1 nhân, đại thực bào,
bao hoạt dịch khớp, tế bào sụn),
 Trong các mô viêm, nồng độ COX-2 có thể tăng cao tới 80 lần do các kích

thích viêm gây cảm ứng và hoạt hóa mạnh COX-2. Vì vậy COX-2 còn được
gọi là "enzym cảm ứng"
 các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 có tác dụng chống viêm mạnh. Vì ít tác dụng
ức chế COX-1 nên ít gây tác dụng phụ như thuốc ức chế COX-1.
2


Dược K3_HPUMP

Câu 81: Trình bày cơ chế tác dụng chống viêm của NSAIDs.
Tác dụng chống viêm: Các NSAIDs có tác dụng trên hầu hết các loại viêm không
kể đến nguyên nhân, theo các cơ chế sau:
 Ức chế sinh tổng hợp prostaglandin (PG) do ức chế có hổi phục enzym
cyclooxygenase (COX), làm giảm PG E2 và F1 là những chất trung gian hóa học
của phản ứng viêm.
 Làm vững bền màng lysosom (thể tiêu bào): ở ổ viêm, trong quá trình thực bào,
các đại thực bào làm giải phóng các enzym của lysosom (hydrolase, aldolase,
phosphatase acid, colagenase, elastase...), làm tăng thêm quá trình viêm. Do làm
vững bền màng lysosom, các NSAIDs làm ngăn cản giải phóng các enzym phân
giải, ức chế quá trình viêm.
 Ngoài ra có thể còn có thêm một số cơ chế khác như đối kháng với các chất
trung gian hoá học của viêm do tranh chấp với cơ chất của enzym, ức chế di
chuyển bạch cầu, ức chế phản ứng kháng nguyên- kháng thể.
 Tuy các NSAIDs đều có tác dụng giảm đau - chống viêm, song lại khác nhau
giữa tỷ lệ liều chống viêm/ liều giảm đau. Tỷ lệ ấy lớn hơn hoặc bằng 2 với hầu
hết các NSAIDs, kể cả aspirin (nghĩa là liều có tác dụng chống viêm cần phải
gấp đôi liều có tác dụng giảm đau) nhưng lại chỉ gần bằng 1 với indometacin,
phenylbutazon và piroxicam.
Câu 82: trình bày cơ chế tác dụng giảm đau của thuốc NSAIDs.
Tác dụng giảm đau

3


Dược K3_HPUMP
 Chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ, khu trú. Tác dụng tốt với các chứng đau
do viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng, đau sau mổ).
 Khác với morphin, các thuốc này không có tác dụng với đau nội tạng, không
gây ngủ, không gây khoan khoái và không gây nghiện.
 Cơ chế: Theo Moncada và Vane (1978), do làm giảm tổng hợp PG F 2 nên các
NSAIDs làm giảm tính cảm thụ của các ngọn dây cảm giác với các chất gây
đau của phản ứng viêm như bradykinin, histamin, serotinin.
 Đối với một số chứng đau sau mổ, NSAIDs có thể có tác dụng giảm đau mạnh
hơn cả morphin vì mổ đã gây ra viêm.
 Trong đau do chèn ép cơ học hoặc tác dụng trực tiếp của các tác nhân hóa học,
kể cả tiêm trực tiếp prostaglandin, các NSAIDs có tác dụng giảm đau kém hơn,
càng chứng tỏ cơ chế quan trọng của giảm đau do NSAIDs là do ức chế tổng
hợp PG.
Câu 83:trình bày cơ chế tác dụng hạ sốt của NSAIDs.
Tác dụng hạ sốt
 Với liều điều trị, NSAIDs chỉ làm hạ nhiệt trên những người sốt do bất kỳ
nguyên nhân gì, không có tác dụng trên người thường.
 Khi vi khuẩn, độc tố, nấm... (gọi chung là các chất gây sốt ngoại lai) xâm nhập
vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất các chất gây sốt nội tại (các cytokin
Il-1,Il-6; interferon, TNF ...). Chất này hoạt hóa prostaglandin synthetase, làm
tăng tổng hợp PG (đặc biệt là PG E1, E2) từ acid Arachidonic của vùng dưới đồi,
PG tác động lên trung tâm điều nhiệt điểm đặt nhiệt thay đổi, lúc này nhiệt
độ 37oC cơ thể coi như bị nhiễm lạnh và gây ra PƯ sốt để tăng thân nhiệt bằng
cách làm tăng quá trình tạo nhiệt (rung cơ, tăng hô hấp, tăng chuyển hóa) và
giảm quá trình mất nhiệt (co mạch da).
 Thuốc do NSAIDs ức chế prostaglandin synthetase, làm giảm tổng hợp PG,

trung tâm điều nhệt bị mất nguồn kích thích và làm cho điểm đặt nhiệt trở về
37oC, cơ thể phải làm tăng quá trình thải nhiệt (giãn mạch ngoại biên, ra mổ
hôi), để đưa nhiệt độ cơ thể về mứ bình thường.
 Vì không có tác dụng đến nguyên nhân gây sốt nên thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng
chữa triệu chứng, sau khi thuốc bị thải trừ, sốt sẽ trở lại.

4


Dược K3_HPUMP

Câu 84. Trình bày cơ chế chống ngưng kết tiểu cầu của aspirin.
Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu
 Trong màng tiểu cầu có chứa nhiều thromboxan synthetase là enzym chuyển
endoperoxyd của PG G2/ H2 thành thromboxan A2 (chỉ tổn tại 1 phút) có tác dụng
làm đông vón tiểu cầu.
 Tuy nhiên, nội mạc mạch cũng rất giàu prostacyclin synthetase, là enzym tổng
hợp PG I2 có tác dụng đối lập với thromboxan A2.
 Vì vậy tiểu cầu chảy trong mạch bình thường không bị đông vón. Khi nội
mạch bị tổn thương, PG I2 giảm; mặt khác, khi tiểu cầu tiếp xúc với thành mạch bị
tổn thương, ngoài việc giải phóng ra thromboxan A2 còn phóng ra các "giả túc” làm
dính các tiểu cầu với nhau và với thành mạch, dẫn tới hiện tượng ngưng kết tiểu
cầu.
 Các NSAIDs ức chế thromboxan synthetase, làm giảm tổng hợp thromboxan
A2 của tiểu cầu nên có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu.
 Tiểu cầu không có khả năng tổng hợp protein nên không tái tạo được
cyclooxyganase. Vì thế, Aspirin với một liều nhỏ (40- 100 mg/ ngày) đã có thể
ức chế không hồi phục cyclooxygenase suốt cuộc sống của tiểu cầu (8 - 11 ngày).

5



Dược K3_HPUMP

Câu 85: Phân tích so sánh đặc điểm tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của
aspirin, dẫn xuất indol (indometacin), dẫn xuất phenylacetic?

Câu 86:Trình bày đặc điểm tác dụng,chỉ định,chống chỉ định của các thuốc
NSAIDs loại ức chế chọn lọc COX-2
1. Đặc điểm tác dụng :
 ức chế chọn lọc trên COX-2 nên có tác dụng chỗng viêm mạnh,vì ức chế COX-1
yếu nên các tác dụng phụ về tiêu hóa,máu ,thận,cơn hen,…giảm đi rất rõ rệt,chỉ
còn từ 0,1-1%
 t/2 dài~~ 20h chỉ cần uống 1 lần/ngày
6


Dược K3_HPUMP
 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa,dễ thấm vào mô và các dịch bao khớp nên
có nồng độ cao trong mô viêm.
 vì kết tụ TC phụ thuộc duy nhất vào COX-1 ,nên các thuốc nhóm này k dùng để
dự phòng được nhồi máu cơ tim vẫn cần dùng Aspirin
 qua thực tế sử dụng ,vẫn thấy có nhiều tác dụng phụ trên mạch,thận,huyết áp gây
tai biến nặng nề nên 1 số thuốc bị rút khỏi thị trường
2. Chỉ định và chống chỉ định:
Rofecoxib:
 Chỉ định:dùng trong điều trị polip đại tràng,ung thư tuyến tiền liệt,bệnh
Alzheimer,nhưng sau 1 time sử dụng thấy tai biến tim mạch của chất này cao
hơn placebo nên đã bị rút khỏi thị trường
 Chống chỉ định:

Celecoixib:
 Chỉ định: điều trị chứng thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp ở ngừoi lớn;
điều trị bổ trợ để làm giảm số lượng polyp; điều trị đau cấp,đau sau phẫu
thuật,nhổ răng,thống kinh nguyên phát
 Chống chỉ đinh: mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, suy tim,suy
thận nặng,suy gan nặng,bệnh viêm ruột,tiền sử bị hen,mề đay hay phản ứng
dị ứng với các thuốc NSAIDs khác
Etodolac:
 Chỉ định: viêm xương khớp, cơn gout cấp hay giả gout; đau sau nhổ răng,
sau phẫu thuật; thống kinh; đau cơ xương khớp cấp tính do nhiều nguyên
nhân.
 Chống chỉ định: bn nhạy cảm với Aspirin hay NSAIDs khác ở bn đang bị đợt
suyễn cấp, viêm mũi, mề đay, hoặc các phản ứng dị ứng; loét dd tá tràng tiến
triển or tiền căn xuất huyết tiêu hóa,phụ nữ có thai
Câu 87: trình bày tác dụng,cơ chế tác dụng,độc tính,chỉ định và chống chỉ
định của PARACETAMOL
1.Tác dụng: giảm đau, hạ sốt, không có tác dụng chống viêm
2.Cơ chế tác dụng:
3.Độc tính:
 liều thông thường: khá an toàn,hầu như k có tác dụng phụ,không gây tổn thương
đường tiêu hóa,không gây mất thăng bằng acid-base,không gây rối loạn đông
máu
7


Dược K3_HPUMP


liều cao (>10g): sau time tiềm tàng 24h,xuất hiện hoại tử tế bào gan có thể dẫn
tới tử vong sau 5-6 ngày


Nguyên nhân:
 Bình thường: paracetamol  chuyển hóa ở gan N-acetyl
parabenzoquinon-imin (*) +glucathion của gan  đào thải ra ngoài
 Dùng liều cao: (*) thừa gắn vào pr của tế bào gan hoại tử tế bào gan
Biểu hiện:
+ Lâm sàng: đau hạ sườn phải,gan to ,vàng da,hôn mê gan(do tăng amonic),acid
máu
+ Cận lâm sàng:AST,ALT,LDH đều tăng
điều trị sớm bằng N-acetyl-cystein (là tiền chất của glutathion) bn có thể qua
khỏi
3.Chỉ định:
Điều trị các TC sốt,đau nhức như: nhức đầu,đau răng, đau do hành kinh,vận động
4.Chống chỉ định:
 quá mẫn với paracetamol
 thiếu men G6PD
 bệnh gan nặng
 phối hợp với các thuốc gây độc cho gan như: isoniazid,rifampicin,…
 không uống rượu trong time dùng thuốc
Câu 88: Trình bày các tác dụng không mong muốn và nguyên tắc chung khi sử
dụng thuốc NSAIDs
1.Các tác dụng không mong muốn
(thường liên quan đến tá dụng ức chế tổng hợp PG)
 Loét dd-ruột: nm dd-ruột sản xuất PG, đặc biệt là PG E2 có tác dụng làm tăng
chất nhày, kích thích phân bào để thường xuyên thay thế cho cho các tế bào nm bị
phá hủy.
 thuốc NSAIDs ức chế tổng hợp PG ’hàng rào’ bảo vệ bị suy yếu HCl của
dịch vị gây tổn thương nm
 Làm kéo dài time chảy máu do ức chế ngưng kết tiểu cầu
 Với thận:

 PG có vai trò quan trọng trong tuần hoàn thận
 ức chế tổng hợp PG gây hoại tử gan và sau là viêm thận kẽ mạn,giảm chức
phận cầu thận,dễ dẫn đến tăng huyết áp
 Với phụ nữ có thai:
 trong 3 tháng đầu: NSAIDs dễ gây quái thai
8


Dược K3_HPUMP
 trong 3 tháng cuối:NSAIDs dễ gây các rói loạn ở phổi,lq đến đóng ống động
mạch của bào thai trong tử cung
 ngoài ra :do làm giảm PG E và F,nên NSAIDs có thể kéo dài time mang
thai,làm chậm chuyển dạ
 Mọi NSAIDs đều có khả năng gây cơ hen giả
2.Nguyên tắc khi sử dụng thuốc
 Việc chọn thuốc phù thuộc vào cá thể
 Uống trong hoặc sau bữa ăn để tránh kích ứng dd
 Không chỉ định dùng cho bn có tiền sử loét dd.Trong TH thật cần thiết,phải
dùng cùng với các chất bảo vệ nm dd
 Các NSAIDs gây loét dd do ức chế TH PG E2, PG I2 ở nm dd > < các PG nyà
có vai trò ức chế bài tiết acid HCl,kthích bài tiết dịch nhày cùng bicarbonat ở
dd,có tác dụng bảo vệ nm dd
 Chỉ định thận trọng đối với bn viêm thận,suy gan,có cơ địa dị ứng,tăng huyết
áp
 Khi điều trị kéo dài cần kiểm tra có định kì (2 tuần/lần) :công thức máu,chức
năng thận
 Nếu dùng liều cao để tấn công,chỉ nên kéo dài từ 5-7 ngày
 Chú ý k dùng phối hợp thuốc:
 các thuốc NSAIDs với nhau tăng độc tính của nhau
 với các thuốc chống đông máu loại kháng vit K, sulfamid hạ đường

huyết,diphenylhydantoin  do các NSAIDs đẩy các thuốc này ra khỏi nơi
dự trữ  tăng độc tính
 làm tăng td của 1 số thuốc : androgen.lợi niệu furosemid
CÂU 89: Trình bay cơ chế tác dụng,chỉ định,liều dùng của colchicin
1.Cơ chế:
 làm giảm sự di chuyển của bạch cầu,giảm sự tập trung của bạch cầu hạt ở ổ
viêm,ức chế htượng đại thực bào các tinh thể urat và do đó kìm hãm sự sx acid
lactic,giữu cho Ph tại chỗ được bt
 ngoài ra: còn có td chống phân bào,phân hủy lympho bào,tăng sức bền thành
mạch
2.Chỉ định:
 điều trị cơn gout cấp
 phòng ngừa cơn cấp ở bệnh nhân gout mạn
3.Liều dùng:
 điều trị gout cấp : + ngày 1 ; 3 v/3l sáng,trưa,tối
9


Dược K3_HPUMP
+ ngày 2 và 3: 2v/2lần sáng,tối
+ ngày 4 và các ngày sau đó : 1v/ngày
 phòng ngừa cơn gout câp: 1v/ngày vào buổi tối
Câu 90: cơ chế tác dụng, chỉ định, liều dùng của allopurinol
Allopurinol là chất đồng phân của hypoxanthin.
1. Cơ chế tác dụng
 Acid uric là sản phẩm chuyển hoá của purin. Các purin được chuyển thành
hypoxanthin và xanthin rồi bị oxyhoá nhờ xúc tác của xanthin oxydase thành
acid uric.
 Allopurinol là chất ức chế mạnh xanthin oxydase nên làm giảm sinh tổng hợp
acid uric, giảm nồng độ acid uric máu và nước tiểu, làm tăng nồng độ trong máu

và nước tiểu các chất tiền thân hypoxanthin và xanthin dễ tan hơn.
 Như vậy, allopurinol còn ngăn ngừa được sự tạo sỏi acid uric trong thận.
2. Chỉ định, liều lượng
 Gút mạn tính, sỏi urat ở thận.
 Tăng acid uric máu thứ phát do ung thư, do điều trị bằng các thuốc chống ung
thư, thuốc lợi tiểu loại thiazid...
 Tăng acid uric máu mà không thể dùng được probenecid hoặc sunfinpyrazon do
có phản ứng không chịu thuốc.
Mục tiêu của điều trị là làm giảm nồng độ acid uric máu xuống 6mg/dl (360
micro M).
Liều lượng: Allopurinol (Zyloprim) viên 100 - 300 mg. Liều đầu 100mg/24h,
tăng dần tới 300mg/ngày tuỳ theo nồng độ acid uric máu.
Câu 91: cơ chế tác dụng, chỉ đinh, liều dùng của probenecid
1. Cơ chế tác dụng:
 Probenecid ức chế cạnh tranh hệ vận chuyển anion gây ức chế tái hấp thu acid
uric ở ống thận, làm tăng thải acid uric ua nước tiểu.
 Khi nồng độ acid uric máu giảm, các tinh thể urat lắng đọng ở các khớp sẽ tan ra
trở lại máu rồi thải trừ dần ra ngoài cơ thể.
 Không có tác dụng giảm đau
2. Chỉ định
10


Dược K3_HPUMP
Điều trị bệnh gout thể mạn đã tổn thương ở mô, thường phố hợp với
colchicin và các thuốc chống viêm.

Dùng phối hợp penicillin để ké dài tác dụng của penicillin
3. Liều dùng
 Điều trị gút: Nên uống thuốc cùng với thức ăn và cần uống với nhiều nước.

+ khởi đầu 500mg/24h sau tăng lên 1g/24h. phối hợp với colchicin hoặc các thuốc
chống viêm khác.
 duy trì: 1-1,5g/ngày dùng kéo dài hàng năm
 Phối hợp với Penicillin và các kháng sinh cùng họ:
+ Người lớn: 500 mg/lần x 4 lần/ngày. Đối với người cao tuổi bị suy thận thì cần
phải giảm liều dùng.
+ Trẻ em trên 2 tuổi và nặng dưới 50 kg : Khởi đầu là 25 mg/ kg. Sau đó cứ mỗi 6
giờ dùng với liều 10mg/ kg. Uống liên tục trong thời gian điều trị chống nhiễm
khuẩn.


Câu 92: trình bày phân loại kháng sinh theo cơ chế tác dụng và ý nghĩa của
các phân loại này
Phân loại:
 Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: Beta-lactam, vancomycin, cycloserin,
bacitracin
 Ức chế hoặc thay đổi tổng hợp protein của vi khuẩn: Aminoglycoside,
tetracyclin, phenicol, Marcolid, lincosamid, acid fusidic.
 Ức chế tiểu phần 50S ribosom
 Ức chế tiểu phần 30S ribosom
 Ức chế chuyển hóa acid folic: trimethoprim + sulfonamid
 Thay đổi tính thấm màng tế bào: Polymyxin, amphotericin
 Ức chế tổng hợp acid nhân: quinolon, rifampicin
Ý nghĩa:

11


Dược K3_HPUMP


Câu 93: Phân loại kháng sinh theo tính chất dược lực và ý nghĩa của cách
phân loại này:
1. Dược lực học là khái niệm phản ánh mối liên hệ quan giữa lượng thuốc trong
huyết thanh, mô và dịch cơ thể với tác dụng và độc tính của thuốc. Đối với kháng
sinh,dược lực học tập trung vào mối liên quan nồng độ và tác dụng kháng khuẩn,
trong đó, hai khái niệm nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diện khuẩn tối
thiểu (MBC) thông thường vẫn được dùng để đo lường tác dụng diệt khuẩn của
kháng sinh.
Một khái niệm khác cũng được sử dụng trong đo lường tác dụng kháng khuẩn là “
tác dụng hậu kháng sinh – post- antibiotic effect”. Đây là thuật ngữ mô tả sự duy trì
ức chế phát triển của vi khuẩn sau khi tiếp xúc với kháng sinh với thời gian ngắn.
Tác dụng hậu kháng sinh phản ánh thời gian cần thiết để vi khuẩn hổi phục sau
khi chịu tác dụng của kháng sinh và phát triển lại. Tùy theo loại kháng sinh, tác
dụng hậu kháng sinh có thể kéo dài mức độ khác nhau: kéo dài- trung bình- ngắn
hoặc không có
+ nồng độ: nồng độ thuốc cao hơn tạo ra tốc độ và mức độ diệt khuẩn lớn hơn.
+ thời gian: tốc độ diệt khuẩn đạt bão hòa khi nồng độ chỉ gấp vài lần
MIC( thường là 4-5 lần) độ diệt khuẩn không tăng hơn và mức độ diệt khuẩn phụ
thuộc chủ yếu vào thời gian vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh.
Nhóm –lactam, macolid, clindamycin, glycopeptid, tetracyclin,linezolid có kiểu
diệt khuẩn thược nhóm này
Kết hợp đặc tính kiểu diệt khuẩn và đặc tính kiểu diệt khuẩn và đặc tính PAE, các
kháng sinh được phân thành 3 loại:
12


Dược K3_HPUMP
 Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ và có tác dụng hậu kháng sinh
trung bình tới kéo dài: nhóm kháng sinh này có hiệu qủa và tốc độ diệt khuẩn
càng cao khi nồng độ thuốc càng tăng. Tác dụng hậu kháng sinh kheo dài cho

phép việc dùng kháng sinh này liều ca và không phải lặp lại liều thường xuyên.
Mục tiêu điều trị tối đa hóa nồng độ thuốc trong máu.
 Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc vào thời gian và có tác dụng hậu kháng
sinh ngắn hoặc không có: các kháng sinh này có hiệu qủa diệt khuẩn phụ thuộc
vào khoảng thời gian vi khuẩn tiếp xúc với nồng độ cao hơn nồng độ MIC. Nồng
độ tối ưu là khoảng 4-5 lần MIC. Mục tiêu cho chế độ liều của kháng sinh loại
này là tối ưu hóa khoảng thời gian thuốc tiếp xúc với vi khuẩn.
 Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc vào thời gian và có tác dụng hậu kháng
sinh kéo dài: nhóm kháng sinh này có khả năng ngăn cản sự phát triển trở lại
của vi khuẩn trong suốt khoảng thời gian giữa các lần đưa thuốc. Mục tiêu chế
độ liều là tối ưu hóa liều kháng sinh để đảm bảo có tác dụng diệt khuẩn trong
một khoảng thời gian nhất định giữa các lần đưa thuốc. Sau khoảng thời gian
này, liều dùng cũng phải đảm bảo duy trì được tác dụng hậu kháng sinh đủ để
ngăn cản sự tái phát triển của vi khuẩn trong khoảng thời gian còn lại trước khi
đưa liều tiếp theo
2. Ý nghĩa:
Quyết định việc lựa chọn kháng sinh phù hợp cho bệnh nhân.
Câu 94: cơ chế tác dụng, phân loại của nhóm beta-lactam.
Cơ chế tác dụng:
 Vách vi khuẩn là bộ phận rất quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, là
mạng lưới peptidoglycan, gồm các chuỗi glycan nối chéo với nhau bằng chuỗi
peptid. Khoảng 30 enzym của vi khuẩn tham gia tổng hợp peptidoglycan, trong
đó có transpeptidase (hay PBP).
 Các beta lactam tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi
khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn.
 Vách vi khuẩn Gr(+) có mạng lưới peptidoglycan dày từ 50-100 phân tử, lại ở
ngay bề mặt tế bào nên dễ bị tấn công.
 Còn ở vi khuẩn Gr(-) vách chỉ dày 1-2 phân tử nhưng lại đc che phủ ở lớp ngoài
cùng 1 vỏ bọc lipopolysaccharid như 1 hàng rào ko thấm kháng sinh, muốn có
tác dụng, KS phải khuếch tán đc qua ống dẫn của màng ngoài như amoxcillin, 1

số cephalosporin.
13


Dược K3_HPUMP
 Do vách tế bào của động vật đa bào có cấu trúc khác vách vi khuẩn nên ko chịu
tác động của beta lactam( thuốc hầu như ko độc). Tuy nhiên vòng beta lactam
rất dễ gây dị ứng.
Phân loại :
1. Nhóm Peniciline
 Penicillin tự nhiên: benzylpenicilin ( penicillin G), phenoxymethylpenicilin
( penicillin V ), penicillin chậm ( procain benzylpenicilin, benzathin
benxylpenicilin và benethamin penicillin).
 Penicilin kháng penicilinase ( pen chống tụ cầu): Nafcillin, Oxacillin,
Dicloxacillin.
 Penicillin A (Penicillin phổ rộng- Aminopenicillin): Ampicillin, Amoxicillin
 Penicilin phổ rộng (diệt Pseudomonas aeruginosa): Carbenicillin, piperacillin...
2. Nhóm Cephalosporin
Dựa vào phổ kháng khuẩn, chia các cephalosporin thành 4 thế hệ. Các
cephalosporin thế hệ trước tác dụng trên vi khuẩn Gr(+) mạnh hơn nhưng trên vi
khuẩn
Gr(-)
yếu
hơn
thế
hệ
sau.
Thế hệ 1

cephalexin, cephadroxil, cephapirin…


Thế hệ 2

cefaclor, cefuroxim, cefotetan cefprozil, cefoxitin...

Thế hệ 3

cefotaxim, cefixim, ceftazidim, ceftizoxim, ceftriaxon…

Thê hệ 4

Cefepim, cefpirom

3. Các kháng sinh beta-lactam khác: Carbapenem, Monobactam.
(các chất ức chế beta lactamase: Acid clavulanic, Sulbactam, Tazobactam)
Câu 95: Nêu cơ chế tác dụng, chỉ định và chống chỉ định, độc tính của nhóm
aminoglycosid( nhóm ks diệt khuẩn)
1. Cơ chế tác dụng: Gắn vào tiểu đơn vị 30s của ribosom gây biến dạng ribosom
và tác động đến qúa trình tổng hợp pr của vi khuẩn
14


Dược K3_HPUMP
2. Chỉ định:
 Nhiễm khuẩn nặng do VK Gr(-) mắc phải ở bệnh viện như: NK huyết, NK đg
mật, viêm màng não, viêm phổi, NK xương khớp, NK tiết niệu, dự phòng phẫu
thuật...
 Sốt giảm bạch cầu
 Viêm nội tâm mạc, viêm tai ngoài ác tính.
3. Chống chỉ định

 tiền sử dị ứng aminosid
 nhược cơ
 người có tổn thương thận và thính giác
4. Tác dụng không mong muốn:
 Quan trọng nhất là độc tính kép với thính giác và thận.
 Với thính giác: thường gây rối loạn ốc tiền đình: chóng mặt, ù tai, mất thăng
bằng, đau đầu, rung giật nhãn cầu, mất thính giác không phục hồi.
Với thận: gây tích luỹ mạnh ở vỏ thận, gây suy thận khó chẩn đoán, có khi chỉ
biểu hiện tăng protein niệu, cần đặc biệt chú ý khi dùng cho người cao tuổi.
 Trên cơ xương, có tác dụng giãn cơ giống cura, gây liệt mềm, ảnh hưởng tới hô
hấp, phải chú ý khi gây mê. Độc tính này có liên quan đến liều dùng. Do đó, để
phòng tránh và hạn chế các tác dụng không mong muốn cần hạn chế liều dùng
hằng ngày, đợt điều trị nên dưới 10 ngày và chỉ dùng khi nhiễm khuẩn nặng.
Tránh phối hợp với các thuốc có độc tính với thận và theo dõi thường xuyên
chức năng thận.
Câu 96: Cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và độc tính của nhóm
cloramphenicol
1. Cơ chế:
Cloramphenicol có tác dụng kìm khuẩn, gắn vào tiểu phần 50s của ribosom nên
ngăn cản ARNm gắn vào ribosom, đồng thời ức chế transferase nên acid amin được
mã hóa không gắn được vào polypeptid => ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.
2. Chỉ định:
 Các nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa: bệnh thương hàn, phó thương hàn, lị trực
khuẩn, bệnh tả.
 Viêm màng não do vk G-, nhất là haemophilus
15


Dược K3_HPUMP
Các nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, tiết niệu

Các bệnh do vi khuẩn nội bào Brucella, Rickettsia, Klebsiella
Dùng tại chỗ điều trị các nhiễm khuẩn ở mắt,tai.
Cloramphenicol dùng toàn thân chỉ sử dụng giới hạn trong các trường hợp mà
ks khác ít độc hơn bị chống chỉ định hoặc bị kháng
3. Chống chỉ định:
 Suy tủy, giảm bạch cầu, tiểu cầu
 Người mang thai, trẻ em dưới 5t
 Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
4. Độc tính:
Hai độc tính rất nguy hiểm:
- Suy tủy:
. Loại phụ thuộc vào liều: khi liều cao quá 25 µg/ mL có thể thấy sau 5- 7 ngày xuất
hiện thiếu máu nặng, giảm mạnh hồng cầu lưới, bạch cầu, hồng cầu non. Liều uống
0,5g sẽ có pic huyết thanh 6- 10 µg/ mL
. Loại không phụ thuộc liều, thường do đặc ứng: giảm huyết cầu toàn thể do suy tuỷ
thực sự, tỷ lệ tử vong từ 50- 80% và tần xuất mắc từ 1: 150.000 đến 1: 6.000
- Hội chứng xám (grey baby syndrome) gặp ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non.
 Sau khi dùng liều cao theo đường tiêm: nôn, đau bụng, tím tái, mất nước, người
mềm nhũn, trụy tim mạch và chết.
 Nguyên nhân là do trẻ thiếu UDP-glucuronyl transferase ở gan nên thuốc không
chuyển hóa.
 Đó là do gan chưa trưởng thành, thuốc không được khử độc bằng quá trình
glycuro - hợp và thận không thải trừ kịp cloramphenicol.
- Ngoài ra, ở bệnh nhân thương hàn nặng, dùng ngay liều cao cloramphenicol, vi
khuẩn chết giải phóng quá nhiều nội độc tố có thể gây trụy tim mạch và tử vong. Vì
vậy, duy nhất trong trường hợp thương hàn nặng phải dùng từ liều thấp.
- Dùng dài ngày : có thể viêm dây thần kinh thị giác, viêm dây thần kinh ngoại
biên, mê sảng, rối loạn tiêu hóa, ban, mày đay.






Câu 97: Cơ chế td, cđ, ccđ và độc tính của nhóm tetracycline
1. Cơ chế: Tác dụng kìm khuẩn là do gắn trên tiểu phần 30s của ribosom vi khuẩn,
ngăn cản RNAt chuyển acid amin vào vị trí A trên phức hợp ARNm - riboxom để
tạo chuỗi polypeptid => Ức chế tổng hợp protein
16


Dược K3_HPUMP
2. Chỉ định:
 Bệnh do vk nội bào, bệnh dịch tả, dịch hạch đau mắt trứng cá
 Ngoài ra, tetracycline còn được phối hợp với các kháng sinh khác để điều trị
loét dạ dày tá tràng (diệt helicobacteri pylori), các bệnh do sinh vật đơn bào, kí
sinh trùng sốt rét và các vi khuẩn kháng thuốc khác
3. Chống chỉ định:
 Trẻ em dưới 9t
 Người mang thai (đặc biệt 3 tháng cuối thai ký), thời kì cho con bú.
 Người mẫn cảm với thuốc
4. Độc tính:
 Bội nhiễm nấm ở miệng, thực wan và nấm Candiada âm đạo. Rối loạn tiêu hóa:
buồn nôn, nôn, tiêu chảy, do thuốc kích ứng niêm mạc, nhưng thường là do loạn
khuẩn.
 Làm xương, răng trẻ em kém phát triển, biến màu. Vàng răng trẻ em:
tetracyclin lắng đọng vào răng trong thời kỳ đầu của sự vôi hóa (trong tử cung
nếu người mẹ dùng thuốc sau 5 tháng có thai hoặc trẻ em dưới 8 tuổi)
 Độc với gan thận: khi dùng liều cao, nhất là trên người có suy gan, thận, phụ nữ
có thai có thể gặp vàng da gây thoái hóa mỡ, urê máu cao dẫn đến tử vong.
 Các rối loạn ít gặp hơn: dị ứng, xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng áp lực nội sọ ở

trẻ đang bú, nhức đầu, phù gai mắt...
Câu 98: cơ chế td, cd, ccđ và độc tính của nhóm lincosamid và macrolid
Lincosamin
1. Cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp protein do gắn vào tiểu đơn vị 50s của
ribosom, ngăn cản sự chuyển vị pepridyl-ARNt từ vị trí tiếp nhận sang vị trí cho
nên các aminoacyl-ARNt mới ko thể vào vị trí tiếp nhận, làm cho các aa ko gắn
vào chuỗi peptid đang thành lập => có td kìm khuẩn.
2. Chỉ định:
 Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phổi, áp xe phổi, viêm xoang, viêm tai,..
 Nk ổ bụng: viêm màng bụng, áp xe hoặc phẫu thuận.
 Nk vùng khung chậu và đường sinh dục
 Nk huyết
 Nk xương khớp
 Dự phòng viêm màng trong tim hoặc Nk do cấy ghé cơ wan
 Bệnh trứng cá do vk đã kháng các thuốc khác
17


Dược K3_HPUMP
3. Chống chỉ định: mẫn cảm, suy gan
4. Độc tính
 Đi lỏng, viêm ruột kết màng giả (ỉa tháo nhiều nước, co cứng cơ bụng, sốt, mất
nước, chảy máu ruột, mất điện giải).
 Tai biến khác: nôn, ngứa hậu môn, viêm miệng, viêm lưỡi,vị giác khác thường,
tiêm tĩnh mạch có thể viêm tĩnh mạch, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, tăng
aminotransferase gan
Macrolid
1. Cơ chế tác dụng: giống Lincosamid
2. Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp, răng hàm mặt, đường sinh dục.

- Viêm màng não.
- Viêm màng trong tim, viêm khớp cấp.
- Nhiễm khuẩn toàn thân.
- Dị ứng với Penicilin
3. CCĐ:
-Viêm gan, rối loạn porphyrin
-Mẫn cảm với thuốc
4. Độc tính
 Nói chung ít độc và dung nạp tốt
 Chỉ gặp các rối loạn tiêu hóa nhẹ (buồn nôn, nôn, tiêu chảy) và dị ứng ngoài
da; erythromycin và Tri Acetyl Oleandomycin (TAO) có thể gây viêm da ứ
mật, vàng da, điếc có phục hồi.
Câu 99 cơ chế td, cđ, ccđ và độc tính của nhóm 5-nitro-imidazol
1. Cơ chế td: Ức chế tổng hợp acid nhân.
Nitroimidazol có độc tính chọn lọc trên các vi khuẩn kỵ khí và cả các tế bào trong
tình trạng thiếu oxy. Trong các vi khuẩn này, nhóm nitro của thuốc bị khử bởi các
protein vận chuyển electron đặc biệt của vi khuẩn, tạo ra các sản phẩm độc, diệt
được vi khuẩn, làm thay đổi cấu trúc của ADN.
2. Chỉ định:
 Viêm âm đạo, viêm màng não, áp xe não, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết
 Dự phòng sau phẫu thuật đường tiêu hóa
18


Dược K3_HPUMP
 Viêm ruột kết do clostridium dificile
 loét đường tiêu hóa do HP
 trứng cá
3. Chống chỉ định:
 Mẫn cảm với nhóm thuốc

 Phụ nữ có thai ba tháng đầu thai do độc tb
4. Độc tính:
 Nôn, buồn nôn, đau đầu, tụt HA
 Gây vị kim loại trong miệng, nước tiểu sẫm màu.
 Ngủ lơ mơ, nhức đầu, mệt mỏi
 Ức chế chuyển hóa warfarin làm tăng tác dụng chống đông.
Câu 100: Trình bày cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và đọc tính của
nhóm Quinolon.
- Quinolon thế hệ 1 (gồm các thuốc không gắn fluor trừ flumequin): acid nalidixic,
oxolinic, pipemidic, piromidic và flumequin...
- Floroquinolon (có fluor ở vị trí 6 nên gọi là 6 - fluoro quinolon) : rosoxacin,
pefloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin ...
1. Cơ chế tác dụng
Các quinolon đều ức chế ADN - gyrase, là enzym mở vòng xoắn ADN, giúp cho sự
sao chép và phiên mã, vì vậy thuốc ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn. Ngoài
ra quinolon còn tác dụng trên ARNm làm ức chế tổng hợp protein vi khuẩn.
2. Chỉ định
- Quinolon TH1
+ Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu,sinh dục do vi khuẩn gram (-) trừ pseudomonas
aeruginosa
+ Điều trị nhiễm khuẩn tiêu hoá do vk G(-) như viêm dạ dày, viêm ruột.
Dùng đường uống là chính, tiêm tĩnh mạch chỉ dùng trong bệnh viện khi thật cần.
- Fluoro quinolon: chỉ dùng trong các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn còn nhạy
cảm, các nhiễm khuẩn đã kháng các thuốc thông thường
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu trên hoặc dưới, sinh dục
+ Nhiễm khuẩn tiêu hoá do E. coli, S. typhi, viêm phúc mạc.
+ Nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
+Nhiễm khuẩn xương - khớp và mô mền do trực khuẩn gram (-) và tụ cầu vàng
19



Dược K3_HPUMP
+Các nhiễm khuẩn khác: viêm màng não, viêm màng trong tim, viêm màng bụng,
nhiễm khuẩn huyết.
3. Chống chỉ định
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, tháng cuối và đang cho con bú.
- Trẻ < 16 tuổi ( vì làm mô sụn bị huỷ hoại ).
- Bệnh nhân suy gan, thận
- Người thiếu men G6PD, động kinh, người đang vận hành máy móc hoặc làm
việc trên cao (vì gây chóng mặt, ngủ gà.
- Bệnh nhân có rối loạn tạo máu, tăng áp lực nội sọ.
4. Tác dụng không mong muốn
Quinolon thế hệ 1:
- Thần kinh: nhức đầu,chóng mặt, buồn ngủ
- Tiêu hoá: tiêu chảy, buồn nôn, nôn
- Rối loạn thị giác, đau xương khớp, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu( ở những
người thiếu men G6DP)
Floroquinolon:
- Thần kinh: nhức đầu,chóng mặt, buồn ngủ, có trường hợp kích độngkhi dùng
cùng với theophylin.
- Tiêu hoá: tiêu chảy, buồn nôn, nôn
Câu 101:Trình bày được cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và độc tính
của Co-trimoxazole.
Co -trimoxazol là kháng sinh hỗn hợp gồm 2 chất: trimethoprim là kháng sinh tổng
hợp dẫn xuất pyrimidin và sulfamethoxazol là sulfamid. Sự phối hợp này tạo tác
dụng hiệp đồng tăng cường làm tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc.
1.Cơ chế tác dụng:
- Hai thuốc ức chế tranh chấp với 2 enzym của vi khuẩn ở 2 khâu của quá trình
tổng hợp nên có tác dụng hiệp đồng mạnh hơn 20- 100 lần so với dùng sulfamid

một mình
+Sulfamides: đối kháng cạnh tranh với PABA một tiền chất để tổng hợp acid folic.
Ngoài ra, sulfamid còn ức chế dihydrofolat synthetase, một enzym tham gia tổng
hợp acid folic. Vì vậy sulfamid là chất kìm khuẩn.
+Trimethoprim: ức chế dihydrofolat reductase ngăn quá trình chuyển hóa
dihydrofolat thành tetrahydrofolat (dạng hoạt động của acid folic).
20


Dược K3_HPUMP
( Sơ đồ trong slide)
2. Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm
- Nk tiết niệu, sinh dục
- Nk hô hấp: viêm phế quản, viểm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa,...
- Nk đường tiêu hoá
3. Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thuốc.
- Suy gan, suy thận.
- Thiếu máu hồng cầu to
- Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non.
4. ADR:
Thường do sulfamethazol gây ra:
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm miệng, viêm lưỡi.
- Thận: viêm thận kẽ, suy thân, sỏi thận.
- Da: ban da, mụn phỏng, mày đay, hội chứng Stevens - Johnson và Lyell
- Máu: thiếu máu hồng cầu to do thiếu acid folic, thiếu máu tan máu, giảm huyết
cầu tố, nhất là người thiếu G6PD - Các tác dụng không mong muốn khác: vàng
da ứ mật, tăng K+ huyết, ù tai, ảo giác. Tiêm TM có thể gây viêm tĩnh mạch, tổn
thương mô.

Câu 102: Trình bày nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn.
1. Chỉ dùng kháng sinh cho nhiêm khuẩn: các kháng sinh thông thường chỉ có
tác dụng vs vi khuẩn, rất ít có tác dụng vs víu, nấm gây bệnh và sinh vật đơn bào.
Mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ có tác dụng vs 1 số loại vk nhất định.
2. Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý:
Dựa trên 3 yếu tố:
- Độ nhạy của vk gây bệnh vs k/sinh.
- Vị trí nhiễm khuẩn.
- Cơ địa bệnh nhân.
3. Phải biết nguyên tắc phối hợp kháng sinh:
Mục đích phối hợp kháng sinh là:
- Tăng tác dụng lên các chủng để kháng mạnh.

21


Dược K3_HPUMP
- Giảm khả năng kháng thuốc or tránh tạo ra những chủng vk đề kháng: thường đc

áp dụng khi điều trị những nhiễm khuẩn kéo dài( lao, viêm màng trong tim, viêm
xương,...)
- Để nới rộng phổ tác dụng:( vd tham khảo thêm giáo trình trang 222)
Những trường hợp phối hợp cần tránh: chống chỉ định. Trong những trường hợp bắt
buộc phải dùng thì phải theo dõi chặt chẽ để xử lý kịp thời tai biến cơ thể xảy ra.
4. Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian quy định:
 Ko có quy định cụ thể về độ dài đợt điều trị vs mọi loại nhiễm khuẩn nhưng
nguyên tắc chung là " sử dụng kháng sinh đến khi hết vi khuẩn trong cơ
thể( bệnh nhân giảm sốt, trạng thái cơ thể đc cải thiện), thêm 2-3 ngày ở người
bình thường và 5-7 ngày ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch"
 Điều trị chờ nhoáng: điều trị một số dạng nk tiết niệu, sinh dục chưa có biến

chứng( viêm bàng quang, niệu đạo, lậu,...) có thể dùng các kháng sinh thải mạnh
qua nước tiểu ở dạng còn hoạt tính như pefloxacin, spectinomycin,...một liều duy
nhất là đủ làm sạch ổ nk.
Câu 103: Phân tích những nguyên nhân thất bại trong việc dùng kháng sinh
và cách khắc phục
* Những nguyên nhân thất bại trong việc dùng ksinh:
- Chẩn đoán sai nên chọn kháng sinh không đúng phổ tác dụng.
- Liều lượng hoặc thời gian điều trị không đủ.
- Theo dõi điều trị không tốt
- Nôn ngay sau khi uống thuốc
- Do tương tác làm giảm hấp thu.
- Kháng sinh không vào được ổ nhiễm khuẩn.
- Trộn nhiều loại kháng sinh trong một chai dịch truyền (hoặc bơm tiêm) làm giảm
hay mất tác dụng của thuốc.
- Bảo quản không tốt làm thuốc biến chất.
- Do vi khuẩn kháng thuốc
* Cách khắc phục:
- Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn,hiệu quả( câu 102)
- Tăng cường theo dõi điều trị
- Lựa chọn đường đưa thuốc phù hợp vs tình trạng của bệnh nhân, vị trí nhiễm
khuẩn,..
22


Dược K3_HPUMP
- Chú ý đến những hiện tượng tương kỵ hoặc tương tác thuốc vs các thuốc dùng

kèm.
.....................................
Câu 104:Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, đặc điểm dược động học và tác

dụng không mong muốn của INH và các nguyên tắc điều trị lao
1. Tác dụng:
 Isoniazid là dẫn xuất của isonicotinic, vừa có tác dụng kìm khuẩn, vừa có tác
dụng diệt khuẩn.
 Nồng độ ức chế tối thiểu đối với trực khuẩn lao 0,025 - 0,05 mg/ml. Khi
nồng độ cao trên 500mcg/ml, thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của các
vi khuẩn khác.
 Thuốc có tác dụng trên vi khuẩn đang nhân lên cả trong và ngoài tế bào, kể
cả trong môi trường nuôi cấy.
2. Cơ chế tác dụng:
- Theo Takayama và cộng sự (1975), acid mycolic là một thành phần quan trọng
trong cấu trúc màng của trực khuẩn lao. Giai đoạn đầu của quá trình tổng hợp
mycolic là sự kéo dài mạch của acid nhờ enzym desaturase. Với nồng độ rất thấp
của INH, enzym này bị ức chế làm ngăn cản sự kéo dài mạch của acid mycolic
dần dần giảm số lượng lipid của màng vi khuẩn, vi khuẩn không phát triển được.
- Ngoài ra, một số tác giả còn cho rằng, INH tạo chelat với Cu2+ và ức chế cạnh
tranh với nicotinamid và pyridoxin làm rối loạn chuyển hóa của trực khuẩn lao.
3 . Dược động học:
 Hấp thu:
 Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa.
 Sau khi uống 1 -2 giờ, nồng độ thuốc trong máu đạt tới 3-5mcg/mL.
 Thức ăn và các thuốc chứa nhôm làm giảm hấp thu thuốc.
 Phân bố:
 Isoniazid khuếch tán nhanh vào các tế bào và các dịch màng phổi, dịch cổ
trướng và nước não tuỷ, chất bã đậu, nước bọt, da, cơ.
 Nồng độ thuốc trong dịch não tuỷ tư ơng đương với nồng độ trong máu.
 Chuyển hóa:
 Thuốc được chuyển hóa ở gan nhờ phản ứng acetyl hóa, thuỷ phân và liên hợp
với glycin.
23



Dược K3_HPUMP
 Sự acetyl hóa của isoniazid thông qua acetyltransferase có tính di truyền. Ơ
người có hoạt tính enzym mạnh, thời gian bán thải của thuốc khoảng 1 giờ,
nhưng ở người có hoạt tính enzym yếu thời gian bán thải của thuốc khoảng 3
giờ.
 Thải trừ:
 Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận.
 Sau dùng thuốc 24 giờ, thuốc thải trừ khoảng 75 - 95% dưới dạng đã chuyển
hóa.
4. Tác dụng không mong muốn:
 Dị ứng: buồn nôn, nôn, chóng mặt, táo bón, khô miệng,...
 Viêm dây TK ngoại biên, hay gặp ở bệnh nhân dùng liều cao kéo dài, nghiện
rượu, suy dinh dưỡng, ĐTĐ. Dùng Vitamin B6 hạn chế tác dụng này.
 Viêm dây Tk thị giác.
 Vàng da, viêm gan, hoại tử TB gan hay gặp ở người trên 50 tuổi và những người
có hoạt tính acetyltranferase yếu.
 Isoniazid ức chế sự hydroxyl hoá của phenytoin, có thể gây ngộ độc phenytoin
khi phối hợp thuốc.
5. Nguyên tắc dùng thuốc chống lao
 Để giảm tỷ lệ kháng thuốc và rút ngắn thời gian điều trị, các thuốc luôn uống
cùng một lúc( vào thời gian nhất định trong ngày), phối hợp ít nhất 3 loại thuốc
trong 24 giờ và có thể phối hợp 4-5 thuốc trong giai đoạn tấn công( 2-3 tháng
đầu), sau đó chuyển sang giai đoạn duy trì.
 Cần nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh cho thích hợp.
 Phối hợp thuốc theo tính năng tác dụng nhằm nâng caohieeuj quả điều trị và
giảm tác dụng ko mong muốn. Thường phối hợp thuốc diệt lao trong tế bào và
ngoài tế bào cùng với thuốc diệt lao thể đang phát triển và thể “ủ bệnh"
 Điều trị liên tục, không ngắt quãng, thời gian ít nhất là 6 tháng và có thể kéo dài

9 - 12 tháng.
 Trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp
 Liệu pháp dự phòng bằng INH trong 6 tháng cho những người tiếp xúc với bệnh
nhân có khả năng bị lao, nhưng chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn và người có test
tuberculin rộng trên 10mm và người trước kia bị lao nhưng hiện nay ở thể ko
hoạt động và hiện đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
 Thường xuyên theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.
24


Dược K3_HPUMP
 Trong trường hợp trực khuẩn lao kháng với các thuốc chống lao chính thường
dùng hoặc có tác dụng ko mong muốnmaf bệnh nhân ko thể chấp nhận đc thì lựa
chọn các thuốc kháng lao khác.
Câu 105: Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, đặc điểm dược động học và tác
dụng không mong muốn của rifampicin và phác đồ lao điều trị hiện nay?
1. RIFAMPICIN
 Tác dụng dược lý:
 Thuốc có tác dụng diệt trực khuẩn lao, phong, các vi khuẩn Gram(-), E.coli,
Trực khuẩn mủ xanh, H.influenza.
 Diệt vi khuẩn cả trong và ngoài tế bào
 Trong môi trường acid, tác dụng của thuốc mạnh gấp 5 lần
 Cơ chế:
 Rifamicin gắn vào chuỗi beta của ARN-polymerase phụ thuộc vào ADN của
vi khuẩn làm ngăn cản sự tạo thành chuỗi trong quá trình tổng hợp của ARN.
Thuốc có tác dụng diệt khuẩn.
 Thuốc ko ức chế ARN-poly ở người và động vật ở liều điều trị
 Khi dùng liều cao gấp nhiều lần liều điều trị, thuốc có thể gây ức chế ARNpoly ở ty thể TB đv.
 Dược động học:
 Hấp thu: hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, F>90%, Acid amino salicylic làm

chậm hấp thu thuốc.
 Phân bố: gắn protein huyết tương khoảng 80%; phân bố rộng rãi ở các
mô,dịch cơ thể (đặc biệt ở phổi, dịch phế quản); thuốc qua được nhau thai,
sữa mẹ, dịch não tủy.
 Chuyển hóa: qua gan =pư acetyl hóa. Thuốc gây cảm ứng E.cyt P450 =>
làm tăng chuyển hóa của 1 số thuốc( thuốc tránh thai, thuốc chống đông
máu..)
 Thải trừ: 65% qua phân, 30% qua nước tiểu,ngoài ra còn thải trừ qua nước
bọt, đờm, nước mắt time bán thải 1,5-5h.
 ADR:
 Thường gặp: ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn, chán ăn, ban da, ngứa kèm theo
bạn hoặc không, rối loạn kinh nguyệt.
 Ít gặp: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, sốt, tăng transaminase, tăng bilirubin
ht, vàng da......
25


×