Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề cương lý sinh 37 câu 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.34 KB, 27 trang )

ĐỀ CƯƠNG LÝ SINH - 37 CÂU
Năm học 2017 - 2018

Câu l. Các loại năng lương trong cơ thể sống?.....................................................3
Câu 2: Nhiệt lượng. Liên hệ giữa nhiệt lượng và công?.......................................4
Câu 3: Trình bày nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học?..............................4
Câu 4. Áp dụng nguyên lý thứ nhất cho hệ thống sống?......................................4
Câu 5: Phân tích trạng thí dừng của hệ thống sống?.............................................5
Câu 6: Hiện tượng khuếch tán, cho ví dụ?............................................................5
Câu 7: Hiện tượng thẩm thấu, cho ví dụ?..............................................................6
Câu 8: Hiện tượng lọc và siêu lọc. Cho VD?........................................................6
Câu 9: Cơ chế vận chuyển thụ động?....................................................................6
Câu 10: Cơ chế vận chuyển tích cực?...................................................................7
Câu 11: Thực bào và ẩm bào?...............................................................................7
Câu 12: Trình bày sơ lược về tính chất vật lý của hệ tuần hoàn?..........................8
Câu 13:Trình bày sư thay đổi về áp suất và tốc độ chảy của máu qua các đoạn
mạch?....................................................................................................................8
Câu 14 : Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tuần hoàn máu?....................8
Câu 15: Cơ chế hít vào và thở ra?.........................................................................9
Câu 16:Những yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi khí trong cơ thể?...................10
Câu 17: Khái niệm, bản chất của điện thế nghỉ?.................................................10
Câu 18: Khái niệm, bản chất của điện thế hoạt động?........................................11
Câu 19: Ứng dụng của dòng điện một chiều trong vật lý điều trị?.....................11
Câu 20: Ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong vật lý trị liệu?.....................12
Câu 21: Các biện pháp an toàn điện?..................................................................12
1


Câu 22: Hiện tượng phóng xạ. Các loại phân rã phóng xạ?................................13
Câu 23: Tương tác của bức xạ ion hóa với vật chất?..........................................14
Câu 24: Trình bày cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa lên vật chất?.................14


Câu 25: Nêu tổn thương ở mức độ phân tử và tế bào dưới tách dụng của bửc xạ
Ion hóa?...............................................................................................................15
Câu 26:Nêu tổn thương ở các mô dưới tác dụng của bức xạ ion hóa?................16
Câu 27: Nêu các biểu hiện tổn thương toàn thân nhiễm xạ?...............................16
Câu 28: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa?.......17
Câu 29: Nêu các phương pháp bảo vệ khi làm việc với nguồn bức xạ kín?.......17
Câu 30: Nêu các nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với nguồn phóng xạ hở?........18
Câu 31: Trình bày thuyết sóng điện từ về bản chất ánh sáng?............................18
Câu 32: Trình bày thuyết lượng tử ánh sáng?.....................................................19
Câu 33: Trình bày tác dụng và tác hại của tia tử ngoại lên cơ thể sống?............19
Câu 34: Trình bày cấu tạo quang hình học của mắt, biểu hiện và cách sửa của tật
cận thị?................................................................................................................20
Câu 35: Trình bày cấu tạo quang hình học của mắt, biểu hiện và cách sửa của tật
viễn thị?...............................................................................................................21
Câu 36: Trình bày cấu tạo quang hình học của mắt, biểu hiện và cách sửa của tật
loạn thị.................................................................................................................21
Câu 37: Trình bày cấu tạo, nguyên tắc tạo ảnh, phân loại và ứng dụng của kính
hiển vi?................................................................................................................22

2


Câu l. Các loại năng lương trong cơ thể sống?
Có 6 loại năng lượng
1. Cơ năng
-Là năng lượng của chuyển động cơ hoặc tương tác cơ học giữa các vật hoặc các
phần của vật
-Cơ năng = ĐN+TN
-Động năng : Là số đo phần cơ năng do vận tốc quyết định VD: chuyển động
của máu trong hệ tuần hoàn, khí khi hô hấp,..

-Thế năng: là phần cơ năng của hệ quy định bởi tương tác giữa các phần của hệ
với nhau và với trường lực ngoài
VD: do tồn tại dưới dạng trường lực hấp dẫn của trái đất nên cơ thể chúng ta có
một thế năng.
2. Điện năng
-Là năng lượng liên quan đến sự tồn tại của điện trường và sự chuyển động của
các phân tử mang điện.
-Trong cơ thể: Điện năng có ở sự chuyển động của các ion qua màng tế bào.
Điện năng làm cho hưng phấn truyền tới tế bào , đảm bảo cho sự hoạt đọng của
TB. Sự phát và thu sóng điện từ.
3. Quang năng
-Là năng lượng liên quan đến ánh sáng
-Cơ thể tiếp nhận nl qua các phân tử as, sử dụng nó trong các pư quang hóa
nhằm tạo NL cho cơ thể , tiếp nhận và xử lí thông tin, thực hiện quá trình sinh
tổng hợp.
4. Hóa năng
-Là năng lượng giữ cho các nguyên tử hoặc các nhóm chức có vị trí ko gian nhất
định trong 1 phân tử.
- Trong cơ thể hóa năng trong các chất tạo hình, hóa năng trong các chất dự trữ.
5. Nhiệt năng
- Là nl của chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử cấu tạo nên vật chất
3


-Trong Cơ thể: NL tồn tại tại trong toàn bộ cơ thể người, đảm bảo cho cơ thể có
1 nhiệt độ ổn định để duy trì hoạt động và giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng
- Tồn tại 2 qt: Tạo ra nhiệt năng cần thiết
- Loại 1 phần nhiệt lượng ra khỏi cơ thể
6. Năng lượng hạt nhân
- Là nl được dự trữ trong hạt nhân nguyên tử, khi bị phá vỡ giải phóng

-Trong cơ thể nl tồn tại khi tương tác của bức xạ hạt nhân từ vũ trụ với cơ thể.

4


Câu 2: Nhiệt lượng. Liên hệ giữa nhiệt lượng và công?
Nhiệt lượng:
-Nếu 2 vật ở nhiệt độ khác nhau khi tiếp xúc với nhau luôn luôn có tlvật nhường nhiệt lượng và thu nhiệt lượng Q=Cm(t2-tl)
Đơn vị: Cal
-Liên hệ
-Công : Khi mịt vật chịu tác dụng của 1 lực di chuyển được 1 đoạn A= Fscosa
-Hiện tượng một vật chuyển động trên bề mặt của một vật khác dẫn đến tồn tại 1
lực ma sát dẫn đến sinh nhiệt ở bề mặt tiếp xúc. Có sự liên hệ mật thiết giữa
nhiệt và công.

Câu 3: Trình bày nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học?
-Nguyên lý l
Định luật bảo toàn nl “Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự
nhiên mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Là cách biểu diễn đl bảo toàn và chuyển hóa nl ứng dụng vào các hệ và các quá
trình nhiệt động trong đó khảo sát sự có mặt của nhiêt lượng, nội năng và công
thực hiện -Nội năng
-Là nl dư trữ toàn phần của tất cả các dạng chuyển động và tương tác của tất cả
các phần tử nằm trong hệ
-Động năng của chuyển động tập thể của hệ và thế năng tương tác của hệ với
môi trường xung quanh không được kể là thành phần của nội năng
-TP của nội năng: nl chuyển động nhiệt, nl dao động của các phần tử,..
-Nguyên lý thứ nhất
Nhiệt lượng truyền cho hệ dung làm tăng nội năng của hệ và biến ra công thực

hiện bởi lực của hệ đặt lên môi trường ngoài.

Câu 4. Áp dụng nguyên lý thứ nhất cho hệ thống sống?
- Dù là cơ thể toàn vẹn hay ở các cơ quan riêng biệt công sinh ra không phải do
dòng nhiệt lượng từ bên ngoài đi vào cơ thể mà được sinh ra do sự thay đổi nội
năng của hệ thống nhờ quá trình hóa sinh hoặc nhờ sự thay đổi yếu tố entroy
- Tính chất sinh nhiệt: là tính chất tổng quát của vật chất sống, nó cũng đặc trưng
cho tế bào đang có chuyển hóa cơ bản.
VD: Động vật và con người: Nhiệt lượng là thức ăn.
Qt đồng hóa thức ăn ta có được nl dự trữ duy trì nhiệt độ cơ thể và sinh công
trong các hoạt động của cơ thể có sinh công
5


-Ta có Q=E+A+M -Chia nhiệt lượng thành 2 loại:
* Nhiệt lượng sơ cấp: xuất hiện kết quả đo phân tán nl nhiệt tất nhiên trong quá
trình trao đồi vật chất cì những phản ứng hóa sinh không xảy ra thuận nghịch.
* Nhiệt lượng thứ cấp: Là nhiệt lượng tỏa ra khi đứt các liên kết giàu nl dự trữ
sẵn trong cơ thể và điều hòa các hoạt động chủ động của cơ thể

Câu 5: Phân tích trạng thí dừng của hệ thống sống?
-Trạng thái dừng là trạng thái xảy ra ở hệ mở, trong đó các thông số trạng thái
không thay đổi theo thời gian mà vẫn có dòng vật chất và năn lượng vào, ra hệ.
* Phân tích:
-Mức của trạng thái dung dễ bị dao động lớn, phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài
và bên trong.
-Khi chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác, mức mới trong hệ
ko đc thiết lập ngay tức khắc. Thông thường ban đầu thấy sự tăng hệ giảm ở
trạng thái dừng của hệ s với đòi hỏi tương ứng với điều kiện thay đôi bởi môi
trường ngoài và trong.

-Bước chuyển trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác xảy ra khác nhau
chi làm 3 dạng:
+Bước chuyển lệch giờ: qt hung phấn thường có dạng đinh song. Đinh song này
có thể tạo thành do vượt khỏi mức tự điều chỉnh của một hệ thống nào đó, xuất
hiện ở người trẻ.
+Bước chuyển theo dạng hàm mũ: tiêu thụ nl ít nhất cho hđ, xuất hiện ở những
người đứng tuổi.
+Bước chuyển với mức xp giả tạo: nl được sd hữu hiệu nhất, có sự giảm vận tốc
phản ứng rôi mới tang.
-Sự tiến hóa của trạng thái dừng xảy ra theo phương hướng tiến tới những quá
trình xảy ra với vận tốc cao hơn nhưng đảm bảo sự ồn định của hệ.
-Vận tốc phản ứng hh của hệ càng lớn thì hệ càng kém ổn định.

Câu 6: Hiện tượng khuếch tán, cho ví dụ?
*Khuếch tán không qua màng.
-Định nghĩa: Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng di chuyển vật chất có bản chất
là sự chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử không tạo phương ưu tiên dẫn
tới trạng thái san bằng nồng độ, là trạng thái có xác suất nhiệt động cực đại hoặc
có entroy cực đại khi không có tương tác với môi trường bên ngoài.
-Xảy ra với các phân tử:
+Số phân tử tham gia khuếch tán khi có sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa các
6


vùng trong dung dịch.
+Dịch chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+Tốc độ tăng theo nhiệt độ và giảm khi phân tử lượng chất tan và độ nhớt môi
trường tăng.
-Xảy ra với dung môi.
+Phân tử dung môi chuyển động từ nơi có nồng độ lớn đến nơi có nồng độ nhỏ

* Khuếch tán qua màng xốp thấm tự do
-Là loại màng có những lỗ với đường kính rất lớn so với đường kính phân tử
khuếch tán.
-Xảy ra chậm

Câu 7: Hiện tượng thẩm thấu, cho ví dụ?
-Hiện tượng thẩm thấu: là quá trình vận chuyển dung môi qua 1 màng ngăn cách
2 dung dịch có thành phần khác nhau khi không có các áp lực ngoài như trọng
lực, lực điện từ.
-Áp suất thẩm thấu:
+Sinh ra do sự có mặt của các chất hòa tan trong dung dịch.
+Làm cho dung môi chuyển động về phía dung dịch và có độ lớn bằng áp suất
cần thiết làm ngưng sự thẩm thấu khi đặt dung dịch ngăn cách với dung môi
bằng một màng bán thấm.
-Ý nghĩa:
+Đóng vai trò quan trọng trong sự sống của cơ thể sinh vật vì đa số các màng
động thực vật là màng bán thấm nên giá trị của áp suất thẩm thấu có liên quan
trực tiếp đến quá trình trao đổi vật chất trong các cơ quan, tế bào.
-ASTT bị hạ thấp có thể co giật, nôn mửa.
-ASTT dẫn tới sự phân phối lại nước có thể gây phù nề tổ chức, các niêm mạc
mất nước gay cảm giác khát, mất thăng bằng hđ bình thường của hệ thần kinh.
Trên cơ thể người thận đóng vai trò điều chỉnh lại ASTT.

Câu 8: Hiện tượng lọc và siêu lọc. Cho VD?
*Hiện tượng lọc
-Là hiện tượng xảy ra khi dd chuyển thành dòng qua các lỗ của màng dưới tác
dụng của lực thủy tĩnh (đẩy hoặc hút) đặt lên dung dịch.
-Tốc độ phụ thuộc vào: hiệu áp suất, độ nhớt của dung dịch, kích thước các lỗ,
số lỗ VD: lọc bột nước để loại để loại bỏ phần bột có kích thước lớn...
*Hiện tượng siêu lọc

-Là hiện tượng lọc qua các điều kiện sau
7


+Màng lọc ngăn các đại phân từ có phân tử lượng lớn giá trị giới hạn.
+Mang lọc cho các phân tử và ion nhỏ lọt qua
+Có thêm tác dụng của gradient áp suất thủy tĩnh hướng từ phần có các đại phân
tử sang phần kia hoặc ngược lại.

Câu 9: Cơ chế vận chuyển thụ động?
Chia làm 3 dạng chủ yếu:
* Khuếch tán đơn giản:
-Là cơ chế vận chuyển chủ yếu của các chất hòa tan trong nước qua màng, cũng
xảy ra với dung môi (phân tử nước, các anion)
-Thường xảy ra chậm
-Với các chất khí thì hệ số khuếch tán lốn gấp vạn lần so với chất lỏng.
* Khuếch tán liên hợp
-Là quá trình vận chuyển vật chất qua màng tế bào theo gradient nồng độ, song
các phân tử vật chất chỉ lọt được qua màng khi được gắn vào phần tử khác gọi là
chất mang.
-Các chất glucose, glycerin, acid amin và một số chất hữu cơ khác vận chuyển
thoe hình thức này .
*Khuếch tán trao đổi
-Là qt vận chuyển cũng cần đến phấn tử chất tải như khuếch tán liên hợp, tuy
nhiên chất tải thực hiện qt vận chuyển theo vòng:
Đưa chất chuyển ra ngoài gắn với một phần tử chất chuyển cùng loại ở ngoài và
chuyển vào trong, không làm thay đổi nồng đọ chất chuyển ở ha phía màng.

Câu 10: Cơ chế vận chuyển tích cực?
*Định nghĩa: Vận chuyển tích cực là quá trình thâm nhập vất chất qua màng tế

bào ngược chiều gradient nồng độ, ngược vecto tổng các gradient và cần sử
dụng năng lượng tự do của tế bào để sinh công chống lại các loại gradient
- Chỉ có thể xảy ra khi có sự tham gia của các phân tử chất mang.
*Ví dụ: ở các tế bào thần kinh, cơ bắp,..trạng thái sinh lí bình thường có nồng
độ.
ion K+ cao hơn bên ngoài còn nồng độ ion Na+ lại thấp hơn. Nhưng vẫn xảy ra
quá trình vận chuyển ion K+ vào tế bào và Na+ từ trong ra tế bào ra ngoài.
*Đặc điểm: Mang tính chọn lọc tức chỉ hấp thụ những chất cần thiết cho hoạt
động sống và tích lũy một số chất với nồng độ cao hơ ngoài môi trường
*Đặc trưng:
-Luôn xảy ra theo chiều ngược chiều gradient nồng độ hoặc ngược chiều gradien
8


điện hóa khi cơ chất là các ion.
-Luôn cần năng lượng.
-Là một dạng vận chuyển vật chất đóng vai trò quan trọng nhất của hoạt động
sống

Câu 11: Thực bào và ẩm bào?
-Các chất hòa tan trong nước, các protein và các hạt gồm một số phân tử khá lớn
có thể xâm nhập vào tế bào nhờ chức năng tích cực của màng tế bào mà không
cần khuếch tán qua lỗ mảng.
-Màng tế bào có đặc tính là có khả năng bắt giữ các vật liệu khác nhau nằm bên
ngoài tế bào tạo nên các không bào, các không bào này đi sâu vào trong tế bào
chất, ở đây chất chứa trong không bào sẽ bị xử lí.
Vậy: Thực bào là khi các không bào lớn được tạo thành có chứa các phân tử có
hình dạng nhất định và ẩm bào nếu như không bào bé và chỉ chưa chât hòa tan.

9



Câu 12: Trình bày sơ lược về tính chất vật lý của hệ tuần hoàn?
“Máu chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể. Khi cơ thể mất 1/3 lượng máu sẽ gây hiện
tượng choáng do mất máu.
-Chức năng của máu:
+Dinh dưỡng: cung cấp chất dinh dưỡng và đào thải chất cặn.
+Hô hấp: Cung cấp oxi va thải CO2
+Điều hòa thân nhiệt
+Bảo vệ cơ thể
- Hệ tuần hoàn có 2 vòng khép kín
+Vòng tiểu tuần hoàn
+Vòng đại tuần hoàn
“Các dòng mảu trong và ngoài tỉm chảy theo 1 chiều nhất định nhờ sự co bóp
của tim, tính chất đàn hồi của thành mạch, các van buồng tim và trong long
mạch.

Câu 13:Trình bày sư thay đổi về áp suất và tốc độ chảy của máu qua các
đoạn mạch?
-Tốc độ chảy của máu không giống nhau ở các đoạn mạch, giảm dần từ ĐM lớn
MM rồi lại tăng dần từ MM đến TM.
VD: ĐM chủ:20m/s...ĐM cổ là 5,3m/s
- Ở MM do tốc độ chảy rất chậm, nên khả năng trao đổi thể dịch giữa máu và tổ
chức xung quanh đã tang lên
- Khối lượng máu chảy qua các đoạn mạch đều giống nhau.
- Thể tích chất lỏng hay tốc độ dòng chảy áp suất chảy phụ thuộc vào chiều dài
ống mà dịch chảy qua.
- Khối lượng máu chảy qua đoạn mạch trong 1 đơn vị thời gian sẽ lớn khi đường
kính lớn, chiều dài ngắn và ngược lại.
- Áp suất máu chảy trong đoạn mạch giảm dần.

-Trong hệ tuần hoàn, độ chênh lệch áp suất giữa 2 đầu sẽ khác nhau tùy thuộc
vào đoạn mạch đó là ĐM,TM hay MM.
-Sức cản thành mạch: Sự phân nhánh càng nhiều, lực ma sát của thành mạch
càng tăng làm cho áp suất ngày càng giảm.
-Sức cản này phụ thuộc vào chiều dài, bán kính của thành mạch và độ nhớt của
máu.
10


Câu 14 : Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tuần hoàn máu?
*Hoạt động cơ bắp
-Khi hoạt động mạnh, nhu cầu nl của nó tăng lên do đó hệ tuần hoàn phải tăng
cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu vật chất và nl.
-Tuy theo nhu cầu nl và oxy của cơ thể, lúc cơ hoạt động mạnh thì số lượng các
mao mạch tham gia vận chuyển máu sẽ tăng lên.
* Ảnh hường của trọng trường.
-Tư thế đứng máu động mạch dễ dàng chảy xuống các phư tạng ở bụn và chi
dưới nhờ tác dụng của trọng trường.
-Máu tĩnh mạch chuyển động ngược chiều với trọng trường được là do ở đây
vẫn còn tác dụng của công tim co bóp và thành mạch đàn hồi.
-Chuyển tư thế nằm sang đứng, nhịp tim sẽ tăng lên để đảm bảo khối lượng máu
được tim đẩy đi trong đơn vị thời gian là ko đổi.
-Tư thế đứng lượng máu do tim đẩy ra trong một lần co bóp ít hơn tư thế nằm.
*Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
-Nhiệt độ môi trường tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến thân nhiệt.
-Cơ thể tự điều chỉnh bằng cách tăng lưu lượng máu đến bề mặt da do mao mạch
ở da được dãn rộng.

Câu 15: Cơ chế hít vào và thở ra?
1.Cơ chế hít vào

-Hít vào bình thường: Được thực hiện do các cơ hít và co lại làm tăng kích
thước của lồng ngực theo cả 3 chiều: trước-sau, trái-phải và thẳng-đứng .
+Tăng chiều trước-sau và chiều ngang: ở tư thế nghỉ ngơi, các xương sườn
chếch ra trước và xuống dưới, khi các cơ hít vào co lại, xương sườn chuyển từ tư
thế chếch xuống tư thế ngang hơn, do đó tăng đường kính trước sau và đường
kính ngang của lồng ngực.
+Tăng theo chiều thẳng đứng: Cơ hoành co nó phẳng ra, hạ thấp xuống do đó
làm tăng theo chiều thẳng đứng của lồng ngực. Hít bình thường, cơ hoành hạ
thấp khoảng l,5cm: hít cố gắng hạ 7-8cm.
+Hít vào gắng sức: Khi hít vao gắng sức thì có thêm một số cơ khác tham gia
nữa như cơ ức đòn chũm, cơ ngực lớn và cơ bụng. Động tác hít vào là động tác
tích cực, chủ động, có ý thức và tiêu tốn nl.
2. Cơ chế thở ra
-Thở ra bình thường: Các cơ hít vào không co nữa mà giãn ra, các sườn hạ
xuống, vòm quanh được nâng lên, thể tích lồng ngực giảm. Dòng khí chuyển từ
phổi ra ngoài. Là động tác thụ động, không tiêu tốn nl co cơ như động tác hít
vào.
-Thở ra gắng sức: Các cơ thành bụng, cơ liên sườn co làm ho sườn thấp hơn, ép
11


thêm các tạng của bụng, ép không khí từ phổi ra ngoài. Là động tác tích cực, đòi
hỏi tiêu hao nl.
“Chia thành các kiểu thở: thở bụng, thở ngực và thở ngực-bụng.
-Kiểu thở phụ thuộc vào tuổi, giới tính, tư thế cơ thể, hình thức lao động và do
luyện tập.
-Nhịp thở phụ thuộc vào tuổi, giới tính, điều kiện lao động, trình độ luyện tập.

12



Câu 16:Những yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi khí trong cơ thể?
* Yếu tố bên trong:
-Hoạt động thở, sự lưu thông khi hoạt động của các phế nang.
-Vai trò tuần hoàn máu đối với các hoạt động hô hấp: Các thay đổi về khối lượng
hay chất lượng máu ảnh hưởng trực tiếp đến vận chuyển O2 và CO2
-Hoạt chuyển hỏa ở tế bào, mô làm cho tốc độ sử dụng O 2 và sản sinh CO2 khác
nhau.
-Con người là một thể hoàn chỉnh cho nên mọi hoạt động chức năng khác đều
liên quan đến hô hấp.
*Yếu tố bên ngoài:
Ảnh hưởng của trọng trường:
-Khi hít vào, trọng lực lồng ngực sẽ gây ra lực cắn các cơ hít vào và khi thở ra
chính nhân tố này sẽ làm giảm thể tích lồng ngực.
-Trọng lực các cơ quan trong ở bụng sẽ tác động lên cơ hoành và có xu hướng
kéo nó đi xuống dưới tạo đk thuận lợi cho động tác hít và cản trở thở.
+ Ảnh hưởng của khí thành phần:
- Cơ thể thích nghi với môi trường có phân áp oxy 100 tor và CO 2 có tác dụng
kích thích hô hấp.
-Khi trong kk chỉ đơn thuần oxy sẽ có những rối loạn nghiêm trọng về hô hấp và
tuần hoàn.
+ Ảnh hưởng của áp suất khí quyển:
-Phổi bt chịu được áp suất tác dụng lên là atm
-Khi lên cao, áp suất khí quyển, phân áp khí giảm dẫn đến thiếu oxy. Làm cho
hoạt động hô hấp được tăng cao.

Câu 17: Khái niệm, bản chất của điện thế nghỉ?
*Định nghĩa
-Điện thế nghỉ là điện thế xuất hiện giữa phần bên trong và bên ngoài màng tế
bào khỉ tế bào không bị kích thích.

*Đặc điểm
-Mặt trong màng tế bào sống luôn có điện thế âm so với mặt ngoài màng tế bào
và có chiều không đổi.
-Điện thế nghỉ có độ lớn biến đổi rất chậm theo thời gian. Giá trị điện thế nghỉ
chỉ nhỏ đi khi hoạt động chức năng của tế bào bắt đầu giảm.
-Giá trị điện thế nghỉ 50-150mV
*Cơ chế hình thành
13


l. Sự chênh lệch nồng độ các ion Na,cl,K
2. Tính thẩm thấu của màng tế bào.
3. Ảnh hưởng của lực điện trường.
-Nếu thay đồi gradient nồng độ ion Na+ bên trong thì điện thế nghỉ không thay
đổi.
-Nếu đỗi chỉều građient nồng độ K+ sẽ làm thay đổi chiều điện năng.
-Tăng nồng độ K+ sẽ tăng điện thế màng.
-Giảm nồng độ K+ sẽ giảm điện thế năng.
-Sự vận chuyển các ion qua màng bị chi phối bời 3 yếu tố:
+Theo gradient nồng độ
+Lực tác dung của điên trường lên các phần tử mang điện
+Tính thấm chọn lọc của màng tế bào.

Câu 18: Khái niệm, bản chất của điện thế hoạt động?
1. Định nghĩa
-Điện thế hoạt động là điện thế xuất hiện giữa trong và ngoài màng tế bào khi tế
bào bị kích thích.
2. Đặc điểm
-Trong màng tế bào có điện thế dương so với ngoài màng tế bào.
-Biến đổi và lan truyền

-Trong điều kiện sinh lý không thay đổi tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động
đối vớỉ sợi dây thần kinh là không thay đổi. Với những sợi dây thần kinh có
đường kính khác nhau thì tốc độ lan truyền có bao Myelin lớn hơn không có
bao.
3. Cơ chế phát sinh
-Trạng tái hoạt động, tính thấm của màng đối với ion Na tăng dần, ion K và CL
giảm đi thể hiện qua các giai đoạn:
+Phân khử cực: Điện trường là gradien nồng độ. Khi nhận kích thích làm cho
điện thế màng thay đổi từ điện thế nghỉ tới ngưỡng cực. Dòng ion Na ồ ạt đi vào
trong tế bào. Nhờ gradien nồng độ các ion tiếp tục vào bên trong. Lúc này, so
bên ngoài ,bên trong tế bào điện dương tăng nhanh làm cho tế bào bị đảo cực.
Tính thấm của màng đối với ion Na giảm nhanh chóng, dòng K trở nên vượt
trội.
+Pha tái phân cực
Dòng ion vận chuyển từ bên trong tế bào ra ngoài. Lúc này cả nồng độ và điện
14


trường đều hỗ trợ sự vận chuyển ion K ra ngoài.

Câu 19: Ứng dụng của dòng điện một chiều trong vật lý điều trị?
Dòng điện một chiều là dòng điện cơ chiếu và độ lơn không đổi theo thời gian.
-Tác dụng của dòng điện một chiều trong vật lý trị liệu:
+ Điện giải liệu pháp
Tác dụng : tạo nên những phức hợp hóa chất thích hợp để điều trị các bệnh
tương ứng tại các cực.
VD: dòng điện bạch kim đặt vào khối u nhỏ ở bên ngoài da, có thể tiêu diệt các
tế bào trong khối u đó.
-Ion hóa liệu pháp:
Tác dụng: Giảm đau, chống viêm, giãn mạch, thúc đẩy quá trình tái tạo, điều

hòa tiết dịch, tăng dinh dưỡng, thư giãn cơ,...
+Dùng dòng xung điện
Xung điện là dòng điện hoặc hiệu điện thế tồn tại trong thời gian ngắn.
Dòng xung điện là một chuỗi nối tiếp các xung điện giống nhau.
Tác dụng: an thần, gây ngủ, chống co thắt, kích thích cơ và thần kinh phục vụ
trong phục hồi chức năng của các mô và cơ quan.
+Máy khử rung:
Tác dụng: dùng trong cấp cứu ngừng tim, rung thất. Khi rung thất đang đe đọa
sự sống, một dòng điện lớn truyền qua tim trong khoảnh khắc sẽ chặn rung thất
lại và nhịp đập của tim hồi phục khi dòng điện kết thúc.
Câu 20: Ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong vật lý trị liệu?
- Dòng điện xoay chiều có xung ngắn và tần số 40Hz-180Hz điều trị bệnh thoái
hóa thần kinh vận động. Dòng điện kích thích chông teo cơ, giúp tăng sự lưu
thông máu cũng tăng cường, do đó dinh dưỡng cơ cũng được hồi phục...
- Kích thích vận động mạnh hơ kích thích cảm giác.
- Các xung vuông góc có tần số lớn, cường độ thích hợp có thể gây choáng điện,
gây cơn co giật nhân tạo đế điều trị bệnh nhân thần kinh co chu kì.
- Gây kích thích lồng ngực dùng để cấp cứu trong trường hợp tim ngừng đập ở
thời kì tâm trương hoặc rung nhĩ.
- Trường hợp đau tim trường diễn có thể dùng máy xung điện kích thước nhỏ,
máy Pace-Maker điều chỉnh nhịp tim.
Câu 21: Các biện pháp an toàn điện?
* Nguyên nhân bị điện giật
- Hai điện cực chêch lệch điện thế cùng tiếp xúc với cơ thể.
*An toàn điện trong sinh hoạt:
- Giảm bớt điện áp
15


- Tăng điện trở của đất

- Tăng điện trở của giầy, dép.
- Tăng điện trở ủa bàn tay
- Không để tinh cò tạo nên mạch: dây nóng-cơ thể-dây đất.
- Không cùng lúc chạm tay vào vỏ kim loại 1 thiết bị điện.
- Thực hiện nối đất tốt cho các thiết bị điện và có kèm cầu chì.
- Thực hiện các biện pháp cách ly chỗ nguy hiểm của mạch điện bằng các vật
cách điện hoặc bằng lưới kim loại có nối đất.
- Tăng cường giáo đục rộng rãi ý thức đề phòng tai nạn do điện.
*An toàn trong bệnh viện
- Tất cả các vỏ động cơ điện, máy X-quang, máy ghi điện tim, điện não,..phải
được nối dây đất..
- Bệnh nhân ko đc tiếp xúc với đất, chú ý để các dây dẫn và các vật kim loại trên
người bệnh nhân ko chạm đất. giường sắt phải có bánh xe cao su cách điện.
-Các vở kim loại trần cửa các thiết bị điện phải cách xa tầm với của bệnh nhân.
-Khi đang thực hiện các phép đo điện, các dây tiếp xúc vói bệnh nhân phải được
cách điện rất tốt với nguồn.
Với những bệnh nhân nhạy cảm với điện cần lưu ý thêm:
- Không chạm một tay vào vật dẫn cắm vào người bệnh nhân, cò tay kia chạm
vào một vật kim loại khác.
- Đặt toàn bộ các thiết bị điện đang liên quan đến bệnh nhân vào trong các hộp
chứa hay các đế cách điện.
Câu 22: Hiện tượng phóng xạ. Các loại phân rã phóng xạ?
*Hiện tượng phản xạ: Là hiện tượng hạt nhân nguyên tử tự biến đổi để trờ thành
hạt nhâ nguyên tử khác hoặc từ một trạng thái nl cao về trạng thái năng lượng
thấp hơn. *Các loại phân rã phóng xạ .
-Phân rã α
+Loại phân rã này chỉ xảy ra trong phạm vi các hạt nguyên tử của các nguyên tố
có khối lượng nguyên tử lớn.
+Trong quá trình hạt phát ra là hạt α
+Hạt α là hạt nhân của nguyên tử He

+Tính chất:
+) Có tính đơn năng
+) Đi lệch trong điện trường .
+) Vận tốc khoảng 107m/s
-Phân rã β+Trong hạt nhân của nguyên tử có số n nhiều hơn số p có thể xảy ra hiện tượng
ln tạo ra lp và phát ra hạt có điện tích bằng điện tích của điện từ từ trong long
hạt nhân gọi là hạt β.
16


+Tính chất :

- Có tính đa năng
- Đi lệch trong điện từ trường
- Có vận tốc rất lớn gần bằng vận tốc ánh sáng.
- Có tầm đi xa hơn tia α

-Phân rã β+
+Hạt nhân có những đồng vị có số p nhiều hơn sổ n có thể xảy ra hiện tượng
phóng xạ này, biến một p thành một n và tạo ra hạt Pooziton.
-Phân ra γ
+Trong trường hợp nguyên tử chuyển trạng thái bị kích thích về trạng thái cơ
bản hoặc trạng thái bị kích thích có mức năng lượng thấp hơn từ hạt nhân sẽ
phát ra tia gamma.
+Tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (0,0lnm), có năng lượng rất lớn.
+Tính chất: Không đi lệch trong điện trường. Đâm xuyên rất mạnh.
+Tiêu diệt và hủy hoại tế bào rất nguy hiểm cho con người.

Câu 23: Tương tác của bức xạ ion hóa với vật chất?
- Các hạt vi mô tích điện hay là các hạt photon đều mang nl xác định.

-Về phương diện vật lý:
+ Kích thích: là quá trình nguyên tử hoặc phân tử hấp thụ một giá trị nl từ tia roi
chuyển về một trạng thái nl mới, khỏng bền vững mà không kéo theo sự tách rời
một điện tử cấu tạo nào.
+ Ion hóa là quá trình nl từ tia tới làm bật điện tử quỹ đạo của nguyên tử hoặc
phân tử thành phần của vật chất. Từ đó tạo ra một cặp ion ẩm và dương.
- Chia bức xạ ion hóa làm 2 loại:
+ Bức xạ dạng sóng điện từ: photon, gamma, tia X,..
+ Bức xạ là các hạt vi mô tích điện hoặc ko tích điện.

Câu 24: Trình bày cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa lên vật chất?
1.Tác dụng trực tiếp
-Năng lượng của bức xạ trực tiếp chuyển giao cho các phân tử cấu tạo tổ chức
sinh học -> Gây nên các quá trình kích thích và ion hóa phân tử, nguyên tử
->Những phản ứng xảy ra giữa các phân tử mới tạo thành sau khi bị kích thích
hoặc ion hóa -> Các phần tử quan trọng bị tổn thương sây nên các tác dụng sinh
học tiếp theo như tổn thương chức năng hoạt động, đột biến gen, hủy diệt tế bào.
2.Tác dụng gián tiếp
17


-Kích thích phân tử nước -> H20 -> H20
-Ion hóa phân tử nước -> H20 -> (H20)+ +e
-Bức xạ biến thiên phân tử nước thành ion dương (H20)+ hoặc ion âm(H20)e + H20 -> (H20)-Các phân tử ở trạng thái kích thích H+ và OH- dễ kết hợp tạo thành H202
-Lượng 02 càng nhiều thì lượng H202 sinh ra càng nhiều
-Phần lớn các phân tử hữu cơ RH trong các tổ chức bị phá hủy bởi H202
-Ngoài ra, các gốc R* và R0 2* được tạo thành gây ra các phản ứng hóa học mới
làm cho lượng các phân tử hữu cơ bị tổn thương tăng lên rất nhiều.
Câu 25: Nêu tổn thương ở mức độ phân tử và tế bào dưới tách dụng của
bức xạ Ion hóa?

*Tổn thương ở mức độ phân tử
- Giảm hàm lượng của một số hợp chất hữu cơ sau khi chiểu xạ
- Quá trình sinh tổng hợp bị kìm hãm và một số gốc như acid, gốc cacboxyl bị
tách lìa khỏi cấu trúc của phân tư hữu cơ.
- Hoạt tính sinh học của các phân tử hữu cơ bị suy giảm hoặc mất hẳn do cấu
trúc phân tử bị phá vỡ hoặc bị tổn thương.
- Tăng hàm lượng một số chất có sẵn hoặc xuất hiện những chất lạ có trong tổ
chức sinh học.
-Các phân tử hữu cơ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động
của tế bào, giảm hoạt động chức năng của một số mô.
-Tổn thương phân tử AND, có 3 dạng tổn thương:
+Tồn thương các bazo và gốc đường
+Gãy các mạch nối đơn trong cấu trúc của AND
+Phá hủy cấu trúc không gian của phân tử AND
-Với các phân tử protein:
+ Đứt gãy mạch chính làm giảm trọng lượng phân tử protein.
+Khâu mạch: Sự chấp nối sai lệch các mảnh lại với nhau.
+Phá vỡ cấu trúc không gian.
-> Biểu hiện bên ngoài là sự thay đổi các tính chất lý hóa như độ dẫn điện, độ
nhớt, trọng lượng phân tử,...
* Tổn thương ở mức độ tế bào.
-Hoạt động chức năng và đời sống tế bào bị ảnh hưởng
-Tổn thương dưới 2 dạng là chức năng và cấu trúc:
+Tổn thương chức năng:
- Khả năng hô hấp, chuyển hóa, trao đổi chất và năng lượng, miễn dịch của tế
18


bào đều bị giảm.
- Bị mất tạm thời hay vĩnh viễn khả năng sinh sản tạo ra các tế bào mới cho thế

hệ sau.
+Tổn thương cấu trúc: Tùy thuộc loại tế bào, liều lượng và điều kiện chiếu mà
cấu trúc của tế bào bị hư hại với nhiều mức khác nhau.
-Tổn thương màng tế bào xảy ra rất sớm và tinh vi -Thuộc tính của bào tương bị
thay đổi.
-Tổn thương nhân tế bào.
Câu 26:Nêu tổn thương ở các mô dưới tác dụng của bức xạ ion hóa?
-Sự hư hại của nhiều tế bào dẫn đến tổn thương ở mô. Mức tổn hại phụ thuộc
vào độ nhạy cảm phóng xạ của từng mô.
-Phân loại các mô theo mức nhạy cảm:
+Rất nhạy cảm: tủy xương, tổ chức Lympho, tổ chức sinh dục, niêm mạc ruột.
+Nhạy cảm vừa: Da và niêm mạc của tạng.
+Nhạy cảm trung bình: Mô liên kết, mao mạch, sụn xương.
+Nhạy cảm thấp: Xương, các phủ tạng, tuyết nội tiết.
+Rất ít nhạy cảm: Cơ bắp, các noron thần kinh.
- Các tổn thương cụ thể ở một số mô:
+Máu và cơ quan tạo máu: số lượng tế bào máu ngoại vi giảm, giảm dòng hồng
cầu, bạch cầu đa nhân.
-Liều lượng: liều 2-6Gy suy tủy hoặc tử vong.
+Bào thai: gây đến bạo thai chết, quái thai, dị tật bẩm sinh,...
+Các mô sinh dục
-Nam : Bức xạ ion hóa tiêu diệt các tế bào sản sinh ra tinh trùng. Liều 5-6Gy có
thể gây vô sinh.
-Nữ: Tiêu diệt các tế bào ở buồng trứng gây vô sỉnh, làm rối loạn hoocmon của
các tế bào của buồng trứng biểu hiện bằng rối loạn kinh nguyệt.
+Da và niêm mạc: Tổn thương da và niêm mạc.
-Da: viêm đỏ, viêm khô, viêm ướt. Trong viêm khô: da bị teo, bóng, khô vì ít tiết
mồ hôi và biến đổi màu sắc trên da. Trong viêm ướt: Tổ chức bị loét, nhiễm
trùng.
-Niêm mạc:loét niêm mạc, đục thủy tinh thể, gây mù lào,..


19


Câu 27: Nêu các biểu hiện tổn thương toàn thân nhiễm xạ?
-Biểu hiện tổn thương do nhiễm xạ được gọi là nhiễm xạ cấp hay mãn.
+Các giai đoạn của nhiễm xạ cấp:
-Khởi phát: kéo dài 1-2 ngày đầu.
-Tiềm ẩn:Hệ thần kinh sau khi bị kích thích sẽ chuyển sang trạng thái ức chế.
-Toàn phát: Triệu chứng bộc lộ ồ ạt, rõ rệt.Thể tủy xương nhẹ có biểu hiện là
buôn nôn, nôn, giảm nhẹ số lượng tế bào máu. Thể tiêu hóa có biểu hiện là nôn
mửa, xuất huyết, hậu quả là gây choáng và có thể chết sau vài tuần. Thể thần
kinh có triệu chứng viêm da cấp, rối loạn định hướng, choáng, có thể gây chết
sau vài ngày.
-Phục hồi: Do sức đề kháng của cơ thể có thể phục hồi hoàn toàn hoặc để lại di
chứng.
+Nhiễm xạ mãn: Chia làm 3 giai đoạn
-Giai đoạn 1: Xuất hiện triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, nhức đầu,
giảm bạch cầu,...ngưng tiếp xúc với phóng xạ sẽ phục hồi nhanh.
-Giai đoạn 2: Xuất hiện các tổn thương ở da và niêm mạc, công thức máu có
thay đổi
-Giai đoạn 3: Bệnh máu trắng, suy tủy xương, đục thủy tinh thể, rối loạn kinh
nguyệt, giảm khả năng sinh sản,...
Câu 28: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa?
*Ảnh hưởng của bản chất và năng lượng tia
-Tác dụng sinh học của chùm tia phụ thuộc vào số lượng các cặp ion được tạo ra
trong tổ chức sinh học khi tương tác.
-Hệ số truyền LET diễn ra khả năng ion hóa của tia phóng xạ.
-Các loại ti khác nhau lại có khả năng xuyên sâu qua tổ chức khác nhau.
*Tác dụng của liều lượng, suất liều, tốc độ chiếu và yếu tố thời gian

-Hiệu suất của chùm tia tuỳ thuộc vào năng lượng tổ chức hấp thụ được từ chùm
tia.
-Tổn thương tại chỗ: diệt bào, viêm loét da, liều càng lớn tổn thương càng nặng
và xuất hiện sớm.
-Suất liều là liều lượng chiếu trong một lần. Suất liều càng nhỏ, thời gian giữa
các lần chiếu càng dài thì tổn thương càng ít và khả năng phục hồi càng lớn.
-Tốc độ chiếu là liều lượng phóng xạ chiếu trong một đơn vị thời gian.
- Thời gian: Một liều lượng chia nhỏ rải ra trong thời gian dài thì tác dụng sinh
học giảm đi. Thời gian giữa các suất liều tạo cơ họi cho các tổ chức sinh học
khăc phục và bồi trợ lại các tổn thương trước đó lựa chọn liều lượng tổng cộng,
suất liều, liều ban đầu và thời gian cách quãng 2 lần chiếu cho thích hợp với
công việc thực tế.
20


Câu 29: Nêu các phương pháp bảo vệ khi làm việc với nguồn bức xạ kín?
*Nguồn bức xạ kín: là nguồn có kết cấu kín và chắc chắn, không để chất phóng
xạ của nguồn lọt ra môi trường bên ngoài kkhi sử dụng, bảo quản và ngay cả khi
vận chuyển.
-Trong y học: Chụp chiếu Xquang, các nguồn Co-60, Cs-137 dùng để điều trị
các khối u.....
*Bảo vệ bằng rút ngắn thời gỉan tiếp xúc:
-Là biện pháp đơn giản nhưng rất có hiệu quả để giảm liều chiếu.
-Muốn vậy nhân viên phải thành thạo và chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi bắt
đầu công việc có tiếp xúc với hóa chất.
-Với các chất thải phóng xạ có hoạt độ lớn phải chờ đến khi hoạt tính giảm đến
mức an toàn mới xử lí.
*Bảo vệ bằng tăng khảnh cách với nguồn xạ
-Sử dụng cặp dài, thao tác từ xa hoặc dùng người máy, các thiết bị điều khiển tự
động.

*Bảo vệ che chắn:
-Phân loại:
+ Tấm chắn dạng hình:Để bảo quản và vận chuyển chất phóng xạ trong trạng
thái ko hoạt động.
+ Tấm chắn là thiết bị bao bọc toàn bộ nguồn phát trong trạng thái làm việc có
tác dụng che chắn để bên ngoài không vượt quá ngưỡng liều cho phép.
+Tấm chắn: là tường, trần, cửa được thiết kế đặc biệt để bảo vệ các vùng lân
cận.
+Tấm chắn bảo hiểm cá nhân: áo giáp, kính chì, gang tay, ủng pha chì để bảo vệ
nhân viên và bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán và điều trị bằng nguồn xạ.

Câu 30: Nêu các nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với nguồn phóng xạ hở?
-Là nguồn mà chất phóng xạ có thể làm ô nhiễm môi trường khi sử dụng.
-Cần phải thực hiện 2 biện pháp an toàn: an toàn chống chiếu ngoài và an toàn
chống chiếu trong.
+Phân vùng làm việc: Cách công việc có tiếp xúc phóng xạ khỏi công việc có
chức năng khác.
21


+Thông khí: giữ cho nơi làm việc có hoạt tính phóng xạ tốt nhất.
+ Thường xuyên kiểm tra ô nhiễm phóng xạ:
- Đo ô nhiễm bề mặt làm việc
- Đo nhiễm xạ cơ thể
- Đo nhiễm xạ ngoài: dùng máy phát điện rà trên quần áo, ngoài da.
- Đo nhiễm xạ trong cơ thể
+Xử lí chất thải:
- Chất thải rắn: bơm tiêm dùng một lần, đồ thủy tinh dưng chất phóng xạ bi vỡ,
hỏng,..được thu gom bởi các bao bì bằng chất dẻo và hàng ngày được đưa vào
bẻ thải.

-Chất lỏng rắn: dd chất phóng xạ thừa, nước rửa các dụng cụ phóng xạ, chất thải
của bệnh nhân được chẩn đoán hay điều trị bằng phóng xạ.

Câu 31: Trình bày thuyết sóng điện từ về bản chất ánh sáng?
-Ánh sáng truyền theo một điểm được đặc trung bởi 2 vecto cường độ điện
trường và vecto cường độ từ trường. Hai vecto này luôn vuông góc với nhau và
vuông góc với phương truyền sóng.
-Giả sử trên trục Oxyz , tại 0 có ánh sáng truyền tới và ở đó có vecto E,H thay
đổi theo quy luật trên, ánh sáng truyền đi tiếp theo phương O, biểu diễn sự biến
thiên của E trong mặt phẳng xoy , H trong mặt phẳng yoz, Eo và Ho là biên độ
dao động của các vecto cường độ điện trường và từ trường, là tần số góc và α là
pha ban đầu. Khi ánh sáng truyền tới điểm M nào đó cách một khoảng X thì tại
đó: H=H0.Cos[w(t-x/v) +α
Với V là vận tốc lan truyền ánh sáng của môi trường cho 2 điểm 0,M.
-Khi ánh sáng truyền đến mắt ta chỉ có thành phần điện trường gây cảm giác
sáng, còn thành phần từ trường không gây cảm giác sáng xét tương tác của ánh
sáng với nguyên tử, phân tử vật chất chỉ cần quan tâm đến thành phần điện
trường.
-Đối với sóng ánh sáng nhìn thấy, mỗi chùm ánh sáng có bước sóng xác định
gây nên cảm giác màu sắc nhất định.
Câu 32: Trình bày thuyết lượng tử ánh sáng?
-Năng lượng ánh sáng không nhận các giá trị tùy ý mà nhận các giá trị gián đoạn
xác định.
-Phần nhỏ của năng lượng ánh sáng s=hf gọi là photon, lượng từ ánh sáng hay
lượng tử năng lượng.
-Photon có khối lượng tĩnh trong chân không bằng 0 -Năng lượng photon là
E=mc2
22



Câu 33: Trình bày tác dụng và tác hại của tia tử ngoại lên cơ thể sống?
- Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sang tím.
- Tác dụng của tia tử ngoại với axit nucleic
- Có khả năng biến đổi hoặc khử tất cả các chức năng của acid nucleic.
- Khi bị tổn thương phân tử AND bị ức chế trao đổi thông tin cũng như khả năng
hoạt động.
-Vùng bước sóng từ l00nm đến 275nm làm thay đổi cấu trúc của protein, lipit và
diệt trùng.
-Vùng có bước sớng từ 275-320nm co tác dụng chống còi xương tạo sắc tố, thúc
đẩy sự tạo thành biểu mô, làm tét hơn quá trình tái sinh.
-Vùng có bước sóng từ 320-400nm tác dụng đối với sinh vật yếu, gây phát
quang một số chất hữu cơ.
*Tác dụng của tia tử ngoại với pr
- Có thể phá hủy cấu trúc acid amin thơm, phá hủy cấu hình của phân tử pr hoặc
làm đứt các liên kết hydro. Khi cường độ năng lượng tia tử ngoại càng lớn thì sự
phá hủy
càng nhiều.
-Điều trị bệnh còi xương.
-Làm cho vết thương chóng lên sẹo, xương chóng liền, diệt khuẩn.
-Gây ra hồng ban và tạo sắc tố chậm hay sự nâu da.
-Tăng sừng: làm tăng quá trình phân bào của Keratin
-Sự lão hóa đa
-Ung thư da: + Ung thư da tế bào đáy và tế bào gai
+ U sắc tố ác tính do sự phơi bày ánh sáng dữ dội đột ngột ở thời thơ
ấu.
- Khởi phát hay làm nặng them những bệnh do ánh sáng.

23



Câu 34: Trình bày cấu tạo quang hình học của mắt, biểu hiện và cách sửa
của tật cận thị?
* Quang hình học của mắt :
- Cấu tạo
+Giác mạc: là một lớp màng trong suốt, dày khoảng lnm, bán kính cong khoảng
8nm .
+Củng mạc: làn màng ngoài cùng, bao quanh 3/4 phía sau con mắt, trắng như
sữa ánh sáng không lọt qua.
+Màng mạch: nằm trong củng mạc ở đo chưa nhiều mạch máu để nuôi dưỡng
mắt và có nhiều sắc tố đen.
+Thủy dịch: là một chất dịch trong suốt có chiết suất gần bằng chiết suất của
nước.
+Mống mắt: ở giữa có một lỗ tròn nhỏ bán kính của nước +Thủy tinh thể: là
chất dịch trong suốt có chiết suất bằng chiết suất thủy tinh .
+Dịch thủy tinh:là một chất dịch trong suốt có chiết suất như thủy tinh đóng vai
trò như buồng ảnh của máy ảnh.
+Võng mạc: chứa các tế bào hình nón và hình que có một điểm vàng rất nhạy
với áng sáng.
+Mí mắt: đóng vai trò như cửa sập của máy ảnh.
* Các tật quang hình học của mắt:
- Cận thị sinh lý: hay gặp ở lứa tuổi 5-10 tuổi, tăng dần độ cận khi nhãn cầu
ngừng phát triển. Có thể do công suất khúc xạ của giác mạc thủy tinh thể hay
trực nhãn cầu quá dài.
- Cận thị bệnh lý: rất ít gặp, bắt dầu giống như cận thị sinh lý nhưng sau độ cận
tăng nhanh, theo độ phát triển bất bình thường của truc nhãn cầu, thường dẫn
đến thoái hóa võng mạc.
- Cận thị mắc phải: thường gặp ở tuổi thiếu niên, có liên quan đến các bệnh đái tháo
đường, đục thủy tinh thể hoặc dùng một số thuốc làm tăng công suất hội tụ thủy
tinh thể.
*Cách sửa

- Dùng thấu kính mỏng phấn kì làm dụng cụ bổ trợ.
- Phẫu thuật bằng Laser
+ Phương pháp PRK
24


+ KPhương pháp LASIK

25


×