Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Đề cương sinh lý 1 chuyên tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.54 KB, 33 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH LÝ 1

Câu 1: Sinh lý học là gì? Phân tích, cho ví dụ minh hoạ. Mô tả vị trí của môn Sinh lý trong Y, Dược
học và Xã hội. 5
Câu 2 : Cơ chế vận chuyển vật chất qua màng tế bào bằng phương thức khuếch tán và ứng dụng lâm
sàng. 6
Câu 3: Trình bày cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát qua màng TB và ứng dụng lâm sàng. 7
Câu 4: Trình bày các chức năng tổng quát của máu, cho ví dụ minh hoạ và ứng dụng lâm sàng.

8

Câu 5: Trình bày cấu trúc, chức năng, hoạt động chức năng của hồng cầu và ứng dụng lâm sàng. 9
Câu 6: Trình bày cơ chế điều hòa số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi và ứng dụng lâm sàng? 10
Câu 7: Chức năng, HDCN, DHHDCN của bạch cầu hạt và ứng dụng lâm sàng?

10

Câu 8: Trình bày nơi sản sinh, biệt hóa, chức năng,hoạt động chức năng, ĐHHĐ,chức năng của
bạch cầu Limpho?
13
Câu 9: Nhóm máu ABO: cơ sở phân loại, KN, KT, quy tắc truyền máu và ứng dụng lâm sàng.

15

Câu 10: Nhóm máu Rh: cơ sở phân loại, KN, KT, cơ chế miễn dịch và ứng dụng thực tế lâm sàng.
16
Câu 11: Kể tên các giai đoạn của quá trình cầm máu, vẽ sơ đồ đông máu và ứng dụng lâm sàng. 16
Câu 12: Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của cơ thể bằng hai con đường thần kinh, thể dịch và
ứng dụng lâm sàng. 17
Câu 13: Chuyển hoá cơ sở: định nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng, nguyên tắc đo và ứng dụng lâm sàng.
18


Câu 14: Trình bày các nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng của cơ thể, phân tính kỹ nguyên nhân
tiêu hao năng lượng do vận cơ và ứng dụng lâm sàng.
19
Câu 15: Trình bày các phương thức toả nhiệt, sinh nhiệt và ứng dụng lâm sàng.
Câu 16: Cơ chế chống nóng, cơ chế chống lạnh và ứng dụng lâm sàng.

20

21

Câu 17: Lọc ở cầu thận: định nghĩa, cơ chế, lưu lượng lọc, các yếu tố ảnh hưởng và ứng dụng lâm
sàng. 22
Câu 18: Trình bày quá trình tái hấp thu các chất ở ống lượn gần, quai Henle và ứng dụng lâm sàng.
23
Câu 19: Trình bày quá trình tái hấp thu, bài tiết các chất ở ống lượn xa, ống góp và ứng dụng lâm
sàng. 24

1


Câu 20: Trình bày các chức năng cơ bản của hệ thần kinh, cho ví dụ minh hoạ và ứng dụng lâm
sàng. 25
Câu 21: Mô tả các loại phản xạ tuỷ, cho ví dụ minh hoạ và ứng dụng lâm sàng.

27

Câu 22: Trình bày các chức năng của hành não cho ví dụ minh hoạ và ứng dụng lâm sàng.
Câu 23: Trình bày các chức năng của tiểu não và ứng dụng lâm sàng.

28


29

Câu 24: Trình bày tác dụng chính lên các tạng và cơ quan của hệ thần kinh thực vật và ứng dụng
lâm sàng
30
Câu 25: Trình bày sự khác nhau giữa phản xạ có và không có điều kiện. Cho ví dụ minh họa và ứng
dụng lâm sàng 31
Câu 26: Trình bày quá trình ức chế không điều kiện hay còn gọi là ức chế ngoài. Ý nghĩa và ứng
dụng lâm sàng của nó 32
Câu 27: Trình bày quá trình ức chế có điều kiện hay ức chế trong. Ý nghĩa và ƯDLS

2

33


Câu 1: Sinh lý học là gì? Phân tích, cho ví dụ minh hoạ. Mô tả vị trí của môn
Sinh lý trong Y, Dược học và Xã hội.
- Sinh lý học là môn học cơ sở của y học. Sinh lý học y học chuyên nghiên cứu
về chức năng, hoạt động chức năng của tế bào, các cơ quan, hệ thống cơ quan trong
mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường sống đồng thời nghiên
cứu về sự điều hoà hoạt động chức năng để đảm bảo cơ thể tồn tại, phát triển và thích
ứng được với sự biến đổi của môi trường.
- Cụ thể:
+ Chức năng là nhiệm vụ chính, quan trọng của tế bào, của cơ quan, của hệ cơ
quan.
+ HĐCN: là các hoạt động chính của tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, để đảm bảo
thực hiện chức năng của chúng.
+ Điều hoà hoạt động chức năng: là sự điều chỉnh HĐCN của tế bào, cơ quan,

hệ cơ quan sao cho phù hợp với yêu cầu cơ thể trong từng điều kiện cụ thể.
- Ví dụ: khi nghiên cứu sinh lý tim, ta cần nghiên cứu về
+ Chức năng và hoạt động chức năng của tim: tim được coi như một máy bơm
thực hiện 2 chức năng bơm máu và hút máu về tim.
+ ĐHHĐCN: khi ta hoạt động mạnh, cơ thể sản sinh ra adrenaline làm tim đập
nhanh để cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Vị trí của sinh lý học trong y học:
+ Sinh lý học là môn học cơ sở rất quan trọng của y học. Những kiến thức về
sinh lý học trực tiếp phục vụ cho các môn bệnh học và là cơ sở để giải thích và phát
hiện những rối loạn chức năng trong tình trạng bệnh lý.
+ Liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học hình thái như giải phẫu học, mô
học, hoá sinh học, lý sinh học.
+ Sinh lý học góp phần nghiên cứu về phát triển dân số, hướng dẫn sinh đẻ có kế
hoạch, sinh lý học cũng là cơ sở cho việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo đường lối
chăm sóc sức khoẻ ban đầu của ngành Y tế.

3


Câu 2 : Cơ chế vận chuyển vật chất qua màng tế bào bằng phương thức khuếch
tán và ứng dụng lâm sàng.
1. Khuếch tán thụ động là hình thức vận chuyển vật chất thuận chiều bậc thang
điện hóa ( từ nơi có nồng độ, áp suất, điện thế cao đến nơi có nồng độ, áp suất, điện
thế thấp ) nhờ năng lượng chuyển động nhiệt của vật chất mà không cần tới ATP.
2. Có 2 hình thức khuếch tán thụ động là :
- Khuếch tán đơn thuần :mức độ khuếch tán được xác định bởi số lượng chất
được vận chuyển, tốc độ chuyển động nhiệt và số lượng các kênh protein trong màng
TB
- Khuếch tán được thuận hóa cần có protein mang để gắn với các ion hoặc phân
tử được vận chuyển và đưa chúng qua màng.

3. Cụ thể :
• Khuếch tán đơn thuần
- Khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép :
Các chất qua được lớp lipid kép của màng TB :
+ Lipid
+ Các chất tan trong lipid như : O2, CO2, N2, vitamin tan trong dầu như
(A,D,E,K),..
+ Nước và các phân tử nhỏ Tốc độ khuếch tán của một chất qua màng tỉ lệ thuận
với độ hoàn tan chất đó trong mỡ. Các phân tử ion không thể thấm qua lớp lipid kép
do chúng tích điện.
- Khuếch tán đơn thuần qua các kênh protein: là hình thức khuếch tán gián tiếp
qua các kênh chạy xuyên qua các phân tử protein xuyên màng. Các kênh protein có 2
đặc tính:
+ Tính thấm chọn lọc cao: chỉ cho nước hoặc một vài ion hay phân tử đặc hiệu
đi qua. VD: kênh Na+ chỉ cho ion Na+ đi qua, kênh K+,..
+ Cổng của kênh: Đóng-mở kênh. Đóng mở do điện thế: cổng điện thế( Na+,
K+) Đóng mở do chất gắn: cổng kết nối ( Acetylcholin)
• Khuếch tán được thuận hóa: khuếch tán phải có chất mang
- Các chất được vận chuyển: Glucose, Mannose, Glactose, acid amin.
- Tốc độ khuếch tán chậm hơn qua kênh Protein.
4


• Khuếch tán đặc biệt của nước: là sự khuếch tán theo áp suất thẩm thấu. Áp suất
thẩm thấu là áp suất do các hạt thẩm thấu, có tác dụng kéo nước, giữ nước ở một mức
nhất định
4. Ứng dụng lâm sàng
- Từ áp suất thẩm thấu giải thích cơ chế phù là do ứ nước ở dịch kẽ. VD: suy tim
hút máu về tim kém gây ứ máu trong lòng mạch đẩy nước ra ngoài dịch kẽ.
- Giải thích cơ chế mất nước điện giải của cơ thể trong bệnh tiêu chảy cấp.

- Giải thích cơ chế mất nước trong bệnh ĐTĐ do nồng độ glucose trong máu
tăng kéo theo nước vào lòng mạch gây tiểu nhiều, mất nước dẫn tới triệu trứng khát.
Câu 3: Trình bày cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát qua màng TB và ứng
dụng lâm sàng.
1. Vận chuyển tích cực là vận chuyển vật chất ngược chiều bậc thang điện hóa
nên nhất thiết phải có chất mang ( protein mang) và phải sử dụng năng lượng từ bên
ngoài.
2. Vận chuyển tích cực nguyên phát: là hình thức vận chuyển sử dụng năng
lượng ATP hoặc từ 1 chất phosphate giàu năng lượng như creatinine phosphate.
- Có ở tất cả tế bào, tên là bơm Na-K
- Thành phần cơ bản của bơm Na-K-ATPase là một protein mang có cấu tạo
gồm 2 phân tử protein dạng hình cầu, trong đó phân tử pro lớn có đăc điểm:
+ Mặt trong có 3 receptor đặc hiệu với Na+
+ Mặt ngoài có 2 receptor đặc hiệu với K+
+ Có enzyme ATPase
- Cơ chế:
+ Khi 3 Na+ gắn vào vị trí mặt trong và 2K+ gắn vào vị trí mặt ngoài của
protein màng, ATPase được kích hoạt.
+ ATPase hoạt hóa thủy phân ATP thành ADP gắn gốc phosphat giàu năng
lượng vào protein mang làm thay đổi cấu hình protein chuyển 3Na+ ra ngoài và
2K+ vào trong tế bào.
- Vai trò của bơm Na-K:
+ Kiểm soát thể tích tế bào.
+ Tạo điện thế nghỉ cho màng tế bào.

5


- Ngoài ra , bơm Ca cũng là một loại bơm vận chuyển tích cực nguyên phát.
Bình thường nồng độ Ca ở dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào là do dự hoạt động

của 2 bơm Ca
+ một bơm Ca: nằm ở màng tế bào để bơm Ca từ bào tương ra dịch ngoại bào
+ một bơm Ca: nằm ở màng các bào quan bên trong tế bào để bơm Ca từ bào
tương vào bên trong các bào quan.
3. Ứng dụng lâm sàng:
- Giải thích được sự ổn định thể tích tế bào: bên trong tế bào có lượng lớn
protein tạo áp lực thấm hút nước vào bên trong TB làm TB phồng lên và có thể vỡ.
Bơm Na-K bơm 3 Na ra ngoài sẽ kéo nước ra ngoài giữu cho V tế bào không đỏi
- Giải thích việc tạo điện thế nghỉ của màng TB. Khi Na+ ra ngoài nhiều hơn
K+ vào trong tạo cho ngoài màng tích điện dương, trong tích điện âm tạo điện thế
nghỉ cho màng lúc TB nghỉ ngơi.
Câu 4: Trình bày các chức năng tổng quát của máu, cho ví dụ minh hoạ và ứng
dụng lâm sàng.
- Tạo và duy trì huyết áp.
- Dinh dưỡng: vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ quan của cơ thể. Cơ quan nào
thiếu máu là thiếu dinh dưỡng. VD: monosaccarid được hấp thu từ ruột vào máu theo
hệ thống TM cửa về gan.
- Hô hấp: vận chuyển oxy tới mô và CO2 từ mô về phổi.
- Vận chuyển: máu vận chuyển các chất dinh dưỡng đến cơ quan, oxy đến tế bào và
mô và vận chuyển chất độc ra khỏi cơ thể. VD: Creatinin thoái hoá ở cơ được vận
chuyển theo máu rồi bài tiết ở thận.
- Điều nhiệt: là giữ nhiệt độ cơ thể không đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Máu
đảm nhiệm chủ yếu chức năng này bằng cách vận chuyển máu đến các vị trí. VD: trời
nóng máu các mạch máu dưới da giãn ra để tăng toả nhiệt ra môi trường.
- Thống nhất cơ thể: điều nhiệt, đưa các tín hiệu truyền tin qua đường dịch thể làm
cho mọi cơ quan hoạt động theo một mục đích nhất định.
- Bảo vệ cơ thể: bằng cách đông máu; nhóm các TB bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ
thể; tính đặc hiệu kháng nguyên – kháng thể.
- Đào thải: máu là nơi vận chuyển để đào thải và bản thân máu cũng có chức năng
đào thải. Máu vận chuyển các chất để bài tiết qua đường mồ hôi, hơi thở

- Bài tiết sữa, tạo sữa, tạo kháng thể, bài tiết hormon…
6


* Ứng dụng lâm sàng
- Chỉ số thành phần và nồng độ các chất trong máu phản ánh sự thay đổi chức năng
của nhiều cơ quan trong cơ thể -> ý nghĩa trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị
bệnh.
- Đo tốc độ lắng máu. Tốc độ lắng máu tăng trong các bệnh thấp khớp cấp và mãn
tính, trong lao phổi, các nhiễm trùng cấp tính.
- Muốn biết chức năng máu tốt thì huyết áp phải bình thường, đo huyết áp là đầu tiên
trong chẩn đoán và chăm sóc.
Câu 5: Trình bày cấu trúc, chức năng, hoạt động chức năng của hồng cầu và
ứng dụng lâm sàng.
- Cấu trúc:
+ Hồng cầu là TB không nhân -> tăng khả năng vận chuyển khí, giảm tiêu thụ oxy.
+ Hình đĩa lõm 2 mặt -> tăng diện tích tiếp xúc, khoảng cách khuếch tán khí, tăng
độ mềm dẻo của hồng cầu đề luồn lách qua kẽ, mạch
- Chức năng:
+ Vận chuyển khí, do chức năng của hemoglobin quyết định
+ Điều hoà số lượng máu ngoại vi: theo 3 cơ chế
Cơ chế sinh sản: hồng cầu khi thiếu oxy, tăng CO 2, thiếu máu… thì REF kích thích
sản sinh hồng cầu
Cơ chế phá huỷ: hồng cầu tồn tại trong 120 ngày. Ứng dụng: truyền máu.
Cơ chế dự trữ: ở mao mạch, xoang TM lách, gan, tuỷ xương và chỉ đưa ra khi nhu
cầu oxy tăng.
+ Hệ đệm: Hb đóng vai trò như một hệ đệm góp phần điều hoà cân bằng acid-base
của cơ thể. Khả năng đệm của HC bằng khoảng 70% khả năng đệm của máu toàn
phần.
+ Trên màng HC, có khoảng 30 kháng nguyên thường gặp và hàng trăm kháng

nguyên hiếm khác. Hầu hết những kháng nguyên này là kháng nguyên không gây ra
đáp ứng miễn dịch trên người và thường được dùng để nghiên cứu về di truyền gen
nhằm xác định quan hệ cha con.
* Ứng dụng lâm sàng
- Chẩn đoán và điều trị bệnh liên quan tới Hb như Thalassemia
7


- Giải thích nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị thiếu O2.
- Xác định quan hệ huyết thống.
Câu 6: Trình bày cơ chế điều hòa số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi và ứng
dụng lâm sàng?
Số lượng máu ngoại vi được điều hoà bởi 3 cơ chế:
- Cơ chế sinh sản: hồng cầu khi thiếu Oxy, tăng CO 2, thiếu máu… thì REF tăng kích
thích sản sinh hồng cầu, sản sinh hồng cầu cần acid amin, sắt, đồng, vitamin B2,
vitamin B12 và acid folic. Ngoài ra còn kể đến vai trò của Erythropoietin:
+ Một glycoprotein có trọng lượng phân tử 34000.
+ Sự giảm oxy ở các mô sẽ kích thích thận sản xuất ra erythropoietin.
+ Sự tổng hợp erythropoietin chịu ảnh hưởng của hormon sinh dục nam.
+ Sự sản xuất erythropoietin giảm trong bệnh suy thận và các bệnh viêm nhiễm cấp
tính hoặc mạn tính.
- Cơ chế phá huỷ: hồng cầu chỉ tồn tại trong vòng 120 ngày.
- Cơ chế dự trữ: hồng cầu được dự trữ ở mao mạch, xoang TM lách, gan, tuỷ
xương… và chỉ đưa ra khi nhu cầu oxy tăng lên.
* Ứng dụng lâm sàng
- Căn cứ vào số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi để giải thích các trường hợp thay
đổi số lượng hồng cầu trong những trường hợp sinh lý và bệnh lý, qua đó đánh giá
tình trạng sức khoẻ của cơ thể có thiếu máu hoặc không.
- Nắm vững cơ chế của các yếu tố cần cho sự sinh sản hồng cầu để giải thích, chẩn
đoán, điều trị bệnh lý thiếu máu do thiếu các yếu tố tạo máu.

Câu 7: Chức năng, HDCN, DHHDCN của bạch cầu hạt và ứng dụng lâm sàng?
I. Chức năng, hoạt động chức năng của BC hạt
Bạch cầu là một nhóm tế bào của máu có đủ nhân và bào quan, kích thước từ 8 —15
µm. Chức năng bảo vệ cơ thể bằng quá trình thực bào và miễn dịch tùy từng loại tế
bào BC
Bạch cầu chia làm 2 nhóm là bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt
Bạch cầu có hạt gồm 3 loại là BC hạt ưa acid' BC hạt ưa base, BC hạt tranz tính
1. Bạch cầu hat trung tính: - Chức năng: Tạo hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại sự
8


xâm nhập của các vi khuẩn sinh mủ bằng quá trình vi thực bào. Chỉ có khả năng thực
bào những vật có kích thước nhỏ như vi khuẩn, tiểu hạt, tơ fibrin của cục máu đông.
- Hoạt động chức năng: Vận động và thực bào Các bước:
+ Tiếp cận: Bạch cầu nhận diện chất hoặc vật để ăn bằng các cách:
(1) Chọn vật có bề mặt xù xì,
(2) Chọn các mô chết, vật lạ không có vỏ bọc và tích điện mạnh
(3) Nhờ kháng thể.
+ Tiếp dính: Tiếp xúc và gắn vào vật lạ
+ Thôn tính: Phóng chân giả bao vây vật lạ tạo túi kín => Lõm vào bào tương rồi tách
khỏi màng TB, túi trôi nổi trong bào tương.
+ Tiêu hóa: Các lyzosome và các hạt khác trong bào tương hòa màng với túi thực bào
rồi tiến hành tiêu hóa bằng 2 cách
(1) Tiết emzym tiêu hóa vào túi thực bào
(2) Tiết các tác nhân diệt khuẩn ( Emzym Lysozin, các chất hóa học có tính OXH
mạnh như H202, 02- ... đặc biệt là enzym xúc tác tạo hypoclorit.)
- ĐHHĐCN:
+ Trong quá trình bảo vệ cơ thể, một số BC chết tạo thành mủ nơi vết thương, giải
phóng ra một số enzym tiêu hóa tại mô bị tổn thương gây ra triệu chứng sưng đau ở
chỗ viêm. Sau khi kiểm soát được yếu tố lạ xâm nhập, một số BC trung tính ở lại làm

lành chỗ tổn thương.
+ Khi BC không tiêu hóa được vật lạ nào đó -> xẩy ra hiện tượng hòa màng các BC
chứa vi khuẩn với nhau tạo BC rất lớn.
2. Bạch cầu hạt ưa acid
- Chức năng:
+ Khử độc các protein lạ, có nhiều niêm mạc đường tiêu hóa + Chống dị ứng do chứa
Histaminase
+Thực bào: tiêu hóa phức hợp kháng nguyên - kháng thể sau quá trình miễn dịch +
Làm tan cục máu đông do có Plasminogen
- Hoạt động chức năng
+ BC hạt ưa acid có nhiều ở mô liên kết horn trong máu, ít có khả năng vận động và
thực bào
+ Các hạt lysosome của bạch cầu ưa acid chứa các enzym oxidase, peroxidase và
phosphatase có tác dụng khử độc các protein lạ và các chất khác
+ Cũng có khả năng hóa ứng động
9


-ĐH HĐCN: Khi các mô bị tổn thương, phức hợp kháng thể - kháng nguyên đặc hiệu
hoặc các BC ưa base, các dưỡng bào sẽ giải phóng các yếu tố hấp dẫn BC ưa acid từ
máu đến mô liên kết đế tham gia quá trình bảo vệ.
3. Bạch cầu hạt ira base
- Chức năng
+ Chống đông máu do trong có Hepparin
+Tham gia vảo các phản ứng dị ứng đo có chứa Hisiamin serotonin, Bradikim
- Hoạt động chức năng:
+ ít khả năng vận động và không chứa Lysosome
+ Giải phóng Heoarin vào máu, làm tan các cục máu đông rất nhỏ ở mao mạch.
+ Trên màng tế bào có các thụ thể gấn. với kháng thể ĩgE. Khi có phản ứng kháng
nguyên - kháng thể sẽ làm vỡ tế bào, giải phóng các hạt chứa chất gây dị ứng:

Histamin, Scrotmin
- ĐH HĐCN: Khí cơ thể có nguy cơ máu bị đông rải rác, xảy ra các phản ứng dị
ứng thì lượng BC ưa base tăng cao
III. Ứng dụng lâm sàng:
- Xác định công thức BC phổ thông để tìm ra tỉ lệ % các loại BC trong máu
ngoại vi BMII thường tỷ lệ bạcầ cầu hạt trong máu ngoại vỉ có
+ 55-65% BC hạt hang tínla
+ 5-10% BC hạt ura add
+ 0-1% BC hạt ưa base
- Căn cứ vào sự thay đổi của từng loại BC hạt tăng hay giảm ta có thể dựa vào
để chẩn đoán hoặc tiên
lượng một số bệnh
- Tăng bệnh lý:
+ BC trung tính: Trong các trường hop nhiễm khuẩn cấp tính, nhiễm trùng mủ trong
hầu hết các phản ứng viêm, tăng 4 - 5 lần so với bình thường để bảo vệ cơ thể.
+ BC ưa axit: Tăng trong các trường hợp phản ứng miễn dịch và tự miễn dịch trong
các quá trình khử Protein của cơ thể và nhiễm KST đường ruột
+ BC ưa base: Tăng trong các trường họp dễ bị đông máu như đái tháo đường, nhiễm
virut, nhiễm độc, bệnh Leukemia dòng hạt
- Giảm bệnh ỉý:
+ BC trung tính: Trong các TH nhiễm độc kim loại nặng ( Pb, As, Hg...) nhiễm vimt
cúm, sởi, quai bị.
10


+ BC ưa acid: Giảm khi dùng Corticoid...
+ BC ưa base: Giảm do vỡ trong một số phản ứng dị ứng

Câu 8: Trình bày nơi sản sinh, biệt hóa, chức năng,hoạt động chức năng,
ĐHHĐ,chức năng của bạch cầu Limpho?

* Chức năng: chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể (thực bào các chất hoặc vi
khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất truyền tin hoá học, các
enzym và các chất khác).
- Bạch cầu hạt trung tính: có chức năng thực bào
- Bạch cầu hạt ưa acid:
+ Khử độc các protein lạ và các chất khác.
+ Thực bào và phá huỷ các phức hợp kháng nguyên – kháng thể.
+ Tấn công và giết ký sinh trùng.
- Bạch cầu hạt ưa base: đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng vì kháng thể
IgE gây phản ứng dị ứng rất hay gắn vào dưỡng bào và bạch cầu ưa base. Khi có
kháng nguyên đặc hiệu kết hợp với kháng thể, kháng nguyên sẽ gắn vào kháng thể
làm cho dường bào và bạch cầu ưa base vỡ ra và giải phóng một lượng lớn histamin,
bradykinin, serotonin, heparin, chất phản ứng chận của sốc phản vệ gây ra các phản
ứng của mạch và phản ứng mô tại chỗ để gây ra các biểu hiện dị ứng.
* Quá trình sinh bạch cầu
- Bạch cầu hạt phát triển và trưởng thành trong tuỷ xương. Quá trình sinh bạch cầu
hạt được kích thích bởi yếu tố gây tăng bạch cầu.
- Nhiều chất hoá học khác được giải phóng vào máu khi mô bị tổn thương cũng kích
thích quá trình sinh bạch cầu.
* Đời sống bạch cầu
- Bạch cầu hạt trung tính có khả năng vận động và thực bào mạnh thường chỉ sống từ
vài phút đến vài ngày
- Các bạch cầu già bị phá huỷ ở gan, lách, tuỷ xương và các hạch bạch huyết.
* Ứng dụng lâm sàng
- Căn cứ vào sự thay đổi số lượng , tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu hạt để chẩn đoán
và tiên lượng bệnh trong quá trình điều trị.
- Tất cả các bạch cầu lympho đều được sinh ra ở tuỷ xương.
11



- Bạch cầu lympho chia làm 2 loại: lympho T và lympho B.
- BC lympho T
+ Khi bị kích thích, một số TB lympho T trở thành lympho T hoạt hoá đáp ứng với
kháng nguyên bằng cách tấn công trực tiếp hoặc bằng cách giải phóng ra các hoá chất
được gọi là lymphokin hấp dẫn bạch cầu hạt đến vùng xâm nhập và kích thích bạch
cầu lympho B và các bạch cầu lympho T khác.
+ Một số bạch cầu lympho T mới được tạo thành trở thành tế bào nhớ, có khả năng
nhận biết kháng nguyên nếu sau đó kháng nguyên này lại xâm nhập cơ thể.
+ Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của bạch cầu lympho B.
+ Chức năng đáp ứng miễn dịch của BC lympho T được gọi là miễn dịch qua trung
gian tế bào.
- BC lympho B
+ Khi bị kích thích bởi một kháng nguyên đặc hiệu, một số bạch cầu lympho B được
hoạt hoá để trở thành nguyên bào lympho.
+ Một số nguyên bào tiếp tục biệt hoá thành nguyên tương bào rồi thành tương bào
là những tế bào sản xuất ra kháng thể.
+ Các nguyên bào lympho khác trở thành BC lympho B hoạt hoá. Một số được đặc
hiệu để trở thành TB nhớ.
+ BC lympho B có thể sống nhiều năm và thực hiện chức năng miễn dịch trung gian
kháng thể.
* Ứng dụng lâm sàng
- Sản xuất vaccine phòng bệnh.
- Xác định công thức bạch cầu để tiên lượng, chẩn đoán một số bệnh.

12


Câu 9: Nhóm máu ABO: cơ sở phân loại, KN, KT, quy tắc truyền máu và ứng
dụng lâm sàng.
* Cơ sở phân loại: hệ thống này do Karl Landsteiner tìm ra lần đầu tiên năm 1901.

Ông đã phát hiện ra sự có mặt của các kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu và
các kháng thể tương ứng anti-A và anti-B trong huyết tương.
* Kháng nguyên
- Dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B người ta chia nhóm máu
thành 4 loại nhóm máu chính:
+ Nhóm O không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu.
+ Nhóm B có kháng nguyên B trên hồng cầu.
+ Nhóm A có kháng nguyên A trên hồng cầu.
+ Nhóm AB có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên hồng cầu.
* Kháng thể
- Trong huyết tương của người nhóm A có kháng thể anti-B, người nhóm B có kháng
thể anti-A, người nhóm O có cả kháng thể anti-A và anti-B, người nhóm AB không
có kháng thể này.
- Có khả năng gây ngưng kết và tan hồng cầu khi gặp kháng nguyên tương ứng.
* Quy tắc truyền máu: để đảm bảo an toàn trong truyền máu phải truyền cùng nhóm
máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau, do vậy cần truyền
nhóm A cho người nhóm A, nhóm AB cho người nhóm AB…
* Ứng dụng lâm sàng
- Truyền máu
- Ghép cơ quan: nếu ghép thận của người nhóm A cho người nhóm O thì các kháng
thể anti-A của người nhận sẽ cố định trên các kháng nguyên A của thận ghép và lập
tức gây thải ghép.
- Trong sản khoa: khi không có sự hoà hợp giữa máu mẹ và máu con, các kháng thể
miễn dịch có thể qua được rau thai để vào tuần hoàn thai nhi gây ngưng kết và vỡ
hồng cầu của thai dẫn đến hậu quả là đứa trẻ bị vàng da vài giờ sau sinh.

13


Câu 10: Nhóm máu Rh: cơ sở phân loại, KN, KT, cơ chế miễn dịch và ứng dụng

thực tế lâm sàng.
* Cơ sở phân loại: năm 1940, Lansteiner và cộng sự tìm ra kháng nguyên của hệ
thống Rh trên loài khỉ Rhesus.
* Kháng nguyên
- Hầu hết kháng nguyên Rh (được kí hiệu bằng các chữ C, D, E, c, d, e) là kháng
nguyên yếu nên ít có ý nghĩa về mặt lâm sàng trừ kháng nguyên D. Người có kháng
nguyên D trên hồng cầu được gọi là người Rh dương tính (Rh +) và không có kháng
nguyên D trên hồng cầu được gọi là người Rh âm (Rh-).
* Kháng thể, cơ chế miễn dịch
- Kháng thể anti-D là kháng thể miễn dịch, bình thường không có trong huyết tương
của cả người Rh+ và Rh-.
- Khi truyền máu Rh+ cho người Rh- thì những người Rh- sẽ sản xuất ra kháng thể
anti-D. Nếu lần sau những người Rh- lại nhận máu Rh+ thì các kháng thể anti-D sẽ
làm ngưng kết các hồng cầu cho Rh+ và sẽ gây ra phản ứng truyền máu.
* Ứng dụng lâm sàng
- Truyền máu: cần tuân thủ quy tắc truyền đúng nhóm máu tránh tai biến trong truyền
nhầm nhóm máu.
Câu 11: Kể tên các giai đoạn của quá trình cầm máu, vẽ sơ đồ đông máu và ứng
dụng lâm sàng.
* Các giai đoạn của quá trình cầm máu
- Co mạch tại chỗ:
- Tạo nút tiểu cầu.
- Tạo cục máu đông.
- Co cục máu đông và tan cục máu đông.
* Sơ đồ đông máu (giáo trình-128)
* Ứng dụng lâm sàng
- Hầu hết các yếu tố đông máu đều được tạo ra ở gan -> các bệnh lý về gan phải làm
xét nghiệm về thời gian máu đông máu chảy để xem có bị rối loạn về hệ thống đông
máu không.
- Thời gian đông máu, chảy máu phản ánh tình trạng bệnh lý liên quan.


14


- Ứng dụng trong điều chế thuốc chống đông máu và gây đông trong phòng thí
nghiệm.
Câu 12: Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của cơ thể bằng hai con đường
thần kinh, thể dịch và ứng dụng lâm sàng.
* Điều hoà bằng con đường thần kinh
- Có 2 loại phản xạ là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Cả hai loại phản xạ này đều được thực hiện nhờ 5 thành phần cơ bản hợp thành
cung phản xạ:
+ Bộ phận cảm thụ: các receptor thường nằm trên da, niêm mạc, bề mặt khớp, thành
mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.
+ Đường truyền vào: thường là dây thần kinh cảm giác hoặc dây thần kinh tự chủ.
+ Trung tâm thần kinh: vỏ não, cấu trúc dưới vỏ và tuỷ sống.
+ Đường truyền ra: thường là dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh tự chủ.
+ Bộ phận đáp ứng: thường là cơ hoặc tuyến.
- Phản xạ không điều kiện: là loại phản xạ cố định mang tính bản năng, tồn tại vĩnh
viễn suốt đời và có khả năng di truyền sang đời sau. Loại phản xạ này có một cung
phản xạ nhất định. Với một kích thích nhất định, tác động vào một bộ phận cảm thụ
nhất định sẽ gây một đáp ứng nhất định.
- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được thành lập trong đời sống sau quá trình luyện
tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện. PXCĐK mang tính chất cá
thể và có thể mất đi sau một thời gian không được củng cố.
* Điều hoà bằng con đường thể dịch
- Vai trò của nồng độ các chất khí trong máu: duy trì nồng độ oxygen và CO 2 là một
trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo hằng tính nội môi.
+ Oxygen là một trong những chất chủ yếu cần cho các phản ứng hoá học trong tế
bào.

+ CO2 là một trong những sản phẩm cuối cùng chủ yếu của các phản ứng oxy hoá
trong tế bào.
- Vai trò của các ion trong máu:
+ Ion K+, Na+, Ca2+, Mg2+ tham gia vào cơ chế tạo điện thế màng, điện thế hoạt
động, dẫn truyền xung động thần kinh trong sợi thần kinh và qua synap.
15


+ Ion Ca2+ tham gia tạo điện thể hoạt động, tham gia cơ chế co cơ, đông máu và ảnh
hưởng đến tính hưng phấn của sợi thần kinh…
+ Ion Fe2+ tham gia cấu tạo hemoglobin, thành phần chủ yếu của hồng cầu.
- Vai trò của hormon: hormon là thành phần đóng vai trò chủ yếu trong cơ chế điều
hoà thể dịch. Các hormon do các tuyến nội tiết bài tiết sẽ vào máu và được máu vận
chuyển tới khắp cơ thể giúp điều hoà chức năng các tế bào.
* Ứng dụng lâm sàng
- Chẩn đoán mức độ tổn thương của hệ thần kinh.
- Đưa ra những bài tập hợp lý để phục hồi chức năng những phần cơ thể bị liệt.
- Đánh giá quá trình chuyển hoá các chất qua lượng hormon sinh ra.
Câu 13: Chuyển hoá cơ sở: định nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng, nguyên tắc đo và
ứng dụng lâm sàng.
- Định nghĩa: là mức chuyển hoá năng lượng của cơ thể trong điều kiện cơ sở, với ba
đặc điểm chính: không vận cơ, không tiêu hoá, không điều nhiệt.
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Tuổi: tuổi càng cao thì chuyển hoá cơ sở càng giảm.
+ Giới: ở cùng một độ tuổi, chuyển hoá cơ sở của nữ bao giờ cũng thấp hơn của
nam.
+ Nhịp ngày đêm: cao nhất lúc 13-16 giờ và thấp nhất lúc 1-4 giờ.
+ Khi ngủ chuyển hoá cơ sở giảm.
+ Chuyển hoá cơ sở của phụ nữ có thai cao hơn bình thường và ở nửa sau chu kỳ
kinh nguyệt cao hơn nửa trước chu kỳ kinh nguyệt.

+ Bệnh tuyến giáp: giảm trong nhược năng và tăng trong ưu năng tuyến giáp.
+ Sốt: khi thân nhiệt tăng 1oC thì chuyển hoá cơ sở tăng 10%.
+ Suy dinh dưỡng protid năng lượng làm giảm chuyển hoá cơ sở.
- Nguyên tắc đo: thông qua thể tích oxy tiêu thụ trong hô hấp, ở điều kiện cơ sở,
thương số hô hấp là 0,82 và giá trị sinh nhiệt của 1 lít oxy là 4,825 Kcal ta tính ra số
năng lượng tiêu hao của cơ thể trong 1 giờ trên 1 mét vuông diện tích cơ thể.
- Ứng dụng lâm sàng:
16


+ Đo CHCS để thăm dò chức năng tuyến giáp.

17


Câu 14: Trình bày các nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng của cơ thể, phân
tính kỹ nguyên nhân tiêu hao năng lượng do vận cơ và ứng dụng lâm sàng.
* Các nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng cơ thể:
- Năng lượng tiêu hao để duy trì cơ thể: đây là số năng lượng cần cho cơ thể tồn tại
bình thường không thay đổi thể trọng, không sinh sản. Trong các nguyên nhân này có
thể kể tới: chuyển hoá cơ sở, vận cơ, điều nhiệt, tiêu hoá.
- Năng lượng tiêu hao cho sự phát triển của cơ thể:
+ Muốn phát triển cơ thể, tăng chiều cao hoặc trọng lượng đều cần tăng kích thước
và số lượng tế bào, cơ thể phải tăng tổng hợp các thành phần tạo hình và dự trữ.
+ Ngoài ra cơ thể cũng cần tiêu hao năng lượng cho việc bổ sung những loại mô bị
đổi mới nhanh chóng.
- Năng lượng tiêu hao cho sinh sản:
+ Trong một chu kỳ mang thai, cơ thể người mẹ cần tiêu hao năng lượng bằng
60.000 Kcal.
+ Tiêu hao năng lượng của người mang thai tăng 150 Kcal mỗi ngày trong thời kì

đầu và 300 Kcal mỗi ngày vào thời kì cuối của thai nghén.
+ Trong thời kì nuôi con, năng lượng tiêu hao để tổng hợp và bài tiết sữa bằng 550
Kcal/ngày.
* Vận cơ
- Trong vận cơ, hoá năng tích luỹ trong cơ bị tiêu hao, 25% chuyển thành công cơ học
của co cơ, 75% còn lại toả ra dưới dạng nhiệt.
- Vận cơ cần thiết để vận động cơ thể trong không gian, để giữ cơ thể ở tư thế nhất
định, để lao động do đó tiêu hao năng lượng là không thể tránh được.
- Tiêu hao năng lượng trong vận cơ thay đổi theo những yếu tố sau:
+ Cường độ vận cơ: cường độ vận cơ càng lớn thì tiêu hao năng lượng càng cao.
+ Tư thế trong vận cơ: tư thế càng thoải mái thì tiêu hao năng lượng càng ít.
+ Mức độ thông thạo: càng thông thạo thì tiêu hao năng lượng cho vận cơ càng ít.
* Ứng dụng lâm sàng
- Từ nghiên cứu về tiêu hao năng lượng cho cơ thể để đưa ra các biện pháp giảm tiêu
hao năng lượng vô ích:
+ Giảm tiêu hao năng lượng do điều nhiệt: khi trời lạnh, mặc ấm, giữ ấm cơ thể
bằng máy sưởi. Khi trời nóng làm mát cơ thể bằng quạt, điều hoà, mặc quần áo mỏng.
18


+ Giảm tiêu hao năng lượng cho vận cơ: làm việc vừa sức không làm việc nặng
nhọc quá sức cơ thể.
- Bổ sung năng lượng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Câu 15: Trình bày các phương thức toả nhiệt, sinh nhiệt và ứng dụng lâm sàng.
* Các phương thức toả nhiệt
- Truyền nhiệt trực tiếp: nhiệt được truyền trực tiếp từ vật có nhiệt độ cao sang vật có
nhiệt độ thấp hơn qua bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
- Truyền nhiệt đối lưu: nhiệt được truyền cho lớp không khí tiếp xúc với bề mặt cơ
thể. Hiện tượng đối lưu làm tăng quá trình này.
- Bức xạ nhiệt: nhiệt được truyền từ vật nóng hơn sang vật kia mà không cần có chất

dẫn truyền và ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí.
- Bay hơi nước:
+ Bay hơi nước qua mồ hôi: khi bốc hơi, nước “kéo theo” một lượng nhiệt: 580
Kcal/1 lít nước.
+ Bay hơi nước theo đường hô hấp và thấm nước qua da: lượng nước bay hơi qua da
không cảm thấy là lượng nước thấm qua da, trung bình 0,5 lit/ ngày và hầu như
không thay đổi theo nhiệt độ không khí.
- Tăng thông khí: nhiệt độ máu tăng cao tác động lên trung tâm tăng thông khí ở hành
não làm tăng lưu lượng thở, tăng dòng khí đi qua các đường dẫn khí để làm tăng sự
đối lưu và bay hơi nước ở đường hô hấp trên.
+ Kiểu thở lúc này là thở nông và nhanh.
* Các phương thức sinh nhiệt: mọi nguyên nhân làm tăng tiêu hao năng lượng đều
làm tăng sinh nhiệt, có thể làm tăng sinh nhiệt lên 150% so với bình thường.
- Chuyển hoá cơ sở.
- Vận cơ: mức độ sinh nhiệt do vận cơ tăng theo cả về số tuyệt đối cũng như tỷ lệ
tương đối và có thể tới 90% lượng nhiệt sinh ra.
+ Run cơ là một nguyên nhân sinh nhiệt vì khi run có tới 80% năng lượng bị chuyển
thành nhiệt.
+ Run vì lạnh có thể làm mức sinh nhiệt tăng từ 2 đến 4 lần.
- Tiêu hoá: khi tiêu hoá thức ăn cơ thể cũng phải tiêu hao năng lượng cho động tác
tiêu hoá, sản xuất và bài tiết dịch tiêu hoá, cho hấp thu các chất.
- Phát triển cơ thể ở người trẻ, phát triển bào thai ở phụ nữ có mang…
* Ứng dụng lâm sàng

19


- Đây là cơ sở giải thích cơ chế chống nóng, chống lạnh của cơ thể từ đó có những
biện pháp bảo vệ cơ thể và nhiệt.
Câu 16: Cơ chế chống nóng, cơ chế chống lạnh và ứng dụng lâm sàng.

* Cơ chế chống nóng
- Bài tiết mồ hôi
- Tăng thông khí: nhiệt độ máu tăng cao tác động lên trung tâm tăng thông khí ở hành
não làm tăng lưu lượng thở, tăng dòng khí đi qua các đường dẫn khí để tăng sự đối
lưu và bay hơi nước ở đường hô hấp trên chứ không phải tăng thông khí phế nang.
- Giãn mạch da: nhiệt lượng trung tâm tăng có tác dụng kích thích các trung tâm kiểm
soát phân bố máu ở vùng dưới đồi và ức chế trung tâm giao cảm gây co mạch ở phần
sau vùng dưới đồi gây giãn mạch.
+ Nhiệt lượng từ trung tâm được chuyển ra ngoại vi nhiều, nhiệt độ da tăng lên và
được truyền ra môi trường nhiều hơn
+ Máu từ tĩnh mạch sâu đi ra tĩnh mạch ngoại vi nhiều hơn.
- Giảm sinh nhiệt: ức chế run cơ và ức chế sinh nhiệt hoá học dưới tác dụng của
catecholamin.
* Cơ chế chống lạnh
- Co mạch da: làm cho nhiệt lượng được vận chuyển từ trung tâm ra ngoại vi giảm,
nhiệt độ ở bề mặt cơ thể thấp nên giảm thải nhiệt ra môi trường.
- Dựng chân lông: dưới tác dụng của kích thích giao cảm, cơ dựng lông co làm tăng
bề dày lớp không khí giữa da và môi trường.
- Run cơ: khi bị kích thích lạnh, cơ thể có phản xạ run cơ. Run cơ không tạo ra công
cơ học nhưng sinh ra nhiều nhiệt.
- Sinh nhiệt hoá học: là sinh nhiệt do tăng chuyển hoá tế bào dưới tác dụng của các
catecholamin trong máu và của kích thích giao cảm.
- Tăng bài tiết hormon thyroxin: khi bị lạnh, tuyến giáp tăng bài tiết hormon thyroxin
làm tăng chuyển hoá chất toàn cơ thể theo hướng oxy hoá nên làm tăng sinh nhiệt.
* Ứng dụng lâm sàng
- Giảm thân nhiệt trong một số trường hợp phẫu thuật để giảm ngưỡng tuần hoàn đỡ
gây sang chấn mạnh.
- Trong điều trị sốc nội khoa, uốn ván, nhiễm độc thyroxin sau phẫu thuật tuyến giáp
cần có biện pháp hỗ trỡ điều hoà thân nhiệt cho cơ thể bệnh nhân.


20


Câu 17: Lọc ở cầu thận: định nghĩa, cơ chế, lưu lượng lọc, các yếu tố ảnh hưởng
và ứng dụng lâm sàng.
* Định nghĩa: quá trình lọc ở cầu thận là quá trình lọc huyết tương từ mao mạch máu
của cầu thận đi qua 3 lớp màng lọc vào bao Bowman trở thành dịch lọc cầu thận.
* Cơ chế:
- Quá trình lọc là quá trình thụ động, phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp suất.
Cụ thể là:
+ Các áp suất trong mạch máu: áp suất thuỷ tĩnh (P H) có tác dụng đẩy nước và các
chất hoà tan ra khỏi mạch; áp suất keo của huyết tương (P K) có tác dụng giữ các chất
hoà tan và nước.
+ Các áp suất trong bọc Bowman: áp suất keo của bọc (P KB) có tác dụng kéo nước
vào bọc; áp suất thuỷ tĩnh của bọc (PB) có tác dụng cản nước và các chất hoà tan đi
vào bọc.
+ Bình thường PKB = 0 nền áp suất lọc được tính là:
PL = PH – (PK + PB)
* Lưu lượng lọc: là số ml dịch lọc được tạo thành trong một phút , được tính bằng
tích của hệ số lọc nhân với áp lực lọc của cầu thận.
* Các yếu tố ảnh hưởng:
- Lưu lượng máu thận tăng làm lưu lượng lọc tăng.
- Áp suất keo của huyết tương giảm làm lưu lượng lọc tăng.
- Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đến: làm giảm áp suất mao mạch cầu thận nên
giảm lưu lượng lọc.
- Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đi: làm tăng áp suất mao mạch cầu thận. Nếu co
nhẹ thì làm tăng áp suất lọc. Nếu co mạnh thì sẽ làm giảm lưu lượng lọc mặc dù áp
suất trong mao mạch thận vẫn cao.
* Ứng dụng lâm sàng:
- Dựa vào giá trị PH, PK, PB để chẩn đoán một số bệnh liên quan.


21


Câu 18: Trình bày quá trình tái hấp thu các chất ở ống lượn gần, quai Henle và
ứng dụng lâm sàng.
* Tái hấp thu các chất ở ống lượn gần:
- Tại ống lượn gần, 70-75% natri, clo, bicarbonat, nước; hầu như toàn bộ ion kali,
mono acid phosphat và các acid amin trong nước tiểu đều được tái hấp thu.
- Tái hấp thu ion natri:
+ 67% Natri được đồng vận chuyển với glucose hoặc acid amin vào trong TB ống
lượn gần. Sau đó được chuyển qua màng đáy vào khoảng kẽ nhờ bơm Na-K-ATPase.
+ Số còn lại được tái hấp thu thụ động qua khoảng kẽ giữa các tế bào ống lượn gần
và vào khoảng kẽ do khuếch tán theo bậc thang điện hoá và đi theo nước.
- Tái hấp thu glucose:
+ Glucose chỉ được tái hấp thu ở ống lượn gần.
+ Khi nồng độ glucose thấp hơn ngưỡng glucose của thận thì được tái hấp thu hoàn
toàn nhờ cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát ở ống lượn gần.
+ Nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận thì glucose không được
tái hấp thu hoàn toàn và một phần bị đào thải qua nước tiểu.
- Tái hấp thu protein và acid amin: được tái hấp thu hoàn toàn theo cơ chế vận chuyển
tích cực.
- Tái hấp thu ion bicarbonat: được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần theo cơ chế vận
chuyển tích cực, liên quan chặt chẽ với enzym carbonic anhydrase (CA).
- Tái hấp thu kali, clo và một số ion khác:
+ Ion kali được tái hấp thu hoàn toàn theo cơ chế vận chuyển tích cực.
+ Ion clo được tái hấp thu theo bậc thang điện tích.
+ Một số gốc sulfat, phosphat, nitrat… được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích
cực.
- Tái hấp thu ure: ure khuếch tán vào dịch kẽ, rồi vào máu theo bậc thang nồng độ.

- Tái hấp thu nước: 75-89% nước được tái hấp thu ở ống lượn gần.
- Bài tiết creatinin: được lọc ở cầu thận và không được tái hấp thu.
* Tái hấp thu ở quai Henle : 25% natri và 15% nước được tái hấp thu ở quai Henle.
* Ứng dụng lâm sàng:
- Kiểm tra chức năng của ống lượn gần dựa vào độ thanh thải creatinin.

22


Câu 19: Trình bày quá trình tái hấp thu, bài tiết các chất ở ống lượn xa, ống góp
và ứng dụng lâm sàng.
* Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn xa
- Tái hấp thu ion natri:
+ Tái hấp thu natri ở ống lượn xa theo cơ chế vận chuyển tích cực, chịu tác dụng của
aldosteron.
+ Aldosteron làm tăng tổng hợp protein tham gia vận chuyển tích cực ion natri và
ion kali ở ống lượn xa.
+ Khoảng 5% natri được tái hấp thu ở ống lượn xa.
- Tái hấp thu ion bicarbonat: được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực, liên
quan chặt chẽ với enzym CA. Quá trình tái hấp thu bicarbonat quan hệ chặt chẽ với
sự đào thải ion hydro.
- Tái hấp thu nước: nước ở ống lượn xa được tái hấp thu theo cơ chế chủ động nhờ
tác dụng của hormon ADH làm nước tiểu được cô đặc lại.
- Bài tiết ion hydro: ion hydro kết hợp với ion mono acid phosphat, với amoni, các
gốc acid hữu cơ yếu hoặc với các gốc khác để đào thải ra ngoài. Ngoài ra còn kết hợp
với ion bicarbonat để tạo H2CO3 phân ly thành H2O và CO2.
- Bài tiết amoni: NH3 được kết hợp với ion H + tạo thành NH4+ và được thải ra ngoài
dưới dạng muối amoni.
- Bài tiết ion kali: dưới tác dụng của aldosteron, ion K + được vận chuyển tích cực vào
lòng ống.

- Bài tiết một số chất khác: tế bào ống lượn xa còn bài tiết phenol, PAH, creatinin, các
acid mạnh, các sản phẩm của thuốc đưa từ ngoài vào, các chất độc lạ sinh ra trong
quá trình chuyển hoá hoặc từ bên ngoài vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau.
* Tái hấp thu ở ống góp
- Sự tái hấp thu nước chịu tác dụng của ADH.
- Ống góp tái hấp thu khoảng 2-3% natri, một ít ure.
- Ống góp bài tiết ion hydro theo cơ chế vận chuyển tích cực như ở ống lượn xa.

23


Câu 20: Trình bày các chức năng cơ bản của hệ thần kinh, cho ví dụ minh hoạ
và ứng dụng lâm sàng.
Dẫn truyền cảm giác và giác quan:
- Cảm giác nông: là cảm giác có ý thức bao gồm xúc giác- đau- nóng- lạnh. Có
receptor nằm bên ngoài da
 VD: Khi ta chạm tay vào cái chảo ta biết nó nóng hay lạnh
- Cảm giác sâu: có receptor bản thể ( ở xương, khớp cơ), bao gồm: cảm giác sâu có
ý thức và cảm giác sâu không ý thức. Trung tâm nhận cảm cảm giác sâu là vỏ não,
tủy sống và tiểu não
o Cảm giác sâu có ý thức: cho ta biết tư thế, vị trí của từng phần cơ thể và của cả cơ
thể trong không gian; đồng thời cũng cho biết cảm giác tinh vi về xúc giác.
o Cảm giác sâu không ý thức: tạo cảm giác trương lực cơ giúp cơ thể giữ thăng bằng
và phối hợp các động tác có tính chất tự động.
- Giác quan: gồm thính- thị- vị- khứu- xúc giác
 VD: Ta có thể nghe thấy tiếng nhạc, nhìn thấy ánh sáng,..
Dần truyền vận động và phản xạ:Hệ thống thần kinh kiểm soát vận động của cơ
thể bao gồm vỏ não, các trung tâm dưới vỏ, tủy sống.
1. Vỏ não là nơi xuất phát của các ý định, các lệnh thực hiện và kiểm soát việc thực
hiện động tác tùy ý.

2. Các trung tâm dưới vỏ bao gồm các nhân xám trung ương, tiểu não, thân não chịu
trách nhiệm điều hòa, phối hợp vận động để hoàn thành công tác.
3. Tủy sống là nơi có “con đường chung cuối cùng” qua đó động tác được thực hiện,
góp phần làm cho động tác được hoàn thiện. Ngoài chức năng dẫn truyền cảm giác
lên các trung tâm phía trên và các xung động vận động từ các trung tâm phía trên
xuống, tủy sống còn là trung tâm của những phản xạ đơn giản.
- Các vận đông có ý thức và PXCĐK có trung tâm ở vỏ não.
 VD: phản xạ tiết nước bọt khi nhìn thấy quả chanh vì đã được ăn quả chanh và biết
vị chua của nó
- Các vận động không có ý thức và PXKĐK có trung tâm ở phần dưới của hệ thần
kinh
 VD: phản xạ nhị đầu cánh tay có trung tâm ở đốt tủy C5-C6
24


Chức năng thực vật: Hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ TK giao cảm và TK phó
giao cảm
- Chức năng:
1. Kiểm soát các tạng,
2. Điều hòa HA động mạch
3. Cử động và tiết dịch ống tiêu hóa,
4. Bài tiết 1 số hormone,
5. Điều hòa thân nhiệt và nhiều hoạt đông khác
6. Điều hòa nội môi và giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
 VD: hệ thần kinh giao cảm có tác dụng tăng co bóp tim, giãn mạch. Hệ thần kinh
phó giao cảm làm co mạch, giảm co bóp tim
Chức năng trí tuệ
- Chức năng cấp cao của hệ thần kinh bao gồm ngôn ngữ, học tập, trí nhớ, suy xét, ý
thức, tư duy, cảm xúc, tình cảm…(8)
VD: con người có khả năng học tập, lao động trí óc,…

 Ứng dụng lâm sàng
- Dựa vào cảm giác đau để chuẩn đoán và tiên lượng bệnh
- Sử dụng điện não đồ trong chẩn đoán động kinh và rối loạn giấc ngủ
- Tổn thương TK biểu hiện ra bên ngoài là rối loạn cảm giác.
- Các chất có tác dụng lên hệ thần kinh tự chủ được dùng nhiều trong điều trị tùy
theo từng trường hợp rối loạn cụ thể nhất là trong bệnh tim mạch
- Dựa vào tổn thương vận đông để xác định vị trí não tổn thương :Tổn thương nhân
xám trung ương (chủ yếu là liềm đen) gây hội chứng Parkinson

25


×