Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đề cương sinh lý 2 2018 (ctu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.52 KB, 74 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH LÝ 2
Câu 1: Trình bày các tính chất sinh lý của cơ tim và
ứng dụng lâm sàng? Các tính chất sinh lý của cơ
tim:4 tính chất cơ bản................................................3
Câu 2: Mô tả các giai đoạn của chu kỳ tim và ứng
dụng lâm sàng?..........................................................6
Câu 3: Trình bày cơ chế thần kinh điều hòa hoạt động
tim và ứng dụng lâm sàng?........................................8
Câu 4:Trình bày cơ chế nội tại, cơ chế thể dịch điều
hòa hoạt động tim và ứng dụng lâm sàng?...............11
Câu 5: Mô tả các biểu hiện bên ngoài của chu chuyển
tim và ứng dụng lâm sàng:.......................................13
Câu 6: Huyết áp động mạch: Khái niệm, các loại, ý
nghĩa, trị số bình thường, bất thường, các yếu tố ảnh
hưởng và ứng dụng lâm sàng?.................................16
Câu 7: Mô tả các nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch
và UDLS?................................................................20
Câu 8: Trình bày các chức năng của mao mạch và
UDLS?.....................................................................22
Câu 9: Áp suất âm trong khoang màng phổi: Định
nghĩa, cơ chế hình thành, biến đổi trong chu kỳ hô
hấp, ý nghĩa, UDLS?...............................................24
Câu 10: Trình bày các thể tích, dung tích hô hấp:
Khái niệm, giá trị bình thường, ý nghĩa, vẽ đồ thị và
UDLS?.....................................................................27

1


Câu 11: trình bày các lưu lượng thở, các chỉ số hô
hấp cơ bản: khái niêm, giá trị bình thường và ứng


dụng lâm sàng?........................................................31
Câu 12: trình bày quá trình vận chuyển O2 và ứng
dụng lâm sàng của quá trình này?............................33
Vận chuyển O2 từ phổi đến mô...............................33
Câu 13: Trình bày quá trình vận chuyển CO2 và ứng
dụng lâm sàng?........................................................35
Câu 14: Nước bọt: thành phần, tác dụng, điều hòa bài
tiết và ứng dụng lâm sàng?......................................38
Câu 15: trình bầy thành phần, tác dụng của dịc vị hỗn
hợp và ứng dụng lâm sàng?.....................................40
Câu 16: Trình bày cơ chế điều hòa bài tiết dịch vị và
UDLS?.....................................................................42
Câu 17: Trình bày thành phần, tác dụng của dịch tụy
hỗn hợp và UDLS?..................................................45
Câu 18: Trình bày thành phần, tác dụng của dịch mật
và UDLS?................................................................47
Câu 19: Các hormon GH, ACTH, TSH: bản chất, tác
dụng, điều hòa bài tiết và UDLS?............................49
Câu 20: Hormon FSH và LH: bản chất, tác dụng,
điều hòa bài tiết và UDLS?......................................53
Câu 21: Hormon thùy sau tuyến yên: bản chất, tác
dụng, điều hòa bài tiết và ứng dụnglâm sàng?.........55
Câu 22: Hormon tuyến giáp: bản chất, tác dụng, điều
hòa bài tiết và ứng dụnglâm sàng?...........................58
Câu 23: Hormon tuyến cận giáp: bản chất, tác dụng,
điều hòa bài tiết và ứng dụnglâm sàng?...................61

2



Câu 24: Hormon tuyến vỏ thượng thận: bản chất, tác
dụng, điều hòa bài tiết và ứng dụnglâm sàng?.........66
Câu 25: Hormon tuyến tủy thượng thận: bản chất, tác
dụng, điều hòa bài tiết và ứng dụng lâm sàng?........71

Câu 1: Trình bày các tính chất sinh lý của cơ
tim và ứng dụng lâm sàng? Các tính chất sinh lý
của cơ tim:4 tính chất cơ bản
1.Tính hưng phấn:
-Khả năng đáp ứng các kích thích bằng cách co cơ,
thể hiện bằng cơ tim phát sinh điện thế hoạt động,
điện thế này làm co cơ tim.
-Sự đáp ứng với kích thích của cơ vân và cơ trơn là
khác nhau: Cơ tim đáp ứng với kích thích bằng co
cơ như cơ vân, tuy nhiên có đặc điểm riêng là đáp
ứng theo quy luật “tất cả hoặc không ”
-TN: Dùng dòng điện cảm ứng với dòng điện tăng
dần và ghi đồ thị co cơ tim ếch ta thấy:
+Cường độ kích thích nhỏ hơn ngưỡng: Cơ tim
không đáp ứng.
+Với cường độ kích thích bằng hoặc trên ngưỡng,
cơ tim đều đáp ứng bằng co cơ tối đa.
Đặc điểm này giúp cơ tim không bị co cứng
2. Tính trơ có chu kỳ:
-Tính trơ có chu kỳ là tính không đáp ứng với kích
thích có chu kỳ của cơ tim
3


-TN ghi đồ thị hoạt động của tim ếch khi gây ngoại

tâm thu nghỉ bù:
+Nếu kích thích vào giai đoạn cơ đang co thì cơ
tim cũng không co thêm nữa, dù cường độ kích
thích có cao trên ngưỡng thì cơ tim cũng không co
thêm nữa, điều này chứng tỏ rằng khi tim đang co
thì không đáp ứng với kích thích gọi là giai đoạn
trơ của cơ tim.
+Nếu kích thích cơ tim vào giai đoạn cơ tim đang
giãn thì có 1 co bóp co bóp phụ ngoài nhịp cơ sở
được gọi là ngoại tâm thu, sau ngoại tâm thu, cơ
tim dãn ra và nghỉ kéo dài gọi là nghỉ bù.
+ Tim nghỉ bù là do xung động từ nút xoang tới
tâm thất rơi vào giai đoạn trơ của co bóp phụ nên
co bóp bình thường không xảy ra cho đến khi xung
động tiếp theo của nút xoang thì lại xuất hiện co
bóp bình thường.
+Tổng thời gian chu kỳ ngoại tâm thu và chu kỳ
tiếp theo sau đó bằng tổng thời gian của 2 chu kỳ
tim bình thường.
3. Tính dẫn truyền:
-Tính dẫn truyền là khả năng dẫn truyền xung động
của hệ thống nút và cơ tim
- Ở các vùng khác nhau thì vận tốc dẫn truyền
cũng khác nhau.
4. Tính nhịp điệu:
4


- Là khả năng kế tiếp phát xung động làm tim co
bóp đều đặn theo chu kỳ lặp đi lặp lại

*Ý nghĩa:
- Nhờ có tính hưng phấn, tính nhịp điệu và tính dẫn
truyền xung động mà tim dù ở trong cơ thể hay
tách tim ra khỏi cơ thể và được nuôi dưỡng đầy đủ
thì tim vẫn co bóp nhịp nhàng.
- Nhờ tính trơ có chu kỳ mà tim không bị co cứng
khi chịu các kích thích liên tục, phù hợp với chức
năng bơm máu của tim.
*Ứng dụng lâm sàng.
-Dùng để ghép tim người này cho người khác mà
tim vẫn hoạt động nhịp nhàng
Trong một số trường hợp tính hưng phấn phát triển
quá, sử dụng thuốc an thân để điều trị ngoại tâm
thu làm giảm tính hưng phấn.

5


Câu 2: Mô tả các giai đoạn của chu kỳ tim và
ứng dụng lâm sàng?
1. Các giai đoạn của chu kỳ tim:
Chu kỳ hoạt động của tim gồm nhiều giai đoạn lặp
đi lặp lại đều đặn, nhịp nhàng theo một trình tự
nhất định tạo nên chu kỳ hoạt động của tim hay
còn gọi là chu chuyển tim.
Chu kỳ hoạt động của tim gồm các giai đoạn: Nhĩ
thu, thất thu, tâm trương toàn bộ:
1.1.Giai đoạn tâm nhĩ thu: Tâm nhĩ co bóp =>áp
suất tâm nhĩ tăng, đẩy nốt máu xuống tâm thất.
1.2.Giai đoạn thất thu (0.3s): Tâm thất co tống máu

vào động mạch, gồm 2 thời kỳ:
*Thời kỳ tăng áp:
Áp suất trong tâm thất tăng lên > "P" trong tâm nhĩ
=> đóng van nhĩ thất .Tuy vậy lúc này áp suất
trong tâm thất vẫn thấp hơn P động mạch nên van
ĐM chưa mở ra nên thời kỳ này gọi là co đẳng
tích.
-P tâm thất tiếp tục tăng> P động mạch => mở van
ĐM
*Thời kỳ tống máu:
-Máu được tống vào ĐM, cơ thất co nhỏ lại, P tâm
thất vẫn tăng cao, thời kỳ tống máu chia làm 2 thì:
+Tống máu nhanh: Trong thì này 4/5 lượng máu
của tâm thất được tống vào ĐM
6


+Tống máu chậm: Thời gian dài hơn nhưng lượng
máu tống vào ĐM ít hơn, tống 1/5 lượng máu còn
lại của TT đc tống vào ĐM.
1.3. Thời kỳ tâm trương toàn bộ:
-Cơ TT bắt đầu giãn (Trong khi cơ tâm nhĩ đang
giãn)
-Ptt<Pđm => đóng van ĐM
-Cơ TT tiếp tục giãn P tt<Ptn => mở van nhĩ thất
=> máu đc hút từ TN xuống TT, 2/3 lượng máu.
+Đầy thất nhanh: Gđ đầu P trong TN giảm =>máu
từ TN xuống TT,
+Đầy thất chậm: P trong TN hơi tăng => lượng
máu xuống TT giảm dần.

TN bắt đầu co khởi động 1 CK tim mới
CK tim sinh lý tính theo trình tự các hiện tượng:
Nút xoang phát xung động: Bắt đầu từ nhĩ co =>
Thất thu và tâm trương
CK tim lâm sàng chia 2 thời kỳ: Tâm thu (Thất
thu), và tâm trương ( Nhĩ thu, tâm trương toàn bộ).
2. Ứng dụng lâm sàng:
-Người bị suy tim người ta dùng nghiệm pháp đo
áp lực tĩnh mạch trung tâm xem khả năng hút máu
về tim.
-Biểu hiện bên ngoài của chu kỳ tim: Sờ mỏm tim
ngoài thành ngực biết chu kỳ tim bình thường hay
không bình thường, một số trường hợp bệnh lý có
rung mưu, tiếng T1 tách đôi.
7


Câu 3: Trình bày cơ chế thần kinh điều hòa
hoạt động tim và ứng dụng lâm sàng?
1.Cơ chế điều hòa hoạt động của tim do hệ thần
kinh thực vật chi phối gồm hệ thần kinh giao
cảm và hệ phó giao cảm:
-Hệ phó giao cảm:
+Trung tâm phó giao cảm điều hòa hoạt động của
tim nằm ở hành não, đó là nhân của dây thần kinh
X, chi phối hoạt động của nút xoang và nút nhĩ
thất.
+Tác dụng 5 giảm:
Giảm tần số : Kích thích dây X tim đập chậm hoặc
ngừng đập

Giảm lực co bóp cơ tim: Cơ tim co bóp yếu đẩy đc
ít máu vào động mạch
Giảm trương lực cơ tim: Trong trạng thái nhất định
cơ tim có độ căng nhất định
Giảm tốc độ dẫn truyền xung động:
Giảm tính hưng phấn của cơ tim
+Hóa chất trung gian của hệ thần kinh phó giao
cảm là Acetylcholin
-Hệ thần kinh giao cảm:
+Trung tâm là sừng bên chất xám tủy sống đoạn
lưng 1-3, cổ 1-7=> hạch giao cảm cạnh sống=> nút
xoang, nút nhĩ -thất và bó his.
+Tác dụng 5 tăng:
Tăng tần số
8


Tăng co bóp cơ tim
Tăng trương lực cơ tim
Tăng tốc độ dẫn truyền xung động
Tăng tính hưng phấn của cơ tim
+Hóa chất trung gian của hệ thần kinh giao cảm là
noadrenalin.
2. Các phản xạ điều hòa hoạt động tim
- Phản xạ bình thường:
+PX giảm áp: Khi áp suất tăng ở quai ĐM chủ và
xoang ĐM cảnh, tác động và các receptor nhận
cảm áp suất ở đây, làm xuất hiện các xung động =>
dây Cyon và dây Hering về hành não, giảm kích
thích giao cảm, tăng kích thích dây X=> tim đập

chậm, HA giảm.
+PX tăng nhịp tim: Khi nồng độ oxi máu giảm
hoặc CO2 máu tăng => các receptor hóa học ở
QĐMC và XĐMC bị hưng phấn=> dây Cyon và
Hering về hành não ức chế dây X=> tim đập
nhanh, huyết áp tăng.
+PX Tim – Tim (PX Bainbridge): Khi máu về tim
nhiều => tăng áp suất ở gộc TM chủ đổ vào nhĩ
phải=> xung động về hành não=> truyền ra dây
giao cảm => tăng nhịp tim và sức co bóp, giải
quyết tình trạng ứ máu ở tâm nhĩ phải.
-Các phản xạ bất thường:
+PX mắt -tim: Ấn mạnh lên 2 nhãn cầu => kích
thích đầu mút dây 5=> hành não kích thích dây X
9


=> tim đập chậm. Ứng dụng cấp cứu cơn nhịp
nhanh kịch phát
+PX Goltz: đánh mạnh vào vùng thượng vị có thê
gây ngừng tim (KT dây X). Trong phẫu thuật co
kéo mạnh các tạng ở bụng có thể gây ngừng tim.
+PX hậu môn – tim:Kích thích mạnh, đột ngột vào
vùng hậu môn cũng có thể gây ngừng tim
3. Ảnh hưởng của vỏ não và một số trung tâm
thần kinh khác
Hoạt động của vỏ não: các cảm xúc mạnh, hồi hộp,
sợ hãi làm biến đổi nhịp tim
*Ứng dụng lâm sàng:
-Chẩn đoán có cường phó giao cảm hay không

-Chẩn đoán cấp cứu điều trị tim nhanh nhịp kịch
phát trên thất
-Khi phẫu thuật ổ bụng phải gây mê sâu nếu không
có thể gây ngừng tim trên bàn mổ.

10


Câu 4:Trình bày cơ chế nội tại, cơ chế thể dịch
điều hòa hoạt động tim và ứng dụng lâm sàng?
1.Cơ chế nội tại ( tự điều hòa theo cơ chế Frank
– Starling):
-Lực co bóp của cơ tim tỷ lệ thuận với chiều dài
sợi cơ trước khi co
-Ý nghĩa:Tim có khả năng tự thay đổi lực tâm thu
theo từng điều kiện của cơ thể
Luật này phản ánh khả năng thích nghi của cơ tim
để phù hợp với điều kiện, nhu cầu oxy mô trong
những điều kiện khác nhau.
-Ứng dụng:
+Ở người lao động mạnh, tập thể thao thường
xuyên thì tim co bóp rất mạnh, thành cơ tim dày,
buồng tim rộng. Người lao động ít thì tim thường
nhỏ => muốn tăng cường chức năng tim phải
thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
+Những vận động viên, người lao động nặng.. tim
thường to, khi ngừng luyện tập thể thao phải ngừng
từ từ vì nếu ngừng đột ngột có thể gây ra đột quỵ.
+Với bệnh nhân tăng huyết áp có thể dẫn tới dày
thất trái. Khi giảm lao động nặng nhọc thì phải kết

hợp dùng thuốc điều trị có thể làm giảm tỷ lệ dày
thất trái, giảm phù hợp với hoạt động của tim.
2. Cơ chế thể dịch:
-T3, T4 (hormon tuyến giáp) => tim đập nhanh,
mạnh
11


-Sự tham gia của các hormon Adrenalin =>5 tăng,
noadrenalin=> tăng huyết áp.
- Nồng đọ oxi giảm, CO2 tăng (máu)=> tim đập
nhanh và ngược lại
-Nồng độ Ca2+ máu tăng => tăng trương lực cơ tim
-Nồng độ K+ trong máu tăng làm giảm trương lực
cơ tim.
-PH của máu giảm làm tim đập nhanh
- Nhiệt độ cơ thể tăng => tim đập nhanh.
*Ứng dụng lâm sàng:
- Dùng Adrenalin để cấp cứu sốc phản vệ, trụy tim
mạch, suy hô hấp tuần hoàn.
- Người bình thường không tiêm Adrenalin không
tiêm vào TM vì nó có tác dụng mạnh đối với hệ
tim mạch.
- Trong mổ tim phải hạ nhiệt nhân tạo xuống còn
25 – 30 0C để cơ thể có thể chịu đựng được với sự
thiếu oxi.

12



Câu 5: Mô tả các biểu hiện bên ngoài của chu
chuyển tim và ứng dụng lâm sàng:
1.Mỏm tim đập:
Khi nhìn hoặc sờ vào thành lồng ngực phía trước
bên trái, ở khoang liên sườn V, trên đường giữa
xương đòn trái, ta thấy tại đó nhô lên, hạ xuống
trong mỗi chu kỳ tim đó là mỏm tim đập. Có hiện
tượng này là lúc cơ tim đang co, cơ tim rắn lại và
đưa mỏm tim ra phía trước đẩy vào thành ngực, làm
cho thành ngực ở đó nhô lên, khi cơ tim giãn ra lồng
ngực tại vị trí đó lại hạ xuống.
-UDLS: Quan sát mỏm tim đập cho ta biết vị trí của
tim trên lồng ngực để tiến hành các thăm khám về
tim và có thể đếm được nhịp tim
2.Tiếng tim:
-Dùng ống nghe hay áp tai vào thành ngực phía
trước bên trái, ta thường nghe thấy 2 tiếng tim là T1
và T2, thỉnh thoảng còn nghe thấy tiếng T3 và T4.
-Tiếng T1 (bùm): Nghe trầm và dài, nghe rõ ở vùng
mỏm tim, là tiếng mở đầu của thời kỳ tâm thất thu.
Nguyên nhân gây ra tiếng T1 chủ yếu là do đóng
van Nhĩ thất. tiếng T1 có 2 thành phần chính:
+Thành phần 1 là do đóng van 2 lá, nghe rõ nhất ở
vùng mỏm tin
+Thành phần 2 là do đóng van 3 lá, nghe rõ nhất ở
phần dưới bờ ức trái.Ngoài ra nguyên nhân chủ yếu
là do đóng các van nhĩ thất, tiếng T1 còn do mở các
van bán nguyệt (van tổ chim) và dòng máu phun
vào động mạch.
13



-Tiếng T2 nghe thanh và ngắn, nghe rõ ở khoang
liên sườn II. cạnh 2 bên xương ức. Tiếng T2 là tiếng
mở đầu cho thời kỳ tâm thất trương.
Nguyên nhân gây ra T2 là do đóng các van tổ
chim.T2 cũng có 2 thành phần chính:
+Thành phần 1 là đóng van ĐM chủ, xảy ra trước 1
chút
+Thành phần 2 là đóng van ĐM phổi xảy ra sau
thành phần 1 do các hiện tượng hoạt động của tim
trái xảy ra trước một chút so với hoạt động của tim
phải.
-Khoảng thời gian giữa T1 – T2 là khoảng im lặng
ngắn (lúc tâm thât thu)
- Khoảng thời gian giữa T2-T1 là khoảng im lặng
dài (lúc tâm thất trương).
-Tiếng T3 và T4 được tạo ra khi buồng tâm thất
hứng máu trong giai đoạn tâm trương.
Tiếng T3 là do đột ngột ngừng căng thất lúc tâm
trương, làm máu dội mạnh đập vào thành tâm thất.
Tiếng T4 là do đột ngột giãn thất lúc thâm thất thu
(lúc nhĩ co)
*UDLS:
-Trên lâm sàng người ta nhận biết chu kỳ tim bằng
tiếng tim. Như vậy chu kỳ tim trên lâm sàng không
cho biết hoạt động của tâm nhĩ mà chỉ cho biết hoạt
động của tâm thất
-Bệnh lý:
+T2 không tách đôi gặp ở người già, người có cao

áp ĐM phổi.
+T2 tách đôi ngược gặp trong nghẽn nhành trái
hoàn toàn

14


+T2 liên tục tách đôi gặp trong nghẽn nhánh phải
hoặc gặp ở bệnh nhân bị hở van 2 lá nên máu phụt
ngược qua lỗ van 2 lá, ở những người bị thông vách
liên nhĩ.
-Khi van tim tổn thương, van không đóng kịp hay bị
teo, tạo ra những tiếng thổi, tiếng rung.
- Nếu nghe thấy những tiếng bất thường trong
khoảng thời gian yên lặng ngắn là tiếng thổi tâm thu
có thể do hở van nhĩ thất hoặc hẹp van ĐM
3. Huyết áp:
-HA có giá trị tối thiểu trong thời kỳ tâm trương =>
huyết áp tối thiểu
-HA có giá trị tối đa trong thì tâm thu là HA tối đa.
4.Điện tâm đồ:
-Đồ thị ghi lại dòng điện hoạt động của tim trong
quá trình hoạt động và co bóp
*UDLS:
-Phân tích bản điện tâm đồ cho phép đánh giá được
nhịp tim, trạng thái của cơ tim, bản chất và sự phát
sinh các rối loạn nhịp tim
-Ghi điện tâm đồ nhiều lần cho bệnh nhân tim mạch
giúp đánh giá tiến triển của bệnh hoặc đánh giá khả
năng phục hồi chức năng tim trong quá trình điều

trị.
-Ghi điện tâm đồ trên các vận động viên giúp theo
dõi được tình trạng và đánh giá hiệu quả các bài tập
đối với đối tượng này.

15


Câu 6: Huyết áp động mạch: Khái niệm, các
loại, ý nghĩa, trị số bình thường, bất thường, các
yếu tố ảnh hưởng và ứng dụng lâm sàng?
A. Định nghĩa: Huyết áp là áp lực máu đè lên
thành mạch. Huyết áp động mạch là áp lực của
máu đè lên thành động mạch
B. Các loại HA có 4 loại:
1.HA tâm thu (HA tối đa) là trị số HA cao nhất
trong chu kỳ tim tương đương với áp lực máu
cuối thời kỳ tâm thu, đo được khi nghe thấy
tiếng phụp đầu tiên.
HA này phụ thuộc vào: Lực tâm thu và thể tích tâm
thu của tim
Bình thường: Trị số HA tối đa = 90-139 mmHg.
Trị số lý tưởng: 110-120mmHg.
Nếu HA tối đa ≥ 140mmHg gọi là tăng HA,
thường gặp trong lao động hay do hở van ĐM chủ
(do tăng thể tích tâm thu).
Nếu trị số HA tối đa < 90 mmHg gọi là hạ HA tâm
thu, thường gặp trong các bệnh của cơ tim gặp
giảm lực co cơ tim
Ý nghĩa: HA tâm thu thể hiện sự co bóp của

cơ tim và thể hiện lực tâm thu thực hiện chức năng
bơm máu ĐM của tim.
+ HA tâm trương (HA tối thiểu): Là trị số HA thấp
nhất trong chu kỳ tim ứng với thời kỳ tâm trương.
Bình thường: 60 - 89 mmHg
16


Nếu HA tâm trương ≥ 90 mmHg gọi là tăng HA
tâm trương
< 60 mmHg là hạ HA tâm
trương
HA tâm trương tăng khi giảm tính đàn hồi của
thành ĐM, khi co mạch. HA tâm trương giảm khi
giãn mạch : Gặp trong sốc phản vệ.
Ý nghĩa: HA tối thiểu thể hiện sức cản ngoại
vi, 1 phần thể hiện độ đàn hồi của thành mạch.
UDLS: Trong bệnh tăng HA, nếu chỉ HA tâm
thu tăng cao thì chưa nặng, nếu cả
2. HA tâm thu và HA tân trương đều cao thì
gánh nặng đối với tim rất lớn, vì như vật suốt
thời gian tâm thất hoạt động đều phải vượt qua
mức cao HA tâm trương mới có được hiệu lực
bơm máu → hậu quả là tâm thất dễ bị phì đại
dẫn đến suy tim.
3.HA Hiệu số: là mức chênh lệch giữa HA tối đa
và HA tối thiểu
BT: HA hiệu số từ 30 - 40 mmHg.
Khi HA giảm (HA kẹt) là dấu hiệu cho thấy tim
còn ít hiệu lực bơm máu, làm cho tuần hoàn máu

bị giảm hoặc ứ trệ gặp trong suy tim, vữa xơ động
mạch.
UDLS: Người già cao HA mà hoạt động gắng
sức làm cho độ dao động ĐM lớn có thể gây vỡ
mạch tai biến.
17


Ý nghĩa: HA hiệu số là điều kiện cho máu lưu
thông, đánh giá được máu có tuần hoàn được hay
không.
4.HA trung bình là trị số HA trung bình được
tạo ra trong suốt 1 chu kỳ tim, gần HA tâm
trương hơn vì thời gian tâm trương dài hơn tâm
thu
Khi đo HA bằng phương pháp nghe thì trị số HA
trung bình ứng với tiếng nghe thấy tiếng đập rõ
nhất hoặc lúc kim đồng hồ dao động mạnh nhất.
HATB = HATTr + 1/3 HATT
Ý nghĩa: HATB thể hiện hiệu lực làm việc
thực sự của tim, là lực đẩy máu qua hệ thống tuần
hoàn.
C. Các yếu tố ảnh hưởng đến HA:
1. Lưu lượng tim Q = V.f
V: thể tích
máu tâm thu
f: Tần số tim trong 1 phút
+ V tâm thu phụ thuộc lực co bóp tim
- Khi tim co bóp mạnh → V tăng → Q tăng → HA
tăng

- Khi tim co bóp yếu (suy tim) → V giảm → Q
giảm → HA giảm.
+ Tần số tim ảnh hưởng đến HA theo chiều thuận
- f tăng → Q tăng → HA tăng
- Khi tim đập chậ f giảm → HA giảm
2. Sức cản ngoại vi (R)
18


+ T/c máu:
- Độ quánh tăng R tăng HA tăng ( mất nước khi
nôn, tiêu chảy...)
- Độ quánh giảm R giảm HA giảm (Mất máu và
truyền dịch nhiều)
- Thể tích máu tăng làm thể tích tâm thu tăng →
tăng lưu lượng tim → tăng HA, thể tích máu giảm
ngược lại.
+ T/c của mạch:
- ĐK mạch máu
- Trương lực mạnh
UDLS: Đo HA tâm thu và tâm trương giúp
chẩn đoán bệnh lý tim mạch, có thể sử
dụng thuốc trợ tim, một số hợp chất điều
chỉnh HA trước và trong khi phẫu thuật.

19


Câu 7: Mô tả các nguyên nhân tuần hoàn tĩnh
mạch và UDLS?

TM là những mạch máu có chức năng dẫn máu từ
mô về tim
Nguyên nhân tuần hoàn TM:
1. Do tim:
+ Sức bơm của tim
- Máu chảy được trong hệ thống TM là nhờ chênh
lệch áp suất giữa đầu TM và cuối TM. Sự chênh
lệch này do tim tạo ra.
- Lực đẩy máu của tim thắng sức cản của mao
mạch nên máu chảy trong Đm với 1 áp suất nhất
định, áp suất này giảm dần từ Đm đến mao mạch
- Áp suất đầu TM = 10mmHg, cuối Tm và ở tâm
nhĩ phải bằng 0 mmHg do đó máu chảy ngược từ
Tm về tim
+ Sức hút của tim:
- Trong lúc tâm thất trương, P tâm thất giảm tạo
sức hút từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ Tm về tim
- Mặt khác, khi tâm thất thu, bơm máu vào Đm làm
sàn van nhĩ - thất hạ xuống do phản lực gây ra, làm
P tâm nhĩ giảm → hút máu từ Tm về tim
2. Do lồng ngực:
+ Bình thường: P lồng ngực nhỏ hơn P khí quyển
do P âm trong khoang màng phổi
+ Khi hít vào, V lồng ngực rộng ra làm P càng âm
hơn, P trong lồng ngực giảm làm cho các Tm ở đây
20


giãn ra, P trong Tm giảm, hút máu từ tiểu Tm và
mao mạch về tim.

+ Bình thường tim chiếm một V trong lồng ngực.
Khi tâm thu, tim co lại, làm khoang lồng ngực rộng
hơn → P trong lòng ngực càng âm hơn → làm Tm
trong lồng ngực và tâm nhĩ giãn ra tạo Đk hút máu
về tim
3. Do co cơ:
+ Tm nằm xen với các sợi cơ nên khi co bóp ép
vào các mạch máu, dồn máu chảy theo chiều van
trong Tm
+ Ở chi dưới khi các cơ vận động dồn máu đi lên
tim. Ở ổ bụng nhờ co cơ thẳng và cơ thành bụng
mà máu được dồn về tim
4. Do ĐM: ĐM lớn và Tm lớn đi chung trong một
bao xơ, thường 1 Đm kèm với 2 Tm. Mỗi lần Đm
đập có tác dụng ép vào Tm, dồn máu trong Tm về
tim
5, Ảnh hưởng của trọng lực: Khi đứng trọnglực
ảnh hưởng tốt đến việc đưa máu tĩnh mạch phía
trên về tim và ảnh hưởng không thuận lợi đối với
tuần hoàn Tm về phía dưới tim. Tuy vậy các hệ
thống Tm ở phần dưới tim có hệ thống van nên vẫn
được chuyển về tim
UDLS:

21


Câu 8: Trình bày các chức năng của mao mạch
và UDLS?
Mao mạch là những mạch máu nhỏ nối tiểu Đm và

tiểu Tm
Mao mạch có các chức năng: Trao đổi chất là chức
năng quan trọng nhất ngoài ra còn có chức năng:
Tạo mạch, thực bào, tạo máu ở bào thai.
1. Chức năng trao đổi chất:
- Quá trình trao đổi chất chịu tác dụng của các yếu
tố:
+ ASTT của máu (hay HA) có tác dụng đẩy nước
và các chất hòa tan từ máu sang dịch kẽ.
+ AS keo của prôtein huyết tươn cóc tác dụng giữ
nước và các chất hòa tan ở lại trong lòng mạch
+ AS keo của Protein dịch kẽ có tác dụng giữ nước
và các chất hòa tan ở dịch kẽ
+ ASTT của dịch kẽ cóc tác dụng giữ nước và các
chất hòa tan ở lại dịch kẽ
+ Tùy theo AS nào lớn hơn quá trình trao đổi chất
diễn ra theo chiều của AS đó
→ Như vậy: Trao đổi chất ở mao mạch theo cơ chế
khuếch tán do chênh lệch AS.
- Quá trình trao đổi chất diễn ra cụ thể
+ Ở trong dịch kẽ: P dịch kẽ = -3 mmHg, P keo
dịch kẽ = 8 mmHg
+ Ở mao Đm: HA = 30mmHg, P keo = 28 mmHg
- Do đó tại mao Đm chiều trao đổi chất là chiều
của HA. Tại đây O2 và các chất được vận chuyển
từ máu sang dịch kẽ với AS là 13 mmHg
22


+ Ở Mao Tm: HA giảm còn 10 mmHg, P keo

không đổi = 28 mmHg
- Do đó tại Tm, chiều trao đổi chất là chiều của AS
keo của Protein huyết tương. Tại đây CO2 và các
chất thải được vận chuyển từ dịch kẽ vào với AS =
70 mmHg
- Do chất khí như: O2, CO2 tan được trong lipit
nên quá trình trao đổichất khí ở mao mạch xảy ra
theo cơ chế khếch tán đơn thuần
- Nước và các chất hòa tan trong nước được trao
đổi qua các khe, các lỗ của mao mạch theo sự
chênh lệc AS giữa máu và dịch kẽ → nước và các
chất hào tan được lọc ở đoạn đầu mao động mạch
và được tái hấp thu ở đoạn cuối mao mạch
UDLS: - Trong bệnh suy tim: HA mao Đm giảm,
mao Tm tăng → phù tim
- Phù thận: AS keo giảm → protein máu → không
giữ được nước trong lòng mạch → thoát ra dịch kẽ.
2. Chức năng thực bào: Là TB nội mô của mao
mạch có khả năng thực bào, các laoị BC dễ dàng
xuyên đến các mô để thực bào
3. Chức năng tạo mạch
- Ở bào thai thai, tất cảe các mạch máu và cơ tim
đều từ mao mạch mà hình thành
- Ở cơ thể trường thành, chức năng này vẫn còn ở
một số cơ quan nở to: Dạ con, vú ...
4. Chức năng tạo máu ở bào thai: Những mao
mạch ở ống Wolf tạo nên huyết cầu đầu tiên ở cơ
23



thể trưởng thành, một só mao mạch ở tủy xương có
chức năng tạo HC.
Câu 9: Áp suất âm trong khoang màng phổi:
Định nghĩa, cơ chế hình thành, biến đổi trong
chu kỳ hô hấp, ý nghĩa, UDLS?
1. Định nghĩa:
AS âm trong khoang màng phổi thấp hơn AS âm
khí quyển là P âm trong khoang màng phổi có thể
đo bằng trực tiếp hăọc gián tiếp
2. Cơ chế hình thành
- Mô phổi có tính đàn hồi nên bị kéo căng thì lực
đàn hồi co lại càng lớn
+ Phổi ở thì hít vào bị căng giãn, có xu hướng co
về rốn phổi
+ Ở thì hít vào lồng ngực tăng KT, lá thành bám sát
vào thành ngực lá tạng bám sát vào phổi, do có
tính chất đàn hồi của phổi lá tạng có xu hướng tách
khỏi lá thành làm V trong khoang màng phổi tăng
lên
+ Theo định lý vật lý trong một bình kín nếu nhiệt
độ không thay đổi AS sẽ giảm khi V tăng.
Vì vậy: Khi V của khoang ảo màng phổi có xu
hướng tăng lên thì AS sẽ giảm xuống làm cho AS
trong khoang màng phổi càng âm hơn
+ Khi thì hít vào phổi nở ra lực đàn hồi co lại làm
cho AS càng âm,
24


+ Ở thì thở ra khi phổi co lại thì AS âm sẽ bớt ân

hơn
+ KT lồng ngực thường tăng nhanh hơn Kt phổi
+ Mặt khác, AS khí quyển thông qua đường giẫn
khí tác động vào các phế nang làm phổi nở thêm
bám sát vào thành ngực
Do T/c của mô phổi nên phổi có xu hướng co nhỏ
lại không theo độ nở của thành ngực
→ Sự co kéo ngược chiều nhau đã tạo AS trong
khoang màng phổi
→ T/c đàn hồi của phổi và lồng ngực là yếu tố
chính tạo nên AS âm trong khoang màng phổi.
3. Biến đổi trong chu kỳ hô hấp
- Khi hít vào P âm trong khoang màng phổi càng
âm hơn, khi thở ra thì P bớt âm
- Ở cuối thì thở ra bình thường P âm trong KMP
khoảng âm 4mmHg. Ở cuối thì hít vào binhg
thường P âm trong KMP khoảng âm 7mmHg
- Khi hít vào hết sức thì P âm trong KMP có thể
xuống tới âm 30mmHg. thở ra hết sức P âm trong
KMP -1mmHg.
4. Ý nghĩa AS âm trong KMP: Có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong hô hấp và tuần hoàn.
+ Làm cho phổi dễ dàng nở ra và bám sát vào
thành ngực, làm cho lá tạng và lá thành dính chặt
vào nhau, làm cho phổi đi theo các cử động của
25


×