Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Đề cương sinh lý 2 (2018 30 câu phao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.12 KB, 112 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH LÝ 2 - 2018 (30 CÂU)
Câu 1: Trình bày các tính chất sinh lý của cơ tim,
cho ví dụ minh hoa và ứng dụng lâm sàng.............5
Câu 2: Mô tả các giai đoạn cửa chu kỳ tim và
ứng dụng lâm sàng..................................................9
Câu 3: Trình bày cơ chế thần kinh điều hoà hoạt
động tim và ứng dụng lâm sàng............................12
Câu 4: Trình bày cơ chế Nội tai, cơ chế Thể dịch
điều hoà hoạt động tim và ứng dụng lâm sàng.....16
Câu 5. Mô tả các biểu hiện bên ngoài của chu
chuyển tim và ứng dụng lâm sàng........................20
Câu 6. Huyết áp động mạch: các loại, ý nghĩa,
trị số bình thường, bất thường, các yếu tố ảnh
hưởng và ứng dụng lâm sàng................................25
Câu 7: Mô tả các nguyên nhân tuần hoàn tĩnh
mạch và ứng dụng lâm sàng.................................30
Câu 8: Trình bày các chức năng của mao mạch
và ứng dụng lâm sàng...........................................32
Câu 9: Áp suất âm trong khoang màng phổi:
định nghĩa, cơ chế hình thành, biến đổi trong chu
kỳ hô hấp, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng............35
Câu 10. Trình bày các thể tích,dung tích hô hấp:
khái niệm, giá trị bình thường, ý nghĩa, vẽ đồ thị
và ứng dụng lâm sàng?.........................................38
Câu 11. Trình bày các lưu lượng thở, các chỉ số
1


hô hấp cơ bản: khái niệm, giá trị bình thường, ý
nghĩa và ứng dụng lâm sàng?...............................43
dẫn khí...................................................................45


Câu 12: Trình bày quá trình máu vận chuyển O2
và ứng dụng lâm sàng của quá trình này..............46
Câu 13: Trình bày quá trình máu vận chuyển
CO2 và ứng dụng lâm sàng...................................50
Câu 14: Nước bọt: thành phần, tác dụng, điều
hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng........................53
Câu 15 : Trình bày thành phần, tác dụng của dịch
vị hỗn hợp và ứng dụng lâm sàng.........................55
Câu 16: Trình bày cơ chế điều hoà bài tiết dịch
vị và ứng dụng lâm sàng.......................................58
Câu 17: Trình bày thành phần, tác dụng của dịch
tụy hỗn hợp và ứng dụng lâm sàng.......................61
Câu 18: Trình bày thành phần, tác dụng của dịch
mật và ứng dụng lâm sàng....................................65
Câu 19: Các hormon GH, ACTH, TSH bản chất,
tác dụng, điều hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng
...............................................................................68
Câu 20: Hormon FSH và LH: Bản chất, tác dụng
và điều hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng...........73
Câu 21: Các hormon thuỳ sau tuyến yên: bản
chất, tác dụng, điều hoà bài tiết và ứng dụng lâm
sàng.......................................................................75
Câu 22: Hormon tuyến giáp: bản chất, tác dụng,
2


điều hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng................79
Câu 23: Hormon tuyến cận giáp: bản chất, tác
dụng, điều hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng......84
Câu 24: Các hormon vỏ thượng thận: bản chất,

tác dụng, điều hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng.
...............................................................................87
Câu 25: Các hormon tuỷ thượng thận: Bản chất,
tác dụng, điều hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng.
...............................................................................92
Câu 26: Các hormon tuỵ nội tiết: bản chất, tác
dụng, điều hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng......94
Câu 27: Testosteron: Bản chất, tác dụng,điều
hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng........................99
Câu 28: Hormon sinh dục nữ: Bản chất, tác
dụng, điều hoà bài tiết và ứng dụng lâm sàng.
.............................................................................102
Câu 29: Các hormon thời kỳ có thai: nơi bài tiết,
thời gian bài tiết, bản chất, tác dụng và ứng
dụng.....................................................................107
Câu 30: Mô tả các phương pháp tránh thụ thai:
Cơ chế, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng thực
tế..........................................................................110

3


4


Câu 1: Trình bày các tính chất sinh lý của cơ
tim, cho ví dụ minh hoa và ứng dụng lâm sàng.
Cơ tim có chức năng co tự động, không theo ý
muốn và co nhịp nhàng để thực hiện chức năng
bơm máu → Để thực hiện chức năng này cơ tim có

4 đặc tính sinh lý là; tính hưng phấn tính, trơ có
chu kỳ, tính nhịp điệu và tính dẫn truyền .
* Tinh hưng phấn
+ Định nghĩa tính hưng phấn là khả năng đáp ứng
kích thích của cơ tim, thể hiện bằng cơ tim phát
sinh điện thế hoạt động, điện thế này làm co cơ tim
+ Đặc điểm
-Thí nghiệm: Kích thích cơ vân và cơ tim của tim
ếch bằng dòng điện cảm ứng có cường độ tăng dần
và ghi đồ thị co cơ
- Kết quả với những cường độ nhỏ cơ tim không
đáp ứng nhưng cơ vân đáp ứng
- Khi tăng cường độ kích thích bằng hoặc trên
ngưỡng thì cơ tim đều đáp ứng tối đa, còn cơ vân
thì tùy theo cường độ kích thích ít hay nhiều mà cơ
co với biên độ khác nhau
→ Như vậy cơ tim đáp ứng theo quy luật tất cả
hoặc không của Ranvier. Có hiện tượng này do cơ
tim cấu tạo là một hợp bào, có các cầu dẫn truyền
hưng phấn giữa các tế bào, nên hoạt động của cơ
tim như một tế bào độc nhất kích thích có cường
độ tới ngưỡng thì toàn bộ các sợi cơ tim hưng
5


phấn, làm cho tất cả các sợi cơ tim đều co, do vậy
cơ tim đã co là co tối đa ngay.
- Còn cơ vân gồm nhiều sợi cơ riêng biệt không có
các cầu hưng phấn giữa các tế bào nên khi kích
thích tùy thuộc vào cường độ kích thích mạnh hay

yếu mà một số sợi tham gia co nhiều hay ít
* Tính trơ có chu kỳ
- Định nghĩa: là tính không đáp ứng với kích thích
có chu kỳ của cơ tim
- Thí nghiệm: Ghi đồ thị hoạt động của tim ếch, ta
thấy tim ếch hoạt động có chu kỳ, gồm các giai
đoạn co và dãn
+ Khi kích thích vào giai đoạn tâm thu tim đang co
thì tim không co thêm nữa dù cường độ kích thích
có cao trên ngưỡng thì cơ tim cũng không co thêm
nữa. Điều này chứng tỏ rằng khi cơ tim đang co tì
không đáp ứng với kích tích → gọi là giai đoạn trơ
của cơ tim
+ Kích thích vào lúc cơ tim đang dãn thì đáp ứng
bằng một co bóp phụ gọi là giai đoạn ngoại tâm
thu
+ Sau ngoại tâm thu, cơ tim giãn ra và có hiện
tượng nghỉ kéo dài hơn bình thường đó là hiện
tượng nghỉ bù Đồ thị về ngoại tâm thu nghỉ bù
- Thời gian nghỉ bù là thời gian tim sau ngoại tâm
thu cộng với thời gian của nhịp xoang bình thường
bị xóa đi
6


- Tim nghỉ bù là co xung động từ nút xoang tới tâm
thất roi vào giai đoạn trơ của co bóp phụ, nên co
bóp bình thường không xảy ra, cho đến khi có
xung động tiếp theo của nút xoang thì lại xuất hiện
co bóp bình thường.

- Như vậy trong giai đoạn tâm thu tim có tính trơ,
mà TM hoạt động có tính chu kỳ nên giai đoạn trơ
cũng lặp đi lặp lại đều đặn do đoa tính trơ có chu
kỳ
- Thời gian trơ của cơ tâm thất khoảng 0,25- 0,3s
cơ tâm nhĩ khoảng 15s
Ý nghĩa: Nhờ có tính trơ của chu kỳ mà khi tim
chịu những kích thích liên tiếp tim bị co cứng, phù
hợp với CN bơm máu của tim
* Tính nhịp điệu của tim
- Định nghĩa: là khả năng phát ra các xung động
nhịp nhàng cho tim hoạt động được thực hiện bởi
hệ thống nút tự động
- Cơ chế
+ Hệ thống nút tự động của tim bao gồm những tế
bào có tính hưng phấn cao cụ thể là bình thường,
điện thế nghỉ của nút xoang là: -60mV. Sau lần tim
đập ion Na+ rò rỉ vào trong tế bào nút xoang làm
tăng dần điện thế hoạt động màng từ -60mV đến
-40mV đó là ngưỡng tạo nên điện thế hoạt động
→ Như vậv do sự rò rỉ Na+ vào TB nút xoang làm
nút này tự hưng phấn phát sinh một tách đều dặn,
nhịp nhàng
7


+ Bình thường, nút xoang phát xung động với tần
số 70-80 xung/phút, ẩn số tối đa của nút xoang
bằng 120-150xung / phút. Ngoài ra các nút nhĩ
thất, bó His, mạn lưới Pukinjecos KN tự phát xung

động
+ Trong cơ thể bình thường, nhịp đập của tim theo
tần số các nút xoang, tức là khoảng 70-80 lần/phút
→ Ý nghĩa: Nhờ có nhịp điệu của cơ tim mà khi
tách tim ra khỏi cơ thể nhưng vẫn nuôi dưỡng đầy
đủ thì tim vẫn co bóp nhịp nhàng
ƯDLS: Dùng để ghép tim người này cho người
khác mà tim vẫn hoạt động nhịp nhàng
* Tính dẫn truyền của cơ tim
- Định nghĩa: Là khả năng dẫn truyền của cơ tim
và hệ thống nút
- Cơ tim và hệ thống nút có khả năng dẫn truyền
xung động với vận tốc khác nhau VD: cơ tâm nhĩ
và tâm thất dẫn truyền xung động với vận tốc v =
0,3 - 0,5m/s ở nút nhĩ thất có v = 0,2 m/s mạng
Pukinje có v = 1,5 - 4 m/s
→ Kết luận - Nhờ tính hưng hấn tính nhịp điệu,
tính dẫn truyền xung động mà tim dù ở trong cơ
thể hay tách ra khỏi cơ thể và được nuôi dưỡng đều
đặn thì vẫn co bóp đều đặn và nhịp nhàng
- Nhờ tính trơ có chu kỳ mà tim không bị co cứng
khi chịu các kích thích lên tim

8


Câu 2: Mô tả các giai đoạn cửa chu kỳ tim và
ứng dụng lâm sàng.
Chu kỳ của tim là trình tự hoạt động của tim lặp đi
lặp lại, gồm 1 vòng hoạt động của tim bắt đầu là

tâm nhĩ co gọi là tâm nhĩ thu, tiếp theo là tâm thất
thu, sau đó là thời gian cả nhĩ và thất đều giãn gọi
là tâm trương toàn bộ
- Thí nghiệm chứng minh hoạt động chu kỳ của
tim
+ Dùng thủ thuật làm trên ngựa bằng cách luồn 2
ống thông vào tĩnh mạch cảnh qua tĩnh mạch chủ
trên vào tim. Trong đó 1 ống luồn vào tâm nhĩ
phải, còn ống kia được luồn xuống tâm thất phải.
Đầu ống thông nằm trong tim có gắn một quả bóng
nhỏ chịu sự tác động của áp suất trong buồng tim
và truyền sự thay đổi áp suất ra đầu ngoài của ống
thông ta thu được lần lượt các đồ thị: Đồ thất đồ,
nhĩ đồ, ĐM
* Các giai đoạn của chu kỳ tim: Người bt có tần số
tim là 75 lần/phút, Thời gian của một chu kỳ tim =
0,8s, gồm 3 giai đoạn nhĩ thu, thất thu, tâm trương
toàn bộ
- Giai đoạn nhĩ thu
+ Là giai đoạn tâm nhĩ co lại làm cho áp suất tâm
nhĩ tăng lên lớn hơn áp suất tâm thất
+ Van nhĩ thất đang mở, nhĩ thu làm máu được đẩy
từ tâm nhĩ xuống tâm thất
9


+ Lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất trong lúc
nhĩ thu = 35% tống lượng máu từ tâm nhĩ xuống
tâm thất trong một chu kỳ tim
+Thời gian tâm nhĩ thu bằng 0,1s, sau giai đoan

nhĩ thu, thì tâm thất dãn ra trong suốt thời kỳ còn
lại của chu kỳ tim (0,7s)
+ Máu từ tâm nhĩ xuống tâm thât trong, giai đoạn
nhĩ thu cũng làm cho áp áp suất tâm thất tăng lên
- Giai đoạn tâm thất thu: là giai đoạn có tâm thất co
lại (làm áp suất tăng lên) áp suất trong tâm nhĩ làm
cho van nhĩ thất đóng lại thời gian tâm thất thu =
0.3s được chia làm 2 thời kỳ
* Thời kỳ tăng áp
+ Bắt đầu bằng cơ tâm thất co làm cho áp suất
trong tâm thất tăng cao hơn áp suất trong tâm nhĩ
→ làm van nhĩ thất đóng lại
+ Trong lúc này P tâm thất vẫn nhỏ p trong động
mạch nên van ĐM chưa mở ra nên máu trong tâm
thất không thoát đi đâu được (thể tích máu trong
tâm thất không đối thời kỳ này là thời kỳ co đang
tích)
+ Ở thời kỳ này, p trong tâm thất tăng nên rất
nhanh nên đồ thị là một đường dốc đứng đi lên,
thời gian cảu thời kỳ tăng áp = 0,3 s
+ Trong thời kỳ tăng áp, p tâm thất tăng lên làm
van nhĩ thất đóng lại và lồi lên về phía tâm nhĩ, do
vậy áp suất trong tâm nhĩ lúc này cũng tăng lên
* Thời kỳ tống máu
10


+ Cuối thời kỳ tăng áp p trong tâm thất lớn hơn p
trong ĐM chủ và ĐM phổi (điểm M) làm van tổ
chim lúc này mở ra, máu được phun vào động

mạch
+ Lúc này tâm thất tiếp tục được co bóp,V tâm thất
nhỏ lại, P tâm thất ở mức cao, tiếp tục bơm máu
vào ĐM
+ Thời gian của thời kỳ tống máu = 0,25s, thời kỳ
tống máu được chia làm 2 thời kỳ
- Thời kỳ tống máu nhanh: là thời kỳ bắt đầu của
thời kỳ tống máu, thời gian khoảng 0,09s. Trong
thời kỳ này có khoảng 4/5lượng máu của tâm thất
được tống vào ĐM
- Thời kỳ tống máu chậm là tiếp theo của thì tống
máu nhanh, thời gian dài hơn, khoảng 16s ở thì này
1/5 lượng máu còn lại của tâm thất được tống vào
động mạch
+ Trong lúc nghỉ ngơi, mỗi lần tâm thất thu, mỗi
ltâm thất tống máu vào ĐM khoảng 60-70ml máu
(Vmáus này được gọi là V tâm thu)

11


Câu 3: Trình bày cơ chế thần kinh điều hoà
hoạt động tim và ứng dụng lâm sàng.
Điều hòa hoạt động của tim gồm 3 cơ chế nội tại,
thần kinh, thể dịch trong đó cơ chế thần kinh làm
cho nhịp tim nhanh chóng thích ứng với các thay
đổi
Cơ chế điều hòa hoạt động của tim do hệ thần kinh
thực vật chi phối gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ
phó giao cảm.

* Hệ thần kinh thực vật
+ Hệ thần kinh phó giao cảm
- Trung tâm thần kinh phó giao cảm điều hòa hoạt
động tim nằm ở hành não đó là nhân của dây thần
kinh của dây X. Các sợi trước hạch của dây X đi
tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim, các
sợi sau hạch phó giao cảm chi phối hoạt động của
nút xoang va nút nhĩ- thất.
- Thí nghiệm chứng minh vai trò của dây X đối với
hoạt động của tim;
+ Cắt dây X ở đoạn cổ của chó thí nghiệm, dung
dòng điện cảm ứng kích thích liên tục đầu ngoại
biên của dây X cho thấy
_ Nếu kích thích với cường độ vừa phải (tới
ngưỡng) làm tim đập chậm và yếu, quan sát thấy
tim bóp yếu và dãn to ra.
- Nếu tăng kích thích thì tim ngừng đập, nhưng nếu
cứ kích thích tiếp tục thì tim lại đập trở lại, đó ỉà
hiện tượng thoát ức chế
12


→ Tim thoát ức chế là do bó His phát xung động vì
bó His không chịu sự chi phối của dây X, hoặc do
tim ngừng đập lám máu về tâm nhĩ nhiều làm cho
áp suất máu trong tâm nhĩ tăng, kích thích nút
xoang phát xung trở lại
- Như vậy tác dụng của hệ thần kinh phó giao cảm
lén tim là: 5 giảm (giảm tần số, lực co bóp của tim,
trương lực cơ, tốc độ dẫn truyền xung động của tim

tính hưng phấn)
- Hệ phó giao cảm tác dụng lên tim thông qua hóa
chất trung gian là acety lcolin
- Hệ thần kinh giao cảm
+ Trung tâm TK giao cảm nằm ở sừng bên chất
xám tủy sống đoạn lưng 1-3, từ đây các sọi thần
kinh đi tới hạch giao cảm nằm gần cột sống. Cũng
có một số sợi xuất phái từ sừng bên chất xám tủy
sống đoạn cổ l - 7 đi đến hạch giao cảm. Các sợi
sau hạch đi tới nút xoang, nút nhĩ thất, bó His.
Kích thích dây gao cảm đến tim gây tác động
ngược với dây X làm 5 tăng ở tim (tăng tần số, lực
co bóp cơ tim, trương lực cơ, tốc độ dẫn truyền
xung động trong tim, tính hưng phấn của cơ tim
+ Hệ thần kinh giao cảm tác dụng lên hoạt động
của tim thông qua hóa chất trung gian là
noradrenalin
→ Hai hệ này đối lạp nhau nhưng lại thống nhất
với nhau đảm bảo chức năng bơm máu vào động
mạch, hút máu về TM đảm bảo cho cơ thể sống
13


* Cơ chế phản xạ điều hòa hoạt động của tim
- Các phản xạ bình thường
+ Phản xạ giảm áp: mỗi khi áp suất ở quai động
mạch chủ và xoang ĐM cảnh tăng, tác động vào
các receptor nhận cmar áp suất ở day, làm xuất
hiện các xung động chạy theo dây thần kinh
Hering về hành não, kích thích dây X, làm cho

nhịp tim đập chậm và yếu, dẫn đến huyết áp giảm
+ Phản xạ làm tăng nhịp tim: Khi nồng độ oxy
trong máu giảm, nồng độ CO2 tăng, tác động lên
receptor nhận cảm hóa học ở thân ĐM cảnh và ĐM
chủ, làm xuất hiện xung động đi theo dây tk
Hering về hành não, ức chế dây X làn cho tim đập
nhanh lên.
+ Phản xạ tim - tim: Khi máu về tâm nhĩ phải
nhiều, làm căng vùng Bainbridge, từ vùng này phát
sinh xung động đi theo các sợi dây cảm giác của
dây X về hành não, ức chế dây X làm tim đập
nhanh, thanh toán tình trạng ứ trệ máu ở tim phải,
HA tăng
- Các phản xạ bất thường
+ Phản xạ mắt - tim: khi tim đập nhanh ( >= 140
lần/ phút). Nên ép mạnh vào 2 nhãn cầu sẽ kích
thích đầu mút dây V, tạo xung động theo dây về
hành não, kích thích dây X làm tim đập chậm
→ ƯDLS
+ chẩn đoán có cường phó giao cảm hay không
14


+ chẩn đoán, cấp cửu điều trị tim nhanh nhịn kịch
phát trên tâm thất
+ Phản xạ Goltz: Khi kích thích mạnh vùng thượng
vị hoặc co kéo các tạng ở ổ bụng khi phẫu thuật sẽ
kích thích đám rối dương, gây xung động theo dây
tạng đi lên hành não → kích thích dây X làm tim
đạp chậm hoặc ngùng đập

+ khi phẫu thuật ở ổ bụng phải gây mê sâu nếu
không có thể gây ngừng tim trên bàn mổ

15


Câu 4: Trình bày cơ chế Nội tai, cơ chế Thể dịch
điều hoà hoạt động tim và ứng dụng lâm sàng.
- Hoạt động của tim luôn thay đổi để phù hợp với
nhu cầu của cơ thể: khi nghỉ ngơi lưu lượng tom
khoảng 4-5 lít /phút, lúc vận cơ nặng lưu lượng tim
có thể tăng lên từ 4 - 6 lần để phù hợp với nhu cầu
về oxy của cơ thể tăng lên gấp khoảng 20 lần so
với bình thường. Tim có sự thích nghi và đáp ứng
được với nhu cầu đó là nhờ các cơ chế nội tại và
điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể dịch.
* Cơ chế nội tại (Tự điều hòa theo cơ chế FrankStarling)
+ Thí nghiệm
_ Cô lập tim ếch bằng cách dung ống thủy tinh, sau
khi tách tim rời ra thì tim vẫn đạp bình thường →
chứng minh rằng tim vẫn dập 1 cách tự động khi
tách khối cơ thể
_ Nhỏ dung dịch Ringer sau đó thay dung dịch
Ringer ta thấy tim ếch từ đỏ chuyển hồng rồi
chuyển trắng nhưng tim ếch vẫn hoạt động bình
thường. Tuy nhiên khi nhỏ dung dịch Ringer nồng
độ từ cao đi xuống làm cho phần lớn tim giãn
nhiều, co bóp càng mạnh đẩy máu vào ĐM → quả
tim tự điều chỉnh lực co để phù hợp với lượng máu
ở trong long mạch.

+ Định luật Starling được phát biểu như sau: Lực
co của tim tỉ lệ thuận với chiều dài của sợi cơ trước
khi co
16


+ Điều này có nghĩa là: khi máu TM về tâm thất
càng nhiều thì có tâm thất càng bị co kéo dài ra,
làm các sợi actin và myosin nối nhau ở vị trí thuận
lợi hơn và tạo ra lực co kéo càng mạnh → lực tâm
thu tăng
+ Tuy vậy nếu cơ tim bị giãn quá mức thì các cầu
nói sọi myosin khó gắn vào các điểm hoạt động
trên sợi actin, nên 2 sợi này khó trượt vào nhau,
làm giảm hoặc mất trương lực cơ → lực tâm thu
giảm
+ Ý nghĩa: Nhờ có cơ chế tự động này mà tim có
khả năng thay đổi lực tâm thu theo từng điều kiện
của cơ thể → ƯDLS:
+ Ở người lao động mạnh, người tập thể thao
thường xuyên thì tim co bóp rất mạnh, thành cơ
tim dày, buồng tim rộng. Người lao động ít tim
thường nhỏ → muốn tăng cường CN tim phải
thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
+Những vận động viên, người lao động nặng... tim
thường to, khi ngừng luyện tập thể thao phải ngừng
từ từ vì nếu ngừng đột ngột có thể gây đột quỵ
+ Với bệnh nhân tăng HA có thể dẫn tớ dày thất
trái. Khi giảm lao động nặng nhọc thi phải kết hợp
dung thuốc điều trị có thể làm giảm tỉ lệ dày thất

trái giảm phù hợp với hoạt động của tim.
* Cơ chế thể dịch
- Hormon tuyến giáp: T3,T4 (Tyrosin) có tác dụng
làm tăng nhịp tim, tăng lực co, tăng tiêu thụ CO2
17


của cơ tim. Vì vậy bệnh nhân bị ổ tuyến giáp luôn
có nhịp tim nhanh gây suy tim, ngược lại BN bị
nhược năng tuyến giáp có nhịp tim chậm.
- Hormon tuyến tủy thượng thận: hormone
adrenalin có tác dụng làm cho nhịp tim đập nhanh
có tác dụng co mạch, tăng huyết áp. Nếu các
hormone này tăng cao đột ngột gây huyết áp tăng.
→ ƯD: BN nóng lạnh đột ngột, strees làm tăng tiết
tyrosin và cathecholamin dẫn đến tăng huyết áp
- Hormon tuyến vỏ thượng thận (corticoid): Làm
tăng tái hấp thu muối, nước, chống dị ứng, chống
viêm, chống stress làm tăng thể tích tuần hoàn nên
những người tăng huyết áp không được dung
hormon tuyến vỏ thượng thận
- Nồng độ O2 giảm, CO2 tăng: trong máu làm tăng
cường tim (tim đập nhanh) và ngược lại
- Nếu O2 tăng, CO2 giảm trong máu động mạch sẽ
làm giảm nhịp tim, nhưng nếu CO2 tăng cao qua
sthif cơ tim sẽ bị ngộ độc, hoặc nếu nồng độ O2
quá thấp thì cơ tim sẽ thiếu dinh dưỡng thì tim sẽ
đập chậm lại
- Nồng độ Ca2+ trong máu tăng làm tăng trương
lực cơ tim nên Ca2+ tăng cao gây ngưng tim ở thời

kỳ tâm thu
- Nồng độ K+ trong máu tăng làm giảm trương lực
cơ tim, nếu K+ tăng cao qua sẽ làm cho tim giảm
co, gây ngừng tim ở thời kỳ tâm trương.
18


- PH của máu giảm làm tăng cường tim (tim đập
nhanh)
- Nhiệt độ cơ thể: Khi thân nhiệt tăng làm tim đập
nhanh, trong trường hợp bị sốt làm tim đập nhanh
ngược lại
- Ở trạng thái căng thẳng lo âu làm nhịp tim tăng
→ ƯDLS:
+ Dùng Adrenalin để cấp cứu sốc phản vệ, trụy tim
mạch, suy hô hấp tuần hoàn. Người bình thường
không liêm adrenalin vào tĩnh mạch vì nó có tác
dụng mạnh với hệ tim mạch
+ Trong phẫu thuật tim phải hạ nhiệt độ nhân tạo
đẻ cơ thể có thể chịu được với sự thiếu O2

19


Câu 5. Mô tả các biểu hiện bên ngoài của chu
chuyển tim và ứng dụng lâm sàng.
Các biểu hiện bên ngoài của chu chuyển tim gồm:
* Mỏm tim đập
- Khi nhìn hoặc sờ vào thành lồng ngực phía trước,
bên trái ở khoang liên sườn 5 trên đường giữa đòn

trái ta thấy tại đó nhô lên hạ xuống trong mỗi chu
kỳ tím đó là mỏm tim đập
- Có hiện tượng này là do lúc cơ tim đang co, cơ
tim rắn lại và đưa mỏm tim ra phía trước, đẩy vào
thành ngực và làm cho thành ngực nhô lên, khi cơ
tim giãn ra lồng ngực tại vị trí đó lại hạ xuống
→ ƯDLS: Quan sát mỏm tim đập cho ta biết vị trí
của mỏm tim trên thành ngực để tiến hành các
thăm khám về tim và có thể đếm được nhịp tim.
* Hiện tượng mạch nảy mạch chìm
- Là một trong nhũng biểu hiện bên ngoài của chu
kỳ tim
- Có hiện tượng mạch này là do trong thời tâm thất
thu, thất trái bơm 1 lượng thể tích bằng thể tích
tâm thu vào ĐM tạo ra song mạch truyền dọc theo
ĐM, ta có thể sờ thấy.
- Hiện tượng mạch chìm trùng với thời kỳ tâm
trương toàn bộ, máu không được bơm vào ĐM nữa
→ Trong 1 chu chuyển tim có 1 lần mạch này và
một lần mạch chìm
- Ý nghĩa: Dựa vào mạch người ta có thể biết được
biên độ tần số tim đều hay không đều để có thể biết
20


được tim co bóp mạnh hay yếu, đánh giá được độ
căng của thành mạch, từ đó góp phần cho công tác
khám chữa bệnh của thầy thuốc, đánh giá được
tình trạng bệnh lý
→ ƯDLS: Thường bắt mạch tại những chỗ ĐM

khá to, nông và thường nằm trên một nền cứng như
cổ tay (ĐM quay) ở vùng cổ (ĐM cảnh)... Khi bị
ngất xỉu thường bắt mạch đùi. Dựa vào bắt mạch
để có thể biết có thai hay không
* Tiếng tim
- Trong chu kỳ tim, các van tim lần lượt đóng mở
vào các thời điểm khác nhau do sự chênh lệch áp
suất giữa các buồng tim và giữa các tâm thất và các
ĐM. Tiếng tim là biểu hiện bên ngoài của chu
chuyển tim, nó giúp cho người thầy thuốc thăm
khám lâm sang có thể chẩn đoán được các bệnh về
tim đặc biệt là các bệnh lý van tim.
- Dùng ống nghe hay áp tai vào thành ngực phía
trước bên trái ta thường nghe thấy 2 tiếng T1 và
T2, thỉnh thoảng nghe thấy tiếng T3 và T4
- Tiếng T1
+ Trầm, dài, nghe, rx ở vùng mỏm tim là tiếng mở
đầu cho tới kỳ tâm thất thu được mô tả bằng tiếng
“phùm”
+ Do đóng van 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn do đóng mở
van bán nguyệt và dòng máu phun vào ĐM
- Tiếng T2
21


+ Thanh và ngắn, nghe rõ ở khoang liên sườn 2
cạnh 2 xương ức. Tiếng T2 là tiếng mở đầu chọ
thời kỳ tâm thất trương được mô tả bằng tiếng “
tặc”
+ Do đóng van tổ chim gồm đóng van ĐM chủ xảy

ra trước và đóng van ĐM phổi xảy ra sau
- Khoảng thời gian giữa T1 và T2 là khoảng yên
lặng ngắn (là lúc tâm thất thu), khoảng thời gian
giữa T2 và T1 của chu kỳ sau là khoảng lặng dài
(thất trương)
- Tiếng T3 và T4 được tạo ra khi buồng tâm thất
hứng máu trong giai đoạn tâm trương. T3 là do đột
ngột ngừng căng thất lúc tâm trương, làm máu đội
mạnh đập vào tâm thất. T4 là do đột ngột dãn thất
lúc nhĩ co, T3 và T4 có tần số thấp
→ ƯDLS
- Trong TH bệnh lý có 3 TH bất thường của tách
đôi T2
+ T2 không tách đôi gặp ở người già có cao áp ĐM
phổi
+ T2 liên tục tách đôi gặp trong nghẽn nhánh phải,
hoặc ở bệnh nhân bị hở van 2 lá nên máu phụt
ngược qua lỗ van 2 lá, ở những người bị thơng
vách liên nhĩ
+ T2 tách đôi ngược, gặp trong nhánh trái hoàn
toàn
- Khi van tim bị tổn thương, van không đóng kịp
hay bị hẹo, tạo ra những tiếng thổi, tiếng rung
22


+ Nếu nghe thấy những tiếng bất thường trong
khoảng thời gian yên lặng ngắn là tiếng thổi tâm
thu có thể do hở van nhĩ thất hoặc hẹp van ĐM
+ Nếu nghe thấy những tiếng bất thường trong

khoảng thời gian yên lặng dài là tiếng thổi tâm
trương có thể do hở van ĐM và hẹp van nhĩ thất
- Trên lâm sàng người ta nhận biết chu kỳ tim bằng
tiếng tim như vậy chu kì tim trên lâm sàng không
cho biết hoạt động của tâm nhĩ mà chỉ cho biết
hoạt động của tâm thất
* Điện tim đồ
- Điện tim đồ là đồ thị ghi lại các biến thiên của
điện thế hoạt động do tim phát ra trong quá trình
hoạt động
- Gồm 5 sóng P, Q, R, S, T
+ Sóng P: là điện thể hoạt động của tâm nhĩ. Sóng
này nhỏ vì cơ tâm nhĩ mỏng là sóng +, điện thế
0,15 - 0,2mV thời gian 0,08 - 0,1 s
+ Phức hợp QRS: là điện thế hoạt động của tâm
thất, thời gian 0,07s. Khi 2 tâm thất cùng không co
thì QRS kéo dài, Khi rung thất thì mất QRS
+ Sóng T: Sóng tái cực của tâm thất, là sóng +,
xuất hiện lúc tâm thất bắt đầu giãn
+ Khoảng PQ là thời gian dẫn truyền điện thế hoạt
động từ nhĩ đến thất, thời gian 0,15s, nếu > 0,2 s là
nghẽn nhĩ thất
+ Khoảng QUÁ TRÌNH: là thời gian tâm thu điện
học của tim → ƯDLS:
23


+ Phân tích điện tâm đồ cho phép đánh giá nhịp
tim, trạng thái của cơ tim, bản chất và sự phát sinh
các rối loạn nhịp tim

+ Ghi điện tim nhiều lần cho bệnh nhân tim mạch
giúp đánh giá tiến triển của bệnh hoặc đánh giá KN
phục hồi CN tim trong quá trình điều trị
+ Ghi điện tim trên các vận động viên giúp theo
dõi được tình trạng và đánh giá hiệu quả các bài
tập đối với đối tượng này

24


Câu 6. Huyết áp động mạch: các loại, ý nghĩa,
trị số bình thường, bất thường, các yếu tố ảnh
hưởng và ứng dụng lâm sàng.
1. Huyết áp ĐM
- Định nghĩa: HA là áp lực máu đè lên thành mạch
→ HA ĐM là áp lực của máu đè lên thành ĐM
- Có 2 cách đo HA trực tiếp và gián tiếp
* Đo HA trực tiếp: bộc lộ 1 ĐM lớn của chó (ĐM
cảnh) nối với 1 ống dẫn trong có chất chống đông
thì máu sẽ chảy ra, có thể lên cao 1m. Nối ĐM
cảnh của chó với HA kế Ludwig thì thấy 2 mặt
thủy ngân chênh lệch nhau, chứng tỏ có 1 áp lực
gọi là HA. Mặt thoáng của HA kế Ludvvig luôn
dao động → chứng tỏ HA thay đổi
+ Đường ghi HA ĐM cảnh của chó
+ Sóng anpha (sóng nhỏ): thể hiện HA do tim co
bóp tạo nên 2 đường đi lên và đường đi xuống,
Đường đi lên chỉ HA tâm thu dao động từ tối thiểu
đến tối đa. Đường đi xuống chỉ HA tâm trương dao
động từ tối đa về tối thiếu

+ Sóng beta (sóng to): là tập hợp của các sóng
anpha do ảnh hưởng của hô hấp với HA tạo nên
đường đi lên gồm nhiều sóng anpha trùng với thời
kỳ hít vào. Đường đi xuống gồm nhiểu sóng beta
trùng với thời kỳ thở ra trong hô hấp
+ Sóng gama: là tập hợp của nhiều sóng beta tạo
thành do sự biến đối của các trung tâm vận mạch
* Đo gián tiếp: băng bao đo huyết áp
25


×