Tải bản đầy đủ (.docx) (160 trang)

Đề cương sinh lý bệnh (2019) PHAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.31 KB, 160 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH LÝ BỆNH
PHẦN 1: SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG......................................8
Câu 1: Nêu các tính chất cơ bản trong khái niệm khoa học về
bệnh, đưa ví dụ cụ thể để phân tích làm rõ các tính chất đó?.....8
Câu 2: Trình bày khái niệm khoa học về bệnh nguyên, cho ví
dụ để phân tích vai trò của các yếu tố trong bệnh nguyên?.......10
Câu 3: Nêu và phân tích quy luật:” vai trò của phản ứng tính
trong bệnh sinh” ?..........................................................................12
Câu 4: Thế nào là phương pháp thực nghiệm trong y học, cho
ví dụ phân tích 3 bước cơ bản của 1 phương pháp thực
nghiệm thường áp dụng trong nghiên cứu y học cơ sở hoặc
trên lâm sàng?................................................................................13
Câu 5: Trình bày nguyên nhân và biểu hiện về xét nghiệm của
nhiễm toan chuyển hóa. Nêu các cơ chế điều hòa của cơ thể
khi bị nhiễm toan cố định (nhiễm toan chuyển hóa)?.................14
Câu 6: Trình bày nguyên nhân và biểu hiện về xét nghiệm
nhiễm toan hơi. Nêu các cơ chế điều hòa của cơ thể khi bị
nhiễm toan hơi?..............................................................................16
Câu 7: Nêu đặc điểm và hậu quả của mất nước do ra nhiều mồ
hôi và mất nước do ỉa lỏng cấp nặng?..........................................18
Câu 8: Nêu đặc điểm và hậu quả mất nước do sốt, do nôn và
mất nước do thận?.........................................................................20
Câu 9: Trình bày định nghĩa, các giai đoạn và khái quát về cơ
chế bệnh sinh của phản ứng viêm?...............................................21
Câu 10: Trình bày khái niệm, hiện tượng và ý nghĩa của phản
ứng tuần hoàn viêm?......................................................................23
Câu 11: Trình bày phản ứng tế bào trong viêm: khái niệm, bản
chất, vai trò và các chức năng cơ bản?.........................................24
Câu 12: Trình bày các tổn thương trong viêm và giải thích cơ
chế?..................................................................................................25
Câu 13: Trình bày sự thực bào trong viêm ( tế bào tham gia,


các giai đoạn, ý nghĩa)?.................................................................25
1


Câu 14: Trình bày một số hiểu biết cơ bản về các hoạt chất
trung gian trong viêm ( bản chất, phân loại, các tác dụng, ý
nghĩa thực tiễn) ?............................................................................27
Câu 15: Nêu định nghĩa, nguyên nhân phản ứng sốt và đặc
điểm điều hòa thân nhiệt xảy ra qua các giai đoạn của sốt?......28
Câu 16: Trình bày bản chất, nguồn gốc của các chất gây sốt và
cơ chế gây sốt?................................................................................30
Câu 17: Nêu các hậu quả về rối loạn chuyển hóa trong sốt?....31
Câu 18: Trình bày những thay đổi chức phận trong sốt?..........32
Câu 19: Cho biết ý nghĩa của phản ứng sốt và thái độ thực tế
xử trí khi gặp một trường hợp bệnh nhân sốt?...........................33
Câu 20: Nêu và phân tích các cơ chế gây phù, mỗi loại cho 1 ví
dụ?...................................................................................................34
PHẦN 2: SINH LÝ BỆNH CƠ QUAN.........................................35
Câu 1: Trình bày nguyên nhân và hậu quả của tình trạng tăng
và giảm co bóp của dạ dày?...........................................................35
Câu 2: Trình bày cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày, tá tràng?...36
Câu 3: Trình bày nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ỉa lỏng
cấp?..................................................................................................38
Câu 4: Trình bày định nghĩa ỉa lỏng cấp và mạn tính. Phân
tích cơ chế những hậu quả có thể của các bệnh lý trên?............39
Câu 5: Trình bày định nghĩa, nguyên nhân và hậu quả của tắc
ruột?................................................................................................41
Câu 6: Trình bày nguyên nhân cơ chế những thay đổi về số
lượng nước tiểu trong các bệnh thận?..........................................41
Câu 7: Trình bày nguyên nhân cơ chế về thay đổi chất lượng

nước tiểu trong các bệnh thận?.....................................................43
Câu 8: Nêu khái niệm về suy thận cấp, giải thích cơ chế những
thay đổi cơ bản trong máu do suy thận cấp?...............................44
Câu 9: Trình bày cơ chế bệnh sinh của hôn mê thận. Nêu các
biểu hiện chính của suy thận mạn?..............................................45
Câu 10: Nêu và phân tích vai trò gây bệnh của một số nguyên
nhân hay gặp rối loạn chức năng gan?.........................................46
Câu 11: Trình bày các rối loạn chuyển hóa protid và lipid khi
gan bị bệnh?....................................................................................47
2


Câu 12: Trình bày các biểu hiện của rối loạn glucid, rối loạn
chuyển hóa muối nước khi gan bị bệnh?.....................................48
Câu 13: Các hình thức khử độc của gan và các biểu hiện khi
rối loạn chức phận chống độc?.....................................................49
Câu 14: Trình bày các biểu hiện về xét nghiệm của suy gan
trường diễn?...................................................................................51
Câu 15: Trình bày nguyên nhân và các biểu hiện của xét
nghiệm suy gan cấp?......................................................................52
Câu 16: Nêu một số nguyên nhân gây giảm số lượng và chất
lượng tiểu cầu trong máu và hậu quả của bệnh lý đó?..............53
Câu 17: Trình bày định nghĩa thiếu máu, nêu khái quát các
cách phân loại thiếu máu, cho 1 ví dụ minh họa về mỗi loại?....54
Câu 18: Nêu nguyên nhân và đặc điểm cơ bản của thiếu máu
nhược sắc?.......................................................................................55
Câu 19: Nêu các đặc điểm đặc trưng của thiếu máu do nguyên
nhân tại hồng cầu, nêu nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của
một số bệnh lý tiêu biểu cho thiếu máu tan máu do bệnh lý tại
hồng cầu?........................................................................................56

Câu 20: Các nguyên nhân và đặc điểm thiếu máu tan máu do
các yếu tố bên ngoài hồng cầu?.....................................................58
Câu 21: Nêu và giải thích cơ chế của một số đặc điểm chung
thường có trong thiếu máu do tan máu?......................................59
Câu 22: Nêu các nguyên nhân, giải thích cơ chế của sự tăng có
hồi phục các loại bạch cầu trong máu?........................................61
Câu 23: Nêu nguyên nhân, cơ chế giảm số lượng các loại bạch
cầu trong máu?...............................................................................63
Câu 24: Nêu khái niệm về rối loạn thông khí và khuếch tán
(các yếu tố chi phối, chỉ tiêu đánh giá)?.......................................64
Câu 25: Kể các nguyên nhân gây rối loạn thông khí do thay
đổi thông khí thở và nêu cơ chế, đặc điểm đặc trưng của bệnh
lý đó?...............................................................................................66
Câu 26: Kể các nguyên nhân gây rối loạn thông khí tắc nghẽn
và rối loạn thông khí hạn chế?......................................................67

3


Câu 27: Phân biệt hai kiểu rối loạn thông khí tắc nghẽn và rối
loạn thông khí hạn chế về các khía cạnh : bản chất của rối
loạn và thay đổi các thông số thăm dò chức năng phổi?............68
Câu 28: Trình bày khái niệm , nguyên nhân thường gặp, biểu
hiện chính của suy hô hấp?...........................................................68
Câu 29: Trình bày những đặc điểm cơ bản về cơ chế bệnh sinh
của xơ vữa động mạch?.................................................................69
Câu 30: Nêu định nghĩa suy tim và trình bày rối loạn chuyển
hóa tế bào cơ tim khi tim bị suy?..................................................70
Câu 31: Trình bày những thay đổi chỉ tiêu hoạt động của tim
khi tim suy. Phân tích cụ thể cơ chế sự thay đổi một số các chỉ

tiêu trên?.........................................................................................71
Câu 32: Nêu định nghĩa bệnh lý sốc và mô tả biểu hiện của các
rối loạn xảy ra trong sốc?..............................................................73
Câu 33: Trình bày cách phân loại tăng huyết áp. Nêu nguyên
nhân, cơ chế của tăng huyết áp thứ phát. Giải thích cơ chế hậu
quả của tăng huyết áp và các biến chứng thường gặp?..............74
Câu 34: Trình bày khái niệm về thiểu năng tuyến nội tiết và
hậu quả của nó?..............................................................................76
Câu 35: Trình bày khái niệm về ưu năng tuyến nội tiết và hậu
quả của nó?.....................................................................................77
Câu 36: Nêu phương pháp để phân biệt nguyên nhân ưu năng
và thiểu năng tại tuyến, ngoài tuyến. Cho VD cụ thể về một
tuyến nội tiết?.................................................................................78
PHẦN 3: MIỄN DỊCH...................................................................79
Câu 1: Trình bày các đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức
năng của các lympho trung ương của hệ thống miễn dịch (tủy
xương, bursa fabricius và tuyến ức)?...........................................79
Câu 2: Trình bày một số đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức
năng của hạch lympho, lách và mô lympho không có vỏ bọc ở
miễn dịch?.......................................................................................81
Câu 3: Trình bày đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng
của lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch?..............................84
Câu 4: Trình bày đặc điểm cơ bản cấu trúc và chức năng của
lympho bào B trong đáp ứng miễn dịch?.....................................85
4


Câu 5: Trình bày đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng
của tế bào bạch cầu hạt trung tính và bạch cầu mono trong
đáp ứng miễn dịch?........................................................................86

Câu 6: Trình bày cơ chế miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào
và vi khuẩn nội bào?......................................................................88
Câu 7: Trình bày cơ chế miễn dịch chống virus và ký sinh
trùng?..............................................................................................91
Câu 8: Trình bày khái niệm về đáp ứng miễn dịch, phân biệt
đáp ứng miễn dịch tự nhiên và đáp ứng miễn dịch thu được,
đáp ứng miễn dịch tiên phát và đáp ứng miễn dịch thứ phát?
..........................................................................................................94
Câu 9: Kể về các hàng rào đáp ứng miễn dịch tự nhiên, phân
tích đặc điểm cấu tạo và cơ chế bảo vệ hàng rào vật lý?............96
Câu 10: Nêu một số thành phần cấu tạo thuộc hàng rào hóa
học và cơ chế bảo vệ của chúng?...................................................97
Câu 11: Kể một số thành phần tham gia chính và chức năng
của hàng rào tb?.............................................................................99
Câu 12: Trình bày khái quát quá trình hình thành đáp ứng
miễn dịch đặc hiệu. Nêu nguồn gốc, bản chất của kháng thể
dịch thể và thành phần bổ thể?...................................................101
Câu 13: Mô tả cấu trúc chung của các phân tử Globulin miễn
dịch (Ig)?.......................................................................................103
Câu 14: Trình bày chức năng sinh học của các phân tử
globulin miễn dịch?......................................................................104
Câu 15: Trình bày khái niệm về các thành phần bổ thể, nêu
tên gọi, nguồn gốc, bản chất của các yếu tố bổ thể. Trình bày
cơ chế hoạt hóa bổ thể?................................................................105
Câu 16: Trình bày tác dụng sinh học của hoạt hóa bổ thể?.....107
Câu 17: Trình bày khái niệm về miễn dịch bệnh lý, phân loại
các loại hình miễn dịch bệnh lý (nêu tên gọi, khái niệm, cơ sở
lý luận để phân loại)?...................................................................108
Câu 18: Trình bày cơ chế bệnh sinh của quá mẫn typ1, kể tên
và mô tả biểu hiện bệnh lý lâm sàng tiêu biểu cho quá mẫn typ

1?....................................................................................................109
5


Câu 19: Mô tả biểu hiện đặc trưng, cơ chế bệnh sinh và nêu 1
số vd lâm sàng của quá mẫn typ 4?............................................111
Câu 20: Nêu một số bệnh lý tiêu biểu đi kèm với suy giảm
miễn dịch bẩm sinh, nêu đặc điểm đặc trưng về miễn dịch học
của các bệnh lý đó?.......................................................................112
Câu 21: Trình bày khái niệm về suy giảm miễn dịch mắc phải
và nêu các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch mắc phải?...114
Câu 22: Giải thích cơ chế gây ra các tổn thương trong bệnh tự
miễn dịch?.....................................................................................116
Câu 23: Phân tích đặc điểm đặc trưng của suy giảm miễn dịch
do suy dinh dưỡng?......................................................................116
Câu 24: Phân tích đặc điểm đặc trưng của SGMD do nhiễm
HIV-AIDS?....................................................................................118
Câu 25: Trình bày cấu trúc và chức năng của phân tử TCR
trong đáp ứng MDTB?.................................................................118
Câu 26: Mô tả các đặc điểm cấu tạo và chức năng của 1 số loại
tb lympho T tham gia kiểm soát và điều hòa đáp ứng miễn
dịch?..............................................................................................120
Câu 27: Kể tên, nêu bản chất và chức năng của một số phản
ứng lymphokin?............................................................................121
Câu 28: Trình bày chức năng và vai trò bảo vệ cơ thể của MD
Tế bào?..........................................................................................122
Câu 29: Nêu và phân tích vai trò điều hòa đáp ứng miễn dịch
của KN, KT?.................................................................................123
Câu 30: Nêu khái niệm về trị liệu miễn dịch, các phương thức
chính của trị liệu miễn dịch và mục đích của các phương thức

đó?..................................................................................................125
Câu 31: Trình bày nguyên lý của đáp ứng miễn dịch bằng
vaccine và miễn dịch thụ động. Nêu các tiêu chuẩn của mọt
vaccine tốt và phạm vi ứng dụng của miễn dịch chủ động, thụ
động?.............................................................................................127
Câu 32: Trình bày khái niệm về các phương thức trị liệu bằng
chất kích thích miễn dịch: nguồn gốc, bản chất, tác dụng,
phạm vi ứng dụng?.......................................................................129
6


Câu 33: Nêu các biện pháp ức chế miễn dịch: nguồn gốc, bản
chất , tác dụng, phạm vi sử dụng?..............................................129
Câu 34: Khái niệm về ghép. Phân loại ghép và các phản ứng
thải ghép?......................................................................................131
Câu 35: Nêu bằng chứng về vai trò của đáp ứng miễn dịch
trong thải bỏ mô ghép?................................................................133
Câu 36: Trình bày cơ chế miễn dịch trong thải bỏ mô ghép?
........................................................................................................134
Câu 37: Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế, ngăn cản thải bỏ
mô ghép?.......................................................................................136
Câu 38: Trình bày bằng chứng về có đáp ứng miễn dịch chống
ung thư?........................................................................................138
Câu 39: Phân loại , kể tên và nêu bản chất của KN ung thư.
Nêu ý nghĩa ứng dụng của chúng?..............................................140
Câu 40: Nêu các cơ chế đáp ứng miễn dịch chống ung thư: bản
chất, vai trò?.................................................................................141
Câu 41: Trình bày định nghĩa và phân tích các đặc tính cơ bản
của KN?.........................................................................................143
Câu 42: Trình bày cách phân loại KN và cho VD về mỗi loài?

........................................................................................................145
Câu 43: Trình bày cấu trúc của các phân tử MHC lớp I và
chức năng của nó?........................................................................147
Câu 44: Trình bày cấu trúc của các phân tử MHC lớp II và
chức năng của nó?........................................................................149

7


8


PHẦN 1: SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Nêu các tính chất cơ bản trong khái niệm khoa học về
bệnh, đưa ví dụ cụ thể để phân tích làm rõ các tính chất đó?
Các tính chất cơ bản trong khái niệm khoa học về bệnh :
- Bệnh có tính chất cân bằng mới kém bền
- Bệnh hạn chế khả năng lao động
- Bệnh hạn chế khả năng thích nghi
Phân tích
1. Bệnh có tính chất cân bằng mới kém bền vững
- Sự hằng định nội môi là kết quả của 1 cân bằng sinh lý giữa 2 quá
trình: quá trình tân tạo và quá trình tiêu hủy.
VD trong sốc chấn thương HA biến đổi nhanh chóng là một cân
bằng mới và kém bền vững(cân bằng mới do yếu tố gây giãn mạch
và thay đổi hoạt động của tim là các yếu tố tác động thêm vào cân
bằng sinh lý là sức bóp của tim và sức cản ngoại vi).
- Khi một yếu tố về bệnh xâm nhập vào trong cơ thể , cơ thể có
những phản ứng bảo vệ, phản ứng này tạo ra trạng thái cân bằng
mới, đó là cân bằng bệnh lý: phòng ngự sinh lý = hủy hoại bệnh

lý. Cân bằng bệnh lý là một cân bằng kém bền, thay đổi theo
hướng hồi phục về cân bằng sinh lý ( nếu cân bằng lệch về phòng
ngự sinh lý), hoặc diễn biến theo hướng ngày càng trầm trọng để
đi đến kết thúc là tử vong ( nếu cân bằng nghiêng về hủy hoại
bệnh lý).
2. Bệnh hạn chế khả năng lao động
- Bệnh gây sự tổn thương, lệch lạc rối loạn cấu trúc, chức năng từ
mức phân tử, tế bào, mô, cơ quan đến toàn cơ thể => do đó làm
giảm khả năng lao động, thậm chí nhiều bệnh để lại di chứng làm
mất khả năng lao động.
VD: Khi sốt, bệnh nhân mệt mỏi làm giảm hoạt động.
Bệnh bại liệt làm mất khả năng lao động.
3. Bệnh hạn chế khả năng thích nghi
9


- Trong khi ngoại môi luôn luôn thay đổi mà nội môi lại đòi hỏi một
sự hằng định để hoạt động. Tình trạng đó bất buộc cơ thể bình
thường phải luôn luôn tìm cách vận dụng những cơ chế thích nghi
mạnh mẽ để đối phó lại với những thay đổi thường xuyên và đột
ngột của môi trường, hoàn cảnh sống.
- Khi cơ thể bị bệnh, khả năng thích nghi vẫn còn song rõ ràng bị
hạn chế rất nhiều.
VD: +) Khi sốt, khả năng điều hòa thân nhiệt vẫn còn nhưng quá
trình sản nhiệt và thải nhiệt không được mạnh mẽ như lúc khỏe
mạnh bình thường.
+) Ở bệnh nhân xơ gan, khả năng điều hòa đường huyết bị
hạn chế.

10



Câu 2: Trình bày khái niệm khoa học về bệnh nguyên, cho ví
dụ để phân tích vai trò của các yếu tố trong bệnh nguyên?
Khái niệm: Nguyên nhân và những điều kiện nhất định gây ra
một bệnh gọi chung là các yếu tố bệnh nguyên.bệnh nguyên chỉ ra
nguồn gốc của bệnh: bệnh đến từ đâu, do đâu mà có bệnh
Phân tích vai trò của các yếu tố trong bệnh nguyên trong ví dụ
bệnh Lao.
1. Mối quan hệ giữ nguyên nhân và điều kiện gây bệnh.
- Nguyên nhân quyết định và điều kiện phát huy tác dụng của
nguyên nhân:
+) Không có nguyên nhân thì bệnh không thể phát sinh, nhưng có
nguyên nhân mà thiếu điều kiện thì bệnh chưa phát sinh được.
VD: Lao phổi chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của trực khuẩn lao
(Nguyên nhân do trực khuẩn BK gây ra nó quyết định có bệnh lao
và đặc điểm của bệnh lao là nhiễm trùng mạn tính). Nhưng sự hiện
diện của trực khuẩn lao là chưa đủ để gây ra bệnh nếu thiếu các
điều kiện như: suy giảm sức đề kháng của cơ thể, hoàn cảnh sinh
hoạt khó khăn, môi trường lao động nặng nhọc,…
+) Nguyên nhân quyết định tính đặc hiệu của bệnh
 Trong những hoàn cảnh nhất định, nguyên nhân có thể trở thành
điều kiện: Trong hoàn cảnh này, một số yếu tố bệnh nguyên có thể
đóng vai trò nguyên nhân nhưng trong hoàn cảnh khác chính nó
lại đóng vai trò điều kiện.
 VD: Ăn uống chưa hợp lý, thiếu các chất dinh dưỡng, thiếu vệ
sinh là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng nhưng đồng thời nó
lại là điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm khuẩn dễ dàng xảy
ra.
2. Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên

- Mỗi bệnh đều có nguyên nhân và nguyên nhân có trước, bệnh có
sau.
VD: Nếu coi bệnh lao là hậu quả thì dứt khoát phải có nguyên
nhân do vk lao gây ra và vk phải xâm nhập vào cơ thể nguời đó
trước khi bệnh xuất hiện Có nguyên nhân nhưng không nhất thiết
11


có hậu quả (bệnh) do thiếu điều kiện hoặc do thể tạng và sự phản
ứng tốt của cơ thể.
3. Cùng một nguyên nhân có thể có nhiều bệnh khác nhau tùy
điềun kiện cụ thể
- Cùng 1 loại vi khuẩn nhưng tùy nơi tác dụng và đáp ứng của cơ
thể mà bệnh cảnh có thể khác nhau.
VD: Cùng là một loại vk lao nhưng có thể gây hậu quả (biểu
hiện ) khác nhau tuỳ theo đk đường xâm nhập, phản ứng miễn
dịch khác nhau như lao phổi, lao hạch, lao ruột…
4. Một số bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
VD: +) Viêm, sốt là những quá trình bệnh lý điển hình nhưng lại
do rất nhiều nguyên nhân gây ra.
+) Lỵ có thể do amip hoặc shigella gây ra, có triệu chứng lâm
sang tương tự nhau.

12


Câu 3: Nêu và phân tích quy luật:” vai trò của phản ứng tính
trong bệnh sinh” ?
-Bệnh sinh là qui luật về sự phát sinh, phát triển, tiến triển và kết
thúc của một bệnh: gồm các nội dung như diễn biến các giai đoạn

của bệnh, cách thức tác động của nguyên nhân và phản ứng của cơ
thể như thế nào thể hiện ra bằng các rối loạn, các triệu chứng và
cơ chế của các rối loạn, triệu chứng đó(0,5)
-Phản ứng tính là khả năng đáp ứng của cơ thể đối với mọi kích
thích bình thường hay bệnh lý, nó do di truyền qui định cho loài
và cho từng cá thể và cả các yếu tố môi trường chi phối, bao gồm
các yếu tố như tâm thần kinh, nội tiết, tuổi, giới, điều kiện sống và
môi trường(0,3)
-Phản ứng tính của cơ thể có vai trò rất quan trọng đối với quá
trình bệnh sinh: bệnh có phát sinh hay không, diễn biến thế nào,
kết thúc ra sao, chủ yếu phụ thuộc vào phản ứng tính của cơ
thể( 0,7)
-Ví dụ: mỗi loài có thể nhạy cảm với một số bệnh nhiễm trùng
khác nhau trong khi đề kháng với một số bệnh khác, con người
nhạy cảm với nhiễm HIV trong khi gà, chó thì không; trong một
vụ dịch dễ lây lan như cúm thì không phải tất cả mọi người trong
cộng đồng liên quan đều mắc bệnh, đối với bệnh phong cũng là
bệnh do vi khuẩn lây truyền trực tiếp do tiếp xúc thì không phải ai
cũng đều mắc bệnh khi tiếp xúc với bệnh nhân, tất cả sự khác
nhau trên về khả năng dễ mắc chủ yếu do phản ứng tính của cá thể
quyết định. Hơn nữa khi cùng mắc bệnh do bị tác động của một
loại vsv như nhau thì diễn biến nặng, nhẹ và cả kết thúc của bệnh
cũng rất khác nhau tùy thuộc vào sự đề kháng của từng người
khác nhau( phản ứng tính khác nhau giữa các cá thể)(0,5)

13


Câu 4: Thế nào là phương pháp thực nghiệm trong y học, cho
ví dụ phân tích 3 bước cơ bản của 1 phương pháp thực

nghiệm thường áp dụng trong nghiên cứu y học cơ sở hoặc
trên lâm sàng?
Phương pháp thực nghiệm trong y học là phương pháp nghiên
cứu xuất phát từ sự quan sát một cách khách quan các hiện tượng
bệnh lý, sau đó dùng các hiểu biết đã được chứng minh từ trước để
cắt nghĩa chúng (gọi là đề ra giả thuyết) cuối cùng là dùng một
hay nhiều thực nghiệm để chứng minh sự đúng; sai của giả thuyết
(khẳng định hay phủ định).
3 bước cơ bản của 1 phương pháp thực nghiệm
- Bước 1: Quan sát và đề xuất vấn đề
- Bước 2: Đề giả thuyết
- Bước 3: Chứng minh giả thuyết bằng các phương pháp thực
nghiệm
VD 3 bước cơ bản trong nghiên cứu:
+Bước 1 quan sát khách quan ví dụ quan sát chấn thương ở chó đã
gây ra bệnh lý sốc do chấn thương với biểu hiện của nó(0,5đ)
+Bước 2 giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của sốc chấn thương theo
thuyết nhiễm độc, cho rằng chất độc là do tổ chức bị dập sinh ra
đã thấm vào máu gây sốc cho chó (hạ HA, rối loạn tk…)(0,5đ)
+Bước 3 Thực nghiệm kiểm tra giả thuyết có chất độc tại ổ dập
nát bởi chấn thương gây sốc bằng cách cắt 10g cơ đùi ở thỏ,
nghiền nát và lọc lấy tinh chất và tiêm vào TM thỏ. Kết quả rút ra
là tổ chức dập nát do chấn thương không tạo ra yếu tố độc là nhân
tố chính ban đầu gây sốc, và nếu có nó chỉ tham gia vào giai đoạn
sau của quá trình sốc(0,5đ)

14


Câu 5: Trình bày nguyên nhân và biểu hiện về xét nghiệm của

nhiễm toan chuyển hóa. Nêu các cơ chế điều hòa của cơ thể
khi bị nhiễm toan cố định (nhiễm toan chuyển hóa)?
Khái quát về nhiễm toan:
- Là tình trạng các acid thâm nhập vào huyết tương (từ tế bào hoặc
từ ngoại môi), hoặc tình trạng huyết tương bị mất các muối kiềm
(đào thải mạnh ở ruột, ở thận) làm cho pH có xu hướng giảm
xuống.
- Phân loại:
+) Theo mức độ chia ra: nhiễm acid mất bù và nhiễm acid còn bù
+) Theo nguồn gốc chia ra: nhiễm acid hơi và nhiễm acid cố định.
Nhiễm toan cố định (nhiễm toan chuyển hóa)
1. Nguyên nhân
-Do ăn hoặc uống các sản phẩm có tính acid tức có nhiều ion H+,
hoặc do tiêm truyền
-Rối loạn chuyển hóa sinh ra nhiều acid cố định như: thiếu oxy mô
gây chuyển hóa yếm khí(sốc), bệnh tiểu đường sinh nhiều thể
xetonic
-Bệnh gây mất nhiều dự trữ kiềm: ỉa chảy cấp nặng
-Các bệnh đường tiết niệu gây suy thận làm giảm đào thải H+ và
giảm tái hấp thu HCO32. Biểu hiện
-Rõ nhất là các anion âm của các hệ đệm trong máu giảm như:
HCO3-, BB giảm, EB thường âm tính
-PCO2 máu thường giảm, là do cơ chế điều hòa bởi tăng thông
khí phổi để đào thải bớt CO2
-pH máu trong giới hạn bình thường hay giảm rõ tuỳ theo mức độ
rối loạn gọi là nhiễm còn bù hay mất bù,
- Các yếu tố khác thay đổi là nguyên nhân của nhiễm toan tùy
theo: acid niệu tăng do nhiễm toan chuyển hóa, giảm do suy thận,
thể xeton tăng trong máu gặp trong bệnh tiểu đường
3. Cơ chế điều hòa của cơ thể khi bị nhiễm toan chuyển hóa

+Phản ứng đệm giữa acid mới với gốc kiềm của hệ đệm để tạo
thành acid yếu và muối trung tính, ví dụ HCO3- + H+= H2CO3
15


+Na-R, nồng độ H+ trong máu thay đổi xu hướng tăng ít nhờ hoạt
động trung hoà trên
+Phổi tăng thông khí để đào thải nhiều CO2 do hoạt động đệm tạo
ra H2CO3, rồi phân ly thành CO2 và H2O
+Thận tăng thải trừ acic cố định [H+] qua nước tiểu nhờ phản ứng
trao đổi ion, tăng nhập NaHCO3- do tái tạo ở tế bào ống thận nếu
là do nhiễm toan không phải do thận

16


Câu 6: Trình bày nguyên nhân và biểu hiện về xét nghiệm
nhiễm toan hơi. Nêu các cơ chế điều hòa của cơ thể khi bị
nhiễm toan hơi?
Khái quát về nhiễm toan:
- Khái niệm:Là tình trạng các acid thâm nhập vào huyết tương (từ
tế bào hoặc từ ngoại môi), hoặc tình trạng huyết tương bị mất các
muối kiềm (đào thải mạnh ở ruột, ở thận) làm cho pH có xu hướng
giảm xuống.
- Phân loại:
+) Theo mức độ chia ra: nhiễm acid mất bù và nhiễm acid còn bù
+) Theo nguồn gốc chia ra: nhiễm acid hơi và nhiễm acid cố định.
Nhiễm toan hơi (nhiễm toan hô hấp).
1. Nguyên nhân
Do acid carbonic ứ đọng, làm tỷ số 1/20 của hệ đệm bicarbonat có

xu hướng tăng lên.
-Dùng thuốc mê, ngủ gây ức chế hô hấp
-Bệnh đường hô hấp trên, dưới gây rối loạn thông khí tắc nghẽn
như: ngạt thở do dị vật, u trên đường hô hấp, hen nặng và hen ác
tính,
-Bệnh nhu mô phổi, cơ hô hấp, lồng ngực gây rối loạn thông khí
hạn chế: viêm phổi nặng, tràn dịch, tràn khí màng phổi, liệt cơ hô
hấp do bệnh thần kinh-cơ
-Rối loạn khuếch tán như: phù phổi cấp, ngạt khí độc…
2. Biểu hiện
-PCO2 tăng cao, là tăng nguyên phát do giảm đào thải ứ lại tăng
lên
-HCO3- tăng thứ phát do cơ chế bù trừ thích nghi của thận, tăng
tái hấp thu, tái tạo HCO3-BB tăng, cơ chế như trên
-pH máu giảm hoặc bình thường tuỳ theo mức độ nhiễm còn bù
hay mất bù,
-Thường kèm theo rối loạn của suy hô hấp: PO2 giảm, Pa O2
giảm
3. Cơ chế điều hòa của cơ thể khi bị nhiễm toan hơi
17


- Hệ thống đệm: phản ứng ngay sau vài phút, tình trạng cân bằng
được duy trì khoảng 2h.
- Thận: giảm bài tiết H+, tăng tái hấp thu HCO3-cơ chế bù trừ để có
thể cân bằng với sự tăng CO2 do phổi kém đào thải chất khí này,
cần khoảng 24-48h để đạt được đáp ứng tối đa.

18



Câu 7: Nêu đặc điểm và hậu quả của mất nước do ra nhiều mồ
hôi và mất nước do ỉa lỏng cấp nặng?
Khái niệm về mất nước: Khi mất cân bằng giữa lượng nước xuất
và nhập hoặc do cung cấp không đủ hoặc do mất ra ngoài quá
nhiều.
Mất nước do ra nhiều mồ hôi.
1. Đặc điểm
- Thường xẩy ra ở nơi môi trường xung quanh có nhiệt độ cao và
không khí thoáng gió, và trong sốt giai đoạn lui bệnh
- Dịch có tính chất nhược trương
- Bù nước thường là uống, nhưng khi mất 5l mồ hôi trở lên thì
lượng muối mất đi cũng đáng kể nên ngoài bù nước vẫn phải bù
thêm muối.
2. Hậu quả
- Do tình trạng gian bào nhược trương dẫn đến nước vào tế bào gây
rối loạn chuyển hóa, tổn thương tế bào, giống như khi ngộ độc
nước.
- Biểu hiện: mau mệt mỏi, vã mồ hôi, uể oải, nhức đầu, buồn nôn,
tim đập nhanh, lú lẫn…
 Mất nước do ỉa lỏng cấp
1. Đặc điểm
-Mất nước đẳng trương
-Thường gây nhiễm toan do mất dịch ruột có chứa nhiều muối
kiềm NaHCO3
-Khó khăn cho bù nước qua đường uống
-Thường kèm theo ảnh hưởng đến hấp thu thức ăn
2. Hậu quả
- Gây ra những rối loạn chuyển hóa quan trọng
+) Rối loạn huyết động do mất nước nhiều làm khối lượng tuần

hoàn giảm, huyết áp giảm.
+) Nhiễm toan nặng do trụy tim làm thiếu O2, cùng với rối loạn
hấp thu làm rối loạn chuyển hóa, nhiễm toan.
+) Nhiễm độc thần kinh do tình trạng thiếu oxy, nhiễm độc, nhiễm
toan.
19


- Biểu hiện:
+) Huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ; khát, đái ít, thân nhiệt tăng.
+) Tăng thở, thở nhanh, thở sâu; dạ dày tăng co bóp, dịch dạ dày
tăng toan, nôn,
+) Vật vã, buồn ngủ, hôn mê.

20


Câu 8: Nêu đặc điểm và hậu quả mất nước do sốt, do nôn và
mất nước do thận?
Khái niệm về mất nước: Khi mất cân bằng giữa lượng nước xuất
và nhập hoặc do cung cấp không đủ hoặc do mất ra ngoài quá
nhiều.
Mất nước do sốt:
1. Đặc điểm
- Mất nước trong sốt thường là mất nước nhiều hơn điện giải do
nước bay hơi qua mồ hôi, hơi thở nên là mất ưu trương, có lợi là
dễ bù qua đường uống, nếu sốt cao kéo dài cũng cần bổ xung thêm
điện giải ngoài việc bù nước
2. Hậu quả
- Sốt gây tình trạng mất nước ưu trương

Mất nước do nôn:
1. Đặc điểm
- Mất nước do nôn thường là mất nước đẳng trương, kèm mất acid
dạ dày gây nhiễm kiềm chuyển hóa, nếu do tắc ruột thì có thể mất
dịch kiềm dẫn tới nhiễm toan, khó bù qua đường uống, nếu mất
nhiều phải bù dịch qua đường tiêm truyền TM
- Gặp nôn nhiều do tắc hạ vị , gây mất nước và HCl => lúc đầu
nhiễm kiềm. Khi tắc ở tá tràng sẽ nôn ra dịch ruột kiềm, gây
nhiễm acid ngay.
2. Hậu quả
- Bệnh nhân nôn nhiều sẽ không ăn, uống được, không hấp thu
được đều dẫn đến rối loạn chuyển hóa, sinh nhiều sản phẩm toan.
- Nôn nhiều gây mất nước, gây rối loạn huyết động học, khối lượng
tuần hoàn giảm, máu cô, huyết áp giảm, máu qua thận ít, thận kém
đào thải. Cuối cùng dẫn đến tình trạng nhiễm độc, nhiễm toan
nặng nếu không được xử lý kịp thời.
Mất nước do thận
- Mất nước do thận: trong bệnh đái nhạt hay do bệnh tiểu đường,
mất nước đẳng trương hoặc ưu trương, cần làm điện giải đồ để bù
nước và điện giải hợp lý
21


Câu 9: Trình bày định nghĩa, các giai đoạn và khái quát về cơ
chế bệnh sinh của phản ứng viêm?
Định nghĩa:
- Viêm là phản ứng tại chỗ của tổ chức liên kết, vi mạch máu và hệ
thần kinh với nhân tố gây bệnh và mối quan hệ của nó với phản
ứng chung của cơ thể.
- Viêm là phản ứng bảo vệ cơ thể mà nền tảng của nó là phản ứng tế

bào, phản ứng này được hình thành phát triển phức tạp dần trong
quá trình tiến hóa của sinh vật.
Các giai đoạn của phản ứng viêm:
- Phase cấp chia: giai đoạn đầu và giai đoạn cấp với biểu hiện toàn
phát của rối loạn, tổn thương trong viêm(có trước)
- Phase lành: hàn gắn và sửa chữa tổn thương viêm(sau)
Cơ chế bệnh sinh của phản ứng viêm:
- Nguyên nhân gây viêm tác động lên cơ thể tại chỗ(mô, các tế
bào…) vừa gây tổn thương tổ chức(hiện tượng tiềm sinh, dị sinh,
chết tế bào) đồng thời gây rối loạn chuyển hóa để hình thành ra
các hoạt chất trung gian của viêm( các loại khác nhau, tùy thuộc
cường độ tác động và tùy thời gian diễn biến), chính các mediators
sẽ chi phối điều khiển tiến trình của các phản ứng, rối loạn và
cường độ của phản ứng viêm
- Giai đoạn toàn phát gồm nhiều phản ứng: rối loạn tuần hoàn tạo
thuận cho sự tập trung của các yếu tố cần thiết tham gia vào phản
ứng viêm, dinh dưỡng, ô xy, yếu tố thể dịch có chức năng bảo vệ
và các tế bào cần huy động
- Tiếp theo là phản ứng tế bào bao gồm nhiều loại: trong đó có tế
bào có chức năng miễn dịch được tập trung huy động đến nơi có
nguyên nhân xâm nhập để tiêu diệt chúng, dọn dẹp tế bào chết,
chất cần thải trừ, có các tế bào hỗ trợ tham gia để giúp đỡ các tế
bào trực tiếp tiêu diệt nhân tố gây viêm và thực bào, vai trò quan
trọng thuộc về các bạch cầu thực bào, tế bào miễn dịch khác tùy
loại nguyên nhân gây viêm và giai đoạn của viêm, cuối cùng là sự
tăng sinh tổ chức hạt, hàn gắn và sửa chữa tổn thương viêm
22


- Trong quá trình viêm khó tránh khỏi các thương tổn và rối loạn

chuyển hóa thứ phát như: hình thành dịch rỉ viêm, tổn thương tổ
chức thứ phát lan rộng có khi còn lớn hơn so với tổn thương
nguyên phát, trước khi được hàn gắn và sửa chữa sau khi nguyên
nhân đã được loại trừ để đi đến kết thúc

23


Câu 10: Trình bày khái niệm, hiện tượng và ý nghĩa của phản
ứng tuần hoàn viêm?
Khái niệm:là phản ứng của các vi mạch máu tại nơi viêm, thực
chất là phản ứng vận mạch làm thay đổi tuần hoàn máu đến và đi
của khu vực có tác nhân gây viêm đang tác động, tạo thuận lợi cho
sự ngăn chặn tiêu diệt, loại trừ nhân tố gây viêm
Hiện tượng: co mạch chớp nhoáng, sung huyết động mạch,
sung huyết tĩnh mạch- ứ máu.
- Co mạch chớp nhoáng: xuất hiện nhanh ngay khi tác nhân gây
viêm tác động, cơ chế phản xạ sợi trục.
- Sung huyết động mạch:
+) Giãn tiểu ĐM,MM,TM làm tăng tuần hoàn đến ổ viêm (tăng
lưu lượng, tốc độ, áp lực) tạo thuận lợi đưa nhiều yếu tố cần thiết
cho nhu cầu tăng lên tại chỗ: oxy, năng lượng, kháng thể,bạch
cầu…
+) Cơ chế của sung huyết động mạch:
 Hưng phấn thần kinh giãn mạch.
 Các hoạt chất trung gian gây giãn mạch: histamin, leucotriens,
brazikinins, K+, H+,..
- Sung huyết tĩnh mạch- ứ máu:
+) Giãn liệt các tiểu ĐM,MM,TM làm tuần hoàn lưu thông chậm
lại, ứ máu tại chỗ, có thể ngừng chảy.

+) Hậu quả: gây thiếu oxy, tăng CO2, rối loạn chuyển hóa và tổn
thương tổ chức hình thành dịch rỉ viêm, tạo vành đai khu trú tác
nhân gây bệnh và độc tố của nó.
+) Cơ chế: tăng ma sát thành mạch do tế bào nội mô sưng to, bạch
cầu bám rìa, máu cô, đông máu nội mạch, dịch rỉ viêm bên ngoài
mạch chèn ép.
Ý nghĩa của phản ứng tuần hoàn viêm:
- Co mạch là hiện tượng mở màn cho các hiện tượng xảy ra sau đó.
- Sung huyết động mạch tạo điều kiện cho tăng tính thấm thành
mạch và tế bào thực bào tập trung.
- Sung huyết tĩnh mạch-ứ máu có vai trò: dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị
cho quá trình sửa chữa và cô lập ổ viêm, ngăn cản sự lan rộng của
tác nhân gây bệnh.
24


- Ý nghĩa chung của phản ứng tuần hoàn: làm tăng lưu lượng tuần
hoàn tại chỗ, tăng áp lực thủy tĩnh và góp phần hình thành dịch rỉ
viêm, phù nề tại chỗ
Câu 11: Trình bày phản ứng tế bào trong viêm: khái niệm, bản
chất, vai trò và các chức năng cơ bản?
Khái niệm: phản ứng tế bào là sự tham gia đáp ứng của tế bào
miễn dịch và liên quan (gọi chung là tế bào viêm) vào quá trình
viêm với sự thay đổi hình thái, tăng lên về số lượng và chức năng.
Bản chất:
- Trong phản ứng tế bào, có thể nói phản ứng của bạch cầu là quan
trọng nhất, nó phản ánh chức năng đề kháng của cơ thể chống lại
yếu tố gây viêm.
- Gồm 2 hiện tượng xảy ra kế tiếp: BC xuyên mạch và BC thực bào.
+) Bạch cầu xuyên mạch: nhờ dòng máu chảy qua chậm và hiện

tượng giãn mạch, BC dạt vào thành mạch, thò chân giả bám dính,
lách qua khe hở các tế bào nội mạc, xuyên qua lớp bao xơ thành
mạch lọt vào ổ viêm.
+) Bạch cầu thực bào: BC bắt giữ và tiêu hóa đối tượng do chúng
có các thụ thể với C3b và Fc, còn đối tượng thì được phủ C3b và
Ig (gọi chung là opsonin).
Vai trò và chức năng:
- Phản ứng của các thực bào (N- tiểu thực bào, M- đại thực bào) là
cơ bản và quan trọng nhất trong viêm cấp không đặc hiệu. Các
bước như sau:
+) Hóa hướng động bạch cầu: BC di chuyển tập trung về khu vực
viêm nhờ các chất hấp dẫn (chemotactic factors).
+) Hiện tượng bám rìa và xuyên mạch của BC.
+) Hiện tượng thực bào: đối tượng thực bào (vi khuẩn ngoại bào,
xác tế bào chết), tế bào thực bào, môi trường thực bào.
- Đại thực bào, lympho bào tham gia diệt vi sinh vật ký sinh nội bào
có vai trò quan trọng trong viêm mạn tính.
- Tế bào nội mô: tạo thuận cho hóa hướng động và xuyên mạch của
bạch cầu, tiết cytokines điều hòa viêm.
25


×