Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

NỘI DUNG ôn THI tốt NGHIỆP môn KIẾN THỨC cơ sở NGÀNH tài CHÍNH DOANH NGHIỆP và NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.66 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐH DUY TÂN
KHOA: QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*****

*******
NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN KIẾN THỨC CƠ SỞ

NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ NGÂN HÀNG
ĐỢT TỐT NGHIỆP THÁNG 05/2018
*****
1/ HỌC PHẦN NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1
1. Những vấn đề cơ bản về tài chính – tiền tê
a. Bản chất của tài chính
Biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ.
Bản chất bên trong của tài chính là mối quan hệ giữa người chi trả và người thu nhận
vốn tiền tệ. Bản chất của tài chính được thể hiện qua các quan hệ kinh tế trong quá trình
phân phối nguồn tài chính dưới hình thức giá trị.
Thông qua đó, bản chất của tài chính được xác định ở những mặt sau:
- Sự vận động độc lập tương đối của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ
tiền tệ.
- Đằng sau những hiện tượng bề mặt đó là các quan hệ kinh tế trong phân phối của cải
xã hội dưới hình thức phân phối các nguồn tài chính.
- Việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ là phương thức phân phối đặc thù giúp phân
biệt phạm trù tài chính với phạm trù phân phối khác như giá cả, tiền lương…
Vậy, tài chính có thể hiểu là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, gắn liền với việc tạo lập và sử dụng


các quỹ tiền tệ nhất định để phục vụ cho những mục tiêu nhất định của các chủ thể trong
nền kinh tế.
b. Chức năng của tài chính
 Chức năng phân phối
Chức năng phân phối phản ánh bản chất của phạm trù tài chính. Chức năng phân phối là
chức năng mà nhờ vào đó các nguồn tài chính được đưa vào các quỹ tiền tệ để phục vụ cho
các nhu cầu khác nhau. Phân phối tài chính gồm: phân phối lần đầu và phân phối lại.
- Phân phối lần đầu: diễn ra trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhằm phân chia giá trị

1


của sản phẩm tạo ra cho các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đó.
- Phân phối lại: là quá trình tiếp tục phân phối các quỹ tiền tệ được hình thành trong
phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội nhằm phục vụ mục đích của các chủ thể kinh tế.
 Chức năng giám đốc
Chức năng giám đốc của tài chính bắt nguồn từ sự cần thiết khách quan phải theo dõi,
kiểm soát các hoạt động phân phối tài chính để đảm bảo các hoạt động tài chính phục vụ tốt
các mục tiêu đề ra của các chủ thể kinh tế.
Mục đích của chức năng giám đốc tài chính:
- Bảo đảm cho các cơ sở kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế phát triển theo những
mục tiêu định hướng của Nhà nước.
- Đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả, tiết kiệm tới
mức tối đa các yếu tố sản xuất trong xã hội.
- Đảm bảo việc chấp hành pháp luật trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
c. Cấu trúc hê thống tài chính
 Khái niệm hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính là tập hợp các khâu tài chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau
nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các
nguồn tài chính.

 Cấu trúc hệ thống tài chính
Cấu trúc hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn, được tổ chức
theo sơ đồ sau:
Tài chính nhà nước

Tài chính doanh nghiệp

TTTC
C

Tài chính quốc tế

Tài chính trung gian

TCHGĐ & TCXH

d. Bản chất của tiền tê
 Khái niệm tiền tệ
Tiền tệ là là bất cứ vật gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá và
dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.
2


 Bản chất của tiền tệ
Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ qua hai thuộc tính sau:
- Giá trị sử dụng của tiền: là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu
làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy, chúng ta chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao
đổi. Ở đây, giá trị sử dụng của một loại tiền do xã hội quy định, bởi vì chừng nào xã hội còn
thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò là tiền tệ thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là
tiền tệ còn tồn tại.

- Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi
được nhiều hay ít hàng hóa khác trong trao đổi. Sức mua tiền tệ ở đây được xem xét ở góc
độ sức mua đối với toàn thể hàng hóa trên thị trường.
e. Chức năng của tiền tê
Dù biểu hiện dưới hình thức nào, tiền tệ cũng có ba chức năng cơ bản là chức năng
phương tiện trao đổi, chức năng thước đo giá trị và chức năng cất trữ giá trị.
 Chức năng phương tiện trao đổi
Thực hiện chức năng này, tiền tệ đóng vai trò môi giới giúp cho việc trao đổi được thực
hiện dễ dàng. Theo đó, các hàng hóa trước tiên sẽ được đổi ra tiền, sau đó người ta dùng tiền
để đổi lấy hàng hóa khác.
Khi tiền tệ ra đời, quá trình trao đổi hàng hoá được tách thành 2 giai đoạn riêng biệt mua
và bán. Do vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tế hoạt động
trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động.
Tiền tệ muốn làm phương tiện trao đổi lâu dài phải có các tính chất sau:
- Được chấp nhận rộng rãi trong lưu thông
- Có thể chia nhỏ, gọn nhẹ, bền
- Có tính đồng nhất
- Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng
 Chức năng thước đo giá trị
Với chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã trở thành phương tiện để đo lường và biểu
hiện giá trị của các hàng hóa đem ra trao đổi.
Trong nền kinh tế tiền tệ, mọi hàng hóa đều được đổi ra tiền, tạo thuận tiện cho việc tính
toán hay so sánh giá trị các hàng hóa với nhau.
Để thực hiện được chức năng này, tiền tệ phải có những đặc điểm sau:
- Bản thân tiền tệ phải có giá trị.
- Được nhà nước chính thức quy định theo những tiêu chuẩn nhất định.
 Chức năng cất trữ giá trị
3



Tiền tệ tạm thời rút ra khỏi lưu thông để chuẩn bị cho những nhu cầu giao dịch trong
tương lai.
Khi đó, tiền có tác dụng như một nơi chứa giá trị, chứa sức mua hàng hóa qua thời gian.
Để thực hiện chức này này, điều đặc biệt quan trọng là tiền phải có giá trị ổn định lâu
dài, tức là sức mua ổn định.
f. Các hình thái tiền tê
 Hoá tệ
Hoá tệ tức là tiền bằng hàng hóa, là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất của tiền tệ. Theo
đó, một loại hàng hóa nào đó, do được nhiều người ưu chuộng nên có thể tách ra khỏi thế
giới hàng hóa nói chung để thực hiện chức năng của tiền tệ.
Hoá tệ bao gồm hoá tệ phi kim loại và hoá tệ kim loại.
- Hoá tệ phi kim loại là loại tiền tệ xuất phát từ hàng hóa không phải là kim loại.
- Hoá tệ kim loại cũng là loại tiền xuất phát từ hàng hóa nhưng hàng hóa ở đây là kim
loại.
 Tín tệ
Tín tệ là thứ tiền tệ được lưu dụng nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng, chứ bản thân
nó không có giá trị hoặc có giá trị không đáng kể.
Về hình thức, tín tệ có hai loại: tín tệ kim loại và tiền giấy.
- Tín tệ kim loại là loại tín tệ được đúc bằng kim loại nhưng ở hình thái này, giá trị nội
tại của kim loại thường không phù hợp với giá trị danh nghĩa.
- Tiền giấy: Từ khi ra đời đến nay, tiền giấy nói chung có hai loại: tiền giấy khả hoán
và tiền giấy bất khả hoán.
 Bút tệ
Bút tệ là thứ tiền tệ vô hình sử dụng bằng cách ghi chép trên sổ sách kế toán ngân hàng,
nó chính là số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng. Theo nghĩa hẹp, chỉ có tiền gửi không
kỳ hạn mới được xem là bút tệ và được tính như là một bộ phận của khối tiền tệ.
 Tiền điện tử
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ ngân
hàng, các hình thức thanh toán mới được hình thành. Theo đó, tiền điện tử là tiền sử dụng
trong thanh toán điện tử. Ví dụ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử...

g. Quy luật lưu thông tiền tê của K. Marx
Yêu cầu: M = PQ/V

4


Nội dung quy luật: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (M) trong một thời gian nhất
định tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông (PQ) và tỷ lệ nghịch với tốc độ
lưu thông tiền tệ trong thời gian đó (V).
Yêu cầu của quy luật: Đòi hỏi lượng tiền cung ứng phải cân đối với lượng tiền cần cho
việc thực hiện các giao dịch của nền kinh tế.
2. Tài chính nhà nước
a. Vai trò của ngân sách nhà nước
 Điều tiết các hoạt động kinh tế
Vai trò này xuất hiện trước nhu cầu phải có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế
nhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, giúp nền kinh tế - xã hội phát
triển cân đối và hợp lý hơn.
Về mặt điều tiết, kích thích phát triển kinh tế, NSNN được sử dụng để kích thích nền
kinh tế phát triển, hình thành cơ cấu kinh tế mới, thông qua các hoạt động chủ yếu:
- Đầu tư vốn từ NSNN vào cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, thủy lợi... Đây là những
lĩnh vực rất cần cho sự phát triển kinh tế xã hội nhưng thành phần kinh tế tư nhân không
muốn đầu tư.
- Thông qua các khoản chi đầu tư vốn từ NSNN, thực hiện ưu đãi tín dụng hoặc thuế
nhằm khuyến khích phát triển những ngành nghề, những vùng cần ưu tiên phát triển, hình
thành cơ cấu kinh tế mới.
- Định hướng tiêu dùng thông qua việc đánh thuế cao vào các mặt hàng xa xỉ nhằm tiết
kiệm nguồn vốn có hạn cho xã hội, tích lũy cho phát triển kinh tế.
 Giải quyết các vấn đề xã hội
Vai trò của NSNN về mặt xã hội được thể hiện qua các hoạt động:
- Lập quỹ dự trữ Nhà nước về hàng hóa, vật tư, các quỹ dự phòng tài chính để ổn định

kinh tế xã hội khi có sự biến động do thiên tai, tai họa lớn.
- Chi phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa... nhằm tạo điều kiện nâng cao
mặt bằng xã hội.
- Chi trợ cấp cho những người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em mồ côi, người già
không nơi nương tựa, gia đình có công với nước.
- Chi hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người tàn tật qua tín dụng ưu đãi.
- Thông qua các loại thuế: thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt...
nhằm điều tiết thu nhập cao để phân phối lại cho các đối tương có thu nhập thấp, góp phần
giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.

5


 Điều chỉnh thị trường
Để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng, Nhà nước phải sử dụng ngân
sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản
chi từ NSNN dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hóa và
dự trữ tài chính.
Trong quá trình điều tiết thị trường, NSNN có tác động thị trường tiền tệ và thị trường vốn
thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện
trợ nước ngoài, mua bán chứng khoán... góp phần kiềm soát lạm phát trong nền kinh tế.
b. Thu ngân sách nhà nước
 Khái niệm thu NSNN
Thu NSNN bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn
nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
 Nội dung kinh tế các khoản thu NSNN
- Thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức kinh tế, cá nhân cho nhà nước
do luật định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế có các đặc trưng sau:
 Là hình thức động viên một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp cho NN

 Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN
cho nhu cầu chi tiêu cho Nhà nước.
 Không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả giá tiếp và không tương đương dưới hình
thức người chịu thuế được hưởng các hàng hóa dịch vụ Nhà nước cung cấp không mất tiền
hoặc với giá thấp và không biệt giữa việc nộp thuế nhiều hay ít.
Theo tính chất điều tiết, thuế được phân thành hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu
- Phí và lệ phí
 Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho một cơ quan nhà nước
khi thụ hưởng dịch vụ liên quan đến quản lý hành chính do cơ quan nhà nước đó cung cấp
như lệ phí làm hộ chiếu, lệ phí toà án...
 Phí là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải trả cho cơ quan nhà nước khi sử
dụng các dịch vụ công cộng do cơ quan này cung cấp.
- Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
 Thu lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, thu cổ tức từ cổ phần của Nhà nước
vào các cơ sở kinh tế
 Thu tiền sử dụng vốn NSNN

6


 Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế
 Thu từ việc cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên.
- Vay nợ và viện trợ của Chính phủ
Trong quá trình điều hành ngân sách, các chính phủ thường có nhu cầu chi nhiều hơn số
tiền thu được và việc cắt giảm các khoản chi là rất khó khăn. Do đó, Chính phủ phải nghĩ tới
các giải pháp nhằm bù đắp sự thâm hụt của NSNN, giải pháp thường được sử dụng là vay nợ.
 Vay trong nước: Được thực hiện chủ yếu dưới hình thức phát hành công trái.
 Vay nợ nước ngoài: Có thể thực hiện dưới các hình thức: Vay vốn ODA của chính
phủ nước ngoài, tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế; vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước
ngoài; phát hành trái phiếu ra nước ngoài.

Ngoài ra, NSNN còn có nguồn thu từ viện trợ. Viện trợ ở đây là viện trợ không hoàn lại
của chính phủ các nước, tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho chính phủ hoặc trực tiếp cho các
cơ quan, doanh nghiệp nhà nước.
c. Chi ngân sách nhà nước
 Khái niệm chi NSNN
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước dựa trên những nguyên tắc nhất định.
 Nội dung kinh tế các khoản chi NSNN
- Chi thường xuyên
Chi thường xuyên là các khoản chi nhằm đảm bảo cho bộ máy Nhà nước tồn tại và hoạt
động, các khoản chi này không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương
lai mà nó dùng cho tiêu dùng hiện tại đối với từng chủ thể.
Chi thường xuyên bao gồm những nội dung sau:
 Chi sự nghiệp (văn hóa – xã hội, kinh tế)
 Chi quản lý hành chính nhà nước
 Chi quốc phòng an ninh và trật tự xã hội
- Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất và làm tăng sản
phẩm quốc nội. Các khoản chi này có tác dụng góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng.
Chi đầu tư phát triển bao gồm những nội dung sau:
 Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp
 Chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước

7


 Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp
 Chi bổ sung dự trữ nhà nước
- Chi trả nợ

 Trả nợ trong nước: Đây là những khoản nợ mà nhà nước vay của tầng lớp dân cư,
các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức kinh tế bằng cách phát hành công trái.
 Trả nợ nước ngoài: Đây là các khoản nợ mà nhà nước vay chính phủ các nước, các
doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế.
d. Năm ngân sách và chu kỳ ngân sách
- Năm ngân sách là khoảng thời gian thực hiện các khoản thu chi NSNN trên cơ sở dự
toán đã được phê chuẩn. Điều khác nhau giữa các nước là mốc tính năm ngân sách, tức thời
điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một năm ngân sách không hoàn toàn giống nhau.
- Chu trình NSNN chỉ toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu
chấp hành (thực hiện) và cuối cùng là khâu quyết toán ngân sách.
Trung tâm của một chu trình NSNN là việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm
của chu trình đó (khâu chấp hành ngân sách) và khoảng thời gian chấp hành ngân sách là
trùng với năm ngân sách. Do đó, thời gian của một chu trình NSNN, tính từ lúc lập dự toán
ngân sách cho đến khi quyết toán ngân sách, là dài hơn năm ngân sách.
3. Tài chính doanh nghiêp
a. Khái niêm và vai trò của tài chính doanh nghiêp
 Khái niệm
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế được hình thành trong quá trình
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận.
 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
- Đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bất kỳ doanh nghiệp nào, yếu tố quan trọng và đầu tiên để tiến hành sản xuất kinh
doanh là vốn kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp có vai trò xác định đúng và đủ nhu cầu
vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, xác định các phương pháp và hình thức
huy động vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời về nhu cầu vốn và nâng cao tính hiệu quả trong
việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Tổ chức sử dụng vốn hiệu quả.
Sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý và hiệu quả là yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp
tồn tại và phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc đánh giá và lựa chọn dự


8


án kinh doanh tối ưu nhất, huy động và phân bổ vốn hợp lý, tăng nhanh vòng quay vốn bằng
các công cụ biện pháp thích hợp, từ đó nâng cao khả năng sinh lời của vốn chính là tăng tính
hiệu quả của đồng vốn trong doanh nghiệp.
- Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh.
Tài chính doanh nghiệp tạo ra sức mua hợp lý để thu hút các nguồn lực trong nền kinh tế
như: lao động, vốn, vật tư. Giúp xác định giá bán hợp lý khi bán hàng hóa dịch vụ ra thị
trường, thông qua hoạt động phân phối hình thành quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng phúc
lợi, quỹ dự trữ....
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của doanh nghiêp.
Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài
chính, để từ đó nhà quản lý doanh nghiệp có điều chỉnh, định hướng phù hợp và hiệu quả.
Vai trò kiểm tra, giám sát là cần thiết để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
b. Nguồn vốn của doanh nghiêp
 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có trách
nhiệm trả vốn đó cho người khác. Vốn chủ sở hữu được tạo lập từ vốn góp ban đầu và vốn
góp bổ sung.
- Vốn góp ban đầu
Vốn góp ban đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp. Đây là nguồn
vốn do chính những người chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp đầu tư khi thành lập doanh
nghiệp.
- Vốn góp bổ sung
Trong quá trình kinh doanh, các chủ sở hữu có thể góp vốn bổ sung để tăng vốn điều lệ.
Các doanh nghiệp thường bổ sung nguồn vốn của mình từ lợi nhuận kinh doanh, kết nạp
thêm các thành viên mới hoặc các thành viên cũ góp thêm vốn.
 Nợ phải trả

- Vốn vay ngân hàng
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn quan trọng để tài trợ vốn cho doanh
nghiệp. Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng gồm: vay ngắn hạn (thời hạn đến 1 năm), vay
trung hạn (thời hạn trên 1 đến 5 năm), vay dài hạn (thời hạn trên 5 năm).
- Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại, còn gọi là tín dụng của người cung cấp, được hình thành trong
quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hóa.
- Vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp
9


Trái phiếu doanh nghiệp là các giấy tờ vay nợ trung và dài hạn do doanh nghiệp phát hành.
c. Thu nhập và phân phối thu nhập
 Thu nhập của doanh nghiệp
Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt
động liên quan quá trình kinh doanh. Thu nhập của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
- Doanh thu về bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
- Thu nhập hoạt động tài chính: đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, cổ phần, cho thuê
tài chính
- Thu nhập khác: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền từ phạt vi phạm
hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, thu các khoản nợ không xác định được chủ.
 Phân phối thu nhập
Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí trong
một thời kỳ của doanh nghiệp đó.
Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối theo trình tự:
- Bù đắp lỗ của năm trước theo luật
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước.
- Trả các khoản tiền bị phạt, bồi thường.
- Trừ các khoản doanh nghiệp bị lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế
- Trả cổ tức, lợi tức cho các chủ thể.

- Phần còn lại trích lập thành các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ
dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc.
4. Các định chế tài chính trung gian
a. Khái niêm, đặc điểm, phân loại, chức năng của các định chế tài chính trung gian
 Khái niệm về định chế tài chính trung gian
Các định chế tài chính trung gian hay gọi tắt là trung gian tài chính là những tổ chức
chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường
xuyên của các tổ chức này là cung cấp các dịch vụ tài chính – tiền tệ nhằm thu hút, tập hợp các
khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi cung ứng cho những nơi có nhu cầu vốn.
 Đặc điểm của các định chế tài chính trung gian
- Các định chế tài chính trung gian là các tổ chức kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá
hoạt động nhằm mục đích sinh lời.
- Các định chế tài chính trung gian là những tổ chức làm cầu nối giữa những chủ thể
cung và cầu vốn trên thị trường.

10


 Phân loại các định chế tài chính trung gian
Căn cứ vào phương thức tạo lập nguồn vốn, định chế tài chính trung gian bao gồm:
- Các định chế nhận tiền gởi: ngân hàng thương mại, hiệp hội tín dụng, hiệp hội tiết
kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương hỗ.
- Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm
tai nạn và tài sản, quỹ hưu trí.
- Các định chế trung gian đầu tư: quỹ đầu tư, công ty tài chính.
 Chức năng của các định chế tài chính trung gian
Các trung gian tài chính thực hiện những chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng tạo vốn
Để có thể cho vay hoặc đầu tư, các trung gian tài chính tiến hành huy động vốn tạm thời
nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành các quỹ tiền tệ tập trung. Phương thức huy động

vốn theo thể thức tự nguyện thông qua cơ chế lãi suất hoặc theo thể thức bắt buộc thông qua
Chính phủ. Với chức năng này, các trung gian tài chính mang lại lợi ích cho chính mình và
cho phần lớn những người có khoản tiết kiệm.
- Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều chủ thể cần vốn như doanh nghiệp, cá
nhân, hộ gia đình... Với chức năng này, các trung gian tài chính đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu
cầu về vốn cho các chủ thể thông qua các phương thức chủ yếu như: cấp tín dụng, tài trợ vốn
đầu tư... góp phần thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế.
- Chức năng kiểm soát
Các trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm soát nhằm giảm đến mức tối thiểu
vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do thông tin bất đối xứng gây ra.
b. Khái niêm và chức năng của ngân hàng thương mại
 Khái niệm
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng theo quy định. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm
ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các
nghiệp vụ sau đây:
- Nhận tiền gửi
- Cấp tín dụng
11


- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
 Chức năng của ngân hàng thương mại
- Chức năng trung gian tín dụng
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối
giữa người thừa vốn và người cần vốn.

Thông qua việc huy động các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng
thương mại hình thành nên quỹ tiền tệ để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng
này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho
vay. Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại đã góp phần tạo ra lợi ích cho
tất cả các bên tham gia, bao gồm người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu
cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa,
dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu
khác theo lệnh của họ. Ở đây, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “thủ quỹ” cho các doanh
nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ.
- Chức năng tạo tiền
Với chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương
mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng
tại ngân hàng.
5. Một số vấn đề cơ bản về lãi suất
a. Khái niêm và phân loại lãi suất
 Khái niệm
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định.
 Phân loại lãi suất
- Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng:
 Lãi suất tiền gửi ngân hàng
 Lãi suất tín dụng ngân hàng
 Lãi suất chiết khấu
 Lãi suất tái chiết khấu
 Lãi suất liên ngân hàng
- Căn cứ vào giá trị của tiền lãi:

12



 Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ, hay nói
cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ tỷ lệ lạm phát.
 Lãi suất thực: là lãi suất được điều chỉnh lại theo đúng những thay đổi của lạm
phát hay là lãi suất đã trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Phương trình Fisher cho thấy quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
- Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất:
 Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn vay.
 Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể được điều chỉnh theo sự biến động của lãi suất
thị trường trong thời hạn tín dụng.
- Căn cứ theo phương pháp tính lãi
 Lãi suất đơn: là lãi suất mà số tiền lãi không đuợc nhập vào vốn và chỉ được lấy ra
một lần vào cuối kỳ.
 Lãi suất kép: là lãi suất mà số tiền lãi sau mỗi kỳ được nhập vào vốn để tính cho
vốn gốc của kỳ sau.
- Căn cứ vào loại tiền vay
 Lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay nội tệ.
 Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay ngoại tệ.
b. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất
- Cung cầu vốn vay
Cung vốn vay có thể hiểu là lượng tiền có sẵn dùng để cho vay nhằm mục đích kiếm lời
của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
Cầu vốn vay có thể hiểu là nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng
của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, do đó lãi suất được xác định trên cơ sở quan hệ
cung cầu vốn vay trên thị trường. Tại một thời điểm nhất định, điểm cân bằng cung cầu xác định
mức lãi suất cân bằng của thị trường. Do vậy, nhân tố nào tác động làm thay đổi cung cầu vốn
vay, tức làm dịch chuyển đường cung và đường cầu vốn vay chính là nhân tố tác động làm lãi

suất thay đổi. Đây là nhân tố ảnh hướng rất lớn tới lãi suất.
- Lạm phát dự tính
Chúng ta đã tìm hiểm về lãi suất thực, đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư, tiết kiệm của các chủ thể trong nền kinh tế. Chi phí thực của một khoản vay được xác
định bằng mức lãi suất thực:

13


Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát dự tính
Với một mức lãi suất trên thị trường, nếu lạm phát dự tính tăng, làm giảm lãi suất thực,
làm giảm chi phí thực của tiền vay, làm tăng nhu cầu vay vốn, điều này làm dịch chuyển
đường cầu vốn vay sang phải, tức làm tăng lãi suất thị trường. Khi lạm phát dự tính giảm sẽ
có hiệu ứng ngược lại.
- Bội chi ngân sách nhà nước
Ở các quốc gia, khi bội chi ngân sách xảy ra, Chính phủ các nước có xu hướng tài trợ
cho phần thâm hụt bằng cách đi vay, điều này sẽ tác động đến nhu cầu vay của Chính phủ, từ
đó làm tăng nhu cầu vay của nền kinh tế. Nếu thâm hụt ngân sách càng lớn và Chính phủ đi
vay càng nhiều thì càng làm tăng nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế, làm dịch chuyển đường
cầu sang phải, sẽ có tác động làm tăng lãi suất thị trường.
- Thuế
Thuế là công cụ trong chính sách tài khóa của Chính phủ. Thuế có tác động đến mức sản
lượng tiềm năng của nền kinh tế. Nếu Chính phủ giảm thuế đánh vào thu nhập làm cho các
nhà kinh doanh tăng đầu tư vào kinh doanh, làm cho nhu cầu vốn vay tăng, do dó làm dịch
chuyển đường cầu vốn vay sang phải, sẽ có tác động làm tăng lãi suất thị trường.
- Chính sách tiền tệ của NHTW
Chính sách tiền tệ của NHTW sẽ có tác động lớn đến khía cạnh cung tiền trong nền kinh
tế. Một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng do NHTW tạo ra sẽ làm dịch chuyển đường
cung tiền sang phải, điều này làm cho lãi suất thị trường giảm và ngược lại.
- Các nhân tố khác

Rủi ro: Nếu thị giá của công cụ nợ bất ổn và rủi ro mất vốn cho vay cao, làm cho việc
cho vay kém hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ các tài sản khác ít rủi ro hơn, điều này làm
cung vốn cho vay trong nền kinh tế giảm, qua đó làm dịch chuyển đường cung vốn sang trái
làm cho lãi suất thị trường tăng.
Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư: Các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi
càng cao và càng nhiều cơ hội đầu tư thì làm cho nhu cầu vay vốn càng lớn, điều này làm
dịch chuyển đường cầu vốn vay sang phải, làm cho lãi suất thị trường tăng lên.
2/ HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ VỚI SPSS
A.LÝ THUYẾT
I. các mức độ của hiên tượng kinh tế xã hội
1. Số tuyệt đối

14


a. Khái niệm: Số tuyệt đối là loại chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng
kinh tế-xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Ví dụ: Giá trị sản xuất của công ty A vào năm 2015 là 300 triệu đồng
Tổng số sinh viên của 1 lớp học B trong năm 2016 là 50 sv
Số tuyệt đối nói lên số đơn vị của tổng thể hay bộ phận hoặc trị số của một chỉ tiêu nào đó.
b. Các loại số tuyêt đối: có 2 loại số tuyệt đối:
* STĐ thời kỳ: Nó phản ánh về quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ dài thời
gian nhất định, nó hình thành thông qua việc tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng trong suốt
thời gian nghiên cứu, vì vậy, STĐ thời kỳ của cùng chỉ tiêu có thể cộng lại được với nhau để
có một trị số ở thời kỳ dài hơn
Thời kỳ càng dài thì trị số chỉ tiêu càng lớn
Ví dụ: Lợi nhuận từng tháng là tất cả lợi nhuận thu được từ các hoạt động xảy ra trong
tháng, lợi nhuận của một quý là tổng lợi nhuận của cả 3 tháng cộng lại
* STĐ thời điểm:
Phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định, loại

số tuyệt đối này chỉ phản ánh quy mô, khối lượng tại một thời điểm nào đó, trước và sau thời
điểm đó có thể khác. Cần chú ý việc cộng dồn các số tuyệt đối thời điểm không có ý nghĩa
kinh tế
Ví dụ: Giá trị tài sản cố định của công ty A vào ngày 1 tháng 1 năm 2016 là 100 triệu
đồng
2. Số tương đối
a. Khái nịêm: Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện
tượng trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
b. Các loại số tương đối trong thống kê:
Tuỳ theo nội dung phản ánh mà người ta chia số tương đối thành 5 loại:
b1. STĐ động thái: (thường tính chỉ tiêu tốc độ phát triển, chỉ số phát triển)
STĐ động thái phản ánh sự biến động của các mức độ của hiện tượng qua thời gian. Chỉ
tiêu này được tính bằng cách so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu hoặc mức độ kỳ báo cáo so
với kỳ gốc

15


tdt 

trong đó:

y1
x100%
y0

tdt: số tương đối động thái

y1: mức độ kỳ nghiên cứu hoặc kỳ báo cáo
y0: mức độ kỳ gốc

Ví dụ: Doanh số bán của công ty A vào năm 2015 là 100 triệu
Doanh số bán của công ty A vào năm 2016 là 200 triệu
tdt 

y16 200

2 200%
y15 100

Nhận xét: Doanh số bán của công ty A năm 2016 bằng 200% so với năm 2015 tức là tăng
100% so với năm 2015
b2. STĐ kế hoạch:
Dùng để lập các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kiểm tra tình hình thực hiện kế
hoạch. Có 2 loại:
+ STĐ nhiệm vụ kế hoạch: nó phản ánh mức cần phải phấn đấu trong kỳ kế hoạch và
được tính bằng cách so sánh giữa mức độ kỳ kế hoạch đặt ra so với mức độ kỳ gốc

tnv 

yk
y0

tnv: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
yk: mức độ kỳ kế hoạch
y0: mức độ kỳ gốc
Ví dụ: giá trị thực tế năm 2015 là 5 tỷ đồng, công ty đặt ra kế hoạch năm 2016 phải đạt
10 tỷ đồng. Vậy STĐ nhiệm vụ kế hoạch là: 10/5 x 100% = 200%, vậy nhiệm vụ đặt ra
năm 2016 là phải tăng 100% so với năm 2015
+ STĐ hoàn thành kế hoạch: phản ánh mức đã đạt được trong kỳ kế hoạch và được tính
bằng cách so sánh giữa mức độ thực tế đã đạt được so với mức độ kỳ kế hoạch đã đặt ra.


tht 

y1
yk

trong đó: tht: số tương đối hoàn thành kế hoạch
16


y1: mức độ thực tế kỳ báo cáo
 Chú ý:
- Các chỉ tiêu mà kế hoạch tăng lên mới là chiều hướng tốt thì số tương đối hoàn thành
kế hoạch tính ra lớn hơn 100% thì gọi là vượt kế hoạch, còn nhỏ hơn 100% gọi là không
hoàn thành kế hoạch
- Đối với các chỉ tiêu mà kế hoạch giảm đi mới là chiều hướng tốt thì tht>100% ta nói
không hoàn thành kế hoạch, tht<100% ta nói hoàn thành vượt kế hoạch.
Ví dụ: chỉ tiêu giá thành, lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
giảm xuống mới là chiều hướng tốt
 Mối quan hệ giữa STĐ động thái và STĐ kế hoạch:
STĐ động thái = STĐ nhiệm vụ kế hoạch x STĐ hoàn thành kế hoạch

y1 yk y1
 
y0 y0 yk
Ý nghĩa của mối liên hệ:
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu
- Để tính một số tương đối nào đó khi biết các số tương đối còn lại trong hệ thống
Ví dụ: Giá trị sản xuất của công ty X năm 2011 là 688 triệu đồng, theo dự kiến kế hoạch
thì trong năm 2012 công ty đạt được giá trị sản xuất là 1032 triệu, thực tế công ty đã đạt

được 1250 triệu. Hãy tính các số tương đối (STĐ): STĐ động thái, STĐ nhiệm vụ kế
hoạch và STĐ hoàn thành kế hoạch
Gọi

y1 là giá trị sản xuất của XNCN X ở kỳ báo cáo
y0 là giá trị sx ở kỳ gốc
yk là giá trị sx ở kỳ kế hoạch

Ta có:

t dt 

y1 1250

y0
688

t nv 

y k 1032

y0
688

t ht 

y1 1250

y k 1032
17



c. STĐ kết cấu: Chỉ tiêu này được dùng để xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành
trong một tổng thể. Nó tính được bằng cách so sánh giữa mức độ của từng bộ phận so với
mức độ của tổng thể.
Ký hiệu: Ti =(1,2,3,.....n): mức độ của từng bộ phận

T

i

: mức độ của cả tổng thể

di (i=1,2,....n): kết cẩu của từng bộ phận

di 

Ti
x100%
 Ti

Ví dụ: Công ty A có 2 cửa hàng X và Y. Doanh số bán của công ty A trong năm 2016 là
120 triệu đồng, trong đó doanh số bán của cửa hàng X là 40 triệu đồng, cửa hàng Y là 80
triệu đồng. Xác định kết cấu về doanh số của công ty
Vậy doanh số của cửa hàng X chiếm

40/120 x 100% = 33.3%

Doanh số của cửa hàng Y chiếm


80/120 x 100% = 66.6%

3. Số bình quân
a. Khái niệm: SBQ là loại chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại biểu của một tiêu thức nào đó
trong tổng thể bao gồm các đơn vị cùng loại
Ví dụ: Tiền lương bình quân của công nhân trong doanh nghiệp A là 6.000.000đ, thể hiện
mức thu nhập điển hình của công nhân trong doanh nghiệp đó.
b. Các loại số bình quân
b1. Số bình quân cộng: được tính bằng cách cộng lượng biến của tất cả các đơn vị
trong tổng thể, sau đó đem chia cho số đơn vị của tổng thể nghiên cứu.
So binh quan cong 

Tong luong bien tieu thuc
So don vi tong the

 SBQ cộng giản đơn:
Tổng quát: Ký hiệu: xi (1,2,....n): lượng biến của các đơn vị theo tiêu thức nghiên cứu
n: số đơn vị của tổng thể
x: số trung bình số học

18


n

xi
x1  x2  ... xn 
x
 i 1
n

n
Ví dụ: Có tài liệu về năng suất lao động của công nhân trong 1 phân xưởng (đvt: tấn):95, 97,
102, 79, 100. Xác định NSLĐ trung bình mỗi công nhân
x 

95  97  ...  100
5

 SBQ số học có quyền số (gia quyền): nó được áp dụng trong trường hợp mỗi mức
lượng biến được lặp lại nhiều lần trong tổng thể, tức là ứng với 1 lượng biến xi thì có
1 lượng fi tương ứng và nó được tính bằng phương thức sau:
Tổng quát: Ký hiệu: xi (i: 1,2,....,k): lượng biến của các đơn vị theo tiêu thức nghiên cứu
fi (i: 1,2....k): tần số còn gọi là quyền số
x : số trung bình số học
k

xi fi
x1f1  x2f2  ... xkfk 
x
 i1
f1  f2  ... fk
 fi
Trong công thức trên việc nhân lượng biến xi với tần số fi người ta gọi là gia quyền, còn
các tần số fi người ta gọi là quyền số của số bình quân.
Mục đích: duy trì vai trò của mỗi mức lượng biến trong tổng thể
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình thu hoạch lúa trong năm báo cáo của 3 HTX thuộc 1 xã
như sau:
HTX
A


Năng suất (tạ/ha)
33

Diện tích (ha)
150

B

35

120

C
37
Tính năng suất lúa bình quân của xã đó:

170

k

x f
x
f
i

i

i 1

i


19


trong đó: x : là năng suất lúa bình quân chung của toàn xã
xi: năng suất lúa từng HTX
fi: diện tích từng HTX

x

33 150  35 120  37 170
150  120  170

 Chú ý: SBQ cộng giản đơn là trường hợp đặc biệt của SBQ cộng gia quyền khi các
tần số bằng nhau
k

x f
x
f

i i

i 1

i



x1 f1  x2 f 2  ....  xn f n f ( x1  x2  ...  xn )  xi



f1  f 2  ....  f n
nf
n

 Khi tính số bình quân cộng cần chú ý một số trường hợp sau đây:
- Đối với dãy số lượng biến có khoảng cách tổ, trong trường hợp này mỗi tổ có một
phạm vi lượng biến nhất định. Do đó ta cần 1 trị số làm đại diện cho việc tính toán
Muốn vậy ta tính trị số giữa
Tri so giua 

Gioi han duoi  Gioi han tren
2

Ví dụ: Có tình hình phân tổ về NSLĐ của 200 công nhân trong XN in như sau:
NSLĐ (tạ/ người)

số công

trị số

xifi

400- 500

nhân(fi)
10

giữa(xi)

450

4500

500-600

30

550

16500

600-800

15

700

10500

800-900

80

850

68000

900-950


30

925

27750

950- 1000

5

975

4875

cộng
170
Tính NSLĐ bình quân chung cho toàn XN

20


k

x f
x
f

i i

i 1


i

- Khi quyền số được biểu hiện bằng số tương đối nghĩa là ta chỉ biết tỷ trọng của các bộ
phận cấu thành trong tổng thể
Lúc này số bình quân được tính:
k

xd
x
d
i

i

i 1

i

Ví dụ: Có tài liệu về tình hình thu hoạch lúa vụ đông xuân năm 2008 ở một huyện như
sau:
HTX
A

Năng suất thu hoạch (tạ/ha)
33

tỷ trọng % về diện tích của HTX
25


B

35

30

C
37
45
Tính NSTH bình quân chung cho vụ động xuân của 3 HTX
k

xd
x
d
i

i

i 1

i

trong đó: xi: NSTH của từng HTX
di: tỷ trọng diện tích của từng HTX
x : NSTH bình quân chung của vụ đông xuân tính cho toàn HTX

x

33 25  35 30  37 45

100

b2. Số bình quân điều hoà:
Về thực chất SBQ điều hoà cũng có nội dung kinh tế như số bình quân cộng tức là cũng
bằng tổng mức lượng biến chia cho số đơn vị tổng thể nhưng ta không có tài liệu để tính như
số bình quân cộng
 SBQ điều hoà có quyền số (gia quyền): SBQ này được áp dụng khi ta có tài liệu:
21


- Lượng biến (xi)
- Tổng mức lượng biến Mi=xifi
Tổng quát: Ký hiệu: xi (i: 1,2.....n): lượng biến của các đơn vị theo tiêu thức nghiên cứu
Mi (i: 1,2....n): quyền số của SBQ điều hoà gia quyền
: số trung bình điều hoà

x

x

M 1  M 2  ...  M n
 Mi

M
M
M1 M 2

 ...  n  i
x1
x2

xn
xi

Minh hoạ:
lượng biến xi
x1

tổng mức lượng biến (Mi)
M1

số đơn vị tổng thể fi=Mi/xi
f1

x2

M2

f2

.

.

.

xn
Mn
fn
* Chú ý: khi vận dụng công thức số trung bình điều hoà, quyền số Mi có những
nội dung khác nhau, tuỳ trường hợp cụ thể và việc đem chia Mi cho các lượng biến xi

phải đảm bảo ý nghĩa kinh tế.
Ví dụ:
So luong cong nhan 
Dien tich canh tac 
Muc do ke hoach 

San luong
Nang suat lao dong

Tong san luong
Nang suat thu hoach

Muc do thuc hien
Ty le hoan thanh ke hoach

Ví dụ: Có tài liệu về NSLĐ và sản lượng của 3 PX trong 1 xí nghiệp:
Tên PX
A

NSLĐ (tấn/1CN)
12

Sản lượng (tấn)
360

B

14

280


C
15
375
Tính NSLĐ trung bình mỗi công nhân tính chung cho cả 3 PX

22


x : NSLĐ trung bình của công nhân tính chung cho cả 3 PX
Tong san luong
x
Tong so cong nhan

x

360  280  375
360 280 375


12
14
15

 SBQ điều hoà giản đơn:
Tổng quát: Ký hiệu: xi (i: 1,2....n): lượng biến theo tiêu thức nghiên cứu
Mi (i: 1,2.....n): quyền số
M1=M2=.....=Mn

x


Ta có:

n
1
1
1
  ... 
x1 x 2
xn

n



1

x

i

b3. Số mod:
- Khái niệm: Mod là biểu hiện của lượng biến về tiêu thức nghiên cứu được gặp nhiều
nhất trong một tổng thể hay trong dãy số phân phối.
Ví dụ: Có tài liệu phân tổ về bậc thợ của công nhân trong một xí nghiệp như sau:
Bậc thợ

1

2


3

4

5

Số CN

20

10

15

5

1

Vậy mod về bậc thợ =1 vì có số công nhân nhiều nhất (fmax=20)
- Ý nghĩa:
- Mod biểu hiện mức độ phổ biến nhất của hiện tượng, đồng thời bản thân nó lại không
san bằng bù trừ chênh lệch giữa các lượng biến, cho nên có thể dùng để bổ sung hoặc thay
thế số bình quân trong trường hợp tính số bình quân gặp khó khăn.
- Mod được sử dụng trong công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường như cỡ số giày dép,
cớ kiểu quần áo
 Cách tính số mod:
- Trường hợp 1: dãy số phân phối rời rạc không có khoảng cách tổ, nghĩa là chỉ cần tìm
trong dãy số phân phối lượng biến nào có tần số lớn nhất thì lượng biến đó là mod.


23


- Trường hợp 2: Đối với tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau, muốn tìm số mod
trước hết phải xác định tổ nào là tổ chứa mod. Từ định nghĩa của mod tổ chứa mod là tổ có
tần số lớn nhất. Sau đó trị số gần đúng của mod được xác định theo công thức:
M 0  x Mo (min)  hM .
o (f

f M  fM o 1
o
M o  f M o  1 )  ( f M o  f M o 1 )

trong đó: M0: ký hiệu của mod
xM0(min): giới hạn dưới của tổ chứa mod
hM0: trị số khoảng cách tổ của tổ chức mod
fM0: Tần số của tổ chứa mod
fM0-1: Tần số của tổ đúng trước tổ chứa mod
fM0+1: tần số của tổ đứng sau tổ chứa mod
Ví dụ: Có tài liệu về tiền lương tháng của công nhân trong 1 doanh nghiệp như sau:
Tiền lương tháng(1000đ)
500-600

Số công nhân
20

trị số khoảng cách tổ
100

600-750


25

150

750-900
15
150
Tổ có tiền lương là 600-750 là tổ chứa mod vì tổ này có tần số lớn nhất
Xác định trị số gần đúng của mod:

M 0  x Mo (min)  hM o .
M 0 600  150 x

f M o  fM o  1
( f M o  f M o  1 )  ( f M o  f M o 1 )

25  20
650
(25  20)  (25  15)

b4. Số trung vị :
- Khái niệm: Số trung vị là lượng biến của tiêu thức đứng ở vị trí giữa trong dãy số phân
phối, chia dãy số phân phối thành 2 phần, mỗi phần có số đơn vị bằng nhau
- Ý nghĩa:
- Số med là chỉ tiêu được dùng để thay thế hoặc bổ sung số bình quân cộng khi ta không
có chính xác các mức lượng biến để tính

24



- Số med có tác dụng loại trừ các mức lượng biến do ảnh hưởng đột xuất khi ta cần nêu
lên mưc lượng biến đại biểu
- Số med là một trong các chỉ tiêu được dùng để phản ánh đặc trưng của dãy số phân
phối
- Số med được sử dụng rộng rãi trong công tác kỹ thụât và phục vụ công cộng chẳng
hạn như việc bố trí lại các câu lạc bộ, trạm đỗ xe buýt siêu thị … sao cho ở vị trí thuận lợi
nhất phục vụ được nhiều người nhất và tiết kiệm nhất
 Cách xác định số med:
- Đối với tài liệu không phân tổ
Nếu số đơn vị lẽ (n=2m+1), trứoc tiên ta phải sắp xếp các mức lượng biến theo một
trật tự tăng dần hoặc giảm dần, số med nằm ở lượng biến có vị trí thứ m+1
Nếu số đơn vị chẳn (n=2m): trong trường hợp này số med nằm giữa hai lượng biến có
vị trí thứ m và m+1 và người ta tính số med là trung bình cộng của hai lượng biến đó

Me 

x M  x M 1
2

+ Đối với tài liệu phân tổ nhưng không có khoảng cách tổ trong trường hợp này số med
nằm ở tổ có tần số tích luỹ bằng hoặc vượt nửa tổng các tần số
4. các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên tiêu thức
a. Khoảng biến thiên:
Là sự chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên
cứu
R = Xmax - Xmin
Khoảng biến thiên là chỉ tiêu đơn giản nhất nhưng nó có hạn chế là chỉ xét ở hai lượng
biến lớn nhất và nhỏ nhất
b. Độ lệch tuyệt đối trung bình: (khắc phục khoảng biến thiên)

Là bình quân cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng biến với số bình quân cộng của
các lượng biến đó.
Công thức tính:

25


×