Chương I. Ancol – Phenol
1. Khái niệm về nhóm chức hữu cơ
2. Ancol
- Đồng đẳng, đồng phân (đồng phân về mạch cacbon và đồng phân về vị trí nhóm hiđroxyl), danh pháp,
bậc rượu.
- Tính chất vật lí. Liên kết hiđro.
- Tính chất hóa học: Phản ứng với kim loại kiềm, phản ứng với axit bromhiđric, với axit axetic, phản ứng
tách nước từ một phân tử rượu (quy tắc tách), phản ứng tách nước từ hai phân tử rượu, phản ứng oxi hóa
rượu thành anđehit, phản ứng cháy của rượu trong không khí. Tính chất đặc biệt của ancol đa chức (hòa
tan Cu(OH)
2
)
- Điều chế rượu (phương pháp chung và phương pháp lên men rượu).
3. Phenol:
- Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí.
- Tính chất hóa học: Phản ứng với kim loại kiềm, phản ứng với bazơ, phản ứng với nước brom.
- Điều chế (từ benzen). Ứng dụng.
Chương II. Anđehit - Axit Cacboxylic
1. Andehit
- Đồng đẳng và danh pháp. Tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học: Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử anđehit) và phản ứng oxi hóa anđehit.
- Điều chế.
2. Axit cacboxylic
- Đồng đẳng và danh pháp. Tính chất vật lí.
- Tính chất hóa học: Tính axit (sự điện li, phản ứng với kim loại, với bazơ và oxit bazơ, với muối cacbonat),
phản ứng với rượu (phản ứng este hoá).
- Điều chế axit axetic (lên men giấm, chưng gỗ, các phản ứng tổng hợp từ axetilen).
- Ứng dụng (axit axetic, axit panmitic và stearic).
Chương III. Este - Lipit
1. Este: Công thức cấu tạo và danh pháp. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học (phản ứng thuỷ phân). Điều chế.
Ứng dụng.
2 Lipit: Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: phản ứng thuỷ phân và phản ứng xà phòng hoá,
phản ứng cộng hiđro.
- Khái niệm về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp
Chương IV. Cacbohidrat (Gluxit)
1. Khái niệm về gluxit. Glucozơ:
- Trạng thái tự nhiên. Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí.
- Tính chất hóa học: Tính chất của rượu đa chức, tính chất của anđehit, phản ứng lên men rượu.
- Ứng dụng và điều chế. Đồng phân của glucozơ: Fructozơ.
2. Saccarozơ:
- Công thức phân tử. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học: phản ứng thuỷ phân, phản ứng với đồng (II)
hiđroxit.
- Ứng dụng. Đồng phân của Saccarozơ: mantozơ.
3. Tinh bột:
- Công thức phân tử. Tính chất vật lí.
- Tính chất hóa học: phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu với iot.
- Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể và sự tạo tinh bột trong cây xanh.
4. Xenlulozơ:
- Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí.
- Tính chất hóa học: phản ứng thuỷ phân, phản ứng với axit nitric (phản ứng este hóa). Ứng dụng.
Chương V. Amin - Aminoaxit - Protein
1. Amin:
- Công thức cấu tạo. Tính chất chung (amin mạch hở trong nước đổi màu quỳ tím thành xanh, phản ứng với
axit cho muối).
- Anilin: phản ứng với nước brom (phản ứng thế vòng Bezen).
- Điều chế. Ứng dụng.
2. Aminoaxit:
- Định nghĩa. Công thức cấu tạo và danh pháp. Tính chất vật lí.
- Tính chất hóa học: tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng ngưng, khái niệm về phản ứng trùng ngưng. Ứng
dụng.
2. Peptit và Protein:
- Khái niệm về peptit và protein.
- Thành phần và cấu tạo phân tử.
- Tính chất: phản ứng thuỷ phân, sự đông tụ, phản ứng màu Biure.
- Sự chuyển hoá protit trong cơ thể.
3. Enzim và axit Nucleic:
- Khái niệm
- Đặc điểm của xúc tác enzim
- Vai trò của axit Nucleic trong cơ thể.
Chương VI. Polime và vật liệu polime
1. Khái niệm:
- Định nghĩa. Cấu trúc của polime (dạng mạch thẳng, dạng phân nhánh, dạng mạng không gian). Tính chất
của polime: Tính chất vật lí. Tính chất hóa học.
- Các phương pháp tổng hợp polime: phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng.
2. Chất dẻo: Một số polime dùng làm chất dẻo (polietilen, polistiren, poli(vinyl clorua), poli(metyl
metacrylat), nhựa phenolfomanđehit).
3. Tơ tổng hợp: Tính chất và ứng dụng của tơ poliamit (tơ nilon, tơ capron, tơ ).
4. Cao su: Tính chất, cách điều chế, ứng dụng của Cao su (cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp).
5. Keo dán: khái niệm, thành phần, tính chất một số loại keo dán: nhựa vá săm, keo epoxi, nhựa ure
fomandehit.
Chương VII. Đại cương về kim loại
1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo của nguyên tử kim loại, cấu tạo của đơn chất kim loại và
liên kết kim loại.
2. Tính chất vật lí chung của kim loại: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. Tính chất vật lí khác của
kim loại như tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng.
3. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử: Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit loãng (HCl,
H
2
SO
4
) và với dung dịch axit đặc (HNO
3
, H
2
SO
4
), tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch muối.
4. Cặp oxi hoá - khử của kim loại, so sánh tính chất những cặp oxi hoá - khử. Dãy điện hóa của kim loại và ý
nghĩa của dãy điện hóa của kim loại.
5. Hợp kim: định nghĩa, liên kết hoá học trong hợp kim, tính chất và ứng dụng của hợp kim.
6. Sự ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.
7. Nguyên tắc điều chế kim loại và 3 phương pháp điều chế kim loại (thuỷ luyện, nhiệt luyện và điện phân).
Chương VIII. Kim loại kiềm, kiềm thổ, Nhôm
1. Kim loại nhóm IA (nhóm kim loại kiềm):
- Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lí đặc trưng của kim loại kiềm (nhiệt độ nóng
chảy, khối lượng riêng, độ cứng).
- Cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại kiềm là tính khử mạnh nhất (minh họa
qua tính khử của natri): Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit loãng (HCl, H
2
SO
4
), tác dụng với nước.
- Ứng dụng của kim loại kiềm. Điều chế kim loại kiềm.
- Một số hợp chất quan trọng của KLK (natri hiđroxit, natri hidrocacbonat, natri cacbonat, Kali nitrat): tính
chất, ứng dụng, điều chế. Cách nhận biết hợp chất của natri.
2. Kim loại nhóm IIA (KLK thổ):
- Vị trí trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lí và tính chất hoá học đặc trưng của kim loại nhóm IIA (tính khử
mạnh). Ứng dụng và điều chế kim loại phân nhóm chính nhóm II.
- Một số hợp chất quan trọng của canxi (canxi hiđroxit, canxi cacbonat, canxi sunfat): tính chất, ứng dụng,
điều chế.
3. Nước cứng, các loại nước cứng và tác hại của nước cứng, nguyên tắc và các phương pháp làm mềm nước.
4. Nhôm:
- Vị trí của nhôm trong HTTH. Cấu tạo nguyên tử nhôm. Tính chất vật lí. Tính chất hóa học của nhôm là tính
khử mạnh: nhôm tác dụng với phi kim, với axit, oxit kim loại, với nước). Ứng dụng của nhôm. Sản xuất nhôm.
- Hợp chất của nhôm (nhôm oxit, nhôm hiđroxit, nhôm sunfat): tính chất, ứng dụng. Nhận biết Al
3+
- Một số hợp kim quan trọng của nhôm (đuyra, silumin, almelec, electron): thành phần, tính chất và ứng
dụng.
Chương IX. Sắt - Một số kim loại quan trọng
A. Sắt
1. Vị trí của sắt trong hệ thống tuần hoàn. Cấu tạo nguyên tử sắt.Tính chất vật lí. Tính chất hóa học của sắt:
Tác dụng với phi kim, axit, muối, nước.
2. Hợp chất sắt(II), hợp chất sắt(III): Tính chất chung, điều chế.
3. Hợp kim sắt (gang, thép). Sản xuất gang, thép: Nguyên liệu; nguyên tắc sản xuất. Những phản ứng hoá học
xảy ra trong quá trình sản xuất gang và luyện thép. Các phương pháp luyện gang thành thép.
B. Crom
1. Vị trí của crom trong HTTH. Cấu tạo nguyên tử, Tính chất vật lí. Tính chất hóa học của Crom: Tác dụng với
phi kim, nước, axit.
2. Hợp chất Crom(III), hợp chất Crom(VI): Tính chất chung, điều chế.
C. Đồng
1. Vị trí của Đồng trong HTTH. Cấu tạo nguyên tử, Tính chất vật lí. Tính chất hóa học của Đồng: Tác dụng
với phi kim, axit.
2. Hợp chất Đồng(II) oxit, Đồng (II) hidroxit, muối Đồng(II): Tính chất chung, điều chế.
D.Niken – Kẽm – Chì – Thiếc
1. Vị trí của trong HTTH.
2. Tính chất, ứng dụng.
Chương X. Nhận biết các chất vô cơ
1. Nguyên tắc, cách tiến hành nhận biết các ion.
2. Nguyên tắc, cách tiến hành nhận biết các chất khí.
Chương XI. Hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường
Hiện trạng và vai trò của Hóa học trong các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường.