Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

TÌM HIỂU tác ĐỘNG của rào cản kỹ THUẬT NHẬT bản đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.85 KB, 69 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

ĐỖ MINH HIỀN
TRẦN TRUNG HIẾU
PHAN THỊ MINH NGUYỆT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN VIỆT NAM

HẢI PHÒNG - 2019


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

ĐỖ MINH HIỀN
TRẦN TRUNG HIẾU
PHAN THỊ MINH NGUYỆT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT


NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN VIỆT NAM

NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ; MÃ SỐ: 7840120
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
Người hướng dẫn: PGS. TS. Dương Văn Bạo

HẢI PHÒNG - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình bốn năm được học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức
trong một môi trường đào tạo chuyên nghiệp như khoa Kinh Tế nói riêng và
trường Đại học Hàng Hải Việt Nam nói chung, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình, tâm huyết của các thầy cô, bản thân chúng em đã tích lũy được cho
mình rất nhiều kinh nghiệm, không chỉ kiến thức trên sách vở mà còn cả kĩ năng
học tập, nghiên cứu, giao tiếp và ứng xử.
Qua đó em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Kinh Tế
đã tạo điều kiện để chúng em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp. Chúng em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Dương Văn Bạo đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trước, trong và sau quá trình hoàn thành bài đồ án.
Trong quá trình hoàn thiện đồ án, do trình độ và kinh nghiệm thực tế của
chúng em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất
mong nhận được những lời nhận xét từ phía thầy cô để hoàn thiện bản thân.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 6 năm 2019

1



LỜI CAM ĐOAN
Chúng em là nhóm sinh viên gồm:
Đỗ Minh Hiền - KTN56DH – mã sinh viên 65093
Trần Trung Hiếu - KTN56DH – mã sinh viên 65004
Phan Thị Minh Nguyệt - KTN56DH – mã sinh viên 65065
Chúng em xin cam đoan đây là công trình của riêng nhóm sinh viên chúng
em dưới sự hướng dẫn của thầy Dương Văn Bạo. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau được ghi rõ trong tài liệu
tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng em xin chịu trách nhiệm
hoàn toàn về đồ án của mình.

2


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Khái niệm về rào cản trong thương mại quốc tế.........................................3
1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế................................................4
1.2.1. Rào cản thuế quan (tariffs)...................................................................4
1.2.2. Rào cản phi thuế quan (non-tariffs)......................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM....................7
2.1.Thực trạng nhập khẩu mặt hàng nông sản của Nhật Bản.............................7
2.1.1. Tổng quan về thị trường Nhật Bản.......................................................7

2.1.2. Thực trạng sản xuất nông sản tại Nhật Bản.......................................14
2.1.3. Nhập khẩu mặt hàng nông sản của Nhật Bản.....................................19
2.2.Thực trạng nhập khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam..............................27
2.2.1. Tổng quan ngành sản xuất nông sản ở trong nước.............................27
2.2.2. Thực trạng mặt hàng nông sản trong nước.........................................28
2.2.3. Xuất khẩu mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản...29
2.3. Rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của
Việt Nam..........................................................................................................34
2.3.1. Những quy định của Nhật Bản đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu
của Việt Nam.................................................................................................35
2.3.2. Thực trạng mặt hàng nông sản của Việt Nam khi vào Nhật Bản........42
3


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT
BẢN VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TỪ VIỆT NAM.............48
3.1. Đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam...........................................................................................48
3.1.1 Tác động tích cực.................................................................................48
3.1.2. Tác động tiêu cực................................................................................50
3.2. Giải pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng
nông sản Việt Nam...........................................................................................52
3.2.1. Thực trạng đối phó với các rào cản kỹ thuật ở Việt Nam...................52
3.2.2. Đề xuất biện pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của Nhật Bản..............53
KẾT LUẬN.........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................58

4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Từ viết tắt
ASEAN

Nghĩa tiếng Anh
Association of Southeast

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

CNH

Công nghiệp hóa

FTA

Free trade agreement

GAP

Good Agricultural Practices

Hiệp định thương mại tự do

GE
GMP


JAS
JP
MAFF

Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt
Đột biến Gen

Good Manufacturing

Tiêu chuẩn thực hành sản

Practice

xuất tốt

HĐH
ISO

Nghĩa tiếng Việt

Hiện đại hóa
International Organization

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc

for Standardization
Japanese Agricultural


tế
Tiêu chuẩn hữu cơ nông

Standards (JAS) System

nghiệp Nhật Bản

Japan

Nhật Bản

Ministry of Agriculture,
Fisheries, and Food

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp

NB

Nhật Bản

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

VN

Việt Nam

WTO


World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Bảng phân biệt các rào cản

6

2.1


Các chỉ số kinh tế của Nhật Bản

10

2.2

Cơ cấu dân cư theo độ tuổi của người Nhật

11

2.3

Cơ cấu chi tiêu ở hộ gia đình Nhật Bản

12

2.4

Sản lượng và giá trị của các loại trái cây Nhật Bản

16

2.5

Cơ cấu người trồng cây ăn quả theo độ tuổi

18

2.6


Những quốc gia nhập khẩu nhiều gạo nhất trên thế giới

21

2.7

Thống kê lúa mì nhập khẩu vào Nhật Bản

22

2.8

Những trái cây nhập khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản

23

2.9

Những trái cây nhập khẩu có giá trị nhiều nhất vào NB

25

2.10

Các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản

26

2.11


Các quốc gia xuất khẩu có giá trị nhiều nhất vào NB

26

2.12

Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu sang Nhật

30

Tiêu thụ, nhập khẩu và nhập khẩu cao su tự nhiên từ
2.13

Việt Nam của Nhật Bản (1000 tấn)

33

Trị giá xuất khẩu mặt hàng nông sản giai đoạn 2015 –
2.14

2018

43

Trị giá xuất khẩu mặt hàng nông sản năm 2017, 2018
2.15

và ba tháng đầu năm 2019


6

47


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Các nhóm ngành kinh tế của Nhật Bản

10

2.2

Sản lượng hoa quả Nhật Bản qua từng năm

17

2.3

Số lượng người trồng cây ăn quả ở Nhật Bản

17


2.4

Các đối tác nhập khẩu của Nhật Bản

19

2.5

Sức tiêu thụ thóc lúa của người dân Nhật Bản

22

2.6

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lượng trái cây nhập khẩu vào NB

24

2.7

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị trái cây nhập khẩu vào NB

24

2.8

Thị phần xuất khẩu nông sản Việt Nam

46


7


LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ số, cách mạng khoa học phát triển cũng như thời
kì kinh tế hội nhập thì việc các nước tiến lại gần nhau là một điều tất yếu. Các
quốc gia sẽ ảnh hưởng lên nhau theo một cách tích cực hơn và đồng thời sẽ phát
triển hơn. Và trong sự phát triển đó không thể không kể đến phần đóng góp rất
lớn của sự phát triển từ phía nền kinh tế mỗi nước. Kinh tế đã thúc đẩy sự hội
nhập giữa các quốc gia, thúc đẩy sự giao thoa giữa các nền kinh tế với nhau.
Nước lớn sẽ truyền đạt những thành tựu mới cho nước bé và nước bé hơn sẽ sử
dụng những thành tựu đó cho sản xuất để giúp sức, ủng hộ nước lớn. Chính bởi
thế, không chỉ có các nước lớn mới có tác động mạnh mà cả những nước bé hơn
cũng có sự tác động nhất định. Do vậy, Việt Nam ta cũng không nằm ngoài cuộc
chơi kinh tế.Việt Nam ta cũng đang phát triển theo một hướng tích cực khi
những con số ấn tượng đã nói lên về một Việt Nam đang vươn mình ra biển lớn,
không còn chỉ có tiếng nói ở trong khu vực nữa. Và góp phần cho sự phát triển
đó, phải kể đến sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của chúng ta đã phát triển vượt
bậc, kéo theo đó là sự phát triển của các dịch vụ liên quan. Đặc biệt đối với Việt
Nam, một đất nước có nền kinh tế mũi nhọn là nông nghiệp thì xuất khẩu hàng
nông sản có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Việc xuất khẩu hàng nông sản đã đem
lại cho Việt Nam nhiều thành tựu đáng kể và đóng góp rất lớn vào kinh tế nước
nhà. Thông qua hoạt động xuất khẩu nông sản, Việt Nam đã khai thác được triệt
để những thế mạnh của mình và mở rộng được phạm vi hoạt động, chuyển đổi
cơ cấu và góp phần nhiều vào việc tạo công ăn việc làm cho xã hội. Tuy vậy,
không hẳn mặt hàng chúng ta được ưa chuộng trên thế giới cho nên còn có nhiều
hạn chế để phát triển khi tiến tới những nước có nền kinh tế lớn mạnh. Trong đó,

không thể không kể đến một thị trường tiềm năng của Việt Nam là Nhật Bản.
1


Chính bởi lí do đó mà trong đợt làm đồ án tốt nghiệp này, nhóm chúng em đã
được lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu tác động của rào cản kỹ thuật Nhật Bản đối với
hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam”
Bài báo cáo của nhóm chúng em gồm 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về rào cản trong thương mại quốc tế
 Chương 2: Thực trạng rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hoạt động
xuất khẩu nông sản Việt Nam
 Chương 3: Giải pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với hoạt động xuất
khẩu nông sản Việt Nam
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã tạo điều kiện cho
chúng em, và đặc biệt là thầy giáo Dương Văn Bạo đã giúp đỡ em nhiệt tình để
nhóm chúng em hoàn thành được bài báo cáo nay.
Tuy nhiên, trong quá trình làm bài báo cáo không thể tránh những sai sót.
Chúng em rất mong nhận được những lời góp ý, đóng góp từ phía thầy cô để
chúng em có thể sửa chữa và hoàn thiện bài báo cáo một cách tốt hơn. Chúng
em xin chân thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm về rào cản trong thương mại quốc tế
Trong khoa học về kinh doanh quốc tế, tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về
rào cản thương mại:
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở: “Rào cản thương mại là thuật ngữ

chung mô tả chính sách hay quy định của chính phủ hạn chế thương mại quốc tế.
Các hàng rào thương mại tồn tại dưới nhiều hình thức chỉ các hạn chế trong
thương mại quốc tế giữa các nước khác nhau liên quan đến xuất nhập khẩu hàng
hóa”
Theo từ điển thương mại - Đại học Indiana, Hoa Kỳ: ”Rào cản thương mại
là những hạn chế của chính phủ đối với việc nhập hoặc xuất khẩu tự do các hàng
hóa. Nó bao gồm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, nhằm bảo vệ các ngành
công nghiệp lựa chọn từ cạnh tranh quốc tế.”
Theo Cơ quan đại diện thương mại Mỹ: “Rào cản thương mại không có định
nghĩa rõ ràng, mà có thể được xác định một cách rộng rãi đó là luật pháp, quy
định, chính sách, thực tiễn của chính phủ hoặc là nó bảo hộ sản phẩm nội địa
trước sự cạnh tranh của nước ngoài hoặc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm trong
nước.”
Như vậy, có thể thấy dù được định nghĩa như thế nào thì rào cản trong
thương mại cũng toát lên được bản chất là: Đó là những trở ngại, hoặc hỗ trợ mà
Chính phủ lập nên nhằm điều tiết hoặc động xuất khẩu, nhập khẩu phát triển
theo hướng có lợi nhất cho quốc gia và an sinh.
Từ đây, chúng ta có thể xem khái niệm “rào cản” hay “hàng rào thương
mại” là khái niệm được dùng để chỉ các chính sách, các quy định của một quốc
gia, một khu vực hay một khối kinh tế điều chỉnh các hoạt động thương mại của
quốc gia, khu vực hay khối kinh tế nào đó với phần còn lại của thế giới mà các
biện pháp đó là nhằm mục đích cản trở và hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa.

3


1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế
Dựa trên cách tiếp cận của tổ chức WTO, rào cản trong thương mại quốc tế
được chia làm 2 nhóm lớn:
1.2.1. Rào cản thuế quan (tariffs)

Là một khoản tiền mà nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải nộp cho cơ qua
nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động thương mại quốc tế.
Thuế quan tác động đến giá cả hàng hóa, dẫn đến tác động tới sự tiêu thụ
của hàng hóa, dựa vào cơ chế này mà các Chính phủ xây dựng chính sách thuế
quan để tham gia điều tiết hoạt động thương mại theo hướng có lợi nhất
1.2.2. Rào cản phi thuế quan (non-tariffs)
Theo tổ chức thương mại thế giới, biện pháp phi thuế quan là những biện
pháp ngoài thuế quan liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa
giữa các nước.
Phân loại theo hình thức biểu hiện, rào cản phi thuế quan bao gồm những
hình thức cơ bản sau đây:
Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Hạn ngạch
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Tự hạn chế xuất khẩu
Các rào cản mang tính kĩ thuật: quy định nhãn mác sản phẩm, vệ sinh an
toàn thực phẩm, về môi trường, về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
Các biện pháp tài chính phi thuế quan: thuế nội địa, trợ cấp xuất khẩu; tín
dụng xuất khẩu; chống bán phá giá; choáng trợ cấp xuất khẩu; biện pháp tự vệ
thương mại; tỷ giá hối đoái,…
Trong các hiệp định của WTO có đưa ra rất nhiều rào cản thương mại,
nhưng phân loại theo mức độ phù hợp của WTO đối với tiến trình tự do hóa
thương mại thì các rào cản phi thuế quan chia thành 4 nhóm sau đây:
Nhóm 1: Biện pháp phi thuế quan không phù hợp với các quy định của WTO

4


-


Cấm nhập khẩu: Cấm hoàn toàn, tạm ngưng cấp giấy phép xuất khẩu,

nhập khẩu; cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo mùa, cấm chuyển tải, cấm đối với
loại hàng nhạy cảm
Hạn ngạch: hạn ngạch song phương, hạn ngạch khu vực, hạn ngạch liên
quan đến xuất nhập khẩu nguyên liệu, hạn ngạch theo mùa, hạn ngạch các hàng
hóa nhạy cảm
Các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu: thỏa thuận tiếp thị có trật tự, hạn ngạch
liên quan hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Các biện pháp tương đương thuế quan: chi phí bổ sung, phụ phí hải quan,
định giá hải quan theo quy định
Nhóm các biện pháp liên quan đến đầu tư: Quy định đầu tư vào nguyên
liệu song song đầu tư vào công nghiệp chế biến, quy định tỉ lệ ngoại hối cho
phép mua, quy định tỉ lệ nội địa hóa, tỉ lệ tiêu thụ nội địa cho phép
Nhóm các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp: các hạn chế đối với
từng công ty cụ thể, các biện pháp độc quyền cho một nhóm doanh nghiệp do
nhà nước chỉ định
Nhóm 2: Những biện pháp phù hợp với quy định của WTO nhưng không được
mang tính bảo hộ.
-

Các biện pháp kĩ thuật, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Các quy định kĩ thuật, quy định về mức độ an toàn và an ninh của sản

phẩm xuất khẩu, kiểm tra chất lượng hàng trước khi xếp hàng lên tàu
Đây là nhóm biện pháp mà gần đây tần suất sử dụng ngày càng nhiều
không chỉ ở những nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển: Ấn Độ,
Indonesia,…
Nhóm 3: Những biện pháp phù hợp với quy định của WTO nhưng được mang
tính bảo hộ: các biện pháp chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp, biện

pháp phòng vệ thương mại.
Sau đây là bảng phân biệt các rào cản thuộc nhóm 3:
Bảng 1.1. Bảng phân biệt các rào cản
5


Rào cản

Hiện tượng

Gây tổn hại cho

Giải pháp áp

thương mại

của hàng nhập

ngành sản xuất trong

dụng ở nước

áp dụng

khẩu

1. Chống bán

Bán phá giá


phá giá

hàng nhập khẩu

2. Đối kháng

3. Tự vệ
thương mại

Có trợ cấp với
hàng nhập khẩu

Hàng nhập
khẩu thâm nhập
nhièu

nước NK
Gây thiệt hại đối với
các nhà sản xuất ở
nước NK
Sản phẩm nội địa
không cạnh tranh được
với hàng NK có trợ cấp
Gây khó khăn cho sản
xuất nội địa vì tốc độ
hàng nhập khẩu thâm
nhập quá mạnh

nhập khẩu
Áp dụng thuế

chống bán phá giá
Áp dụng thuế
đối kháng
Áp dụng thuế NK
mang tính phòng
vệ để giảm tốc độ
thâm nhập của
hàng nhập khẩu

Nhóm 4: Những biện pháp chưa có quy định cụ thể của các tổ chức thương mại
quốc tế: tiền gửi nhập khẩu trước, trả trước thuế hải quan, thông báo thông tin về
hàng nhập khẩu, các thủ tục đặc biệt,…

6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM
2.1.Thực trạng nhập khẩu mặt hàng nông sản của Nhật Bản
2.1.1. Tổng quan về thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia lớn, có nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế
giới. Nhật đã từng là một cường quốc đứng thứ 2 chỉ sau Mỹ nhưng hiện tại đã
xếp ở vị trí thứ 3, sau Mỹ và Trung Quốc. Vào năm 2016, GDP ngang sức mua
thì xếp ở vị trí thứ 4 sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Để đạt được hay giữ được vị trí như vậy trên thị trường thế giới, Nhật Bản
đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Đáng chú ý nhất là 5 thời kì sau: Cải
cách Minh Trị, thời kì hồi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, giai đoạn
phát triển thần kì, thời kì “kinh tế bong bóng” và giai đoạn suy thoái-phục hồi trì
trệ.
Cải cách Minh Trị (1862-1868).

Nội dung của cải cách Minh Trị là: thực hiện cải cách ruộng đểt; khuyến
khích học tập khoa học kỹ thuật của phương Tây, khuyến khích nhập máy móc
thiết bị; cải cách giáo dục đào tạo; cải cách theo hướng xoa bỏ các cát cứ phong
kiến, thống nhểt tiền tệ trong nước, xóa bỏ đặc quyền đặc lợi của các võ sĩ đạo.
Cuộc cải cách khá toàn diện của Minh Trị mang tính chất một cuộc cách mạng
tư sản, giải phóng nước Nhật khỏi sự ràng buộc của quan hệ sản xuất phong
kiến, mở đường cho Nhật Bản nhanh chóng tiến lén con đường tư bản chủ nghĩa.
Thời kỳ khôi phục kinh tế (1946 - 1950)

7


Nhật Bản vốn nghèo về tài nguyên, nền kinh tế lại bị tàn phá kiệt quệ sau
chiến tranh, nhưng với chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã
nhanh chóng phục hổi. Trước năm 1948, việc khôi phục kinh tế diễn ra chậm
chạp và khó khăn, các chỉ tiêu kinh tế chỉ bằng khoảng 60% so với trước chiến
tranh. Tuy nhiên, kể từ tháng 10/1948 trở đi, cóng cuộc khôi phục kinh tế của
Nhật Bản diễn ra ngàycàng thuận lợi. Đặc biệt, với đường lối kinh tế học thễ
trường của Joseph Dodge, Hiệp ước Thương mại và đầu tư (1953)... kế hoạch 5
năm khôi phục kinh tế (1948 - 1952) của Nhật Bản đã thành công. Đến năm
1951, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Nhật Bản như tổng sản phẩm quốc dân, sản
xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu đã bằng và vượt mức trước chiến tranh.
Nhật Bản đã bắt đầu được chú ý trên trường quốc tế.
Giai đoạn 1951 – 1973
Được đánh giá là giai đoạn phát triển "thần kỳ" của nền kinh tế Nhật Bản.
Từ đống tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản đã vực dậy trở thành cường quốc kinh
tế thứ hai trong thế giới sau Mỹ. Từ 1952 - 1973, tổng sản phẩm quốc dân đã
tâng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD năm 1951 lên tới 402 tỷ USD năm 1973, vượt qua
Anh, Pháp,Đức. Tốc độ phát triển công nghiệp hàng năm là 15,9%. Giá trị tổng
sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969.

Vào năm 1970, Nhật Bản đứng đầu thế giới tư bản về một số mặt hàng
quan trọng như đồ điện tử, xe máy, tàu biển; đứng thứ hai sau Mỹ về sản lượng
thép, ô tô, xi măng, hàng dệt, hóa chất... Ngành nông nghiệp tuy tỷ trọng giảm
trong GDP nhưng sản lượng và năng suất lao động lại tăng nhanh. Ngoại thương
của Nhật từ 1950 đến năm 1971, kim ngạch tăng 25 lần từ 1,7 tỷ USD lên 43,6
tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tâng 21 lần.
Giai đoạn 1986 – 1990
8


Kinh tế Nhật Bản trở thành một "nền kinh tế bong bóng": Kinh tế phát triển
với tốc độ rất nhanh: tổng tài sản quốc dân là 3.300 tỷ USD, thứ hai sau Mỹ.
Nếu như năm 1980, Nhật Bản chủ chiếm 8,6% tổng sản lượng quốc dân toàn thế
giới thì đến năm 1989 đã là 15%. Sự lớn mạnh của kinh tế Nhật Bản làm cho
Nhật Bản trở thành một trong các cường quốc tài chính lớn nhất thế giới. Ngoài
ra, dự trữ ngoại tệ và vàng của Nhật là lớn nhất thế giới, bằng 3 lần Mỹ và 1,5
lần Đức. Trong tổng tài sản các ngân hàng trên thế giới, tài sản của Nhật Bản
chiếm 35%.
Sự phát triển quá nóng về tài chính cũng là một yếu tố dẫn đến sự sụp đổ
của "nền kinh tế bong bóng". Bất động sản tăng giá đột biến vào cuối thập kỷ 80
và giảm giá đột ngột vào đẩu thập kỷ 90. Hơn thế nữa, vào đầu những năm 90,
giá cổ phiếu và giá đất hạ 50%, điều này đã tạo nên một cú sốc khủng hoảng
trong ngành kinh doanh đất đai và bất động sản, nó cũng kéo theo sự khủng
hoảng của hệ thống ngân hàng tới mức một số ngân hàng lớn gần như mất khả
năng thanh toán. Tháng 4/1997, công ty bảo hiểm lớn Nissan đã phá sản. Làn
sóng phá sản của các tổ chức tài chính Nhật Bản đã lên cao trào vào tháng 11,
tháng 12 năm 1997 khi liên tiếp 5 tổ chức tài chính lớn bị phá sản.
Từ 1991 đến nay
Sau thời kỳ bong bóng, từ năm 1991, kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch.
Trong những năm 1992 - 1995, tốc độ tăng trưởng hàng năm chủ đạt 1,4%, năm

1996 là 3,2%. Đặc biệt là từ năm 1997, nhất là từ đầu 1998, kinh tế Nhật Bản bị
lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm
1974 với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ đồng Yên,
chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu khó đòi tâng cao, sản xuất trì trệ và tỷ lệ
thất nghiệp đạt con số kỷ lục 5,5% vào tháng 12 năm 2002. Năm 1997, GDP là 0,7%, năm 1998 là - 1,8%.
9


Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài
chính, ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính
phủ Nhật Bản. Nhật Bản hiện đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó
có cải cách cơ cấu kinh tế giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính,
sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ
tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang di dần vào quỹ
đạo, và gần đây đã đem lại kết quả dáng khích lệ, nền kinh tế Nhật Bản đã phục
hổi và có bước tăng trường năm 2003 đạt trên 3%, quý 1/2004 đạt 6%.

10


Trên đây là bức tranh tổng thể về nền kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ tiêu
biểu. Dù là một quốc gia hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, bị tàn phá nặng nề
sau chiến tranh và các ảnh hưởng đến từ các thảm họa, thiên tai; đặc biệt trong
tháng 3/2011 , tại vùng Đông Bắc của Nhật Bản, thảm họa kép sóng thần và
động đất đã khiến đất nước rơi vào tình trạng khó khăn. Tuy vậy, với truyền
thống cần cù, sáng tạo, tiềm lực về tài chính và khoa học công nghệ lớn mạnh,
Nhật Bản đang tái cơ cấu, khôi phục nền kinh tế và tiếp tục khẳng định vai trò
dẫn đầu các quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.

Hình 2.1. Các nhóm ngành kinh tế của Nhật Bản

-

Ngành dịch vụ: thương mại và tài chính
Ngành công nghiệp: chế tạo tàu biển, xe hơi, xe gắn máy
Ngành nông nghiệp: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Bảng 2.1. Các chỉ số kinh tế của Nhật Bản
2010

2011

2012

2013

2014

GDP (PPP) (USD)

4478 tỷ

4444 tỷ

5900 tỷ

5960 tỷ

4770 tỷ

Tăng trưởng GDP


4.5%

-0.8%

-0.9%

2%

1.3%

GDP đầu người (USD)

35000

34700

34278

37100

37800

11


Lực lượng lao động
(triệu người)

65.9


65.91

73.1

63.1

65.93

Tỷ lệ thất nghiệp

5%

4.6%

4.1%

4.1%

3.6%

Tỷ lệ làm phát

-0.7%

-0.3%

-0.2%

0.3%


2.8%

Kim ngạch XK (USD)

730.1 tỷ

787 tỷ

750.3 tỷ

714.9 tỷ

710.5 tỷ

Xe máy, hóa chất, máy văn phòng,
linh kiện bán dẫn,..

Mặt hàng chính
Kim ngạch NK (USD) 639.1 tỷ
Mặt hàng chính

807.6 tỷ

760.2 tỷ

832.6 tỷ

811.9 tỷ

Nguyên liệu, dệt may, hóa chất, năng lượng…


Đặc điểm của thị trường Nhật Bản:
- Tỷ lệ người cao tuổi có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây
Bảng 2.2: Cơ cấu dân cư theo độ tuổi của người Nhật
Năm

Tổng số

1970
1980
1990
2000
2002

104665
116989
123285
126697
127436

Dưới 15 tuổi
Số lượng
%
25153
24.03
27507
23.51
22486
18.24
18472

14.58
18102
14.20

15-64 tuổi
Số lượng
%
72119
68.90
78835
67.38
85904
69.68
86220
68.05
85706
67.25

Trên 65 tuổi
Số lượng
%
7393
7.06
10647
9.10
14895
12.08
22005
17.36
23628

18.55

Ngoài ra, theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội
Nhật Bản, tỷ lệ ly hôn tăng lên trong những năm gần đây, tỷ lệ kết hôn của thanh
niên Nhật Bản lại có xu hướng giảm đi, đồng thời độ tuổi kết hôn cũng có xu
hướng tăng lên. Những xu hướng này đã làm thay đổi cơ cấu xã hội và kéo theo
là cơ cấu tiêu dùng.
- Do quy mô hộ gia đình có xu hướng nhỏ đi, nên xét trên bình diện chi tiêu
bình quân đẩu người thì xu hướng tiêu dùng của người dân Nhật Bản lại khả
quan hơn
Bảng 2.3: Cơ cấu chi tiêu ở hộ gia đình Nhật Bản (yên)
12


Năm
Số người bình quân (người/hộ)
Tổng chi tiêu
Nhà ở
Nhiên liệu, điện nước
Đồ dùng gia đình
Thực phẩm
Dệt may, giày dép
Giao thông

1985
3.71
273114
12686
17724
11665

73735
19606
24754

1995
3.42
329062
21365
19911
12529
77886
20229
32966

2002
3.24
305953
19957
21171
10509
71210
14477
36595

Nhìn vào bảng cơ cấu chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản trên, ta có thể thấy rõ
ràng, chi tiêu cho thực phẩm chiếm phần lớn nhất, tuy rằng tỷ trọng của nhóm
này trong cơ cấu chi tiêu đã giảm đi nhiều. Vào thập niên 80, thực phẩm chiếm
tới 2 7 % tổng mức chi tiêu của hộ gia đình Nhật Bản, đến năm 2000 chỉ chiếm
23,5% và năm 2002 chỉ còn chiếm 23,2% trong tổng mức chi tiêu.
Sau thực phẩm là chi tiêu cho đi lại. Trái ngược lại với xu hướng thực

phẩm, chi tiêu cho đi lại của hộ gia đình Nhật Bản có xu hướng tăng trong hai
thập kỷ qua: thập kỷ 80 là 9%, thập kỷ 90 1à 10 - 11% và hiện nay là 12%.
Đối với các loại chi tiêu khác, chi cho dệt may, giầy dép giảm trong khi chi
tiêu cho các khoản như nhà ở, đồ dùng gia đình hay nhiên liệu, điện nước thì
biến động không nhiều. Mặc dù các khoản chi tiêu cho các nhu yếu phẩm như
lương thực thực phẩm, dệt may, giầy dép...có xu hướng giảm nhưng luôn giữ ở
một mức tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi tiêu.
- Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người Nhật khá cao
Với một thị trường có quy mô lớn với mức sống khá cao, Nhật Bản được
xem như là một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, họ được
tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhìn chung họ
có thẩm mỹ rất cao. Phần lớn các hộ gia đình ở Nhật Bản đều sở hữu những đồ
dùng cần thiết và có tính sử dụng lâu dài như: TV, tủ lạnh, máy giặt, máy điều
13


hòa, máy hút bụi,…Xu hướng sính đồ ngoại của người Nhật ngày càng tăng lên
và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả
hàng gia dụng, trong đó hàng nhập khẩu chiếm tới 50%. Nhìn chung, người tiêu
dùng Nhật Bản có những đặc điểm sau đây:
+ Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự phong phú, đa dạng của sản phẩm,
tức là hàng hóa mà có mẫu mã đa dạng sẽ thu hút được người tiêu dùng Nhật.
Khi ta vào siêu thị của người Nhật thì sự đa dạng ấy mới hiện lên rõ rệt. Chẳng
hạn như cùng là một mặt hàng sữa tắm sẽ có rất nhiều hãng khác nhau sản xuất
trong cùng nội địa Nhật Bản và vô vàn những hãng khác đến từ nước ngoài; kèm
theo đó là mẫu mã được trang trí bắt mắt cùng các hướng dẫn chi tiết khi sử
dụng sản phẩm. Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với một số
lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi khi có
mẫu mới. Vì vậy, các lô hàng nhập khẩu vào Nhật hiện nay có quy mô nhỏ hơn
nhưng chủng loại lại phong phú hơn.

+ Người tiêu dùng Nhật Bản là họ coi trọng các tiêu chuẩn của Nhật Bản. Các
tiêu chuẩn như "Tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản"(JAS), "Tiêu chuẩn công nghiệp
Nhật Bản"(JIS)... và thậm chí còn được coi trọng hơn các tiêu chuẩn quốc tế.
+ Người tiêu dùng Nhật Bản rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày. Họ
không chỉ yêu cầu về chất, về lượng, về các dịch vụ sau bán,… mà còn rất quan
tâm đến giá cả phải chăng. Những bà nội trợ tại Nhật cũng rất thích mua hàng ở
chợ giống như Việt Nam vậy vì muốn xem sản phẩm tươi sống. Họ chính là
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp thị hiếu tiêu dùng vì hay để ý mẫu mới và sự biến
động giá cả.
+ Người Nhật có yêu cầu khắt khe về chất có thể nói là bậc nhất. Họ sống trong
môi trường có mức sống cao nên họ đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác
về chất lượng, độ tin cậy, độ bền và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẽ sẵn sàng
trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Họ cũng rất
14


bắt kịp xu hướng, sãn sàng trả cho những sản phẩm có tính sáng tạo, mẫu mã
mới lạ, chất lượng tốt hay những loại “hàng xịn”.
+ Tập quán và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm ở
mỗi vùng miền tại Nhật Bản lại khác nhau, gần như không có sự tương đồng.
Điều này cũng phản ánh được sự ưa chuộng nhiều mẫu mã và loại hàng đa dạng
của Nhật Bản.
2.1.2. Thực trạng sản xuất nông sản tại Nhật Bản
Vào thế kỉ 16-17, nền kinh tế Nhật Bản chủ yếu là trồng lúa nước và đánh
bắt cá. Bởi đây là một nơi có địa chất rất thích hợp để sản xuất các sản phẩm
hữu cơ. Chính vì vậy, nông nghiệp được xem như là hoạt động kinh tế chủ yếu
của nước Nhật trong vòng 2000 năm. Trải qua các biến động trong lịch sử, nông
nghiệp Nhật đã không còn chiếm tỉ lệ lớn trong nền kinh tế, cùng với đó là sự
phát triển kinh tế một cách nhanh chóng hậu thế chiến thứ hai, đất nước này đã
chuyển dần sang nền kinh tế công nghiệp nặng. Người Nhật đã dần bỏ những

văn hóa nông nghiệp truyền thống, các sản phẩm từ gạo và nông nghiệp và sự
xuất hiện của các mặt hàng đến từ phương tây như: sữa, bơ, thịt bò,... Chính điều
này đã khiến cho sự tiêu thụ cho hàng nông nghiệp tại Nhật Bản giảm đáng kể
trong vòng 40 năm.
Nông nghiệp chỉ chiếm 1% trong tổng GDP của Nhật. Diện tích đất nông
nghiệp thì ít, chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

Nền nông nghiệp Nhật Bản, cụ thể là ngành trồng trọt nông sản cũng vì vậy
mà có xu hướng giảm đi. Dù vậy, trồng trọt vẫn đóng vai trò quan trọng đối với
nền kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là canh tác
lúa nước. Người Nhật đã biết áp dụng nhiều phương pháp canh tác để tận dụng
được sườn dốc làm đồng bằng canh tác. Lúa nước được trồng khắp nơi tại Nhật
nhưng chủ yếu phía đông và phía nam của nước Nhật, thậm chí có những vùng
15


chuyên canh tác lúa nước như ở Niigata. Tuy vậy, quy mô của các trang trại còn
nhỏ và nông dân Nhật Bản chủ yếu là việc bán thời. Điều này là do nhu cầu lớn
về lao động tại các đô thị hay trung tâm công nghiệp, làm cho ngày càng ít
người ở vùng nông thôn. Trong đó, một phần lớn trong lực lượng làm nghề nông
là trên 45 tuổi. Không chỉ vậy, rất nhiều người chỉ làm nghề này theo thời vụ và
hơn một nửa lực lượng lao động là phụ nữ chủ yếu, xu hướng đi xuống này kéo
dài cho tới tận nay. Nếu năm 1960, 26,8% lực lượng lao động là nông dân thì
đến năm 1995 chỉ còn 5,1%. Năm 1965, thu nhập từ nông nghiệp của mỗi hộ gia
đình nông dân còn chiếm 48% tổng thu nhập, nhưng đến năm 1996 chỉ còn là
21,1%.
Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng
người Nhật còn canh tác nhiều loại ngũ cốc khác nhau như là lúa mạch- để cung
cấp rượu bia; rất nhiều loại rau củ quả như: cà chua, táo, anh đào, khoai lang,
rau diếp, dưa chuột, củ cải cũng được gieo trồng. Chè cũng được trồng nhiều ở

Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thang trên sườn núi. Chè được trồng
chủ yếu ở phía nam đảo Honshu.
Bên cạnh đó, Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới bởi vậy nên thích
hợp cho trồng nhiều loại trái cây phù hợp với khí hậu mọi nơi để xuất khẩu sang
nước họ. Nhật bản đã sản xuất 3.63 triệu tấn hoa quả tươi vào năm 2015 ( theo
số liệu của bộ Nông-Lâm-Ngư Nghiệp Nhật Bản (MAFF). Dẫn đầu là táo với
22.4%, tiếp theo là quýt với 21.5%, dưa hấu với 9.1% và lê Nhật Bản đạt 6.8%

Bảng 2.4: Sản lượng và giá trị các loại trái cây Nhật Bản
Loại
Táo
Quýt
Dưa hấu
Lê Nhật

Sản lượng (tấn)
811500
777800
339800
247300

Tỉ lệ
22.4%
21.5%
9.4%
6.8%
16

Giá trị (tỉ yên)
147.7

176.1
58.8
78.6

Tỉ lệ
13.0%
15.5%
5.2%
6.9%


×