Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CHỦ ĐỀ:TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.01 KB, 15 trang )

TRƯỜNG THPT ………………………..

CHỦ ĐỀ HỘI THẢO
- Người viết: ……………………….
- CHỦ ĐỀ:TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
- Phạm vi kiến thức: bài 11 môn Lịch sử 11
- Đối tượng giảng dạy: Khối 11
- Thời lượng dạy học: 01 tiết
PHẦN 1:
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vécxai-Oasinhtơn
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra thời kì mới cho quan hệ
quốc tế. Kết cục của chiến tranh tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước tư
bản.
- Tương quan giữa các nước đế quốc thay đổi bất lợi cho các nước châu Âu:
+ Các nước châu Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên suy yếu.
+ Mĩ, Nhật không bị chiến tranh tàn phá bởi chiến tranh nên vươn lên
nhanh chóng.
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã làm mất đi vị thế độc tôn của
CNTB.
- Các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919- 1920) và
Oasinhtơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi.
2. Sự hình thành trật tự Vécxai – Oasinhtơn
- Năm 1919 – 1920: Hội nghị hòa bình được tổ chức ở Véc xai nhằm chia
lại thế giới và lập lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
+ Thành lập Hội quốc liên nhằm khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thự
hiện hòa bình và an ninh thế giới.
+ Kí những hòa ước với các nước Đức, Áo – Hung với những điều khoản
nặng nề.



1


TRƯỜNG THPT ………………………..

=> mang lại quyền lợi cho các nước thắng trận, nhất là Anh; gây bất mãn và
phẫn nộ cho toàn thể nước Đức, làm tăng lên tâm lý phục thù.
- Năm 1921 – 1922: Hội nghị Oa sinh tơn họp, thiết lập khuôn khổ trật tự
mới ở châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ chi phối.
=> Trật tự thế giới mới được hình thành do các nước đế quốc xác lập: Trật tự
Véc xai – Oa sinh tơn.
3. Đặc trưng cơ bản của hệ thống Véc xai – Oa sinh tơn
- Mang tính chất đế quốc chủ nghĩa: mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các
nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ; xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận,
đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, gây nên những mâu thuẫn sâu sắc
mới.
- Tạo nên quan hệ hòa bình giữa các nước đế quốc nhưng chỉ mang tính chất
tạm thời và mỏng manh.
- Để duy trì trật tự thế giới mới , Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham
gia của 44 nước.
- Trật tự Vec xai - Oa sinh tơn tiến bộ hơn so với trật tự trước đó.
II. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó.
1. Nguyên nhân:
- Do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế
thừa, cùng vượt quá xa cầu.
-Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư
bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933
2. Hậu quả:
- Hậu quả hết sức nặng nề.

- Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.
- Chính trị: đe dọa sự tồn vong của CNTB. Các nước có biện pháp riêng để
thoát ra khỏi khủng hoảng:

2


TRƯỜNG THPT ………………………..

+ Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu
vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn
áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể
thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách
ôn hòa, chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ
thống Vécxai -Oasinhtơn.
- Xã hội: bất ổn định. đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia
đình họ) vào tình trạng đói khổ.Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục
khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
- Về quan hệ quốc tế:
+ Trật tự Vec xai – Oa sinh tơn cơ bản tan rã.
+ Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình
thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức,
Italia, Nhật Bản.
+ Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu
nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

3



TRƯỜNG THPT ………………………..

PHẦN 2: THIẾT KẾ BÀI DẠY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong chuyên đề, yêu cầu HS cần:
- Nắm và hiểu được sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới
mới được thiết lập theo hệ thống hòa ước Vécxai – Oasinhtơn song chứa đựng
đầy mâu thuẫn và không vững chắc.
- Phân tích được đặc điểm của trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai –
Oasinhtơn.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và sự tan rã cơ bản của
trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn dẫn đến nguy cơ của một cuộc
chiến tranh thế giới mới.
2. Thái độ
- Nhìn nhận khách quan về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Nhận thức được sự tồn tại của trật tự thế giới theo hệ thống Hòa ước
Vécxai – Oasinhtơn chỉ mang tính chất tạm thời và mong manh.
3. Kĩ năng
- Biết quan sát, khai thác bản dồ, tranh ảnh để phân tích và rút ra kết luận.
- Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra đặc điểm của trật tự thế giới
mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế
giới thứ hai.
4. Năng lực hình thành
Qua bài học cần hình thành cho học sinh một số năng lực:
- Năng lực thực hành: Năng lực khai thác kênh hình có liên quan đến nội
dung bài học.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân
tích, đánh giá.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Đối với giáo viên

4


TRƯỜNG THPT ………………………..

- Phóng to hình 29 trang 60 SGK Lịch sử 11.
- Một số tranh ảnh có liên quan.
- Giấy A4, A0
- Tài liệu tham khảo.
2. Đối với học sinh
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề.
- Bút dạ hoặc bút màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu
Với việc quan sát hình ảnh hoặc video clip về Chiến tranh thế giới thứ nhất
và hệ quả của nó, HS có thể nhớ lại nguyên nhân và kết cục của cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, các em chưa thể biết đầy đủ về sự thay đổi
trật tự thế giới mới sau chiến tranh và sự phức tạp của quan hệ quốc tế giữa các
đế quốc để dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó kích thích sự tò mò,
mong muốn tìm hiểu về quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới.
2. Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình ảnh, video về Hòa ước Véc xai và
hệ quả của nó. Sau đó HS thảo luận một số vấn đề dưới đây:
- Trật tự thế giới mới theo hệ thống Hòa ước Vécxai- Oasinhtơn được thiết
lập như thế nào?
- Đặc điểm của trật tự thế giới mới là gì?

- Nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của trật tự thế giới Vécxai- Oasinhtơn?

5


TRƯỜNG THPT ………………………..

Video về Hòa ước Vécxai và hệ quả của nó
3. Gợi ý sản phẩm:
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 1
sản phẩm của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu thiết lập trật tự thế giới mới theo hòa ước Vecxai và
Oasinhtơn
1. Mục tiêu
HS trình bày được hoàn cảnh diễn ra Hội nghị Vécxai (1919-1920) và Hội
nghị Oasinhtơn (1921-1922) và đặc điểm, tính chất của trật tự thế giới mới theo
hệ thống Hòa ước Vécxai- Oasinhtơn.
2. Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong
SGK, hãy:
- Hoàn thành nội dung vào phiếu học tập sau:
+ Hãy cho biết hoàn cảnh triệu tập Hội nghị Vécxai và Oasinhtơn?
+ Hãy hoàn thành phiếu học tập về sự thay đổi lãnh thổ châu Âu năm 1923
so với năm 1914?

6


TRƯỜNG THPT ………………………..


Khu vực

Thay đổi lãnh thổ châu Âu năm 1923 so với năm 1914

Nước Đức
Trung Âu
Trên

bán

đảo

Băn-căng

+ Nêu bản chất của trật tự thế giới mới hệ thống Hòa ước Vécxai- Oasinhtơn.
Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân thảo luận.
- Tiếp đó, GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh lược đồ Sự thay đổi bản đồ
chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. Đồng thời giúp các em trả
lời câu hỏi về bản chất của trật tự thế giới mới hệ thống Hòa ước VécxaiOasinhtơn.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ
giúp HS khi các em gặp khó khăn.
Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm trước lớp, HS trong lớp nhận xét, hoàn
thiện sản phẩm chung của cả lớp.
Cuối cùng GV đánh giá và chốt ý.
3. Gợi ý sản phẩm

7



TRƯỜNG THPT ………………………..

- Trật tự thế giới mới theo hệ thống Hòa ước Vécxai- Oasinhtơn được
thiết lập như thế nào?
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra thời kì mới cho quan hệ quốc
tế. Kết cục của chiến tranh tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước tư bản.
- Tương quan giữa các nước đế quốc thay đổi bất lợi cho các nước châu Âu:
+ Các nước châu Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên suy yếu.
+ Mĩ, Nhật không bị chiến tranh tàn phá bởi chiến tranh nên vươn lên
nhanh chóng.
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã làm mất đi vị thế độc tôn của CNTB.
- Các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919- 1920) và
Oasinhtơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi.
2. Sự hình thành trật tự Vécxai – Oasinhtơn
- 1919 – 1920: Hội nghị hòa bình được tổ chức ở Véc xai nhằm chia lại thế giới
và lập lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
+ Thành lập Hội quốc liên nhằm khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thự
hiện hòa bình và an ninh thế giới.
+ Kí những hòa ước với các nước Đức, Áo – Hung với những điều khoản
nặng nề.
=> mang lại quyền lợi cho các nước thắng trận, nhất là Anh; gây bất mãn và
phẫn nộ cho toàn thể nước Đức, làm tăng lên tâm lý phục thù.
- 1921 – 1922: Hội nghị Oa sinh tơn họp, thiết lập khuôn khổ trật tự mới ở châu
Á – Thái Bình Dương do Mỹ chi phối.
=> Trật tự thế giới mới được hình thành do các nước đế quốc xác lập: Trật tự
Véc xai – Oa sinh tơn.
- Hãy hoàn thành phiếu học tập về sự thay đổi lãnh thổ châu Âu năm 1923 so
với năm 1914?
Khu vực

Nước Đức

Thay đổi lãnh thổ châu Âu năm 1923 so với năm 1914
- Đức mất toàn bộ thuộc địa của mình.
- Đức còn phải trả lại cho Bỉ, Đan Mạch và Ba Lan một số
vùng đất đai mà trước đây Đức chiếm và sáp nhập vào
lãnh thổ của mình. Diện tích nước Đức so với trước chiến
tranh giảm đi 1/3. Nước Ba Lan sau chiến tranh đã có một
lối hẹp thông ra biển Ban Tích.

Trung Âu

đế quốc Áo – Hung tan rã và các quốc gia mới đã ra đòi là
Tiệp Khắc, Áo, Hungari.

Trên bán đảo Băn- nước Nam Tư cũng đã xuất hiện trên cơ sở sự thống nhất
căng
lãnh thổ giữa Xecbi và một số vùng đất đai của người

8


TRƯỜNG THPT ………………………..

Slavơ tại miền Nam đế quốc Áo – Hung trước đây.
- Nêu bản chất của trật tự thế giới mới hệ thống Hòa ước VécxaiOasinhtơn.
+ Hệ thống Vexai - Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại
quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch,
áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.
+ Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời

và mong manh.
II. Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và hậu quả của

1. Mục tiêu
Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế (1929 – 1933).
2. Phương thức
- GV giao nhiệm nhiệm vụ cho HS: đọc SGK và quan sát hình ảnh, hãy:
+ Trình bày nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929
– 1933).

9


TRƯỜNG THPT ………………………..

+ Tại sao cuộc khủng hoảng này lại dẫn đến nguy cơ của một cuộc chiến
tranh thế giới mới?

10


TRƯỜNG THPT ………………………..

Ký kết liên hiệp khối Trục: Saburo Kurusu (đại sứ Nhật tại Đức), Galeazzo
Ciano (Ngoại trưởng Ý) và Adolf Hitler (Quốc trưởng Đức)
- Trong hoạt động này, GV có thể tổ chức hoạt động học tập ở cá nhân và cặp
đôi hoặc nhóm để trả lời hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 –
1933). Tiếp đó, GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận xét về quan hệ giữa các
nước tư bản dẫn đến nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Đại diện cặp đôi báo cáo sản phẩm trước lớp, HS trong lớp nhận xét hoàn
thiện sản phẩm chung cả lớp.
- Cuối cùng GV đánh giá sản phẩm và chốt ý.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS và cặp đôi hoặc nhóm
để có thể gợi ý trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
3. Gợi ý sản phẩm
a.Trình bày nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng
kinh tế (1929 – 1933).
- Nguyên nhân: Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản ổn định
chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy
đua theo lợi nhuận dẫn đến tình tràng hoáng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.
- Diễn biến: Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra
các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933.

11


TRƯỜNG THPT ………………………..

- Hậu quả :
- Hậu quả hết sức nặng nề.
- Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.
- Chính trị: đe dọa sự tồn vong của CNTB. Các nước có biện pháp riêng để
thoát ra khỏi khủng hoảng:
+ Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu
vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn
áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể
thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách
ôn hòa, chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ

thống Vécxai -Oasinhtơn.
- Xã hội: bất ổn định, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia
đình họ) vào tình trạng đói khổ. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục
khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
b. Tại sao cuộc khủng hoảng này lại dẫn đến nguy cơ của một cuộc chiến
tranh thế giới mới?
Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2
khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật
Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy
cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS được lĩnh hội
hình thành kiến thức về các nội dung tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới: thiết lập trật tự thế giới mới theo Hòa ước Vécxai –
Oasinhtơn, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và hậu quả của nó.
2. Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho HS: chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình
làm việc HS có thể trao đổi với GV:
- Nêu đặc điểm của trật tự thế giới mới theo Hòa ước Vécxai – Oasinhtơn?
- Phân tích sự tan vỡ cơ bản của trật tự Vécxai – Oasinhtơn.
3. Gợi ý sản phẩm
a. Nêu đặc điểm của trật tự thế giới mới theo Hòa ước Vécxai –
Oasinhtơn?

12


TRƯỜNG THPT ………………………..


- Là một trật tự của chủ nghĩa tư bản, còn chủ nghĩa xã hội không có vai trò
gì trong trật tự thế giới mới.
- Hệ thống Vexai - Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang
lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô
dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế
quốc. Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời
và mong manh.
- Phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất:
+ Chiến tranh làm cho chủ nghĩa tư bản châu Âu yếu đi và làm cho nước Mĩ
và Nhật Bản mạnh lên.
+ Đế quốc Nga sụp đổ, xuất hiện nước Nga Xô viết.
- So với các trật tự trước, trật tự Vécxai – Oasinhtơn có tiến bộ hơn.
b. Phân tích sự tan vỡ cơ bản của trật tự Vécxai – Oasinhtơn.
- Việc phân chia thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có lợi cho các
nước thắng trận, nó đã chứa đựng nguy cơ xung đột quốc tế mới.
- Sự phát triển kinh tế, chính trị của các nước tư bản thời kì sau chiến tranh
hết sức không đều. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu
sắc thêm sự phát triển không đều và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc chủ
nghĩa. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường
phát triển của mình.
+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc
phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản
xuất.
+ Các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình
thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên
chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
- Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX đã từng
bước phá vỡ những quy chế, điều khoản chính yếu của hệ thống Vécxai –
Oasinhtơn và tích cực chuẩn bị cuộc chiến tranh thế giới mới để phân chia lại

thế giới.
- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự
hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là
Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chay đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ
của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

13


TRƯỜNG THPT ………………………..

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Bản chất thực sự của chủ nghĩa tư bản và vai trò của Liên Xô trong trật tự
Vécxai – Oasinhtơn.
+ Xác định được mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)
với sự chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam đầu những năm 30 của thế kỉ
XX.
- HS tự sưu tầm các hình ảnh, video clip liên quan tới Hội nghị Vécxai –
Oasinhtơn, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)...
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao bài tập về nhà.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) có tác động như thế nào
đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX?
+ Thái độ của của các nước Anh, Pháp, Mĩ đối với những hành động của
Đức, Italia, Nhật Bản?
3. Gợi ý sản phẩm
a. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) có tác động như thế

nào đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX?
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế - xã hội Việt Nam cũng bị
ảnh hưởng nặng nề:
- Kinh tế:Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn,
hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
- Xã hội:
+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ: nhà máy bị đóng
cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp; sản xuất
nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng
hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh,...
+ Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống
của nhân dân càng thêm cùng cực.
+ Pháp ra sức đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào
cách mạng vừa bùng nổ.

14


TRƯỜNG THPT ………………………..

b. Thái độ của của các nước Anh, Pháp, Mĩ đối với những hành động của
Đức, Italia, Nhật Bản?
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), Đức, Italia, Nhật Bản đã phát
xít hóa bộ máy thống trị, đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thị trường
thế giới.
- Năm 1937 ba nước Đức, Italia, Nhật Bản, hình thành khối phát xít.
- Sau khi chiếm Đông Bắc (Trung Quốc), Nhật Bản mở rộng chiến tranh xâm
lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc; phát xít Italia tiến hành chiến tranh xâm
lược Êtiôpia; phát xít Đức hướng tới mục tiêu thành lập 1 nước “Đại Đức” gồm
tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.

- Trước các cuộc xâm lược của liên minh phát xít, Chính phủ các nước Anh –
Pháp – Mĩ đều có chung mục đích là giữ nguyên trạng trật tự thế giới có lợi cho
mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn ghét chủ nghĩa
cộng sản, vì thế giới cầm quyền Anh – Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ
phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, với đạo luật trung lập giới cầm
quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên
ngoài Châu Mĩ.

15



×