Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

fgvvsaDU AN HUNG THINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 25 trang )

2019
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ DỰ ÁN: PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN
VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CAM CARA RUỘT ĐỎ
VÀ CAM ĐƯỜNG CANH THEO HƯỚNG HỮU CƠ
(Dự án cấp tỉnh, quy mô liên huyện)
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY ĂN QUẢ VÀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI & DỊCH VỤ TỔNG HỢP HƯNG THỊNH
ĐỊA CHỈ: BẢN TÂY HƯNG XÃ MUỔI NỌI HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH
SƠN LA
MST: 240407000016
ĐT: 0336258999
EMAIL: …………………………………….

ĐƠN VỊ CẤP CHỨNG NHẬN : TỔ CHỨC CẤP CHỨNG NHẬN NHO
ĐƠN VỊ TƯ VẤN : CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG TRANG ĐÔNG A
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN : HÔP TÁC XÃ HƯNG THỊNH
ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN : HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA


Biểu B1-1-ĐON

HỢP TÁC XÃ HƯNG THỊNH
–––––––––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỦ TRÌ DỰ ÁN: PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN


VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CAM CARA RUỘT ĐỎ & CAM ĐƯỜNG CANH THEO
HƯỚNG HỮU CƠ

(Dự án cấp tỉnh, quy mô liên huyện)
________________

Kính gửi:..............................................................
- Tổ chức đăng ký: Hợp tác xã Hưng Thịnh
+ Địa chỉ: bản Tây Hưng xã Muổi Nọi huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.
+ Số điện thoại: 0336258999
- Họ và tên chủ nhiệm dự án: Lương Quốc Huy
Học vị:.Kỹ thuật cơ khí Nông Nghiệp
+ Chức vụ: Chủ tịch hợp tác xã.
+ Địa chỉ:Bản Tây Hưng xã Muổi Nọi huyện Thuận Châu , tỉnh Sơn La.
+ Điện thoại: 0336258999
Đăng ký chủ trì dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với
tiêu thụ sản phẩm (quy mô liên huyện): “Hỗ trợ PTSX liên kết theo chuỗi giá trị
gắn với tiêu thụ sản phẩm Cam CaRa ruộtd đỏ và cam đường canh theo
hướng hữu cơ tại các huyện thuận Châu - tỉnh Sơn La”.
Thuộc lĩnh vực: Nông nghiệp
Hồ sơ gồm có:
1. Bản sao Quyết định thành lập của tổ chức chủ trì;
2. Thuyết minh dự án theo biểu B1-2c-TMDA;
3. Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì
biểu B1-3-LLTC;
4. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và cá nhân đăng ký thực
hiện chính biểu B1-4-LLCN;
5. Báo giá thiết bị, giống, vật tư, nguyên liệu chính cần mua sắm...phục vụ
thực hiện dự án.
Chúng tôi xin cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong hồ sơ này

là đúng sự thật./.
2


Sơn La, ngày…..tháng…..năm 2019
THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC
ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ DỰ ÁN
CHỦ TỊCH HỢP TÁC XÃ

Lương Quốc Huy

3


4


5


HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY ĂN QUẢ ,PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI VÀ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HƯNG THỊNH

THUYẾT MINH DỰ ÁN
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN VỚI
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CAM CARA RUỘT ĐỎ
&CAM ĐƯỜNG CANH
THEO HƯỚNG HỮU CƠ
(Quy mô liên huyện)


Sơn La, tháng 7 năm 2019
THUYẾT MINH DỰ ÁN
6


HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
GẮN VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CAM CARA RUỘT ĐỎ &CAM ĐƯỜNG CANH
THEO HƯỚNG HỮU CƠ

Thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016-2020 tỉnh Sơn La
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên Dự án: Hỗ trợ PTSX liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản
phẩm Rau an toàn theo hướng hữu cơ.
2. Mã số Dự án:
3. Cấp Quản lý:
4. Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2020.
5. Dự kiến kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí:

3.268.790.000 đồng.

Trong đó:
- Ngân sách Nông thôn mới: 2.300.000.000 đồng
+ Năm 2019: 800.000.000 đồng
+ Năm 2020: 1.500.000.000 đồng
- Ngân sách vốn đối ứng: 968.790.000 đồng.
6. Tổ chức chủ trì dự án
Tên tổ chức chủ trì: Hợp Tác xã Hưng Thịnh

Địa chỉ trụ sở chính: bản Tây Hưng xã Muổi Nọi huyện Thuận Châu tỉnh
Sơn La.
Điện thoại: 0336258999
Tài khoản số: .............................
Mã số thuế: 240407000016
Đại diện là ông: Lương Quốc Huy- Chức vụ: Chủ tịch kiêm Giám đốc
7. Chủ nhiệm Dự án
- Họ và tên: Lương Quốc Huy
- Năm sinh: 04/10/1968
- Học vị: ....................
- Chức vụ: Giám đốc hợp tác xã Hưng Thịnh.
- Điện thoại: 0336258999
- Email: ......................................................
8. Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật
Tổ chức 1: Công ty cổ phần Nông Trang Đông A
7


Nhà phân phối các sản phẩm chế phẩm phân bón chế phẩm sinh học Vi
na Xanh &Rebio và các sản phẩm Thuốc BVTV Sinh học đạt tiêu chuẩn đầu
vào hữu cơ Organic trong nước và nhập khẩu
Địa chỉ trụ sở chính: km 17 tiểu khu Nà Sản xã Chiềng Mung huyện Mai
Sơn , tỉnh Sơn La
Điện thoại cơ quan: 02123.845.456

ĐTDĐ: 0981154989

Người đại diện: ông Cát Duy Biên - Chức vụ: Giám đốc
Tổ chức 2: Công ty TNHH HTKT Nông Nghiệp Xanh Việt Nam
Địa chỉ: Số 41b đường DC13 KCN Tân Bình P Sơn Kỳ Q. Tân Phú TP Hồ

Chí Minh
Điện thoại: 028.66866699
Người đại diện: Nguyễn Hồng Phi Kha- Chức vụ: Giám đốc.
Tổ chức 3: Công ty Cổ phần phát triển công nghệ sinh học ReBio
Địa chỉ: Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: T76 lô G2 – KĐG 31HA, Trâu
Quỳ, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Nhà máy 1: Cụm công nghiệp phía Tây Ngô Quyền, Thành Phố Hải Dương.
Nhà máy 3 : Phố 1, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Email:
Điện thoại: 0869.813.186

Web: rebio.com.vn

Người đại diện: Ông Nhữ Đình Tú - Chức vụ: Chủ tịch HĐQT.
9. Tính cấp thiết và mô tả dự án
9.1. Tính cấp thiết của dự án

1.Trên địa bàn tỉnh Sơn La, giống cam mới Cara cara
không hạt, có xuất xứ từ vùng Valencia của Venezuela,
đã được trồng thử nghiệm thành công.
Đây là giống cam có năng suất chất lượng hàng đầu thế giới, lần đầu có mặt tại
Việt Nam, cho quả sau ba năm trồng.Giống cam Cara cara thích hợp với khí hậu
ấm từ 23-29 độ C, đất cát có độ sâu 1m và vùng đất chặt nơi có sự thoát nước
tốt, độ PH từ 6-6,5. Quả tương đối to, không hạt, thu hoạch quanh năm, chiều
cao cây trưởng thành khoảng 3-4m, đường kính tán trên dưới 4m, tuổi thọ của
cây từ 40-50 năm.

8



Cây cho thu hoạch lứa đầu khoảng 60-85 quả/cây. Quả cam có dạng hình cầu dài,
rốn quả hơi lồi do có một quả phụ nhỏ bên trong đuôi quả, vỏ cam có màu vàng
sáng nom rất bắt mắt, dễ bóc vỏ, dễ tách múi, hương vị dễ chịu, vị ngọt có hàm
lượng acid ít hơn các giống cam nội địa, đặc biệt ruột và nước của nó có màu đỏ
thẫm.
Đây là loại cam đỏ duy nhất trên thế giới cho phẩm màu lycopene
có thể được dùng như là một chất chống gây bệnh ung thư phổi,
bệnh suy tim và tập trung vào việc diệt các mô ung
thư trong cơ thể con người. Loại cam này còn cho chất carotenoid rất tốt
cho việc kiêng ăn cân đối…
Đặc điểm quan trọng nữa là cam Cara cara ra hoa quả quanh năm,
không tạo sức ép về thời vụ thu hoạch. Năng suất ở năm thứ tư sau khi trồng đạt
8 tấn/ha, với giá bán như hiện nay từ 50.000-70.000 đồng/kg sẽ cho thu nhập
160 triệu đồng/ha, từ năm thứ năm trở đi năng suất thu hoạch sẽ đạt 15-20
tấn/ha, cho thu nhập cao gấp 2-2,5 lần so với năm thứ tư.
Qua hơn ba tháng trồng thử nghiệm (từ tháng 9/2010) tại Trại thực nghiệm Kỹ
thuật Rau hoa quả thuộc vùng đất dốc tụ xã Kim Long, Tam Dương và hộ ông
Dương Văn Cát thuộc vùng đất đồi núi thôn Thắng Lợi, xã Đồng Thịnh, Sông
Lô.Hiện nay, 300 cây cam Cara cara đang phát triển mạnh, đạt chiều cao trung
bình của cây từ 60-62cm, (cao hơn giống cam đối chứng Valencia và cam sành từ
9-10cm, đường kính cây cam Cara cara là 1,2cm to hơn 0,1-0,2cm so với hai
giống đối chứng.
Bình quân mỗi cây có khoảng 3-4 cành cấp 1, có chiều cao là 13cm, đường kính
cành là 0,5cm. Về tình hình sâu bệnh ở giai đoạn đầu của giống cam Cara cara
chống chịu với sâu bệnh tốt, không kén đất, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí
hậu của tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn La và khu vực đồi núi Tây Bắc.Thành công này, sẽ
tạo điều kiện cho người làm vườn Sơn La tiếp cận với giống cam mới, từng bước
chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho năng suất cao, góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người nông dân ở khu vực nông thôn.
9



2. Cam đường canh, cam canh, quýt đường, cam đường là tên gọi chung của
giống cam đường canh. Cam đường canh thuộc họ nhà quít, quả to hơn quả
quít được trồng lần đầu tại xã Vân Canh huyện Hoài Đức- Hà Nội
Cam đường canh được trồng ở hầu khắp các địa phương trong nước, có nơi gọi là
cam giấy vì có vỏ mỏng và dai. Cam đường canh là loại cây sinh trưởng khoẻ, ít
gai hoặc không có gai, cây phân cành mạnh, cành nhỏ, có dạng hình lá to hoặc lá
nhỏ, nhưng hình thái giống nhau: mép lá gợn sóng dài, đuôi lá nhọn và dài, gần
như không có eo lá.
Quả hình cầu hơi dẹp, vỏ mỏng, nhẵn, ít túi dầu tinh, khi chín có màu đỏ gấc;
giống chín sớm có màu vàng đa số chín vào trước tết Nguyên đán 1 tháng. Thịt quả
mọng nước, ít hạt vách múi hơi dai, ít xơ bã, ngọt mát nếu là giống chín muộn,
giống chín sớm có vị ngọt đậm.
Cam đường canh là giống có năng suất cao, thích nghi rộng, trồng được trên núi
cao, vùng đồng bằng và ven biển thoát nước. Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá
tốt. Nếu trồng mật độ dày và thâm canh ngay từ đầu có thể đạt năng suất 40-50
tấn/ha.
II. Yêu cầu điều kiện sinh thái

Cam đường canh ưa khí hậu á nhiệt đới, bởi vậy tất cả các vùng trồng có điều kiện
khí hậu tương tự như khí hậu vùng á nhiệt đới đều trồng được cam.
Cam có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 – 39 độ C, trong đó nhiệt độ thích hợp
nhất là từ 23 – 29 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5 độ C và cao hơn 40 độ C cây
ngừng sinh trưởng. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới
toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả.
Cam không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 – 15.000
Lux, ứng với 0,6 cal/cm2.. Kinh nghiệm muốn có ánh sáng tán xạ cần bố trí mật độ
cây dầy hợp lý và thường xuyên cắt tỉa đúng kỹ thuật.
Là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của cam thuộc loại rễ nấm

(hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy
rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non.
10


Cam đường canh có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên phù hợp nhất là
được trồng trên đất giàu mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK, Ca, Mg…
phải đạt mức độ từ trung bình trở lên, độ pH thích hợp là 5,5 – 6,5, thành phần cơ
giới cát pha hoặc đất thịt nhẹ, thoát nước tốt.
Để hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản sạch an toàn trên huyện Thuận Châu
nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng, thế mạnh về điều kiện đất đai, khí hậu ôn hòa của
địa phương, tạo tiền đề để xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với hình thành
thương hiệu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, xây dựng mối liên kết giữa
người sản xuất, đơn vị phân phối và người tiêu dùng theo chuỗi giá trị, và thực
hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng
cao đời sống, vật chất tinh thần cho người dân nông thôn, xóa đói, giảm nghèo bền
vững; Vì vậy, việc đầu tư xây dựng dự án “Hỗ trợ PTSX liên kết theo chuỗi giá trị
gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản toàn theo hướng hữu cơ” trên địa bàn
huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La là hết sức cần thiết.
9.2. Mô tả dự án
- Tên dự án: Hỗ trợ PTSX liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản
phẩm cam Cara ruột đỏ và cam Đường Canh toàn theo hướng hữu cơ.
- Thời gian thực hiện: năm 2019 - 2020.
- Quy mô thực hiện: Sản xuất 19 ha cam cara ruột đỏ và cam đường canh
toàn theo hướng hữu cơ (gồm: 10 ha cam Cara ruột đỏ + 9 ha Cam đường canh
theo tiêu chuẩn hữu cơ 95% ).
- Địa điểm thực hiện: Tại huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La.
- Nội dung thực hiện:Liên kết với các hộ dân
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng chuỗi, tình hình tiêu thụ, các đơn vị thu mua
trên địa bàn chuỗi;

+ Củng cố, nâng cấp, mở rộng quy mô, diện tích sản xuất, nâng cao kỹ thuật
chăm sóc, áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ Organic ;
+ Nâng cao năng lực quản trị của HTX tham gia trong chuỗi giá trị;
+ Cấp Giấy chứng nhận Hữu cơ organic (cho HTX Hưng Thịnh)
+ Hỗ trợ nhãn mác, bao bì, tiêu thụ sản phẩm.
+ Hỗ trợ tuyên truyền, thuê gian hàng giới thiệu và quảng bá sản phẩm;
- Hình thức liên kết: Sản xuất theo hợp đồng, có hợp đồng sản xuất – bao
tiêu sản phẩm giữa người sản xuất và đơn vị tiêu thụ. Hợp đồng quy định rõ số
lượng, chất lượng, quy trình sản xuất, cơ chế thưởng phạt giữa hai bên.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ chuyển
giao, tư vấn kỹ thuật
Sản xuất rau hiện nay tại Việt Nam nói chung, tại Sơn La nói riêng đang có
xu thế lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh hóa học, thuốc trừ cỏ, thuốc
kích thích tăng trưởng,... hoặc việc sử dụng thuốc và phân hóa học quá liều lượng
khuyến cáo và chưa đúng thời điểm. Việc lạm dụng vào các loại phân, thuốc hóa
11


học có thể tăng năng suất tức thời, nhưng lại làm suy thoái môi trường đất, nước,
chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng, mất an toàn trong tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình sản xuất Rau theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm được áp
dụng quy trình sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ, sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn
Hữu cơ organic , góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm, và góp phần phát triển
vùng sản xuất an toàn - sinh thái.
Mặt khác, toàn bộ các sản phẩm nông sản của bà con trong mô hình khi tuân
thủ đúng quy trình sản xuất an toàn,
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu
11.1. Mục tiêu chung
- Tận dụng lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết của vùng Cao Thuận

Châu để phát triển sản xuất Cam cara ruột đỏ và cam đường canh an toàn theo
hướng hữu cơ, nhằm tạo ra sản phẩm hữu cơ an toàn có giá trị kinh tế cao và gắn
sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, giúp nâng cao thu nhập cho người dân từ chính sản
phẩm nông sản chủ lực tại địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới ổn định,
bền vững.
- Củng cố, mở rộng và phát triển chuỗi giá trị nông sản gắn với tiêu thụ sản
phẩm.
- Xây dựng vùng nguyên liệu sản phẩm nông sản an toàn hữu cơ organic
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Củng cố, mở rộng và phát triển chuỗi giá trị cam Cam Cara ruột đỏ quy mô
cấp tỉnh với diện tích 19 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ Organic .
- Dán tem sản phẩm nông sản hữu cơ toàn trong chuỗi đạt từ 80% trở lên
trong tổng sản lượng toàn chuỗi.
- Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm cam Cara ruột đỏ và cam đường canh
hữu cơ Organic an toàn Sơn La đến người tiêu dùng thông qua các phương tiện
truyền thông, Báo, Đài truyền hình.
12. Nội dung
12.1. Những vấn đề trọng tâm
- Tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân, thay đổi tập quán sản xuất
nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, có sự liên kết giữa
các thành phần kinh tế. Góp phần hình thành vùng sản xuất Cam Cara ruột đỏ và
cam đường canh an toàn theo hướng hữu cơ tập trung, phát triển bền vững có liên
kết tiêu thụ sản phẩm hình thành chuỗi giá trị ổn định và nâng cao thu nhập cho
người dân từ chính sản phẩm nông sản chủ lực tại địa phương.
- Hỗ trợ các loại giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV sinh học chế phâm
sinh học phân bón sinh học ,trong danh mục cho phép theo tiêu chuẩn hữu cơ
12



Organic do các đơn vị cấp chứng nhận đề ra ,... đảm bảo chất lượng để sản xuất
nông sản an toàn theo hướng hữu cơ.
- Chú trọng tập huấn, chuyển giao công nghệ và quy trình kỹ thuật trồng
chăm sóc Cam Cara ruột đỏ & cam đường canh an toàn theo hướng hữu cơ, đặc
biệt là kỹ thuật trong khâu chọn giống và chăm sóc. Vận động người dân thay đổi
cách thức trồng và chăm sóc cây ăn quả theo kinh nghiệm và chủ động hơn trong
việc sản xuất các sản phẩm nông sản đạt chất lượng cao, có giá thành ổn định, hiệu
quả kinh tế cao.
- Tập trung xây dựng thương hiệu và dán bao bì nhãn mác sản phẩm cam
cara ruột đỏ & cam đường canh an toàn của từng HTX tham gia dự án, thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.
12.2. Nội dung dự án
12.1. Khảo sát đánh giá hiện trạng chuỗi giá trị , lựa chọn các HTX tham
gia chuỗi giá trị cấp tỉnh (quy mô liên huyện)
a) Điều tra đánh giá xây dựng dự án Chuỗi
- Nội dung: Điều tra, đánh giá các khu vực sản xuất của HTX có vị trí vườn
thực hiện gần hoặc liền kề nhau, có giao thông đi lại thuận lợi. Địa điểm thực hiện
có diện tích từ 1,5 ha trở lên, thành viên trong HTX có kinh nghiệm trong sản xuất
nông sản nhất là cây có múi , có tâm huyết và đủ lao động, cam kết đảm bảo
nguồn kinh phí phần dân góp để thực hiện mô hình.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019.
- Phương pháp thực hiện:
+ Họp với chính quyền huyện, xã chọn ra những HTX đảm bảo yêu cầu của
dự án đề ra.
+ Họp với chính quyền xã, các HTX để chọn ra những thành viên đảm bảo
yêu cầu tham gia thực hiện dự án.
+ Họp với các hộ dân để thống nhất và cam kết tham gia dự án, thống nhất
phương án triển khai mô hình.
+ Kiểm tra vườn, thông tin liên quan về khả năng đầu tư lao động, vốn và
cam kết của hộ dân để lựa chọn hộ thực hiện mô hình.

- Địa điểm triển khai: HTX Sản xuất kinh doanh cây ăn quả và phát triển
chăn nuôi& dịch vụ tổng hợp Hưng Thịnh
Địa chỉ:Bản Tây Hưng Xã Muổi Nọi Huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La
- Kết quả:
+ Biên bản họp tại cơ sở để chọn hộ dân tham gia mô hình.
+ Đơn đăng ký tham gia mô hình của từng hộ dân.
b) Điều tra, khảo sát mở rộng Chuỗi trên địa bàn từng huyện
13


- Nội dung: Điều tra, đánh giá các khu vực sản xuất của HTX có vị trí vườn
thực hiện gần hoặc liền kề nhau, có giao thông đi lại thuận lợi. Địa điểm thực hiện
có diện tích từ 2 ha trở lên, thành viên trong HTX có kinh nghiệm trong sản xuất
cây có múi, có tâm huyết và đủ lao động, cam kết đảm bảo nguồn kinh phí phần
dân góp để thực hiện mô hình.
- Thời gian thực hiện việc điều tra, khảo sát mở rộng Chuỗi: Năm 2020.
- Phương pháp thực hiện:
+ Họp với chính quyền huyện, xã chọn ra những HTX đảm bảo yêu cầu của
dự án đề ra.
+ Họp với chính quyền xã, các HTX để chọn ra những thành viên đảm bảo
yêu cầu tham gia thực hiện dự án.
+ Họp với các hộ dân để thống nhất và cam kết tham gia dự án, thống nhất
phương án triển khai mô hình.
+ Kiểm tra vườn, thông tin liên quan về khả năng đầu tư lao động, vốn và
cam kết của hộ dân để lựa chọn hộ thực hiện mô hình.
- Địa điểm triển khai: HTX Sản xuất kinh doanh cây ăn quả và phát triển
chăn nuôi& dịch vụ tổng hợp Hưng Thịnh
Địa chỉ:Bản Tây Hưng Xã Muổi Nọi Huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La
- Kết quả:
+ Biên bản họp tại cơ sở để chọn hộ dân tham gia mô hình.

+ Đơn đăng ký tham gia mô hình của từng hộ dân.
c) Khảo sát, đánh giá thị trường tiêu thụ trên địa bàn chuỗi
- Mục tiêu: Đánh giá được các kênh tiêu thụ, việc hình thành liên kết tiêu
thụ của các HTX, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn chuỗi.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019.
- Phương pháp: Điều tra, phỏng vấn các điểm thu mua sản phẩm nông sản
trên cây có múi , ký kết bao tiêu sản phẩm.
- Kết quả: Đánh giá được thị trường tiêu thụ trên địa bàn chuỗi (phục vụ cho
nội dung của Báo cáo tổng kết dự án).
12.2. Tập huấn kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, đóng gói sản phẩm, và nâng
cao năng lực quản trị cho Hợp tác xã
a) Tập huấn kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cam
Cara ruột đỏ và cam đường canh đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi đưa vào Chuỗi
- Nội dung:
+ Kỹ thuật vườn ươm cây giống.
+ Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cam Cara ruột đỏ và cam đường canh
theo hướng hữu cơ.
14


+ Kĩ thuật bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cam Cara ruột đỏ và
cam đường canh
+ Kĩ thuật xử lí phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn phân hữu cơ.
- Thành phần tham gia tập huấn: Các hộ dân tham gia mô hình, các hộ dân
trồng cam Cara ruột đỏ và cam đường canh, các hộ có nhu cầu và nguyện vọng
được tập huấn kĩ thuật trên địa bàn triển khai mô hình.
- Số lượng: 02 lớp (30 người/lớp, 1 lớp/huyện)
- Thời gian tập huấn: Năm 2019, với 02 ngày/1lớp
- Địa điểm tổ chức: Tại các xã trong huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La có các
hộ gia đình liên kết và là xã viên của hợp tác xã

- Giảng viên: Cán bộ, viên chức Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La
b) Tập huấn kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cam
Cara ruột đỏ và cam đường canh đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi đưa vào Chuỗi
- Nội dung:
+ Kỹ thuật vườn ươm cây giống.
+ Kỹ thuật ghép ngọn cam Cara ruột đỏ và cam đường canh
+ Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cam Cara ruột đỏ và cam đường canh
theo hướng hữu cơ.
+ Kĩ thuật cắt tỉa cành, , bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cam Cara
ruột đỏ và cam đường canh.
+ Kĩ thuật xử lí phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn phân hữu cơ.
+ Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cam Cara ruột đỏ và cam đường canh
theo hướng hữu cơ
+ Kĩ thuật cắt tỉa tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây cam Cara
ruột đỏ và cam đường canh.
+ Kĩ thuật xử lí phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn phân hữu cơ.
- Thành phần tham gia tập huấn: Các hộ dân tham gia mô hình, các hộ dân
trồng cam Cara ruột đỏ và cam đường canh, các hộ có nhu cầu và nguyện vọng
được tập huấn kĩ thuật trên địa bàn triển khai mô hình.
- Số lượng: 02 lớp (30 người/lớp)
- Thời gian tập huấn: Năm 2020, với 02 ngày/1lớp
- Địa điểm tổ chức: Tại các xã mà có các hộ liên kết và là xã viên trọng
huyên Thuận Châu
- Giảng viên: Cán bộ, viên chức Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La
c) Tập huấn nâng cao năng lực quản lý, quản trị chuỗi giá trị cho các thành
viên HTX
- Nội dung:
15



+ Lập kế hoạch sản xuất, marketing, quảng bá thương hiệu…
+ Hướng dẫn công tác quản lý, ghi chép nhật ký sản xuất và nhật ký quản lý
sản xuất.
+ Hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát, duy trì các tiêu chuẩn đã áp dụng.
+ Tham quan mô hình tiêu biểu về quản lý, quản trị chuỗi giá trị.
- Thành phần: Các hộ dân tham gia mô hình, Ban giám đốc, thành viên 2
Hợp tác xã tham gia dự án, và các hộ đang có nhu cầu xin vào thành viên HTX.
- Số lượng: 01 lớp (30 người/lớp)
- Thời gian tập huấn: Năm 2019, với 03 ngày/1lớp
- Giảng viên: Cán bộ, viên chức Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La
- Địa điểm: Trung tâm huyện Thuận Châu
d) Tập huấn kỹ thuật nâng cao năng lực thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản
phẩm cam Cara ruột đỏ và cam đường canh an toàn khi đưa vào Chuỗi tiêu thụ
- Nội dung:
+ Giới thiệu về các hình thức sơ chế, tiêu thụ sản phẩm cam Cara ruột đỏ và
cam đường canh để quyết định trọng lượng quả cam Cara ruột đỏ và cam đường
canh cải khi thu hoạch.
+ Kỹ thuật thu hoạch đảm bảo năng suất, hiệu quả kinh tế, và đảm bảo tiêu
chuẩn của các nhà thu mua sản phẩm.
+ Kỹ thuật vận chuyển, bảo quản sản phẩm cam Cara ruột đỏ và cam đường
canh nhằm đảm bảo mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
+ Quy cách đóng hộp, đóng gói sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của từng
loại hình tiêu thụ.
+ Quy cách dán tem nhãn sản phẩm.
- Thành phần tham gia tập huấn: Các hộ dân tham gia mô hình, Ban giám
đốc, thành viên Hợp tác xã tham gia dự án, và các hộ đang có nhu cầu xin vào
thành viên HTX.
- Số lượng: 01 lớp (30 người/lớp)
- Thời gian tập huấn: Năm 2019, 03 ngày/1lớp
- Địa điểm: Trung tâm huyện Thuận Châu .

- Giảng viên: Cán bộ, viên chức Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La phối
hợp với cán bộ Công ty TNHH thương mại rau quả Ngọc Linh Sơn La.
e) Tập huấn kỹ thuật nâng cao năng lực thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản
phẩm cam Cara ruột đỏ và cam đường canh an toàn khi đưa vào Chuỗi tiêu thụ
- Nội dung:
+ Giới thiệu về các hình thức sơ chế, tiêu thụ sản phẩm cam Cara ruột đỏ và
cam đường canh
+ Kỹ thuật thu hoạch đảm bảo năng suất, hiệu quả kinh tế, và đảm bảo tiêu
chuẩn của các nhà thu mua sản phẩm.
16


+ Kỹ thuật vận chuyển, bảo quản sản phẩm cam Cara ruột đỏ và cam đường
canh nhằm đảm bảo mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
+ Quy cách đóng hộp, đóng gói sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của từng
loại hình tiêu thụ.
+ Quy cách dán tem nhãn sản phẩm.
- Thành phần tham gia tập huấn: Các hộ dân tham gia mô hình, Ban giám
đốc, thành viên 2 Hợp tác xã tham gia dự án, và các hộ đang có nhu cầu xin vào
thành viên HTX.
- Số lượng: 01 lớp (30 người/lớp)
- Thời gian tập huấn: Năm 2020, 03 ngày/1lớp
- Địa điểm: Trung tâm huyện Thuận Châu
- Giảng viên: Cán bộ, viên chức Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La phối
hợp với cán bộ Công ty TNHH thương mại rau quả Ngọc Linh Sơn La.
12.3. Hỗ trợ thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm
- Mục tiêu: Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Rau của các HTX tham gia
chuỗi giá trị trên các phương tiện thông tin truyền thông.
- Nội dung: Xây dựng các bài Báo tuyên truyền, và chuyên mục trên Đài
Truyền hình nhằm tăng cường quảng bá và quảng cáo đối với sản phẩm Rau an

toàn Sơn La.
- Số lượng: 2 bài báo, 02 phóng sự.
12.4. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
- Hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận Hữu cơ Organic : cho HTX Hưng Thinh
- Hỗ trợ 2 điểm bán sản phẩm (01điểm/HTX) tại Trung tâm các huyện,
Thành phố trong và ngoài tỉnh, hoặc trong các siêu thị, chợ bán lẻ.
13. Giải pháp thực hiện
13.1. Giải pháp về mặt bằng xây dựng cơ bản (nếu có)
13.2. Giải pháp về công nghệ
Áp dụng phương pháp sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn Hữu cơ Organic.
13.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất
13.3.1. Quy mô và địa điểm thực hiện dự án
- Quy mô thực hiện: Sản xuất 19 ha cam Cara ruột đỏ và cam đường canh
an toàn theo hướng hữu cơ (gồm: 1 ha cam Cara ruột đỏ và 9 ha cam đường canh
).
- Địa điểm thực hiện: Tại Thuận Châu – tỉnh Sơn La.
13.3.2. Vật tư, thiết bị chủ yếu đảm bảo cho dự án thực hiện
Yêu cầu về các loại vật tư phục vụ mô hình sản xuất:
* Về đất trồng: Chọn đất trồng cam Cara ruột đỏ và cam đường canh trên
các chân đất giàu dinh dưỡng, cao ráo, thoáng, gần nước, tơi xốp, tầng đất trồng
trọt dày.
17


* Về nước tưới: Sử dụng nguồn nước tưới từ suối, khe nước không bị ô
nhiễm các kim loại nặng, hóa chất độc hại. Dùng nước sạch để pha thuốc bảo vệ
thực vật (nếu có).
* Về giống:
- giống được tuyển chọn từ các trung tâm giống chất lượng đẩm bảo giống chiết
hoặc giống ghép

- giống được trồng bằng những cây cam tại địa phương ghép mắt ghép
* Về phân bón: Dự án sẽ hạn chế sử dụng phân hóa học bằng cách:
- Vận động, hướng dẫn các hộ dân tham gia cách ủ phân chuồng, phân vi
sinh bằng chế phẩm vi sinh, để sử dụng trong việc trồng và chăm sóc rau an toàn.
Đồng thời, kết hợp sử dụng các loại chế phẩm sinh học như trichoderma nhằm tăng
sức đề kháng cho cây và giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh để cây rau sinh trưởng,
phát triển tốt. Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng
phân tươi pha loãng nước để tưới.
- Thay thế phân Đạm Urê hóa học bằng Đạm hữu cơ có nguồn gốc động,
thực vật để tránh dư lượng Nitơrat tồn dư trong sản phẩm.
- Hỗ trợ phân hữu cơ sinh học có chứa hàm lượng hữu cơ cao và chứa các
chủng vi sinh vật,… sử dụng để bón lót và bón thúc ở các giai đoạn phát triển của
cây rau, tạo điều kiện cho cây rau sinh trưởng phát triển tốt.
*) Hạn chế phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học:
- Với thuốc trừ sâu: Dự án sẽ hỗ trợ thuốc trừ sâu sinh học có chứa vi sinh
vật Bacillus (hoặc thuốc trừ sâu thảo mộc, thuốc dầu neem dầu khoáng nấm xanh
nâm trắng ) để trừ sâu hại, phun khi xuất hiện sâu hại. Không sử dụng thuốc trừ
sâu hóa học.
- Với thuốc trị bệnh: Giới thiệu, vận động các hộ sản xuất đối ứng kinh phí
mua thuốc trị bệnh sinh học có chứa vi sinh vật Bacillus để phòng trừ bệnh hại,
phun định kỳ theo chu kỳ phát triển của cây cam Cara ruột đỏ và cam đường canh
nhằm mục đích phòng bệnh là chính. - Không dùng loại thuốc cấm sử dụng. Sử
dụng các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật
khác và con người.
- Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn các hộ sản xuất áp dụng các biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management) như: Luân canh cây
trồng hợp lý; sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh; chăm sóc theo
yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe); thường xuyên vệ sinh đồng ruộng;….
* Về đóng gói sản phẩm sau thu hoạch: Hợp tác xã tiến hành thu mua, phân
loại sản phẩm theo đúng quy trình kĩ thuật, và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của

đơn vị liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo trên 80% sản lượng sau thu
hoạch được đóng gói, dán tem nhãn để quảng bá Chuỗi tiêu thụ với người tiêu
dùng trong và ngoài tỉnh.
13.3.3. Nhân lực triển khai dự án
- Cán bộ, nhân viên Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La
- Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng DAH 86
18


- Các cán bộ trong Văn phòng Nông thôn mới tỉnh Sơn La
- Các hộ dân được chọn tham gia dự án và các HTX.
- Các thành viên chính tham gia dự án:
TTT
1

Họ tên, học
hàm, học vị
Ông Lương
Quốc Huy

2

Ông Lương
Quốc Huy

3

KS. Nguyễn
Mạnh Hùng


4

KS. Nguyễn
Huyền Trang

Tổ chức
công tác
Hợp tác xã
Hưng Thịnh

Nội dung, công việc chính tham gia

- Chủ nhiệm dự án.
- Chọn điểm, chọn hộ thực hiện dự án.
- Điều hành hoạt động tiêu thụ và kí hợp đồng
tiêu thụ sản phẩm đạt yêu cầu của dự án.
- Điều hành các hoạt động của dự án, tư vấn
phương án triển khai, xây dựng dự án.
- Thành viên tham gia chính việc xây dựng hồ
sơ thuyết minh dự án, viết báo cáo tổng kết.
Hợp tác xã - Đại diện tổ chức đăng ký Chủ trì dự án
Hưng Thịnh - Chịu trách nhiệm Ký Hợp đồng, thanh lý
hợp đồng triển khai thực hiện dự án với Văn
phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Sơn La.
- Chọn điểm, chọn hộ thực hiện dự án.
- Điều hành hoạt động tiêu thụ và kí hợp đồng
tiêu thụ sản phẩm đạt yêu cầu của dự án.
- Điều hành các hoạt động của dự án, tư vấn
phương án triển khai, xây dựng dự án.
- Cung cấp giống, vật tư phân bón,… đảm bảo

theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Thành viên tham gia chính việc xây dựng hồ
sơ thuyết minh dự án, viết báo cáo tổng kết.
Trung tâm
- Thành viên thực hiện chính (Kỹ sư theo dõi,
Khuyến nông chỉ đạo kỹ thuật)
tỉnh Sơn La - Chọn điểm, chọn hộ, ký hợp đồng với các hộ
dân thực hiện dự án.
- Chỉ đạo mô hình, theo dõi đánh giá quá trình
triển khai thực hiện mô hình tại Vân Hồ.
- Điều tra, khảo sát
- Tập huấn nâng cao kĩ thuật gieo trồng, chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, kĩ thuật ủ phân
chuồng thành phân hữu cơ.
- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý, quản trị
chuỗi giá trị cho thành viên HTX.
- Tập huấn nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản
- Thành viên tham gia chính việc xây dựng hồ
sơ thuyết minh dự án, viết báo cáo tổng kết.
Trung tâm
- Thành viên thực hiện chính (Kỹ sư theo dõi,
Khuyến nông chỉ đạo kỹ thuật)
tỉnh Sơn La - Chọn điểm, chọn hộ, ký hợp đồng với các hộ
dân thực hiện dự án.
- Chỉ đạo mô hình, theo dõi đánh giá quá trình
19


5


KS. Nguyễn
Thanh Sơn

7

Ông Lương
Quốc Huy

9

Ông: Lê Trọng
Dũng

triển khai thực hiện mô hình tại Mộc Châu.
- Điều tra, khảo sát
- Tập huấn nâng cao kĩ thuật gieo trồng, chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, kĩ thuật ủ phân
chuồng thành phân hữu cơ.
- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý, quản trị
chuỗi giá trị cho thành viên HTX.
- Tập huấn kỹ thuật nâng cao năng lực sơ chế,
bảo quản
- Thành viên tham gia chính việc xây dựng hồ
sơ thuyết minh dự án, viết báo cáo tổng kết.
Công ty cổ - Thành viên thực hiện chính (Kỹ sư theo dõi,
phần Nông chỉ đạo kỹ thuật)
Trang Đông - Chọn điểm, chọn hộ, ký hợp đồng với các hộ
A
dân thực hiện dự án.
- Chỉ đạo mô hình, theo dõi đánh giá quá trình

triển khai thực hiện mô hình tại Thuận Châu.
- Điều tra, khảo sát
- Tập huấn nâng cao kĩ thuật gieo trồng, chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, kĩ thuật ủ phân
chuồng thành phân hữu cơ.
- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý, quản trị
chuỗi giá trị cho thành viên HTX.
- Tập huấn kỹ thuật nâng cao năng lực sơ chế,
bảo quản
- Thành viên tham gia chính việc xây dựng hồ
sơ thuyết minh dự án, viết báo cáo tổng kết.
HTX Hưng
- Chọn điểm, chọn hộ, ký hợp đồng với các hộ
Thịnh
dân thực hiện dự án.
- Chịu trách nhiệm thu mua, đóng gói, tiêu thụ
sản phẩm.
- Theo dõi, giám sát thực hiện dự án.
Công ty
- Đại diện đơn vị tiêu thụ sản phẩm.
TNHH
- Ký Hợp đồng thu mua sản phẩm với HTX
thương mại Hưng Thinh để tiêu thụ sản phẩm.
rau quả Ngọc - Phối hợp tập huấn, hướng dẫn các hộ, HTX
Linh Sơn La tiêu chuẩn phân loại sản phẩm để đóng gói và
tiêu thụ.

13.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức phối hợp với các cơ quan Báo, Đài Truyền hình để quảng bá giới
thiệu sản phẩm; tăng cường xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm đến nhà

phân phối và người tiêu dùng đảm bảo mua đúng chất lượng theo phân loại.
- HTX ký hợp đồng thu mua sản phẩm với các hộ sản xuất. Hợp tác xã chịu
trách nhiệm thu mua, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của thành viên HTX và các hộ
tham gia dự án sản xuất rau an toàn.
20


- HTX đại diện cho các hộ nông dân ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với
Công ty TNHH thương mại rau quả Ngọc Linh Sơn La, và các siêu thị, doanh
nghiệp khác.
- Đảm bảo trên 80% sản lượng sau thu hoạch được đóng gói, dán tem nhãn
để quảng bá thương hiệu với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
13.5. Giải pháp về nguồn vốn
- Tổng kinh phí thực hiện sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước –
chương trình nông thôn mới, ngoài ra còn có nguồn vốn đối ứng của người dân.
- Vận dụng các chính sách hỗ trợ của tỉnh về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông sản an toàn.
- Vốn đóng góp từ các hộ gia đình tham gia dự án bằng cam kết tham gia
góp công chăm sóc, vật tư đầu vào tham gia xây dựng mô hình tại hộ.
- Vai trò của các bên tham gia:
+ Văn phòng Nông thôn mới tỉnh Sơn La: Cung cấp kinh phí theo hợp đồng
dự án, giám sát thực hiện dự án.
+ Cơ quan đăng ký chủ trì dự án (HƠP TÁC XÃ HƯNG THỊNH): Cung ứng
giống, vật tư, theo dõi tiến độ dự án, chỉ đạo quá trình thực hiện dự án, tổ chức tập
huấn kĩ thuật, tổ chức tham quan mô hình tiên tiến, hỗ trợ chuyển giao công nghệ,
và các nội dung khác có liên quan.
14. Tiến độ thực hiện
TT

Các nội dung, công

việc chủ yếu

Sản phẩm
phải đạt

Thời gian
thực hiện

Tháng 67/2019

1

Xây dựng và bảo
vệ thuyết minh dự
án

01 bản
Thuyết minh
dự án

2

Khảo sát, chọn hộ,
chọn điểm

Tìm được
các hộ tham
gia đạt yêu
cầu


3

Tập huấn kỹ thuật
trồng, chăm sóc

4

Triển khai các biện
pháp kỹ thuật áp
dụng trên mô hình

Học và thực
hành được
quy trình kỹ
thuật chăm
Cam cara
&cam
đương canh
theo chuẩn
hữu cơ
Theo sự
giám sát của
các ĐV phối
hợp

Tháng
8/2019

Người, cơ quan thực hiện


Chủ nhiệm và các thành viên dự
án, người đại diện Cơ quan
đăng ký chủ trì dự án.
- Chủ nhiệm và các thành viên
tham gia dự án, người đại diện
Cơ quan đăng ký chủ trì dự án.
- Văn phòng Dự án Nông thôn
mới tỉnh Sơn La.

Tháng 89/2019
Và tháng 46/2020

- Chủ nhiệm dự án, các cán bộ
tham gia và các hộ tham gia dự
án, hộ tự nguyện.
- Cơ quan đăng ký chủ trì dự
án.

Từ tháng
8/201912/2020

- Chủ nhiệm dự án; các cán bộ
thực hiện mô hình và các hộ
thực hiện mô hình.
- Cơ quan đăng ký chủ trì DA.
21


Các nội dung, công
việc chủ yếu


TT

Sản phẩm
phải đạt

Thời gian
thực hiện

Người, cơ quan thực hiện

1

Xây dựng và bảo
vệ thuyết minh dự
án

01 bản
Thuyết minh
dự án

Tháng 67/2019

5

Kiểm tra, giám sát,
nghiệm thu tiến độ
thực hiện dự án.

Theo nội

dung đúng
tiến độ

Từ tháng
8/2019 đến
12/2020

6

Hoàn thiện các thủ
tục cấp chứng
nhận Hữu cơ
organic

1 giấy
chứng nhận
Hữu cơ
Organic

Từ tháng 111/2020

7

Tổng hợp số liệu
viết báo cáo kết
quả thực hiện DA.

Báo cáo đạt
yêu cầu


Tháng 911/2020

8

Hội nghị nghiệm
thu dự án cấp cơ
sở

Đánh giá kết
quả đạt
được

Tháng 911/2020

9

Chỉnh sửa báo cáo
sau nghiệm thu
cấp cơ sở

Theo ý kiến
của hội
đồngnghiệm
thu cơ sở

Tháng 1012/2020

10

Hội nghị nghiệm

thu dự án cấp tỉnh

Đạt yêu cầu

Tháng 1012/2020

Chủ nhiệm và các thành viên dự
án, người đại diện Cơ quan
đăng ký chủ trì dự án.
- Chủ nhiệm và các thành viên
tham gia dự án, người đại diện
Cơ quan đăng ký chủ trì dự án.
- Văn phòng Dự án Nông thôn
mới tỉnh Sơn La.
- Chủ nhiệm và các thành viên
tham gia dự án, người đại diện
Cơ quan đăng ký chủ trì dự án.
- Tổ chức chứng nhận Hữu cơ
Organic
- Chủ nhiệm dự án và các cán
bộ tham gia.
- Cơ quan đăng ký chủ trì DA.
- Phòng Nông Nghiệp huyện
Thuận Châu tỉnh Sơn La.
- Chủ nhiệm dự án và các cán
bộ tham gia.
- Cơ quan đăng ký chủ trì DA
- Chủ nhiệm dự án và các cán
bộ tham gia.
- Cơ quan đăng ký chủ trì dự

án.
- Văn phòng Dự án Nông thôn
mới tỉnh Sơn La.
- Chủ nhiệm dự án và các cán
bộ tham gia.
- Cơ quan đăng ký chủ trì DA.

15. Sản phẩm của dự án
15.1. Sản phẩm cụ thể của dự án
TT

Tên sản phẩm cụ thể

Chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật

1

2

3

1

Báo cáo khoa học đánh
giá kết quả thực hiện
dự án

2

Giấy chứng nhận Hữu

cơ Organic

Đánh giá được khả năng tiếp cận và làm
chủ được quy trình kỹ thuật sản xuất Rau
chất lượng, an toàn, nâng cao năng suất,
chất lượng. Đánh giá khả năng sản xuất và
tiêu thụ nông sản cây có múi trên địa bàn
tỉnh Sơn La
Xét nghiệm mẫu đất nước, mẫu sản phẩm
và Hoàn thiện hồ sơ chứng nhận Hữu cơ
Organic cho HTX Hưng Thịnh

Chú thích
4

Báo cáo, báo
cáo tóm tắt

01 Giấy
chứng nhận
Hữu cơ
Organic
22


3

4

Chuỗi giá trị nông sản

cây cam Cara Ruột đỏ
và Cam Đường Canh

Mô hình 19 ha đảm bảo được yêu cầu kĩ
thuật, đáp ứng được mục tiêu đề ra, không
có tồn dư thuốc BVTV và các vi sinh vật
gây hại, đầu ra cho sản phẩm ổn định. Giá
thành cao, năng suất ổn định
Đào tạo, tập huấn kỹ Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho 210 lượt
thuật
người.

15.2. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án
- Sau khi dự án kết thúc, với kết quả thu được, hệ thống cán bộ nông nghiệp
tại địa phương, cán bộ kĩ thuật tham gia dự án, cán bộ quản lí và các đoàn thể ở cơ
sở, nông dân đã tham gia thực hiện mô hình tích cực tuyên truyền khuyến cáo mở
rộng việc áp dụng sản xuất theo chuỗi cho các hộ trồng cam Cara Ruột đỏ và Cam
Đường Canh trên địa bàn có điều kiện tương tự.
- Cán bộ khuyến nông, người dân có kiến thức về sản xuất nông nghiệp theo
chuỗi giá trị để tiếp tục mở rộng và phát triển trên địa bàn tỉnh.
- Kí kết hợp tác với các công ty, các nhà hàng, siêu thị và cam kết tiếp tục
tiêu thụ sản phẩm cam Cara Ruột đỏ và Cam Đường Canh Sơn La nếu ngưởi dân sản
xuất đạt tiêu chuẩn.
16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi

ĐVT: Đồng

Trong đó
T
T


Nguồn kinh
phí

Tổng số

1

2

3

Tổng kinh phí

1

2

3.526.374.000

Chuyển giao
khoa học
công nghệ
4

263.397.00
0

Nguyên vật liệu,
năng lượng


Công lao
động

Chi khác

5

8

9

2.664.350.000 369.799.000

228.828.000

228.828.000

Trong đó:
Nông thôn
mới
Năm 2019

2.231.000.000 263.397.000

1.738.775.000

800.000.000 162.704.000

588.900.000


Năm 2020
Đối ứng

1.431.000.000 100.693.000
1.295.374.000
0

0

1.149.875.000
925.575.000 369.799.000

48.396.000
180.432.000
0

17. Hiệu quả Kinh tế - Xã hội
17.1. Hiệu quả Kinh tế - Xã hội trực tiếp của dự án
* Hiệu quả kinh tế:
- Mô hình sản xuất cam Cara Ruột đỏ và Cam Đường Canh an toàn theo chuỗi
giá trị nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong tiêu thụ sản phẩm.
- Dự kiến hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau của dự án:
23


+ Đối với 01 ha cam Cara Ruột đỏ và Cam Đường Canh : Lợi nhuận khoảng
160 triệu đồng/ha, từ năm thứ năm trở đi
* Hiệu quả về xã hội:
+ Dự án góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn;

+ Giải quyết việc làm cho người lao động nhất là khu vực nông thôn tạo thu
nhập ổn định cho kinh tế hộ gia đình.
+ Thúc đẩy, tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới, mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm nông sản chủ lực, có thế mạnh
trên địa bàn.
+ Thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng sản
xuất hàng hóa, có sự liên kết giữa các thành phần kinh tế.
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm và sức cạnh tranh trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
+ Hình thành đầu ra nông sản ổn định cho nông dân.
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường trong sản xuất nông nghiệp do sử
dụng ít phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
+ Sử dụng hiệu quả quỹ đất, bảo vệ môi trường sinh thái và làm đa dạng
nguồn gen.

+ Thông qua hoạt động của Dự án sẽ tạo được phong trào ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nông sản an toàn theo hướng hữu cơ bền vững , liên kết
chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa
phương.
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư của nhân dân, tạo thêm công ăn việc làm, có thu
nhập ổn định cho người lao động nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
bền vững. Địa điểm thực hiện dự án sẽ là nơi để ngưởi dân trong huyện tham quan
học tập kinh nghiệm.
* Hiệu quả về môi trường
- Bảo vệ môi trường bền vững, đất đai được tái tạo dinh dưỡng sau mỗi vụ
sản xuất; môi trường nước, không khí không bị ô nhiễm, góp phần tích cực trong
việc thích ứng biến đổi khí hậu.
- Hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch bệnh.
- Góp phần tạo sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
24



17.2. Dự kiến hiệu quả KT - XH theo khả năng mở rộng của dự án
- Hình thành vùng sản xuất trồng rau tập trung an toàn có liên kết theo chuỗi
giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn
định cho người nông dân, thu hút nhiều thành phần kinh tế liên doanh liên kết đầu
tư thúc đẩy phát triển.
- Thay đổi nhận thức của người dân, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang
sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, có sự liên kết giữa các thành
phần kinh tế.
- Góp phần tăng sức mạnh của người dân trong thương thảo, đàm phán hợp
đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế thông qua hợp tác - tập trung sản xuất.
- Thực hiện tốt dự án góp phần phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh
tế, từng bước tăng thu nhập giúp người dân thoát nghèo bền vững và góp phần
tham gia tích cực các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.

Ngày 08 tháng 7 năm 2019
Cơ quan chủ trì dự án

Ngày 08 tháng 7 năm 2019
Chủ nhiệm dự án
(Ký tên)

HỢP TÁC XÃ HƯNG THỊNH

Lương Quốc Huy

Lương Quốc Huy

Đơn vị tư vấn và cung cấp

nguyên liệu đầu vào và kỹ
thuật cho dự án

Ngày…..tháng…..năm 2019
UBND Xã Muổi Nọi
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày…..tháng…..năm 2019
(Ký tên, đóng dấu)

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×