Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam: báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
----- -----

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM.

SVTH: MAI NGÔ TÚ TRINH
GVHD: TH.S ĐOÀN VIỆT HÙNG

BIÊN HOÀ, 5/2018


LỜI CẢM ƠN

***
Trước tiên, cho em gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Ban
lãnh đạo Nhà trường đã cho em một cơ hội được học tập tại môi trường thật là ấm áp
như Trường Đại học Lạc Hồng. Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô của
Trường Đại học Lạc Hồng, đặc biệt là các thầy cô Khoa Tài chính_Kế toán, những
người đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong thời gian vừa qua. Các thầy
cô đã giúp em trang bị cho mình vốn kiến thức quý báu, làm hành trang để chuẩn bị
bước vào đời.
Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này, đối với em là một thành công lớn,
bên cạnh sự nổ lục, cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô Khoa Tài chính_Kế toán, đặc biệt là thầy Đoàn Việt Hùng đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo em một cách nhiệt tình, tạo cho em một động lực rất lớn để
vượt qua những khó khăn, trở ngại trong soát thời gian thực tập và thực hiện báo cáo


này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên tại
ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đồng Nai đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong soát thời gian thực tập tại ngân hàng. Đặc biệt cảm ơn các anh
chị Bộ phận Chuyên viên Tư vấn, là những người trực tiếp hướng dẫn em tại ngân
hàng, cảm ơn các anh chị phòng kế toán và phòng kinh doanh đã cung cấp tài liệu cần
thiết và tạo những điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài báo cáo thực tập một cách
tốt nhất.
Trong quá trình thực tập, cùng như là trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa
học, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai sót, em xin các thầy, cô bỏ qua và rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cũng như quý ngân hàng.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sứ khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị cán bộ công nhân viên của ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín luôn dồi dào sức khỏe, có được nhiều niệm vui, gặp
nhiều may mắn và đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Mai Ngô Tú Trinh


LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung bài nghiên cứu này hoàn toàn được hình thành
và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học
của TH.S Đoàn Việt Hùng. Các số liệu và kết quả có được trong nghiên cứu khoa học
là hoàn toàn trung thực.
Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong

nghiên cứu này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Nghiên cứu này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kì bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Đồng Nai, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Mai Ngô Tú Trinh


MỤC LỤC
***
TRANG BÌA
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
TÓM TẮT
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................1
1.

Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................1

3.


Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3

4.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4

6.

Tính mới của đề tài ............................................................................................4

7.

Kết cấu đề tài .....................................................................................................4
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................6
2.1 Cơ sở lý luận về thanh khoản của NHTM .............................................................6
2.1.1 Khái niệm thanh khoản trong NHTM: ...........................................................6
2.1.2 Cung cầu và trạng thái thanh khoản ............................................................... 7
2.1.3 Khái niệm về rủi ro thanh khoản ....................................................................9
2.1.4 Đo lường khả năng thanh khoản.....................................................................9
2.1.5 Dữ trữ thanh khoản .......................................................................................11
2.1.6 Các lý thuyết về đo lường thanh khoản và các yếu tố ảnh hưởng đến thanh
khoản của các NHTM. ...........................................................................................11
2.1.7 Thông lệ thống nhất về quản lý khả năng thanh khoản của NHTM. ...........12



2.2 Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của
NHTM. ......................................................................................................................15
2.2.1 Mô hình nghiên cứu thực hiện ở nước ngoài. ..............................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................. 22
3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .........................................................................................22
3.2 Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................22
3.3 Các biến trong mô hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu ............................... 23
3.4 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................29
3.5 Cơ sở khoa học lựa chọn các biến quan sát cho biến phụ thuộc .........................31
3.6 Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................32
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ......................................................................34
4.1 Giới thiệu chung về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............................ 34
4.1.1 Đôi nét về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ....................................34
4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn .......................................................................38
4.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến..........................................................40
4.3 Phân tích ma trận tương quan. .............................................................................43
4.4 Kết quả hồi quy ...................................................................................................44
.4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình POOL ..................................................................44
4.4.2 Kết qủa hồi quy mô hình REM ....................................................................45
4.4.3 Kết quả hồi quy mô hình FEM .....................................................................47
4.5 Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy. .................................................................48
4.6 6 Kiểm định mô hình. ..........................................................................................49
4.6.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. ..........................................................49
4.6.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan. ..........................................................50
4.6.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình. ............................................................ 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................52

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
TMCP TẠI VIỆT NAM. ............................................................................................. 53
5.1 Kết luận................................................................................................................53


5.2 Giải pháp và khuyến nghị ....................................................................................53
5.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại............................................................... 53
5.2.2 Đối với chính phủ .........................................................................................55
5.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước ..............................................................................56
5.4 Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ....................................................................................57
KẾT LUẬN CHUNG ..........................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


TÓM TẮT
***
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương
mại tại Việt Nam. Trong đó có rất nhiều yếu tố bên và bên ngoài ngân hàng. Đề tài:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt
Nam” được thực hiện với mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng, và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của các các yếu tố này đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
Dữ liệu nghiên cứu của nghiên cứu bao gồm số liệu từ các báo cáo tài chính,
bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 22 ngân hàng
TMCP tại Việt Nam hiện nay. Các bảng số liệu được lấy trực tiếp từ các trang Wed
của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam được thu thập từ giai đoạn 20052016, bao gồm 264 quan sát. Sau đó số liệu được nhập vào Excel và được xử lý để ra
mô hình hồi quy dựa trên phần mềm Eview. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp

nghiên cứu định lượng, phân tích mô hình hồi quy với dạng bảng (Panel data), với mô
hình tác động cố định (FEM).
Kết quả phân tích và chạy phương trình hồi quy cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam là: Tỷ lệ
lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
ngân hàng, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ dự phòng rủi ro tính dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài
sản ngân hàng. Trong đó, yếu tố tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ngân hàng có
mối quan hệ cùng chiều với biến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại
cổ phần tại Việt Nam. Còn yếu tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng, tỷ
lệ lợi nhuận, tỷ lệ dự phòng rủi ro tính dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng
có mối quan hệ nghịch chiều với biến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp, cũng như các
khuyến nghị đối với Chính phủ, NHNN và ngân hàng TMCP nhằm hạn chế những rủi
ro thanh khoản góp phần tạo nên sự ổn định, an toàn, thịnh vượng cho toàn hệ thống
ngân hàng.


DANH MỤC VIẾT TẮT
***
BCTC

: Báo cáo tài chính

CAP

: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

CĐKT

: Cân đối kế toán


FEM

: Mô hình hồi quy tác động cố định

KQHĐKD

: Kết quả hoạt động kinh doanh

LIQ

: Khả năng thanh khoản

LLR

: Tỷ lệ dữ phòng rủi ro tín dụng

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMLD


: Ngân hàng thương mại liên doanh

NHTMNN

: Ngân hàng thương mại nước ngoài

NHTW

: Ngân hàng trung ương

ROA

: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

ROE

: Tỷ lệ lợi nhuận

RRTK

: Rủi ro thanh khoản

SIZE

: Quy mô tổng tài sản

TCTD

: Tổ chức tín dụng


TLA

: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản


DANH MỤC BẢNG
***
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh
khoản của ngân hàng .............................................................................................. 20
Bảng 3.1: Tóm tắt cách tính toán, thu thập và dấu kì vọng của biến ..................... 27
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ..................................................... 39
Bảng 4.2: Ma trận tương quan của các biến ........................................................... 42
Bảng 4.3 Kết quả chạy mô hình hồi quy POOL lần đầu ........................................ 43
Bảng 4.4: Kết quả chạy mô hình hồi quy Pool sau khi loại biến ........................... 43
Bảng 4.5: Kết quả mô hình hồi quy theo REM ...................................................... 44
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo mô hình REM sau khi loại biến ........................... 45
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo mô hình FEM ...................................................... 46
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình FEM sau khi loại biến ........................... 46
Bảng 4.9: Kết quả của kiểm định Hausman cho mô hình ...................................... 48
Bảng 4.10: Hệ số VIF mô hình hồi quy phụ .......................................................... 49
Bảng 4.11: Kết quả Durbin – Watson mô hình theo FEM ..................................... 49
Bảng 4.12: Kết quả Adjusted R-squared mô hình .................................................. 50
Bảng 4.13: Kết quả F-statistic và Prob (F-statistic) .............................................. 50


DANH MỤC SƠ ĐỒ
***
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 30


DANH MỤC ĐỒ THỊ
***
Đồ thị 4.1: Tổng tài sản các NHTMCP .................................................................. 34
Đồ thị 4.2: Vốn điều lệ các NHTMCP ................................................................... 36


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh khỏan là một trong những yếu tố quyết định sự an toàn của bất kì một
NHTM nào, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản để từ đó trở thành
rủi ro dẫn đến sự bất ổn cho Ngân hàng. Thế nhưng, trong thời gian gần đây việc quản
lý thanh khoản không được các NHTM chú ý. Khả năng thanh khoản được thực sự chú
trọng khi cuộc khủng hoảng tại Mỹ nổ ra vào năm 2008 các khoản nợ xấu làm cho các
ngân hàng ngày càng thu lỗ nặng, tình hình thanh khoản tại các NHTM Mỹ cũng xấu
đi. Nhiều ngân hàng phải tiến hành xác nhập thậm chí là tuyên bố phá sản vì không đủ
khả năng thanh khoản cũng như khả năng thu hồi các khoản nợ. Điều này ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của các NHTM Mỹ buộc chính phủ Mỹ phải can
thiệp với quy mô lớn chưa từng có, để tránh sự sụp đổ của hệ thống tài chính.
Tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng hệ thống ngân hàng trong những
năm gần đây phát triển khá mạnh, nhưng kèm với đó là tiềm ẩn của nhiều rủi ro thanh
khỏan bấp bênh và căng thẳng, các biện pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng thanh khoản cũng như rủi ro thanh khoản còn khá đơn giản. Các NHTM dư thừa
thanh khoản, nguồn vốn quá nhiều trong khi hoạt động tín dụng, đầu tư trở nên khó
khăn. Xuất phát từ vấn đề trên, NHNN Việt Nam đã can thiệp kịp thời bằng các chính
sách nhằm giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay nhằm kích cầu nên tình hình thanh
khoản đã được cải thiện đáng kể, nhưng khó khăn luôn còn ở phía trước. Vì thế, Chính
Phủ và NHNN luôn tìm tòi các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản để phòng
tránh và nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTM.

Xuất phát những lý do trên, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề thanh khoản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng trên thế giới, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các
NHTM và đưa ra kết luận có giá trị, cụ thể:


2
-

Các đề tài nghiên cứu Nước ngoài:
+ Bunda & Desquilbet (2008) với nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
RRTK của các ngân hàng đến từ nền kinh tế mới nổi. Các tác giả kết luận các
nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản bao gồm: tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu, lãi suất cho vay, tỷ lệ chi tiêu công trên tổng sản phẩm trong nước,
tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng tài chính và chế độ tỷ giá.
+ Bonfim & Kim (2011) trong một nghiên cứu tại các ngân hàng ở Bắc Mỹ và
Châu Âu, các tác giả xác địunh yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản, trong
đó nổi bật lên các yếu tố: quy mô ngân hàng, tỷ lệ giữ tiền vay và tiền gửi của
ngân hàng, hiệu suất hoạt động của ngân hàng thông qua chỉ tiêu ROE

.

+ Vodova.P (2013) cũng thực hiện một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định khả năng thanh khoản tại hệ thống ngân hàng thương mại ở
Slovenia, Cộng hòa Séc và Hungary. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thanh
khoản của ngân hàng chịu tác động của quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn ngân
hàng, lợi nhuận ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong

năm trước và khủng hoảng tài chính. Còn các biến như tỷ suất lãi suất, biên độ
lãi suất, tỷ lệ lạm phát và nợ xấu không có tác động đáng kể đến khả năng
thanh khoản của các NHTM.
Trong nước có các nghiên cứu liên quan như:
-

Báo cáo khoa học “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Trương Quang Thông (2013) kết
luận RRTK không những phụ thuộc và yếu tố bên trong hệ thống ngân hàng
như quy mô tổng tài sản, dữ trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng, tỷ lệ vốn tự
có trên tổng nguồn vốn mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô như
tăng trưởng kinh tế, lạm phát đặc biệt thể hiện qua các tác động của độ trễ
chính sách.

-

Bài báo khoa học “Các yếu tố ảnh huởng đến thanh khoản của Ngân hàng
thương mại tại Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hồng (2015) cho rằng thanh
khoản chịu sự tác động bởi các yếu tố như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ
lệ lợi nhuận, tỷ lệ cho vay trên huy động. Nghiên cứu không tìm thấy ảnh


3
hưởng của dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng đến khả năng thanh
khoản của các NHTM tại Việt Nam.
-

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng Nguyễn Thị Bảo Tâm (2015) về các
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy RRTK chịu tác tác động bới

các yếu tố như quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản.
Nguồn: tài liệu báo cáo NCKH (lhu.edu.vn)

3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chung là phân tích mức độ tác
động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản đối với các NHTM tại
Việt Nam.
(1) Trình bày về lý thuyết nền tảng thanh khoản và rủi ro đối với khả nâng
thanh khoản, lược khảo các mô hình nghiên cứu trước đây về các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM.
(2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM
tại Việt Nam từ năm 2005-2016
(3) Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản đối
với các NHTM
4. Phương pháp nghiên cứu
❖ Phương pháp định tính
Đề tài đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn,
tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó, đề tài đã sử dụng
phương pháp suy diễn lập luận và giải thích đặc điểm của từng yếu tố trong
quá trình phân tích số liệu nghiên cứu
❖ Phương pháp định lượng
Đề tài thực hiện kiểm định và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng thanh khoản của NHTM thông qua giá trị, độ tin cậy, kiểm định mô hình
tác giả nghiêm cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với các
NHTM tại Việt Nam


4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

❖ Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến khản năng thanh khoản
của NHTM tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: NHTM tại Việt Nam
Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2016
6. Tính mới của đề tài
Nêu ra thực trạng về tình hình thanh khoản của các NHTM và các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM.
Đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Từ đó, đánh giá
kết quả nghiên cứu từ mô hình và khắc phục những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
thanh khoản của NHTM.
Ngoài ra, đa số các nghiên cứu trước đối tượng nghiên cứu là các NHTM Việt Nam
nói chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu riêng đối với các NHTMCP. Mặc khác từ sau
năm 2015 là thời kì hậu khủng hoảng, tất cả các NHTM đang tập trung hồi phục, tăng
cường hoạt động, củng cố lại tình hình tài chính, cũng như tình hình thanh khoản của
ngân hàng, để từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản
của ngân hàng. Đây chính là điểm mới của đề tài.
7. Kết cấu đề tài
Bố cục của đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Áp dụng mô hình nghiên cứu và kết quả mô hình nghiên cứu
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khỏan
của các NHTM tại Việt Nam, trong Chương 1 tác giả đã nêu lên sự cần thiết
của nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính mới của đề tài cũng như kết cấu



5
của đề tài. Đây chính là cơ sở định hướng cho tác giả hoàn thành những chương
tiếp theo trong bài nghiên cứu


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về thanh khoản của NHTM
2.1.1 Khái niệm thanh khoản trong NHTM:
Thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi
đến hạn – đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền
mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng luân chuyển tiền tệ. Việc không thể hiện
nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh toán.
Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng “Thanh khoản là một thuật
ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng
phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay,
thanh toán, giao dịch vốn, …
Dưới gốc độ một nhà Quản trị ngân hàng: “Thanh khoản là khả năng ngân hàng
đáp ứng đầu đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động
giao dịch như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính
khác” (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Có hai khía cạnh khác nhau về thanh khoản cần phải đặc biệt quan tâm, đó là
thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo. Trong đó, thanh khoản tự nhiên nghĩa
là các dòng tiền lưu chuyển xuất phát từ tài sản hoặc nợ nhưng có thời gian đáo hạn
theo luật định. Trong lĩnh vực ngân hàng, khi một giao dịch với khách hàng thường
được tái tục, có thể với cùng một số tiền nhỏ hoặc lớn hơn thì nhìn chung nhóm khách
hàng này thường hành động gần như theo cách có thể dự đoán được. Điều này không
chỉ đúng với các tài sản mà còn đúng với các khoản nợ. Còn thanh khoản nhân tạo lại

được tạo ra thông qua khả năng chuyển tài sản thành tiền mặt trước ngày đáo hạn. Ở
đây có thể thấy hầu như lúc nào cũng có thể dễ dàng chuyển mojt chứng khoán cụ thể
thành tiền mặt, đặc biệt nếu vẫn còn công ty nào muốn chuyển chứng khoán thành tiền
mặt thì thị trường vẫn còn khả năng chấp nhận các giao dịch. (Duttweiler, 2009).


7
Ngoài ra, thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản và nguồn vốn có
thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một nguồn vốn
để được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy
động nhanh. Còn một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao là khi chi phí chuyển
hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh. Trong thực tế thì những
tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm các giấy tờ có giá như: Trái phiếu kho bạc,
thương phiếu, hối phiếu…và những tài sản có tính thanh khoản thấp là bất động sản,
dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị…
2.1.2 Cung cầu và trạng thái thanh khoản
2.1.2.1 Cung thanh khoản (luồng tiền vào)[18]
Cung thanh khoản là khả năng cung cấp thanh khoản cho ngân hàng nhằm đáp
ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Cung thanh khoản bao gồm: các khoản tiền
gửi sẽ nhận được, thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ, các khoản tín dụng sẽ thu về
và vay mượn từ thị trường tiền tệ.
2.1.2.2 Cầu thanh khoản (luồng tiền ra)
Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh khoản của khách hàng mà ngân hàng có
nghĩa vụ đáp ứng. Trong lĩnh vực ngân hàng thì những hoạt động sau đây sẽ tạo ra nhu
cầu về thanh khoản như: khách hàng rút các khoản tiền gửi, đề nghị vay vốn của khách
hàng, thanh toán các khoản phải trả khác, chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng và thanh toán cổ tức cổ đông.
Trong cầu thanh khoản có hai bộ phân quan trọng đối với ngân hàng là: nhu cầu
rút tiền và nhu cầu vay tiền của khách hàng. Trong nhu cầu rút tiền gắn liền với số tiền
huy động được, còn nhu cầu vay tiền của khách hàng gắn liền với việc tạo ra sản phẩm

mới cho ngân hàng.
2.1.2.3 Trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity Position-NLP)
Thanh khoản ròng (NLP) được tính theo công thức:
NLP=∑ 𝑪𝒖𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒌𝒉𝒐ả𝒏-∑ 𝑪ầ𝒖 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒌𝒉𝒐ả𝒏


8
Theo cách tính thì ta thấy trạng thái thanh khoản ròng được tính dựa trên phần
chênh lệch giữa tổng cung thanh khoản và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm.
Nếu cầu thanh khoản vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng sẽ phải đối mặt
với trạng thái thâm hụt thanh khoản, nói cách khác ngân hàng đang thiếu hụt tiền để
chi trả. Để tiếp tục tồn tại, ngân hàng phải xác định bổ sung thanh khoản ngay từ
nguồn nào và với chi phí bao nhiêu nhằm giúp ngân hàng trở lại trại thái cân bằng
thanh khoản. Ngược lại, tình trạng cung thanh khoản vướt qua cầu thanh khoản có thể
xảy ra. Dư thừa thanh khoản là tốt nhưng đôi khi lại mang lại thiệt hại cho ngân hàng
vì ngân hàng đang dư thừa tiền dữ trữ không sinh lời. Vì thế, các ngân hàng cần phải
có chính sách hợp lý để đưa ra các quyết định để sử dụng hiệu quả các khoản dư thừa
vốn khả dụng đó. Trong trường hợp NLP=0 thì cho thấy trạng thái thanh khoản của
ngân hàng đang được cân bằng, đây là trạng thái được xem là khá hoàn hảo nhưng lại
khó đạt được trong thực tế của các NHTM.
2.1.2.4 Yếu tố thời gian của thanh khoản.
Xét về thời gian, nhu cầu thanh khoản của một ngân hàng bao gồm cả trong
ngắn hạn và dài hạn.
Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn mang tính tức thời hoặc gần như thế. Các
khoản tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, các công cụ huy động thuộc
thị trường tiền tệ... nằm trong phạm vi nhu cầu thành khoản ngắn hạn. Để đáp ứng nhu
cầu thanh khoản thuộc loại này, đòi hỏi ngân hàng phải duy trì ở mức độ khá lớn các
loại tài sản có tính thanh khoản cao (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW và các định
chế tài chính khác, chứng khoán chính phủ...)
Nhu cầu thanh khoản dài hạn do các nhân tố mang tính chất thời vụ, chu kỳ và

xu hướng tạo ra. Chẳng hạn nhu cầu rút tiền hay vay mượn của cá nhân thường đặc
biệt tăng cao vào các ngày cận kề với các dịp lễ hội trong năm để trang trải chi tiêu,
mua sắm. Để đáp ứng loại nhu cầu thanh khoản này, đòi hỏi ngân hàng cần phải dự
phòng trước khả năng cung cấp vốn từ nhiều nguồn khác nhau và ở mức độ cao hơn so
với như cầu thanh khoản ngắn hạn. Ví dụ như đặt kế hoạch thu hút các khoản tiền gửi
mới, thỏa thuận vay dài hạn từ công chúng hoặc từ quỹ dự trữ của các ngân hàng
khác... Do yếu tố thời gian là mang tính quyết định: Làm thế nào, khi nào và ở đâu có
thể tiếp cận các nguồn cung cấp thanh khoản mỗi khi cần đến.


9

2.1.3 Khái niệm về rủi ro thanh khoản
Theo định nghĩa của Uỷ ban Basel “RRTK là là rủi ro mà một định chế tài
chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn
mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác
động đến tình hình tài chính”
Theo tác giả quyển sách Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nguyễn Văn Tiến
(2012): “Đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi
trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản thành tiền, hoặc không có khả năng vay
mượn để đáp ứng nhu cầu của các hợp đồng thanh toán”.
Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản
Nhiều nghiên cứu đã tương đối thống nhất chỉ ra rằng, rủi ro thanh khoản có thể
đến từ tài sản nợ hoặc tài sản có, hoặc từ hoạt động ngoại bảng cân đối tài sản của
NHTM (Valla và Escorbiac, 2006).
Bên cạnh đó, theo Nguyễn Văn Tiến (2012), có ba nguyên nhân tiền đề khiến
cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là:
“Thứ nhất, ngân hàng huy động và đi vay vốn thời gian ngắn, sau đó cứ tuần
hoàn để cho vay thời gian dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với nhiều sự
không trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ”.

“Thứ hai, sự nhạy cảm của tài sản tài chính với thay đổi lãi suất. Khi lãi suất
tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra kiếm nơi gửi khác có lãi suất cao hơn. Những
người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với lãi suất
thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi
cũng như luồng tiền vay và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng”.
“Thứ ba, ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo.
Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào ngân
hàng”.
2.1.4 Đo lường khả năng thanh khoản
Tính thanh khoản luôn là mục tiêu nghiên cứu hàng đầu vì tính thanh khoản rất
quan trọng đối với thị trường tài chính và cũng như đối với các NHTM đặc biệt là sau
năm 2008. Theo Aspachs (2005) và Nikolau (2009), tính thanh khoản không đơn giản


10
phụ thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài (chẳng hạn như thị trường hiệu quả, cơ
sở hạn tầng, chi phí giao dịch thấp, số lượng lớn người mua và người bán, dặc tính
minh bạch của tài sản giao dịch) mà điều quan trọng là nó ảnh hưởng bởi yếu tố bên
trong, đặc biệt là các phản ánh của người tham gia thị trường khi đối mặt với sự không
chắc chắn và thay đổi giá trị tài sản. Cho tới nay nghiên cứu của một số tác giả như
Aspachs và ctg (2005), Praet và Herzeberg (2008) đã tập trung vào 4 tỷ số thanh khoản
như sau:
L1 =

𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Tỷ số này cung câp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân
hàng. Tức là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao
nhiêu. Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt.

L2 =

𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛
𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖+𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Tỷ số thanh khoản L2 sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường khả năng thanh
khoản là rất tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ này là tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng
khi lựa chọn các loại kinh phí (bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh nghiệp và
các tổ chức tài chính khác). Tỷ số này cũng giống L1, tức là tỷ số này càng cao cũng
thể hiện thanh khoản của ngân hàng là tốt.
L3 =

𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm cho vay trên tỏng tài sản ngân hàng. Do
đó, tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu.
L4 =

𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖+𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Tỷ số này cũng giống L3, tức là nếu cao thì khả năng thanh khoản của ngân
hàng yếu.


11
Các tỷ số tương ứng với nhiều nghiên cứu khác nhau sẽ sử dụng làm biến phụ
thuộc để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM.
2.1.5 Dữ trữ thanh khoản

Để duy trì khả năng thanh toán, một mặt NHTM phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài
sản có phải lớn hơn các khoản nợ ở mọi thời điểm. Nếu trong kinh doanh vốn cho vay
không có khả năng thu hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản
có xuống thấp hơn tài sản nợ và như vậy sẽ dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh
toán, có thể phải đóng cửa hoặc phải bán tài sản cho ngân hàng khác. Trong các nguồn
dữ liệu để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng có hai nguồn quan trọng
mà các nhà quản lý trong ngân hàng phải đặt biệt quan tâm, đó là: Nguồn dữ trữ sơ cấp
và nguồn dữ trữ thứ cấp. (Duttweiler, 2009)
Dữ trữ sơ cấp là các khoản mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi ở Ngân hàng
Trung ương, tiền gửi các ngân hàng khác. Các khoản dự trữ này được sử dụng để dự
trữ theo quy định của Ngân hàng Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất thường về tiền
mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng khác trong
việc thanh toán giữa khác ngân hàng.
Dữ trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền dễ
dàng như: trái phiếu kho bạc, giấy chứng nhận trả tiền của ngân hàng… Dữ trữ thứ cấp
được dùng để hỗ trợ cho dữ trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các
ngân hàng và vay mượn của khách hàng đã được dự kiến trước.
2.1.6 Các lý thuyết về đo lường thanh khoản và các yếu tố ảnh hưởng đến thanh
khoản của các NHTM.
2.1.6.1 Các lý thuyết về đo lường thanh khoản
Trước đây, người ta thường dự kiến các tỷ lệ thanh khoản để đưa ra các biện
pháp quản lý rủi ro thanh khoản tốt hơn, tỷ lệ mà các nghiên cứu trước đây sử dụng
bao gồm tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản (ví dụ như Aspachs và ctg 2005,
Rychtarik 2009, Praet và Herzberg 2008), tỷ lệ tài sản thanh khoản/tiền gửi khách
hàng (Aspchs và ctg 2005, Rychtarik 2009, Praet và Herzberg 2008). Tỷ lệ tài sản
thanh khoản/tổng huy động ngắn hạn (Indriani 2004). Nếu các tỷ lệ thanh khoản này


12
cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ít rủi ro hơn. Bên cạnh đó, một số

nghiên cứu sử dụng tỷ lệ vốn vay/tổng tài sản (ví dụ như Demirgΰҫ-Kunt và Huizinga
1999, Athanasoglou và ctg 2006), tỷ lệ cho vay ròng với khách hàng/tài trợ ngắn hạn
(ví dụ như Pasiouras và Kosmidou 2007, Naceur và Kandil 2009) để đánh rủi ro thanh
khoản của ngân hàng. Nếu các tỷ số này cao có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của các
NHTM.
2.1.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản
Từ khi thanh khoản trở thành vấn đề được quan tâm đối với các NHTM thì đã
có rất nhiều lý luận, rất nhiều tác giả đề cập đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến
khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, qua các bài nghiên cứu đáng tin cậy
nhất mà tác giả tham khảo được thì đa số đều tập trung vào các nghiên cứu về ngân
hàng Châu Âu và Bắc Mỹ. Những nghiên cứu trên đều tập trung vào hai nhóm yếu tố
chính có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM:
Nhóm một là các yếu tố nội tại xuất phát từ chính bản thân của các ngân hàng
đó như: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên huy động, quy mô
ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng,…
Nhóm hai là các yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ
lệ lạm phát, lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản của NHTW, lãi suất bình quân lien ngân
hàng,…
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố nội tại, chưa đi sâu vào
phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Và đặc biệt lĩnh vực ngân hàng tại Châu Á nói chung và ngân hàng tại Việt Nam nói
riêng đang phát triển rất mạnh nên yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của
các NHTM tại Việt Nam cũng cần được quan tâm và phân tích.
2.1.7 Thông lệ thống nhất về quản lý khả năng thanh khoản của NHTM.
Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường
xuyên về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban
là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và
nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Trong công việc



13
giám sát khả năng thanh khoản, Uỷ ban Basel đã nổ lực mở rộng cách hiểu về cách
thức một ngân hàng quản lý khả năng thanh khoản của mình ở phạm vi toàn cầu trên
cơ sở bù trừ các giao dịch trong nội bộ. Những tiến bộ gần đây về phương tiện tài
chính và công nghệ đã cung cấp cho các ngân hàng những phương pháp mới để cấp
vốn cho các hoạt động của mình và quản lý khả năng thanh khoản.
Uỷ ban Basel đã xây dựng “Thông lệ thống nhất quản lý khả năng thanh khoản
của các ngân hàng” ban hành tháng 2 năm 2000 bao gồm 14 nguyên tắc nhấn mạnh
vào những yếu tố mấu chốt để quản lý thanh khoản một cách hiệu quả.
Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng cần thống nhất một chiến lược quản lý khả năng
thanh khỏan hàng ngày. Chiến lược này cần được truyền đạt trong toàn ngân hàng
Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị của một ngân hàng phải là cơ quan kiểm duyệt
chiến lược và các chính sách cơ bản lien quan đến quản lý khả năng thanh khoản của
ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp của
ngân hàng thực hiện những biện pháp cần thiết để theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh
khoản.
Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng cần có một cơ cấu quản lý để thực hiện có hiệu
quả chiến lược về khả năng thanh khoản. Cơ cấu này cần bao gồm sự tham gia thường
xuyên của các thành viên thuộc nhóm quản lý cấp cao.
Nguyên tắc 4: Một ngân hàng cần có hệ thống thông tin đầy đủ cho việc đo
lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Các báo cáo cần được cung
cấp kịp thời cho hội đồng quản trị của ngân hàng, các cán bộ quản lý cao cấp và các
cán bộ có thẩm quyền khác.
Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho việc theo dõi và
đo lường liên tục các yêu cầu cấp vốn ròng.
Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần phân tích khả năng thanh khoản sử dụng
nhiều tình huống dạng “nếu thì”.


14

Nguyên tắc 7: Các ngân hàng cần xem xét một cách thường xuyên những giả
thiết được sử dụng trong việc quản lý khả năng thanh khoản để xác định xem giả thiết
đó còn giá trị hay không.
Nguyên tắc 8: Mỗi ngân hàng cần xem xét định kì các nổ lực của mình trong
việc xây dựng và duy trì quan hệ với những người nắm giữ tài sản nợ, để đa dạng hóa
các tài sản nợ và đảm bảo khả năng bán được các tài sản có của mình.
Nguyên tắc 9: Các ngân hàng cần có kế hoạch dự phòng bao gồm chiến lược xử
lý các vấn đề về khả năng thanh khoản và quy trình xử lý sự suy giảm luồng tiền trong
những tình huống khẩn cấp.
Nguyên tắc 10: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống đo lường, theo dõi và kiểm
soát khả năng thanh khoản đối với các ngoại tệ mạnh mà ngân hàng có hoạt động.
Ngoài việc đánh giá tính thanh khoản chung cho tất cả các ngoại tệ và những chênh
lệch có thể chấp nhận được kết hợp với các cam kết về nội tệ, các ngân hàng cũng cần
phân tích riêng lẻ chiến lược của mình đối với từng đồng tiền.
Nguyên tắc 11: Dựa trên những phân tích được thực hiện theo nguyên tắc 10,
khi cần thiết các ngân hàng cần xác định và xem xét thường xuyên trong một khoảng
thời gian nhất định các giới hạn về quy mô của sự chênh lệch dòng tiền đối với toàn bộ
các ngoại tệ và với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có hoạt động.
Nguyên tắc 12: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp
cho quy trình quản lý rủi ro về khả năng thanh khoản. Một thành phần cơ sở của hệ
thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của
hệ thống và đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ được tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần
thiết. Kết quả của những đánh giá này cần được cung cấp cho các cơ quan giám sát.
Nguyên tắc 13: Mỗi ngân hàng cần có một cơ chế đảm bảo một mức độ hợp lý
về việc công khai thông tin về ngân hàng để đảm bảo uy tín của ngân hàng trong con
mắt công chúng.
Nguyên tắc 14: Các cơ quan giám sát cần thực hiện việc đánh giá các chiến
lược, chính sách của ngân hàng có liên quan đến công tác quản lý khả năng thanh



15
khoản một cách độc lập. Các cơ quan giám sát cần yếu cầu các ngân hàng phải có một
hệ thống hiệu quả để đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Các cơ quan
giám sát cũng cần được cung cấp các thông tin từ các ngân hàng một cách đầy đủ và
kịp thời để đánh giá mức đội rủi ro tín dụng và đảm bảo là ngân hàng có các kế hoạch
dự phòng về khả năng thanh khoản đầy đủ.
2.2 Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản
của NHTM.
2.2.1 Mô hình nghiên cứu thực hiện ở nước ngoài.
Khởi đầu bằng nghiên cứu của Aspachs và ctg (2005), tác giả đã tiến hành
nghiên cứu về thanh khoản ngân hàng Anh bằng cách sử dụng dữ liệu hàng quý của
ngân hàng cá nhân trong năm 1985-2003. Kết quả cho thấy với sự hỗ trợ của ngân
hàng trung ương trong cuộc khủng hoảng thanh khoản, giúp giảm bớt giữ thanh khoản
dư thừa trong các ngân hàng. Trong nghiên cứu này tài sản lưu động gồm tiền mặt,
thương phiếu, tiền gửi ngân hàng nhà nước…Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng
tín dụng (Loan Growth), tài trợ từ ngân hàng trung ương (Support), tỷ lệ thu nhập lãi
thuần (Interest Margin-Nim), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP), lãi suất
trái phiếu ngắn hạn (short term interest rate) có tác động ngược chiều với biến thanh
khoản, còn các biến độc lập còn lại tác động cùng chiều với thanh khoản. Mô hình
nghiên cứu gồm:
Yit=β0+β1Supportit+β2NIMit+β3ROAit+β4LoanGrowthit+β5Tobin’sQit+β6Sizeit+β7G
DPit+β8Stirit+ηi+εit
Trong đó:

+Y biến phụ thuộc 1 là tài sản thanh khoản/tổng tài sản
Biến phụ thuộc 2 là tài sản thanh khoản/huy động.
+Support: khả năng tài trợ tư ngân hàng trung ương
+NIM: tỷ lệ thu nhập lãi thuần
+ROA: lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
+Loan Growth: tăng trưởng tín dụng



×