Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.86 KB, 11 trang )

Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: Ts. Võ Thị Quý
Danh sách thành viên:
1. Trần Nam Hải
2. Nguyễn Thị Thúy Vân
3. Nguyễn Ngọc Ngân Hà
4. Lê Ngọc Thùy Trang
ĐỀ CƯƠNG:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
1. Giới thiệu
Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng . Có thể nói Ngân hàng là “ xương
sống ” của nền kinh tế, sự phát triển của Ngân hàng phản ánh rõ nét đời sống kinh
tế của toàn xã hội. Ngân hàng đóng vai trò thủ quỹ cho toàn xã hội, là tổ chức cho
vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà
nước. Không những cho vay, nó còn thu hút tiền gửi trong dân cư để đầu tư vào
các dự án phát triển. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn là công cụ hữu hiệu của Nhà
Nước trong việc thực hiên chính sách tiền tệ để phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của nền kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay việc kinh doanh hiệu quả là vấn đề được các tổ
chức kinh tế quan tâm và cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi. Một trong
những tiêu chí để xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và quan
trọng nhất trong kết quả đầu ra của ngân hàng đó là khả năng sinh lời. Khả năng
sinh lời quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của ngân
hàng trên thương trường nên rất quan trọng. Nó cần thiết cho việc đảm bảo sự ổn
định và phát triển của ngân hàng, đảm bảo đời sống cho nhân viên cũng như
khuyến khích họ tận tụy với công việc nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
Mặt khác, khả năng sinh lời cho thấy khả năng tài chính, uy tín của ngân hàng đó
đối với khách hàng. Hơn nữa khả năng sinh lời không chỉ phản ánh kết quả sản
xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh
giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ hoạt


động. Khả năng sinh lời chính là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương
mại.
Bài nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân
hàng. Thông qua việc phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân
hàng sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến khả năng sinh lời, từ đó phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục yếu
tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của ngân
hàng.
2. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam.
3. Mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nhận dạng các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương
mại tại Việt Nam.
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến khả năng sinh lời của các
Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam?
- Mức độ tác động của các yếu tố đó đến khả năng sinh lời của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam như thế nào?
Đối tượng nghiên cứu: Khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại tại Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chọn dữ liệu thứ cấp tổng hợp các báo cáo tài
chính tổng hợp: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình
hình nguồn vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ các Ngân hàng đang niêm
yết chính thức trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sàn Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội từ năm 2007-2011.
4. Cơ sở lý thuyết

Những nghiên cứu trước chỉ ra rằng, các yếu tố quyết định đến khả năng sinh lời
của ngân hàng thường được phân loại thành các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Những nghiên cứu này xác định lợi nhuận trên tài sản – ROA, lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu – ROE là biến phụ thuộc và xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài
là các biến độc lập.
Molyneux và Thornton (1992) xem xét lợi nhuận của ngành ngân hàng giữa các
quốc gia khác nhau. Họ lấy dữ liệu của khoảng 18 quốc gia Châu Âu trong khoảng
thời gian 1986-1989. Qua đó, họ tìm thấy mối quan hệ đồng biến có ý nghĩa đáng
kể giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE với biên độ của lãi suất, sự tích tụ tài
sản của các ngân hàng cũng như mức độ quốc hữu hóa các ngân hàng của Chính
phủ trong bài nghiên cứu của họ.
Molyneux và Forbes (1995) giải thích cấu trúc thị trường và thực hiện việc thống
kê, đo lường ở 18 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn bốn năm 1986 – 89 thông qua
dữ liệu tổng hợp. Phát hiện của họ chỉ ra rằng quá trình chống độc quyền hay tiến
trình đưa các chính sách quản lý cần được tiến hành bằng cách thay đổi cấu trúc thị
trường để tăng cường tính cạnh tranh cũng như chất lượng hoạt động của các ngân
hàng. Sự tập trung ngày càng tăng trong các thị trường ngân hàng không nên bị hạn
chế bởi các biện pháp chống độc quyền hoặc các biện pháp quản lý.
Miller và Noulas (1997) tìm thấy mối quan hệ ngịch biến giữa rủi ro tín dụng với
lợi nhuận. Nó cho thấy rằng bất cứ khi nào có mối quan hệ ngịch biến giữa chúng,
thì nguy cơ vỡ nợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiền tài trợ cho khoản vay. Nó
không chỉ gây khó khăn trong việc thu hồi vốn mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến lợi
nhuận của ngân hàng.
Demirguc-Kunt và H. Huizinga (1999) đã xác định được mối quan hệ đồng biến
giữa mức độ tích tụ tài sản với khả năng sinh lời. Họ nhận thấy rằng nguồn tiền
càng nhiều có thể dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vốn của họ để có thể có thêm vốn
tài trợ cho khách hàng và do đó làm tăng lợi nhuận biên cũng như thu nhập của họ.
Havrylchyk et al. (2006) tìm thấy mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa đáng kể
giữa vốn và lợi nhuận của các ngân hàng. Điều này ngụ ý rằng một ngân hàng hoạt
động càng hiệu quả thì khả năng sinh ra lợi nhuận càng cao vì nó đã tối đa hóa

được thu nhập lãi ròng của mình bằng cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Các phát hiện trên những yếu tố quyết định của biên độ lãi suất và khả năng sinh
lời của ngân hàng đã được quan tâm trên một nhóm các quốc gia và kể cả trên một
quốc gia cụ thể.
Lazarus Angbazo (1996) đã thực hiện kiểm định giả thuyết các ngân hàng sẽ lựa
chọn tỷ lệ cho vay và huy động như thế nào để đạt tỷ lệ thu nhập biên (NIM) cao.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Báo cáo của Cục dự trữ liên bang hàng năm
về các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1989-1993, bao gồm 1400 quan sát
của 286 ngân hàng thương mại với tổng tài sản từ 1 tỷ USD trở lên. Bằng việc
kiêm định mối quan hệ giữa NIM và các yếu tố như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản, nền tảng vốn, khả năng thanh khoản, dư nợ, tỷ lệ dự phòng rủi ro, nghiên
cứu cho kết quả rằng khả năng sinh lời của các ngân hàng có ảnh hưởng tích cực từ
tổng dư nợ của các ngân hàng.
Barry Williams (1998) với mục tiêu kiểm định mối quan hệ giữa quy mô và khả
năng sinh lời của các ngân hàng có vôn đầu tư nước ngoài tại Australia. Quy mô
ngân hàng được xác định bằng hai yếu tố chính là tổng tài sản và vốn đầu tư/vốn
chủ sở hữu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Kết quả khảo sát tình hình tài
chính của KPMG đối với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty
thuộc sở hữu của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Australia trong giai đoạn
1987-1993. Các mô hình nghiên cứu đã cho kết quả về mối quan hệ tích cực và
quan trọng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài có
quy mô đầu tư càng lớn sẽ có nhiều lợi thế trong việc cạnh tranh với các ngân hàng
trong nước, từ đó mang lại nhiều khả năng sinh lời hơn.
Naceur và Goaied (2001) tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của các ngân
hàng Tunisian trong giai đoạn 1980 – 1995. Họ phát hiện ra rằng các ngân hàng
phát triển tốt nhất là những ngân hàng đã nỗ lực để có được đội ngũ lao động chất
lượng tạo ra được hiệu suất sử dụng vốn tốt hơn, những ngân hàng được cân bằng
ở mức cao giữa tài khoản tiền gửi với các tài sản của họ. Và cuối cùng, các ngân
hàng đó đã tối ưu dòng vốn chủ sở hữu của họ thông qua việc đẩy mạnh hiệu suất
sử dụng vốn.

Chirwa (2003) xác định mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường với khả năng sinh lời
của các ngân hàng thương mại ở Milawi bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian
trong giai đoạn 1970 – 1994. Ông tìm thấy một mối quan hệ trong dài hạn giữa khả
năng sinh lời với sự tích tụ tài sản, tỷ lệ tài sản vốn, tỷ lệ tài sản cho vay, và nhu
cầu tiền gửi ứng với tỷ lệ tiền gửi.
O. Emre Ergungor (2004) làm rõ mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và dư nợ cho
vay của các ngân hàng. Dữ liệu khảo sát bao gồm các ngân hàng có tổng tài sản
dưới 150 triệu USD tại Mỹ - các ngân hàng mà không thể cho một chủ thể vay
nhiều hơn 10% vốn sở hữu của mình trong giai đoạn 1996-2002. Bài nghiên cứu
phân tích tác động của dư nợ cho vay thông qua hai mô hình: Một là, tác động của
danh mục SBL năm 1996 của một ngân hàng đến kết quả hoạt động tương lai của
nó. Hai là, kiểm định việc thay đổi tổng dư nợ cho vay từ năm 1996 đến 1999 ảnh
hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong cùng thời ký và
trong tương lai (các năm 2000, 2001 và 2002). Kết quả thu được từ các mô hình
cho thấy việc điều chỉnh tổng dư nợ tuy không tác động nhiều đến kết quả kinh
doanh của các ngân hàng trong hiện tại nhưng sẽ có tác động đáng kể đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng trong tương lai gần.
Valentina Flamini, Calvin McDonald, và Liliana Schumacher (2009) Bài nghiên
cứu thông qua sử dụng mẫu của 389 ngân hàng tại 41 quốc gia thuộc khu vực SSA
(Sub-Saharan Africa) trong giai đoạn 1998-2006 để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh lời của các ngân hàng này. Các yếu tố bài nghiên cứu tập trung
kiểm định là rủi ro tín dụng, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và
vốn chủ sở hữu. Yếu tố khả năng sinh lời được xem xét ở đậy là ROA, ROE và
NIM. Dữ liệu gồm 1,924 quan sát từ 389 ngân hàng, thu thập từ các báo cáo
thường niên thuộc kho dữ liệu Bankscope, IMF’s International Financial Statistics
(IFS) và Global Data Source dataset (GDS).
Dietrich và Wanzenried (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh
lời của Ngân hàng Thụy Sĩ trước và trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, bằng
cách phân tích khả năng sinh lời của 372 ngân hàng thương mại Thụy Sỹ trong
suốt thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế 1999-2006, và trong thời kỳ khủng hoảng

2007-2009. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
không có tác động ý nghĩa lên ROA trước thời kỳ khủng hoảng, nhưng có tác động
đáng kể và nghịch biến lên ROA trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.
Sehrish Gul, Faiza Irshah, và Khalid Zaman (2011) đã nghiên cứu và giải thích mối
quan hệ giữa các yếu tố nội bộ trong ngân hàng và các chỉ số kinh tế vĩ mô với khả
năng sinh lời của ngân hàng bằng cách sử dụng giữ liệu của 15 ngân hàng thương
mại hàng đầu của Pakistan trong suốt giai đoạn 2005 – 2009. Nghiên cứu đã sử
dụng Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để chỉ ra tác động của
tài sản, dư nợ, vốn cổ phần, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và vốn hóa thị
trường đến các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời, là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), tỷ số thu nhập trên vốn sử dụng
(ROCE), và tỷ lệ lãi biên (NIM). Kết quả cho thấy cả hai yếu tố bên trong và bên
ngoài có tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh lời.
Các thảo luận trên khẳng định một mối liên kết mạnh mẽ giữa các yếu tố bên trong
và bên ngoài đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu
tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu về vấn đề nhận dạng các yếu tố bên trong và
bên ngoài có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng và đo
lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng sinh lời của các Ngân
hàng đặc biệt trong phạm vị nghiên cứu riêng cho các Ngân hàng thương mại tại
Việt Nam
5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Biến
Các yếu tố được xem xét để phân tích bao gồm ROA, ROE là các biến phụ thuộc,
cùng khảo sát riêng biệt với các biến giải thích như nhau, bao gồm: Mức độ tích tụ
tài sản, tỷ lệ tư bản/vốn, tỷ lệ huy động, tỷ lệ cho vay, GDP và CPI.
Hình: Các yếu tố quyết định đến Khả năng sinh lời của Ngân hàng
Định nghĩa biến:
ROA: là tỷ lệ được tính bằng cách chia thu nhập ròng trên tổng tài sản. ROA được
sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu để đo lường khả năng sinh lời của các ngân
hàng. ROA đo lường khả năng sinh lời thu được trên mỗi đồng tài sản và phản ánh

quản trị ngân hàng nhằm sử dụng nguồn vốn đầu tư thực của ngân hàng để tạo ra
khả năng sinh lời như thế nào. (Naceur (2003) and Alkassim (2005))
ROE: đo lường tỷ lệ khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Nó đo lường hiệu quả
của một công ty trong việc tạo ra khả năng sinh lời từ mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu
(Tổng tài sản trừ đi nợ phải trả). ROE cho thấy một công ty sử dụng các quỹ đầu tư
để tạo ra tăng trưởng khả năng sinh lời như thế nào. (Fraker, 2006).
NIM: là chênh lệch giữa lãi thu được của khoản đầu tư và lãi phải trả cho các
khoản vay. Với ngân hàng thì nó là phần lãi (tính ra phần trăm) thu được từ các
khoản cho vay trừ đi lãi phải trả của các khoản tiền gửi tại ngân hàng đó. NIM là
thu nhập có được từ hoạt động có chênh lệch lãi suất (Sehrish Gul, Faiza Irshah, và
Khalid Zaman, 2011)
MỨC ĐỘ TÍCH TỤ TÀI SẢN: được sử dụng để khẳng định một thực tế rằng các
ngân hàng lớn hơn có vị thế tốt hơn các ngân hàng nhỏ trong việc khai thác lợi thế
của việc có được tổng tài sản lớn nhằm đưa vào thực hiện các giao dịch để nhận
được một mức khả năng sinh lời lớn hơn. Do đó, có một mối quan hệ đồng biến
giữa quy mô (tổng tài sản) và khả năng sinh lời. Molyneux và Thornton (1992) và
Bikker và Hu (2002) xác định mối quan hệ đồng biến này. Chính vì vậy, nghiên
cứu này nhận diện quy mô về tổng tài sản của Ngân hàng là một ttrong các biến
độc lập được đo lường mức độ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời ngân hàng.
TỶ LỆ TƯ BẢN/VỐN: là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Berger (1995)
chỉ ra rằng với một tỷ lệ tư bản/ vốn cao hơn sẽ dẫn tới một tỷ lệ khả năng sinh lời
cao hơn. Một ngân hàng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vốn điều lệ ở mức cao
có thể cung cấp tốt về các khoản vay, dẫn đến việc hoàn thành mức khả năng sinh
lời mong đợi dễ dàng hơn.
TỶ LỆ CHO VAY: Nguồn tiền cho vay là nguồn thu nhập chính và được xác định
là có một tác động đồng biến đến hiệu suất của ngân hàng. Trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi, với nguồn tiền gửi tăng thêm được chuyển vào nguồn tiền cho
vay, tạo nên biên độ lãi suất và khả năng sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, nếu một
ngân hàng cần tăng rủi ro để có một tỷ lệ cho vay trên tài sản cao hơn thì khả năng
sinh lời có thể sẽ giảm xuống.

TỶ LỆ TIỀN GỬI: là tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản, đây là một chỉ số thể
hiện khả năng thanh khoản nhưng cũng được coi là một khoản nợ phải trả. Tiền gửi
là ngân sách cho ngân hàng và do đó nó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các
ngân hàng. Tỷ lệ tiền gửi cũng được xem là một biến độc lập trong nghiên cứu này.
GDP: Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) đã chỉ ra rằng một tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế tăng nhanh chóng làm tăng một mức khả năng sinh lời lớn cho các công ty
trong nước đó. Về mặt kỹ thuật, GDP thể hiện các biến động tăng, giảm biểu hiện
trong các chu kỳ kinh doanh. Do đó, các biến động trong nền kinh tế được dự đoán
sẽ tạo tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
CPI: Tầm quan trọng của lạm phát đến hiệu suất của các ngân hàng được thảo luận
trong nhiều nghiên cứu, chủ yếu là vấn đề ảnh hưởng của lạm phát lên các nguồn
lực tài chính của ngân hàng. Đây cũng là yếu tố được xác định có ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Driver, R. và R. Windram (2007)).
5.2. Kiểm định giả thuyết
Căn cứ vào mục tiêu, nghiên cứu này nghiên cứu để kiểm tra các giả thuyết sau:
H
1
: Có một mối quan hệ trực tiếp giữa các yếu tố bên trong với khả năng sinh lời
của ngân hàng.
H
1a
: Có một mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ tích tụ tài sản với khả năng sinh lời
của ngân hàng.
H
1b
: Có một mối quan hệ trực tiếp giữa tỷ lệ tư bản/vốn với khả năng sinh lời của
ngân hàng.
H
1c
: Có một mối quan hệ trực tiếp giữa tỷ lệ cho vay với khả năng sinh lời của

ngân hàng.
H
1d
: Có một mối quan hệ trực tiếp giữa tỷ lệ tiền gửi với khả năng sinh lời của
ngân hàng.
H
2
: Có một mối quan hệ trực tiếp giữa các yếu tố bên ngoài với khả năng sinh lời
của ngân hàng.
H
2a
: Có một mối quan hệ trực tiếp giữa GDP với khả năng sinh lời của ngân hàng.
H
2b
: Có một mối quan hệ trực tiếp giữa CPI với khả năng sinh lời của ngân hàng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Xác định đám đông
Nghiên cứu chọn dữ liệu tổng hợp trong phạm vi 9 Ngân hàng đang niêm yết chính
thức trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội bao gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Nhà Hà
Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Nam Việt, Ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam.
Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2007 - 2011, dữ liệu
được lấy từ các báo cáo của Ngân hàng nhà nước và báo cáo tài chính từ các ngân
hàng cung cấp. Dữ liệu từ Chỉ số tăng trưởng thu nhập quốc gia (GDP), và Chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) thu được từ Báo cáo của Tổng cục thống kê. Các số liệu tài
chính đều được sử dụng với đơn vị tính là triệu Việt Nam Đồng (1.000.000 VNĐ).
6.2. Đo lường

Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp định lượng, bằng
cách gộp chung các quan sát thông qua các ngân hàng và áp dụng các phân tích hồi
quy trên các mẫu được gộp đó. Phương trình ước lượng bình phương nhỏ nhất
(OLS) được thể hiện như sau:
Đo lường các biến bên trong:
Y
it
= β
0
+ β
1
X1
it
+ β
2
X2
it
+ β
3
X3
it
+ β
4
X4
it
+ u
it

Với:
Y

it
: Đại diện cho khả năng sinh lời trên tài sản (ROA), khả năng sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lãi biên (NIM) cho ngân hàng i tại thời điểm t.
X1
it
: Đại diện cho Logarit tự nhiên của Tổng tài sản (Mức độ tích tụ tài sản) cho
ngân hàng I tại thời điểm t.
X2
it
: Đại diện cho tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản (Tỷ lệ tư bản/Vốn) cho
ngân hàng i tại thời điểm t.
X3
it
: Đại diện cho tỷ lệ Nguồn vốn cho vay trên Tổng tài sản (Tỷ lệ cho vay) cho
ngân hàng i tại thời điểm t.
X4
it
: Đại diện cho tỷ lệ Nguồn tiền gửi trên Tổng tài sản (Tỷ lệ tiền gửi) cho ngân
hàng i tại thời điểm t.
i: 1 đến 9 ngân hàng khảo sát.
t: 2007 – 2011
u
it
: sai số ngẫu nhiên.
Đo lường các biến bên ngoài:
Y
it
= β
5
X5

it
+ β
6
X6
it
+ u
it

Với:
Y
it
: Đại diện cho khả năng sinh lời trên tài sản (ROA), khả năng sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lãi biên (NIM) cho ngân hàng i tại thời điểm t.
X5
it
: Đại diện cho Chỉ số tăng trưởng thu nhập quốc gia (GDP) cho ngân hàng i tại
thời điểm t.
X6
it
: Đại diện cho Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho ngân hàng i tại thời điểm t.
i: 1 đến 9 ngân hàng khảo sát.
t: 2007 – 2011
u
it
: sai số ngẫu nhiên
Tài liệu tham khảo:
1. Andreas Dietrich and Gabrielle Wanzenried (2010), “Journal of International
Financial Markets, Institutions & Money”, Determinants of Bank profitability
before and during the crisis: Evidence from Switzerland, 21, pp.307-327
2. Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan, Determinants of Bank Profitbility in Macao,

pp.93-112
3. Barry Williams, “A pooled study of the profits and size of foreign banks in
Australia”, School of Business, Bond University, Gold Coast, Queensland
4229, Australia
4. Chirwa, E. W. (2003), “Applied Financial Economics”, Determinants of
commercial banks’ profitability in Malawi: a co-integration approach, Vol.13,
pp. 565–571.
5. Demirgüç-Kunt, A. and H. Huizinga (1999). Determinants of commercial bank
interest margins and profitability: Some international evidence. The World
Bank Economic Review 13.
6. Driver, R. and R. Windram (2007). Public Attitudes to Inflation and Interest
Rates. Bank of England, Quarterly Bulletin 47(2): 208-223.
7. Fraker, G. T. (2006). Using Economic Value Added (EVE) to Measure and
Improve Bank Perfromance. RMA-Arizona Chapter. Online available at:
/>8. Havrylchyk, Olena and Emilia Jurzyk (2006), “Bank of Finland, BOFIT
Discussion Papers 5”, Profitability of foreign banks in Central and Eastern
Europe: Does the entry mode matter?
9. Lazarus Angbazo, “Commercial bank net interest margins, default risk, interest-
rate risk, and off-balance sheet banking”, Krannert Graduate School of
Management, Purdue University, West Lafayette, IN 47907, USA
10.Miller, S.M. and A.G. Noulas (1997), “Applied Financial Economics”,
Portfolio Mix and Large-bank Profitability in the USA, Vol.29 , pp. 505-512.
11.Molyneux, P., and Thorton, J. (1992). Determinants of European Bank
Profitability; A Note. Journal of Banking and Finance, 16, pp. 1173-78.
12.Molyneux, P. and W. Forbes (1995). Market Structure and Performance in
European Banking., Applied Economics 27(2): 155-159
13.Naceur, S.B. and Goaied, M. (2001), “Applied Financial Economics”, The
Determinants of the Tunisian Deposit Banks’ Performance, Vol.11, 317-319.
14.O. Emre Ergungor, “The profitability of bank–borrower relationships”, Federal
Reserve Bank of Cleveland, Research Department, PO Box 6387, Cleveland,

OH 44101-1387, USA \
15.Philip Molyneux and John Thornton (1992), “Journal of Banking and Finance”,
Determinants of European Bank Profitability: A note”,16,pp.1173-78
16.Sehrish Gul et al.(2001), “The Romanian Economic Journal”, Factors affecting
Bank Profitability in Pakistan,Year XIV, no.39, pp.61-87
17.Valentina Flamini et al.(2009), “IMF Working Paper”, Determinants of
Commercial Bank Profitability in Sub-Saharan Africa, pp. 1-30

×