Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.8 KB, 19 trang )

12/5/2018

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CHỦ ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Tác giả: ………………….
Chức vụ: Giáo viên
Bộ môn: Tin học
Đơn vị công tác: …………………..


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
PHẦN 1. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
1. Lý do chọn chuyên đề: Cấu trúc rẽ nhánh
Chương trình tin học lớp 11 các em được làm quen với ngôn ngữ lập trình, được
học cách xây dựng các chương trình chạy được trên máy tính từ những bài toán
đơn giản. Tuy nhiên do mới được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình nên đa số học
sinh gặp khó khăn khi tiếp cận kiến thức.
Mặt khác, cấu trúc rẽ nhánh là cấu trúc thường xuyên được sử dụng trong lập trình
giải các bài toán và đây cũng là câu lệnh điều khiển đầu tên mà các em được tìm
hiểu. Nếu các em không hiểu được chính xác cấu trúc, hoạt động của câu lệnh thì
sẽ dẫn đến việc không theo dõi được các bài học tiếp theo, tâm lý các em sẽ chán
nản không hứng thú với môn học.
2. Mục tiêu dạy học chuyên đề cấu trúc rẽ nhánh
a. Kiến thức
o Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
o Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).
o Hiểu câu lệnh ghép


b. Kỹ năng
o Sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số
bài toán đơn giản.
o Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng
để thực hiện thuật toán của một số bài toán đơn giản.
c. Thái độ
o Ham thích học tập bộ môn tin học
d. Định hướng phát triển năng lực
o Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết các vấn đề gặp phải trong
cuộc sống
3. Đối tượng dạy học
Học sinh khối 11 ban cơ bản - trường THPT Đồng Đậu.
4. Thiết bị dạy học và học liệu bổ trợ
Máy tính, máy chiếu, máy ảnh, giấy A4
SGK, sách giáo viên
1


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

5. Nội dung chuyên đề
5.1. Rẽ nhánh
- Cấu trúc Nếu… thì… được gọi là rẽ nhánh dạng thiếu
- Cấu trúc Nếu… thì…, nếu không thì… gọi là rẽ nhánh dạng đủ.
5.2. Câu lệnh IF – THEN
a. Dạng thiếu
if <điều kiện> then <câu lệnh>;
b. Dạng đủ

if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
Trong đó:
- điều kiện: là biểu thức logic
- câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của Pascal
Hoạt động:
- Dạng thiếu: Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện nếu điều
kiện sai câu lệnh bị bỏ qua
- Dạng đủ: Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 được thực hiện nếu điều
kiện sai thì câu lệnh 2 được thực hiện
Sơ đồ hoạt động:
Dạng thiếu

Dạng đủ:

5.3.

Câu lệnh ghép
2


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

- Chức năng của lệnh ghép: Ghép hai hay nhiều câu lệnh thành một
nhóm lệnh
- Cấu trúc:
Begin
<Dãy các lệnh>
End;

6. Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh cuối chuyên đề
Học sinh làm bài kiểm tra nhanh gồm 5 câu trắc nghiệm.
PHẦN 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
1. Thời lượng (2 tiết)
Tiết
Tiết 1

Tiết 2

Yêu cầu cần đạt
Hiểu khái niệm rẽ nhánh
Hiểu câu lệnh IF - THEN dạng thiếu và dạng đầy đủ
Vận dụng được câu lệnh IF – THEN dạng thiếu và dạng đủ để
giải quyết bài toán đơn giản
Hiểu câu lệnh ghép
Vận dụng các kiến thức đã học về câu lệnh rẽ nhánh để giải
một số bài toán đơn giản

2. Tổ chức hoạt động theo tiết học
2.1. Giáo án tiết học số 1
Tiết 11. CÂU LỆNH RẼ NHÁNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Giới thiệu tổ chức rẽ nhánh.
- Hiểu cú pháp và hoạt động của câu lệnh IF – THEN (lệnh rẽ nhánh dạng
thiếu và dạng đầy đủ).
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng câu lệnh IF - THEN để viết các chương trình có
sử dụng các câu lệnh này.
3. Thái độ:

- Học tập tích cực, nghiêm túc

4. Định hướng năng lực phát triển
3


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

- Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc
sống
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, máy ảnh
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, giấy A4
III. Tiến trình lên lớp
Hoạt động
1. Khởi động

2. Hình thành kiến thức
3. Luyện tập
4. Mở rộng

Nội dung
- Bắt đầu bằng trò chơi Nếu – Thì
- Thực hiện chương trình giải phương trình bậc hai
với các bộ dữ liệu khác nhau
- Rẽ nhánh: dạng thiếu và dạng đủ

- Câu lệnh if – then: cấu trúc, hoạt động
- Áp dụng câu lệnh if – then vào thể hiện rẽ nhánh
với ví dụ giải phương trình bậc hai
- Áp dụng câu lệnh if – then vào viết chương trình
tìm số lớn nhất trong ba số

IV. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xuất phát
(1) Mục tiêu:
o Tạo tinh thần thỏa mái, môi trường thân thiện cho học sinh trước
khi vào bài học
o Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu về câu
lệnh rẽ nhánh
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
(3) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu.
(4) Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu về câu lệnh rẽ nhánh.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
GV chia lớp thành 2 nhóm
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nếu – Thì”

Hoạt động của học sinh
Một nhóm viết các câu bắt đầu với từ
4


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Nếu

Một nhóm viết các câu bắt đầu với từ
Thì

Ghép ngẫu nhiên 2 câu của 2 nhóm lại để
thành 1 câu đầy đủ với 2 từ quan hệ nếu - thì
GV Đưa tình huống xuất phát trong thực tế là
đoạn hội thoại của nobita và thầy giáo.
Câu trả lời mong đợi:
? Trong văn học câu có cấu trúc Nếu… thì Câu ghép.
gọi là câu gì?
? Trong toán học mệnh đền Nếu… thì gọi là Mệnh đề kéo theo
mệnh đề gì?
Câu rẽ nhánh.
? vậy trong tin học cấu trúc câu có dạng
Nếu… thì gọi là câu gì?
Trong tin học cấu trúc câu có dạng Nếu … thì
gọi là cấu trúc rẽ nhánh( hay câu điều khiển).
Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi
tìm hiểu về câu lệnh rẽ nhánh.
2. Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu:
o Học sinh hiểu được cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ
o Hiểu được cấu trúc, hoạt động của câu lệnh IF – THEN dạng thiếu và
dạng đủ
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, Hoạt động nhóm
(3) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, máy ảnh
(4) Sản phẩm: Học sinh hiểu được cấu trúc, hoạt động cẩu câu lệnh IF - THEN

5



TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Rẽ nhánh
- Cấu trúc Nếu… thì… được gọi là rẽ nhánh HS ghi bài
dạng thiếu
- Cấu trúc Nếu… thì…, nếu không thì… gọi
là rẽ nhánh dạng đủ.
Các nhóm thống nhất ví dụ và cử đại
? yêu cầu mỗi nhóm lấy một ví dụ có sử dụng diện phát biểu
cấu trúc Nếu .. thì… và Nếu… thì….Nếu
không thì…
GV: chiếu chương trình giải phương trình bậc
hai đã làm ở tiết bài tập và thực hành 1
Đưa ra ba bộ INPUT và yêu cầu học sinh dự
đoán OUTPUT cho từng trường hợp
TH1: 1 -5 6 (x1 = 2.00 x2 = 3.00)
TH2: 1 2 1 (x1= x2)
TH3: 1 1 1 chương trình báo lỗi

Câu trả lời mong đợi
TH1: x1 = 2.00 x2 = 3.00
TH2: x= -1
TH3: Phương trình vô nghiệm
Do Delta < 0 nên không thực hiện

tính căn bậc hai của delta được

GV chạy chương trình với lần lượt 3 TH, TH
3 máy báo lỗi 207.
(? ) Tại sao chương trình báo lỗi

Nhắc lại thuật toán tìm nghiệm của phương
trình bậc 2.
Giáo viên: Như vậy để có thể xử lý cho Hs nghe giảng
những trường hợp chỉ xảy ra khi thoả mãn
một điều kiện cho trước thì ngôn ngữ lập
trình cung cấp cho chúng ta câu lệnh if – then
6


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

để mô tả cấu trúc rẽ nhánh
Giáo viên trình bày về câu lệnh if - then
Hs ghi chép
2. Câu lệnh if – then
a. Dạng thiếu
if <điều kiện> then <câu lệnh>;
b. Dạng đủ
if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else lệnh 2>;
Trong đó:
- điều kiện: là biểu thức logic

- câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu Hs ghi chép
lệnh của Pascal
Hoạt động:
- Dạng thiếu: Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh
được thực hiện nếu điều kiện sai câu lệnh bị
bỏ qua
- Dạng đủ: Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 Hs ghi chép
được thực hiện nếu điều kiện sai thì câu lệnh
2 được thực hiện
Sơ đồ hoạt động:

Hs ghi chép

Hs ghi chép

3. Luyện tập vận dụng

7


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

(1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được câu lệnh IF – Then viết được đoạn lệnh cho
bài toán cụ thể
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm/ hoạt động cá nhân
(3) Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, giấy A4, máy ảnh
(4) Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình
Nội dung hoạt động

Hoạt động của giáo viên
Cho HS trả lời các câu hỏi:

Hoạt động của học sinh
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV

Hs làm việc theo nhóm để hoàn thiện
Quay lại ví dụ chương trình giải phương trình
bậc 2 vừa bị báo lỗi
Giáo viên yêu cầu các nhóm sử dụng câu lệnh
IF – THEN dạng thiếu hoặc câu lệnh IF –
THEN dạng đủ viết đoạn lệnh xét các trường
hợp của delta:
- Nếu delta <0 thì thông báo phương trình vô
nghiệm
- Nếu delta = 0 thì thông báo phương trình có Đại diện nhóm lên trình bày sản
nghiệm
phẩm của nhóm mình, nhóm còn lại
- Nếu delta>0 thì thông báo phương trình có theo dõi, nhận xét
hai nghiệm phân biệt
GV: chụp ảnh sản phẩm của học sinh rồi
chuyển sang máy tính, chiếu lên để cả lớp
theo dõi
8


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH


Dự đoán sản phẩm của học sinh:

4. Hoạt động mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh khá giỏi được luyện tập sâu hơn về câu lệnh IF
- THEN
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân tại nhà
(3) Phương tiện: SGK
(4) Sản phẩm: học sinh sử dụng được câu lệnh IF – THEN để giải bài toán trong
thực tế.

Hoạt động của giáo viên
GV đưa ra bài toán:

Hoạt động của học sinh

Viết chương trình tính số tiền điện phải trả hàng
tháng của gia đình em biết số số điện dùng trong Nghiên cứu viết chương trình
một tháng được nhập vào từ bàn phím và giá tiền theo yêu cầu của giáo viên,
điện sinh hoạt cho hộ gia đình được tính như sau:

9

thực hiện tại nhà.


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

V. Củng cố dặn dò.

- Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu dạng đủ,
- Xem trước bài mới

10


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

2.2. Giáo án tiết dạy số 2
Tiết 12. CÂU LỆNH RẼ NHÁNH
Ngày soạn:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của câu lệnh ghép.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng câu lệnh rẽ nhánh và câu lệnh ghép để viết các
chương trình có sử dụng các câu lệnh này.
3. Thái độ:
- Học tập tích cực, nghiêm túc
- Tạo hứng thú học tập bộ môn
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề gặp phải trong đời sống thực tiễn
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- máy chiếu, máy tính.
- Giáo án
2. Học sinh
- Sách vở

III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài dạy
2. Hoạt động
Hoạt động

1. Khởi động

2. Hình thành kiến thức
3. Luyện tập

Nội dung
- Chạy chương trình Giai_PTB2 sau khi đã sử dụng
3 câu lệnh IF – THEN như kết quả hoạt động nhóm
của học sinh. Chương trình bị lỗi dẫn đến mâu
thuẫn cần giải quyết.
- Cấu trúc câu lệnh ghép
- Áp dụng câu lệnh if – then, câu lệnh ghép vào thể
hiện rẽ nhánh với ví dụ giải phương trình bậc hai
11


TRƯỜNG THPT ………….

4. Mở rộng

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
- Áp dụng câu lệnh if – then, câu lệnh ghép vào viết
chương trình tìm số lớn nhất trong ba số


IV. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động
(1) Mục tiêu: Tạo mâu thuẫn dẫn đến việc cần có câu lệnh ghép. Tạo nhu cầu
cần tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
(3) Phương tiện: máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới để giải quyến vấn
đề gặp phải.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Giáo viên chạy thử chương trình
Giai_PTB2 ở bài thực hành số 1 sau khi
đã sửa chương trình đó bằng 3 câu lệnh
IF – THEN mà học sinh đã làm ở tiết
học trước (phụ lục 1) với bộ dữ liệu
TH: 1 3 7
Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán kết
quả

Dự đoán câu trả lời:
Giáo viên chạy thử chương trình  Thông báo phương trình vô nghiệm
chương trình báo lỗi
?: vì sao trương trình vẫn báo lỗi 207?
Theo cấu câu lệnh IF – THEN, sau
THEN, ELSE chỉ có một lệnh nên trong
chương trình trên các lệnh:
x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);

x2:=-b/a-x1;
write('x1:= ',x1:6:2,' x2:= ',x2:6:2);
là các lệnh độc lập không phụ thuộc vào
12


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

điều kiện của delta trong khi thực tế các
lệnh này chỉ được thực hiện khi delta>0
Học sinh nghiên cứu trả lời câu hỏi

Vậy làm thế nào để không bị lỗi về cú
pháp và vẫn đảm bảo tính đúng đắn?

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
(1) Mục tiêu: Học sinh nắm được chức năng, cấu trúc của câu lệnh ghép
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: thuyết trình, phát vấn
(3) Phương tiện: máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: học sinh hiểu được chức năng của câu lệnh ghép.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên trình bày về câu lệnh ghép
Hs ghi chép
1. Câu lệnh ghép
- Chức năng của
lệnh ghép:

Ghép hai hay nhiều câu lệnh
thành một nhóm lệnh
- Cấu trúc:
Begin
<Dãy các lệnh>
End;
2. LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
(1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh ghép để viết
chương trình cho một số bài toán đơn giản
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: hoạt động nhóm/ cá nhân
(3) Phương tiện: máy tính, máy chiếu, máy ảnh
(4) Sản phẩm: Các chương trình là sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh

Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên chiếu chương trình Học sinh suy nghĩ trả lời
13


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

Giai_PTB2(Phụ lục 1) yêu cầu học
sinh bổ xung cặp BEGIN END vào
đúng vị trí để được chương trình hoàn
chỉnh chạy đúng với tất cả các trường
hợp của delta (Phụ lục 2)
Bài toán: Nhập vào từ bàn phím ba số


Input: số nguyên dương a, b, c
nguyên dương a, b, c. Đưa ra màn hình Output: số nguyên lớn nhất trong ba số
Hoạt động nhóm: thảo luận viết chương
số lớn nhất trong ba số trên.
trình giải bài toán trên. Sản phẩm trình bày
Tìm Input, output của bài toán?
trên giấy A4.
Chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm hoạt Đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm
động độc lập, trình bày sản phẩm trên
giấy A4
Giáo viên chụp ảnh sản phẩm của từng
nhóm rồi chiếu lên màn hình, yêu cầu
đại diện nhóm lên trình bày.
Giáo viên nhận xét và chiếu chương
trình tham khảo( Phụ lục 3)
4 HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh khá giỏi được luyện tập sâu hơn về câu lệnh IF
– THEN, câu lệnh ghép.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân tại nhà
(3) Phương tiện: SGK
(4) Sản phẩm: học sinh sử dụng được câu lệnh IF – THEN để giải bài toán trong
thực tế.
Nội dung hoạt động
14


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đưa ra bài toán:
Cước thuê
Gói
bao
cước (đồng/tháng
)
MI10 10.000
MI30 30.000
MI50 50.000

Lưu lượng
miễn phí

Cước
vượt lưu
lượng
miễn phí
50MB/tháng 25đ/50KB
200MB/tháng 25đ/50KB
450MB/tháng 25đ/50KB

Cho bảng giá cước dịch vụ thuê bao 3G của
Viettel như sau:

Viết chương trình thông báo ra màn hình 3
gói cưới. Người dùng bấm phím 1, 2, 3
tương ứng để chọn gói cưới MI10, MI30,

MI50.
Nhập số n là số lưu lượng đã dùng trong 1 tháng. Thông báo số tiền mà người dùng phải trả.

Nghiên cứu, viết chương trình giải bài toán trên ở nhà

5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Cấu trúc rẽ nhánh
- Dạng thiếu : if <điều kiện> then <câu lệnh>;
- Dạng đủ: if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
* Câu lệnh ghép
Begin
<Dãy lệnh>
End;
2.3. Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh cuối chuyên đề (Phụ lục 4)

15


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

Phụ lục 1: chương trình Giai_PTB2 có sử dụng câu lệnh IF – THEN
program giai_PTB2;
uses crt;
var a,b,c,D:real;
x1,x2:real;
begin
clrscr;
write('a,b,c: ');

readln(a,b,c);
D:=b*b-4*a*c;
if D<0 then writeln('phuong trinh vo nghiem');
if D =0 then
x:= -b/(2*a);
writeln('phuong trinh co nghiem kep x= ',x:6:2)
if D>0 then
writeln('phuong trinh co hai nghiem phan biet');
x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);
x2:=-b/a-x1;
write('x1= ',x1:6:2,' x2= ',x2:6:2);
readln
end.
Phụ lục 2: chương trình Giai_PTB2 hoàn chỉnh
program giai_PTB2;
uses crt;
var a,b,c,D:real;
x1,x2:real;
begin
clrscr;
write('a,b,c: ');
readln(a,b,c);
D:=b*b-4*a*c;
if D<0 then writeln('phuong trinh vo nghiem');
if D =0 then
x:= -b/(2*a);
writeln('phuong trinh co nghiem kep x= ',x:6:2)
if D>0 then begin
writeln('phuong trinh co hai nghiem phan biet');
x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);

16


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

x2:=-b/a-x1;
write('x1= ',x1:6:2,' x2= ',x2:6:2);
end;
readln
end.
Phụ lục 3: chương trình tìm số lớn nhất trong 3 số
program timmax;
uses crt;
var a,b,c, max: integer;
begin
clrscr;
write('a,b,c:');
readln(a,b,c);
max:=a
if maxif maxwriteln('so lon nhat trong ba so la', max);
readln
end.
Phụ lục 4: Bài kiểm tra đánh giá cuối chuyên đề
Câu 1: Mệnh đề nào sau đây đúng khi nói về hoạt động của câu lệnh IF – THEN dạng
thiếu
A. Khi điều kiện đúng câu lệnh được thực hiện, khi điều kiện sai câu lệnh bị bỏ qua

B. Khi điều kiện đúng thực hiện câu lệnh 1, khi điều kiện sai thực hiện câu lệnh 2
C. Khi điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 2, khi điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh
1
D. Thực hiện lần lượt câu lệnh 1 rồi đến câu lệnh 2
Câu 2: Câu lệnh IF – THEN nào sau đây đúng:
A. IF a=5 THEN a:=d+1 ELSE a:=d+2;
B. IF a=5 THEN a:=d+1 ELSE a:=d+2.
17


TRƯỜNG THPT ………….

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

C. IF a=5 THEN a:=d+1; ELSE a:=d+2;
D. IF a=5 THEN a=d+1; ELSE a=d+2;
Câu 3: Câu lệnh nào sau đây là chưa đúng khi tìm giá trị nhỏ nhất (min) của a và b?
A. if a <= b then min:= a else min:= b;

B. if a < b then min:= a;

C. x:= b; if a < b then min:= a;

D. if a < b then min:= a else min:= b;

Câu 4: Biểu thức nào sau đây có thể sử dụng làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ
nhánh?
A. a + b

B. a > b


C. n mod 100

Câu 5: Sau khi thực hiện đoạn lệnh sau giá trị của T là bao nhiêu?
T:=15;
If T mod 3 =0 Then T:=T +1;
T:=T+2;
A.
B.
C.
D.

15
16
17
18

18

D. ‘false’