Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Thực trạng nhiễm và một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (toxocaraspp ) của các đối tượng khám tại bộ môn ký sinh trùng – trường đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.98 KB, 61 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Toxocariasis là tên gọi của bệnh do ấu trùng giun đũa chó Toxocara
canis hoặc ấu trùng giun đũa mèo Toxocara cati gây nên ở người. Đây là
bệnh lây truyền từ động vật sang người (Magnaval et al, 2001; Despommier,
2003). Trong chu kỳ phát triển, giun trưởng thành ký sinh ở ruột vật chủ
chính tự nhiên là chó/mèo. Giun cái trưởng thành đẻ trứng, trứng ra ngoài
môi trường theo phân vật chủ. Phôi trong trứng phát triển qua các giai đoạn
ấu trùng L1, L2 và L3.Trứng chứa ấu trùng L3 có khả năng lây nhiễm. Nếu
chó/mèo nuốt phải trứng đã có ấu trùng L3 thì chúng sẽ phát triển thành giun
trưởng thành ký sinh ở ruột. Con người không phải là vật chủ thích hợp của
giun đũa chó/mèo, khi vơ tình ăn phải các trứng có chứa ấu trùng L3 hoặc
ăn thịt của vật chủ khác có chứa ấu trùng (Magnaval et al, 2001;
Despommier, 2003) thì ấu trùng thốt vỏ xâm nhập thành ruột và theo đường
máu đến gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương và những cơ quan khác
trong cơ thể người hoặc di chuyển dưới da. Ở những cơ quan này, ấu trùng di
chuyển hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im thành những vật lạ gây viêm
và kích thích tạo ra u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan (Magnaval et al, 2001;
Despommier, 2003).
Bệnh giun đũa chó/mèo xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở
các nước nhiệt đới. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao thường xuất hiện ở những vùng
nuôi nhiều chó/mèo và dân trí thấp. Nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo tác
động đến cơ thể người một cách âm ỉ kéo dài (ấu trùng có thể sống trong cơ
thể người đến 10 năm) làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần
người bệnh.


2

Tại Việt Nam trước đây, bệnh giun đũa chó /mèo được xem là bệnh ít


gặp. Tuy nhiên, những năm gần đây tỷ lệ người dương tính với kháng thể
kháng Toxocara spp. ngày càng nhiều. Hiện nay, bệnh này được xem là bệnh
ký sinh trùng mới nổi (Nguyễn Võ Hinh, 2008). Một số điều tra nghiên cứu
thực hiện tại một số tỉnh phía Nam và khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho
thấy tỷ lệ nhiễm ở một số vùng tương đối cao (Nguyễn Văn Chương và cs,
2011). Các báo cáo về nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở các tỉnh phía Bắc
cịn rất ít. Gần đây số lượng bệnh nhân đến khám tại Bộ môn Ký sinh trùng –
Đại học y Hà Nội với các triệu chứng nghi ngờ nhiễm ấu trùng giun đũa
chó/mèo tương đối nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng
nhiễm và một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo
(Toxocara spp.) của các đới tượng khám tại Bợ mơn Ký sinh trùng –
Trường Đại Học Y Hà Nội” nhằm nâng cao chất lượng chẩn đốn và phịng
trị bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người, với hai mục tiêu:
1.

Nắm được thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara spp.)
trên các đối tượng đến khám tại Bộ môn Ký sinh trùng – Đại học Y Hà Nội.

2.

Xác định được sự hiểu biết và hành vi phòng nhiễm ấu trùng giun
đũa chó/mèo (Toxocara spp.).

1.
2.

3.


3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát chung về giun đũa chó mèo và bệnh ấu trùng giun đũa
chó/mèo ở người
1.1.1. Tác nhân gây bệnh và vòng đời phát triển

Tác nhân gây bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo là giun tròn thuộc giống
Toxocara, họ Toxocaridae, liên họ Ascaridiodea, bộ Ascaridida. Giống Toxocara
gồm nhiều loài ký sinh ở các loài động vật khác nhau, tuy nhiên chỉ có 2 loài được
ghi nhận là gây bệnh ở người, đó là Toxocara canis ký sinh ở chó và Toxocara cati
ký sinh ở mèo (Magnaval et al, 2001; Despommier, 2003).
Hình thái học giun đũa chó/mèo:
Giun đũa chó/mèo có màu vàng trắng, phân tính đực cái. Con cái (9 - 18
cm) lớn hơn con đực (4 - 10 cm). Tử cung con cái trưởng thành chứa đầy trứng
hình bán thùy, dày, vỏ xù xì, kích thước 90 x 75 µm (Esfandiari et al, 2010).
Vịng đời phát triển của giun đũa chó/mèo:
Trong vịng đời phát triển, giun đũa chó/mèo trưởng thành ký sinh ở ruột
chó/mèo, chúng thải trứng ra ngoài theo phân vật chủ. Sau 1 - 3 tuần, phôi phát triển
thành ấu trùng qua các giai đoạn L1, L2, L3 ở trong trứng. Trứng chứa ấu trùng L3
có thể nhiễm cho vật chủ. Khi chó, mèo nuốt phải trứng giun đũa đã chứa ấu
trùng L3.Ở ruột non chó/mèo với điều kiện thích hợp ấu trùng thốt khỏi
trứng, chui qua thành ruột, theo dịng máu đến gan, tim, phổi và sau đó trở về
lại ruột non phát triển thành giun trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Giun đũa
chó/mèo có thể truyền từ mẹ sang con qua bào thai. Thời gian sống trung bình
của giun đũa chó/mèo khoảng 4 tháng, trong thời gian đó con cái có thể đẻ
khoảng 200.000 trứng/ngày (Azira and Zeehaida, 2011). Theo phân chó/mèo,
trứng giun đũa chó từ ruột được thải vào đất hoặc nước. Trong đất, trứng có


4


thể bảo tồn khả năng sống và khả năng gây bệnh trong thời gian dài, có thể tới
1 năm trong điều kiện thuận lợi (Arias et al, 2013).

Hình 1.1: Vòng đời phát triển của giun đũa chó
Người nhiễm bệnh do ăn phải trứng có chứa ấu trùng L3 qua rau, bụi,
tay bẩn… hoặc ăn thịt của vật chủ khác có chứa ấu trùng (Magnaval et al,
2001; Despommier, 2003). Tại ruột non, ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng, xâm
nhập qua thành ruột đi vào máu, theo dòng máu đến gan, từ đó vào tim phải.
Qua động mạch phổi, các mao mạch và sau đó đi rải rác khắp các cơ quan,
như gan, phổi, tụy, cơ vân, não, mắt và một số cơ quan khác có các mao mạch
nhỏ (0,02 mm) và bị đọng lại tại đây. Chúng không phát triển trong cơ thể
người nhưng có thể bảo tồn sự sống trong thời gian dài, dần dần ấu trùng tạo
nang và chết trong đó.


5

Ngoài người những thú vật khác như loài gặm nhấm, cừu, côn trùng,
chim và ngay cả giun đất cũng có thể mang ấu trùng giun đũa chó/mèo. Tất cả
những vật chủ này được gọi là vật chủ ngẫu nhiên, ký sinh trùng không bao
giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành, khơng sinh sản được. Vì vậy, ở
những người bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo khơng bao giờ tìm thấy
trứng trong phân.
1.1.2. Nguồn bệnh và con đường nhiễm bệnh giun đũa chó/mèo
- Nguồn bệnh:
Chó/mèo nhiễm bệnh là nguồn dự trữ và phát tán mầm bệnh chính, ổ
chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân chó/mèo. Bệnh nhân nhiễm ấu trùng
giun đũa chó/mèo khơng phải là nguồn lây nhiễm, vì ấu trùng không phát
triển thành con giun trưởng thành trong cơ thể người vì vậy khơng đẻ trứng

(Malloy and Embil, 1978).
- Con đường nhiễm bệnh giun đũa chó/mèo
Ở chó/mèo:
o Nhiễm trực tiếp qua đường tiêu hóa do nuốt phải trứng nhiễm ấu trùng.
o Gián tiếp qua ăn các động vật khác bị nhiễm ấu trùng.
o Nhiễm qua bào thai.
Ở người:
o Qua ăn thức ăn bị nhiễm trứng giun đũa chó/mèo, hoặc đất, nước.
o Qua tiếp xúc với chó/ mèo khi chăm sóc, chơi hoặc ngủ cùng chó mèo.
o Qua ăn thịt các động vật khác bị nhiễm ấu trùng.

1.1.3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh giun đũa chó/mèo ở người


6

Phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và tính nhạy
của người bệnh mà thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến vài tháng.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh rất đa dạng, phụ thuộc rất nhiều vào số
lượng, vị trí ký sinh của ấu trùng và đáp ứng của cơ thể người bị nhiễm.
Thông thường người bệnh có các triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, ăn
không ngon, thể trạng kém, sốt bất thường và bị dị ứng (nổi mẩn ngứa, nổi
ban mày đay…).

Hình 1.2: Triệu chứng mẩn ngứa trên bệnh nhân
Nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo thường gây các hội chứng chính
như sau: ấu trùng di chuyển nội tạng (Visceral larva migrans = VLM), ấu
trùng di chuyển ở mắt (Ocular larva migrans = OLM), thể khơng điển hình,
thể thần kinh (Neurological toxocariasis).


- Ấu trùng di chuyển nội tạng (Visceral larva migrans = VLM)


7

Thể bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng ở người đầu tiên được phát hiện
năm 1952, ở trẻ em bị gan to và tăng bạch cầu ái toan (Beaver et al, 1952).
Bệnh nhân VLM điển hình là trẻ ở độ tuổi 2 - 7 tuổi thường nghịch đất và
chơi với chó nhà. Các dấu hiệu cấp tính của VLM liên quan đến sự di chuyển
của ấu trùng ở gan và phổi, gây đau bụng, giảm sự thèm ăn, bồn chồn, sốt, ho,
thở khò khè, hen suyễn. Ở thể bệnh này thấy rõ nhất sự tăng bạch cầu ái toan
(> 2.000 tế bào/mm3). Ở các quốc gia phương Tây, hội chứng VLM hiếm gặp,
từ 1952 đến 1979 chỉ thấy 970 trường hợp (Ehrard and Kernbaum, 1979).
- Ấu trùng di chuyển ở mắt (Ocular larva migrans = OLM)
Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt xảy ra ở cả trẻ em và thanh thiếu
niên. Triệu chứng phổ biến nhất là mất thị giác, bắt đầu trong một khoảng thời
gian vài ngày đến vài tuần. Ở mắt, ấu trùng bị giữ lại tạo một khối viêm thâm
nhiễm BCAT. Triệu chứng điển hình bao gồm: giảm thị lực một bên, đau mắt,
đồng tử trắng, lé mắt kéo dài nhiều tuần. Thường gặp nhất là u hạt võng mạc cực
sau dễ nhầm với ung thư võng mạc. Những biểu hiện hay gặp khác là viêm
màng bồ đào, áp - xe thuỷ tinh thể, viêm thần kinh thị giác, mủ tiền phòng.
Thường bị một bên mắt, hiếm khi cả hai mắt cùng bị. Bệnh ở mắt thường không
thấy tăng BCAT, gan to hay các triệu chứng khác ở thể bệnh ấu trùng di chuyển
nội tạng. OLM dường như là một bệnh lưu hành ở một số khu vực với ước tính
tỷ lệ 1/100.000 người ở Alabama, Hoa Kỳ (Maetz et al, 1987).
- Thể bệnh không điển hình
Tỷ lệ huyết thanh dương tính cao, nhưng số lượng các ca bệnh mắc 2
thể bệnh VLM và OLM ít đã gợi ý các cuộc điều tra tìm kiếm các dấu hiệu
khác của bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo. Hai cuộc điều tra được thực
hiện tại Pháp và Ai-len đã được thực hiện để giải quyết vấn đề này.



8

Ở người trưởng thành tại Pháp, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo đặc
trưng lâm sàng bởi sự ốm yếu, ngứa, phát ban, khó thở và đau bụng. Những
phát hiện trong phịng thí nghiệm bao gồm tăng bạch cầu ái toan (trung bình
1.444 tế bào/mm3), tăng nồng độ kháng thể IgE (trung bình, 851 IU/ml). Hội
chứng này được gọi là "phổ biến" ở người lớn (Magnaval et al, 1994).
Tại Ai-len, triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở trẻ em là sốt, chán
ăn, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn hành vi và ngủ, viêm
họng, viêm phổi, ho, thở khò khè, đau chân tay, viêm hạch. Hai bảy phần trăm
bệnh nhân có hàm lượng kháng thể kháng Toxocara có hàm lượng bạch cầu ái
toan bình thường. Thể bệnh này gọi là thể ẩn tính.
- Thể thần kinh (Neurological toxocariasis)
Ấu trùng giun đũa chó/mèo di chuyển trong não động vật thí nghiệm.
Tuy nhiên, từ năm 1950 đến nay, gần 20 trường hợp bệnh ấu trùng giun đũa ở
não người đã được xác định qua hình ảnh ấu trùng Toxocara trong dịch não
tủy, mô não, màng não, và/ hoặc chẩn đoán miễn dịch trên dịch não tủy
(Wang et al, 1983; Hill et al, 1985; Russegger and Schmutzhard, 1989;
Ruttinger and Hadidi, 1991; Kumar and Kimm, 1994; Komiyama et al, 1995;
Duprez et al, 1996). Cũng như VLM, dấu hiệu lâm sàng của các rối loạn thần
kinh là không đặc hiệu (Magnaval et al, 1997), dẫn tới khả năng có thể chẩn
đoán nhầm tình trạng này.
Chẩn đốn bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người
Chẩn đốn bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo tương đối khó khăn vì các
triệu chứng lâm sàng đa dạng và thường không đặc hiệu. Nếu thấy có các
triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, sốt kéo dài, ho, thở khị khè, triệu chứng thần
kinh, tổn thương ở mắt…. thì cần nghĩ tới nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo
và kết hợp thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác để khẳng định, bao

gồm các phương pháp sau:


9

- Tìm hiểu tiền sử bệnh nhân: có tiếp xúc với chó/mèo hay các hoạt
động liên quan đến tiếp xúc với nguồn bệnh không, như nghịch đất, mút tay,
ăn rau sống....
Chẩn đốn hình ảnh:
Kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh có thể được sử dụng để phát hiện và xác
định vị trí tổn thương u hạt do ấu trùng Toxocara. Siêu âm bụng cho thấy
nhiều vùng giảm âm trong gan ở trẻ em bị gan to, tăng bạch cầu ái toan và
huyết thanh dương tính với Toxocara (Baldisserotto et al, 1999).
Sử dụng chụp cắt lớp vi tính (CT) thấy hình ảnh tổn thương gan xuất
hiện dưới dạng các vùng mật độ thấp (Dupas et al, 1986; Ishibashi et al,
1992). Trong hệ thần kinh trung ương, hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) cho
thấy u hạt xuất hiện là các vùng cường độ cao, chủ yếu nằm vỏ não hoặc dưới
vỏ não (Ruttinger and Hadidi, 1991). Ở 11 bệnh nhân bị thể bệnh OLM, siêu
âm thấy khối ngoại vi phản chiếu cao, dải thủy tinh hoặc các màng, và võng
mạc bị bong tách (Wan et al, 1991).
Chẩn đoán cận lâm sàng
Tăng bạch cầu ái toan máu ngoại vi mặc dù không đặc hiệu đối với
nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo, nhưng cho thấy có liên quan đến thể bệnh
VLM. Ngược lại, ở bệnh nhân OLM không thấy tăng bạch cầu ái toan
(Glickman and Schantz, 1981), có thể là do mật độ ấu trùng thấp (thường là
một ấu trùng). Ở thể bệnh phổ biến và ẩn tính, một số bệnh nhân khơng tăng
bạch cầu ái toan. Vì vậy, các chẩn đốn xét nghiệm khác cần xem xét, tốt nhất
là xác định nồng độ kháng thể IgE.
Chẩn đốn phịng thí nghiệm có thể đạt được bằng cách khám bệnh lý
các cơ quan, bao gồm gan (Kirchner and Altmann, 1987), não (Hill and et al,

1985), phổi hoặc mắt (Neafie and Connor, 1976). Ở thể bệnh mắt, ấu trùng di


10

chuyển có thể được quan sát trực tiếp dưới võng mạc (Meyer Riemann et al,
1999). Tuy nhiên, kiểm tra ký sinh trùng trực tiếp thường ít thấy, và phương
pháp chẩn đốn huyết thanh học là chính.
Kỹ thuật chẩn đốn huyết thanh học phổ biến nhất là kỹ thuật miễn dịch
liên kết enzyme - sorbent assay (ELISA) với kháng nguyên là chất tiết của ấu
trùng giun đũa chó/mèo (De Savigny et al, 1979). Sử dụng chất tiết từ ấu
trùng T. canis nuôi trong ống nghiệm làm tăng độ đặc hiệu của phản ứng
ELISA (Jacquier et al, 1991). Kết quả ELISA dương tính với Toxocara spp.
có thể được khẳng định bằng kỹ thuật Western blot (WB), với độ nhạy cũng
như ELISA, và khá đặc hiệu khi các băng trọng lượng phân tử thấp hơn, từ 24
đến 35 kilodalton (Magnaval et al, 1991). Một bộ kit thương mại hiện được
cung cấp ở Châu Âu cho kết quả rất tốt.
Các xét nghiệm hấp phụ miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) sử dụng
các kháng nguyên được tiết ra bởi ấu trùng giai đoạn hai, có độ đặc hiệu thích
hợp để chẩn đốn nhiễm bệnh. Kháng nguyên tái tổ hợp đã được sản xuất từ
ấu trùng giai đoạn 2 hứa hẹn độ đặc hiệu cao hơn kỹ thuật đáng tin cậy hiện
hành (khoảng 92%). ELISA có độ nhạy cao (khoảng 78%), ở nồng độ huyết
thanh lớn hơn 1:32.
Phát hiện các loại globulin miễn dịch khác ngoài IgG có thể hữu ích
trong chẩn đốn phân biệt. Tăng nồng độ IgE đặc hiệu với kháng nguyên TES
- Ag, được đo bằng kỹ thuật miễn dịch - phóng xạ (Genchi et al, 1988) và
ELISA (Magnaval et al, 1992) đã được xác định ở bệnh nhân có dấu hiệu lâm
sàng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo.
ELISA xác định kháng thể IgG trong huyết thanh đặc hiệu với
Toxocara spp. ít nhạy cảm hơn đối với chẩn đoán thể mắt OLM so với các

dạng bệnh khác (Glickman et al, 1986). Vì vậy, cần thu nước hoặc dịch lỏng ở


11

mắt khi nghi ngờ thể bệnh ở mắt. Kháng thể chống lại Toxocara spp. trong
những chất lỏng này cao hơn so với ở huyết thanh và do đó, chẩn đoán tốt hơn
so với huyết thanh ở những bệnh nhân thể mắt (Brasseur et al, 1984).
Khi đọc kết quả huyết thanh học, cần lưu ý rằng rất nhiều bệnh nhân
huyết thanh dương tính qua xét nghiệm sàng lọc các quần thể lớn có thể bị
nhiễm trong quá khứ chứ không phải nhiễm hiện tại. Chỉ những bệnh nhân có
dấu hiệu lâm sàng nhiễm Toxocara spp. mới cần điều trị, vì xét nghiệm miễn
dịch học không có khả năng phân biệt giữa nhiễm hiện tại và q khứ. Vì vậy,
chẩn đốn miễn dịch học cần kèm theo kiểm tra bạch cầu ái toan máu và nếu
có thể, xác định lượng IgE huyết thanh.
Phát hiện cả tăng bạch cầu ái toan máu ngoại vi và xét nghiệm huyết
thanh dương tính là chỉ thị của nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo hiện tại.
Chẩn đoán ít chắc chắn ở những bệnh nhân không tăng bạch cầu ái toan,
nhưng có những dấu hiệu của thể bệnh ẩn tính. Trong những trường hợp đó,
tăng nồng độ IgE tổng số > 500 IU ml là bằng chứng của nhiễm gần đây. Phát
hiện protein trao đổi cation với bạch cầu ái toan (ECP) được tiết ra bởi bạch
cầu ái toan cũng có thể hữu ích, vị sự tích tụ các tế bào này ở các mô.
1.1.4. Điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở người
Các dẫn xuất từ benzimidazole bao gồm thiabendazole (TBZ),
mebendazole (MBZ), và albendazole (ABZ) được sử dụng phổ biến.
TBZ được cho uống hàng ngày, liều 25 - 50 mg/kg kéo dài 3 - 7 ngày.
Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.
MBZ, liệu pháp điều trị tốt nhất lịch trình là 20 - 25 mg/kg/ngày trong 3
tuần, hiệu quả giảm 70% các triệu chứng lâm sàng. Tác dụng phụ bao gồm
mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng và dạ dày nhẹ.



12

ABZ liều 10 mg/kg/ngày trong 5 ngày, cải thiện lâm sàng ở 47% bệnh
nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo. Tác dụng phụ nhẹ được thông báo ở
60% bệnh nhân.
Người nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo có nên điều trị hay không phụ
thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu lâm sàng. Nhiễm
bệnh ở thể VLM cấp tính ở trẻ em và người lớn thường được điều trị triệu
chứng kết hợp với thuốc đặc hiệu. Bệnh nhân nhiễm ở thể phổ biến hoặc ẩn
tính cùng với chứng tăng bạch cầu ái toan ngoại biên, cần được điều trị thận
trọng vì những thể bệnh này thường tự khỏi. Do đó, điều trị bằng thuốc tẩy
giun không bắt đầu ngay lập tức, nhưng có thể được xem xét ở những bệnh
nhân vẫn có triệu chứng mặc dù đã nỗ lực ngăn ngừa tái nhiễm Toxocara spp..
Các đối tượng không triệu chứng nhưng bị tăng bạch cầu ái toan mạn tính và
những bệnh nhân mắc thể ẩn tính mà khơng tăng bạch cầu ái toan thì khơng
cần phải điều trị đặc hiệu.
Với bệnh nhân thể OLM, chưa có thử nghiệm điều trị dạng bệnh này.
Tuy nhiên, có báo cáo khuyên dùng corticosteroids để giảm viêm hiệu quả và
có thể giảm thiểu tổn thương mắt gây ra bởi sự thải kháng nguyên của ấu
trùng giun. Phác đồ điều trị thường khoảng 1 mg/kg/ngày từ 1 tháng trở lên,
nếu cần, thì liều lượng giảm dần. Trong số các phương pháp vật lý, chiếu tia
laser được chỉ định khi ấu trùng được nhìn thấy trong mắt. U hạt có thể được
điều trị bằng áp lạnh.
Điều trị bệnh nhân thể thần kinh bao gồm sự kết hợp corticosteroids và
DEC, hoặc MBZ hoặc TBZ, hoặc chỉ DFC hoặc TBZ. Kết quả của những
nghiên cứu này không rõ ràng.
Theo dõi sau điều trị
Đối với việc theo dõi sau điều trị (ngoại trừ thể OLM), chỉ số bạch cầu

cái toan có vẻ hữu ích. Trong một thử nghiệm so sánh DEC và MBZ, cả hai


13

đều giảm số lượng bạch cầu ái toan sau 1 tháng điều trị, trong khi nồng độ
IgE không thay đổi. Việc phát hiện IgG chống Toxocara spp. đặc hiệu bởi
ELISA dường như khơng hữu ích để theo dõi liệu pháp. Khi so sánh hàm
lượng kháng thể giữa trẻ không được điều trị và trẻ được điều trị, biến động
kháng thể chống IgG Toxocara spp. không bị ảnh hưởng. Ngược lại, nồng độ
huyết thanh IgE chống Toxocara spp. dường như giảm đáng kể sau điều trị
nếu nó tăng đáng kể trước khi điều trị, đặc biệt ở bệnh nhân dị ứng.
1.1.5. Phịng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo (Huỳnh Hồng Quang, 2008)


Hạn chế tối đa tiếp xúc các vật chủ nhạy cảm, các con chó/mèo bị



nhiễm và mơi trường nghi ngờ có bệnh.
Chó/mèo cần tẩy giun bắt đầu từ 2 đến 3 tuần tuổi. Tẩy 2 tuần/ 1 lần
cho đến 12 tuần tuổi. Chó mèo trưởng thành nên tẩy hai lần/năm. Điều




trị chó cái cũng được chỉ định sau mỗi chu kỳ động dục.
Phải có quy trình kiểm tra phân định kỳ và có kế hoạch điều trị cần thiết.
Cấm chó/mèo chạy trong khu vườn chơi, công viên hoặc các hộp cát





tơng nơi ở của chó/mèo.
Nhanh chóng loại bỏ các thùng chứa phân chó/mèo.
Giáo dục sức khỏe bởi các bác sĩ thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt
động xã hội và những chủ vật nuôi để góp phần vào công tác dự



phịng và phịng chống bệnh.
Rửa tay sau khi chơi ở nơi có cát và vật nuôi.

1.2. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo trên thế giới
Nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocariasis) ở người được Willder
mô tả lần đầu năm 1950 khi phát hiện ấu trùng của giun trong u hạt võng mạc
(retinal granuloma). Sau đó, bệnh ở người được Beaver mô tả năm 1952, trên
bệnh nhân có bệnh lý ở gan và phổi. Ấu trùng Toxocara spp. được phát hiện
sau khi giải phẫu tử thi, sinh thiết gan, phổi. Beaver và cộng sự đã chứng


14

minh có sự hiện diện của ấu trùng giun đũa chó ở người và gọi đó là bệnh “ấu
trùng di chuyển nội tạng”.
Toxocariasis là một trong những bệnh giun sán truyền từ động vật sang
người phổ biến nhất, xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, không phụ thuộc
vào nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước phát triển, như Nhật Bản,
Mỹ, Úc, Pháp, vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí nhiều hơn ở một số vùng
so với các quốc gia đang phát triển. Các nghiên cứu nhận thấy rằng tỷ lệ mắc

bệnh do giun đũa chó/mèo ở vùng nhiệt đới cao hơn do nhiệt độ và độ ẩm
thích hợp cho sự hình thành phơi của trứng.
Đây là bệnh lây truyền từ động vật và truyền qua đất. Nghịch đất hoặc
ăn đất làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ em sống ở nhà có chó con
chưa được tẩy giun. Vệ sinh cá nhân kém cũng như ăn rau sống được trồng ở
vườn nhà bị nhiễm bẩn có thể gây nhiễm liều thấp mãn tính. Ít phổ biến hơn
liên quan đến tiêu thụ thịt sống của vật chủ chứa, như gà (Nagakura et al,
1989), cừu (Salem và Schantz, 1992) hoặc thỏ (Sturchler et al, 1990). Trong
số sinh viên thú y tại Toulouse (Pháp), tỷ lệ huyết thanh dương tính với
Toxocara spp. cao hơn ở những người thường ăn sống gan bê hoặc nấu chưa
chín kỹ so với những người ăn chín (Baixench và et al, 1992). Điều này
khuyên rằng ấu trùng lây nhiễm có thể giải phóng khỏi mơ động vật trong q
trình tiêu hóa và sau đó gây bệnh cho người.
Tỷ lệ mắc bệnh giun đũa chó/mèo ở người liên quan trực tiếp với tỷ lệ
nhiễm trùng ở chó/mèo và tập quán thả rông chó/mèo ở nơi công cộng. Bệnh
xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn do
thói quen chơi của trẻ và khuynh hướng đưa tay vào miệng, đặc biệt ở những trẻ
chậm phát triển, không có sự khác biệt về chủng tộc, bé trai có tỷ lệ mắc bệnh
cao hơn trẻ gái. Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng thường xảy ra ở trẻ 1-7
tuổi, trong khi ấu trùng di chuyển ở mắt hay gặp ở trẻ lớn và trung niên.


15

Các cuộc điều tra về tỷ lệ nhiễm ở các nước phương Tây thấy rằng từ 25% người trưởng thành khỏe mạnh ở khu vực thành thị dương tính và tỷ lệ
này ở nông thôn là 14,2 - 37% (Magnaval et al, 1994a).
Ở các nước nhiệt đới tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara spp. cao
hơn, cụ thể là 63,2% ở Bali (Chomel et al, 1993), 86% ở trẻ em tại Saint Lucia, Tây Ấn Độ (Thompson et al, 1986), và 92,8% ở người lớn ở La
Reunion (Lãnh thổ nước ngoài của Pháp, Ấn Độ Dương) (Magnaval et al,
1994). Một nghiên cứu trên cộng đồng người miền núi phía Bắc Đài Loan cho

thấy tỷ lệ dương tính Toxocara spp. là 57% . Đặc biệt ở Nepal tỷ lệ huyết
thanh dương tính là 81,0%. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm đáng kể của
phân chó/mèo trong môi sinh (Zibaei et al, 2010).
1.3. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo tại Việt Nam
Trước đây, bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người tại Việt Nam chưa
được nghiên cứu nhiều, vì hiểu biết về bệnh này ở nước ta cịn hạn chế, thậm chí
ngay cả với các bác sĩ. Hơn nữa, các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu và
việc xét nghiệm phân không áp dụng được trong bệnh này do giun không phát
triển được đến giai đoạn trưởng thành và đẻ trứng trong ruột của người. Những
năm gần đây đã có một số nghiên cứu điều tra huyết thanh học (ELISA) ở một
số địa điểm, chủ yếu ở miền Nam và miền Trung - Tây Nguyên.
Năm 1988, tại bệnh viện Nhi đồng II, Thành phố Hồ Chí Minh, Trần
Vinh Hiển gặp một bệnh nhi bị sốt kéo dài, bạch cầu ái toan tăng rất cao. Huyết
thanh của bệnh nhân được gửi sang Pháp xét nghiệm đã xác định là trường hợp
nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo. Sử dụng kỹ thuật ELISA với kháng nguyên
chất tiết của ấu trùng giun đũa chó/mèo đã phát hiện hàng ngàn người có huyết
thanh dương tính (Trần Thị Kim Dung, Trần Phủ Mạnh Siêu, 2009).
Trong một nghiên cứu ở khoa Miễn dịch của Trường Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ huyết thanh dương tính với kháng nguyên giun


16

đũa chó/mèo trên các bệnh nhân có triệu chứng dị ứng là 46,9%. Trong số bệnh
nhân nghiên cứu có triệu chứng ngứa và phản ứng huyết thanh dương tính với
kháng nguyên giun đũa chó/mèo được điều trị Albendazole 800 mg/ngày trong
21 ngày thì chỉ có 11,3% hết triệu chứng ngứa. Một số báo cáo ca bệnh nhiễm
ấu trùng giun đũa chó/mèo có tổn thương cơ quan nội tạng, tăng bạch cầu ái
toan, tăng IgE và phản ứng huyết thanh đối với kháng nguyên giun đũa
chó/mèo.

Một điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạnh
Tân, thị xã Tây Ninh năm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính
với Toxocara canis là 20,6% (Trần Thị Hồng, Trần Vinh Hiển, 1997).
Theo dõi tình hình nhiễm Toxocara canis trong số cán bộ chiến sĩ công
an nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng đến khám và điều trị tại bệnh viện 30 - 4 TP.
HCM, cho các số liệu sau: năm 2011 huyết thanh dương tính với Toxocara spp. là
40/861 (4,6%) trường hợp, năm 2012 tỷ lệ này là 130/1628 (8%) trường hợp (Mai
Thị Trong, 2013).
Tại phòng khám của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy
Nhơn trong năm 2009 đã phát hiện 4.652 trường hợp huyết thanh dương tính
với giun đũa chó/mèo. Các trường hợp nhiễm này phân bố rất rộng nhưng chủ
yếu là khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tỉnh được phát hiện nhiễm cao
nhất là Bình Định 2.706 ca, tiếp theo là Gia Lai 786 ca, Phú Yên 520 ca,
Quảng Ngãi 304 ca, Đăk Lăk 228 ca. Nhóm tuổi từ 15 tuổi trở lên nhiễm chủ
yếu với 4.134 ca, nhóm tuổi nhỏ từ 1 - 4 tuổi chỉ phát hiện có 44 ca. Tuy
nhiên, đa số bệnh nhân đến khám là người lớn, trẻ em rất ít nên khơng thể xác
định là nhóm tuổi nhỏ nhiễm thấp hơn người lớn.
Ở miền Bắc chưa có nhiều báo cáo về tình hình nhiễm ấu trùng giun
đũa chó/mèo ở người. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quyên tại tỉnh Phú
Thọ cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó/mèo rất


17

cao từ 72,5 – 87,6% (Nguyễn Thị Quyên, 2017). Tỷ lệ nhiễm giun đũa cho
́/mèo trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện 103 là 35% (Nguyễn
Thị Nga và cs, 2013).
Như vậy điều tra tại cộng đồng cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa chó/mèo
tại một số địa phương ở nước ta tương đối cao. Nguyên nhân là ở nước ta
chó/mèo được nuôi phổ biến, thường thả rông, phân chó gặp ở khắp nơi. Các

nghiên cứu trước đây cho thấy chó ở Bắc Bộ nhiễm giun đũa chó với tỷ lệ dao
động từ 16,7 - 47,1% (Houdemer, 1938; Đỗ Hài, 1972). Tỷ lệ chó mẹ nuôi
con nhiễm giun đũa chó tới 73,7%. Một khảo sát tình hình nhiễm giun tròn
đường tiêu hóa ở chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa gần đây cho thấy
qua mổ khám tỷ lệ chó nhiễm Toxocara canis chiếm từ 10% - 25% và qua xét
nghiệm phân là 22,8% - 40% (Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ, 2011).
Ngoài ra, khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh thấy 67,7% số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó/mèo (Lê Thị
Ngọc Kim và cs, 2007), số mẫu đất có nhiễm trứng giun đũa chó/mèo thay
đổi từ 5 - 26% (Trần Thị Kim Dung và cs, 2005).
Có thể thấy rằng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo tương đối phổ biến ở
nước ta, đặc biệt là ở khu vực miền Nam và miền Trung - Tây Nguyên, số liệu
về bệnh này ở các tỉnh miền Bắc cịn rất ít. Hiện nay, một số bệnh viện quan
tâm đến khám, xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân, nhưng chưa đi sâu
nghiên cứu về tình hình dịch tễ, các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh. Các số
liệu này rất cần thiết cho việc kiểm soát bệnh. Vì vậy, chúng tơi tiến hành
đề tài “Thực trạng nhiễm và một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng
giun đũa chó/mèo (Toxocara spp.) của các đới tượng khám tại Bộ môn Ký
sinh trùng – Trường Đại Học Y Hà Nội”.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, nguyên liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu


18

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân đến khám, xét nghiệm tại Bộ môn Ký sinh trùng - Đại học
Y Hà Nội có một số triệu chứng lâm sàng nghi ngờ: mẩn ngứa hay nổi mề

đay, đau bụng, đau đầu, nhức mỏi, kết quả siêu âm hay cắt lớp vi tính (CT) có
tổn thương ở gan.
- Bệnh nhân được giải thích rõ và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Nguyên liệu nghiên cứu
- Mẫu huyết thanh của các bệnh nhân đến khám tại Bộ môn Ký sinh
trùng - Đại học Y Hà Nội.
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Bộ môn Ký sinh
trùng - Trường Đại học Y Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 - 2017.
2.2. Nợi dung nghiên cứu
2.2.1. Xác định tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở các đối
tượng có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ nhiễm Toxocara spp. đến khám và
làm xét nghiệm tại Bộ môn Ký sinh tùng - Trường đại học Y Hà Nội.
2.2.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa
chó/mèo.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Tổng số 397 bệnh nhân đến khám và làm xét nghiệm ELISA Toxocara spp. tại
Bộ môn Ký sinh trùng - Trường Đại học Y Hà Nội.
- Lấy máu và chắt huyết thanh: bệnh nhân được lấy 1ml máu ở tĩnh mạch trong
chất chống đông dùng để xét nghiệm công thức máu và 1ml dùng để chắt
huyết thanh làm xét nghiệm ELISA.
2.3.2. Kỹ thuật xét nghiệm ELISA tìm kháng thể chống ấu trùng giun đũa


19

chó/mèo
- Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng bộ Kit Toxocara ELISA của

Mỹ sản xuất, với độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 88% để phát hiện kháng thể IgG
đặc hiệu với Toxocara spp. trong huyết thanh người bị nhiễm ấu trùng giun
đũa chó/mèo, với các thông tin của bộ Kit như sau :
Bảng 2.1.Thông tin của bộ Kit Toxocara ELISA
Tên bộ Kit

Toxocara ELISA

Phương pháp

Kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA)

Ngun tắc

ELISA gián tiếp

Kết quả

Dương tính, Âm tính

Mẫu

5 µl huyết thanh

Độ đặc hiệu

88%

Độ nhạy


93%

Tổng thời gian

~ 20 phút

Hạn sử dụng

12 Tháng


20

Hình 2.1: Bộ Kit Toxocara ELISA
+ Nguyên tắc hoạt động của bộ kit
Bộ kit hoạt động theo nguyên tắc phản ứng ELISA gián tiếp phát hiện
kháng thể: kháng nguyên Toxocara spp. đã gắn sẵn trong các giếng nhựa
polystyren kết hợp với kháng thể đặc hiệu có trong huyết thanh người, sau đó
kháng thể kết hợp với kháng kháng thể IgG người gắn men peroxidase. Phức
hợp này được phát hiện bằng cách cho thêm cơ chất. Men peroxidase phân
giải H202 tạo oxy nguyên tử sẽ oxi hóa cơ chất làm thay đổi màu phản ứng.


21

+ Thành phần bộ kit:
R1: Bản nhựa polystyren 96 giếng, với 12 thanh, mỗi thanh 8 giếng đã
gắn sẵn kháng nguyên Toxocara spp.
R2: Dung dịch rửa PBS - T (Photphate buffer saline -Tween 80)
R3: Dung dịch pha loãng PBS - T - BSA (BSA: Bovis serum albumin)

R4: Kháng thể kháng IgG gắn men peroxidase (HRPO).
R5a: Dung dịch pha cơ chất (mono USA Ag - HBs)
R5b: Cơ chất OPD (Ortho - Phenylene - Diamine) hoặc TMB
R5c: Dung dịch ngưng phản ứng (acid sunfuaric loãng).
R6a: Huyết thanh đối chứng dương
R6b: Huyết thanh đối chứng âm.
+ Dụng cụ:
- Bộ Micropipet: 5 cái (0 - 5 µl ; 2 - 20 µl ; 20 - 200 µl ; 200 - 1000 µl ;
Micropipet 8 đầu : 20 - 200 µl)
- Tủ ấm, tủ sấy, máy ly tâm.
- Đầu Eppendorf, tube lấy máu, giá đựng ống nghiệm, ống nghiệm, kim
lấy máu, bông , cốc đong....
Các bước thực hiện ELISA:
-

Chuẩn bị: dung dịch rửa: 475ml nước cất + 25 ml wash buffer, pha

loãng huyết thanh bệnh nhân (pha lỗng 1/64): 5µl huyết thanh + 315µl
dilution (chứng âm, chứng dương khơng cần pha lỗng).
- Các bước tiến hành:
+ Bẻ số giếng cần dùng (số bệnh nhân, chứng âm và chứng dương),
đánh số.
+ Cho lần lượt vào mỗi giếng 100µl chứng âm, chứng dương và huyết
thanh bệnh nhân đã được pha loãng ở trên.


22

+ Ủ ở nhiệt độ phòng trong vòng 10 phút.
+ Rửa 03 lần với dung dịch rửa đã chuẩn bị ở trên.

+ Nhỏ vào mỗi giếng 02 giọt (100µl) Emzyme Conjugate.
+ Ủ ở nhiệt độ phòng 05 phút.
+ Rửa 03 lần bằng dung dịch rửa đã chuẩn bị.
+ Nhỏ vào mỗi giếng 02 giọt (100µl) Chromogen.
+ Ủ ở nhiệt độ phịng 05 phút.
+ Nhỏ vào mỗi giếng 02 giọt (100µl) Stop.
- Cách đánh giá kết quả: đọc giá trị OD bằng máy đọc ở bước sóng 450
nm. Ghi kết quả trị số OD của từng giếng.
Nếu OD > 0,3: Dương tính.
Nếu OD < 0,3: Âm tính.
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo thơng qua xét nghiệm ELISA dương
tính được tính theo cơng thức
• Tỷ lệ
nhiễm (%)
=

Số xét nghiệm dương tính
Tổng số xét nghiệm

x 100

2.3.3. Xét nghiệm cơng thức bạch cầu
- Sử dụng máy xét nghiệm huyết học ADVIA 2120i do hãng Siemens (Đức) sản
xuất để xét nghiệm 24 thông số: Công thức máu, công thức bạch cầu.
- Xác định tỷ lệ BCAT:
+ Số lượng bạch cầu bình thường: 4,0 - 9,0 x103/µl máu.
+ Tỷ lệ BCAT bình thường: 1 - 4%
+ Số lượng BCAT bình thường: 40 - 350/µl máu
- Các mức độ tăng BCAT (Theo Franklin và CS, 1998):



23

+ Tăng nhẹ: từ 350 - 1.500/µl máu hay 4 - 7%.
+ Tăng trung bình: > 1.500 - 5.000/µl máu hay > 7 - 10%.
+ Tăng cao: > 5.000/µl máu hay > 10%
- Xác định tỷ lệ BCAT (Eosinophil) bằng cách lấy máu giọt đàn, để khô
tự nhiên, nhuộm giêm sa, soi lam vật kính dầu và tính theo cơng thức:
Số Eosinophil đếm được
% Eosinophil =

100 bạch cầu

x 100

- Sau khi đếm tỷ lệ BCAT trên giọt máu
đàn được nhuộm Giêm sa, tiến hành quy đổi số lượng tuyệt đối dựa vào số
lượng bạch cầu.
2.3.4. Phương pháp điều tra hiểu biết và hành vi phòng chống bệnh
- Các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi KAP về
các thông tin sau:
o Hiểu biết về bệnh giun đũa chó/mèo.
o Nguồn nhiễm bệnh giun đũa chó/mèo.
o Con đường nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo.
o Tác hại của bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo.
o Cách phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo.
o Nuôi chó/mèo, có chó/mèo chạy xung quanh nhà hay không.
o Tiếp xúc với chó/mèo.
o Tiếp xúc với đất, rửa tay trước khi ăn, ăn rau sống.
- Một số khái niệm dùng trong câu hỏi KAP

o Nghịch đất: được dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi. Ở nông thôn đại đa
số trẻ em thường có thói quen chơi các trị chơi dân gian, nơ đùa tại
các bãi đất, khu đất trống, vườn xung quanh nhà....
o Tiếp xúc đất: dùng đối với người từ 15 tuổi trở lên, trong độ tuổi lao
động, làm ruộng, trồng trọt...có liên quan đến đất.
o Bồng bế chó/mèo: là hành động chơi với chó/mèo, bế chó/mèo của


24

trẻ em hoặc người lớn. Ở đây có thể là bế chó/mèo nhà ni hoặc
chó/mèo khơng do mình ni nhưng được những hộ gia đình trong
cùng khu ni.
o Thường xun: là hành động diễn ra hằng ngày như một thói quen
(bồng bế chó/mèo) hay công việc hằng ngày (làm ruộng, trồng trọt).
o Không thường xuyên: là hành động thỉnh thoảng mới diễn ra, bị
gián đoạn thường xuyên.
2.3.5. Xử lý số liệu
- Số liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
2.3.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
• Các số liệu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả cho
nghiên cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích phục vụ sức
khỏe khơng phục vụ cho mục đích khác.
• Đối tượng nghiên cứu được biết trước về mục đích, yêu cầu, lợi ích của
đề tài, sẵn sàng, tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong q trình
nghiên cứu.
• Đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.


25


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở đới tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trong số 397 bệnh nhân đến khám tại điểm nghiên cứu có biểu hiện
nghi ngờ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo có đầy đủ các thành phần giới
tính, nhóm tuổi và nghề nghiệp.
Bảng 3.1: Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp của đối tượng
nghiên cứu
Đặc điểm
Giới tính

Lứa tuổi

Nghề nghiệp

Sớ lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Nam

206

51,9

Nữ

191


48,1

Tổng

397

100

< 15

29

7,3

- 60

318

80,1

> 60

50

12,6

Tổng

397


100

Công, viên chức

83

20,9

Làm ruộng

172

43,3

Học sinh

40

10,1

Khác

102

25,7

Tổng

397


100

Tỷ lệ nam, nữ tương đối đồng đều (nam 51,9% và nữ 48,1%). Đối
tượng nghiên cứu chủ yếu là nhóm tuổi từ 15 đến 60 tuổi (80,1%), sau đó là
nhóm trên 60 tuổi (12,6%), nhóm dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,3%).


×