Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Đặc điểm hình thái khuôn mặt trẻ em người việt 7tuổi trên ảnh chuẩn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 64 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hình thái khuôn mặt có những nét đặc trưng khác nhau cho từng cá
nhân, độ tuổi, chủng tộc khác nhau. Tuy các chủng tộc có các nét đặc trưng
khác nhau nhưng khuôn mặt của trẻ em luôn được ưa thích hơn cả. Có sự
khác biệt dễ nhận thấy giữa độ tuổi 7 tuổi và tuổi trưởng thành mặc dù trong
giai đoạn này tốc độ tăng trưởng không phải là mạnh nhất nhưng lại mang đến
sự thay đổi lớn trong khuôn mặt của mỗi cá nhân. Thời điểm 7 tuổi khi bắt
đầu bộ răng hỗn hợp có thể coi là mốc để đánh giá sự thay đổi trong giai đoạn
phát triển chậm lại đến giai đoạn trưởng thành khi sự tăng trưởng ngừng hẳn.
Khi bắt đầu đi học cách hoạt động về thể chất, nhận thức, tâm lý cùng với sự
tăng trưởng của cơ thể dẫn đến sự thay đổi trong hình thái khuôn mặt của trẻ
trong giai đoạn này.
Để phân tích về hình thái khuôn mặt, có 3 phương pháp chính là: đo trực
tiếp trên cơ thể sống, gián tiếp qua ảnh chụp chuẩn hoá và trên film Xquang
từ xa. Trong 3 phương pháp trên, phương pháp ảnh chụp chuẩn hoá là
phương pháp ngày càng được sử dụng nhiều vì ưu điểm của nó về độ chính
xác cũng như tính kinh tế, không xâm lấn. Bằng cách đo đạc các chỉ số trên
ảnh chuẩn hoá, ta có thể đưa ra các đặc điểm chung về hình thái khuôn mặt và
so sánh sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, giới, chủng tộc. Các đặc điểm hình
thái này có giá trị thực tiễn trong quá trình thực hành lâm sàng trong y khoa
cũng như các lĩnh vực khác như nhận dạng và thiết kế công nghiệp.
Trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về đặc điểm hình thái
khuôn mặt trên ảnh như Suchner (1977), Hoàng Tử Hùng (2012), Võ Trương
Như Ngọc (2014) khẳng định tầm quan trọng trong các can thiệp cải thiện


2

hình thái khuôn mặt, giúp tiên lượng sự tăng trưởng cũng như phát hiện sớm


và can thiệp kịp thời các lệch lạc hàm mặt. Phân tích mô mền hoàn chỉnh sẽ
mang giá trị hình thái quan trọng giúp cho việc xác định thẩm mỹ khuôn mặt dễ
dàng hơn. Nhưng tại Việt Nam nghiên cứu về độ tuổi 7 tuổi chưa nhiều và chưa
tổng quát. Để nhận xét về đặc điểm hình thái khuôn mặt đặc trưng của người
Việt 7 tuổi chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm hình thái
khuôn mặt trẻ em người Việt 7 tuổi trên ảnh chuẩn hóa” với mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm hình thái khuôn mặt ở một nhóm trẻ em
người Việt 7 tuổi trên ảnh chuẩn hóa năm 2016 - 2017.
2. Phân tích một số đặc điểm hình thái khuôn mặt theo các loại khớp
cắn của Angle ở nhóm nghiên cứu trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu khuôn mặt và sự tăng trưởng của khuôn m ặt
1.1.1. Các vùng giải phẫu
Tweed từng đưa ra quan điểm rằng thế giới nên là nơi tốt đẹp dành cho
thế hệ trẻ. Nếu một đứa trẻ phải chịu khuyết tật dị dạng mặt, niềm hạnh phúc
sống dường như bị tước đi, chúng ta cần dốc hết sức lực để tìm lại niềm hạnh
phúc đó cho trẻ. Những nghiên cứu được thực hiện vào năm 1972 bởi Barocas
và cộng sự đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có gương mặt dễ thương, xinh xắn
thường được cho là hiền lành ngoan ngoãn và được thầy cô cũng như bạn bè
giúp đỡ và quan tâm nhiều. Trong khi những đứa trẻ xấu hơn thường bị cho là
không hòa đồng, không trung thực và thường bị cô lập. Đối với những trẻ có
khuôn mặt bất thường, mức độ phân biệt đối xử càng nặng nề hơn. Vẻ đẹp
khuôn mặt của trẻ có mối tương quan một cách bản năng đối với sự quan tâm
thầy cô dành cho trẻ và việc học của những trẻ này cũng có nhiều khởi sắc
hơn, mặc dù rõ ràng không hề có mối liên quan giữa chỉ số thông minh IQ và

vẻ đẹp hình thể bên ngoài. Một đứa trẻ với gương mặt xinh đẹp bụ bẫm cũng
góp phần tạo dựng thêm hình ảnh cho cha mẹ trẻ, giúp họ tự tin hơn trong xã
hội và thành công hơn trong sự nghiệp
Có ba yếu tố tạo nên một khuôn mặt: (1) kiểu tóc, (2) da mặt, (3) cấu trúc
xương và mô mềm, vị trí, kích thước, tỉ lệ. Sự khác nhau giữa các khuôn mặt
chính là vị trí, kích thước, hình dạng và các góc tạo bởi xương, da, mô mềm
và các yếu tố khác như lông mày, mắt, má, mũi, môi và cằm [4]. Khi phân
tích sự hài hòa của khuôn mặt nói riêng chúng ta cần bỏ qua hai yếu tố là kiểu
tóc và da.


4

Hình 1.1: Các đơn vị cấu trúc giải phẫu thẩm mỹ của khuôn mặt [5]
Chú thích: 1 – Trán

4 – Mắt

2 – Tai

5 – Mũi

3 – Cằm

6 – Miệng

Khuôn mặt được phân chia thành các đơn vị thẩm mỹ (hình 1.1), tiếp đó
các đơn vị này lại tiếp tục được chia thành các tiểu đơn vị (dưới đơn vị). Các
dưới đơn vị chính được xác định trong phân tích khuôn mặt là trán, mắt, mũi,
môi, cằm, tai và cổ. Các đơn vị và dưới đơn vị được dựa trên độ dày của da,

màu sắc, cấu trúc và các đường viền cấu trúc nằm dưới. Để lên được kế hoạch
phẫu thuật và tạo hình lại chính xác cần phải phân tích toàn bộ các đơn vị và
dưới đơn vị này.
Khi phân tích tổng thể, bề mặt của mặt có thể được chia thành các vùng
hay cấu trúc cơ bản như hình. Các vùng này không phải lúc nào cũng được
phân chia rõ ràng.


5

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.


Vùng trán
Vùng thái dương
Cung gò má
Vùng gò má
Vùng ổ mắt
Vùng dưới ổ mắt
Vùng mũi
Tai ngoài
Vùng mang tai – cơ cắn
Vùng má
Vùng miệng
Vùng cằm
Vùng biên hàm dưới
Vùng góc hàm
Vùng trên móng
Góc tam giác dưới hàm
Tam giác cảnh
Hố sau hàm
Vùng cổ giữa

20. Vùng ức đòn chũm
Hình 1.2: Các đơn vị giải phẫu của khuôn mặt [5]
1.1.1.1. Trán
Giới hạn của trán là từ đường chân tóc tới Glabella và tạo nên tầng mặt
trên. Trán chiếm 1/3 trên của toàn bộ mặt. Độ rộng của trán khoảng gấp đôi
chiều cao của nó. Góc trán mũi là góc tạo bởi đường tiếp tuyến qua Glabella,
nasion và đường thẳng tiếp tuyến với sống mũi.
Thành trên ổ mắt phối hợp với gờ trên ổ và gốc mũi là cấu trúc nâng đỡ
trực tiếp đối với các vùng này. Hình thể của nó khác nhau về độ rộng với sự
phát triển của xoang trán, ở nam thì góc cạnh hơn và nhô ra trước hơn nữ [5].

Gờ của hố thái dương thường có thể nhìn thấy và sờ thấy được, được gọi
là gờ thái dương và cũng là đường viền bên của trán. Đường chân tóc xác
định đường viền phía trên của trán khác nhau giữa các phái, nam thường bị
hói ở phía trước và có thể thay đổi theo tuổi.


6

Vùng trán được đánh giá nó như là một cấu trúc ổn định và rõ ràng để
tham chiếu trong các quá trình tiến hành phân tích hình thể, hình khối và vị trí
trong không gian với các cấu trúc khác như: mũi, phần giữa mặt, răng phía
trước và cằm.
Vùng thái dương, được xác định phía dưới bằng cung gò má, phía trước
bằng bờ sau của mỏm trán xương gò má và mỏm gò má xương trán, phía trên
bởi bờ của hố thái dương.
1.1.1.2. Mắt
Ổ mắt nằm ở 1/3 dưới của tầng mặt trên và 1/3 trên của tầng mặt giữa.
Chiều rộng một mắt tính từ khóe mắt trong đến khóe mắt ngoài bằng 1/5 tổng
chiều rộng của mặt [4], [6]. Khoảng cách giữa hai khóe mắt trong phải bằng
với chiều rộng của 1 mắt. Khoảng cách giữa hai khóe mắt trong ở nữ là 25,537,5mm và ở nam là 26,5-38,5mm (theo Steven trung bình là 30,7mm). Nhìn
nghiêng, khoảng cách từ đuôi mắt đến khóe miệng bằng khoảng cách từ mép
miệng đến tai [5].
1.1.1.3. Mũi
Toàn bộ mũi nằm ở tầng mặt giữa. Khi nhìn nghiêng, mũi bắt đầu từ điểm
nasion, lí tưởng ngang mức nếp gấp mi mắt trên và kết thúc ở điểm dưới mũi
(sn). Vì mũi nằm ở trung tâm và là đơn vị thẩm mỹ lồi nhất của khuôn mặt nên
mũi có vai trò quan trọng trong thẩm mỹ khuôn mặt [5]. Góc mũi mặt đánh giá
độ nghiêng của sống mũi với mặt phẳng mặt. Góc tạo bởi một đường thẳng
đứng qua điểm gl và Pog cắt đường thẳng qua nasion và đỉnh mũi. Giá trị lý
tưởng của góc mũi mặt là 36o nhưng có thể dao động trong khoảng 30-40o.



7

1.1.1.4. Môi, cằm, cổ
Các đường giới hạn của môi nằm ở mặt dưới. Môi trên được đo từ sn đến
stomion trên (ss), môi dưới và cằm được đo từ Stomion dưới đến gn. Tỷ lệ
chiều cao môi trên so với môi dưới khoảng 1:2. Việc thay đổi độ rộng miệng
ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ tầng mặt dưới [5].
Cằm nằm ở tầng dưới của mặt và có thể được đo từ rãnh môi cằm đến
menton. Cằm là một đơn vị quan trọng của mặt trong phân tích các chỉ số
khuôn mặt cùng với mũi hoặc môi. Hầu hết các phân tích trong phẫu thuật tạo
hình mũi đều quan tâm đầu tiên đến tương quan vị trí cằm và độ nhô của mũi,
sự hài hòa của khuôn mặt.
1.1.1.5. Tai
Chiều rộng của tai xấp xỉ ½ chiều dài tai. Chiều dài tai xấp xỉ chiều dài
mũi đo từ Na đến sn. Điểm cao nhất của tai nằm ngang mức với lông mày,
ngược lại điểm thấp nhất của tai nằm ngang mức với điểm Ala [5]. Trục dọc
của tai song song với trục của sống mũi.
1.1.2. Một số mốc giải phẫu trên khuôn mặt thường được sử dụng
Theo quy ước quốc tế, để phân biệt với các điểm môc trên phim tia X,
các điểm mốc trên ảnh (cũng giống như đo trực tiếp) được ký hiệu bằng các
chữ thường, khác với phim X-quang ký hiệu bằng chữ in. Dưới đây là các
điểm mốc giải phẫu thường được sử dụng. Trong đó, có những điểm là điểm
đôi có cả hai bên, có những điểm là điểm đơn.


8

Hình 1.3: Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng và ảnh nghiêng [5]

1.1.2.1. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng
1. Điểm khóe mắt trong en (endocanthus): Điểm nằm ở phía trong của
khóe mắt, nơi mi trên và mi dưới gặp nhau.
2. Điểm khóe mắt ngoài ex: Điểm nằm ở phía ngoài của khóe mắt, nơi
mí mắt trên và dưới gặp nhau.
3. Điểm mũi al (alar): Điểm ngoài nhất của đường viền cánh mũi hai bên.
4. Điểm khóe miệng ch (cheilion): Điểm ngoài cùng hai bên của khóe miệng.
5. Điểm giữa con ngươi pp (pupil): Điểm chính giữa đồng tử.
6. Điểm zy: Điểm ngoài nhất của cung gò má. Trên ảnh chính là giao
điểm của đường thẳng đi qua ex và đường viền của mặt.
7. Điểm go: Điểm ngoài nhất ở góc hàm xương hàm dưới. Trên ảnh chính là
điểm giao nhau giữa đường thẳng nằm ngang qua sto và đường viền mặt.
8. Điểm ss: Điểm stomion trên.
9. Điểm si: Điểm stomion dưới.


9

1.1.2.2. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh nghiêng
1. Điểm gla hoặc gl (Glabel): Điểm lồi nhất của trán, tương ứng với bờ
trên của ổ mắt theo mặt phẳng dọc giữa.
2. Điểm tr (tritrion): Điểm chân tóc nằm trên đường giữa của trán.
3. Điểm n: Điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trán mũi theo mặt
phẳng dọc giữa.
4. Điểm pn (Pronasale): Điểm đỉnh mũi là điểm nhô nhất của mũi.
5. Điểm cm (Columella point): Điểm trước nhất của trụ mũi.
6. Điểm sn (Subnasale): Điểm dưới mũi, điểm chân vách ngăn dưới mũi
và môi trên, là điểm sau nhất và cao nhất của góc mũi môi.
7. Điểm gn: Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm trên mặt phẳng
dọc giữa.

8. Điểm pg (Pogonion): Điểm nhô nhất của mô mềm vùng cằm.
9. Điểm ls (Lip superius): Điểm môi trên, điểm nhô nhất của đường viền
môi trên theo mặt phẳng dọc giữa.
10.

Điểm li (Lip iníerius): Điểm môi dưới, điểm nhô nhất của đường

viền môi dưới theo mặt phẳng dọc giữa.
11.

Điểm st (Stominon): Điểm nối liền môi trên và răng dưới trên

mặt phẳng dọc giữa khi hai môi khép nhẹ và răng ở tư thế cắn tự nhiên.
12.

Điểm b: Điểm lõm nhất của môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa.

13.

Điểm c: Điểm giao nhau giữa đường viền cổ và bờ dưới cằm.


10

1.1.3. Các kích thước và tỷ lệ trên ảnh thẳng thường sử dụng
Bảng 1.1. Các kích thước trên ảnh mặt thẳng thường được sử dụng
TT

Các kích thước


1

Khoảng cách giữa hai mắt

2

Chiều rộng mũi

3
4
5
8
9
10
11
12

Chiều rộng khe mí
Chiều rộng miệng
Chiều rộng mặt
Chiều cao trán I
Chiều cao tầng mặt dưới
Chiều cao tầng mặt giữa
Chiều cao tầng mặt trên
Chiều cao nhân trung

Định nghĩa
Khoảng cách giữa mép mí trong tráimép mí trong phải
Điểm ngoài nhất ở cánh mũi tráiđiểm ngoài nhất của cánh mũi phải
Mép mí trong- mép mí ngoài

Điểm mép miệng trái- phải
Khoảng gian điểm gò má
Điểm chân tóc tritrion- điểm glabella
Điểm dưới mũi-điểm menton
Điểm nasion-điểm dưới mũi
Điểm tritrion – điểm nasion
Điểm dưới mũi- điểm môi trên

Hình 1.4: Các kích thước trên ảnh thẳng [5]
1: ex-sn

5: ss-si

2: sn-ss

6: si-li

3: si-gn

7: al-al

4: ls-ss

8: ch- ch

Kí hiệu
en- en
al- al
ex- en
ch- ch

zy- zy
tr-gl
sn-gn
n-sn
tr-n
sn-ls


11

Để so sánh sự tương quan của các kích thước trên mặt và tìm ra sự hài
hòa nhất của các tương quan đó, các tác giả trên thế giới đã sử dụng rất nhiều
các tỷ lệ khác nhau, những tỷ lệ thường được sử dụng nhất được trình bày
trong bảng 1.2 như sau.
Bảng 1.2. Các tỷ lệ trên ảnh mặt thẳng thường được sử dụng
ST
T
1
2
3
4
5

Tên gọi
Chiều rộng mũi/ khoảng cách giữa hai mắt
Khoảng cách giữa hai mắt/ Chiều rộng khe mí
Chiều rộng mũi/ Chiều rộng miệng
Chiều rộng mũi/Chiều rộng mặt
Chiều rộng khe mí/ Chiều rộng mặt


Kí hiệu
al-al/en-en
en-en/ex-ex
al-al/ch-ch
al-al/zy-zy
ex-en/zy-zy

1.1.4. Các kích thước, góc, tỷ lệ trên ảnh nghiêng
Các kích thước thường được sử dụng
Bảng 1.3. Các kích thước trên ảnh mặt nghiêng thường được sử dụng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Các kích thước
Chiều cao trán I
Chiều dài tai
Chiều dài mũi
Chiều cao tầng mặt trên
Chiều cao tầng mặt dưới
Chiều cao tầng mặt giữa
Chiều cao mặt
Chiều cao xương hàm dưới


Định nghĩa
Khoảng cách điểm tritrion- điểm gl
Điểm sa - điểm sba
Điểm nasion - điểm subnasal
Điểm tritrion – điểm nasion
Điểm dưới mũi-điểm menton
Điểm nasion-điểm dưới mũi
Điểm nasion - điểm gnathion
Điểm stomion - điểm gnathion

Kí hiệu
tr-gl
sa- sba
n-sn
tr-n
sn-gn
n-sn
n-gn
sto-gn


12

Các góc thường được sử dụng
Bảng 1.4. Các góc trên ảnh mặt nghiêng thường được sử dụng
STT

Các góc

Định nghĩa


Kí hiệu

1

Góc mặt

Đường n-pg và đường thẳng đứng qua n

-n-pg

2

Góc mũi trán

Góc qua 3 điểm gl, n và pn

gl-n-pn

3

Góc lồi mặt

Góc qua 3 điểm n, sn và pg

n-sn-pg

4

Góc mũi


Góc qua 3 điểm pn, n và sn

pn-n-sn

5

Góc mũi mặt

Góc qua 3 điểm pg, n và pn

pg-n-pn

6

Góc mũi môi

Góc qua 3 điểm cm, sn và ls

cm-sn-ls

7

Góc môi cằm

Góc qua 3 điểm li, b và pg



li-b-pg


Hình 1.5: Các kích thước trên ảnh nghiêng [5]
9: ex-sn

14: si-li

19: ex-a

10: pn-sn

15: si-gn

20: ex-ls

11: sn-ss

16: n-sn

21: ex-li

12: ls-ss

17: sn-gn

22: ex-b

13: ss-si

18: ex-pn


23: ex-pg


13

1.1.5. Sự tăng trưởng của khuôn mặt
1.1.5.1. Sự tăng trưởng của xương hàm trên và xương khẩu cái

Hình 1.6: XHT di chuyển xuống dưới và ra trước [7]
Sự tăng trưởng của xương hàm trên theo hai cách: bồi đắp xương ở
đường khớp nối xương hàm trên với xương sọ và nền sọ và bằng sự bồi đắp
xương/tiêu xương bề mặt. Bề mặt xương hàm trên, trái với vòm sọ, có những
thay đổi đáng kể và do đó, những thay đổi ở bề mặt cũng không kém phần
quan trọng so với những thay đổi ở đường khớp. Sự tăng trưởng của xương
hàm trên theo ba chiều trong không gian (chiều rộng – chiều cao – chiều trước
sau) ảnh hưởng lớn đến tâng giữa mặt và kích thước khuôn mặt sau này.
Mặt tăng trưởng theo kiểu “từ phía dưới xương sọ tăng trưởng ra phía
ngoài”, có nghĩa là xương hàm trên khi tăng trưởng phải di chuyển đáng kể
xuống dưới và ra trước so với các xương sọ và nền sọ.


14

1.1.5.2. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới

Hình 1.7: Hình minh họa các vị trí trí bồi xương, tiêu xương,
hướng tăng trưởng của XHD [7]
Xương hàm dưới tăng trưởng từ xương màng và xương sụn. Sau khi
xương đã thành hình, tế bào sụn xuất hiện thành những vùng riêng biệt (lồi
cầu, mỏm vẹt, góc hàm). Sau khi sinh, chỉ có sụn lồi cầu là còn tồn tại và hoạt

động cho tới năm 16 tuổi, có khi tới 25 tuổi (cả sau khi mọc răng khôn). Mặc
dù sụn lồi cầu không giống bản sụn ở đầu chi hay đường khớp sụn, sự tăng
sản, sự tăng dưỡng và sự hình thành xương từ sụn đều xảy ra ở nơi này. Tất cả
những vùng khác của xương hàm dưới đều hình thành và tăng trưởng bằng sự
bồi đắp xương, tiêu xương trực tiếp ở bề mặt [8].
Sự tăng trưởng của xương hàm dưới theo ba chiều (chiều rộng – chiều
cao – chiều trước sau) ảnh hưởng đến tầng dưới của mặt. Sự tăng trưởng của
xương hàm dưới, nhìn từ nền sọ: cằm di chuyển xuống dưới và ra trước. Quan
niệm đúng về sự tăng trưởng của xương hàm dưới là trong khi dịch chuyển
xuống dưới và ra trước, xương hàm dưới gia tăng kích thước bằng sự tăng
trưởng hướng lên trên và ra sau để duy trì mối tiếp xúc với sọ.


15

1.1.5.3. Sự tăng trưởng của mô mềm
Nếu sự tăng trưởng chiều dày mô mềm rất nhanh và khác nhau từ lúc đẻ
tới 3 tuổi thì từ 3 tuổi đến khi dậy thì nó phát triển đều và đến tuổi trưởng
thành thì kết thúc và đôi khi có những thay đổi rất lớn. Chiều dày mô mềm
của trẻ nam hơn trẻ nữ là 3,0 – 4,0mm [7].
- Điểm giữa trên gốc mũi tăng trưởng nhiều hơn ở trẻ nam.
- Điểm Nasion mô mềm có tương quan đều hoặc hơi giảm so với Nasion xương.
- Điểm A ở da tăng khoảng 5mm từ 3-8 tuổi do trưởng thành của vành môi.
- Môi trên chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của mũi.
- Điểm Pogonion da từ 3-18 tuổi tăng ít, ở nam: 2,4mm, nữ: 1mm theo
C’. Burstone.
1.1.5.4. Thời gian của sự tăng trưởng
Sự tăng trưởng của cả hai xương hàm theo ba chiều trong không gian
hoàn tất (hay giảm dầm đến tốc độ tăng trưởng chậm ở người trưởng thành)
theo một thứ tự nhất định.Theo Bjork 1966: Ở giai đoạn trẻ con (dưới 7 tuổi)

thì tốc độ tăng trưởng tụt dốc, nó thay đổi chậm lại ở giai đoạn thiếu niên.
Điều này còn tiếp tục cho đến giai đoạn trước tuổi dậy thì (khoảng 12 đến 13
tuổi). Trong giai đoạn thanh thiếu niên , tốc độ tăng lên đến đỉnh dậy thì và
sau đó có chiều hướng giảm dần đến tuôỉ trưởng thành khi sự tăng trưởng
ngừng lại. Các giai đoạn tăng trưởng này kết hợp chặt chẽ với hormon tăng
trưởng và kiểm soát bởi yếu tố di truyền.


16

Hình 1.8: Tốc độ tăng trưởng của cơ thể qua các giai đoạn
Sự tăng trưởng theo chiều rộng hoàn tất trước, đến sự tăng trưởng theo
chiều trước sau và cuối cùng là sự tăng trưởng theo chiều cao. Sự tăng trưởng
theo chiều rộng ở cả hai xương hàm bao gồm chiều rộng của hai cung răng,
có khuynh hướng chấm dứt trước đỉnh tăng trưởng dậy thì và chỉ bị ảnh
hưởng rất ít nếu có bởi những thay đổi do sự tăng trưởng dậy thì. Cả hai
xương hàm tiếp tục tăng trưởng theo chiều trước sau và chiều cao qua giai
đoạn dậy thì. Ở trẻ gái, trung bình xương hàm trên tăng trưởng xuống dưới và
ra trước chậm dần đến tuổi 14 hay 15 (chính xác hơn là 2-3 năm sau khi xuất
hiện kinh nguyệt lần đầu), sau đó có khuynh hướng tăng trưởng nhẹ hầu như
theo hướng ra trước. Đối với cả bé trai và bé gái, sự tăng trưởng mặt theo


17

chiều cao chấm dứt trễ hơn sự tăng trưởng theo chiều trước sau, chủ yếu là do
sự tăng trưởng trễ theo chiều cao của xương hàm dưới. Sự gia tăng chiều cao
mặt và sự trồi răng kèm theo diễn ra trong suốt cuộc đời, nhưng khi đến 20
tuổi ở nam, và có thể sớm hơn ở nữ, tốc độ gia tăng này sẽ bằng với tốc độ
tăng trưởng chậm của người trưởng thành [8].

Đối với giai đoạn vị thành niên, tương ứng với đó là sự tăng trưởng của
xương hàm luôn tương quan với các giai đoạn phát triển sinh lý. Khuôn mặt
của người trưởng thành bớt nhô hơn do xương hàm dưới và cằm được đưa ra
trước nhiều hơn. Về mặt lâm sàng, sự tăng trưởng của xương hàm trước đỉnh
cao tăng trưởng vị thành niên là một lý do quan trọng để xác định cẩn thận
tuổi sinh học trong quá trình điều trị chỉnh hình [8].
1.2. Các kích thước, góc và tỷ lệ thường được sử dụng khi nghiên
cứu
Theo quan niệm trước đây, khuôn mặt được chia thành ba tầng như minh
họa của Leonardo Da Vinci. Tầng thứ nhất còn gọi là tầng mặt trên, tính từ
đường chân tóc đến điểm nasion (điểm sau nhất của khớp trán mũi trên mặt
phẳng dọc giữa). Tầng thứ hai còn gọi là tầng mặt giữa, tính từ điểm nasion đến
điểm subnasal (điểm dưới mũi, chân vách ngăn giữa mũi và môi trên). Tầng
thứ ba còn gọi là tầng mặt dưới, tính từ điểm subnasal đến điểm menton (điểm
dưới nhất của mô mềm vùng cằm). Theo những công trình nghiên cứu của các
tác giả nước ngoài, chiều cao ba tầng mặt là bằng nhau. Do đường chân tóc ở
mỗi người có sự thay đổi gây khó khăn cho việc đo đạc, đặc biệt là ở những
người hói hay không mọc tóc, nên hiện tại người ta thường quan niệm không
tính chiều cao tầng mặt trên, chỉ tính chiều cao tầng mặt giữa và dưới.
Về tính thẩm mỹ của một khuôn mặt hài hòa, người ta cho rằng một
khuôn mặt có ba điểm: điểm gốc mũi (nasion), điểm dưới mũi (sn) và điểm
lõm giữa môi dưới và cằm (b) tạo nên một đường cong lồi ra ngoài là khuôn


18

mặt đạt độ hài hòa cao nhất [9]. Còn ở khuôn mặt kém hài hòa hơn thì đường
này là một đường thẳng và ở khuôn mặt không hài hòa thì là một đường cong
lõm vào trong (kiểu khuôn mặt đĩa lõm) [5].
Về tính đối xứng của khuôn mặt, hiếm khi có sự đối xứng hoàn hảo qua

mặt phẳng dọc giữa. Tuy nhiên, các điểm trên đường giữa thường nằm trên
một trục. Các đường thẳng đi qua hai điểm ổ mắt, đồng tử, gò má, góc hàm
phải song song với nhau và vuông góc với trục giữa của mặt. Chiều rộng của
khuôn mặt được đánh giá bằng cách chia khuôn mặt thành năm phần bằng
nhau [10]. Chiều rộng một bên mắt nên bằng 1/5 chiều rộng cả khuôn mặt,
cũng như bằng khoảng cách hai cánh mũi [5].

Hình 1.9: Theo Da Vinci – đo ba tầng

Hình 1.10: Đo kích thước các tầng mặt theo

mặt có kích thước bằng nhau [5]

quan niệm hiện đại - tầng mặt giữa chiếm

43% chiều cao mặt na-gn [5]
Trước đây, khi phân tích thẩm mỹ trên khuôn mặt, các chuyên gia thường
đo chiều cao ba tầng mặt được đánh giá rằng khuôn mặt có ba tầng mặt bằng
nhau là khuôn mặt hài hòa lý tưởng nhất (theo như minh họa của Leonardo da
Vinci). Ngày nay các tác giả lại quan niệm không xét tầng mặt trên bởi vị trí
của đường chân tóc thường rất thay đổi, các phép đo ba tầng mặt được thực
hiện trên đường giữa từ trichion tới glabella, từ glabella tới subnasale và từ
subnasal đến menton. Các phép đo được thực hiện từ nasion tới subnasale và
từ subnasale đến menton. Với quan niệm mới hiện đại, tầng mặt giữa chiếm


19

43% chiều cao và tầng mặt dưới chiếm 57% [5]. Có sự khác biệt giữa phương
pháp đo trên ảnh chuẩn hóa và đo trực tiếp trên mặt. Theo Võ Trương Như

Ngọc (2010), kích thước ba tầng mặt khi đo trực tiếp thì khác nhau, mặc dù
mức độ khác biệt không nhiều. Còn đối với phương pháp đo trên ảnh chuẩn
hóa nghiêng, kích thước các tầng mặt xấp xỉ bằng nhau [11].
Đối với trẻ em 7 tuổi, bắt đầu bộ răng hỗn hợp bắt đầu bằng mọc răng số 6
chiều cao của tầng mặt dưới bắt đầu tăng cho tới độ tuổi trưởng thành nên tỉ lệ
giữa các tầng mặt không giống với người trưởng thành. Khi mọc răng số 6 chiều
rộng hàm trên và hàm dưới tăng lên do có sự bồi đắp xương ổ răng phía mặt
ngoài. Thêm vào đó sự tăng trưởng của hàm dưới trong giai đoạn thiếu niên
mạnh hơn xương hàm trên theo hướng ra trước và xuống dưới làm cho cung
răng dưới di chuyển ra trước nhiều hơn, thay đổi tương quan của các răng hàm
lớn thứ nhất.
Mối tương quan của các răng hàm lớn thứ nhất có thể ảnh hưởng tới sự mọc
răng của các răng vĩnh viễn khác trong giai đoạn hàm răng hỗn hợp, qua đó
quyết định sự ổn định của khớp cắn. Chính vì thế tương quan của răng hàm lớn
thứ nhất cũng ảnh hưởng tới các chỉ số kích thước, hình thái khuôn mặt của trẻ
em 7 tuổi.
Phân loại khớp cắn theo Angle:
- Khớp cắn bình thường: núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên
khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới 
- Khớp cắn loại II: đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở
về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới
- Khớp cắn loại III: đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất
hàm trên ở phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất
hàm dưới.


20

Hình 1.11: Phân loại khớp cắn theo Angle: khớp cắn Angle I ( A và B), khớp
cắn Angle II( C và D), khớp cắn Angle III( E và F)

Theo Krmeta (2014) có sự khác biệt rõ ràng về các chỉ số tầng mặt dưới của
nhóm có khớp cắn loại III theo Angle: khoảng Sn- Pg ngắn hơn, góc n- sn- pg lớn
hơn, trong khi đó tầng mặt giữa n- sn không có sự khác biệt với các nhóm khác.
Theo Dimaggio( 2007) chiều cao mặt ở trẻ có khớp cắn loại II có giá trị
lớn nhất nhưng không có sự khác biệt về giới. Góc lồi mặt ở trẻ có khớp cắn
loại II có giá trị nhỏ hơn các loại khác, độ nhô của môi trong khớp cắn loại II
lớn hơn loại III.
1.3. Lịch sử nghiên cứu về hình thái khuôn mặt
1.3.1. Có ba phương pháp
- Đo trực tiếp trên lâm sàng: là phương pháp cơ bản nhất, thực hiện bằng
đo đạc trực tiếp bằng dụng cụ đo trên mô mềm. Hạn chế của phương pháp này


21

là: sự nhạy cảm của một số tổ chức phần mềm với việc đo trực tiếp như mắt;
độ đàn hồi, độ dày và mật độ của tổ chức phần mềm, lực ấn khi sử dụng dụng
cụ đo đạc cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả [2].
- Đo trên phim X-quang: được sử dụng từ sau khi phim X-quang sọ mặt
ra đời, và phổ biến vào những năm 80 của thế kỷ trước. Khắc phục được
những nhược điểm của phương pháp đo trên lâm sàng truyền thống như: có
độ chính xác, độ tin cậy cao, có thể hồi cứu lại, đảm bảo tính chính xác hơn
do đo đạc trên phim X-quang. Nhưng nhược điểm của phương pháp này vẫn
còn như: phụ thuộc vào chất lượng phim, kỹ thuật chụp phim, không chính
xác khi đo đạc mô mềm, bảo quản khó khăn [12].
- Đo trên ảnh chụp: được sử dụng nhiều từ sau năm 1990. Là phương
pháp đo đạc chính xác dựa trên những bức ảnh chuẩn. Cho đến nay, những
chuẩn hóa về vị trí khuôn mặt giúp cải thiện rất lớn độ tin cậy của phương pháp
này [13]. Gavan và cộng sự chỉ ra những hạn chế của việc dùng ảnh trong đo
đạc gồm có những sai sót trong quá trình chụp ảnh (sự biến dạng), ánh sáng và

khoảng cách chụp. Đã có những kỹ thuật được đưa ra để hạn chế tối đa những
vấn đề phát sinh. Và những chỉ số cần đo đạc có thể áp dụng cho không gian
hai chiều [13].
1.3.2. Lịch sử nghiên cứu hình thái khuôn mặt trên thế giới
Trước năm 1985, nhiều tác giả đã sử dụng ảnh trong nghiên cứu để phân tích
sọ mặt như: Broca 1862, Izard 1931, Tanner và Weiner 1949, Gavan và các cộng sự
1952, Stonner 1955, Moorrees và Kean 1958, Neger 1959, Suchner 1977...
Jorgensen (1991) sử dụng máy quay video-ảnh kỹ thuật số cho phép đánh
giá sự thay đổi kích thước mặt trên trẻ Tây Bắc Âu từ 5 tuổi đến 12 tuổi.
Bishara (1995) dùng máy ảnh kỹ thuật số để đánh giá tăng trưởng kích
thước mặt các người trẻ Tây Bắc Âu từ 4-13 tuổi.


22

Berger (1999) sử dụng phim dương bản chụp thẳng để đo đạc thay đổi
của mô mềm trong thời gian dùng biện pháp nong hàm cho thấy các kích
thước trên khuôn mặt có thay đổi trong thời gian điều trị [12].
1.3.3. Lịch sử nghiên cứu hình thái khuôn mặt ở Việt Nam
- Hồ Thị Thùy Trang (1999) cũng khảo sát gương mặt hài hòa bằng máy
ảnh thường và đo bằng tay.
- Nguyễn Hữu Nhân (2001) dùng máy ảnh kỹ thuật số để khảo sát đặc
điểm đo đạc vùng mặt của trẻ 7 tuổi trên ảnh chụp thẳng và nghiêng.
- Võ Trương Như Ngọc (2010), sử dụng phương pháp đo trực tiếp, đo
trên phim sọ mặt và trên ảnh kỹ thuật số, nghiên cứu đặc điểm kết cấu sọ-mặt
và đánh giá khuôn mặt hài hòa ở một nhóm người Việt tuổi từ 18-25.


23


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm học sinh 7 tuổi tại Hà Nội,
được lấy từ mẫu nghiên cứu của đề tài nhà nước
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn và loại trừ theo các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Học sinh có bố mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt (người Kinh).
- Chưa từng điều trị nắn chỉnh răng.
- Tính đến ngày chụp trẻ được 7 tuổi ± 6 tháng (tính theo ngày sinh nhật).
- Hợp tác nghiên cứu.
- Tương quan răng hàm lớn hàm thứ nhất 2 bên ghi nhận được, đã mọc hết
đến mặt phẳng cắn, không có tổn thương tổ chức cứng núm ngoài gần của răng
hàm trên và mặt ngoài răng hàm dưới, không bị mất răng sớm.
Tiêu chuẩn chọn ảnh:
Ảnh phải rõ nét, đủ sáng, các điểm mốc được thấy rõ ràng không nhầm lẫn
Tư thế đầu tự nhiên
Mặt bình thường không nhăn nhó khóc, cười, môi khép nhẹ
Tiêu chuẩn loại trừ
- Có dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.
- Có tiền sử chấn thương vùng hàm mặt.
- Đang mắc các bệnh liên quan đến vùng hàm mặt (như các khối u lành
tính hay ác tính vùng hàm mặt, các viêm nhiễm, áp-xe ở vùng hàm mặt.v.v.)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.


24


2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến ngày 10/2107
- Sơ đồ Grant

2.2.3. Nghiên cứu được thực hiện tại Hà nội theo đề tài cấp nhà
nước
2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Được tính dựa theo công thức: công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính
một tỷ lệ trong quần thể [11],[14].

Trong đó:
n’: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
(1) Sai sót loại I (α): Chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút
ra một kết luận dương tính giả.
(2) Sai sót loại II (β) hoặc lực mẫu (power là 1- β): Chọn β = 0,1 (hoặc
lực mẫu=0,9), tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm tính giả.
 : độ lệch chuẩn.


25

: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với  ). Đối với các phương pháp
đo, xác định chỉ số nhân trắc đầu –mặt bằng phương pháp đo trực tiếp, đo trên
ảnh chuẩn hoá và đo trên mẫu thạch cao thường có sai số cao hơn phương
pháp chụp x quang. Chọn sai số mong muốn là 0,4mm.
Chọn  = 3,64. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Nguyễn
Hữu Nhân về Đặc điểm đo đạc vùng mặt của trẻ 7 tuổi trên ảnh chụp thẳng và
nghiêng bằng máy ảnh kĩ thuật số: khoảng cách ex- sn =
Thay vào công thức ta có:
n = (1,96 + 1,28)2 * 3,642/ 0,16 = 869,30

Cuối cùng, chúng tôi chọn cỡ mẫu n= 870, lấy tối đa theo mẫu
nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước.
2.2.5. Các bước nghiên cứu
- Bước 1: Tập huấn nhóm khám lâm sàng và chụp ảnh để có độ kiên định
cao khi chụp ảnh nghiên cứu. ( chỉ số kappa)
- Bước 2: Lập danh sách đối tượng nghiên cứu.
- Bước 3: Khám sàng lọc.
- Bước 4: Trong số các học sinh thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn, bốc thăm
ngẫu nhiên đối tượng để tiến hành chụp ảnh.
- Bước 5: Chụp ảnh chuẩn hóa kỹ thuật số.
- Bước 6: Đánh dấu các mốc giải phẫu mô mềm cần nghiên cứu trên ảnh.
- Bước 7: Chuẩn hóa ảnh, đo đạc các góc và khoảng cách các điểm mốc
bằng phần mềm.
- Bước 8: Phân tích số liệu thu được bằng phần mềm và một số thuật
toán thống kê khác.
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu có sự đồng ý tự nguyện của các đối tượng nghiên cứu.
- Các thông tin cá nhân của đối tượng sẽ được đảm bảo giữ bí mật.


×