Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THỂ lực BẰNG TEST đi bộ sáu PHÚT ở NGƯỜI CAO TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

NGUYỄN NGỌC AN

§¸NH GI¸ CHøC N¡NG THÓ LùC
B»NG TEST §I Bé S¸U PHóT ë NG¦êI CAO
TUæI
Chuyên ngành

: Nội khoa

Mã số

: 60720140

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền

HÀ NỘI - 2017


CHỮ VIẾT TẮT
6MWD

: Khoảng cách đi bộ trong 6 phút (Six minutes walk ditance).



6MWT

: Thử nghiệm đi bộ 6 phút (Six minutes walk test ).

4MWT

: Thử nghiệm đi bộ 4 mét (4 meter walk test).

AST

: Hội lồng ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society).

BMI

: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index).

COPD

: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Dd

: Đường kính thất trái cuối thì tâm trương (Diastolic diameter).

ĐTĐ

: Đái tháo đường.

EF


: Phân suất tống máu (Ejection fraction).

FEV1

: Thể tích thở gắng sức trong 1 giây
(Forced expiratory volume in on second).

FVC

: Dung tích sống thở mạnh (Forced vital capacity).

JNC

: Joint National Committee (Ủy ban Đồng thuận quốc gia).

NCT

: Người cao tuổi.

NMCT

: Nhồi máu cơ tim.

NYHA

: Hiệp hội Tim mạch New York (New York Heart Association).

THA


: Tăng Huyết Áp.

TUG-test

: Thời gian đứng dậy và đi (time – up – go – test)

VC

: Dung tích sống.


MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................8
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Người cao tuổi............................................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi..................................................................................3
1.1.2. Xu hướng già hóa dân số....................................................................................3
1.1.2.1. Già hóa dân số trên thế giới...........................................................................3
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, kiến thức và các dịch vụ y tế...., quần thể
NCT ngày càng chiếm một tỷ lệ cao trong dân số, nhất là ở các nước đang phát
triển (8 -11% dân số). Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1950
trên thế giới có khoảng 214 triệu NCT, đến năm 1990 đã có khoảng trên 500 triệu
người [12]. Uớc tính đến 2025 sẽ có 1121 triệu NCT. Sự gia tăng dân số người
NCT diễn ra rõ rệt nhất ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh. Các châu lục này
hiện nay có khoảng 250 NCT, nhưng đến 2025 sẽ tăng đến 800 triệu người [13].....3
1.1.2.2. Già hóa dân số tại Việt Nam..........................................................................3
1.1.3. Đặc điểm về sức khỏe và bệnh tật của NCT.......................................................4
1.1.3.1. Tỷ lệ NCT có sức khỏe yếu tăng theo tuổi....................................................4

1.1.3.2. Đa bệnh lý.....................................................................................................5
1.1.3.3. Tỷ lệ mắc các hội chứng Lão khoa xu hướng tăng.......................................5
1.1.3.4. Mô hình bệnh tật chuyển từ bệnh lây nhiễm sang bệnh không lây nhiễm....5
1.2. Test đi bộ 6 phút.........................................................................................................6
1.2.1. Đại cương............................................................................................................6
1.2.2. Lịch sử phát triển của 6MWT.............................................................................6
1.2.3. Ứng dụng 6MWT................................................................................................7
1.2.4. Chống chỉ định....................................................................................................8
1.2.5. Cách thực hiện 6MWT........................................................................................8
1.2.5.1. Vị trí..............................................................................................................8
1.2.5.2. Các thiết bị bắt buộc......................................................................................8
1.2.5.3. Chuẩn bị cho đối tượng nghiên cứu..............................................................9
1.2.5.4. Quy trình tiến hành đo...................................................................................9
1.2.5.5. Các vấn đề an toàn khi thực hiện 6MWT....................................................11
1.2.6. Các yếu tố liên quan đến khoảng cách đi bộ 6 phút (6MWD)..........................13
1.2.6.1. Chiều cao, cân nặng, BMI...........................................................................13
1.2.6.2. Giới tính.......................................................................................................13


1.2.6.3. Tuổi..............................................................................................................14
1.2.6.4. Bệnh phổi mãn tính.....................................................................................14
1.2.6.5. Bệnh lý tim mạch........................................................................................15
1.2.6.6. Hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT).....................................................16
1.3. Một số Test chức năng khác đánh giá hoạt động thể chất trên NCT........................16
1.3.1. Đo cơ lực tay (Grip test)...................................................................................16
1.3.2. Thang điểm thăng bằng Berg (Berg Balance Scale - BBS)..............................18
1.3.3. Thời gian đứng dậy và đi (Time Up And Go Test -TUG - test)........................19
1.4. Một số nghiên cứu về 6MWT trên NCT...................................................................19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............21

2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................22
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn................................................................................................22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................22
2.3.2. Cách chọn mẫu nghiên cứu...............................................................................22
2.3.3. Quy trình thu thập thông tin..............................................................................23
2.3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................23
2.3.3.2. Các bước thu thập số liệu............................................................................23
2.3.4. Các biến số, chỉ số và các tiêu chuẩn đánh giá.................................................24
2.3.4.1.Thông tin chung về đối tượng......................................................................24
2.3.4.2. Test đi bộ 6 phút..........................................................................................25
2.3.4.3. Các yếu tố liên quan đến 6MWT.................................................................27
2.3.5. Sơ đồ nghiên cứu..............................................................................................29
2.4. Phân tích và xử lí số liệu...........................................................................................30
- Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData.........................................................................30
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài....................................................................................30

Chương 3........................................................................................................32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................32
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:...................................................................32
3.2. Quãng đường trung bình đi được trong 6 phút của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
................................................................................................................................33
34


3.3. Quãng đường đi được trong sáu phút và một số yếu tố liên quan............................36
3.3.1. 6MWD với giới tính..........................................................................................36
3.3.2. 6MWD với tuổi.................................................................................................37

3.3.3. 6MWD với chiều cao........................................................................................37
3.3.4. 6MWD với cân nặng.........................................................................................38
3.3.5. 6MWD với BMI................................................................................................39
3.3.6. 6MWD với thời gian đứng dậy và đi (Time – Up – Go test)............................40
Nhận xét:.....................................................................................................................42
Trong nhóm đối tượng 60-69 tuổi, 6MWT có tương quan tỉ lệ nghịch mức độ trung
bình với TUG-test với r = -0,4815, nhóm 70-79 tuổi và nhóm ≥ 80 tuổi, mức
độ tương quan trở lên chặt chẽ với hệ số tương quan lần lượt là r = -0,6421 và
r = -0,6652. Có ý nghĩa thống kê với p<0,01..................................................42
3.3.7. 6MWD với Test đi bộ 4m (4MWT)..................................................................42
43
Nhận xét:..........................................................................................................................43
6MWT có tương quan tỉ lệ nghịch mức độ chặt chẽ với test đi bộ 4m trong nhóm đối
tượng 60-69 tuổi và 70-79 tuổi (r = -0,5483 và r = -0,6848; p<0,01). Tương quan
giữa hai test này được nâng lên mức độ rất chặt chẽ ở nhóm đối tượng ≥ 80 tuổi (r
= -0,7798; p<0,01).................................................................................................43
3.3.8. 6MWD với cơ lực tay (Grips test)....................................................................43
44
Nhận xét:..........................................................................................................................44
3.3.9 Phân tích hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan đến 6MWT.........................45
Nhận xét:....................................................................................................................45
Trong mô hình phân tích hồi quy đa biến này, các biến liên quan giải thích được
59,52% sự thay đổi trong kết quả của 6MWD.......................................................45

Chương 4........................................................................................................45
BÀN LUẬN....................................................................................................45
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:.............................................................45
4.2. Quãng đường đi được trong sáu phút:......................................................................47
6MWD và giới tính:.........................................................................................................49



6MWD theo nhóm tuổi:...................................................................................................50
4.3 6MWT và một số yếu tố liên quan:...........................................................................50
6MWT tương quan với tuổi:.......................................................................................50
6MWT tương quan với chiều cao:..............................................................................52
6MWT tương quan với cân nặng:...............................................................................52
6MWT tương quan với chỉ số BMI:...........................................................................53
6MWT tương quan với thời gian đứng dậy và đi (Time – Up – Go test):..................55
6MWT tương quan với test đi bộ 4 mét (4MWT):.....................................................56
6MWT tương quan với đo cơ lực tay (Grips test):.....................................................57
Phân tích hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan đến 6MWT:......................................58
6MWD(m) = 361 – 4 x Tuổi (năm) + 2 x chiều cao (cm) 3 x (nhịp tim/nhịp tim max %)
– 1,5 x cân nặng (kg) – 30 (nếu là nữ)...................................................................60

KẾT LUẬN....................................................................................................60
Qua nghiên cứu đánh giá chức năng thể lực bằng test đi bộ sáu phút ơ
người cao tuổi trên 516 đối tượng nghiên cứu sinh sống tại cộng đồng,
chúng tôi kết luận như sau:..........................................................................61
1.Đánh giá chức năng thể lực bằng test đi bộ sáu phút trên NCT:...........61
Quãng đường trung bình đi được trong sáu phút của NCT sinh sống tại
cộng đồng là 384,05 ± 83,06m.......................................................................61
2.6MWT và một số yếu tố liên quan:...........................................................61
Chúng tôi thiết lập được mô hình tương quan tuyến tính dự đoán quãng đường đi
được trong sáu phút thông qua các yếu tố tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng,
BMI, thời gian đứng lên và đi, test đi bộ 4 mét và đo cơ lực tay:...................61
6MWT (m) = - 1,45 x tuổi + 4,37 x giới tính – 0,87 x chiều cao + 2,66 x cân nặng –
4,34 x BMI – 6,98 x TUG-test – 30,24 x 4MWT + 0,75 x Grips test + 776. .61

Mô hình này giải thích được 59,52% sự thay đổi quãng đường đi được
trong sáu phút của NCT sống tại cộng đồng...............................................61

KIẾN NGHỊ...................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình trạng sức khỏe của NCT theo lứa tuổi [15].........................5
Bảng 1.2. 14 nhiệm vụ trong BBS [51].........................................................18
Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới [59]. 24
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu (n=516)........................32
Bảng 3.2: 6MWD theo giới tính...................................................................36
Bảng 3.3: 6MWD tương quan với TUG-test xét theo từng nhóm đối
tượng phân theo tuổi.....................................................................................41
Bảng 3.4: Một số yếu tố liên quan đến 6MWT qua phân tích hồi quy đa
biến (n=516)....................................................................................................45


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Quãng đường trung bình đi được trong sáu phút của nhóm
đối tượng nghiên cứu phân theo giới tính (đơn vị mét).............................34
Biểu đồ 3.2: Quãng đường trung bình đi được trong sáu phút của nhóm
đối tượng nghiên cứu phân theo nhóm tuổi (đơn vị mét)..........................35
Biểu đồ 3.3 Quãng đường trung bình đi được trong sáu phút của nhóm
đối tượng nghiên cứu phân theo chỉ số BMI...............................................36
(đơn vị mét)....................................................................................................36
Biểu đồ 3.4: 6MWD tương quan với tuổi....................................................37
Biểu đồ 3.5: 6MWD tương quan với chiều cao...........................................38
Biểu đồ 3.6: 6MWD tương quan với cân nặng...........................................39
Biểu đồ 3.7: 6MWD tương quan với chỉ số BMI........................................40
Biểu đồ 3.8: 6MWD tương quan với Time – Up – Go test.........................41
Biểu đồ 3.9: 6MWD tương quan với test đi bộ 4m (4MWT).....................42

Biểu đồ 3.10: 6MWD tương quan với Grips test........................................44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuổi thọ của dân số thế giới đang tăng lên. Ước tính trong vòng 30 năm
tới, tỉ lệ người cao tuổi (NCT) tăng gấp đôi [1]. Tại Việt Nam, theo dự báo
dân số của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ NCT so với tổng dân số Việt Nam sẽ đạt
con số 10% vào năm 2017. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn dân số
“già hóa”. Quá trình lão hóa đi kèm với giảm dần khả năng gắng sức và thay
đổi chức năng trong cơ thể, trong đó có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện
các công việc hàng ngày và khả năng độc lập cá nhân [2].
Sự suy giảm và hạn chế chức năng hệ thống cơ quan trên nhóm người
NCT có liên quan đến tăng tỉ lệ nhập viện, tiên lượng tử vong và giảm tuổi
thọ [3]. Để đánh giá sự suy giảm chức năng hệ thống cơ quan, test chức năng
đánh giá hoạt động thể chất đã chứng minh được vai trò trong chẩn đoán, theo
dõi điều trị và tiên lượng, các test thường sử dụng như: Test đi bộ sáu phút
(Six Minute Walking Test - 6MWT), đo cơ lực tay (Grip test), thời gian đứng
dậy và đi (Time Up Go Test - TUG), test đi bộ 4 mét (4 meter walk test –
4MWT), nghiệm pháp gắng sức…[4].
6MWT có ưu điểm thực hiện đơn giản, rẻ tiền, được ứng dụng rộng rãi
trong phục hồi chức năng và nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân, người khỏe
mạnh và NCT [5]. 6MWT là một test chức năng gắng sức rất an toàn, bệnh
nhân có thể tự dừng lại bất cứ khi nào thấy không thể và có thể làm lại nhiều
lần [6]. Giá trị của 6MWT trên nhóm bệnh hô hấp, tim mạch mãn tính trong
chẩn đoán, tiên lượng hoặc đánh giá sau quá trình điều trị đã được chứng
minh qua nhiều nghiên cứu [7,8].
Trên NCT, quá trình lão hóa, suy giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn,
giảm khối lượng cơ, thoái hóa khớp, sự mất cân bằng về dinh dưỡng, những

tổn thương về thần kinh trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên khả năng di


2

chuyển, tốc độ di chuyển, chức năng thăng bằng và những hoạt động gắng
sức. Quãng đường đi được trong 6 phút như một đánh giá chức năng không
riêng một cơ quan, một thước đo giá trị tổng thể khả năng hoạt động thể lực,
vận động gắng sức ở mức độ tương ứng với những lỗ lực thường xuyên trong
công việc hàng ngày, có giá trị kết hợp trong chẩn đoán, theo dõi điều trị, tiên
lượng và dự đoán nguy cơ bất lợi về sức khỏe [9].
Trên thế giới, những nghiên cứu, ứng dụng của 6MWT trên NCT rất
phổ biến. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có nhiều ứng dụng của 6MWT trên
NCT. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá chức năng thể lực
bằng test đi bộ sáu phút ơ người cao tuổi” với mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá chức năng thể lực ở người cao tuổi bằng test đi bộ sáu
phút.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến test đi bộ sáu phút ở các đối
tượng nghiên cứu trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Người cao tuổi
1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi
Theo quy ước chung của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, NCT là người 60 tuổi
trở lên. Trong đó, phân loại NCT theo nhóm tuổi [10]:
+ Sơ lão từ 60 − 69 tuổi.

+ Trung lão từ 70 − 79 tuổi.
+ Đại lão từ ≥ 80 trở lên.
Tại Việt Nam, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội về NCT (số:
23/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/200) quy định NCT là người có độ tuổi
từ 60 trở lên.
1.1.2. Xu hướng già hóa dân số.
1.1.2.1. Già hóa dân số trên thế giới
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, kiến thức và các dịch vụ y tế....,
quần thể NCT ngày càng chiếm một tỷ lệ cao trong dân số, nhất là ở các nước
đang phát triển (8 -11% dân số). Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) năm 1950 trên thế giới có khoảng 214 triệu NCT, đến năm 1990 đã có
khoảng trên 500 triệu người [12]. Uớc tính đến 2025 sẽ có 1121 triệu NCT.
Sự gia tăng dân số người NCT diễn ra rõ rệt nhất ở Châu Á, Châu Phi, Châu
Mỹ La tinh. Các châu lục này hiện nay có khoảng 250 NCT, nhưng đến 2025
sẽ tăng đến 800 triệu người [13].
1.1.2.2. Già hóa dân số tại Việt Nam
Dân số cao tuổi Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và
tỷ lệ so với tổng dân số. Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á -


4

Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), dân số một nước sẽ bước
vào thời kỳ già hóa khi tỷ lệ NCT chiếm hơn 10% tổng dân số. Theo dự báo
dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ NCT so với tổng dân số ở Việt
Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính thức
bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017 [14].
Trong ba thập kỷ qua, Tỷ lệ NCT ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng do
ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng lên.
Tổng tỷ suất sinh giảm từ 5,25 vào năm 1975 xuống 3,8 vào năm 1989 và

2,03 vào năm 2009. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 2009 chỉ là 16‰,
giảm 20 điểm phần nghìn so với năm 1999. Tuổi thọ trung bình của dân số là
72,8 tuổi vào năm 2009, tăng 4,6 tuổi và 8 tuổi so với năm 1999 và 1989. Tốc
độ tăng dân số giảm từ mức trung bình 2,4%/năm giai đoạn 1975-1989 xuống
mức 1,7% giai đoạn 1989-1999 và 1,2% giai đoạn 1999-2009. Do đó, trong
những thập kỷ qua, cơ cấu tuổi dân số Việt Nam biến động mạnh theo hướng:
tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động
(15-59) tăng lên; và tỷ lệ NCT (từ 60 trở lên) cũng tăng nhanh. Trong giai
đoạn 1979-2009, tổng dân số tăng 1,6 lần, dân số trẻ em giảm gần một nửa,
dân số trong độ tuổi lao động tăng 2,08 lần, còn dân số cao tuổi tăng 2,12 lần.
Như vậy, tỷ lệ NCT tăng nhanh nhất so với tất cả các nhóm dân số khác trong
giai đoạn này. Đây chính là đặc điểm đầu tiên, nổi bật nhất của quá trình già
hóa dân số ở Việt Nam [14].
1.1.3. Đặc điểm về sức khỏe và bệnh tật của NCT
1.1.3.1. Tỷ lệ NCT có sức khỏe yếu tăng theo tuổi
Phân theo lứa tuổi, nghiên cứu Evans và cộng sự (2007) cho thấy tình
trạng sức khỏe của NCT phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác, trong đó tuổi càng
tăng thì tỷ lệ NCT có sức khỏe yếu càng cao, số bệnh mắc phải càng lớn và
thời gian nằm bệnh càng dài [15].


5

Bảng 1.1: Tình trạng sức khỏe của NCT theo lứa tuổi [15].
Độ tuổi
Tình trạng sức khỏe %
Tốt
Trung bình
Yếu


60 – 69

70 – 79

≥ 80

Chung

8,37
64,82
26,82

3,34
52,86
43,80

2,23
29,46
68,30

5,32
52,71
41,97

1.1.3.2. Đa bệnh lý
Mô hình nguyên nhân và bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh chóng,
khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng. Trong nghiên cứu của
Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) cho thấy 95% NCT có bệnh và chủ yếu là
bệnh mãn tính không lây nhiễm như cơ xương khớp (40,62%); tim mạch và
huyết áp (45,6%); tiền liệt tuyến (63,8%); rối loạn tiểu tiện (35,7%) [16].

1.1.3.3. Tỷ lệ mắc các hội chứng Lão khoa xu hướng tăng
Các hội chứng Lão khoa (trầm cảm, sa sút trí tuệ, ngã, rối loạn giấc
ngủ…) có xu hướng tăng và tỉ lệ NCT mắc các bệnh này tăng khi tuổi tăng
lên. Theo nghiên cứu của Phạm Thắng và Đỗ Khánh Hỷ (2009) tỉ lệ mắc hội
chứng sa sút tâm thần (3,9%) ở nhóm tuổi 60 – 74, tăng lên (9,8%) ở nhóm
≥75 tuổi, mắc hội chứng trầm cảm với tỷ lệ (0,8%) ở nhóm 60 – 74 tuổi, tăng
lên (2,3%) ở nhóm ≥75 tuổi [63].
1.1.3.4. Mô hình bệnh tật chuyển từ bệnh lây nhiễm sang bệnh không lây nhiễm
Mô hình bệnh tật của NCT chuyển từ bệnh lây nhiễm sang bệnh mãn
tính, không lây nhiễm đang là thách thức lớn cho Việt Nam vì các bệnh không
lây nhiễm thường có thời gian tiềm tàng kéo dài với các tình trạng tiền bệnh
như thừa cân, béo phì… Do không khám bệnh thường xuyên và nhiều thói
quen ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe (đặc biệt với nam giới cao tuổi
như hút thuốc, uống rượu…) nên đối với NCT ở Việt Nam thì bệnh không lây
nhiễm lại càng trở nên nghiêm trọng và việc điều trị và chữa trị rất tốn kém do
bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn [63].


6

Hệ quả của sự thay đổi mô hình bệnh tật là các bệnh không lây nhiễm
đang nhanh chóng trở thành nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn phế
cho NCT và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong những thập niên tới [63].
Nguy cơ khuyết tật của NCT ở Việt Nam cũng rất cao, trong đó khuyết tật
thường gặp là mất thị lực và thính lực. Tình trạng này có thể khiến cho NCT
tự ti và giảm giao tiếp xã hội. Xét theo độ tuổi, kết quả từ Tổng Điều tra Dân
số và Nhà ở năm 2009 cho thấy tỷ lệ khuyết tật của NCT tăng lên khi tuổi cao
hơn [17].
1.2. Test đi bộ 6 phút
1.2.1. Đại cương

Test đi bộ 6 phút (6MWT) là một trắc nghiệm đánh giá hoạt động chức
năng một cách khách quan bằng cách đo lường quãng đường đi được trong
khoảng thời gian 6 phút của người thực hiện trắc nghiệm [18].
1.2.2. Lịch sử phát triển của 6MWT
Được phát triển từ một bài tập đơn giản của thể dục thể chất, năm 1960
Kenneth H Cooper là người đầu tiên đưa ra thử nghiệm đi bộ 12 phút [19].
Năm 1976, C.R. Macgavin và các đồng nghiệp đã bắt đầu sử dụng test đi bộ
12 phút để đánh giá chức năng thể lực ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính
[20]. Năm 1982 Butland và đồng nghiệp đã đưa ra nghiên cứu so sánh thử
nghiệm đi bộ với các khảng thời gian là 2, 6 và 12 phút và xác định rằng kết
quả 6 phút tương quan mạnh với 12 phút [21]. 6MWT được thay thế thử
nghiệm đi bộ 12 phút trong đánh giá về khả năng hoạt động thể chất. 6MWT
đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều trung tâm nghiên cứu và các phòng thí
nghiệm trên quần thể bệnh nhân COPD, viêm phế quản mãn. Năm 1985 lần
đầu tiên được sử dụng trên những bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu của
Guyatt, Lipkin và cộng sự [22,23]. Khi thử nghiệm được sử dụng rộng rãi hơn
các biến thể nhẹ trên các khía cạnh của thử nghiệm bắt đầu phát triển. Đầu


7

tiên, hình dạng và khoảng cách của thử nghiệm bắt đầu thay đổi, một số nhà
nghiên cứu sử dụng đi thẳng, một số khác sử dụng đi bộ hình tròn, hình bầu
dục, hình chữ nhật. Những người sử dụng một đường thẳng trong thử nghiệm
thường là một hành lang, có sự thay đổi khoảng cách giữa điểm bắt đầu và
điểm kết thúc 20, 30 hoặc 50 mét. Để giảm các biến thể và chuẩn hóa các
bước sử dụng 6MWT, tháng ba năm 2002 Hội Lồng ngực Mỹ công bố một tài
liệu tham khảo có giá trị cho các nhà khoa học quan tâm trong việc sử dụng
6MWT, hoàn chỉnh với các hướng dẫn cụ thể từng bước một [6].
1.2.3. Ứng dụng 6MWT

Thử nghiệm này đo khoảng cách mà một người có thể nhanh chóng đi
bộ trên một bề mặt cứng phẳng trong thời gian 6 phút. Nó đánh giá khả năng
tích hợp của tất cả các hệ thống liên quan trong quá trình hoạt động, bao gồm
hệ tim mạch, hô hấp, máu, thần kinh cơ và chuyển hóa năng lượng …Nó
không cung cấp thông tin cụ thể về các chức năng của từng cơ quan và hệ
thống khác nhau tham gia vào tập thể dục hoặc cơ chế hạn chế tập thể dục.
Ứng dụng lâm sàng 6MWT ban đầu chủ yếu là để đo lường chức năng thể lực
ở bệnh nhân có bệnh tim mạch, hô hấp, hoặc trên những NCT.
Trên các bệnh nhân tim mạch, 6MWT có giá trị đánh giá chức năng gắng
sức, tiên lượng, theo dõi tiến triển bệnh, so sánh trước và sau điều trị [24-26].
Đối với hệ hô hấp, thường trên nhóm bệnh nhân viêm phế quản mạn
tính hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). 6MWT đã được sử dụng
thường xuyên để đo những thay đổi trong trạng thái chức năng theo thời gian,
sử dụng trước và sau can thiệp, điều trị hoặc các chương trình phục hồi chức
năng phổi ở bệnh nhân giảm thể tích phổi, ghép phổi [27,28].
NCT bị hạn chế về khả năng gắng sức do sự suy giảm chức năng ở
nhiều cơ quan, 6MWT là một trong các thăm dò chức năng đánh giá khả năng


8

hoạt động thể chất [29,30] và là yếu tố dự báo khuyết tật, tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong [31,32].
1.2.4. Chống chỉ định
Chống chỉ định tuyệt đối [6]:
- Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định đã được chẩn đoán.
- Tiền sử có NMCT hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định trong vòng
một tháng trước.
- Suy hô hấp.
Chống chỉ định tương đối [6]:

- Nhịp tim lúc nghỉ ≥ 120 chu kỳ/ phút.
- Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg.
- Huyết áp tâm trương ≥ 120 mmHg.
- Đau thắt ngực không ổn định không phải là chống chỉ định tuyệt đối,
nhưng với những bệnh nhân này nên cho dùng thuốc chống đau thắt ngực và
có sẵn nitrat trong hộp thuốc cấp cứu.
- Kết quả điện tim nghỉ ngơi trong vòng 6 tháng gần đây nên được xem
xét trước khi thử nghiệm.
1.2.5. Cách thực hiện 6MWT.
Các bước thực hiện 6MWT theo hướng dẫn của Hội Lồng ngực Mỹ
năm 2002 [6]:
1.2.5.1. Vị trí.
Thử nghiệm nên được thực hiện trong nhà, trên hành lang bằng phẳng, bề
mặt cứng, ít người qua lại. Nếu thời tiết thuận lợi có thể thực hiện ngoài trời.
Chiều dài hành lang đi bộ là 30 mét, đánh dấu địa điểm quay vòng bằng
một cọc tiêu hình nón.
Một hành lang ngắn đòi hỏi đối tượng nghiên cứu mất nhiều thời gian
để điều chỉnh hướng di chuyển, vì vậy ảnh hưởng đến kết quả 6MWT.
1.2.5.2. Các thiết bị bắt buộc.


9

- Đồng hồ đếm ngược.
- Hai cột mốc hình nón nhỏ để đánh dấu điểm quay vòng.
- Một chiếc ghế có thể di chuyển dọc theo quá trình đi bộ.
- Bút, giấy có sẵn bảng kiểm ghi kết quả.
- Máy đo huyết áp.
1.2.5.3. Chuẩn bị cho đối tượng nghiên cứu.
- Lựa chọn trang phục thoải mái.

- Giày, dép thích hợp cho việc đi bộ.
- Nên ăn sáng trước thời điểm kiểm tra vào sáng sớm, hoặc nên tiến hành
thử nghiệm vào đầu giờ chiều.
- Nên tránh các hoạt động gắng sức trong vòng 2 giờ trước thử nghiệm.
1.2.5.4. Quy trình tiến hành đo.
Lặp lại các thử nghiệm vào cùng một thời điểm để giảm thiểu sự biến đổi
trong ngày của đối tượng nghiên cứu.
Không nên khởi động trước khi thực hiện nghiệm pháp.
Đối tượng nghiên cứu ngồi nghỉ ngơi trên ghế gần điểm xuất phát ít nhất
10 phút trước khi bắt đầu. Trong thời gian này, kỹ thuật viên tiến hành đo nhịp
tim, huyết áp, kiểm tra trang phục đảm bảo hợp lý, điền thông tin vào bảng số
liệu.
Cài đặt đồng hồ đếm ngược ở giá trị 6 phút.
Hướng dẫn cho người thực hiện test như sau:
“ Mục tiêu của thử nghiệm này là ông/bà sẽ cố gắng đi bộ quãng đường
dài nhất có thể trong 6 phút. Ông/bà sẽ đi bộ qua lại hành lang này, bắt đầu từ
điểm xuất phát đến vị trí hình nón trên sau đó quay vòng trở lại. Khoảng thời
gian 6 phút là tương đối dài, có thể khiến ông/bà kiệt sức, vì vậy ông/bà có thể
đi chậm hoặc dừng lại để nghỉ ngơi khi cần thiết. Ông/bà có thể tựa vào tường


10

khi nghỉ ngơi nhưng tiếp tục đi bộ ngay khi có thể. Nếu thấy không đủ sức để
tiếp tục đi bộ, ông/bà có thể dừng hẳn bất cứ lúc nào. Ông/bà sẽ cần quay vòng
lại mỗi khi đến 2 đầu có cột mốc hình nón. Tốc độ nhanh nhất có thể nhưng
không được phép chạy. Tôi sẽ theo dõi số lượng vòng ông/bà đi được. Tôi sẽ đi
một vòng để ông/bà dễ hình dung”.
Sau đó kỹ thuật viên sẽ đi bộ mẫu một vòng.
Khi người thực hiện đứng vào vạch xuất phát, kỹ thuật viên cũng đứng

ngay gần đó. Không được đi bộ cùng. Bắt đầu bấm giờ hẹn 6 phút đếm ngược
ngay khi đối tượng nghiên cứu bắt đầu thực hiện đi bộ.
Không để đối tượng nghiên cứu nói chuyện với bất cứ ai trong quá
trình đi bộ. Tập trung theo dõi để đếm đúng số vòng đi được. Sử dụng một
giọng thích hợp và ngôn ngữ chuẩn để khuyến khích, sau mỗi phút, nói với
đối tượng thực hiện như sau:
Sau phút đầu tiên: “Ông/bà đã làm tốt, ông/bà có 5 phút để

o
đi”

Sau phút thứ hai: “Hãy tiếp tục đi bộ, ông/bà còn 4 phút

o
nữa”

Sau phút thứ ba: “Ông/bà đang làm tốt, đã hoàn thành một nửa

o
thời gian”

Sau phút thứ tư: “Hãy tiếp tục đi bộ, ông/bà chỉ còn 2 phút

o
nữa”

Khi thời gian chỉ còn 1 phút: “Ông/bà đang làm tốt, chỉ có 1

o
phút để đi”

o

Khi đồng hồ báo còn 15 giây: “Sau 15 giây nữa, tôi sẽ báo
cho ông/bà biết để dừng lại. Ông/bà chỉ cần đứng tại chỗ, tôi sẽ đến”


11

Không dùng các ngôn từ khác để động viên hoặc ngôn ngữ cơ thể để cổ
vũ làm tăng tốc độ.
Nếu đối tượng nghiên cứu ngừng lại trong khi đi bộ và còn một phần
thời gian, không được dừng đồng hồ đếm ngược, nói với đối tượng nghiên
cứu: “Ông/bà có thể dựa vào tường, sau đó tiếp tục đi bộ bất cứ khi nào
ông/bà cảm thấy có thể”.
Nếu người thực hiện test quyết định dừng lại quá trình thử nghiệm, hoặc
kỹ thuật viên theo dõi quyết định không nên tiếp tục, mang ghế ngồi cho đối
tượng nghiên cứu và lưu ý trên bảng khoảng cách, thời gian dừng lại và lý do
dừng sớm.
Tính quãng đường đi được trong 6 phút ra đơn vị mét, mỗi vòng đi được
nhân với 60 mét cộng thêm số mét đi được của vòng cuối.
Chúc mừng đối tượng nghiên cứu đã hoàn thành bài thử nghiệm.
1.2.5.5. Các vấn đề an toàn khi thực hiện 6MWT.
Thử nghiệm thực hiện ở nơi thuận tiện trong việc đưa bệnh nhân đi cấp
cứu trong những tình huống khẩn cấp.
Vật tư có sẵn bao gồm: oxy, nitroglycerine dưới lưỡi, thuốc hạ áp
nhanh.
Một kỹ thuật viên có kiến thức và kỹ năng trong cấp cứu hồi sinh tim
phổi cơ bản.
Nếu một bệnh nhân điều trị oxy mãn tính, nên để oxy ở mức tiêu chuẩn
của họ.

Lý do lập tức dừng lại gồm một trong các triệu chứng sau: đau ngực, khó thở
từ mức độ vừa, chuột rút ở chân, toát mồ hôi, hoảng hốt, da nhợt hoặc tím tái.
Hai nghiên cứu lớn trên hàng ngàn bệnh nhân cao tuổi của Roomi J
(1996) và Enright PL (2003) đã không thấy một tai biến nào được ghi nhận
[18,32]. Trong thử nghiệm, bệnh nhân sẽ tự điều chỉnh nhịp độ đi bộ của mình
và có thể dừng lại nghỉ bất cứ lúc nào và trở lại đi khi có thể hoặc dừng cuộc


12

kiểm tra tại thời điểm đó nếu bệnh nhân thấy không thể tiếp tục hoặc nhân
viên theo dõi kiểm tra thấy có chống chỉ định.


13

1.2.6. Các yếu tố liên quan đến khoảng cách đi bộ 6 phút (6MWD).
1.2.6.1. Chiều cao, cân nặng, BMI.
Paul L. Enright và Duane L. Serrill (năm 1998) đã thiết lập phương trình
tham khảo để dự đoán tổng quãng đường đi được trong 6 phút (6MWD) cho
người trưởng thành khỏe mạnh trong một nghiên cứu trên 117 nam và 173 nữ
độ tuổi từ 40 – 80. Phương trình dựa trên chiều cao, cân nặng và tuổi được ghi
nhận như sau:
+ Nam:6MWD = (7,57 x Chiều cao(cm)) – (5,02 x Tuổi) – (1,76 x Cân
nặng(kg)) – 309m
+ Nữ:6MWD = (2,11 x Chiều cao(cm)) – (5,78 x Tuổi) – (2,29 x Cân
nặng(kg)) + 667m
Hoặc ước tính theo chỉ số khối cơ thể (BMI, đơn vị kg/m2):
+ Nam:6MWD = 1140m – (5,61 x BMI) – (6,94 x Tuổi)
+ Nữ:6MWD = 1017m – (6,24 x BMI) – (5,83 x Tuổi)

Theo kết quả nghiên cứu, giá trị 6MWD trung bình của nam giới là
576m và của nữ giới là 494m [34].
Trong một nghiên cứu ở 328 trẻ em (54% nam) độ tuổi 4 – 11 ở Anh
do Lammers AE và công sự cho kết quả quãng đường đi được trong 6 phút
tương quan với tuổi (r = 0,64; p < 0,0001), trọng lượng cơ thể (r = 0,51;
p<0,0001) và chiều cao (r = 0,65; p < 0,0001) với khoảng cách trung bình
470 ± 59m [35].
1.2.6.2. Giới tính
Trong nghiên cứu trên 51 người khỏe mạnh độ tuổi từ 50 đến 85 của
T.Troosters và đồng nghiệp (năm 1999), kết quả quãng đường đi được trong
cả nhóm tình nguyện là 631 ± 93m. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
quãng đường 84m (p < 0,001) giữa hai nhóm nam và nữ. Đồng thời cho thấy
mối tương quan giữa 6MWD với tuổi (r = -0,51; p < 0,01) và chiều cao
( r=0,54; p < 0,01) [36].


14

Một nghiên cứu khác của Bernadine Camarri và đồng nghiệp tại
Australia (2006) trên 70 tình nguyện viên khỏe mạnh độ tuổi từ 55 đến 75 (33
nam và 37 nữ). Không có sự khác biệt đáng kể về chỉ số BMI, chiều dài chân,
mức độ hoạt động thể chất và tiền sử hút thuốc lá giữa hai nhóm đối tượng,
kết quả 6MWD của cả hai nhóm trong 3 lần thử nghiệm lần lượt là 626 ±63m,
645 ± 58m và 655 ± 61m. Đối với nhóm 33 nam giới cho kết quả cụ thể 3 lần
test: 652 ± 58m, 669 ± 49m và 685 ± 49m, kết quả của nhóm nữ giới:
603±60m, 623 ± 57m, 628 ± 59m. Khoảng cách trênh lệch là 59 mét
(p<0,001) giữa nam và nữ là có ý nghĩa thống kê [37].
1.2.6.3. Tuổi.
Tuổi tăng lên với quãng đường đi bộ trong 6 phút giảm dần. Đó là kết
quả thu được trong một nghiên cứu đa quốc gia với cỡ mẫu là 444 (trong đó

có 238 nam). Các đối tượng tham gia được chia thành 4 nhóm theo tuổi, kết
quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: 40 đến 49 tuổi là 611± 85m,
tuổi từ 50 đến 59 là 588 ± 91m, tuổi từ 60 đến 69 là 559 ± 80m và 70 đến 80
tuổi đi được 514 ± 71m (p<0,001). Như vậy có thể kết luận tuổi có một ảnh
hưởng lớn đến 6MWD, giảm đáng kể trong dân số độ tuổi cao hơn [38].
1.2.6.4. Bệnh phổi mãn tính.
Thử nghiệm 12 phút đi bộ (tiền thân của 6MWT) đã lần đầu tiên được
C.R. Macgavin và các đồng nghiệp thử nghiệm trên những bệnh nhân viêm
phế quản mãn tính (năm 1976). Kết quả cho thấy có mối tương quan chặt chẽ
giữa khoảng cách đi bộ được trong 12 phút với chỉ số FEV 1 (r=0,65; p < 0,01)
và FVC (r=0,67; p < 0,01). Điều này gợi ý rằng test đi bộ có thể được sử dụng
như một thước đo khả năng hoạt động gắng sức trên những bệnh nhân viêm
phế quản mãn tính. Thử nghiệm đơn giản không cần máy móc và có thể áp
dụng cho nhiều mức độ trầm trọng của bệnh. Đã không có một biến chứng lớn
nào sau thử nghiệm được ghi nhận ngoài một vài trường hợp xuất hiện dấu
hiệu co cứng cơ [20].


15

Trong nhiều nghiên cứu sau này, chỉ định được mở rộng nhằm mục
đích đánh giá, tiên lượng, theo dõi điều trị và đưa ra phương pháp vật lý trị
liệu cho những bệnh nhân COPD, viêm phổi, sau cắt bỏ một phần phổi hoặc
ghép phổi [39,40]. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các thử nghiệm trên bệnh
nhân mắc bệnh COPD. Trong nghiên cứu của Claudia G (năm 2007) trên 365
bệnh nhân COPD, thời gian theo dõi trung bình kéo dài 67 tháng, có 171
trường hợp tử vong. Kết quả so sánh giá trị 6MWD của nhóm tử vong
(312±104m) là thấp hơn giá trị trung bình của nhóm còn lại ( 377 ± 95m) với
p<0,0001. Sự suy giảm 6MWD theo từng năm có tương quan với mức độ
diễn biến nặng lên của bệnh đánh giá qua FEV1 [41].

1.2.6.5. Bệnh lý tim mạch.
Từ những thập niên 80 của thế kỉ trước, các nhà nghiên cứu đã quan
tâm đến giá trị của thử nghiệm đi bộ 6 phút, so sánh với thử nghiệm gắng sức
trên máy chạy bộ trong ứng dụng chẩn đoán và theo dõi trên bệnh nhân có
bệnh lý tim mạch mãn tính. Năm 1985, GH Guyatt đã sử dụng 6MWT trong
một nghiên cứu trên 18 bệnh nhân suy tim (5 bệnh nhân ở mức NYHA II, 12
bệnh nhân NYHA III và 1 bệnh nhân NYHA IV) và 25 bệnh nhân có bệnh
phổi mãn tính. Các đối tượng được tiến hành thử nghiệm 6MWT 6 lần, cách 2
tuần một lần. Qua đó tác giả đã nêu lên khuyến cáo sử dụng 6MWT với
những ưu điểm về tính an toàn, dễ thực hiện, bệnh nhân không mất thời gian
làm quen do thao tác như những hoạt động thường nhật và có giá trị thay thế
nghiệm pháp gắng sức trên máy chạy bộ [23]. Kết quả tương tự với nghiên
cứu của Patrick Peeters và Tony Mets (năm 1996) đã chứng minh được quãng
đường đi được trong 6MWT tương quan với mức độ suy tim và tương quan
với khoảng cách trên máy chạy bộ [25]. Chỉ định của 6MWT trên nhóm bệnh
tim mạch được mở rộng hơn sau nhiều nghiên cứu trên những bệnh nhân có
bệnh mạch vành, sau phẫu thuật tim, hội chứng eisenmenger… Một số nghiên
cứu đã báo cáo rằng 6MWT là một thử nghiệm đáng tin cậy để tiên lượng tỉ lệ


16

tử vong trong số bệnh nhân tim mạch, với khảng cách dưới 300 mét là một chỉ
điểm rõ rệt tiên lượng xấu [42]. Một 6MWD dưới 350 mét có tỉ lệ tử vong cao
gấp 3,5 lần so với những bệnh nhân suy tim đi bộ được trên 450m. Với một
6MWD thấp gắn liền với tăng tỉ lệ nhập viện vì suy tim [43].
1.2.6.6. Hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT).
Hội chứng dễ bị tổn thương là một trạng thái lâm sàng xảy ra do sự tích
tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, đặc
trưng bởi trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố căng thẳng và dự đoán kết

quả bất lợi cho sức khỏe [44]. Fried và các đồng nghiệp đã mô tả HCDBTT
với các tiêu chí khách quan nhằm tách biệt hội chứng này với tình trạng
khuyết tật và tình trạng nhiều bệnh kèm theo. HCDBTT theo Fried được định
nghĩa là một hội chứng lâm sàng, gồm năm tiêu chí: giảm cân không chủ ý,
tình trạng yếu đuối, sức bền và năng lượng kém, sự chậm chạp, mức hoạt
động thể lực thấp. Người cao tuổi có từ ba tiêu chí trở lên sẽ được chẩn đoán
là có HCDBTT [45].
Tương quan của 6MWT và HCDBTT trên NCT đã được Rebecca Boxer
và cộng sự đề cập trong một nghiên cứu công bố năm 2010. Kết quả cho thấy
6MWD và HCDBTT là 2 yếu tố độc lập tiên lượng tỉ lệ tử vong, 2 yếu tố này
có mối tương quan cao (r = -0,72), với một 6MWD < 300m như một tiêu chuẩn
chẩn đoán HCDBTT trên NCT [46].
1.3. Một số Test chức năng khác đánh giá hoạt động thể chất trên NCT.
1.3.1. Đo cơ lực tay (Grip test).
Suy giảm khối lượng cơ như một phần tự nhiên của quá trình lão hóa,
phổ biến và nổi trội ở NCT, được gọi là “sarcopenia”. Tỉ lệ này theo nhiều
nghiên cứu dao động từ khoảng 18% - 60% trong nhóm dân số cao tuổi. Do
tốc độ phát triển nhanh chóng số lượng NCT trong xã hội chúng ta,
“sarcopenia” sẽ trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến [47]. Giá trị của sức


17

mạnh cơ như một yếu tố dự báo sự suy giảm sức khỏe trong nhóm NCT, đo
sức mạnh cơ là một phần trong đánh giá lâm sàng của NCT. Đo cơ lực tay đã
được sử dụng đại diện trong lượng giá sức mạnh cơ [48].
Đo lực cơ tay được thực hiện bằng một lực kế cầm tay, người thực hiện
dùng lực nắm bàn tay của mình nắm chặt vào lực kế. Giá trị đo được tính
bằng đơn vị kilogam (kg), pound hoặc newton (N). Lực kế cầm tay được sử
dụng phổ biến hiện nay là Jamar, có trọng lượng khoảng 0,75 kg, với 5 vị trí

đặt tay cầm. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng vị trí tay cầm thứ 2 cho tất cả
những người tham gia. Mỗi đối tượng được thực hiện đo cơ lực tay 3 lần, kết
quả được ghi nhận ở lần có giá trị cao nhất.

Lực kế Jamar
Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học đã cho thấy cơ lực tay giảm
liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc bệnh cấp tính và mãn tính. Ở những
bệnh nhân suy giảm cơ lực tay là một chỉ số dự báo về sự gia tăng các biến
chứng sau phẫu thuật, tăng thời gian nằm viện, tỉ lệ tái nhập viện cao hơn và
giảm tình trạng thể chất của cơ thể. Ở NCT, cơ lực tay thấp báo trước tăng nguy
cơ hạn chế chức năng và tàn tật, tăng tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân [49].


×