NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các kết quả của nhiều nghiên cứu trong ba thập kỷ gần đây đã thừa nhận
tầm quan trọng của chức năng tâm thất phải (RV) trong tim mạch. Những ảnh
hưởng của rối loạn chức năng thất phải trong bệnh cơ tim giãn và thiếu máu
cục bộ đã được chứng minh [9], đặc biệt đối với bệnh tim bẩm sinh, rối loạn
chức năng thất phải đóng vai trò chủ chốt trong quá trình diễn tiến của rất
nhiều các bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp.Ngày nay, tỷ lệ tử vong sớm sau
phẫu thuật sữa chữa đã giảm xuống mức rất thấp, và sự quan tâm đã chuyển
sang cải thiện kết quả lâu dài và bảo tồn chức năng tâm thất phải. Thay đổi
chăm sóc của chúng tôi đối với tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sữa chữa
hoàn toàn là một minh chứng cụ thể. Tỷ lệ bệnh nhân sau phẫu thuật sữa
chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot có suy chức năng thất phải chiếm một tỷ lệ
đáng kể. Đa số các bệnh nhân thường không có biểu hiện triệu chứng lâm
sàng rõ rệt. Để đánh giá chức năng thất phải ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau
phẫu thuật sữa chữa hoàn toàn nói riêng và các bệnh tim mạch khác, thường
có một số phương pháp đánh giá chức năng thất phải như:
Điện tâm đồ,X quang tim phổi,Cộng hưởng từ,Chụp cắt lớp vi tính,Siêu âm
tim,Thông tim…
Tuy nhiên, Siêu âm tim nổi bật lên như là một kỹ thuật đơn giản, và
được thực hiện dễ dàng, nhanh ngay tại giường bệnh nhân ở nhiều bệnh viện,
đồng thời nó cũng là một trong những phương tiện khá quan trọng trong việc
đánh giá rối loạn chức năng thất phải ở các bệnh lý tim mạch có liên quan,
đặc biệt là các bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, tâm phế mạn, tứ chứng Fallot,…
Phương pháp nghiên cứu giải phẫu tim bằng siêu âm cho thấy có
nhiều ưu điểm hơn các phương pháp cổ điển. Đó là phương pháp thăm dò
hình thái và huyết động không chảy máu, không gây biến chứng và có thể
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
lặp đi lặp lại nhiều lần, thuận tiện cho việc chẩn đoán cũng như theo dõi
tiến triễn của nhiều bệnh tim mạch [17] . Siêu âm Doppler rất có ích để
khảo sát hình thái của buồng tim, cơ tim, các van tim và hệ thống mạch
máu. Không những thế, nó còn cho ta một đánh giá khá chính xác về chức
năng của bơm tim, gồm cả chức năng tâm thu và tâm trương. Trong đó
hình thái và chức năng tâm thu thất phải cũng là những chỉ số khá quan
trọng, giúp người thầy thuốc có một cách xử trí đúng đắn trước những bệnh
lý có ảnh hưởng đến tim phải [19].Nhằm tìm hiểu kỹ thêm về kỹ thuật đo
chức năng thất phải và giá trị của nó trong việc đánh giá chức năng thất phải ở
các các bệnh tim mạch, tôi tiến hành viết chuyên đề: đánh giá chức năng thất
phải bằng siêu âm tim trong bệnh lý tim mạch.
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về lịch sử siêu âm tim
- Spallanzani (1729-1799) đã phát hiện ra sóng siêu âm. Dussik KT
(1941) là người đầu tiên áp dụng sóng siêu âm trong chẩn đoán y khoa.
Edler I và Hertz CH là những người đầu tiên sử dụng sóng siêu âm để
khám tim, họ đã ghi lại được hình ảnh siêu âm tim M-mode lần đầu tiên
vào năm 1953 [1],[2],[5].
- Năm 1960 đánh dấu một tiến bộ lớn trong việc phát minh ra siêu âm
hai bình diện theo thời gian thực tại Nhật Bản và Châu Âu. Griffith và Henry
W (1974) đã đưa ra đầu dò quét cơ học và cũng cùng năm Thurstone FJ và
Von Ramm ứng dụng đầu dò quạt điện tử. Doppler CA (1803-1853) đã phát
hiện ra hiệu ứng âm học được đặt tên ông là hiệu ứng Doppler. Satomura
(1957) là người đầu tiên nghiên cứu hiệu ứng Doppler đo vận tốc vận động
của tim và của hồng cầu. Barber FE (1974) đã nghiên cứu sử dụng phối hợp
Doppler với hình ảnh siêu âm hai bình diện gọi là kiểu Duplex. Brandestini
MA (1978) đã tạo ra dụng cụ cho phép nhìn thấy hình ảnh Doppler màu ở
chế độ thời gian thực.
- Ngày nay siêu âm M-mode, 2D, Doppler xung, liên tục, màu và
Doppler mô tim được hợp nhất trong một cấu hình máy siêu âm chẩn đoán là
một phương pháp thăm dò huyết động và hình ảnh học không xâm lấn
[1],[2],[5],[6],[7].
2.2. Nguyên lý của siêu âm Doppler tim
Siêu âm là một dạng năng lượng gây ra bởi những xung động cơ học
có tần số trên 20.000 Hertz. Siêu âm được tạo thành từ điện năng là do một
bộ phận nhận biến bằng chất áp điện. Sóng siêu âm được phát ra đều đặn
và đi vào các tổ chức của cơ thể. Khi gặp các tổ chức, sóng siêu âm phản
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
xạ trở lại và đến bộ phận nhận biến rồi được chuyển thành điện năng, được
khuyếch đại và hiện lên màn hình. Quan sát màn hiện sóng, người ta biết
được các vị trí tương ứng của những thành phần nằm trong môi trường có
chùm siêu âm đi qua [1], [5].
Hiệu ứng Doppler được tìm ra vào năm 1842 bởi nhà toán học người Áo
Christian Johann Doppler (1803 - 1853), lúc đó ông dùng để giải thích hiện
tượng lệch màu sắc của các ngôi sao đang chuyển động. Hiệu ứng Doppler
đúng với tất cả các loại sóng, trong đó có cả sóng siêu âm. Hiệu ứng Doppler
sử dụng trong phương pháp siêu âm Doppler xảy ra khi sóng siêu âm được
phản hồi từ các vật thể chuyển động, như các tế bào hồng cầu, thành mạch, cơ
co…, khi đó tần số sóng phản hồi sẽ khác với tần số của sóng tới, và hiệu của
hai tần số gọi là độ lệch Doppler hay tần số Doppler. Tần số Doppler ∆f của
tín hiệu hồi âm từ tế bào máu đang chuyển động so với tần số phát lúc ban
đầu được xác định bởi công thức: ∆f = f
TX
- f
RX
= 2ˣf
TX
ˣvˣcosθ/c. Trong đó c
là vận tốc lan truyền trong mô của sóng âm (# 1540 m/s), v là vận tốc dòng
cần khảo sát, f
TX
là tần số sóng phát, θ là góc tạo giữa trục của chùm tia siêu
âm và dòng chảy. Từ công thức trên nhận thấy tần số Doppler phụ thuộc vào
góc θ, ∆f lớn nhất khi trục chùm tia siêu âm có phương song song với phương
của dòng chảy, khi trục chùm tia siêu âm vuông góc với phương dòng chảy
cosθ = 0 thì không ghi nhận được tín hiệu Doppler.
Hiệu ứng Doppler làm tăng hoặc giảm tần số của tín hiệu phản hồi so với
tín hiệu phát một khoảng ∆f phụ thuộc vào chiều của dòng chảy. Khi đánh giá
tín hiệu phản hồi của dòng chảy: Các vận tốc của dòng chảy hướng về phía
đầu dò sẽ được biểu thị trên đường zero của phổ Doppler (∆f có giá trị dương)
và được mã hóa màu đỏ trên hình Doppler màu, các vận tốc của dòng chảy
hướng ra xa đầu dò sẽ được hiển thị bên dưới đường zero (∆f có giá trị âm) và
được mã hóa màu xanh trên hình Doppler màu [5],[19].
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
2.3. Các loại siêu âm Doppler tim được sử dụng
Siêu âm kiểu A: Đây là kiểu siêu âm cổ điển nhất, ngày nay chỉ còn sử
dụng trong phạm vi hẹp, như chuyên khoa mắt với mục đích đo khoảng cách,
vì nó rất chính xác trong chức năng này. Các tín hiệu thu nhận từ đầu dò được
biến thành những xung có đỉnh nhọn, theo nguyên tắc biên độ của sóng siêu
âm phản xạ càng lớn, biên độ của xung càng cao và ngược lại. Như vậy trên
màn hình chúng ta không nhìn thấy hình ảnh mà chỉ thấy các xung. Thời gian
xuất hiện các xung sẽ phản ánh chính xác khoảng cách từ các vị trí xuất hiện
sóng siêu âm phản xạ.
Siêu âm kiểu 2D: Hay còn gọi là siêu âm 2 bình diện, kiểu siêu âm này
hiện nay đang được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các chuyên khoa.Có
thể nói chính siêu âm 2D là một cuộc cách mạng trong ngành siêu âm chẩn
đoán. Vì đây là lần đầu tiên chúng ta có thể nhìn được các cấu trúc bên trong
của cơ thể và sự vận động của chúng, chính vì vậy nó đã mở ra thời kỳ ứng
dụng rộng rãi của siêu âm trên lâm sàng. Nguyên lý của siêu âm 2D như sau:
những tín hiệu siêu âm phản xạ được đầu dò tiếp nhận sẽ biến thành dòng
điện xoay chiều, dòng điện này sẽ mang theo 2 thông tin về mức độ chênh
lệch trở kháng tại biên giới giữa các cấu trúc khác nhau và khoảng cách của
các cấu trúc này so với đầu dò. Dòng điện sau đó được xử lý biến thành các
chấm sáng có mức độ sáng khác nhau tuỳ theo dòng điện lớn hay nhỏ và vị trí
của chúng theo đúng khoảng cách từ đầu dò đến mặt phân cách có phản hồi
âm. Như vậy các thông tin này sẽ được thể hiện trên màn hình thành vô vàn
những chấm sáng với cường độ khác nhau, được sắp xếp theo một thứ tự nhất
định tái tạo nên hình ảnh của các cơ quan, cấu trúc mà chùm tia đã đi qua. Để
nghiên cứu các cấu trúc có vận động trong cơ thể như tim và các mạch máu
người ta chế tạo các đầu dò có thể ghi lại rất nhiều hình ảnh vận động của
chúng ở các thời điểm khác nhau trong một đơn vị thời gian (> 24 hình/ giây)
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
và như vậy những vận động của các cơ quan này sẽ được thể hiện liên tục
giống như vận động thực của nó trong cơ thể và người ta gọi là siêu âm hình
ảnh thời gian thực (real time). Tất cả các máy siêu âm hiện nay đều là hình
ảnh thời gian thực [2], [5].
Siêu âm kiểu TM: Để đo đạc các thông số siêu âm về khoảng cách, thời
gian đối với những cấu trúc có chuyển động, nhiều khi trên siêu âm 2D gặp
nhiều khó khăn. Do đó để giúp cho việc đo đạc dễ dàng hơn người ta đã cho
ra đời kiểu siêu âm M mode hay còn gọi là TM (Time motion), đó là kiểu siêu
âm vận động theo thời gian, ở đó chùm tia siêu âm được cắt ở một vị trí nhất
định, trục tung của đồ thị biểu hiện biên độ vận động của các cấu trúc, trục
hoành thể hiện thời gian. Như vậy những cấu trúc không vận động sẽ thành
những đường thẳng, còn những cấu trúc vận động sẽ biến thành những đường
cong với biên độ tuỳ theo mức độ vận động của các cấu trúc này. Sau đó khi
dừng hình chúng ta có thể dễ dàng đo được các thông số về khoảng cách, biên
độ vận động, thời gian vận động Kiểu TM được sử dụng nhiều trong siêu âm
tim mạch [2], [5].
Siêu âm Doppler: Đây cũng là một tiến bộ lớn của siêu âm chẩn đoán vì
nó cung cấp thêm những thông tin về huyết động, làm phong phú thêm giá trị
của siêu âm trong thực hành lâm sàng, đặc biệt đối với siêu âm tim mạch.
Bằng hiệu ứng Doppler, người ta đã đưa vào sử dụng Doppler xung, Doppler
liên tục, Doppler màu, Doppler mô giúp cho khảo sát được biến đổi hình thái,
chức năng và huyết động của tim.
Siêu âm kiểu 3D: Trong những năm gần đây siêu âm 3D đã được đưa
vào sử dụng ở một số lĩnh vực, chủ yếu là sản khoa. Hiện nay có 2 loại siêu
âm 3D, đó là loại tái tạo lại hình ảnh nhờ các phương pháp dựng hình máy
tính và một loại được gọi là 3D thực sự hay còn gọi là Live 3D. Siêu âm 3D
do một đầu dò có cấu trúc khá lớn, mà trong đó người ta bố trí các chấn tử
nhiều hơn theo hình ma trận, phối hợp với phương pháp quét hình theo chiều
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
không gian nhiều mặt cắt, các mặt cắt theo kiểu 2D này được máy tính lưu
giữ lại và dựng thành hình theo không gian 3 chiều. Ngày nay có một số máy
siêu âm thế hệ mới đã có siêu âm 3 chiều cho cả tim mạch, tuy nhiên ứng
dụng của chúng còn hạn chế do kỹ thuật tương đối phức tạp và đặc biệt là giá
thành cao [2], [5],[30].
2.4. Giải phẫu thất phải
Bình thường thất phải có hình dạng trăng lưỡi liềm ôm thất trái( nếu nhìn
trên mặt cắt ngang) và hình tam giác (nếu nhìn từ bên) và không thấy hết ở bất
cứ mặt cắt 2D nào. Hình ảnh thất phải cũng bị ảnh hưởng bởi vị trí của vách
liên thất. Trong trạng thái tải bình thường và điện học bình thường thì vách liên
thất lồi về phía thất trái cả hai kỳ tâm trương và tâm thu. Theo Goor và Lillehi
thì có thể chia thất phải ra làm 3 thành phần :1) đường vào gồm van 3 lá, dây
chằng và cơ nhú; 2) cơ bè vùng mỏm; 3) phễu hay cổ là vùng cơ trơn đường ra.
Cách chia này thích hợp trong bệnh tim bẩm sinh. Mặc khác, cũng có thể phân
chia thất phải theo thành trước, bên , dưới và các phân vùng đáy, giữa và mỏm.
Có ba dải cơ nổi trội trong thất phải: dải thành, dải vách bờ, dải giữa. Dải vách
bờ trải dài xuống dưới và nối với dải giữa. Dãi giữa dính vào đường ra thất phải
chạy từ vách liên thất tới thành trước thất phải. Trong trường hợp bệnh lý hay
phì đại, dải vách bờ chia thất làm hai buồng ( thất phải hai buồng). Phần mỏm
thất phải bè hóa mạnh và thực chất là phần không có vận động. Một đặc tính
nữa của thất phải là có nếp gấp phễu thất phân chia van ba lá và van động
mạch phổi, khác với thất trái là van động mạch chủ và van ba lá nối liên tục với
nhau qua tổ chức xơ. Nhận diện đâu là thất phải quan trọng trong bệnh tim bẩm
sinh có thể nhờ vào các đặc tính sau: 1) lá vách van ba lá bám thấp hơn lá trước
van hai lá. 2) có dải cơ giữa. 3) có hơn 3 cơ nhú. 4) bè hóa thô. 5) hình dạng ba
lá van của van 3 lá dính vào cơ nhú vách. Hình thái bè hóa thất trái cũng gặp
trong bệnh cơ tim thất trái không kết khối hoặc chuyển vị mạch máu lớn có
điều chỉnh ( giải phẫu là thất phải) [8] [9].
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
Đánh giá cấu trúc thất phải bao gồm: thể tích thất phải, hình dạng thất
phải và kiến trúc bên trong, khối cơ thất và tình trạng phì đại, đặc tính tổ chức
học, các khối u có thể có. Do hình dạng phức tạp của thất phải cho nên khó
đánh giá chính xác thể tích thất phải, trong đó thể tích vùng đường ra chiếm
khoảng 20-30% của thất phải. Có mối tương quan tốt giữa thể tích thất phải
và đo trên mặt phẳng đơn đường kính trục ngang cực đại và diện tích thất phải
trên mặt cắt 4 buồng. Tuy vậy, có vùng chồng chéo giữa bình thường và tăng
thể tích vừa và nhẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp chiều dài-diện
tích sử dụng kiểu hình tháp hoặc elip cho kết quả tốt hơn phương pháp
Simpson [8],[9].
Hình 1: Hình ảnh giải phẫu thất phải bình thường [9].
2.5. Đánh giá thất phải bằng siêu âm Doppler tim
Trong nhiều thập kỷ, từ khi siêu âm tim được ứng dụng trong lĩnh vực
tim mạch, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hình thái và chức năng tim.
Đường ra
Đường vào
Cơ bè vùng mỏm
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
Nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều tập trung vào việc đánh giá hình thái
và chức năng tim trái mà bỏ qua chức năng của tim phải. Vào nữa sau thế kỷ
20, sau khi nhận ra vài trò của thất phải trong các tình trạng sinh lý cũng như
bệnh lý thì người ta mới tập trung vào nghiên cứu thất phải nhiều hơn. Khi
nghiên cứu hình thái và chức năng thất phải bằng siêu âm tim, thách thức lớn
nhất là liên quan đến vị trí của thất phải trong lồng ngực, kích thước cũng như
hình dạng của nó [8], [9], [25].
2.5.1. Các mặt cắt siêu âm cơ bản đánh giá thất phải
Để có được sự đánh giá chính xác hình thái và chức năng tâm thu thất
phải cần phải đạt được những mặt cắt chuẩn sau
* Mặt cắt cạnh ức trục dọc về phía thành trước thất phải: trên mặt cắt này
đo được chiều dày thành cơ thất phải và kích thước đường ra thất phải (RVOT)
* Mặt cắt cạnh ức trục dọc về phía đường ra thất phải và động mạch
phổi: nhìn thấy được chiều dọc đường ra thất phải, van động mạch phổi và
thân động mạch phổi
Hình 2. Mặt cắt cạnh ức trục dọc về phía thành trước thất phải và về phía
đường ra thất phải (LV thất trái, RV thất phải, LA nhĩ trái, AO động mạch
chủ, RVOT đường ra thất phải, PA động mạch phổi) [9].
* Mặt cắt cạnh ức trục dọc của đường vào thất phải: đánh giá thành trước
và thành dưới thất phải, lá trước và lá sau của van ba lá. Đồng thời còn thấy
được cơ nhú, dây chằng và nơi đổ vào của tĩnh mạch chủ dưới gồm cả van
của tĩnh mạch
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
Hình 3. Mặt cắt cạnh ức trục dọc của đường vào thất phải
(RA nhĩ phải, EV van tĩnh mạch chủ dưới) [9].
* Mặt cắt cạnh ức trục ngắn phía đáy thất phải: thấy được thành trước
phần đáy thất phải, đường ra thất phải, van ba lá, van động mạch phổi và nhĩ
phải. Mặt cắt này dùng để đo kích thước đường ra thất phải
* Mặt cắt cạnh ức trục ngắn về phía động mạch phổi và các nhánh: thấy
được động mạch phổi và các nhánh. Mặt cắt này đo vận tốc dòng qua van
động mạch phổi, kích thước vòng van phổi, thân động mạch phổi và đường ra
thất phải phần ngọn
Hình 4. Mặt cắt cạnh ức trục ngắn phía đáy thất phải và động mạch phổi [9].
* Mặt cắt cạnh ức trục ngắn qua van hai lá: nhìn thấy được thành trước,
thành dưới và thành bên thất phải ở phần đáy
* Mặt cắt cạnh ức trục ngắn qua cơ nhú thất trái: thấy được phần giữa
của thành trước, thành dưới và thành bên thất phải [9].
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
Hình 5. Mặt cắt cạnh ức trục ngắn qua van hai lá và cơ nhú [9]
* Mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim: mặt cắt này để đo các kích thước của hình
thái và chức năng thất phải. Bên cạnh đó có hai dạng cải biên của mặt cắt 4
buồng là mặt cắt 4 buồng với chùm tia siêu âm tập trung vào thất phải và mặt
cắt 4 buồng bên tim phải
Hình 6. Mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim và các mặt cắt cải biên (khi chùm tia
siêu âm tập trung vào thất phải ở hình dưới bên trái, và 4 buồng bên tim phải
ở hình dưới bên phải) [9].
* Mặt cắt 5 buồng ở mỏm tim và mặt cắt xoang vành: để đánh giá thành
trước bên của thất phải và để bộc lộ xoang vành. Hai mặt cắt này thường
không dùng để đo các kích thước thất phải vì nó làm ngắn các kích thước hơn
so với giá trị thực [9].
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
Hình 7. Mặt cắt 5 buồng ở mỏm tim và mặt cắt xoang vành [9]
* Mặt cắt dọc và ngang dưới sườn: trên mặt cắt dọc dưới sườn là thuận
lợi nhất để đo bề dày thành cơ thất phải [9].
Hình 8. Mặt cắt dọc và ngang dưới sườn (hình dọc dưới sườn bên trái và
ngang dưới sườn bên phải) [9].
2.5.2. Đánh giá hình thái thất phải
2.5.2.1. Cấu trúc thất phải
* Kích thước đường ra thất phải (RVOT)
Đường ra thất phải bao gồm cả phần phểu thất phải và van động mạch
phổi. Phần phểu thất phải là một cấu trúc cơ hình nón, kéo dài từ thất phải đến
van động mạch phổi, phần này nhìn rõ trên giải phẫu khi thất phải giãn. Sự co
bóp của đường ra thất phải xảy ra sau thất phải đã góp phần vào nhu động co
bóp bình thường của mẫu thất phải, và giúp cho quá trình tống máu thất phải.
Các kích thước của đường ra thất phải bao gồm đường ra thất phải dọc
gốc, đường ra thất phải ngang gốc, và đường ra thất phải phần ngọn.
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
Hội siêu âm tim Hoa kỳ khuyến cáo: ở các bệnh nhân có tim bẩm sinh
hoặc rối loạn nhịp nghi ngờ liên quan đến đường ra thất phải thì nên đo kích
thước đường ra thất phải.
Đường ra thất phải được nhìn rõ nhất từ mặt cắt cạnh ức trái và mặt cắt
dưới sườn, nhưng cũng có thể nhìn được từ mặt cắt ở mỏm tim trong vài
trường hợp đặc biệt hoặc ở người lớn với khoản gian sườn rộng. Kích thước
đường ra thất phải được đo tại thời điểm cuối tâm trương. Đường ra thất phải
dọc gốc được đo trên mặt cắt cạnh ức trục dọc. Còn trên mặt cắt cạnh ức trục
ngắn, đường ra thất phải được đo tại hai vị trí: thành trước của gốc động mạch
chủ đến thành tự do của thất phải trên gốc van động mạch chủ (đường ra thất
phải ngang gốc), và tại dưới gốc của van động mạch phổi (đường ra thất phải
phần ngọn) vị trí này là nơi tiếp nối của phểu thất phải với vòng van động
mạch phổi. Đường ra thất phải được đo không chính xác ở trường hợp dị dạng
lồng ngực và cột sống ngực [9].
Hình 9. Minh họa cách đo kích thước đường ra thất phải (RVOT),
hình A đường ra thất phải dọc gốc trên mặt cắt cạnh ức trục dọc,
hình B và C là đường ra thất phải ngang gốc và phần ngọn trên mặt cắt
cạnh ức trục ngắn [9].
* Các đường kính thất phải
Một cách định tính thông thường thất phải phải nhỏ hơn thất trái, và
thường thì thất phải không lớn hơn 2/3 thất trái trên mặt cắt 4 buồng chuẩn ở
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
mỏm tim. Nếu thất phải lớn hơn thất trái ở mặt cắt này thì đó là dấu hiệu của
giãn thất phải. Điều này có thể được áp dụng trong trạng thái bình thường,
cũng như trong các trường hợp quá tải áp lực hoặc thể tích thất phải nghiêm
trọng. Trên mặt cắt 4 buồng chuẩn ở mỏm tim, thất trái tạo nên hình dạng
mỏm của thất. Khi thất phải lớn, nó sẽ lấn về phía thất trái và chiếm toàn bộ
mỏm tim. Dấu hiệu này chứng minh rằng ít nhất thất phải đã giãn vừa phải
[9]. Trên đây là các dấu hiệu định tính kích thước thất phải.
Việc định lượng thất phải cần dựa vào các đường kính đáy thất phải,
đường kính giữa thất phải và đường kính đáy mỏm thất phải. Trên siêu âm 2D
kích thước thất phải được đánh giá từ mặt cắt 4 buồng ở mỏm tại thời điểm
cuối tâm trương. Một hạn chế lớn của hình ảnh thất phải bằng siêu âm ngoài
thành ngực là hình ảnh thất phải thiếu các điểm mốc cố định để đảm bảo hình
ảnh thất phải được tối ưu hóa. Kết quả là sẽ có hình ảnh thất phải qua nhiều
mặt cắt, kích thước thất phải có thể bình thường, lớn hoặc nhỏ hơn. Từ đó để
có hình ảnh thất phải tối ưu yêu cầu chùm sóng âm từ mặt cắt 4 buồng ở mỏm
tim phải tập trung vào thất phải. Để tránh ước lượng quá mức kích thước thất
phải đầu dò phải được đặt ngay trên mỏm tim với thanh cắt xuyên qua giữa
thất trái. Cần phải đảm bảo rằng không được tạo hình ảnh mặt cắt 5 buồng ở
mỏm [8], [9].
Hội siêu âm tim Hoa kỳ khuyến cáo ở các bệnh nhân siêu âm tim có
bằng chứng của bệnh lý tim phải hoặc có tăng áp lực động mạch phổi thì
nên đo các kích thước thất phải trên mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim với chùm
sóng âm tập trung vào thất phải. Các kích thước của thất phải nên so sánh
với thất trái để giải thích cho sự giãn của thất phải, trong một số trường
hợp thất phải vẫn giãn mặc dù các thông số đo thực tế vẫn nằm trong giới
hạn bình thường [9].
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
Hình 10. Hình ảnh mặt cắt 4 buồng ở mỏm với chùm sóng âm tập trung vào thất
phải (1
*
) và các vị trí cắt khác nhau tạo hình ảnh thất phải khác nhau [9].
Các kích thước thất phải bao gồm đường kính đáy thất phải, đường kính
giữa thất phải, và đường kính đáy mỏm thất phải (đường kính dọc thất phải).
Đường kính đáy thất phải là đường kính lớn nhất trên trục ngắn của thất phải,
được đo tại 1/3 đáy của thất phải. Đường kính giữa thất phải đo ở 1/3 giữa của
thất phải tại mức cơ nhú của thất trái. Đường kính đáy mỏm thất phải được đo
từ đường ngang qua vòng van ba lá đến mỏm thất phải [8], [9].
Hình 11. Minh họa cách đo các đường kính thất phải [9].
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
* Chiều dày thành cơ thất phải
Chiều dày thành cơ thất phải có ích để đánh giá sự phì đại thất phải,
thông thường do quá tải áp lực tâm thu thất phải. Chiều dày thành cơ gia tăng
có thể là dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại. Chiều dày thành tự do thất phải
được đo tại cuối tâm trương bằng siêu âm M mode hoặc siêu âm 2D từ mặt
cắt dưới sườn tại ngay mức đỉnh của lá trước van ba lá hoặc trên các mặt cắt
cạnh ức trái. Từ mặt cắt dưới sườn lái chùm tia siêu âm vuông góc với thành
tự do thất phải, loại bỏ các dây chằng và cơ nhú của thất phải, chỉ lấy từ nội
mạc thất phải [8], [17], [9].
Đặt chùm tia hội tụ vào thành tự do thất phải, giảm độ xuyên sâu sẽ làm rõ
nét nội mạc thất phải. Lưu ý cần loại bỏ lớp mở trên màng ngoài tim để tránh
làm dày quá mức thành cơ của thất phải, đồng thời khi hình ảnh cơ bản đã đạt
được thì không cần thiết dùng hình ảnh hòa âm mô vì dể làm tăng bề dày thành
thất [8], [8], [9].
Hình 12. Cách đo bề dày thành cơ thất phải [9].
2.5.2.2. Kích thước và áp lực nhĩ phải
Áp lực đổ đầy thất phải thông qua nhĩ phải theo ba cơ chế: (1) nhĩ phải
như một bể chứa trong sự hồi lưu của hệ thống tĩnh mạch khi van ba lá đóng,
(2) hoạt động bị động trong giai đoạn làm đầy máu nhanh ở thời kỳ đầu tâm
trương khi van ba lá mở, (3) hoạt động chủ động ở thời kỳ sau của tâm trương
khi nhĩ co.
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
Mặt cắt siêu âm cơ bản cho hình ảnh của nhĩ phải là mặt cắt 4 buồng ở
mỏm tim. Các kích thước của nhĩ phải được đo là đường kính dọc nhĩ phải,
đường kính ngang nhĩ phải và diện tích nhĩ. Đường kính dọc nhĩ phải được đo
từ trung tâm của mặt phẳng vòng van ba lá cho đến giữa thành đáy nhĩ phải,
tức song song với vách liên nhĩ. Đường kính ngang nhĩ phải được đo từ giữa
của thành tự do nhĩ phải đến vách liên nhĩ, tức vuông góc với đường kính dọc
nhĩ phải. Diện tích nhĩ phải được đo tại thời điểm cuối tâm thu, được vẽ từ
phần bên của vòng van ba lá đến vách liên nhĩ, loại trừ khoản trống giữa các
lá van và vòng van, đi theo nội mạc của nhĩ phải, không kể tĩnh mạch chủ
dưới, tĩnh mạch chủ trên và tiểu nhĩ phải. Lưu ý rằng đường kính nhĩ phải
không chính xác ở những trường hợp có dị dạng lồng ngực và cột sống ngực
[8], [9]. Hội siêu âm tim Hoa kỳ không khuyến cáo dùng thông số thể tích nhĩ
phải, vì thiếu các giá trị tham khảo chuẩn trên siêu âm 2D.
Áp lực nhĩ phải được tính thông thường nhất dựa vào đường kính tĩnh
mạch chủ dưới và mức độ xẹp khi hít vào. Khi áp lực nhĩ phải tăng gây ảnh
hưởng đến tĩnh mạch chủ dưới, làm giảm mức độ xẹp khi hít vào và gây giãn
tĩnh mạch chủ dưới. Khi kết hợp hai thông số này sẽ ước tính được áp lực nhĩ
phải ở đa phần các trường hợp. Cụ thể là các thông số này ước lượng tốt áp
lực nhĩ phải thấp hoặc cao, còn các giá trị trung gian không được chính xác. Ở
các bệnh nhân thở oxy áp lực dương độ xẹp của tĩnh mạch chủ dưới không
được dùng để ước lượng áp lực nhĩ phải, và trong trường hợp này được tính
bằng phương pháp đặt catheter đường tĩnh mạch trung tâm.
Mặt cắt dưới sườn là hữu ích nhất để thấy được cả trục dài của tĩnh mạch
chủ dưới. Nên đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới ở cuối thì thở ra và tại đoạn
gần với vị trí đổ vào của các tĩnh mạch trên gan tức khoản chừng 0,5 - 3 cm
cách gốc chổ đổ vào nhĩ phải của tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch chủ dưới có
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
thể giãn lớn ở vận động viên trẻ, và trong trường hợp này nó không phản ánh
có tăng áp lực nhĩ phải [9].
Các dấu hiệu khác của tăng áp lực nhĩ phải trên siêu âm 2D là nhĩ phải
giãn và vách liên nhĩ lồi về phía nhĩ trái suốt chu kỳ tim.
Hội siêu âm tim Hoa kỳ khuyến cáo: khi đường kính tĩnh mạch chủ dưới
≤ 21 mm và mức độ xẹp khi hít vào > 50% thì áp lực nhĩ phải xem như bình
thường 0 - 5 mmHg, trung bình 3 mmHg. Khi đường kính tĩnh mạch chủ dưới
> 21 mm và mức độ xẹp < 50% chứng tỏ áp lực nhĩ phải tăng cao 10 - 20
mmHg, trung bình 15 mmHg. Ở các trường hợp đường kính tĩnh mạch và
mức độ xẹp không đủ tiêu chuẩn trên thì áp lực nhĩ phải ở mức trung gian 5 -
10 mmHg, trung bình 8 mmHg. Đồng thời trong trường hợp này cần căn cứ
thêm vào các dấu hiệu thứ phát của tăng áp lực nhĩ phải như: giảm sóng tâm
trương bên tim phải, tỷ số E/E’ van ba lá > 6 (E’ là sóng E của Doppler mô),
dòng tâm trương ưu thế ở tĩnh mạch trên gan, hoặc phân suất làm đầy tâm
trương của tĩnh mạch trên gan < 55%. Đối với các bệnh nhân không hít vào
sâu được, mức độ xẹp của tĩnh mạch chủ dưới khi thở
Hình 13. Cách đo các kích thước nhĩ phải từ mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim [9].
Đánh giá mức độ xẹp của tĩnh mạch chủ dưới, tức sự thay đổi đường
kính tĩnh mạch khi hít vào tối đa. Đo đường kính tĩnh mạch lúc hít vào sâu.
Khi đó mức độ xẹp của tĩnh mạch chủ dưới được tính bằng (đường kính tĩnh
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
mạch chủ dưới - đường kính tĩnh mạch lúc hít vào)/đường kính tĩnh mạch chủ
dưới * 100. Để đo chính xác nhất đường kính tĩnh mạch chủ dưới nên đặt
thanh đo vuông góc với trục dọc của tĩnh mạch này.
Hình 14. Cách đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới [9].
2.5.2.3. Doppler dòng chảy qua van ba lá và van động mạch phổi
Trên mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim, chùm Doppler được chỉnh song song
thẳng hàng với dòng chảy vào thất phải. Vị trí đặt xung Doppler là đỉnh của lá
van ba lá. Khi đó thu được phổ Doppler của dòng qua van ba lá gồm hai sóng
dương E và A. Sóng E cao hơn tương ứng với thời kỳ đổ đầy máu nhanh qua
van ba lá (Ve), sóng A thấp hơn tương ứng với thời kỳ nhĩ phải thu (Va). Với
kỹ thuật này vận tốc của dòng qua van ba lá được đo trong hầu hết các trường
hợp với sai số thấp. Khi có hở ba lá từ vừa đến nặng hoặc có rung nhĩ kèm
theo, thì có thể không đo được các thông số này [9].
Để đo vận tốc dòng chảy qua van động mạch phổi dùng mặt cắt cạnh ức
trục ngắn ngang qua động mạch chủ nhưng tập trung vào thân động mạch
phổi. Vị trí đặt xung Doppler là giữa lá van động mạch phổi và nơi phân
nhánh của thân động mạch phổi. Khi đó phổ Doppler của dòng qua van động
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
mạch phổi là một sóng âm (Vp). Bằng phương trình Bernoulli tính được độ
chênh áp qua van động mạch phổi (PG) [7].
2.5.3. Đánh giá chức năng tâm thu thất phải
Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất phải cũng tương tự như thất
trái, tuy nhiên có nhiều thách thức hơn. Thất phải có lớp cơ vòng ở ngoài giúp
cho sự co cơ theo trục ngang, và lớp cơ dọc ở trong giúp co thất phải theo trục
dọc từ đỉnh đến đáy. So với thất trái thì sự co ngắn theo chiều từ đỉnh đến đáy
giúp làm trống thất phải (tức tống máu thất phải). Các phương pháp đánh giá
chức năng toàn bộ thất phải gồm phân suất diện tích thất phải, chỉ số vận động
cơ tim (MPI - myocardial performance index) hay còn gọi là chỉ số Tei, tỷ lệ
dP/dt của thất phải (RV dP/dt), và phân suất tống máu thất phải. Các phương
pháp đánh giá chức năng tâm thu vùng gồm vận động vòng van ba lá trên M
mode (TAPSE - tricuspid annular plane systolic excursion), sóng S tâm thu của
Doppler mô vận động vòng van ba lá, và sức căng thành thất trên Doppler mô và
hình 2D [13]. Mỗi phương pháp cũng có những hạn chế như của thất trái, ví dụ
như phân suất tống máu thất phải không đặc trưng cho sự co bóp của thất phải
trong trường hợp hở ba lá nặng. Sóng S Doppler mô vận động vòng van ba lá và
chỉ số TAPSE là sự vận động của một vùng cơ tim không đánh giá được chức
năng toàn bộ thất phải.
* Phân suất diện tích thất phải
Phân suất diện tích thất phải được tính bằng: (diện tích thất phải cuối tâm
trương - diện tích thất phải cuối tâm thu)/diện tích thất phải cuối tâm trương * 100.
Đây là phương pháp có tương quan với phân suất tống máu thất phải trên MRI [9].
Hội siêu âm tim Hoa kỳ khuyến cáo dùng thông số này để định lượng
chức năng tâm thu của toàn bộ thất phải [8], [9].
Phân suất tống máu thất phải trên siêu âm 2D được tính bằng (thể tích
cuối tâm trương - thể tích cuối tâm thu)/thể tích cuối tâm trương. Tuy nhiên
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
hội siêu âm tim Hoa kỳ lại không khuyến cáo dùng phân suất tống máu thất
phải trên 2D.
Sự ra đời của siêu âm 3D đã giúp đánh giá thể tích và phân suất tống máu
thất phải chính xác hơn, tuy nhiên vấn đề vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu.
Các diện tích thất phải tính được trên mặt cắt 4 buồng ở mỏm khi chùm
sóng âm tập trung vào thất phải tương tự như cách đo các đường kính thất
phải, bằng cách vẽ theo nội mạc thất phải từ vòng van ba lá theo thành tự do
thất phải đến mỏm, rồi trở về vòng van theo vách liên thất [8], [9].
Hình 15. Minh họa cách đo phân suất diện tích thất phải, ED - cuối tâm
trương, ES - cuối tâm thu [9].
* Chỉ số Tei
Một chu kỳ tim được phân thành các thời kỳ liên tiếp nhau gồm tống máu
tâm thu, giãn đồng thể tích, làm đầy máu tâm trương, co đồng thể tích và đến
chu kỳ tiếp theo [15]. Năm 1995 Tei và cộng sự đã đưa ra phương pháp đo các
khoản thời gian trong chu kỳ tim để tính sự vận động của cơ tim. Đây là phương
pháp đánh giá chức năng tâm thu cũng như tâm trương của toàn bộ thất phải. Nó
dựa trên liên quan giữa thời gian tống máu và không tống máu của tim.
Chỉ số được tính bằng tổng thời gian đồng thể tích chia cho thời gian
tống máu, hay [(IRT + ICT)/ET] trong đó IRT là thời gian giãn đồng thể tích,
ICT là thời gian co đồng thể tích, ET là thời gian tống máu [15], [17], [9]. Chỉ
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
số này phụ thuộc vào tình trạng gánh (tiền gánh và hậu gánh) cũng như khi có
sự tăng áp lực nhĩ phải.
Với chỉ số Tei của thất phải có thể tính được bằng hai cách Doppler xung
quy ước và Doppler mô. Với Doppler quy ước thời gian tống máu được tính
bằng Doppler xung tại dòng ra thất phải (thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết
thúc dòng chảy), và thời gian đóng mở van ba lá cũng tính bằng Doppler xung
tại đường vào thất phải (thời gian từ khi kết thúc sóng A đến khi bắt đầu sóng
E), hoặc Doppler liên tục của dòng hở ba lá (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
dòng chảy). Với phương pháp Doppler mô các khoảng thời gian được tính
trong một chu kỳ tim khi cổng lấy mẫu Doppler tại vòng van ba lá. Các
phương pháp khác nhau sẽ cho hình ảnh và kết quả khác nhau, cần tiến hành
đo ở nhiều chu kỳ tim với khoản R-R như nhau để chỉ số được chính xác.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể đo được trên các bệnh nhân có
hoặc không có hở ba lá, tránh được hình dạng phức tạp của thất phải, bằng
Doppler mô cho phép đo chỉ số Tei và cả các sóng S, E, và A.
Nhược điểm là không chính xác khi nhịp tim không đều như rung nhĩ…,
phụ thuộc vào gánh và áp lực nhĩ phải.
Hội siêu âm tim Hoa kỳ khuyến cáo không nên dùng chỉ số này đơn
thuần mà nên phối hợp với các phương pháp khác để đánh giá chức năng thất
phải [9].
Siêu âm Doppler dòng chảy qua van ba lá
Dòng chảy qua van ba lá được ghi với cửa sổ Doppler xung nằm ở giữa
vòng van ba lá (trên bờ tự do của các lá van) bằng mặt cắt mỏm 4 buồng và
hoặc mặt cắt dưới sườn. Nếu ở mặt cắt mỏm 4 buồng không lấy được dòng
chảy qua van 3 lá thì được lấy bằng cửa sổ dưới sườn trục lớn chéo trái hoặc
phải, sao cho góc tạo bởi hướng của dòng chảy qua van 3 lá và hướng của
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
chùm tia siêu âm gần song song với nhau, nơi có phổ Doppler rõ nét nhất về
hình ảnh và âm thanh. Khi ghi được dòng chảy đổ đầy qua van ba lá vào
menu chọn cách đo, chúng tôi đánh giá các thông số sau:
- Vận tốc tối đa của dòng đổ đầy nhanh được đo tại đỉnh sóng E:
V
E
(cm/s).
- Vận tốc tối đa của dòng nhĩ thu, được đo tại đỉnh sóng A: V
A
(cm/s).
- Từ đó tính V
E
/V
A.
- Thời gian giảm tốc sóng E, đo từ điểm chiếu của đỉnh sóng E đến kết
thúc sóng E: DT
E
(ms).
- Thời gian tống máu thất phải (ET
p
)
Sau khi ghi được phổ dòng đổ đầy qua van ba lá, đo từ điểm bắt đầu đến
điểm kết thúc của phổ Doppler tống máu thất phải ta được thời gian tống máu
thất phải.
Khi có được phổ dòng máu ĐMP, lấy đỉnh sóng R trên ECG làm mốc
bắt đầu gióng xuống đường cơ bản để xác định điểm đầu tiên, tiếp tục đưa con
trỏ đến điểm kết thúc của bao phổ ta đo được khoảng thời gian gọi là "thời
gian R-ĐMP".
Sau khi có được phổ dòng đổ đầy qua van ba lá, chuyển con trỏ đến đỉnh
sóng R trên ECG gióng xuống đường cơ bản, tiếp tục đưa con trỏ đến điểm
khởi đầu của sóng E của dòng đổ đầy qua van ba lá của chu chuyển tim kế
tiếp ta được khoảng thời gian gọi là “thời gian R_E” được tính bằng mili giây
(ms). Khoảng thời gian này bao gồm IRT và ICT.
- IRT
3
= Thời gian R_E - Thời gian R_ĐMP (ms).
- ICT
3
= Thời gian R_ĐMP - ET
p
(ms).
Các thông số siêu âm Doppler dòng đổ đầy qua van ban lá và dòng tống
máu thất phải được ghi ở cuối thì thở ra.
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
- Chỉ số Tei thất phải
Chúng tôi áp dụng cách đo của Tei C và cs (1996). Chỉ số Tei được tính
như sau:
Chỉ số Tei thất phải Tei
3
= (ICT
3
+ IRT
3
)/ET
P
ICT
3
: thời gian co đồng thể tích thất phải đo ở van 3 lá
IRT
3
: thời gian giãn đồng thể tích thất phải đo ở van 3 lá
ET
P
: thời gian tống máu thất phải đo ở van động mạch phổi
Hình 16. Phương thức đo chỉ số Tei [15].
* Vận động vòng van ba lá trên M mode (TAPSE)
TAPSE là phương pháp đo khoảng cách vận động tâm thu của vòng van ba
lá trên trục dọc ở mặt cắt 4 buồng mỏm tim bằng M mode. Kaul và cộng sự cho
thấy TAPSE có tương quan mạnh với phương pháp chụp đồng vị phóng xạ.
Hội siêu âm tim Hoa Kỳ và châu âu khuyên dùng TAPSE như là một chỉ
số thông lệ đánh giá chức năng thất phải. Chỉ số này có ưu điểm là dễ đo và
đo nhanh, không lệ thuộc vào chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên có thể lệ thuộc
vào góc đo và tình trạng gánh [8], [17], [9].
Chỉ số TAPSE được đo trên mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim, bằng cách lấy
M mode tại vị trí vòng van bên của van ba lá. Và định lượng bằng độ dịch
chuyển theo trục dọc của vị trí này trong kỳ tâm thu [22].
NCS: ĐOÀN CHÍ THẮNG.
NHD: TS. NGUYỄN CỬU LONG-TS NGUYỄN TÁ ĐÔNG
Hình 17. Cách đo chỉ số TAPSE [9].
* Sóng S tâm thu của Doppler mô vận động vòng van ba lá
Các vùng để đánh giá thất phải là vòng van ba lá và đáy của thành tự do
thất phải, các vùng này có thể đánh giá bằng Doppler mô xung hoặc Doppler
mô màu để đo vận tốc vận động trên trục dọc, vận tốc này được ký hiệu là
sóng S trong kỳ tâm thu. Dùng mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim với cổng lấy mẫu
Doppler tại vòng van ba lá hoặc ở giữa đoạn đáy của thành tự do thất phải.
Hội siêu âm tim Hoa Kỳ và châu âu khuyên dùng Doppler xung mô đo
sóng S để đánh giá chức năng đoạn đáy của thành tự do thất phải và nên dùng
thông số này trong đánh giá chức năng tâm thu thất phải [8], [17], [9].
Dùng mặt cắt 4 buồng ở mỏm tim, hình ảnh Doppler mô với cổng lấy
mẫu Doppler tại vòng van bên của van ba lá. Cần chỉnh góc của hướng cắt
nhỏ tối đa để thu được vận tốc lớn nhất. Các sóng Doppler gồm sóng S dương
của thì tâm thu và hai sóng âm E, A của thì tâm trương. Vận tốc sóng S là
thông số đánh giá chức năng tâm thu thất phải, sóng S được chọn khi vận tốc
tâm thu có được giá trị lớn nhất.