Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

U

Ế

PHẠM HOÀNG ĐÍCH

KI

N

H



́H

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ

MÃ SỐ: 8 31 01 10

H

O
̣C



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Đ

ẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ 2019


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn thạc sĩ “ Hoàn thiện công tác Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án Đầu tư- Xây dựng và Phát triển
quỹ đất huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị ” nay là Ban quản lý dự án Đầu tư- Xây dựng và
Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị do học viên Phạm Hoàng Đích thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Tài Phúc.

Ế

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

U

trung thực, chính xác. Các số liệu và thông tin trong luận văn này chưa được sử dụng

́H


để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được

Huế, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

O
̣C

KI

N

H



cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Đ

ẠI

H

Phạm Hoàng Đích

i



LỜI CẢM ƠN
Luận văn hoàn thành là sự kết hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở
nhà trường, thực tiễn và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Để hoàn thành tốt như hôm nay, trước hết tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối
với toàn thể các Thầy Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, Phòng Đào tạo sau đại
học Trường Đại học kinh tế Huế, đặc biệt là Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Tài Phúc

Ế

người trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

U

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

́H

Tiếp đó, tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Ban quản lý
dự án Đầu tư- Xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị với



các sở, ban ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành luận văn này.

H

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm


N

khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè và

Tác giả luận văn

ẠI

H

O
̣C

Xin trân trọng cảm ơn !

KI

đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Đ

Phạm Hoàng Đích

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: PHẠM HOÀNG ĐÍCH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, niên khóa: 2017- 2019

Mã số: 8310110
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
Tên đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN VĨNH LINH TỈNH
QUẢNG TRỊ ”

Ế

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Dựa trên những những phân tích, đánh giá về thực trạng sử dụng nguồn

́H

U

VĐTXDCB từ nguồn NSNN giai đoạn 2015-2018, nghiên cứu nhằm đưa ra các giải
pháp thích hợp để giải quyết những tồn tại, hạn chế về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ



bản từ nguồn ngân sách tại Ban quản lý dự án Đầu tư- Xây dựng và Phát triển quỹ đất
(Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ) huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý

H

vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN tại Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh.

O

̣C

KI

N

Đối tượng điều tra của đề tài là Chủ đầu tư, Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện
Vĩnh Linh, các đơn vị hưởng lợi (đại diện cơ quan sử dụng công trình như : UBND xã,
trường học, trụ sở cơ quan , người dân…) và cán bộ thuộc các Đơn vị xây lắp thi công
(các nhà thầu, quản lý thi công công trình)

ẠI

H

2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân
tích sau: phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê,
so sánh (số trung bình, số tuyệt đối, số tương đối… ) được sử dụng trong việc phân tích

Đ

thực trạng công tác quản lý VĐTXDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện, so sánh các
số liệu thu thập được qua các năm để đưa ra các kết luận. Ngoài ra luận văn sử dụng các
phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp phục vụ quá trình nghiên cứu.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đã được làm rõ thực trạng công tác quản lý vốn đầu
tư tại huyện Vĩnh Linh. Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN để ĐTXDCB đã tạo
ra đòn bẩy quan trọng để tăng trưởng và phát triển KT-XH, tăng năng lực sản xuất và
tạo bộ mặt mới của Huyện Vĩnh Linh hiện nay. Thông qua quá trình nghiên cứu, tác

giả đã đề xuất 07 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn
vốn ngân sách Nhà nước tại Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh.

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ngân sách Nhà nước

2. KT-XH:

Kinh tế xã hội

3. ĐTXD:

Đầu tư xây dựng

4. XDCB:

Xây dựng cơ bản

5. ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

6. UBND:

Ủy ban nhân dân

7. HĐND:


Hội đồng nhân dân

8. SX-KD:

Sản xuất kinh doanh

9. GPMB:

Giải phóng mặt bằng

10. GTSX:

Giá trị sản xuất

11. CSHT:

Cơ sở hạ tầng

12. KT-KT

Kinh tế kỹ thuật

13. TPCP

Trái phiếu Chính phủ

14.CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa


15. VĐTTNS

Vốn đầu tư từ ngân sách

16. ODA:

Official Development Assistance

U
́H



H

N

KI

Asean Development Bank
Foreign Development Investment

19. GDP:

Gross Domestic Product

ẠI

H


18. FDI:

O
̣C

17. ADB:

Ế

1. NSNN:

Non Government Organization

Đ

20. NGO:

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN ............................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii

Ế


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1

U

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................... 1

́H

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 2



4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 3

H

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ........................................................................................... 4

N

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

KI

VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................... 5
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ


O
̣C

NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .................................................................. 5
1.1.1. Đầu tư và đầu tư xây dựng công trình ................................................................... 5

H

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm dự án đầu tư xây dựng cơ bản ......................................... 6

ẠI

1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản ................................................................ 7
1.1.5. Nguồn vốn đầu tư .................................................................................................. 9

Đ

1.1.6. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước ........................................... 13
1.1.7. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước ............................ 14
1.1.7.9. Công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước ..................... 20
1.1.7.10. Công tác Báo cáo quyết vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước ............. 21
1.1.7.11. Công tác Báo cáo quyết dự án XDCB hoàn thành từ NSNN ......................... 22
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................................ 22
1.2.1. Hệ thống các văn bản liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư ...................... 22
v


1.2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước .................................. 29
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ

NSNN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
QUỸ ĐẤT HUYỆN VĨNH LINH TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2018...................... 35
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................... 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ............... 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 36

Ế

2.1.3. Kết quả phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2015-2018 ...................................... 37

U

2.1.4. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước của huyện Vĩnh Linh( 2015-2018) ......... 38

́H

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN Ở BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN



VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI KỲ 2015-2018 ............................. 39
2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển của Ban quản lý dự án Đầu tư- Xây dựng và

H

Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ..................................................... 39

N


2.2.2.Tình hình thực hiện vốn đầu tư ............................................................................ 40

KI

2.2.3 Thực trạng thực hiện vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN của Ban quản lý dự án
ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2018............................................... 43

O
̣C

2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............................................. 56

H

2.3.1. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra ....................................................... 56

ẠI

2.3.2. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn
vốn NSNN tại Ban Dự án ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh ...................................... 58

Đ

2.3.3. So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý
VĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh ..... 61
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐTXDCB TỪ NGUỒN
VỐN NSNN Ở BAN QLDA ĐT- XD VÀ PTQĐ HUYỆN VĨNH LINH .................... 64
2.4.1 Kết quả đạt được .................................................................................................. 64
2.4.2 Những hạn chế và yếu kém ................................................................................. 65

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém ...................................................... 69

vi


CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN
ĐTXDCB TỪ NSNN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐT- XD&PTQĐ HUYỆN VĨNH
LINH ............................................................................................................................. 73
3.1. Định hướng công tác quản lý vốn ĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN ...................... 73
3.2. Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐT XDCB từ nguồn NSNN
địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ..................................................................... 75
3.2.1 Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch........................................... 75

Ế

3.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch vốn đầu tư ...................................................... 76

U

3.2.3.Hoàn thiện cơ chế quản lý các dự án đầu tư, chất lượng công trình .................... 77

́H

3.2.4.Hoàn thiện công tác tư vấn, thiết kế kỹ thuật, thẩm định, thi công ...................... 80
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ các



dự án đầu tư ................................................................................................................... 80
3.2.6. Hoàn thiện quy trình hóa công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN ................. 81


H

3.2.7. Hoàn thiện công tác giám sát, thanh, kiểm tra .................................................... 88

N

3.2.8. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Ban quản lý Dự án................................. 90

KI

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 91
1. Kết luận...................................................................................................................... 91

O
̣C

2. Kiến nghị ................................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 94

H

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 98

ẠI

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1

Đ


BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Trình tự tổ chức đấu thầu......................................................................... 19

Bảng 2.1.

Thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Vĩnh Linh năm 2018 ......... 36

Bảng 2.2.

Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu dân số của Huyện Vĩnh Linh qua các năm
2015-2018 ................................................................................................ 37

Bảng 2.3.

Bảng tổng hợp GTSX và tốc độ tăng GTSX theo ngành ở Huyện Vĩnh
Linh giai đoạn 2015-2018........................................................................ 38
Tình hình Thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (2015-2018) .. 38

Bảng 2.5


Tình hình tích lũy vốn đầu tư từ NSNN ở Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ

U

Ế

Bảng 2.4.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ NSNN ở Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện



Bảng 2.6

́H

huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2018 .................................................... 40
Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2018............................................................... 41
Phân bổ vốn ĐTXDCB tập trung theo lĩnh vực KT-XH ở Ban QLDA

H

Bảng 2.7 :

N

Đầu tư- Xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015Bảng 2.8.

KI


2018 ......................................................................................................... 42
Tình hình thực hiện kế hoạch VĐTTNS của Ban quản lý dự án Đầu tư-

Bảng 2.9.

O
̣C

Xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2018 . 44
Tình hình xử lý tránh nhiệm khi phát hiện sai phạm trong lập và quản lý

Bảng 2.10.

H

dự toán ..................................................................................................... 46
Tổng hợp kết quả đấu thầu tại Ban quản lý dự án Đầu tư- Xây dựng và

ẠI

Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2018 ...................... 48

Đ

Bảng 2.11.

Tổng hợp tình hình thanh toán vốn XDCB của Ban quản lý dự án Đầu
tư- Xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh giai đoạn 20152018 ......................................................................................................... 51


Bảng 2.12.

Tổng hợp dự án hoàn thành đưa vào sử dụng do Ban quản lý dự án Đầu
tư- Xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh quản lý giai đoạn
2015-2018 ................................................................................................ 53

Bảng 2.13.

Tổng hợp công tác quyết toán dự án, công trình hoàn thành ở Ban quản
lý dự án ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh trong giai đoạn 2015-2018 . 54

viii


Bảng 2.14.

Tình hình thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2018 ................................. 56

Bảng 2.15.

Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra............................................ 57

Bảng 2.16:

Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn ĐTXDCB
từ nguồn vốn NSNN tại Ban Dự án ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh . 58

Bảng 2.17:

So sánh giá trị trung bình ý kiến đánh giá của Ban QLDA huyện với Đơn

vị xây lắp và Đơn vị hưởng lợi về công tác quản lý Vốn ĐTXDCB từ

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H



́H

U

Ế

nguồn vốn NSNN tại Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh .... 62

ix



DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1

Trình tự thực hiện dự án đầu tư ................................................................. 8

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H



́H

U

Ế

Bản đồ 2.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ................ 35


x


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong công cuộc xây dựng đất nước, đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan
trọng trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng và nguồn lực vật chất cho nền kinh tế. Trong cơ
cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thì nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng vai
trò chủ lực, làm nền tảng cho các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư của các cơ
quan, doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

Ế

Hiện nay, trong điều kiện nguồn vốn từ NSNN còn hạn chế thì việc quản lý, sử

U

dụng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư là một vấn đề cấp bách đặt ra không chỉ đối với

́H

các bộ ngành quản lý vĩ mô mà còn đối với các địa phương, doanh nghiệp...



Huyện Vĩnh Linh là một trong 10 huyện, thị, thành phố của tỉnh Quảng Trị.
Huyện nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp

H


huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy

N

(tỉnh Quảng Bình), với thị trấn Hồ Xá là trung tâm huyện lỵ.

KI

Có dòng sông Hiền Lương chảy ngang qua địa bàn huyện và là địa bàn có nhiều
tuyến giao thông quan trọng đi ngang qua như Đường Quốc Lộ 1A; đường sắt Bắc

O
̣C

Nam với ga Sa Lung nằm giữa xã Vĩnh Long với thị trấn Hồ Xá, ga An Tiên nằm ở địa
bàn xã Vĩnh Sơn, cách thị trấn Hồ Xá 15km về hường Tây Nam; Đường Hồ Chí Minh

H

đi qua các xã phía Tây của huyện. Trong những năm qua được sự quan tâm của các

ẠI

cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương nên Huyện Vĩnh Linh đã có nhiều khởi
sắc trong công cuộc phát triển kinh tế, đúng theo định hướng phát triển kinh tế của

Đ

Đảng bộ Huyện nhà. Trong thời gian qua, trên địa bàn Huyện Vĩnh Linh đã triển khai

nhiều dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN, của doanh nghiệp. Nhìn chung, các cơ
quan quản lý địa phương đã vận dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn
đầu tư, nhất là vốn đầu tư từ NSNN nên đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng bên cạnh
đó do nhiều nguyên nhân khác nhau từ điểm xuất phát thấp, hệ thống các văn bản pháp
quy chưa được đồng bộ, việc triển khai ở cơ sở còn lúng túng, lực lượng cán bộ có
chuyên môn quản lý đầu tư chưa nhiều, dẫn đến tình trạng còn nhiều sai phạm trong
quản lý, hiệu quả đầu tư chưa cao...
1


Từ những hạn chế đó, đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội nên đến nay Vĩnh Linh vẫn là một huyện nghèo so với mặt bằng chung của
Tỉnh Quảng Trị và trong cả nước.
Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với mong muốn tìm hiểu và góp phần cung cấp
thông tin lý luận, thực tiễn và giải pháp cho các nhà quản lý vốn đầu tư trên địa bàn
huyện, tác giả lựa chọn đề tài: " Hoàn thiện công tác Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng

Ế

huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị " nay là Ban quản lý dự án Đầu tư- Xây dựng và Phát

U

triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị là làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

́H

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung :




Dựa trên những những phân tích, đánh giá về thực trạng sử dụng nguồn vốn đầu
tư cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2018, nghiên cứu nhằm đưa ra

H

các giải pháp thích hợp để giải quyết những tồn tại, hạn chế về quản lý vốn đầu tư xây

N

dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại Ban quản lý dự án Đầu tư- Xây dựng và Phát triển

KI

quỹ đất (Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ) huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

O
̣C

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý vốn ĐTXDCB
từ nguồn vốn NSNN;

H

+ Đánh giá thực trạng về công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN ở

ẠI


Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2018;
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn

Đ

NSNN ở Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2019-2025
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý
vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN tại Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh.
Đối tượng điều tra của đề tài là Chủ đầu tư, Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện
Vĩnh Linh, các đơn vị hưởng lợi (đại diện cơ quan sử dụng công trình như : UBND xã,
trường học, trụ sở cơ quan , người dân…) và cán bộ thuộc các Đơn vị xây lắp thi công
(các nhà thầu, quản lý thi công công trình)
2


3.2. Phạm vi:
+ Công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN tại Ban QLDA ĐTXD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh.
+ Thời gian đánh giá thực trạng từ năm 2015-2018.
+ Các quan điểm, định hướng và giải pháp đề xuất từ năm 2019-2025.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Phương pháp thu thập số liệu:

Ế

Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp từ các văn bản, chính sách của

U


Trung ương và địa phương ban hành, các báo cáo tổng kết và nguồn số liệu thống

́H

kê về vốn đầu tư trên địa bàn Huyện Vĩnh Linh (Cục Thống kê; Phòng Thống kê



huyện; Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện
Vĩnh Linh ..).

H

Số liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để phỏng vấn

N

30 cán bộ thuộc các bộ phận quản lý tiền vốn như Chủ đầu tư và Ban QLDA ĐTXD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh, 30 cán bộ thuộc các đơn vị hưởng lợi (đại diện cơ

KI

quan sử dụng công trình như trường học, trụ sở, người dân…) và 30 cán bộ thuộc

O
̣C

các Đơn vị xây lắp (các nhà thầu, quản lý thi công công trình). Tổng số người
được điều tra là 90 người. Đây là các cán bộ trực tiếp hoặc có liên quan đến công


H

tác quản lý nguồn vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh
Linh. Mẫu được chọn để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu có điều kiện theo

ẠI

danh sách đơn vị.

Đ

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp và

phân tích sau: phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp thống kê mô tả, phân tổ
thống kê, so sánh (số trung bình, số tuyệt đối, số tương đối… ) được sử dụng trong
việc phân tích thực trạng công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn
huyện, so sánh các số liệu thu thập được qua các năm để đưa ra các kết luận
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá và phân tích thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại Ban
QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015-2018
3


với những kết quả đạt được cũng như các nhân tố ảnh hưởng, những tồn tại và nguyên
nhân của tồn tại về quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN ở địa bàn huyện Vĩnh Linh.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý VĐTXDCB từ
nguồn vốn NSNN trong tình hình mới, phù hợp với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn

Ế

gồm 3 chương:

U

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý VĐTXDCB từ nguồn

́H

vốn NSNN.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý VĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN ở Ban



QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2018.

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý

N

Đ

ẠI

H


O
̣C

KI

Quảng Trị giai đoạn 2019-2025.

H

VĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN ở Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh, tỉnh

4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Đầu tư và đầu tư xây dựng công trình
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư

Ế

- Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các

U

loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư


́H

theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Nhà đầu



tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.1.1.2. Đầu tư xây dựng công trình

H

Đầu tư xây dựng (ĐTXD) công trình là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai

N

đoạn hiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình xây dựng, cơ sở vật chất, kỹ

KI

thuật của nền KT-XH, như: nhà máy, đường giao thông, hồ đập thuỷ lợi, trường học,
bệnh viện, trụ sở…để sau đó tiến hành khai thác công trình, sinh lợi với một khoảng

O
̣C

thời gian nhất định nào đó ở tương lai.

Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng

H


công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây
dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào

ẠI

khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có

Đ

liên quan đến xây dựng công trình ( Điều 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13)
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con

người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát
triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác ( Điều 3, Luật Xây
dựng số 50/2014/QH13)

5


1.1.2. Khái niệm và đặc điểm dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Dự án ĐTXDCB là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất theo
thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình: xây dựng dân dụng, công nghiệp,
giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
- Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn


Ế

để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây

U

dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ

́H

trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án
được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo



nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo KT-KT đầu tư xây dựng ( Điều 3,
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13)

H

- Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư

N

xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo KT-KT

KI

đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng (

Điều 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13)

O
̣C

1.1.2.2. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ nhất, ĐTXDCB được coi là yếu tố khởi đầu cho sự phát triển. Tuy nhiên, có

H

nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng, trong đó có yếu tố đầu tư. Đặc điểm này không chỉ

ẠI

nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế mà còn chỉ ra
động lực kích thích các hoạt động khác trong nền kinh tế phát triển.

Đ

Thứ hai, ĐTXDCB đòi hỏi một khối lượng vốn lớn. Khối lượng vốn đầu tư lớn là

yếu tố khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất và kỹ thuật cần thiết đảm bảo
cho yếu tố tăng trưởng và phát triển. Vì vậy nếu không sử dụng vốn có hiệu quả sẽ gây
nhiều tác hại đến sự phát triển KT-XH.
Thứ ba, quá trình ĐTXDCB phải trải qua một thời gian lao động dài mới có thể
đưa vào khai thác, sử dụng. Sản phẩm ĐTXDCB có thời gian hoàn vốn dài vì nó có
tính đặc biệt, sản xuất không theo một dây chuyền hàng loạt, mà mỗi công trình, mỗi
dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau.

6



Thứ tư, ĐTXDCB là một lĩnh vực có rủi ro lớn. Rủi ro trong lĩnh vực ĐTXDCB
chủ yếu là do thời gian đầu tư kéo dài. Trong thời gian này, các yếu tố kinh tế, chính
trị và cả tự nhiên biến động có thể gây nên những thất thoát, lãng phí, gọi chung là
những tổn thất mà các nhà đầu tư không lường được hết khi lập dự án.
Thứ năm, ĐTXDCB liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, diễn ra không
những ở phạm vi một địa phương mà có thể nhiều địa phương. Vì vậy khi tiến hành
hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý,

Ế

qui định rõ phạm vi, trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư.

U

1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản

́H

Phân loại dự án đầu tư là việc sắp xếp các dự án khác nhau vào các nhóm khác
nhau để việc quản lý các dự án được dễ dàng và khoa học.



1.1.3.1 Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư
Các chương trình, dự án ĐTXDCB sử dụng nguồn vốn NSNN do các cơ quan

H


Nhà nước có thẩm quyền quyết định: Quốc hội, Chính Phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ

N

trưởng, HĐND, UBND các cấp theo phân cấp quyết định chủ trương đầu tư các
1.1.3.2 Theo nguồn vốn

KI

chương trình, dự án ( Điều 17, Luật đầu tư công số 49/2014/QH13)

O
̣C

Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển

H

chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu

ẠI

tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào
cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu

Đ

tư ( Khoản 25 Điều 4 Luật đầu tư công số 49/2014/QH13)
1.1.3.3. Theo quy mô dự án

Theo quy mô, các dự án đầu tư được phân loại theo quy định tại Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng: Dự
án Trọng điểm Quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.
1.1.4 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Quá trình quản lý dự án ĐTXDCB từ NSNN gồm 3 giai đoạn lớn như sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Gồm các nội dung sau: - Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
7


- Tiến hành thăm dò, xem xét thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm nguồn
cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa
chọn hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm đầu tư dự án.
- Lập dự án đầu tư, Gửi hồ sơ dự án và các văn bản liên quan trình cơ quan có thẩm
quyển quyết định phê duyệt dự án đàu tư xây dựng công trình.
b. Giai đoạn thực hiện đầu tư

Ế

Gồm các nội dung sau:

U

- Xin giao đất theo quy định của Nhà nước, Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.

́H

- Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, kỹ thuật và chất lượng công trình.
- Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán hoặc báo cáo KTKT công trình.




- Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các hạng mục công trình và hồ sơ mời thầu
- Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị.

H

- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên.

N

- Ký kết hợp đồng kinh tế, tổ chức thi công xây lắp hoặc lắp đặt thiết bị .

KI

- Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng.
c. Giai đoạn vận hành, khai thác dự án

O
̣C

Giai đoạn này gồm các công việc: nghiệm thu, bàn giao, hướng dẫn sử dụng; vận

H

hành; bảo hành công trình theo các quy định của Nhà nước về lĩnh vực xây dựng.
Nghiên cứu
tiền khả thi


Nghiên cứu
khả thi

Thẩm định và
quyết định đầu tư

Đ

ẠI

Nghiên cứu cơ
hội đầu tư

GIAI ĐOẠN I: CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

GIAI ĐOẠN II: THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Thiết kế kỹ thuật,
TDT, DT chi tiết

Ký hợp đồng
kinh tế

Thi công

- Nghiệm thu
- Quyết toán

GIAI ĐOẠN III: VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG


Sơ đồ 1.1 Trình tự thực hiện dự án đầu tư
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
8


1.1.5. Nguồn vốn đầu tư
1.1.5.1. Khái niệm nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư của xã hội là nguồn được hình thành trên cơ sở huy động các
nguồn lực trong nước và ngoài nước, thông qua các chính sách, cơ chế, luật pháp.
Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn tín dụng (tín dụng
nhà nước, tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của các doanh nghiệp,
các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nước gồm có: đầu tư trực tiếp nước ngoài,

Ế

nguồn vốn vay, viện trợ và các nguồn vốn khác.

U

1.1.5.2. Phân loại nguồn vốn đầu tư

́H

a - Nguồn vốn đầu tư trong nước
- Nguồn vốn từ NSNN



Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà


H

nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của

N

Nhà nước ( Khoản 5 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13)

KI

Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là:

Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp

O
̣C

địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và
các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

H

Ngân sách TW: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung

ẠI

ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp TW.
Nguồn vốn đầu tư từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án


Đ

không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho nền
KT-XH; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia
đầu tư. Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN có tính chất bao cấp nên dễ
bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ.
Nguồn vốn NSNN được hình thành từ tiết kiệm của NSNN, đó là khoản chênh
lệch giữa thu và chi NSNN. Thu NSNN được thực hiện chủ yếu từ thuế và một phần
nhỏ là các khoản thu từ phí, lệ phí và thu khác... Chi của NSNN bao gồm: chi đầu tư
phát triển và chi thường xuyên cho quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, sự nghiệp
văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, chi các sự nghiệp kinh tế. Muốn tăng nguồn tích lũy
9


của NSNN phải phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi. Vốn đầu tư phát triển qua kênh
NSNN, được thể hiện qua hai phần: một phần vốn ĐTXD công trình tập trung của Nhà
nước, một phần từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm.
- Nguồn vốn tín dụng nhà nước
Là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua kho bạc, được thực hiện chủ yếu
bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do Bộ Tài chính phát hành.
Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của ngân sách lớn, nhưng nguồn thu lại không
thể đáp ứng được. Để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ thường cân đối ngân sách

Ế

bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ. Ở nước ta hiện nay, trái phiếu Chính phủ có

U

các hình thức sau đây: tín phiếu, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư…Đối với vốn


́H

đầu tư phát triển, hình thức tín dụng nhà nước có thể tác động lên hai mặt: Chính phủ



vay ngắn hạn tạo điều kiện cân đối ngân sách đảm bảo kế hoạch đầu tư phát triển kinh
tế và phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số dự án nào đó,

H

- Nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhà nước

N

Hiện nay, ở các quốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước vì nhiều lý do khác

KI

nhau: bảo đảm những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, kinh doanh ở những lĩnh
vực mà tư nhân không đủ sức, đủ vốn hoặc không muốn làm, nhất là ở những lĩnh vực

O
̣C

như giao thông, thủy lợi, năng lượng, dịch vụ công cộng...
Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhà nước được hình thành từ rất nhiều

H


nguồn khác nhau: là nguồn vốn do NSNN cấp cho các tập đoàn, công ty nhà nước nắm
100% vốn hoặc cổ phần chi phối. Tuy nhiên nguồn vốn này có xu hướng giảm đáng kể

ẠI

về tỷ trọng và số lượng; Nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu

Đ

(đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa); Tiền khấu hao cơ bản
tài sản cố định, lợi nhuận tích lũy được phép để lại doanh nghiệp...
- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác như công ty tài
chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảo hiểm...có vai trò rất quan trọng trong việc huy
động vốn đầu tư phát triển. Các tổ chức này có ưu điểm là có thể thỏa mãn được mọi
nhu cầu về vốn của các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế, nếu những đối tượng
vay vốn chấp hành đầy đủ những quy chế tín dụng. Sở dĩ các tổ chức này có thể thu hút
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với khối lượng lớn, là vì các tổ chức này đã sử
dụng nhiều hình thức huy động khác nhau rất phong phú và đa dạng.
10


- Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh
Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh được hình thành từ nguồn tiết kiệm của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiết kiệm của dân cư.
b- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay chủ yếu các nguồn sau:
- Viện trợ phát triển chính thức (ODA): là nguồn vốn do Chính phủ các nước
và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí


Ế

không có lãi.

U

- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Tổ chức thương mại thế giới

́H

định nghĩa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng



với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác.

H

- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Cung cấp thuốc men, lương

N

thực, quần áo cho nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh, dịch họa, hỗ trợ cho việc đầu tư

KI

phát triển các công trình cơ sở hạ tầng có quy mô vừa và nhỏ.

1.1.5.3. Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư xây dựng công trình

O
̣C

a- Vốn đầu tư

- Theo Khoản 19, Điều 3,Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Vốn đầu tư là tiền và tài

H

sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh

ẠI

- Theo Khoản 05, Điều 3, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Đầu tư kinh doanh là

Đ

việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành
lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;
đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư
b-Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước
- Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ
phát triển kinh tế – xã hội ( Khoản 19 Điều 4 Luật đầu tư công số 49/2014/QH13)
- Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu
11



tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào
cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu
tư ( Khoản 25 Điều 4 Luật đầu tư công số 49/2014/QH13)
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là nhiệm vụ chi của ngân
sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ( Khoản 5 Điều 4
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13).

U

dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư từ NSNN.

Ế

- Các nguồn lực thuộc quyền sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà nước được sử

́H

- NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia
huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu chi của Ngân sách.



- Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, vốn đầu tư từ NSNN
được hình thành từ nguồn vốn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ bán,

H


khoản cho thuê tài sản, tài nguyên của đất nước…và các khoản thu khác) và nguồn

N

vốn từ nước ngoài (vốn ODA, viện trợ NGO).

KI

- Theo phân cấp quản lý ngân sách vốn đầu tư từ NSNN chia thành:
+ Vốn đầu tư của ngân sách trung ương được hình thành từ các khoản thu của

O
̣C

ngân sách trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. Nguồn
vốn này được giao cho các bộ, ngành quản lý sử dụng.

H

+ Vốn đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của

ẠI

ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa
phương đó; nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương

Đ

(tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.
- Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tư từ NSNN được phân thành:

+ Vốn ĐTXD công trình tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kế
hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho
từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Vốn ĐTXD công trình từ nguồn thu được để lại theo nghị quyết của Quốc hội:
thu từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nước, thu cấp đất, chuyển
quyền sử dụng đất…
+ Vốn đầu tư phát triển theo chương trình dự án quốc gia.
12


+ Vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng
cường cơ sở vật chất như: truyền hình, thu học phí…
c- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Vốn ĐTXDCB là toàn bộ những chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư
bao gồm chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi
phí thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đạt máy móc thiết bị và các chi phí khác được
ghi trong tổng dự toán

Ế

1.1.6. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước

U

1.1.6.1. Khái niệm

Quản lý vốn ĐTXDCB đối với các dự án sử dụng vốn NSNN kể cả các dự án thành

́H


phần là Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập



dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, thi
công xây dựng, thanh toán vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư, nghiệm thu giai đoạn,

H

nghiệm thu hoàn thành, quyết toán A-B, tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử

N

dụng, thực hiện công tác bảo hành, Quyết toán dự án hoàn thành; Cung cấp số liệu, chứng
1.1.6.2. Nguyên tắc

KI

từ, phục vụ thanh tra, kiểm toán Nhà nước…

O
̣C

Theo quy định tại Điều 12 Luật Đầu tư công năm 2014, có 6 nguyên tắc quản lý
vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN như sau:

H

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng NSNN nói chung và
sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN nói riêng.


ẠI

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh

Đ

tế xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, địa
phương.

- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ
chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN bảo đảm đầu tư tập
trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không
để thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN.

13


1.1.6.3. Vai trò
- Công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tốt sẽ phát huy tối đa vai trò của
vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN như thúc đầy tăng trưởng và phát triển kinh tế;
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế; góp phần phát triển con người và giải
quyết các vấn đề xã hội…
- Công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tốt sẽ góp phần chống đầu tư dàn
trải, kém hiệu quả, thất thoát lãng phí, tham ô, tham nhũng trong việc sử dụng vốn đầu

Ế


tư XDCB nói riêng cũng như quản lý sử dụng NSNN nói chung.

U

- Việc quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước. Tăng

́H

cường tính nghiêm minh của pháp luật, tạo dựng niềm tin của nhân dân.
- Công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tốt sẽ tạo dựng được lòng tin đối



với các đối tác quốc tế góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về Việt Nam trên trường quốc
tế và thu hút các nguồn vốn đầu tư có chất lượng vào Việt Nam

N

1.1.7.1. Tổ chức bộ máy quản lý

H

1.1.7. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước

KI

Quản lý vốn ĐTXD công trình có nhiều chủ thể tham gia từ Trung ương tới địa phương:
a- Ở Trung ương: Quốc hội, Chính Phủ, Bộ Kế hoạch&Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ


O
̣C

Xây dựng và các bộ ngành liên quan: Ban hành các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư
về hoạt động đầu tư XDCB, thanh toán, quyết toán vốn ĐTXDCB…

H

b- Ở Địa phương:

- Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết toán thu chi NSNN, phân bổ dự toán

ẠI

ngân sách quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện các dự án đầu tư trên

Đ

địa bàn mình.

- UBND các cấp: Lập dự toán NSNN, danh mục đầu tư, phương án phân bổ

điều chỉnh ngân sách đối với các dự án thuộc cấp mình quản lý, kiểm tra nghị
quyết của HDND cấp dưới và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan đơn vị trực
thuộc.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch& Đầu tư, Sở xây dựng, sở GTVT ở cấp tỉnh; Phòng
TC-KH, Phòng KT-HT ở cấp huyện và Kho bạc Nhà nước: Thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước, chức năng tham mưu trong lĩnh vực ĐTXDCB, chức năng thanh toán,
quyết toán vốn ĐTXDCB, quyết toán dự án hoàn thành…


14


×