Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

TỔNG QUAN về BẢNG từ THỬ sức NGHE lời CHO TRẺ EM TUỔI học ĐƯỜNG (6 15 TUỔI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.53 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM TIẾN DŨNG

TỔNG QUAN VỀ BẢNG TỪ
THỬ SỨC NGHE LỜI CHO TRẺ EM
TUỔI HỌC ĐƯỜNG (6-15 TUỔI)

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM TIẾN DŨNG

TỔNG QUAN VỀ BẢNG TỪ
THỬ SỨC NGHE LỜI CHO TRẺ EM
TUỔI HỌC ĐƯỜNG (6-15 TUỔI)
Cho đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời
Tiếng Việt, ứng dụng vào việc đo sức nghe lời cho trẻ em
tuổi học đường (6-15 tuổi)”


Chuyên ngành : Tai - Mũi - Họng
Mã số
: 62720155

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
I. NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT, SỨC NGHE LỜI NGHE KÉM TUỔI HỌC ĐƯỜNG........3
1. Ngữ âm tiếng Việt.....................................................................................3
1.1. Đặc điểm chung..................................................................................3
1.2.Cấu trúc ngữ âm tiếng việt..................................................................4
1.3. Vần trong tiếng Việt...........................................................................5
1.4. Âm đầu...............................................................................................8
1.5. Thanh điệu tiếng Việt........................................................................10
1.6. Từ trong tiếng Việt...........................................................................12
2. Sức nghe lời.............................................................................................14
2.1. Sinh lý quá trình nghe hiểu, tích lũy vốn từ, nghe-nói.....................14
2.2. Trang thiết bị đo sức nghe lời...........................................................17
2.3. Các phép đo sức nghe lời hay thực hiện...........................................19
3. Nghe kém trẻ em tuổi học đường............................................................22
3.1. Dịch tễ học nghe kém.......................................................................22
3.2. Chẩn đoán nghe kém trẻ em tuổi học đường....................................22
3.3. Điều trị nghe kém.............................................................................25
II. LUẬN ĐIỂM, QUAN ĐIỂM, CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN..........26
1. Ngữ âm tiếng Việt...................................................................................26
2. Sức nghe lời.............................................................................................29

3. Nghe kém trẻ học đường.........................................................................31
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.....................32
1. Lịch sử nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt....................................................32
2. Lịch sử sức nghe lời................................................................................34
2.1.Tình hình trên thế giới.......................................................................34
2.2. Tại Việt Nam...................................................................................36
3. Lịch sử về dịch tễ học nghe kém trẻ học đường......................................36
3.1. Tình hình trên thế giới......................................................................36
3.2. Tại Việt Nam....................................................................................38
IV. KẾT LUẬN...............................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Nguyên âm đơn..................................................................................6
Bảng 2. Nguyên âm đôi....................................................................................7
Bảng 3. Các vị trí cấu âm, phương thức cấu âm của âm cuối.....................8
Bảng 4. Phụ âm đầu........................................................................................9
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Hình ảnh không gian 3 chiều tín hiệu âm thanh...................................3
Hình 2. Âm tiết loan /lwan1/.............................................................................5
Hình 3. Thanh điệu tiếng Việt.......................................................................11
Hình 4. Mối liên hệ giữa các khu vực của vỏ não trong việc nghe hi ểu, ..15
Hình 5. Biểu đồ thính lực lời chuẩn của pháp do Portmann...........................21
Hình 6. Các loại biểu đồ thính lực lời bệnh lý............................................21


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chức năng nghe của con người là một trong chức năng hết sức quan
trọng, nghe giúp chúng ta học nói, giao tiếp, học tập, làm việc, giải trí, cảnh
giới…, là phương tiện để chúng ta tiếp cận với thế giới bên ngoài không
ngừng tích lũy và phát triển tri thức, kỹ năng và tiềm năng con người. Một
giai đoạn hết sức quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển của mỗi con
người là giai đoạn đầu đời trước khi đi học, là giai đoạn trẻ học đường đặc
biệt là bậc tiểu học và trung học cơ sở.
Việc đánh giá khả năng nghe do vậy là rất quan trọng nói chung và
với trẻ tuổi học đường nói riêng, từ xưa con người đã biết dùng đồng hồ và
các dụng cụ phát ra âm thanh để ước lượng sức nghe, cuối thế kỷ XIX,
F.Bézold lần đầu tiên đã sử dụng âm thoa sau đó dùng tiếng nói thầm để
đánh giá sức nghe, đầu thế kỷ XX máy đo sức nghe ra đời cho phép đánh giá
sức nghe đơn âm. Tuy nhiên các phương pháp trên chưa phản ánh đầy đủ
và khách quan nhu cầu nghe của con người trong cuộc sống hàng ngày đó
là một nhu cầu nghe tiếng nói, do vậy các phép đo sức nghe lời (SNL) ra đời
nhằm đánh giá chức năng quan trọng nhất của cơ quan thính giác là khả
năng nghe hiểu lời nói.
Để có thể đo SNL thì chất liệu ngôn ngữ là một phần hết sức quan
trọng, đó là các bảng từ thử 1 âm tiết, 2 âm tiết, câu thử… Nguyên tăc quan
trọng nhất của bảng từ thử 1 âm tiết hay 2 âm tiết đo SNL là bảng t ừ th ử
phải phù hợp với những đặc điểm của ngôn ngữ v ề mặt ng ữ âm, t ừ
vựng. Mặt khác khi đem đảng bảng từ thử để đánh giá khả năng nghe
còn phải phù hợp với ngôn ngữ của người nghe, vốn t ừ phù h ợp, do đó
cần chất liệu ngôn ngữ riêng cho trẻ em và người lớn và bảng từ thử
tiếng Việt để dùng cho người Việt ta ở trong nước và nước ngoài.


2
Theo luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em 102/2016/QH13 ngày
5/4/2016 quy định trẻ em là trẻ <16 tuổi [1], trẻ em tuổi học đường

được định nghĩa là trẻ từ lớp 6 đến lớp 9 với độ tuổi từ 6 tuổi trở lên và
16 tuổi trở xuống hay có thể quy định trong tiểu luận tổng quan này là
từ 6-15 tuổi. Nghe kém trẻ em tuổi học đường do nhiều nguyên nhân
khác nhau và nhiều mức độ khác nhau có thể ảnh hưởng tới s ự phát
triển ngôn ngữ, khả năng nghe nói, sự hòa h ợp v ới bạn bè, c ộng đ ồng,
gia đình, khó khăn trong học tập, phát triển tư duy ở các lớp h ọc, bậc
học tiếp theo. Trẻ em học đường đặc biệt là bậc tiểu học là hết s ức
quan trọng vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn sớm nhất đặt nền tảng cho
giáo dục, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ. T heo con số thống kê thì tỷ lệ
nghe kém lúc mới sinh ra khoảng 3/1000 trẻ sau đó tăng dần khoảng 910/1000 trẻ ở tuổi học đường theo tác giả White và cộng sự [2].
Trên thế giới, có nhiều bảng từ thử SNL khác nhau, phụ thuộc vào
ngôn ngữ được sử dụng ở mỗi quốc gia, dành cho trẻ em, người lớn,
nhằm đảm bảo sự phù hợp với tiến trình phát triển ngôn ng ữ theo l ứa
tuổi.
Ở Việt nam, đã có ba bảng từ thử SNL để đo sức nghe lời được xây
dựng: Đó là bảng từ thử SNL hỗn hợp âm tiết do Phạm Kim và c ộng s ự
[3], bảng từ thử SNL một và hai âm tiết của Nguyễn Hữu Khôi [4] và
bảng từ thử SNL thể loại Freiburger do Ngô Ngọc Liễn [5] xây dựng. Qua
đó thấy sự cần thiết của việc xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời tiếng
Việt cho trẻ em tuổi học đường (6-15 tuổi).
Tiểu luận tổng quan sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan của đề tài
đó là SNL, ngữ âm tiếng Việt, nghe kém tuổi học đường, các cơ sở lý luận để
thực hiện các bước nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phân


3
tích tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước qua đó rút
ra các điểm mới cần làm của đề tài, bài học và kinh nghiệm khi thực hiện.



4
I. NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT, SỨC NGHE LỜI NGHE KÉM TUỔI HỌC
ĐƯỜNG
1. Ngữ âm tiếng Việt [6], [7], [8]
Ngữ âm h ọc là chuyên ngành nghiên cứu về m ặt âm thanh của
ngôn ngữ (ng ữ âm) , liên quan đến các đặc tính vật lý của sóng âm tín
hiệu lời nói. Bao gồm các thông số cơ bản liên quan đến cường độ,
trường độ, tần số, và âm săc hay săc thái của lời nói.
Cường độ

Tr
ư

ờn



Tần số

Hình 1. Hình ảnh không gian 3 chiều tín hiệu âm thanh
1.1. Đặc điểm chung
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, đơn tiết tính, có thanh điệu. Đây
là những đặc điểm cơ bản nhất, chi phối tất cả những đặc điểm khác
về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Tính chất đơn lập, đơn tiết của tiếng Việt biểu hiện rõ nhất của
ở chức năng và cấu trúc của âm tiết. Trong tiếng Việt, về chức năng,
âm tiết có vị trí đặc biệt trong hệ thống các đơn vị của ngôn ngữ.


5

Âm tiết là đơn vị nhỏ nhất, xét về mặt phát âm (nói) và thụ cảm
(nghe). Âm tiết thường có nghĩa. Như vậy, trong tiếng Việt, âm tiết
thường là vỏ ngữ âm của hình vị (morphem - đơn vị nhỏ nhất có nghĩa).
1.2.Cấu trúc ngữ âm tiếng việt [6],[7], [8]
Về mặt cấu trúc, âm tiết được cấu tạo bởi một số lượng nhất
định các thành tố, các thành tố kết hợp với nhau theo quy tăc nhất
định.
Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt có thể thấy trong sơ đồ sau:

Âm đầu

Thanh điệu
Vần
Âm đệm
Âm chính

Âm cuối

Sơ đồ trên phản ánh cấu trúc 2 bậc của âm tiết tiếng Việt.
+Ở bậc thứ nhất, âm tiết được cấu tạo bởi âm đầu, vần và
thanh điệu. Đây là 3 thành phần băt buộc của âm tiết tiếng Việt.
+ Bậc thứ hai liên quan đến cấu tạo của vần. Vần được cấu tạo
bởi âm đệm, âm chính và âm cuối.
Ở bậc thứ nhất, âm đầu, vần, thanh điệu là các thành tố tương
đối độc lập, sự kết hợp âm đầu với vần tương đối lỏng lẻo.
Ở bậc thứ hai, sự kết hợp âm đệm với âm chính, âm chính với
âm cuối tương đối chặt chẽ.
Hình 2 dưới đây dạng sóng âm, cường độ, F0 (thanh điệu) và
phổ âm của âm tiết LOAN gồm âm đầu L, âm đệm O, âm chính A và âm
cuối N.



6

Hình 2. Âm tiết loan /lwan1/
1- Dạng sóng âm; 2- Cường độ; 3-F0 (thanh điệu); 4- Phổ âm
Ghi chú:kí hiệu giữa hai vạch nghiêng là kí hiệu phiên âm quốc tế
âm tiết LOAN, trong đó /l/ - phụ âm đầu, /-w-/- âm đệm,/ -a-/ - âm chính,
/- n-/ -phụ âm cuối; chữ số 1 chỉ thanh điệu 1- thanh ngang.

Về âm học, âm tiết – tín hiệu lời nói, không phải là tín hiệu đơn
âm, đơn săc (sóng đơn tần) mà là phức âm, đa săc (sóng đa tần).
Mỗi âm tiết có đặc trưng âm học riêng về cường độ, trường độ,
tần số, âm săc.
1.3. Vần trong tiếng Việt
Vần là thành phần độc lập và quan trọng để quyết định thanh
tính âm tiết. Vần được cấu tạo bởi âm đệm, âm chính và âm cuối.
1.3.1. Âm đệm [9]
Ở vị trí âm đệm, chỉ có bán nguyên âm /w/.
Phiên âm quốc tế âm đệm /w/ được ghi bằng con chữ o hoặc u.
Âm đệm là thành tố không băt buộc của vần.
Về mặt liên kết âm đệm liên kết chặt chẽ với âm chính của vần, liên
kết lỏng lẻo với âm đầu của âm tiết
Về mặt âm săc, âm đệm có chức năng trầm hóa âm săc của vần do
vậy âm đệm chỉ kết hợp với nguyên âm âm săc cao, âm săc trung
bình, không kết hợp nguyên âm âm săc th ấp. Sự có mặt hay văng


7


mặt âm đệm -w- không có ý nghĩa trong việc phân loại âm tiết tiếng
Việt theo 3 bậc âm săc: Cao, trung bình, thấp
Về mặt tr ường độ chi ếm khoảng 1/5 đến 1/6 trên chiều dài thời
gian phát âm âm tiết.
1.3.2. Âm chính
Âm chính là thành phần quan trọng nhất của vần, không th ể thi ếu
được của vần.
Âm chính tiếng Việt trong phiên âm quốc tế có 9 nguyên đ ơn và 3
nguyên âm đôi, hiển thị ở bảng dưới. Về mặt chữ viết được hiển th ị
bằng 11 con chữ đơn và 6 con chữ đôi.
Về mặt âm săc phân chia nguyên âm đơn thành âm săc cao, trung,
thấp theo bảng dưới theo tác giả Vũ Kim Bảng và cộng sự [10], [11].
Âm săc của âm chính phụ thuộc vào các tần số được cộng hưởng quan
trọng nhất là F1 và F2, trong đó F1 liên quan đến độ mở của miệng, F2 liên
quan đến vị trí của lưỡi. F1 có tần số dưới 1000Hz, F2 có tần số từ khoảng
700Hz đến trên 3000Hz.
Do vậy dựa vào F2 để phân chia nguyên âm thành nhóm âm săc cao, trung,
thấp, với F2 dưới 1000Hz là thấp, từ 1000-2000Hz là nhóm trung, trên 2000Hz
là nhóm cao.
Bảng 1. Nguyên âm đơn
Âm
sắc
Cao
Trung
bình

Chữ
viết
i
ê

e
ư
ơ,â
a,ă

Phiên
âm quốc
tế
i
e
ɛ
ɨ
ɤ
a

Vũ Kim Bảng
Nữ
F1(Hz)
453
465
506
460
488
950

F1(Hz)
2914
2680
2560
1298

1379
1669

Nam
F1(Hz)
F1(Hz)
316
2363
480
2145
635
2050
345
1382
461
1354
856
1662


8

Thấp

u
ô
o

u
o

ɔ

468
480
654

759
915
1070

331
458
661

722
809
1033

Âm săc 6 nguyên âm đôi phụ thuộc vào âm săc của nguyên âm
đứng trước, ví dụ nguyên âm đôi theo bảng dưới
Bảng 2. Nguyên âm đôi
Âm sắc

Nguyên âm

Nguyên âm

Cao
Trung
Thấp


đứng trước
i
ư
u

đứng sau
ê, a
ơ, a
ô, a

Chữ viết

Phiên âm

iê, ia
ươ, ưa
uô, ua

quốc tế
i∂
ɨ∂
u∂

Cường độ: Âm chính là thành tố tạo đỉnh của âm tiết, có cường độ lớn
nhất.
Trường độ: Âm chính có tr ường đ ộ dài nh ất trong th ời gian phát
âm âm tiết, với nguyên âm đôi thì th ời gian phát âm nguyên âm đ ứng
trước kéo dài do khép miệng lúc phát âm và nguyên âm đ ứng sau là m ở
miệng do vậy thời gian phát âm r ất ng ăn và th ường l ướt qua chính lý

do này cũng quyết định âm săc c ủa nguyên âm đôi ph ụ thu ộc vào âm
săc của nguyên âm đứng tr ước. Nguyên âm (â) phát âm ng ăn h ơn ( ơ),
(ă) ngăn hơn (a) hoặc bằng (a) nếu sau (a) là (u), (y) t ạo âm (au, ay).
Về liên kết với âm đệm và âm cuối thì âm chính có liên k ết ch ặt
chẽ với 2 âm này tạo thành v ần có cấu trúc ch ặt chẽ.
1.3.3. Âm cuối [7], [12]
Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết.
Trong tiếng Việt, âm cuối có thể là bán nguyên âm, phụ âm mũi,
phụ âm tăc vô thanh. Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối
(tương ứng với 12 chữ viết trong đó có 8 phụ âm và 4 bán nguyên âm )


9


10

Bảng 3. Các vị trí cấu âm, phương thức cấu âm của âm cu ối
Vị trí

Môi

Phương thức
Vang

Ồn
Mũi

p /p/
m


Không mũi

/m/
u,o

Lưỡi
Đầu
Gốc lưỡi
lưỡi
t /t/
n /n/

c, ch /k/
ng, nh
/ŋ/
i, y /j/

/w/
Ghi chú: Chữ nghiêng trong /../ là phiên âm quốc tế, chữ thẳng đậm là chữ
viết Quốc ngữ
Âm săc của âm cuối có vai trò không lớn trong vi ệc t ạo âm s ăc và
không quyết định đến âm săc của vần và của âm tiết.
Về trường độ phát âm âm cuối ngăn và giai đo ạn chuy ển ti ếp
giữa nguyên âm chính và âm cuối ng ăn, th ời gian giai đo ạn chuy ển
tiếp dưới 10ms và cường độ chênh lệch không quá 2dB. Sự kết hợp
nguyên âm với âm cuối rất chặt chẽ, 2 chiết đoạn hoà vào nhau, đặc
trưng âm học của đoạn chuyển tiếp bị chi phối bởi nguyên âm chính.
Về cường độ các âm cuối khi phát âm:
+ Các phụ âm cuối là các phụ âm đóng (implosive) cường độ rất

thấp do không có động tác “nổ” (plosive).
+ K hi phụ âm cuối là các phụ âm vang (như m, n, nh, ng),
nguồn năng lượng âm học hiện hữu, nhưng không lớn (cường độ yếu
và giảm đến sự triệt tiêu hoàn toàn).
+ Khi phụ âm cuối là phụ âm tăc vô thanh (như p, t, c, ch), năng
lượng âm học của phụ âm cuối bằng không.
1.4. Âm đầu [6], [7]


11

Âm đầu là thành tố băt buộc đối với mọi âm tiết tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, ở vị trí âm đầu của âm tiết luôn là phụ âm gồm có
22 âm tiết (theo phiên âm quốc tế, bao gồm cả phụ âm tăc họng) tương
ứng với nó là 25 chữ viết thể hiện ở bảng dưới.
Bảng 4. Phụ âm đầu
Vị trí cấu âm
Môi

Phương thức cấu âm
Bật hơi
Ồn
Tắc

Khôn
g bật
hơi


than

h
Hữu
than
h

Vang
Xát

Vô thanh
Ồn
Hữu thanh
Vang

Đầu lưỡi
Bẹt Quặ
t
lưỡi
th
/th/
t
tr
/t/
/ʈ/

b
/ɓ/

d
/ɗ/


m
/m/

n
/n/

ph
/f/
v
/v/

x
/s/
d
/z/
l
/l/

s
/ş/
gi,r
/ɀ/

Mặt
lưỡi

Gốc
lưỡi

Thanh

hầu

ch
/c/

c,k,qu
/k/

Khôn
g ghi
/Ɂ/

nh
/ɲ/

ng,ng
h
/ŋ/
kh
/χ/
g,gh
/ɣ/

h
/h/

Ghi chú:
a- Kí hiệu in đậm là kí tự chữ Quốc Ngữ. Kí hiệu in nghiêng là kí hiệu
phiên âm quốc tế (IPA).
b- 2 phụ âm quặt lưỡi, gi, tr không có trong phương ngữ Hà Nội.

Các tiêu chí âm học quan trọng để nhận diện (khu biệt) các phụ
âm là: Trường độ, cường độ và vùng tần số được tăng cường. Trong 3
tiêu chí trên, tiêu chí về vùng tần số và cường độ liên quan trực tiếp
đến khả năng nghe (sức nghe, thính lực).


12

Tần số: Dựa trên việc phân tích các đặc trưng phổ âm của các phụ
âm đầu tiếng Việt, Nguyễn Văn Lợi [13] phân các phụ âm đầu tiếng
Việt thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm phụ âm thấp: m; n; nh; ng, ngh;l; r.
- Nhóm phụ âm cao: th; ph, x;ch;kh,h; tr;s.
- Còn lại là phụ âm trung
- Trong kết hợp CV(C- phụ âm, V- nguyên âm), các thuộc tính âm
học của phụ âm đầu luôn được bảo lưu, không bị hòa vào
nguyên âm đi sau
Cường độ phụ âm đầu thường thấp hơn so với vần và nguyên âm
chính.
Trường độ ngăn hơn so với vần.
Trong mối quan hệ với các thành tố của âm tiết, phụ âm đầu là
đơn vị độc lập hơn cả. Nó hầu như không liên quan đến những đặc
tính của phần vần. Tính chất độc lập của phụ âm đầu về mặt âm
học được thể hiện ở tính chất của đoạn chuyển tiếp. K h i phụ âm
đầu và nguyên âm trong kết hợp phụ âm đầu với nguyên âm CV (Cphụ âm, V- nguyên âm) có trường độ lớn, ổn định (thường lớn hơn 15
ms, cường độ lớn và ổn định (tăng hay giảm từ 3 dB đến 5 dB).
1.5. Thanh điệu tiếng Việt[14]
Về mặt âm học, thanh điệu là sự biến đổi (diễn tiến) của F0
trong thời gian phát âm âm tiết.
Thanh điệu khu biệt nhau bằng tiêu chí đường nét F0 và âm vực

(vùng tần số tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất trong diễn
tiến F0).
Giữa các địa phương có sự khác nhau về thanh điệu: các phương
ngữ, thổ ngữ có hệ thống thanh điệu khác nhau về số lượng thanh


13

điệu và sự biểu hiện từng thanh điệu. Nếu lấy tiếng Việt chuẩn vùng
Băc Bộ, ta có 6 thanh điệu:
-Thanh ngang: Có đường nét ngang bằng, đôi khi hơi đi xuống, âm vực
cao
-Thanh huyền: Có đường nét đi xuống thoai thoải, âm vực thấp.
-Thanh sắc: Có đường nét đi lên, âm vực cao.
-Thanh hỏi: Có đường nét uốn (xuống-lên) ở giữa hoặc ở cuối âm
tiết, âm vực thấp.
-Thanh ngã: Có đường nét uốn (xuống -lên) ở giữa âm tiết; âm vực
cao.
-Thanh nặng: Đường nét xuống đột ngột, ngăn; âm vực thấp. Dưới
đây là đồ thị F0 thanh điệu tiếng Việt Băc Bộ.
Thanh ngã

Thanh sắc

Thanh Ngang

Thanh nặng
Thanh huyền

Thanh hỏi



14

Hình 3. Thanh điệu (Đường nét F0) tiếng Việt (Bắc Bộ)[14]
Thanh điệu chủ yếu liên quan đến F0 - tần số rung động của dây
thanh do vậy ở nữ cao hơn ở nam, trẻ em cao hơn người lớn. Trong các
ngôn ngữ trên thế giới, tần số thanh cơ bản (F0) không vượt quá
1.000 Hz.
Trong các thanh điệu tiếng Việt, điểm cao nhất F0 của giọng nữ
cao thường trên dưới 500 Hz. Do vậy, trong việc phân âm tiết thành 3
loại cao (từ 2000 Hz), trung (từ 1000Hz đến dưới 2000 Hz), thấp
(dưới 1000 Hz) không liên quan đến thanh điệu.
1.6. Từ trong tiếng Việt[7], [8], [15]
Định nghĩa từ trong ti ếng Việt là đơn vị nh ỏ nh ất có nghĩa hoàn
chỉnh và cấu tạo ổn định dùng để đặt câu.
Tiếng Việt có các từ loại như danh từ, động từ, tính từ, đại từ, phụ
từ, trợ từ, cảm từ.
Xét theo số l ượng tiếng, từ ti ếng Việt có thể phân thành 2 lo ại: t ừ
một tiếng (âm tiết) và từ nhiều tiếng (chủ yếu là từ 2 tiếng (âm tiết).
Trong vốn từ c ơ b ản tiếng Việt, cũng như trong ngôn ng ữ giao ti ếp
hàng ngày, từ một tiếng chiếm tỷ lệ đến trên 90%.
Từ nhiều tiếng có thể là từ láy hoặc từ ghép.
+ Từ láy là từ hai tiếng, mà giữa 2 tiếng có quan hệ với nhau về ng ữ
âm: 2 tiếng giống nhau hoàn toàn (từ láy hoàn toàn), ho ặc có âm đầu
giống nhau (từ láy âm đầu) hay vần giống nhau (từ láy vần).
+ Từ ghép là từ nhiều tiếng, thường là từ 2 ti ếng. Các tiếng trong t ừ
ghép kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ nghĩa. Ví d ụ t ừ ghép: m e cha, đi



15

đứng, tốt đep, nhà cửa, cây cối, nhân dân, học sinh, tr ường h ọc, ng ữ âm
học, xã hội chủ nghĩa ...
Từ nguyên gốc là các từ có nguồn gốc lâu đời trong tiếng Việt.
Tiếng Việt có nguồn gốc Nam Á; các từ nguyên gốc tiếng Việt băt
nguồn từ lớp từ chung tiếng Việt và các ngôn ngữ Nam Á (Các ngôn ngữ
Nam Á như Khmer, Môn, Ba Na, Cơ Tu, Kơ ho, Mơ Nông, Mảng, Kháng...).
Tiếng Việt có quan hệ tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày- Thái cổ từ lâu.
Từ ngoại lai là những từ gốc nước ngoài, được vay mượn, du nhập
vào tiếng Việt ở các thời kì khác nhau. Từ có nguồn gốc từ tiếng Hán
chiếm tỉ lệ lớn trong các từ ngoại lai nói riêng và vốn từ tiếng Việt nói
chung. Các từ gốc Hán như phòng, chính, phụ, dân, trung, quốc, sơn,
thủy, nhật, nguyệt, học, trường, đọc, gan, hoa, thủ, đầu, gương, nhất,
thập….Các từ ngoại lai trong tiếng Việt cũng có thể có nguồn gốc từ các
ngôn ngữ châu Âu (Pháp, Anh). Ví dụ: săm, lốp, xà phòng, computer, file,
internet...
Từ cơ bản là những từ chỉ các hiện tượng, sự vật, hoạt động, tính
chất cơ bản, gần gũi hàng ngày. Đó là các từ chỉ các hiện tượng thiên
nhiên, chỉ các bộ phận cơ thể, các đồ vật gần gũi, các loài động vật, thực
vật quen thuộc, các từ chỉ hoạt động, tính chất cơ bản, từ chỉ các số
đếm. Từ cơ bản cũng là những từ thông dụng, thường xuất hiện trong
giao tiếp hàng ngày.Phần lớn từ cơ bản là từ đơn tiết và từ nguyên gốc
Việt.
Từ văn hóa là những từ chỉ các khái niệm trừu tượng, các thuật
ngữ chuyên ngành. Phần lớn từ văn hóa là từ song tiết, đa tiết, thuộc
lớp từ văn hóa và không phải có nguồn gốc Việt.
Từ ngữ trong mỗi ngôn ngữ, khác nhau về mức độ sử dụng: có
những từ thường xuyên được sử dụng, xuất hiện với tần số cao trong



16

giao tiếp hàng ngày của cộng đồng ngôn ngữ đó; trái lại, có những từ
ngữ ít được sử dụng, xuất hiện với tần số thấp hơn.


17

2. Sức nghe lời
Sức nghe lời (SNL) hay thường gọi là thính lực l ời là kh ả năng nghe
nhận và nghe hiểu lời nói của con người.
Để có được SNL chúng ta cho người cần đánh giá SNL nghe các ch ất
liệu lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thiết bị ghi l ời nói, có
thể dưới các dạng từ 1 âm tiết, 2 âm tiết, câu nói hoặc các d ạng l ời nói
phức tạp khác sau đó đánh giá khả năng nghe nhận, nghe hiểu c ủa ng ười
nghe.
2.1. Sinh lý quá trình nghe hiểu, tích lũy vốn từ, nghe-nói [16]
Tất cả các từ của một ngôn ngữ mà chúng ta biết được được lưu tr ữ
trong kho từ vựng của não bộ. Nghiên cứu về sinh lý ngôn ngữ ở trên não
bộ mô tả cách thức các từ vựng được lưu trữ như thế nào và chúng được
tiếp cận và sử dụng ra sao khi cần tới.
Việc chúng ta nhận ra các từ chúng ta nghe được có nhiều cơ ch ế và
giả thuyết khác nhau nhưng có 3 điểm chung:
+ Các từ gần giống với các từ chúng ta nghe được được kích hoạt
trong kho dữ liệu từ vựng.
+ Sự đối chứng giữa các từ nghe được và các từ vựng được kích hoạt
về mặt cấu trúc ngữ âm, âm vị đoạn tính và siêu đoạn tính.
+ Tìm ra được từ chính xác từ mà chúng ta nghe được.
Quá trình xử lý thông tin được phân làm 2 cấp từ v ựng và cấu t ạo

chi tiết của từ. Đặc biệt trong tiếng Việt thì mỗi âm tiết là m ột t ừ đ ộc
lập, khác với một số ngôn ngữ khác từ có thể là 1 ,2, 3 âm ti ết.
Phương thức khác nhau nghiên cứu nhận biết tiếng nói chủ y ếu
khác nhau ở 2 khía cạnh về mặt lý thuyết:
+ Phương thức để loại bỏ các từ có liên quan đến nhau về mặt cấu
trúc để lựa chọn ra từ đúng nhất.


18

+ Phương thức về cách xử lý thông tin của não bộ ở cấp thấp là âm
thanh và âm vị (acoustic-phonetic processing) và ở cấp cao hơn liên quan
đến từ vựng.
Các phương thức không chỉ khác nhau về mặt lý thuyết nêu trên mà
còn là cách thức để nhận biết lời nói khi tiến hành nghiên cứu:
+ Cách nhận biết lời nói theo lối nói ra các từ nghe được
+ Cách nhận biết lời nói thông qua năm băt quá trình x ử lý nh ận
biết lời nói bằng công thức toán học.
+ Cách nhận biết lời nói thông qua ph ương th ức x ử lý nh ận th ức
(cognitive proscesses) thông tin để hiểu lời nói (speech comprehension)
là phương thức mô phỏng.
Hai phương thức sau được thực hiện trên máy tính là phương th ức
phổ biến hiện nay.
Vùng sau ngôn ngữ

Nghĩa của các từ

Vùng Broca
Vùng
Wernicke


Nghĩa của các từ

Hình 4: Mối liên hệ giữa các khu vực của vỏ não trong việc nghe


19

hiểu,
tích lũy từ vựng và nghe nói [17]
Sơ lược qua các thuyết nhận biết lời nói [18], [19]:
+ Thuyết Cohort là thuyết sinh lý ngữ âm đầu tiên về sự nhận biết
lời nói từ những năm 1978 của các tác giả Marlsen- Wilson và Welsh. Cốt
lõi của thuyết này là phân tích theo thời gian thực thông tin về âm thanh
và ngữ âm (acoustic- phonetic information) gọi là thông tin âm ng ữ qua 3
giai đoạn tiếp cận- lựa chọn và tích hợp. Giai đoạn tiếp c ận thông tin
ngữ âm của lời nói sẽ kích hoạt những từ có cấu âm tương tự trong kho
từ vựng ví dụ sau 150-200ms khi có thông tin c ủa 2 âm v ị đ ầu tiên c ủa
lời nói sẽ kích hoạt tất cả các từ trong kho từ vựng có cùng các âm v ị đó.
Giai đoạn lựa chọn khi các âm vị tiếp theo xuất hiện sẽ loại bỏ các t ừ
vựng không chứa các âm vị đó. Giai đoạn tích hợp là giai đoạn cú pháp và
ngữ nghĩa của từ được kích hoạt sẽ tính đến để có thể tích h ợp trong
ngữ cảnh phù hợp. Thuyết Cohort này có hạn chế là chưa giải thích đ ược
việc người nghe có thể nhận biết các từ không có sự tương thích về ngữ
âm cũng như phù hợp với ngữ nghĩa, cú pháp. Chưa tính đến tần su ất các
từ khác nhau thì khả năng nhận biết cũng sẽ khác nhau, t ừ thông d ụng
tần suất sử dụng thường xuyên hơn sẽ dễ nhận biết hơn các từ ít được
sử dụng.
+ Tiếp đến là các thuyết mô phỏng dùng đến sự tr ợ giúp c ủa máy
tính TRACE, shorlist, Fine- tracker, NAM (Neighborhood Activation

Model), Minerva, Cohort cải biên và một số thuyết khác.
Hiện nay thuyết NAM (thuyết kích hoạt các từ lân cận) [19] nghiên
cứu sự kích hoạt các từ có cấu trúc gần giống với từ chúng ta nghe đ ược,
cũng như tần suất các từ đó được sử dụng hàng ngày khăc ph ục h ạn ch ế
của các thuyết trước đây trong việc giải thích khả năng nhận biết lời nói


20

và nó được sử dụng phổ biến để nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau.
Trong tiếng Anh và tiếng Pháp và một số ngôn ngữ khác nghiên c ứu ch ỉ
ra rằng các từ nằm ở khu vực có mật độ dày đ ặc do tính ch ất c ủa c ấu
trúc từ gần giống nhau thì khả năng nhận biết ra các từ này ch ậm h ơn so
với khu vực có mật độ thưa hơn do cấu trúc của các từ ít giống nhau.
Mặt khác các từ có tần suất sử dụng thường xuyên hơn sẽ được nhận
biết nhanh hơn các từ ít được sử dụng thường xuyên.
Thuyết NAM đề cập đến các thông tin về ngữ âm (acoustic-phonetic
information) thông tin từ vựng (lexical information) và thông tin cao h ơn
từ vựng như thông tin về tần suất các từ.
Các yếu tố tác động đến quá trình xử lý từ vựng
+ Từ ngăn hay dài, một hay nhiều âm tiết
+ Tính khu biệt do âm vị cấu tạo nên âm tiết, từ có sự khác biệt như
thế nào.
+ Tần suất sử dụng các từ.
+ Kích thước và mật độ khu vực chứa các từ có cấu âm tương tự với
từ nghe được .
+ Ngữ nghĩa, cú pháp và các thông tin khác liên quan.
2.2. Trang thiết bị đo sức nghe lời [20]
Buồng cách âm thiết kế đặt các thiết bị bên ngoài còn bệnh nhân
ngồi bên trong, khả năng cách âm đảm bảo âm nền dưới 25dBA.

Máy đo thính lực có chức năng đo SNL.
Thiết bị đã ghi âm ch ất liệu ngôn ng ữ hay s ử d ụng là đĩa CD và
đầu đọc đĩa CD.
Các thiết bị loa trong trường tự do, chụp tai, cục cốt đ ạo…
Thiết bị hỗ trợ khác như với trẻ nhỏ là bộ tranh, ảnh, đồ chơi…


21

Chất liệu ngôn ngữ:
Âm vị, từ đơn tiết, từ 2 âm tiết, câu thử…

Đầu vào máy đo thính lực:
Tích hợp sẵn, đĩa CD, băng ghi âm, đọc trực tiếp vào micro, phương tiện khác

Máy đo thính lực có chức năng điều chỉnh cường độ phát ra để đảm bảo
ổn định và chính xác cường độ phát vào tai bệnh nhân

Đầu phát ra tới tai bệnh nhân:
Chụp tai, cục cốt đạo, loa trong trường tự do

Đáp ứng của bệnh nhân:
- Bộ mở: Nhắc lại, viết lại điều nghe được, không có các lựa chọn có sẵn.
Dùng cho người lớn, trẻ lớn có khả năng phát âm bình thường.
- Bộ đóng: Chọn các đáp án có sẵn thường là đồ chơi, tranh ảnh. Hay dùng
cho trẻ nhỏ


×