Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của điện CHÂM và độc HOẠT TANG ký SINH THANG kết hợp kéo GIÃN cột SỐNG điều TRỊ ĐAU VÙNG THẮT LƯNG DO THOÁI hóa cột SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

TRƯƠNG THÀNH AN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM
VÀ ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANG KẾT HỢP
KÉO GIÃN CỘT SỐNG ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG
THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số

: 60720201

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ THÀNH XUÂN

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt
CRP


CSTL
CT
D0
D7
D14
D30
ĐSTL
MRI
NSAID
PHCN
THCS
VAS
YHCT
YHHĐ

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Protein phản ứng C
Cột sống thắt lưng
Chụp cắt lớp vi tính
Trước điều trị
Sau 7 ngày điều trị
Sau 14 ngày điều trị
Sau 30 ngày
Đốt sống thắt lưng
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ

C- reactive protein


Thuốc chống viêm không steroid
Phục hồi chức năng
Thoái hóa cột sống
Bảng thang điểm nhìn đánh giá
mức độ đau
Y học cổ truyền
Y học hiện đại

Computed Tomography

Magnetic Resonance Imaging
Non-steroidal antiinflammatory drug

Visual analogue scale


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thắt lưng là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau khu trú tại vùng
giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông một hoặc hai bên [1].
Đau thắt lưng rất thường gặp, có thể xuất hiện ở 70 - 85% dân số vào
một thời điểm trong cuộc đời. Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn

chế vận đông của phụ nữ dưới tuổi 45, là lý do đứng thứ 2 khiến bệnh nhân
phải đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện thứ 5 và đứng hàng thứ 3 trong
số các bệnh phải phẫu thuật [1]. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau thắt lưng
trong đó có thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống (THCS) thắt lưng có thể
gặp ở mọi quốc gia, vùng kinh tế, cả nam và nữ ở mọi ngành nghề lao động.
Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo độ tuổi. Theo báo cáo của Kellgren và Lawrence
THCS thắt lưng gặp ở 30% nam giới và 28% phụ nữ từ 55 đến 64 tuổi. Ở Anh
mỗi năm có 2,2 triệu người đến khám vì lí do đau vùng thắt lưng, 10% - 20%
trong số này phải nằm viện điều trị.[2]
Tại Việt Nam, theo thống kê cho thấy 4,66% số bệnh nhân điều trị
nội trú tại bệnh viện Bạch Mai bị thoái hóa khớp. Điều tra dịch tễ năm
2002 tại hai quần thể dân cư Trung Liệt (Hà Nội) và Tân Trường (Hải
Dương) bệnh thoái khớp chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh xương khớp.
[1]. Trong đó THCS thắt lưng đứng hàng đầu chiếm 31%, THCS cổ 14%,
thoái khớp gối 13% [3][4].
Về mặt điều trị đau thắt lưng, y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương
pháp khác nhau. Trong đó, điều trị nội khoa được sử dụng sớm, tuy nhiên
những thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến
người bệnh, đặc biệt khi sử dụng kéo dài. Cùng với sự phát triển của y học,
ngành phục hồi chức năng (PHCN) cũng có nhiều phương pháp điều trị bệnh
lý đau thắt lưng với các phương pháp như: dùng nhiệt, từ trường, sóng ngắn,


7

điện phân, siêu âm dẫn thuốc, kéo giãn cột sống thắt lưng,... đã giải quyết
được một phần bệnh sinh, có hiệu quả trong điều trị.
Theo y học cổ truyền (YHCT) đau thắt lưng thuộc phạm vi ''Chứng tý''
với bệnh danh là “Yêu thống ” và có nhiều phương pháp điều trị như: châm
cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, thuốc đông dược. Trong đó, điện

châm và dùng thuốc thang đông y vẫn là một trong những phương pháp
thường được sử dụng nhất.
Hiện nay, sự kết hợp giữa YHHĐ và YHCT mà cụ thể là phương pháp
kéo giãn cột sống kết hợp điện châm, dùng thuốc thang đông y trong điều trị
đau thắt lưng trên lâm sàng đã mang lại những hiệu quả cao hơn điều trị đơn
thuần. Để tìm hiểu thêm và nâng cao hiệu quả điều trị vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của điện châm và Độc hoạt tang ký
sinh thang kết hợp kéo giãn cột sống điều trị đau vùng thắt lưng do thoái
hóa cột sống” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của điện châm và bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang
và kéo giãn cột sống điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống.
2. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


8

1.1.Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống theo Y học hiện đại
1.1.1.

Đặc điểm giải phẫu cột sống thắt lưng:
Cột sống thắt lưng (CSTL) là vùng chịu sức nặng của cơ thể nên cấu tạo

các cơ, dây chằng khỏe và chắc, đốt sống và đĩa đệm có kích thước lớn hơn
các vùng khác, nhất là thân đốt thắt lưng 4 và 5 [1],[2],[5].
1.1.1.1.

Cột sống thắt lưng


Hình 1.1: Giải phẫu xương cột sống thắt lưng
(Nguồn: Atlas giải phẫu người, F.H. Netter. MD. Hình 144)
Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn
đây là nơi chịu tải 80% trọng lượng cơ thể, và có tầm hoạt động rộng theo
mọi hướng, bảo đảm chức năng nâng đỡ, giữ cho cơ thể ở tư thế đứng
thẳng, cột sống thắt lưng hơi cong về phía trước.
Cấu tạo đốt sống thắt lưng gồm thân đốt ở phía trước và cung đốt ở phía sau:
-

Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, có hình trụ dẹt. Chiều rộng lớn hơn
chiều cao và chiều dày. Mặt trên và mặt dưới là mâm sụn.


9

-

Cung đốt sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớp liên
cuống, mỏm khớp chia cung sống thành hai phần: phía trước là cuống sống,
phía sau là lá cung, gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, hai mỏm
ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốt sống với
cung sống là ống tủy. Riêng L5 thân đốt ở phía trước cao hơn ở phía sau để

-

tạo độ ưỡn thắt lưng.
Mỏm ngang: có hai mỏm ngang chạy từ cung đốt sống ra ngoài.
Gai sống: có một gai dính vào cung đốt sống.
Lỗ đốt sống nằm giữa, thân đốt sống nằm trước và cung đốt sống nằm ở

sau tạo nên ống sống trong đó có tủy sống.
Cột sống thắt lưng được bao bọc bởi cơ và dây chằng giúp cột sống có
thể vận động cũng như đảm bảo sự vững chắc, tính chịu lực của cột sống.
Đặc biệt các dây chằng vàng dày, chắc, khỏe và hệ thống dây chằng dọc,
liên gai đảm bảo cho sự vận động không quá mức của cột sống.
Đoạn cột sống thắt lưng có 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển tiếp (lưng thắt lưng, thắt lưng - cùng). Chiều cao trung bình của đĩa đệm đoạn này là
0,9cm và chiều cao của đĩa đệm L4 - L5 là lớn nhất. Các đĩa đệm có tác dụng
trụ vững, mềm dẻo mang tính đàn hồi, làm giảm sang chấn cơ học lên cột
sống nhờ cấu tạo gồm các vòng xơ sụn đàn hồi tạo thành vòng sợi và nhân
nhầy Gelatin có tác dụng chống đỡ với các tác nhân cơ học.
Các rễ thần kinh thoát ra từ các lỗ liên đốt sống tới các hạch cạnh sống
và tách ra các nhánh chi phối da, cơ, các bộ phận khác của cơ thể. Do có sự
liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thay đổi nào của những thành phần
liên quan cũng sẽ kích thích gây đau đớn [6][7][8].

1.1.2.

Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng
- Do nguyên nhân cơ học: thoát vị, lồi đĩa đệm, thoái hóa khớp liên mấu

sau, trượt đốt sống, các chứng gù vẹo cột sống…


10

- Các bệnh thấp: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng và các
bệnh khác trong nhóm bệnh cột sống huyết thanh âm tính…
- Nhiễm khuẩn: viêm đĩa đệm cột sống (do lao, do ký sinh trùng, nấm
vi khuẩn…), áp xe cạnh cột sống, áp xe ngoài màng cứng, viêm khớp cùng
chậu do vi khuẩn.

- Do u : đa u tủy xương, ung thư nguyên phát, ung thư di căn …
- Nội tiết: loãng xương, nhuyễn xương, vôi hóa sụn khớp…
- Nguyên nhân nội tạng: các bệnh tiết niệu (sỏi thận, viêm quanh
thận…), bệnh tiêu hóa ( viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy cấp…)
- Nguyên nhân khác: phình tách động mạch chủ [1],[2].
1.1.3.

Cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống còn được gọi là hư xương sụn đốt sống. Hư xương

sụn đốt sống bao gồm cả thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa đốt sống.
1.1.3.1.

Thoái hóa đĩa đệm
Quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn biến theo 5 giai đoạn:
Vòng sợi ở phía sau bị yếu, lồi ra phía sau ở một điểm do nhân nhầy ấn

lõm vào, quá trình này có sự rách đồng tâm trong vòng sợi, tuy nhiên đĩa đệm
vẫn còn giữ được chức năng sinh-cơ học và chưa có biểu hiện lâm sàng.
Có sự rách các sợi Collagen của vòng sợi ở khu vực bờ viền giữa nhân
nhầy và bản sụn và lấn tới dần dần hướng ra phía ngoài, áp lực nội đĩa đệm
giảm làm cho các đốt sống tiến gần nhau hơn. Có thể gặp trường hợp đau
thắt lưng cấp khi có tác động cơ học gây chuyển dịch khối lượng đĩa đệm.
Vòng sợi bị rách cả ở phần ngoại vi của đĩa đệm, đường rách ở một số
điểm đã đi hết cả chiều dày vòng sợi. Giới hạn giữa nhân nhầy và lớp trong
của vòng sợi biến dạng, lồi lõm, có sự xâm nhập của các tổ chức liên kết,
dẫn tới hình thành các tổ chức sợi hạt đĩa đệm. Trên lâm sàng thường gặp


11


đau thắt lưng cấp nếu rễ thần kinh bị kích thích hoặc bị chèn ép do lồi,
thoát vị đĩa đệm kèm theo, có thể bị đau thắt lưng hông.
Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi đều bị biến dạng lồi lõm, chiều dày
của vòng sợi bị giảm mỏng ở vài chỗ. Có rách vòng sợi ở nhiều phía, trên lâm
sàng biểu hiện đau thắt lưng mạn tính xen lẫn các đợt đau cấp tính.
Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi biến dạng thành hình đa giác,
chiều dày vòng sợi bị phá vỡ, rách nặng ở nhiều phía, vòng sợi rất mỏng ở
toàn bộ chu vi. Trên lâm sàng biểu hiện đau thắt lưng mạn hay tái phát.
1.1.3.2.

Thoái hóa đốt sống
Hậu quả tiếp sau thoái hóa đĩa đệm là các sợi đàn hồi của vòng sợi

giảm và được thay thế bởi các tổ chức xơ, dẫn tới sự giảm linh động giữa
hai đốt sống. Áp lực nội đĩa đệm giảm, các đốt sống gần nhau hơn, khả
năng chống rung sóc giảm, bao sợi và các dây chằng của nó trở nên chùng
lỏng. Chỗ dây chằng bám vào màng xương đốt sống bị yếu và dễ dàng bị
bong khỏi điểm bám do bất kỳ một lực nào tác động hoặc do khối lượng
đĩa đệm mất tính đàn hồi đẩy ra. Các chất thoát ra ngoài tiếp tục làm giảm
số lượng mô đĩa đệm, các đốt sống tiến lại gần nhau hơn, các dây chằng
lỏng lẻo càng dễ bóc tách… tạo ra một vòng bệnh lý luẩn quẩn, các chất bị
bong trở thành dị vật và gây nên phản ứng kích thích, những kích thích này
có thể gây nên xơ hóa kéo theo can xi hóa dẫn tới viêm khớp thoái hóa,
viêm khớp, phì đại,…[1],[7],[9]


12

Hẹp

khe
khớp
Đặc
xương
dưới
sụn
Gai
xương

Hình 1.2: Hình ảnh X quang của thoái hoá CSTL
(Nguồn: hinhanhhoc.com)
1.1.4.
1.1.4.1.

Chẩn đoán đau thắt lưng do thoái hóa cột sống
Lâm sàng
Khởi phát: không có tiền sử ngã, chấn thương rõ rệt, hình thành dần dần

ở người có tiền sử đau cột sống thắt lưng cấp hoặc thoáng qua.
Đau có tính chất cơ học.
Hội chứng cột sống (+):
- Cột sống mất đường cong sinh lý.
- Điểm đau cạnh cột sống (+).
- Co cứng cơ cạnh cột sống.
- Hạn chế tầm vận động CSTL.
- Nghiệm pháp Schöber (+).
Các triệu chứng âm tính : Sốt, gầy sút cân, thiếu máu, rối loạn tâm
thần…[1],[2].



13

1.1.4.2.

Cận lâm sàng

-

Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, chức năng gan, thận bình thường.

-

Hội chứng viêm sinh học (tốc độ máu lắng, protein phản ứng C,..) và bilan
phospho-calci âm tính.

-

Xquang quy ước có các dấu hiệu cơ bản:

-

Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều, biểu hiện bằng chiều cao
của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.

-

Đặc xương dưới sụn.

-


Gai xương (chồi xương): ở rìa ngoài của thân đốt sống, gai xương có thể tạo
thành cầu xương, khớp tân tạo.

-

Không có hiện tượng hủy xương [1],[2],[10],[12].

1.1.5.

Điều trị

Điều trị theo nguyên tắc chung
-

Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ,…) kết hợp
với các thuốc chống thoái khớp tác dụng chậm.

-

Phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Trường hợp có chèn ép rễ có thể có chỉ định ngoại khoa. [1], [11], [12],[13]

1.2.Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống theo Y học cổ truyền
1.2.1.

Bệnh danh
Đau thắt lưng trong YHCT thuộc chứng tý, bệnh danh là yêu thống đã

được người xưa mô tả rất rõ trong các y văn cổ. Đông y cho rằng thắt lưng
là phủ của thận, thận chủ tiên thiên có năng lực làm cho cơ thể cường

tráng, thận hư sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi trước tiên là vùng thắt lưng cho
nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với tạng thận [15],[16].
1.2.2.

Bệnh nguyên và bệnh cơ
Do chính khí hư: chính khí hư gây rối loạn chức năng của các tạng phủ

nhất là hai tạng can và thận. Can tàng huyết, can chủ cân. Can hư không tàng


14

được huyết, không nuôi dưỡng được cân làm cân yếu mỏi hoặc co rút. Thận chủ
cốt tủy, thận hư không nuôi dưỡng được cốt tuỷ làm xương cốt yếu.
Do tà khí thực: tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào kinh lạc làm kinh khí
đình trệ mà gây bệnh (Thông bất thống, thống bất thông).
Do bất nội ngoại nhân: chấn thương hoặc mang vác nặng sai tư thế gây khí
trệ huyết ứ mà gây đau.[16],[17],[18].
1.2.3.
1.2.3.1.

Các thể lâm sàng
Thể phong hàn thấp

-

Nguyên nhân: Do phong, hàn, thấp

-


Triệu chứng: đau lưng thường xảy ra đột ngột, sau bị lạnh, mưa, ẩm thấp; đau
âm ỉ, đau nhức mỏi, vận động thường hạn chế... Đau thường ở một bên, ấn
các cơ sống lưng bên đau co cứng; lưỡi hồng rêu trắng mỏng, trắng nhớt,
mạch trầm, huyền, hoạt.

-

Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.

1.2.3.2.

Thể thấp nhiệt

-

Nguyên nhân: Do thấp, nhiệt

-

Triệu chứng: thường có sưng, nóng, đỏ và đau vùng cột sống thắt lưng; đi lại,
vận động vùng cột sống khó khắn (do viêm cột sống).

-

Pháp điều trị: khu phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết.

1.2.3.3.

Thể khí trệ huyết ứ


-

Nguyên nhân: do khí trệ, huyết ứ (thường do sang chấn, chấn thương)

-

Triệu chứng: thường xuất hiện sau khi mang vác nặng, ngã hoặc sau một đông
tác thay đổi tư thế vùng cột sống thắt lưng, đột nhiên bị đau tại vùng cột sống,
đau dữ dội ở một chỗ, vận động hạn chế; nhiều khi không cúi, không đi lại
được, co cứng cơ.

-

Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết (hoạt huyết hoá ứ), thư cân hoạt lạc.


15

1.2.3.4.
-

Thể can thận hư

Nguyên nhân: Can Thận hư (hay gặp người già, người bị THCS), thường kết
hợp với phong hàn thấp tà xâm nhập.

-

Triệu chứng: Đau mỏi lưng nhiều, đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng đỡ đau,
chân tay lạnh, sợ lạnh rêu lưỡi trắng; kèm các chứng can thận hư: lưng gối mỏi

đau, ù tai, ngủ ít, tiểu tiện nhiều; lưỡi hồng, rêu vàng, mạch trầm tế.

-

Pháp điều trị: Tư bổ can thận, khu phong, tán hàn, trừ thấp
Theo YHCT, bệnh đau thắt lưng do THCS nằm trong thể can thận hư hoặc
can thận hư kèm phong - hàn - thấp (Do công năng tạng phủ suy giảm, chính khí
hư, tà khí dễ xâm nhập gây bệnh) [16],[17],[18].

1.3.Tổng quan về điện châm, kéo giãn cột sống và bài thuốc “Độc hoạt tang
ký sinh”
1.3.1.
1.3.1.1.

Phương pháp điện châm
Khái niệm:
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của kim châm vào

huyệt với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm.
Châm tức là điều khí, hòa huyết khí. Khi châm kim qua các huyệt vị sẽ
khai thông sự tuần hành của khí huyết vì “Thông tắc bất thống, thống tắc bất
thông”, có nghĩa là: khí huyết lưu thông thì không đau, đau tức là khí huyết
không lưu thông.
Các nghiên cứu về các dòng điện trên cơ thể đã đưa ra kết luận là:Kích
thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau, kích thích
hoạt động của các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng ở tổ chức, làm
giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ [18][19].
1.3.1.2.

Áp dụng điều trị

Chỉ định:


16

- Một số bệnh cơ năng: thần kinh (nhức đầu, mất ngủ, liệt dây VII do
lạnh...), tiêu hóa (đau dạ dày, táo bón...), cơ xương khớp (đau lưng,đau vai
gáy...) một số bệnh do viêm nhiễm: viêm tuyến vú, chắp, lẹo…
Chống chỉ định:
- Các bệnh cấp cứu
- Đau bụng chưa rõ nguyên nhân
- Cơ thể người bệnh ở trạng thái không bình thường như đói, mệt
- Người có bệnh lý mạn tính như suy tim, suy thận
- Cấm châm sau vào một số huyệt, phong phủ, á môn, liêm tuyền,huyệt
vùng bụng ngực.
- Một số bệnh về máu: Xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu,..
[18],[19].
1.3.1.3.

Các tác dụng không mong muốn của điện châm

-

Vựng châm, chảy máu, gẫy kim, nhiễm trùng.

-

Biến chứng khác :Các biến chứng ít gặp hơn như đau tê, buốt tại chỗ châm kim,
…[16],[18],[19].


1.3.2.

Phương pháp điều trị bằng kéo giãn cột sống thắt lưng.

1.3.2.1. Khái niệm:
Kéo giãn cột sống là phương pháp áp dụng lực thích ứng để kéo cột
sống thắt lưng. Kéo giãn CSTL có thể thực hiện bằng tay, hoặc bằng máy giải
quyết được một phần cơ chế bệnh sinh của đau thắt lưng [20].
Tác dụng của kéo giãn cột sống:
-

Giảm đau khớp cột sống.

-

Phòng ngừa và giảm thiểu dính trong màng cứng tủy, rễ thần kinh, cấu
trúc bao hoạt dịch, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, đĩa đệm.

-

Tăng cường tuần hoàn ngoài màng cứng, ống rễ thần kinh.


17

-

Giảm đau, giảm viêm, chống co cứng cơ. Kéo cột sống thường được
kết hợp với các phương pháp khác để tăng cường thư giãn. Bệnh nhân
được điều trị kéo cột sống phải được hướng dẫn các bài tập thích hợp

và duy trì kết quả kéo giãn.
Có các cách kéo cột sống:

-

Kéo cột sống thắt lưng bằng tay.

-

Kéo cột sống thắt lưng bằng dụng cụ.

-

Kéo cột sống thắt lưng bằng dụng cụ có khoảng nghỉ [20].

1.3.2.2. Chỉ định và chống chỉ định:
Chỉ định điều trị:
-

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn sớm, lồi đĩa đệm.

-

Thoái hóa cột sống.

-

Khi bị thoát vị đĩa đệm cấp tính, kéo cột sống được áp dụng để giữ
bệnh nhân bất động trên giường.
Chống chỉ định:


-

Trượt đốt sống, tổn thương tủy sống. Thoái hóa cột sống có hình thành
cầu xương. Nhiễm trùng đốt sống (lao), u ác tính, loãng xương nặng, dị
tật bẩm sinh làm cho cột sống bị biến dạng, tăng huyết áp, bệnh tim
mạch, chấn thương cấp tính phần mềm vùng kéo, bệnh nhân hôn mê,
suy giảm trí tuệ. ...

-

Thận trọng khi chỉ định cho các bệnh nhân sau:Có thai, hội chứng đuôi
ngựa, phình động mạch chủ, thoát vị bẹn, tắc nghẽn hô hấp ...
Chỉ định kéo cột sống trị liệu phụ thuốc nhiều vào quá trình quan sát,

kinh nghiệm thực tế hơn là những dấu hiệu thực thể khi khám xét.
Cần quan tâm đến trọng lượng, tư thế, thời gian kéo, thời gian nghỉ.
Bệnh nhân phải được thư giãn thoải mái và không gây đau khi kéo. [20]


18

1.3.2.3. Tác dụng không mong muốn
-

Dấu hiệu và biến cố có thể xảy ra khi kéo:
Đau tăng đột ngột vùng kéo, choáng váng, tê hai chi dưới, tuột đai cố

định, đứt dây kéo... nguyên nhân chủ yếu do lực kéo chưa phù hợp, tư thế
chưa đúng, chưa giải thích cho bệnh nhân hoặc chưa kiểm tra kỹ máy, phương

tiện.[20][22]
1.3.3.

Bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang”

- Nguồn gốc: Thiên kim phương
- Cấu trúc:
Đỗ trọng
Độc hoạt
Tang ký sinh
Tần giao
Tế tân
Ngưu tất
Quế chi
Xuyên khung

12 g
12 g
16 g
12 g
04 g
12 g
06 g
08 g

Đương quy
Can địa hoàng
Địa hoàng
Xích thược
Chích cam thảo

Phòng phong
Đảng sâm
Phục linh

12 g
12 g
16 g
12 g
04 g
12 g
12 g
12 g

- Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống ngày 01 thang chia 02 lần (sáng – chiều).
- Tác dụng: Trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận, chỉ thống tý.
- Chỉ định: Chứng phong hàn thấp tý, các khớp đau, lưng gối đau mỏi.
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Điều trị chứng tý và đau dây thần kinh có kèm theo chứng can thận
hư và khí huyết hư.
+ Chủ yếu điều trị các chứng đau từ lưng xuống chi dưới, chân co
duỗi khó khăn, khó đi lại, tê bì. Ví dụ: đau thần kinh tọa, đau thắt lưng...
Nếu can thận âm hư nhiều sinh nội nhiệt thì dùng sinh địa. Nếu mới chỉ
huyết hư, chưa sinh nhiệt thì dùng thục địa. Nếu tê đau kéo dài, bám ở kinh
lạc làm bế tắc, không thông gia thêm các vị thông lạc điều trị tê đau: mộc qua,
ngũ gia bì, thân cam thảo.


19

- Phân tích bài thuốc:

Bài thuốc có cấu trúc từ 2 nhóm thuốc. Một nhóm thuốc lấy trừ tà làm
chủ bao gồm các vị thuốc: Độc hoạt, tế tân quy kinh thận có tác dụng trừ
phong làm giảm tê bì, đẩy tà ra ngoài; Tần giao, phòng phong trừ phong tà,
chạy ra cơ biểu mà lại chữa thấp; quế tâm vào huyết của can thận có tác dụng
trừ tà, giảm đau. Một nhóm thuốc lấy phục chính làm chủ gồm các vị thuốc:
Nhân sâm, phục linh, cam thảo có tác dụng bổ khí kiện tỳ trừ thấp; Thục địa
(can địa hoàng), xích thược, xuyên khung, đương quy và bài Tứ vật có tác
dụng hòa dinh dưỡng huyết, hoạt huyết với ý nghĩa “trị phong tiên trị huyết,
huyết hành phong tự diệt”; Tang ký sinh, đỗ trọng, ngưu tất tác dụng bổ can
thận, làm khoẻ lưng gối và gân cốt.
Độc hoạt có vị cay, tính ôn vào kinh can và kinh thận, trừ phong tà, hàn
thấp làm đau lưng, gối tê mỏi. Tang kí sinh vị đắng tính bình, vào hai kinh:
can và thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai và xuống sữa, trị
các chứng đau nhức mỏi trong cơ thể. Tần giao vị đắng tính bình, vào 4 kinh:
can đởm, vị và đại tràng, có tác dụng trừ phong thấp, điều hòa khí huyết,
thanh nhiệt, lợi tiểu, điều trị các chứng phong tê thấp, tay chân co rút. Phòng
phong vị cay ngọt, tính ôn vào 5 kinh: can, phế, tỳ, vị, bàng quang, có tác
dụng phát hãn giải biểu trừ phong thấp, trị đau các khớp, đau nhức mỏi toàn
thân, các chứng do hàn thấp, phong tà. Tế tân vị cay tính ấm, vào 4 kinh: can,
thận, tâm, phế, có tác dụng trừ phong tán hàn, thông khiếu hành thủy, giảm
đau, trị các chứng đau khắp mình mẩy, nhức đầu, tức ngực, trị các chứng
phong hàn thấp tý. Đương quy vị cay đắng ngọt thơm, tính ấm, vào 3 kinh:
tâm, tỳ, can, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết nhuận táo, hoạt tràng, trị các
chứng huyết hư đau tê nhức, bổ khí để sinh cơ, đại tiện táo bón. Bạch thược vị
chua đắng tính hơi hàn, vào phần huyết của kinh can, có tác dụng tả can hỏa,
tán ác huyết trị đau nhức mỏi (tẩm dấm sao). Xuyên khung vị cay tính ôn, vào


20


3 kinh: tâm bào, can, đởm, có tác dụng hoạt huyết, hành khí, khu phong giảm
đau, trừ phong thấp, giảm sưng đau các khớp, hành huyết, tán ứ, đau đầu
chóng mặt. Sinh địa vị ngọt đắng, tính mát, vào 3 kinh: tâm, can, thận, có tác
dụng bổ chân âm, lương huyết, thông huyết mạch, bồi bổ ngũ tạng, tăng khí
lực làm sáng mắt, trị chứng huyết ứ do tổn thương tân dịch. Đỗ trọng vị ngọt
hơi cay tính ấm vào 2 kinh: can và thận, có tác dụng bổ can thận, cường gân
cốt; trị các chứng đau đầu gối đi lại khó khăn. Ngưu tất vị đắng chua, tính
bình vào 2 kinh: can và thận (tẩm rượu sao), có tác dụng bổ can thận mạnh
gân cốt; trị chứng đau hai đầu gối đi lại khó khăn. Đảng sâm vị ngọt tính bình
quy vào kinh tỳ, phế với tác dụng kiện tỳ, dưỡng phế, dưỡng huyết sinh tân.
Phục linh vị ngọt nhạt tính bình vào 5 kinh: tâm, phế, thận, tỳ, vị làm cường
tráng cơ thể, nhuận táo, bổ tỳ, ích khí sinh tân dịch, trị các chứng đau do khí
nghịch và các chứng lâm. Quế chi vị cay ngọt, tính ấm, quy vào kinh tâm,
phế, bàng quang. Quế chi trong bài thuốc này có tác dụng ôn kinh chỉ thống
và ôn thông kinh lạc, ngoài ra Quế chi do tính vị cay ấm nên trừ phong thấp,
hàn thấp. Cam thảo vị ngọt tính bình vào 12 kinh lạc, có tác dụng bổ tỳ, nhuận
phế, ích tinh điều hòa các vị thuốc, làm tỳ vị mạnh lên để hấp thụ các vị thuốc
khác. Do vậy bài thuốc này rất thích hợp để điều trị chứng phong hàn thấp của
người có can, thận hư đặc biệt là trường hợp bệnh nhân đau lưng do thoái hóa
cột sống.[22]
1.4. Một số nghiên cứu về điều trị đau thắt lưng ở trong và ngoài nước
1.4.1.

Tại Việt Nam
Năm 1994, Nguyễn Châu Quỳnh tiến hành hồi cứu điều trị đau thắt

lưng tại khoa châm cứu dưỡng sinh Viện Y học cổ truyền Việt Nam trên 30
bệnh án đau thắt lưng cho thấy tỷ lệ các thể như sau: thể hàn thấp chiếm
13,3%, do lao động chiếm 20%, do thoái hóa chiếm 66,6%. Kết quả điều trị
bằng châm cứu khỏi và đỡ chiếm 97%, không khỏi là 3% [693].



21

Năm 2003, Đoàn Hải Nam nghiên cứu so sánh tác dụng điện châm các
huyệt Uỷ trung, Giáp tích L1 – L5 và điện châm thường trong điều trị cho
60 bệnh nhân yêu thống thể hàn thấp cho thấy: điện châm các huyệt Uỷ
trung, Giáp tích L1 – L5 đạt kết quả cao hơn, với 80% tốt, 16,7% khá,
3,3% trung bình [694].
Năm 2003, Tarasenko Lidiya nghiên cứu điều trị hội chứng đau thắt lưng
hông do thoái hóa cột sống L1 - S1 bằng điện mãng châm trên 40 bệnh nhân
đạt kết quả tốt là 60% và khá là 40% [695].
Năm 2008, Lương Thị Dung đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm
kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống. Kết quả
tốt và khá đạt 88,6% [dưới6].
Năm 2009, Nguyễn Bá Quang nghiên cứu tác dụng của điện châm trong
điều trị hội chứng đau thắt lưng thể phong hàn thấp trên 52 bệnh nhân. Kết quả
sau 5 ngày điều trị có 7 bệnh nhân khỏi chiếm 13,4%; sau 10 ngày điều trị có 40
bệnh nhân khỏi chiếm 70,9% [70727].
Năm 2009, Trần Thi Kiều Lan đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp
thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do THCS cho thấy kết hợp điện châm và
thủy châm có tác dụng hơn so với sử dụng châm cứu đơn thuần [708].
Năm 2013, Nghiêm Thu Thủy đánh giá tác dụng của điện trường châm
kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
cho thấy phối hợp hai phương pháp có tác dụng tốt 80%, khá 20% và
không gây ra tác dụng không mong muốn nào đáng lưu tâm [29].
Năm 2015, Nguyễn Thị Ngọc Bích đánh giá tác dụng của điện trường châm kết
hợp độc hoạt tang ký sinh trong điều trị đau thắt lưng do THCS cho kết quả
điều trị tốt là 65,7%; khá là 31,4 % [30].



22

Nguyễn Thị Như Quỳnh đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng do
THCS bằng phương pháp điện châm kết hợp bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn
Hưởng, năm 2015, cho kết quả tốt 56,7%, khá 36,7% không có tỷ lệ kém[33].
Triệu Thị Thùy Linh đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp
xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do THCS đạt kết quả tốt 88,68%, khá
11,32%. [33]
1.4.2.

Trên thế giới
Năm 1994, Đánh giá của Wang S và cộng sự tại khoa Đông y Học viện

Quân y quân đội Quảng Châu về tác dụng của huyệt Hoa đà giáp tích trong
điều trị đau thắt lưng cho thấy: nhóm bệnh nhân sử dụng huyệt này có tỷ lệ
khỏi là 65,6%, khá là 12,55%, trung bình là 18,8%, kém là 3,1% cao hơn so
với những bệnh nhân được sử dụng các huyệt tại chỗ khác: tỷ lệ khỏi là
44,6%, khá là 26,7%, trung bình là 10%, kém là 16,7% [33].
Năm 2007, Louise Chang nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảm đau
của châm cứu đơn thuần đối với đau thắt lưng, cho thấy kết quả 33% có sự
cải thiện về triệu chứng đau, 12% cải thiện về chức năng hoạt động [34].
Năm 2007, Michael, Haake thử nghiệm châm cứu tại Đức đối với đau
thắt lưng bao gồm: 387 bệnh nhân, tuổi trung bình (50 ± 15) tuổi với tiền
sử đau lưng mạn tính trong 8 năm, tại tháng thứ 6 tỉ lệ đáp ứng là 44,2%
đối với nhóm bệnh nhân châm cứu thông thường [35].
Năm 2008, Thomas, Lowe cho thấy THCS là nguyên nhân gây đau
thắt lưng, điều đáng lưu ý rằng mặc dù có 80% người lớn tuổi đau lưng
chỉ có 1-2% cần đến phương pháp phẫu thuật, châm cứu là một phương
pháp y học được lựa chọn nó sẽ kiểm soát được triệu chứng đau, châm

cứu kích thích sản xuất ra Endorphin, Acetylcholine, và Serotonin. Tuy
nhiên châm cứu nên được kết hợp với chương trình tập luyện để dạt kết
quả cao hơn [36].


23


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu.
- Địa điểm: Tại khoa YHCT bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp
- Thời gian: Từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2018.

2.2.

Chất liệu và phương tiện nghiên cứu.
-

Kim châm cứu: loại kim dài 5cm làm bằng thép không rỉ chân bạc, vô
trùng, dùng một lần. Do hãng thiết bị y tế Hoa Đà – Tô Châu – Trung
Quốc sản xuất.

-

Máy điện châm M8 do bệnh viện Châm cứu Trung ương (Việt Nam)

sản xuất năm 2016.

-

Thước đo tầm vận động cột sống (theo phương pháp Zero)

- Thước đo thang điểm VAS của hãng Astra- Zeneca.
- Thước dây.
-

Bông cồn vô trùng, kẹp không mấu, khay quả đậu.

-

Máy kéo giãn SCT - 200N hãng SHINJIN (Hàn Quốc). Sản xuất năm
2007.
Kiểu kéo giãn: Liên tục, ngắt quãng. Có màn hình LED thông báo lực,
thời gian kéo, nghỉ, chế độ vận hành.

-

Bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang”.
Độc hoạt
Tần giao
Đỗ trọng
Tế tân
Phục linh
Chích cam thảo

12

g
12
g
12
g
04
g
12
g
04

Tang ký sinh
Phòng phong
Đảng sâm
Ngưu tất

16
g
12
g
12
g
12
g

Đương quy

12

Quế chi


06


25

-

g
g
12
08
Xích thược
Xuyên khung
g
g
12
Thục địa
g
Hệ thống sắc thuốc DW-290 của hãng Daewoongbio (Hàn Quốc) sản
xuất năm 2015.

2.3.

Đối tượng nghiên cứu
-

Bệnh nhân từ 39 tuổi trở lên, được chẩn đoán đau thắt lưng do THCS dựa
vào lâm sàng, cận lâm sàng. Có chỉ định điều trị bằng điện châm, bài
thuốc “ Độc hoạt ký sinh thang” và kéo giãn cột sống thắt lưng.


-

Được điều trị tại khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp
từ tháng 09/2017 đến tháng 8/2018.

2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân từ 39 đến 69 tuổi không phân biệt nghề nghiệp, giới tính.
- Chẩn đoán xác định đau thắt lưng do THCS dựa trên lâm sàng có hội
chứng cột sống và hình ảnh THCS (có ít nhất 1 trong các hình ảnh sau: gai
xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn) trên phim XQ hoặc phim MRI
hay CT-Scanner.
- Có mức độ đau VAS > 3.
- Bệnh nhân được chẩn đoán theo YHCT là yêu thống thể can thận hư
hoặc thể phong hàn thấp trên can thận hư.
Thể YHCT
Can thận hư

Phong hàn thấp/ can thận hư

Tứ chẩn
Sắc mặt trắng, chất lưỡi Sắc mặt trắng, chất lưỡi bệu,
Vọng

nhợt, rêu lưỡi trắng nếu rêu lưỡi trắng mỏng, nhớt
thiên dương hư /chất lưỡi
đỏ, rêu vàng mỏng nếu



×