Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh lý odontoma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.5 KB, 122 trang )

Bộ Giáo dục và đào tạo

Bộ Y tế

Trường Đại học Y hà nội

lê ngọc tuyến

nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh lý
Odontoma

luận văn thạc sỹ y học

Hà nội - 2004


Bộ Giáo dục và đào tạo

Bộ Y tế

Trường Đại học Y hà nội

lê ngọc tuyến

nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh lý
Odontoma

Chuyên ngành: Răng hàm mặt
M• số: 3.01.29

luận văn thạc sỹ y học



Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Văn Trường

Hà nội - 2004


Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
GS. TS. Trần Văn Trường, Viện trưởng Viện Răng - Hàm Mặt, Hiệu trưởng trường Đại học Răng - Hàm - Mặt, Chủ tịch
hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, người hướng dẫn khoa học nhiệt
tình, người thầy đ• tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận
lợi, khích lệ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới:
- PGS. TS. Đỗ Quang Trung - Trưởng bộ môn Răng hàm
mặt Trường Đại học y Hà Nội, người thầy đ• tạo điều kiện thuận
lợi, dậy bảo, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thiện luận văn.
- PGS. TS. Mai Đình Hưng - Phó Trưởng bộ môn Răng
Hàm Mặt Trường Đại học y Hà Nội, người thầy đ• tận tình dậy
bảo và cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình học
tập và viết luận văn.
- PGS. TS. Nguyễn Bắc Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108, người thầy đ• tận tình dậy bảo và
đưa ra nhiều nhận xét quý báu trong suốt quá trình học tập và
làm luận văn.


- PGS. TS. Đỗ Duy Tính - Chủ nhiệm Khoa phẫu thuật
Hàm mặt - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, người thầy đ•
tận tình dậy bảo và có nhiều đóng góp tới kết quả nghiên cứu

của tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
- PGS. TS. Trương Uyên Thái - Chủ nhiệm Bộ môn Răng
hàm mặt - Học viện Quân y, thầy đ• tận tình dậy bảo và hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội; các thầy, cô trong
Khoa sau
đại học trường Đại học Y Hà Nội đ• tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám đốc Viện Răng - Hàm - Mặt Hà Nội.
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Răng Hàm Mặt.
- Khoa Gây mê hồi sức Viện Răng - Hàm - Mặt Hà Nội.
- Khoa Phẫu thuật hàm mặt Viện Răng - Hàm - Mặt Hà
Nội.
- Khoa Giải phẫu bệnh lý Viện Răng - Hàm - Mặt Hà Nội.
Đ• tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Các bạn cùng lớp;
- Bạn bè và người thân
Đ• hết lòng giúp đỡ tôi thực hiện thành công luận văn này.


Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2005

Lê Ngọc Tuyến
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của
riêng tôi, không sao chép ở bất kỳ một công trình hoặc một luận
văn, luận án của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả nêu trong

luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn
rõ ràng.
Tác giả luận văn

Lê Ngọc Tuyến
Mục lục
Trang
Đặt vấn đề 1
chương 1: Tổng quan 3


1.1. Sự hình thành phát triển của răng

4

1.2. Nguồn gốc, cơ chế bệnh sinh 10
1.3. Đặc điểm lâm sàng
1.4. Giải phẫu bệnh

15

1.5. Hình ảnh XQ

17

11

1.6. Chẩn đoán 19
1.7. Điều trị


21

chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

23

2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu
chương 3: kết quả

24

31

3.1. Phân bổ tỷ lệ bệnh nhân theo giới 31
3.2. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo tuổi 32
3.3. Phân bố u theo vùng giải phẫu

34

3.4. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp 35
3.5. Hình ảnh XQ

40

3.6. Lý do đến khám 43
3.7. Chẩn đoán 44
3.8. Kết quả giải phẫu bệnh lý


45

3.9. Kết quả điều trị 48
3.10. Trường hợp đặc biệt (Ameloblastic Fibro Odontoma)
53
chương 4: Bàn luận

55

4.1. Phân bố bệnh theo giới 55


4.2. Phân bố bệnh theo tuổi57
4.3. Phân bố u theo vùng giải phẫu

58

4.4. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp 59
4.5. Hình ảnh XQ

61

4.6. Hoàn cảnh phát hiện bệnh 63
4.7. Về điều trị 63
4.8. Kết quả giải phẫu bệnh lý
Kết luận

64

68


5.1. Nhận xét tổng hợp hình ảnh lâm sàng, XQ và giải phẫu
bệnh lý

Odontoma68

5.2. Nhận xét kết quả điều trị

69

tài liệu tham khảo
Phụ lục
Danh mục những từ viết tắt
Afo

Ameloblastic Fibro Odontoma

BN

Bệnh nhân

CĐSM

Chẩn đoán sau mổ

CĐTM

Chẩn đoán trước mổ

GPBLGiải phẫu bệnh lý

PP.

Phương pháp

RHM Răng hàm mặt
XHT Xương hàm trên


XHD Xương hàm dưới
XQ

Xquang

WHO Tổ chức y tế thế giới
Đặt vấn đề
Danh từ u răng (Odontoma) thường dùng để chỉ một loại u
có nguồn gốc từ răng mà khi u đ• phát triển đầy đủ thì thành
phần chủ yếu của u là men, ngà và một phần là tuỷ và xương
răng (cement) [7]. Có tác giả không cho Odontoma là u thực sự
mà chỉ là sự phát triển không bình thường của răng và gọi nó là
dị dạng răng (Hamartomas). Trong giai đoạn sớm của quá trình
phát triển, người ta còn nhận thấy sự tăng sinh của tế bào biểu
mô răng và chất cơ bản (Mesenchyme) [3].
Thuật ngữ Odontoma được Brocca đưa ra năm 1886 [12],
chỉ rõ tất cả các u nang do răng tạo nên bởi sự phát triển thừa
của quá trình chuyển đổi hoặc hoàn thành mô răng. Theo Del
Vecchio và cộng sự, năm 1932 [9], thuật ngữ Odontoma chỉ một
khối u lành tính, có chứa men, ngà và đôi khi có cả liên quan
bất thường với xương răng. Đại đa số các tác giả đều chấp nhận
quan điểm rằng Odontoma được miêu tả là một khối u lành

tính.


Bệnh căn của Odontoma còn chưa được biết, mặc dù có
nhiều yếu tố như chấn thương, nhiễm trùng, di truyền và sự đột
biến gen có thể ảnh hưởng tới sự xuất hiện của u.
Theo một số nghiên cứu trên thế giới đ• chỉ ra, Odontoma
có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, ở hàm trên hoặc hàm dưới.
Budnick [14] đ• tổng kết 149 trường hợp Odontoma (76
Complex và 73 Compound), trong đó 65 ca tìm thấy từ các bài
báo và 84 trường hợp từ tài liệu của Trường đại học Emory, lứa
tuổi trung bình gặp trong nghiên cứu này là 14,8 tuổi; tỷ lệ nam
chiếm 59% nữ 41%.
Số lượng Odontoma, 67% xuất hiện ở hàm trên và 33% ở
hàm dưới.
Odontoma thông thường kích thước nhỏ, rất hiếm khi kích
thước đường kính lại lớn hơn kích thước của một chiếc răng.
Đôi khi nó cũng lớn và phát triển chèn ép xương. Điều này là
thực tế nếu có một nang thân răng hoặc một khối u có nguồn
gốc do răng như Ameloblastic Odontoma, phát triển xung
quanh Odontoma.
Về phân loại, Odontoma được phân ra làm hai loại là u
răng đa hợp - Compound Odontoma và u răng phức hợp Complex Odontoma [29].


ở Việt Nam, Odontoma là một bệnh hiếm gặp, thường phát
hiện tình cờ khi chụp Xquang (XQ). Từ năm 1994 trở lại đây tại
Viện răng hàm mặt Hà Nội chúng tôi đ• gặp khoảng 20 bệnh
nhân có Odontoma Compound và Odontoma Complex. GS. TS.
Trần Văn Trường tại Viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương đ•

phẫu thuật một ca Odontoma Compound chứa tới 64 chiếc răng
[4].
Tuy nhiên tới nay, mới chỉ có một số báo cáo mô tả các ca
bệnh đơn lẻ, và vẫn chưa có một nghiên cứu nào được công bố
nói lên các đặc điểm của Odontoma như: đặc điểm lâm sàng của
bệnh, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới, bệnh thường
gặp ở hàm trên hay hàm dưới, lứa tuổi được phát hiện bệnh
nhiều nhất, các dấu hiệu lâm sàng điển hình giúp cho người
bệnh có thông tin nhanh chóng đến khám để phát hiện bệnh.
Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
với các mục tiêu sau:
1. Nhận xét hình ảnh lâm sàng, XQ và giải phẫu bệnh lý
Odontoma.
2. Nhận xét kết quả điều trị.
Chương 1
Tổng quan


Odontoma là một khối u có nguồn ngốc từ răng đ• được
nhiều tác giả nghiên cứu, xem xét trên nhiều khía cạnh như:
nguồn gốc, phân loại và điều trị. Trong một thời gian dài, nhiều
nghiên cứu về Odontoma đ• đưa ra quan điểm khác nhau kể từ
danh pháp, nguồn gốc phân loại.
Vài nét về lịch sử nghiên cứu Odontoma qua y văn trong
nước và thế giới
• Thuật ngữ Odontoma được Brocca đưa ra năm 1886, chỉ
rõ tất cả các u, nang do răng, tạo nên bởi sự phát triển thừa của
quá trình chuyển đổi hoặc hoàn thành mô răng.
• Theo Del Vecchio và cộng sự, năm 1932 [9], thuật ngữ
Odontoma chỉ một khối u lành tính, có chứa men, ngà và đôi

khi có cả liên quan bất thường với xương răng.
• Trong thời gian dài nhiều tác giả gọi Odontoma với tên
Composite Odontoma.
• Năm 1971 Tổ chức Y tế thế giới gọi Odontoameloblastoma
(OA) là khối u phát triển nhanh xuất hiện trong phạm vi xương
hàm với 2 thành phần là biểu mô răng và chất căn bản
(mesenchymal) thuật ngữ Odontoameloblastoma (OA) trong
phân loại của WHO, gồm 3 thể Ameloblastic Odontoma,
Compound Odontoma, Complex Odontoma.
• Năm 1992 Tổ chức Y tế thế giới [29] chia Odontoma thành
2 thể Complex và Compound. Cho tới nay danh từ này được các
tác giả sử dụng rộng r•i.


• ở Việt Nam vẫn quen sử dụng danh từ u răng để chỉ
Odontoma.
• Tại Viện Răng hàm mặt Hà Nội, GS. TS. Trần Văn Trường
đ• nhiều năm theo dõi và nghiên cứu về Odontoma và đ• công
bố nhiều bài báo và nghiên cứu có giá trị qua các tạp chí trong
nước và quốc tế.
Để hiểu được Odontoma cũng như các u xương hàm có
nguồn gốc do răng ta cần điểm qua quá trình phát triển của
răng từ mầm răng.
1.1. Sự hình thành phát triển của răng [1]
1.1.1. Các nguyên lý về sự phát triển cá thể của răng [1]
* Các quá trình sinh học không chỉ giới hạn trong thời kỳ
bào thai của mỗi cá thể. Sự phát triển của răng bắt đầu ở tuần
thứ 5 bào thai. Răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ được 5 - 6 tháng
tuổi. Trong khi đó, quá trình hình thành giai đoạn mầm răng
khôn bắt đầu từ vài tuần sau khi đẻ và thân răng được hình

thành vào khoảng 15 tuổi.


* Các quá trình sinh học phát triển được định hướng một
cách di truyền. Trong một số trường hợp là ngoại di truyền, vì
trong quá trình đó, chúng lệ thuộc vào một loạt các yếu tố môi
trường mà các yếu tố này có thể thay đổi kết quả đ• được định
trước về mặt di truyền. Các quy luật sinh học chi phối sự phát
triển của răng và mọi quá trình sinh học cấu trúc là giống nhau
cho tất cả các răng, không phân biệt là răng sữa, răng kế tiếp
hay răng thay thế (ví dụ: sự hình thành men răng là giống nhau
về nguyên tắc bất kể là thân răng của răng cửa sữa hay răng cối
nhỏ của răng vĩnh viễn).
* Tiếp theo quá trình hình thành răng được bắt đầu và phối
hợp theo không gian và thời gian, mỗi răng phát triển độc lập
với nhau. Mỗi răng là kết quả của các hoạt động chế tiết phối
hợp của các tế bào đ• xuất hiện từ ngoại bì hoặc trung bì (ngoại
trung mô).
1.1.2. Nguyên mầm răng [1]
1.1.2.1. Các cấu trúc mô học báo hiệu sự hình thành răng
• Tăng sinh biểu mô hốc miệng nguyên thủy [1]


Đó là chỉ báo đầu tiên của sự bắt đầu phát triển răng diễn
ra một cách riêng lẻ trên các mào xung quanh ống miệng (nụ
hàm trên, nụ hàm dưới và nụ mũi giữa). Đó là những vùng dầy
lên có giới hạn của biểu mô ở vùng các răng cửa và răng cối
tương lai. Bắt đầu bằng sự thay đổi của các tế bào hình khối
vuông, chúng trở thành các tế bào dài, thon, hình cột. Sự dầy
lên là kết quả của sự tăng sinh biểu mô diễn ra vuông góc với bề

mặt. Ngoại trung mô có tác dụng cảm ứng đối với biểu mô niêm
mạc miệng để hướng dẫn quá trình thành lập răng.
Hình 1.1 - Sơ đồ giai đoạn nụ và chỏm [1]
• Biểu mô phát sinh răng
Với sự tăng sinh của biểu mô miệng nguyên thủy, một (biểu
mô phát sinh răng) được tạo thành, gồm một lớp có 2 - 3 hàng tế
bào dầy với bề mặt phẳng, phủ lên trên lớp tế bào đáy hình trụ
ngắn gồm 1 - 3 hàng tế bào. Biểu mô này phân cách với trung
mô bởi màng đáy. ở vùng biểu mô dầy lên, bắt đầu có sự tụ đặc
các tế bào.
Sự hình thành các dải sinh học báo hiệu bắt đầu sự phát
triển của răng, được hướng dẫn bởi lớp dưới biểu mô của ngoại
trung mô có nguồn gốc từ mào thần kinh. Ngoại trung mô này,
còn được gọi là trung mô xác lập răng có thể đ• được lập trình
cho nhiệm vụ của chúng trong quá trình di chuyển.
• Lá răng


Dải biểu mô sinh răng sớm tạo thành một cung liên tục, gọi
là lá răng đi qua đường giữa phía trước (khoảng ngày thứ 44 48 sau thụ tinh). ở các cung hàm trên, chúng nằm ở phía ngoài
hơn so với cung hàm dưới.
1.1.2.2. Nguyên mầm răng
Nguyên mầm là những đám tế bào tiến vào trung mô do sự
tăng trưởng nhanh của các tế bào đáy trực tiếp từ dải biểu mô
nguyên thủy.
Nguyên mầm của các răng sữa bắt đầu xuất hiện trước tiên
ở vùng răng cối sữa thứ I hàm dưới; ở hàm trên chúng bắt đàu
ở vùng răng cửa.
Nguyên mầm của tất cả các răng cửa, nanh, cối sữa I có thể
thấy ở khoảng ngày thứ 44 - 48 sau khi thụ tinh; vào lúc này

biểu mô hốc miệng nguyên thủy đ• có đặc điểm chung là có
nhiều lớp tế bào, sụn Meckel đ• xuất hiện, cơ hàm móng đ• phủ
lan ra toàn bộ sàn miệng.
Khoảng ngày thứ 48 đến 51, ở cả hàm trên và hàm dưới, lá
ngách miệng chẻ ra để tạo thành ngách miệng, sụn Meckel được
hình thành đầy đủ và sự tạo xương bắt đầu, các nguyên mầm
của răng cối sữa 2 xuất hiện (ngày thứ 51 đến 53).
Trong một số trường hợp, có thể có nguyên mầm kép ở dải
biểu mô và vì vậy, có các răng dư (thừa) sữa hoặc vĩnh viễn phát
triển và mọc lên bên cạnh các răng trên cung răng.
1.1.3. Sự hình thành và cấu tạo của mầm răng


1.1.3.1. Sự hình thành mầm răng [1]
Hình thành mầm răng là một quá trình liên tục, từ giai
đoạn sớm nhất như đ• mô tả ở trên. Những diễn biến hình thái
ngay sau khi thành lập nguyên mầm răng cho phép phân chia
sự phát triển của mầm răng thành các giai đoạn nụ, chỏm và
chuông.
Hình 1.2 - Giai đoạn nụ hình ảnh mô học và sơ đồ [1]
Hình 1.3 - Giai đoạn chỏm [1]
1.1.3.2. Mầm răng từ giai đoạn chuông [1]
Về cấu tạo mỗi mầm răng gồm: cơ quan men, nhú răng và
bao răng.
- Cơ quan men có 4 tầng phân biệt về 3 mặt: hình thái học,
tế bào học và chức năng.
• Biểu mô men lớp ngoài.
• Tầng lưới hay lưới tế bào sao (trước đây gọi là “tuỷ men”).
• Tầng trung gian.
• Biểu mô men lớp trong.

Hình 1.4 - Mầm răng giai đoạn hình chuông [1]


- Nhú răng: là khối mô ngoại trung mô được bao bọc bởi
“chuông” biểu mô. Nhú răng được biệt hoá trong giai đoạn
chuông. Những dấu hiệu của sự biệt hoá là:
• Có sự tổng hợp và trụ lại các sợi ngoại bào.
• Sự tăng lên các khoảng gian bào ái kiềm.
• Sự sâm nhập của mạch máu mà sau này tạo thành đám rối
mạch bao quanh dưới tạo ngà bào.
• Sự xâm nhập của dây thần kinh.
1.1.3.3. Bao răng
Bao răng phát triển từ ngoài trung mô, những đám tế bào
này nguyên trước đó nằm xung quanh nụ và chỏm răng.
1.1.4. Sự thoái hoá của lá răng [1]


Trong giai đoạn chuông, lá răng, vốn là nơi xuất phát của
mầm răng, bị thoái hoá phân r• thành nhiều mảnh, trở thành
những đám tế bào biểu mô rời rạc và mầm răng đang phát triển
tách khỏi biểu mô miệng. Những đám tế bào của lá răng thường
bị thoái hoá và tiêu đi. Đôi khi, có thể còn lại, hình thành những
nang nhỏ (nang mọc răng) bên trên một răng đang mọc và làm
chậm quá trình này. Một hậu quả của việc phân r• lá răng là
răng tiếp tục sự phát triển của nó bên trong mô xương hàm sau
khi đ• tách rời khỏi biểu mô miệng. Như vậy, trước khi mọc, nó
cần tái lập một kết nối với biểu mô miệng và xuyên thủng lớp
biểu mô để đạt mức mặt phẳng nhai. Đây là một thí dụ điển
hình và độc đáo của sự phân r• tự nhiên biểu mô trong cơ thể.
Những tế bào biểu mô còn sót lại cũng có mặt trong thừng dẫn

răng ở giai đoạn mọc tiền chức năng.
ứng dụng:
Kích thước răng phụ thuộc hai yếu tố hoạt động của tế bào:
tăng sinh và chế tiết. Răng lớn và răng nhỏ là kết quả của ảnh
hưởng sự tăng trưởng của mâm răng ở giai đoạn chỏm và giai
đoạn chuông. Các trường hợp răng lớn (hoặc nhỏ) thật, toàn bộ
các răng bị ảnh hưởng, có thể do tác động của hóc môn tăng
trưởng. Các trường hợp răng lớn (hoặc nhỏ) giả, từng răng
riêng lẻ bị ảnh hưởng.


Thiếu răng một phần hoặc toàn bộ do rối loạn sự hình
thành răng ở giai đoạn đầu tiên. Trường hợp loạn sản ngoại bì
di truyền, toàn bộ răng bị thiếu, khi đó, các bộ phận có nguồn
gốc ngoại bì: da, tóc, tuyến b•,… cũng bị ảnh hưởng. Trường
hợp thiếu răng từng phần thường gặp nhất là các răng khôn,
trong khi các răng nanh ít khi bị thiếu răng.
Mọi rối loạn trong các giai đoạn hình thành và phát triển
của mầm răng đều có nguy cơ là bệnh sinh của Odontoma.
1.2. Nguồn gốc, cơ chế bệnh sinh [6, 7, 8]


Hầu hết các ca không xác định được và cũng hạn chế đưa
đến những giả thuyết, từ nguyên nhân chấn thương đến sự điều
khiển của gen, nhưng hầu hết đều có bệnh căn có liên quan tới
chấn thương, nhiễm trùng hoặc áp lực, nguyên nhân do rối loạn
trong cơ chế di truyền điều khiển sự phát triển của răng bởi sự
tương tác của một gen hay nhiều gen (theo Dehner, Wilbur,
Budin, Metha và cộng sự) hoặc nó cũng có thể do một nguyên
nhân bất thường trong quá trình di truyền [9]. Những yếu tố

này tác động ngay từ đầu quá trình hình thành và phát triển
của răng trong thời kỳ bào thai. Theo Langlois, nếu biểu mô
ngay từ đầu trong thời kỳ bào thai đ• xác định số lượng của các
mầm răng (follicles) và mỗi một tế bào trong tổ chức đó tạo nên
hình thái của một răng, kết quả hình thành nên một loạt nhiều
hoặc ít những chiếc răng nhỏ sơ đẳng, kết quả của sự hợp thành
giữa sự tương tác giữa biểu mô và trung mô, có sự liên kết của
tổ chức liên kết sợi (u răng đa hợp - Compound Odontoma).
Khi tổ chức tế bào tập trung một cách lộn xộn tập trung lại, kết
quả cuối cùng sẽ không hình thành hình thái của một chiếc răng
bình thường. Phần trung mô còn lại hợp thành cấu trúc nâng
đỡ nó chứa các động mạch, tĩnh mạch và màng đáy, không còn
đủ khả năng tụ hợp lại để tạo nên những nang giống như nang
của một răng bình thường (u răng phức hợp - Complex
Odontoma).
1.3. Đặc điểm lâm sàng


Odontoma là khối u lành tính có nguồn gốc do răng với đặc
điểm phát triển chậm. Chúng gồm có men, nga, cementum và tổ
chức tuỷ.
1.3.1. Tuổi [15, 16, 26, 37]
Tuổi của bệnh nhân Odontoma rất đa dạng. Có thể gặp
Odontoma ở lứa tuổi rất nhỏ cho tới tuổi già. Tuổi của bệnh
nhân Odontoma thường được ghi nhận vào thời điểm bệnh
nhân phát hiện triệu chứng, đến viện khám và điều trị
Odontoma.
- Thường gặp ở lứa tuổi 10 - 20.
- Theo Budnick [15] qua nghiên cứu 149 trường hợp tuổi từ
trẻ đến già, tuổi trung bình là 14,8 tuổi.

- Theo Amado- Cuesta S., Gargallo-Albiol J., Berrini-Aytés
L., Gay Escoda C. [9], nghiên cứu 61 trường hợp Odontoma từ
năm 1983 đến 2001 cho thấy lứa tuổi trung bình vào thời điểm
chẩn đoán Odontoma là 23,7 tuổi (từ 6 - 46 tuổi), đối với
Complex Odontoma tuổi trung bình là 29,3 tuổi (từ 14 - 46 tuỏi)
và đối với Compound Odontoma tuổi trung bình là 19,1 tuổi (từ
6 - 42 tuổi).
- Tại báo cáo nghiên cứu 81 ca Odontoma của Chang J. Y.,
Wang J. T., Wang Y. P., Liu B. Y., Sun A., Chiang C. P. [16]
thuộc Đại học nha khoa Đài Bắc - Đài Loan, tuổi trung bình của
bệnh nhân Odontoma là 18 tuổi, trong đó lứa tuổi dưới 10
chiếm 32%, lứa tuổi từ 10 - 20 chiếm tới 38%.


- Philipsen H. P. - Đại học nha khoa Hong Kong, Reichart P.
A. [37] - Đại học nha khoa Berlin, Pretoriou - Đại học nha khoa
Copenhagen [18] khi nghiên cứu 139 ca Complex Odontoma và
143 ca Compound Odontoma thấy tuổi gặp từ 0,5 đến 74 tuổi.
Trong đó thể Complex lứa tuổi từ 2 - 74 tuổi trung bình của thể
này là 19,9 tuổi trong đó 83,9% gặp trước tuổi 30, thể
Compound tuổi gặp từ 0,5 - 73 tuổi trung bình là 17,2 tuổi;
trong đó 74,3% tuổi gặp trước 20 tuổi.
- Theo Hisatomi M., Asaumi J-i, Konouchi H., Honda Y.,
Wakasa T., Kishi K. [26] - Khoa răng hàm mặt Đại học nha
khoa Okayama Nhật Bản tuổi thường gặp đối với thể Complex
là 23, và với thể Compound là 19,9 tuổi.
- Theo báo cáo của GS. TS. Trần Văn Trường- Trường Đại
học Răng hàm mặt Việt Nam, nghiên cứu 18 ca Odontoma thấy
tuổi trung bình là 20 tuổi.
1.3.2 Giới [3, 4, 14, 15, 37]

Sự phân chia Odontoma theo giới của các tác giả có nhiều
điểm khác nhau qua một số thống kê chưa cho ta thấy được giới
nào hay bị bệnh này nhiều hơn. Sau đây là một số báo cáo thống
kê tỷ lệ bệnh theo giới tính.
- Theo Budnick [15] qua nghiên cứu 149 trường hợp, 59%
trường hợp Odontoma xuất hiện ở nam giới so với 41% ở nữ
giới.


- Theo Amado - Cuesta S., Gargallo-Albiol J., Berrini-Aytés
L., Gay Escoda C.[9] nghiên cứu 61 trường hợp Odontoma từ
năm 1983 đến 2001 cho thấy 52,4% trường hợp là nữ giới so với
47,6% trường hợp là nam giới.
- Báo cáo của nhóm Chang J. Y., Wang J. T., Wang Y. P., Liu
B. Y., Sun A., Chiang C. P. [16], thuộc Đại học nha khoa Đài Bắc
- Đài Loan nghiên cứu 81 ca Odontoma trong đó 36 ca là nam
con 45 ca là nữ giới.
- Philipsen H. P. - Đại học nha khoa Hong Kong, Reichart P.
A. [37] - Đại học nha khoa Berlin, Pretoriou - Đại học nha khoa
Copenhagen [14] khi nghiên cứu 139 ca Complex Odontoma và
143 ca Compound Odontoma thấy tỷ lệ bệnh theo giới nam: nữ
thay đổi trong khoảng 1,5:1 [14] 1,6:1 [14] 0,8:1 [14] đối với thể
Complex và nam: nữ là 1,2:1[14] 1:1[14] đối với thể bệnh
Compound.
- Theo Hisatomi M., Asaumi J-i, Konouchi H., Honda Y.,
Wakasa T., Kishi K. [26]- Khoa răng hàm mặt Đại học nha khoa
Okayama Nhật Bản với 41 ca Complex Odontoma có 21 nam và
20 là nữ; 62 ca Compound Odontoma thấy có 33 nam và 29 nữ.
Tổng cả hai thể nam giới 54 ca (chiếm 52,4%) so với 49 ca nữ
giới (chiếm 47,57%) [15].

- Theo báo cáo của GS. TS. Trần Văn Trường [3,4] - Đại học
Răng hàm mặt Việt Nam, báo cáo nghiên cứu 18 ca Odontoma
nam giới có 9 ca và nữ giới cũng có 9 ca.


1.3.3. Vị trí Odontoma [3, 4, 15, 16]
Theo nhiều tác giả, Odontoma xuất hiện ở hàm trên nhiều
hơn hàm dưới, đặc biệt vùng răng cửa hàm trên và vùng răng
hàm lớn hàm dưới. Tuy nhiên, cũng có nhiều báo cáo có những
tỷ lệ tương đối khác biệt. Sau đây là một số số liệu được báo cáo
trong thời gian ngắn trở lại đây.
- Theo Budnick [15] qua nghiên cứu 149 trường hợp
Odontoma, 67% xuất hiện ở hàm trên, và 33% xuất hiện ở
xương hàm dưới.
- Amado - Cuesta S.,

Gargallo-Albiol J., Berrini-Aytés

L.,Gay Escoda C. [9], nghiên cứu 61 trường hợp Odontoma từ
năm 1983 đến 2001 cho thấy 55,7% gặp ở hàm trên, và 44,3%
gặp ở hàm dưới. Vị trí răng cửa hàm trên là vùng có tỉ lệ cao
nhất chiếm tới 54%, chỉ có 1,6% xuất hiện ở vùng răng hàm lớn
hàm dưới.
- Báo cáo của nhóm Chang J. Y., Wang J. T., Wang Y. P., Liu
B. Y., Sun A., Chiang C P.[16] thuộc Đại học nha khoa Đài Bắc Đài Loan nghiên cứu 81 ca Odontoma, phát hiện 70% ở xương
hàm trên, vùng răng cửa của xương hàm chiếm tới 83%, vùng
răng cửa hàm trên chiếm tới 62%.
- Theo báo cáo của GS. TS. Trần Văn Trường [3, 4]- Đại học
Răng hàm mặt Việt Nam, báo cáo nghiên cứu 18 ca Odontoma:
ở hàm trên ghi nhận 10 ca, hàm dưới 8 ca.

1.3.4. Thể bệnh [7, 15, 16, 26, 37]


Năm 1992 Tổ chức Y tế thế giới chia Odontoma thành 2 thể
Complex Odontoma và Compound Odontoma.
- Theo Budnick [15] qua nghiên cứu 149 trường hợp trong
đó 76 Complex và 73 Compound.
- Amado - Cuesta S., Gargallo-Albiol J., Berrini-Aytés L.,
Gay Escoda C.[9] nghiên cứu 61 trường hợp Odontoma từ năm
1983 đến 2001 cho thấy 23 ca chiếm tỷ lệ 37,7% là Complex
Odontoma và 38 ca chiếm tỷ lệ 62,3% là Compound Odontoma.
- Philipsen H. P. [37] - Đại học nha khoa Hong Kong,
Reichart P. A. - Đại học nha khoa Berlin, Pretoriou - Đại học
nha khoa Copenhagen [14] khi nghiên cứu 139 ca Complex
Odontoma và 143 ca Compound.
- Báo cáo của nhóm Chang J. Y., Wang J. T., Wang Y. P., Liu
B. Y., Sun A., Chiang C. P. [16] thuộc Đại học nha khoa Đài Bắc
- Đài Loan nghiên cứu 81 ca Odontoma trong đó 19 ca là
Complex Odontoma và 62 ca là Compound Odontoma.
- Hisatomi M., Asaumi J-i, Konouchi H., Honda Y., Wakasa
T., Kishi K. [26]- Khoa răng hàm mặt Đại học nha khoa
Okayama Nhật Bản lại phân ra làm 3 thể là Complex
Odontoma, Compound Odontoma và thể thứ 3 là Immature
Odontoma (Odontoma No.n). Thực chất thể này có sự khác biệt
với hai thể trên trên phim XQ tuy nhiên khi phân tích trên giải
phẫu bệnh lý thì thể Odontoma non cũng lại vẫn phân thành hai
thể giống như các tác giả khác.



×