Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG và cận lâm SÀNG của VIÊM mũi XOANG mạn TÍNH có kèm BỆNH lý ĐƯỜNG hô hấp dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 85 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

Lấ VN THNG

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và CậN L
ÂM SàNG
CủA VIÊM MũI XOANG MạN TíNH Có KèM
BệNH Lý ĐƯờNG HÔ HấP DƯớI
Chuyờn ngnh: Tai mi hng
Mó s

: 60720155

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS. TS. PHM TH BCH O
2. PGS. TS. V VN GIP


HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Đảng Ủy, Ban giám
hiệu – Trường Đại học Y Hà Nội; Đảng ủy, Ban giám đốc – Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội, Bệnh viện Tai Mũi HọngTrung ương, Phòng Quản lý Đào tạo
Sau đại học, Bộ môn Tai Mũi Họng – Trường Đại học Y Hà Nội, các Khoa,
phòng của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương


đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình công tác và học tập, để tôi hoàn
thành được luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào và
PGS.TS. Vũ Văn Giáp những người thầy, cô đã tận tình truyền đạt kiến thức
và trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, chị đồng nghiệp và bạn bè đã động
viên giúp đỡ tận tình và góp nhiều ý kiến quý giá cho tôi để tôi hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người thân yêu trong gia đình đã hết
lòng tạo điều kiện và luôn động viên tôi học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm
2018

Lê Văn Thắng



LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê VănThắng, học viên lớp cao học Tai Mũi Họng, trường Đại học Y
Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào và PGS.TS. Vũ Văn Giáp.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và
khách quan, do tôi thu thập và thực hiện, đã được xác nhận và chấp
thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Lê Văn Thắng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

CLVTPGC

: Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao

CNHH

: Chức năng hô hấp

CS

: Cộng sự

EM

: Erythromycin

FEV1

: Thể tích tối đa thở ra mạnh ở giây đầu tiên


FEV1/FVC

: Chỉ số Gaensler

FEV1/VC

: Chỉ số Tiffeneau

FVC

: Dung tích sống thở mạnh

GPQ

: Giãn phế quản

PaCO2

: Áp lực riêng phần khí CO2 trong máu động mạch

PaO2

: Áp lực riêng phần Oxy trong máu động mạch

PQ

: Phế quản

RLTK


: Rối loạn thông khí

SLT

: Số lý thuyết

VC

: Dung tích sống

VMXMT

: Viêm mũi xoang mạn tính

VPQ

: Viêm phế quản

VTPQ

: Viêm tiểu phế quản


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc các xoang kéo
dài trên 12 tuần [1]. Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh lý thường gặp trong
chuyên ngành tai mũi họng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi [2]. Thống kê cho thấy,
ai trong đời cũng ít nhất một lần bị viêm mũi xoang [3]. Ở Mỹ theo trung tâm
thống kê sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ năm 1988 có 31,2 triệu người có biểu
hiện viêm xoang. Theo số liệu của Việt Nam, tỷ lệ viêm mũi xoang từ 2-5%
dân số [2], [4]. Triệu chứng chính của viêm mũi xoang mạn tính là chảy dịch
mũi sau và ho kéo dài [3]. Viêm mũi xoang mạn tính nếu không được điều trị
sẽ gây biến chứng: mắt, tai giữa và hệ thống đường hô hấp dưới như khí quản,
phế quản, phổi [5].
Bệnh lý của phổi, phế quản (PQ) do viêm mũi xoang mạn tính là tình
trạng viêm đường hô hấp dưới bao gồm: viêm PQ mạn tính, giãn phế quản và
viêm tiểu phế quản (VTPQ) lan tỏa cả hai phổi [6].
Năm 1960, lần đầu tiên các nhà lâm sàng Nhật Bản, Homma H và
Yamanaka A đã mô tả một bệnh viêm đường thở mạn tính, tiến triển suy hô
hấp mạn. Năm 1969, người ta tìm ra nguyên nhân bệnh này là do viêm mũi
xoang mạn nên được đặt tên là: “Hội chứng xoang PQ” [7]. Năm 1980, các
nhà khoa học thế giới mô tả hội chứng xoang PQ bao gồm các triệu chứng:
Ho khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức kết hợp chảy mũi sau kéo dài.
Tổn thương đặc trưng của hội chứng là hình ảnh viêm mạn tính PQ trung tâm
tiểu thùy, tổ chức xung quanh PQ dạng nốt và lan tỏa cả hai phổi [8]. Bệnh

hay gặp ở các nước Đông Á, phổ biến nhất ở Nhật Bản và hiếm gặp ở các
nước phương Tây. Kết quả điều tra toàn quốc tại Nhật Bản năm 1980, tỉ lệ
mắc là 11,0/100.000 dân. Tuổi thường gặp từ 30 đến 60 tuổi và bệnh không
liên quan đến hút thuốc lá [9]. Nguyên nhâncủa Hội chứng xoang PQ đến nay


11

chưa rõ. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng bệnh có liên
quan đến yếu tố đột biến gen. Có sự liên quan với các gen HLA - A và HLA –
B: gen HLA - B54 ở bệnh nhân Nhật Bản, gen HLA - A11 ở bệnh nhân Hàn
Quốc[10], [11]. Gần đây, Keicho N và cộng sự phát hiện bệnh có liên quan
đến gen mucin - like như MUC5B và MUC5AC [12]. Trước đây, hội chứng
xoang phế quản là bệnh có tiên lượng nặng, thường dẫn tới suy hô hấp mạn
tính và tử vong, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 60%. Gần đây, có nhiều
công trình nghiên cứu phác đồ sử dụng kháng sinh thuộc nhóm Macrolid liều
thấp kéo dài có hiệu quả tốt và có thể nói là điều trị được [13].
Ở Việt Nam cho tới nay có nhiều nghiên cứu bệnh lý xoang và về bệnh
đường hô hấp dưới nhưng ít có nghiên cứu đề cập đến mối liên quan của bệnh
lý 2 cơ quan này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính có kèm
bệnh lý đường hô hấp dưới” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính có kèm bệnh lý đường hô hấp dưới.


12

Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. Đặc điểm giải phẫu đường hô hấp
Đường thở bao gồm 12 bộ phận: mũi, xoang cạnh mũi, miệng, họng,
thanh quản, khí quản, PQ gốc, PQ thùy, PQ phân thùy, PQ dưới phân thùy và
tiểu PQ và phế nang.

Hình 1.1. Sơ đồ các xoang ở người trưởng thành
Có 4 đôi xoang trong hệ thống xoang nhằm làm nhẹ khối xương sọ, gồm:
- Xoang hàm: nằm trong khối xương hàm, có lỗ dẫn lưu ra khe giữa tại thành
bên hốc mũi.
- Xoang sàng: nằm ở khối bên xương sàng, gồm xoang sàng trước mở ra hốc
mũi ở khe giữa, và xoang sàng sau đổ ra hốc mũi qua khe trên.
- Xoang trán: Lỗ dẫn lưu xoang trán đổ ra khe giữa.


13

- Xoang bướm: nằm trong thân xương bướm, lỗ dẫn lưu đổ vào khe trên.
Bệnh lý viêm xoang cấp thường xảy ra ở nhóm xoang trước, và viêm
xoang mạn thường xảy ra ở nhóm xoang sau. Viêm xoang mạn thường kèm
bệnh lý đường hô hấp dưới như hội chứng Mounier Kuhn, hội chứng Young...
Từ khí quản chia đôi thành phế quản gốc phải và phế quản gốc trái, các
phế quản gốc chia tiếp thành các phế quản thùy, phân thùy và dưới phân thùy.
Phế quản phân chia đều đặn thuôn nhỏ dần. Trung bình phế quản phân chia 16
nhánh, trước khi đến tiểu phế quản tận. Các phế quản tận đi vào phế nang.
Thành của khí quản, phế quản được nâng đỡ bởi vòng sụn ở phía trước và hai
bên có hình chữ C và một dải cơ trơn xếp nằm ngang ở phía sau. Bề mặt bên
trong đường hô hấp là lớp niêm mạc biểu mô trụ nhầy có lông chuyển.

Hình 1.2. Sơ đồ giải phẫu đường hô hấp [14].



14

1.1.1. Hệ thống niêm mạc mũi xoang và hệ thống niêm mạc đường hô hấp
dưới
Niêm mạc xoang liên tiếp với niêm mạc hốc mũi, là biểu mô đường hô
hấp (biểu mô trụ, có lông chuyển và các tuyến chế tiết).
- Lớp biểu mô:
+ Tế bào lông chuyển giữ vai trò cơ bản trong lớp biểu mô của niêm mạc
mũi xoang, chiếm khoảng 80% số lượng tế bào biểu mô đường hô hấp trên.
Hoạt động của lông chuyển do enzym nội tại điều khiển, nếu thiếu enzym
Dynein hoạt động của lông chuyển sẽ giảm hoạt động và dẫn tới viêm xoang.
Đường hô hấp được bao phủ lớp biểu mô trụ lông chuyển, trên bề mặt là
lớp dịch nhầy đặc biệt tạo thành hệ thống thanh thải lông nhầy. Hoạt động
thanh thải lông nhầy đường hô hấp được tạo bởi sự tương quan chặt chẽ giữa
biểu mô lông chuyển với độ dày của lớp dịch nhầy phía trên biểu mô. Hoạt
động của lớp lông rung làm chuyển động lớp nhầy và dịch ở phía trên. Hệ
thống thanh thải lông nhầy có chức năng loại bỏ các vi khuẩn xâm nhập, bảo
vệ bộ máy hô hấp khỏi bị nhiễm khuẩn. Chức năng của lớp nhầy như tấm
ngăn sinh lý, bắt giữ những tác nhân gây bệnh và chất lạ hít vào, nhờ chuyển
động của lông rung đẩy chất nhầy xuống yết hầu và được nuốt vào thực
quản.Đây là hệ thống bảo vệ rất hiệu quả chống đỡ liên tục với các căn
nguyên như: vi khuẩn, độc tố và các chất lạ môi trường bên ngoài
1.2. Cơ chế bệnh sinh
Đường thở bình thường được bảo vệ nhờ 3 yếu tố: hoạt động của lớp
biểu mô lông nhầy, miễn dịch bẩm sinh của tế bào biểu mô hoặc đại thực bào
và miễn dịch thứ phát do globulin miễn dịch và tế bào lympho T đảm nhận.


15


Hệ thống thanh thải lông nhầy lót bề mặt đường hô hấp có chức năng bắt giữ
các vi khuẩn, vi rút, khói bụi. Khi hệ thống này bị tổn thương hoặc khuyết tật
như bệnh rối loạn vận động rung mao, xơ hóa kén. Khả năng bảo vệ bị suy
giảm tạo điều kiện vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào niêm mạc phát triển gây tổn
thương lớp niêm mạc, dưới niêm mạc và phá hủy tổ chức liên kết thành phế
quản dẫn đến giãn phế quản [15], [16].

Sơ đồ 1.1. Hệ thống bảo vệ đường hô hấp bình thường [17]
- Hoạt động sinh lý bình thường của các xoang tạo nên do 3 yếu tố: độ thông
thoáng của các lỗ thông khe, chức năng lông chuyển và chất lượng của sự chế


16

tiết nhầy. Viêm mũi xoang do phù nề niêm mạc quanh lỗ thông xoang gây tắc,
giảm oxy xoang, làm giãn mạch xuất tiết. Hậu quả rối loạn chức năng lông
chuyển, chất tiết nhầy quánh lại và bị ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát
triển. Bệnh tiến triển kéo dài có thể làm phì đại quá sản lớp biểu mô, hoặc tổn
thương thành xoang dẫn đến một số các biến chứng: polip, vẹo vách ngăn
hoặc nhiễm trùng các cơ quan lân cận như mắt, não[18], [19], [20].

Sơ đồ 1.2. Vòng xoắn bệnh lý theo Cole PJ (1995) [21].
Thành phế quản bị tổn thương do ảnh hưởng trực tiếp của vi khuẩn và
tình trạng viêm mạn tính, hai quá trình này tạo thành vòng xoắn bệnh lý
(vicious - circlehypothesis). Vòng xoắn bệnh lý này dẫn đến tổn thương hệ
thống thanh lọc nhầy lông rung gây tổn thương thành phế quản không hồi
phục [21].
- Một số nghiên cứu cho rằng: sự tích tụ bạch cầu đa nhân trung tính, lympho bào
T, đặc biệt tế bào CD8+, cytokine IL - 8 và đại thực bào, protein - 1 viêm đóng

vai trò then chốt trong tiến triển bệnh [22]. Bạch cầu đa nhân hoạt hóa trong phế


17

quản làm giải phóng chất oxy hóa và men tiêu hủy protein gây hủy hoại tế bào
biểu mô, tổ chức liên kết dẫn đến giãn phế quản. Thành phần dịch rửa phế quản,
phế nang có nhiều bạch cầu đa nhân hoạt hóa, tế bào CD4, IL - 8. Hậu quả
gây viêm cấp và mạn tính biểu mô phế quản và thay đổi cấu trúc phế quản
[23].
- Viêm tiểu phế quản lan tỏa, viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn và giãn phế quản
là 3 bệnh phổi kết hợp viêm mũi xoang mạn tính tạo thành hội chứng xoang PQ,
nguyên nhân do rối loạn hoạt động hệ thống thanh lọc lông nhầy đường hô hấp
[24].
1.3. Tổn thương giải phẫu bệnh
1.3.1. Hình ảnh đại thể
Hình ảnh tổn thương chủ yếu là giãn phế quản [25]. Trên mặt cắt thấy
tổn thương là nốt màu vàng nâu nhạt kích thước 2 - 3mm, nằm ở phế quản
trung tâm tiểu thùy hoặc xung quanh tiểu phế quản hô hấp. Lòng phế quản bị
giãn và tắc do chứa đầy chất tiết, tuyến phế quản phù nề. Tổn thương lan tỏa
và tập trung chủ yếu thùy dưới hai phổi.
Năm 1950, Reid LMA mô tả ba hình thái giãn phế quản:
+ Giãn phế quản hình ống: đường viền ngoài các phế quản đều đặn và
đường kính của các phế quản xa không tăng lên nhiều, lòng của chúng có xu
hướng kết thúc đột ngột và không nhỏ lại. Các phế quản nhỏ hơn và tiểu phế
quản bị lấp đầy mủ đặc. Số lần phân chia từ phế quản gốc tới phế quản ngoại
vi giảm.
+ Giãn phế quản hình tràng hạt: phế quản giãn không đều, có những
nơi co hẹp lại làm cho đường viền ngoài phế quản không đều giống như tràng



18

hạt hay các tĩnh mạch bị giãn. Các phế quản ngoại vi bị tắc nhiều hơn nhóm
trên, số lần phân chia trung bình thấy được đại thể là 4, 5 lần, vi thể là 8 lần.
+ Gĩan phế quản hình túi, hình kén: Các phế quản tăng dần đường kính
về phía ngoại vi, thành hình giống quả bóng. Số lần phân chia phế quản tối đa
là 5. Trường hợp hiếm gặp: Gĩan phế quản hình túi bị lấp đầy mủ tạo thành
hình một nang nhầy [26].
Vùng giãn phế quản, tuần hoàn động mạch phát triển mạnh, thay đổi
huyết động tại chỗ, lòng động mạch giãn ra và tăng sinh. Nhiều chỗ nối động
mạch phổi và động mạch tạo nên shunt giữa hai vòng tuần hoàn. Shunt trái phải ở mức tiền mao mạch, có thể phình giãn và vỡ gây ho máu [27], [28].

Hình 1.1: Các hình thái giãn phế quản
A: Hình thái phế quản bình thường; B: Giãn phế quản hình ống (trụ): C: Giãn
phế quản hình tràng hạt (búi giãn tĩnh mạch): D: Giãn phế quản hình túi (kén)


19

1.3.2. Hình ảnh vi thể
Tổn thương đặc trưng là xâm nhập nhiều lympho bào chủ yếu là CD4,
CD8, bạch cầu đa nhân, đại thực bào bọt, tương bào, mô bào trong lòng tiểu
phế quản, tổ chức xung quanh tiểu phế quản tận và vách liên phế nang. Nhìn
thấy tổ chức hạt trong lòng phế quản trung tâm tiểu thùy. Tăng sinh nang
lympho dọc theo phế quản lan đến tận ngoại vi. Một số tiểu phế quản và phế
quản tận bị tắc, thành bị phá hủy dẫn đến giãn hoặc hẹp lòng. Do vậy giãn phế
quản nhỏ ngoại vi lan tỏa là đặc trưng của hội chứng xoang phế quản. Phế
nang tại nơi tổn thương ứ khí căng phồng nhưng không bị phá hủy[29].
1.4. Triệu chứng lâm sàng

1.4.1. Triệu chứng viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang mạn tính biểu hiện:


Chảy dịch mũi ra mũi trước hoặc xuống thành sau họng.



Ngạt tắc mũi.



Đau nhức tương ứng với các xoang theo giờ đặc trưng.



Giảm hoặc mất khả năng nhận biết mùi.
Các triệu chứng trên kéo dài trên 12 tuần [18, 30].
1.4.2. Triệu chứng đường hô hấp dưới
1.4.2.1.Triệu chứng cơ năng
Ho khạc đờm kéo dài là triệu chứng đặc biệt quan trọng trong hội chứng
xoang phế quản. Khạc đờm trung bình ≥ 50ml/ngày, cá biệt có trường hợp khạc
1000ml/ngày. Đờm nhầy màu trắng đục, màu xanh, màu vàng, có khi hôi thối.
Khạc đờm ít (< 10ml/ngày) có thể là ngoài đợt cấp, giãn phế quản thùy trên


20

hoặc do đờm bị tắc không ra được. Theo Ellis và cộng sự (1981) theo dõi số
lượng đờm hàng ngày có thể đánh giá mức độ nặng của giãn phế quản: nhẹ <

10 ml/ngày; vừa 10 - 150 ml/ngày; nặng > 150 ml/ngày [31].
Đờm để lắng chia làm 3 lớp: lớp trên cùng là bọt, giữa là mủ và dưới
cùng là dịch nhầy.
Khó thở khi gắng sức do tổn thương tắc nghẽn phế quản, tiểu phế quản
lan tỏa cả 2 bên phổi. Giai đoạn muộn, bệnh nhân khó thở thường xuyên, suy
hô hấp tiến triển, tím môi, đầu chi, tăng CO2 máu, tăng áp lực động mạch
phổi, suy tim phải và tâm phế mạn [8].
1.4.2.2 . Triệu chứng thực thể
- Dấu hiệu đặc trưng là nghe thấy ran ẩm, ran nổ 2 bên phổi, hay gặp ở
đáy phổi. Ở giai đoạn bệnh tiến triển, đợt bùng phát của giãn phế quản lan tỏa
có thể nghe thấy ran ngáy, ran rít. Bệnh có thể kết hợp với hen phế quản, bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính [32].
- Lồng ngực có thể biến dạng hình thùng, hình phễu. Đôi khi thấy hội
chứng đông đặc co rút khi có xẹp phổi do viêm phổi tái diễn vùng tổn thương.
- Móng tay khum, ngón tay dùi trống gặp trong khoảng 1/3 bệnh nhân
giãn phế quản [33].
1.5. Triệu chứng cận lâm sàng
1.5.1. Chụp Xquang
- Chụp Xquang phổi không chuẩn bị
Tổn thương đặc trưng: nhiều nốt mờ đậm nhỏ có đường kính<5mm,
bóng tròn nhỏ, phế quản dày mờ hình đường ray, hình chồi cây, nhu mô phổi
ứ khí. Tổn thương tập trung phần dưới, lan tỏa 2 phổi [32]. Giai đoạn sau


21

thường có giãn tiểu phế quản và giãn phế quản lan tỏa. Phim chụp Xquang
phổi chuẩn góp phần gợi ý giãn phế quản, độ nhậy đạt 50% [21].
Những hình ảnh giãn phế quản:
- Hình ống sáng, hình đường ray.

- Hình tròn sáng riêng rẽ (hình nhẫn - ring shadow) hoặc tập trung thành đám
có kích thước khác nhau.
- Hình kén rỗng hoặc trong có mức khí nước.
- Hình giải mờ “ngón tay đi găng, chữ V, chữ Y, chùm nho”.
- Hình con dấu, nốt mờ tròn bờ không đều.
Ngoài ra do tổn thương nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần thấy hình ảnh xẹp
phổi, thể tích phổi tổn thương nhỏ lại [34].
Trong một số trường hợp tổn thương ít, kích thước nhỏ và lan tỏa nên có
thể không thấy dấu hiệu bất thường trên phim [21].
Theo Nataka H và cộng sự (1985), tùy thuộc vào vị trí và hình dạng tổn
thương của hội chứng xoang phế quản trên phim để phân chia quá trình tiến
triển của bệnh làm 5 mức độ [35]:
- Độ 1: Tăng ứ khí phổi
- Độ 2: Nhiều nốt mờ đậm nhỏ khu trú ở vùng đáy phổi
- Đô 3: Nhiều nốt mờ đậm nhỏ lan tràn cả hai phổi
- Độ 4: Nhiều nốt mờ kết hợp hình đường ray, hình nhẫn ở thùy dưới hai
phổi.
- Độ 5: Hình nhẫn đường kính rộng và nhiều nốt mờ hai phổi.


22

1.5.2. Chụp cắt lớp vi tính có độ phân giải cao
Tổn thương đặc trưng của Hội chứng xoang phế quản là những nốt mờ
nhỏ nằm ở trung tâm tiểu thùy phổi, xung quanh tiểu thùy đường kính 2 – 3
mm, nốt mờ nối với đường nhánh mờ như hình chồi cây. Hình bóng tròn nhỏ,
dày thành phế quản, giãn tiểu phế quản và giãn phế quản. Có những vùng
giảm thông khí, khí cạm là do hẹp tắc tiểu phế quản [9], [36].
Chụp cắt lớp vi tính có độ phân giải cao (CLVTPGC) cho phép chẩn
đoán các typ giãn phế quản rõ hơn, nhất là hình túi và hình tràng hạt.


Hình 1.3. Hình ảnh gĩan phế quản hình ống [37].

Hình 1.4. Hình ảnh giãn phế quản hình tràng hạt [37].


23

1.5.3. Thăm dò chức năng thông khí
Thăm dò chức năng thông khí phổi là phương pháp quan trọng trong
thăm dò chức năng hô hấp (CNHH), giúp chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân
biệt và theo dõi một số bệnh đường hô hấp. Những thông số về CNHH cho
phép đánh giá quá trình thông khí, sự khuyếch tán, trao đổi khí, tính đàn hồi
của phổi, lồng ngực [38], [39], [40].
Hội chứng xoang phế quản thường có rối loạn thông khí tắc nghẽn:
Tiffeneau và/hoặc Gaensler < 70%. Đôi khi có rối loạn thông khí hạn chế.
Khi bệnh nhân có suy hô hấp xét nghiệm khí máu:
PaO2 giảm< 60 mmHg, PaCO2 tăng> 45 mmHg, pH máu giảm< 7,35.
1.6. Chẩn đoán
1.6.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang mạn theo EPOS 2012
- Viêm nhiễm của mũi và các xoang cạnh mũi đặc trưng bởi 2 hoặc nhiều hơn các
triệu chứng, một trong đó phải là triệu chứng ngạt mũi hoặc chảy mũi:
+ Có thể có đau nặng mặt
+ Có thể có giảm hoặc mất ngửi. Hoặc ho ở trẻ em
Kéo dài trên 12 tuần
- Và nội soi thấy:
+ Polup mũi và hoặc
+ Dịch ở khe giữa và hoặc
+ Phù nề, bít tắc niêm mạc khe giữa
- Và hoặc CLVT thấy:

+ Thay đổi niêm mạc phức hợp lỗ ngách hoặc các xoang.


24

1.6.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng xoang phế quản do Nhật Bản đưa
ra năm 1998 [41].
1. Ho dai dẳng, có khạc đờm, khó thở khi gắng sức.
2. Có tiền sử hoặc đang bị viêm mũi xoang mạn.
3. Tổn thương dạng nốt nhỏ lan tỏa cả hai phổi trên phim Xquang hoặc các nốt rất
nhỏ trung tâm và xung quanh tiểu thùy trên CTscan ngực.
4. Nghe phổi có ran ẩm, ran nổ.
5. Chức năng thông khí FEV1/FVC< 70%. Khí máu động mạch: PaO2<60
mmHg.
6. Định lượng yếu tố ngưng kết lạnh≥ 64.
Chẩn đoán xác định yêu cầu có các tiêu chuẩn:1,2,3 và ít nhất 2 trong số
tiêu chuẩn: 4,5,6.
Theo Homma H (1983) dựa vào triệu chứng lâm sàng, vi khuẩn đờm và
khí máu động mạch để phân chia quá trình tiến triển của hội chứng xoang phế
quản làm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: co thắt phế quản, giảm Oxy máu.
 Giai đoạn 2: co thắt phế quản, nhiễm khuẩn phổi và thiếu Oxy máu.
 Giai đoạn 3: co thắt phế quản, nhiễm khuẩn phổi do Ps. aeruginosa, thiếu Oxy
và tăng CO2, suy tim phải.
Giai đoạn bệnh liên quan với tiến triển sự hạn chế lưu thông không khí biểu
hiện: rối loạn thông khí tắc nghẽn đường hô hấp, thiếu Oxy và thừa CO2 [8].


25


1.7. Nguyên nhân
Hội chứng xoang PQ hay VTPQ lan tỏa là một bệnh trong nhóm bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính. Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng.
Bệnh có thể do sự kết hợp giữa gen nhậy cảm với yếu tố môi trường. Gần
đây, một số nghiên cứu trên người bệnh ở Đông Á kể cả dân di cư cho thấy:
bệnh liên quan đến gen nằm trên hệ thống HLA, đóng vai trò trong đáp ứng
miễn dịch phù hợp qua trung gian tế bào Lympho T.
Năm 1990, Sugiyama và CS nghiên cứu trên 38 bệnh nhân Nhật Bản
thấy mang kháng nguyên HLA - BW54 (63,2% so với nhóm chứng 11,4%)
[42]. Ngược lại, bệnh nhân Hàn Quốc mang kháng nguyên HLA - A11 (53,3%
so với nhóm chứng 17,5%) [11]. Các tác giả cho rằng có vài gen kiểm soát
nhậy cảm hoặc đáp ứng miễn dịch của bệnh nằm ở khu vực HLA - A, HLA B. Gen của bệnh có thể nằm trong đoạn 200 kb vùng 1 của HLA - A và trung
tâm là 300 kb của HLA - B, trên nhiễm sắc thể 6p21.3 [9].
Năm 2009, các nhà nghiên cứu về gen Nhật Bản tìm thấy 2 cytokines IL 1β và IL - 17A có liên quan đến viêm PQ mạn tính và là chất trung gian tăng
điều hòa gen MUC5AC, MUC5B trong tế bào biểu mô PQ. Ngoài ra NF - kB
hoạt động có chức năng điều hòa gen mucin trong biểu mô đường thở [43].
Năm 2011, Keicho N phát hiện ra một số gen Mucin - like như
PBMUCL1 và PBMUCL2 [12].
Hội chứng xoang PQ gặp phổ biến ở các nước Đông Á, rất hiếm gặp
ở các nước phương tây, có thể liên quan đến chủng tộc, môi trường, khí
hậu. Bệnh còn gặp ở bệnh nhân bụi phổi Silicosis, liên quan đến yếu tố tự
miễn, viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu trên bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp có 3,2 - 3,5% GPQ [44].


×