Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG cơn HEN cấp có NHIỄM MYCOPLASMA PNEUMONIAE ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.78 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG CƠN HEN CẤP CÓ NHIỄM
MYCOPLASMA PNEUMONIAE Ở TRẺ EM
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số

: 60720135

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Thị Hồng Hanh


HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Lê Thị Hồng Hanh người thầy đã hết lòng dìu dắt tôi từ những bước
đầu tiên trong học tập và nghiên cứu. Những người thầy tận tình, nghiêm
khắc hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, giúp tôi giải quyết nhiều khó khăn vướng
mắc trong quá trình thực hiện luận án, đóng góp cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể các bác sỹ, điều
dưỡng Khoa Dị Ứng Miễn Dịch Khớp, các khoa phòng của Bệnh viện Nhi


Trung ương đã giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
- Các Thầy Cô Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội. Các thầy cô đã
nhiệt tình dạy bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
- Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng các khoa phòng của Trung tâm kiểm
soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi yên
tâm học tập, thực hiện nghiên cứu..
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học
Y Hà Nội, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
- Những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã giúp tôi thực hiện
nghiên cứu và cung cấp cho tôi những số liệu vô cùng quý giá để tôi hoàn
thành luận án.
Cuối cùng, xin cảm ơn Bố, Mẹ đã sinh dưỡng và là nguồn động viên to
lớn cổ vũ tôi học tập, phấn đấu. Cảm ơn chồng và hai con thân yêu cùng các
anh, chị, em trong hai gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa vô
cùng to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018.
Tác giả luận án


Ngô Thị Hằng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Ngô Thị Hằng, học viên cao học khóa 25 trường Đại học Y Hà Nội,
chuyên ngành Nhi, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3. Tôi xin cam đoan các số liệu được sử dụng trong luận án này là trung
thực và khách quan, đã đuợc xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật với những cam kết này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018
Tác giả

Ngô Thị Hằng



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNHH

: Chức năng hô hấp

HPQ

: Hen phế quản

VMDU

: Viêm mũi dị ứng

GINA

: Global Initiative for Asthma – chương trình toàn
cầu phòng chống hen

FEV1 :


Force expiratory volume in the first second - thể tích
khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên

FVC :

Forced vital capacity – dung tích sống tối đa

M.pneumoniae:

Mycoplasma pneumoniae

WHO :

World Health Oganization – tổ chức y tế thế giới

VC :

Vital capacity – dung tích sống

IOS:

Dao động xung ký

R5:

Tổng kháng trở đường dẫn khí

X5:


Tổng phản lực đường dẫn khí


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HEN PHẾ QUẢN.........................................................3
1.1.1. Định nghĩa hen phế quản.....................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học HPQ...............................................................................3
1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ..........................................................5
1.1.4. Cơ chế hen phế quản .........................................................................7
1.1.5. Chẩn đoán hen phế quản ...................................................................8
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MYCOPLASMA..........................................................14
1.2.1. Lịch sử về Mycoplasma....................................................................14
1.2.2. Đặc điểm vi sinh học........................................................................15
1.2.3. Dịch tễ học M. pneumoniae..............................................................19
1.2.4. Cơ chế gây bệnh của M. pneumoniae................................................19
1.2.5. Triệu chứng lâm sàng khi nhiễm M. Pneumoniae...............................20
1.2.6. Cận lâm sàng...................................................................................21
1.2.7. Chẩn đoán ......................................................................................25
1.2.8. Điều trị M. pneumoniae...................................................................25
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY VỀ VAI TRÒ CỦA M. PNEUMONIAE
TRONG HEN PHẾ QUẢN.....................................................................26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................29
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.........................................................29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................29
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ...............................................................29
2.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán cơn hen cấp [51].............................................31
2.1.5. Chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen phế quản cấp.............................32

2.1.6. Chẩn đoán nhiễm M.pneumoniae.......................................................33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................33


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang loạt ca bệnh...............33
2.2.2. Cỡ mẫu............................................................................................33
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................34
2.2.4. Các biến số trong nghiên cứu.............................................................34
2.3. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU...........................................................................40
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................................41
2.5. KHỐNG CHẾ SAI SỐ............................................................................41
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.......................................................41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................42
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................42
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi..............................................................42
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới..............................................................43
3.1.3. Tiền sử gia đình................................................................................43
3.1.4. Tiền sử bản thân................................................................................44
3.1.5. Các yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp.........................................45
3.1.6. Tuổi chẩn đoán hen phế quản.............................................................45
3.1.7. Triệu chứng lâm sàng cơn HPQ cấp...................................................46
3.1.8. Mức độ nặng của cơn HPQ cấp.........................................................47
3.2. TỶ LỆ NHIỄM M. PNEUMONIAE CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..48
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae trong cơn hen cấp...................................48
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm M.pneumoniae theo từng loại xét nghiệm.........................48
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae theo nhóm tuổi.......................................49
3.2.4. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae theo giới tính..........................................49
3.2.5. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae với tiền sử dị ứng....................................50
3.2.6. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae với tiền sử hen của bệnh nhân.................50
3.3. ĐẶC ĐIỂM CƠN HEN CẤP CÓ NHIỄM VÀ KHÔNG NHIỄM

M.PNEUMONIAE..................................................................................51
3.3.1. Liên quan giữa nhiễm M. Pneumoniae với triệu chứng lâm sàng..........51
3.3.2. Mối liên quan giữa M.pneumoniae với mức độ nặng cơn HPQ............53
3.3.3. Liên quan giữa nhiễm M. Pneumoniae với triệu chứng cận lâm sàng. . .53


Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................57
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................57
4.1.1. Tuổi.................................................................................................57
4.1.2. Giới.................................................................................................57
4.1.3. Tiền sử dị ứng...................................................................................58
4.1.4. Các yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp.........................................59
4.1.5. Tuổi chẩn đoán xác định HPQ...........................................................59
4.1.6. Triệu chứng lâm sàng cơn HPQ cấp...................................................59
4.1.7. Mức độ nặng của cơn HPQ cấp.........................................................61
4.2. TỶ LỆ NHIỄM M. PNEUMONIAE CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..61
4.2.1. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae ở bệnh nhân nghiên cứu..........................61
4.2.2. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae theo nhóm tuổi.......................................62
4.2.3. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae theo giới................................................63
4.2.4. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae ở nhóm bệnh nhân có tiền sử dị ứng........63
4.2.5. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae của bệnh nhân cơn hen lần đầu và cơn hen
đã được chẩn đoán từ trước, có cơn hen nhiều lần................................64
4.3. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CƠN HEN CẤP CÓ NHIỄM VÀ KHÔNG
NHIỄM M.PNEUMONIAE....................................................................65
4.3.1. Liên quan giữa nhiễm M.pneumoniae với triệu chứng lâm sàng...........65
4.3.2. Liên quan giữa nhiễm M.pneumoniae với triệu chứng sốt....................66
4.3.3. Liên quan giữa nhiễm M. Pneumoniae với triệu chứng cận lâm sàng. . .67
4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM M. PNEUMONIAE VỚI MỨC ĐỘ
NẶNG CỦA CƠN HEN CẤP.................................................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................74

KIẾN NGHỊ...................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá độ nặng cơn hen cấp PAS ......................33
Bảng 3.1: Tiền sử gia đình............................................................................43
Bảng 3.2: Các yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp...............................45
Bảng 3.3: Phân bố tuổi chẩn đoán HPQ......................................................45
Bảng 3.4: Triệu chứng lâm sàng cơn HPQ cấp...........................................46
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm M.pneumoniae theo từng loại xét nghiệm.............48
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae theo nhóm tuổi.............................49
Bảng 3.7: Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae theo giới tính................................49
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm M. pneumonia ở nhóm bệnh nhân có tiền sử dị ứng
và không có tiền sử dị ứng..........................................................50
Bảng 3.9: Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae ở nhóm bệnh nhân cơn hen lần đầu
và nhóm bệnh nhân hen đã chẩn đoán từ trước có cơn hen nhiều
lần.................................................................................................50
Bảng 3.10. Liên quan giữa nhiễm M. Pneumoniae với triệu chứng toàn
thân và cơ năng...........................................................................51
Bảng 3.11: Liên quan giữa nhiễm M. Pneumoniae với triệu chứng thực thể
.......................................................................................................52
Bảng 3.12. Liên quan giữa M.pneumoniae với thay đổi số lượng bạch cầu
.......................................................................................................53
Bảng 3.13: Liên quan giữa M.pneumoniae với thay đổi bạch cầu ưa acid.
.......................................................................................................54
Bảng 3.14: Liên quan giữa M.pneumoniae với thay đổi CRP...................54
Bảng 3.15: Liên quan giữa M.pneumoniae với thay đổi IgE.....................55
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa M.pneumoniae với thay đổi X quang......55



Bảng 3.17. Mối liên quan giữa M.pneumoniae với thay đổi chức năng hố hấp
.......................................................................................................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi..................................................42
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới...................................................43
Biểu đồ 3.3: Tiền sử bản thân.......................................................................44
Biểu đồ 3.4: Mức độ nặng của cơn HPQ cấp..............................................47
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae trong cơn hen cấp....................48
Biểu đồ 3.6: Liên quan giữa M.pneumoniae với mức độ nặng cơn HPQ.......53


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh phế quản của bệnh nhân HPQ.....................................7
Hình 1.2. Hình ảnh vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae...........................16
Hình 1.3: Cấu trúc cơ quan bám dính của M. peumoniae........................18
Hình 1.4: Nhóm khuẩn lạc Mycoplasma pneumoniae hình cầu phát triển trên
môi trường thạch SP4....................................................................18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HPQ) là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp thường
gặp và nghiêm trọng, đặt ra một gánh nặng đáng kể cho bệnh nhân, gia đình và
cộng đồng. Nó gây ra các triệu chứng hô hấp, hạn chế hoạt động và những cơn
kịch phát đôi khi cần phải chăm sóc y tế khẩn cấp và có thể gây tử vong [1].

Theo báo cáo của Chiến lược toàn cầu về phòng chống hen phế quản
(GINA) năm 2004 đã chỉ ra HPQ gây ảnh hưởng đến gần 300 triệu người trên
thế giới. Tỷ lệ này có xu hướng ngày càng gia tăng, con số có thể lên đến 400
triệu người vào năm 2025 [2]. Không chỉ gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh HPQ mà
số người tử vong do căn bệnh này cũng tăng lên một cách rõ rệt. Số liệu thống
kê mới nhất chỉ ra rằng: mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 250.000 người
chết vì bệnh HPQ. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì 85%
trường hợp tử vong do HPQ có thể phòng được [3]. Nguyên nhân tử vong do
hen chủ yếu là chưa đánh giá đúng và xử lý kịp thời mức độ nặng của cơn hen
cấp. Yếu tố gây khởi phát cơn hen cấp rất đa dạng: khói thuốc, bụi, thức ăn,
gắng sức, nhiễm khuẩn.... Gần đây vai trò nhiễm trùng đường hô hấp trong
hen phế quản đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là nhiễm các
vi rút đường hô hấp: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus…và các vi khuẩn
không điển hình như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae
[4], [5], [6], [7].
M. pneumoniae là vi khuẩn không đặc hiệu, có duy nhất một màng bào
tương bao quanh, không có vách tế bào nên chúng có tính đề kháng với
kháng sinh tác động lên vách tế bào như nhóm ß lactam. Nhóm kháng sinh
được lựa chọn trong điều trị M. pneumoniae là macrolid. Chẩn đoán nhiễm
M. pneumoniae dựa vào nuôi cấy vi khuẩn, kỹ thuật PCR và xét nghiệm
huyết thanh học.


2

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm M.pneumoniae chiếm một tỷ lệ khá
cao trong các bệnh viêm đường hô hấp cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em, tỷ lệ này
dao động từ 14% đến 65% [8], [9], [10]. [11].
Tuy nhiên, còn nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc nhiễm
M. pneumoniae, nó là nguyên nhân khởi phát hen hay là một đồng yếu tố

gây khởi phát hen. Tỷ lệ nhiễm M.pneumoniae và mối liên quan giữa
nhiễm M. pneumoniae với mức độ nặng của cơn HPQ cấp chưa được
nghiên cứu nhiều ở trẻ em. Nếu đánh giá đúng vai trò của M.pneumoniae
trong hen sẽ giúp cho điều trị cơn hen cấp hiệu quả hơn bằng việc kết hợp
với kháng sinh đặc hiệu, góp phần kiểm soát cơn hen cũng như bệnh hen
được tốt hơn [12].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa hen HPQ với
M.pneumoniae. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu vể vấn đề
này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của cơn hen cấp có nhiễm Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em” với 2
mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma pneumoniae trong cơn hen cấp ở trẻ
em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

2.

Tìm hiểu sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của cơn hen
cấp có nhiễm và không nhiễm Mycoplasma pneumoniae.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HEN PHẾ QUẢN

1.1.1. Định nghĩa hen phế quản
Theo quyết định về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

hen trẻ em dưới 5 tuổi” của Bộ Y tế năm 2016, HPQ được chẩn đoán như sau:
Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào
và thành phần tế bào làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng
tiết đờm) gây tắc nghẽn hạn chế luồng khí thở làm xuất hiện các triệu chứng
khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra vào ban
đêm và sáng sớm có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc [13]
Theo GINA 2016: Hen là một bênh lý đa dạng đặc trưng bởi viêm mạn
tính đường dẫn khí. Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện các triệu chứng hô
hấp như khò khè, khó thở nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo
thời gian và về cường độ, và giới hạn luồng khí thở ra.
Định nghĩa này được xác lập bởi sự đồng thuận, dựa trên xem xét các
đặc điểm chính của hen và khác biệt với các triệu chứng hô hấp khác. [1]


4

1.1.2. Dịch tễ học HPQ
1.1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh
Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 300 triệu người mắc hen.
Theo các nghiên cứu quốc tế về hen và dị ứng ở trẻ em (ISAAC), tần suất hen
ở trẻ giao động từ 3% đến 20% ở các nước khác nhau [14]. Các nước vùng
cận nhiệt đới có tỷ lệ trẻ mắc hen cao nhất. Ngược lại ở các nước đang phát
triển và các nước thuộc vùng nhiệt đới, tỷ lệ trẻ mắc hen thấp hơn [15].
Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen khá cao và có chiều hướng
ngày càng gia tăng. Theo công bố của Bộ Y tế, tỷ lệ hen năm 2000 từ 8-9%,
đến năm 2004 là 10%. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, theo nghiên cứu
của tổ chức quốc tế về hen và dị ứng trẻ em năm 2004, có đến 29,1% trẻ em
từng bị khò khè, con số thuộc loại cao nhất châu Á [16].
Một nghiên cứu tại Hà Nội năm 2003 trên trẻ em từ 5-11 tuổi chỉ ra
rằng tỷ lệ trẻ đã từng bị khò khè là 24,9%, khò khè trong vòng 12 tháng qua là

14,9%, từng bị HPQ là 12,1%, HPQ được chẩn đoán bởi bác sĩ là 13,9%
[17]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đoàn và Trần Thuý Hạnh năm 2011 trên 7
vùng miền khác nhau của Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc hen chung là 3,9%,
trong đó tỷ lệ mắc hen ở trẻ em là 3,2% [18].
1.1.2.2. Tỷ lệ tử vong
Tỷ lệ tử vong do hen cũng tăng lên rõ rệt, hàng năm có khoảng 20-25
nghìn người tử vong do hen. Theo GINA năm 2010, số bệnh nhân tử vong do
hen là 250.000 người. Trung bình cứ 250 người tử vong có 1 người tử vong
liên quan đến hen. Không có mối liên quan giữa tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do
hen [19].


5

Ở Việt Nam hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, tuy nhiên với khoảng
4 triệu người mắc hen thì chắc chắn tỷ lệ tử vong không phải là thấp. Tỷ lệ tử
vong phụ thuộc độ lưu hành hen tăng, chẩn đoán và điều trị hen không đúng,
chủ quan trong việc quản lý, kiểm soát hen.
1.1.2.2. Hậu quả của hen phế quản
* Đối với người bệnh:
Sức khoẻ ngày càng giảm sút, mất ngủ gây suy nhược thần kinh, bi quan, lo
lắng. Khả năng lao động giảm gây mất việc, thất học, chất lượng cuộc sống giảm
sút, ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân và gia đình. Nhiều trường hợp đã tử vong
hoặc tàn phế do không được cứu chữa kịp thời.
* Đối với gia đình:
Coi người bệnh như một gánh nặng, ít quan tâm và động viên người bệnh
kiên trì điều trị. Có hai quan điểm trái ngược nhau: Không quan tâm, xem nhẹ
nguy cơ của bệnh, hoặc cho rằng bệnh không điều trị được [20], [21].
* Đối với xã hội:
Thiệt hại do hen phế quản gây ra bao gồm các chi phí trực tiếp cho khám

bệnh, xét nghiệm, tiền thuốc và những chi phí gián tiếp do ngày nghỉ việc, nghỉ
học tăng lên, giảm khả năng lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút. Theo WHO
(1998), ở nhiều nước bệnh hen gây phí tổn cao hơn cả hai căn bệnh hiểm nghèo
của thế kỷ HIV/AIDS và Lao cộng lại [22].
1.1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
1.1.3.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây HPQ rất đa dạng và phức tạp, do nhiều yếu tố phối
hợp tác động lẫn nhau. Sự tương tác giữa các yếu tố nguyên nhân với tính
nhạy cảm của cơ thể không chỉ đơn thuần theo một cơ chế nhất định mà là sự
phối hợp giữa các cơ chế. Có thể chia các căn nguyên của HPQ bao gồm:


6

 Di truyền: 60% HPQ có yếu tố di truyền từ cha mẹ. Các hệ HLA liên
quan đến di truyền của HPQ là HLA DRB1, DRB3, DRB5 và DP1
 Các yếu tố môi trường: không khí lạnh, hóa chất, bụi, khói… [3], [23], [24].
 Các dị nguyên: phấn hoa, cây cỏ, lông súc vật, bụi nhà, trong đó có vai trò
của con bọ nhà (Dermatophagoides pteronyssinus hoặc Dermatophagoides
farinae), dị nguyên thức ăn (sữa bò, tôm, cua, cá, lạc) ... .
 Yếu tố viêm nhiễm: đặc biệt nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm ký sinh
trùng là yếu tố thường gặp ở trẻ em. Các vi rút thường gây nhiễm trùng ở
trẻ em là hợp bào hô hấp, vi rút cúm, á cúm, Rhinovirus, Coronavirus,
Adenovirus....Hoặc các loại nấm như Penicillium, Candida [3], [24]
 Thuốc và hóa chất: Aspirin, sulfamid, penicillin... [23]
1.1.3.2. Những yếu tố nguy cơ


Yếu tố cơ địa dị ứng


Dị ứng là sự sản suất số lượng bất thường IgE trong đáp ứng khi tiếp
xúc với các yếu tố dị nguyên môi trường. Yếu tố dị ứng là yếu tố nguy cơ cao
nhất trong hen phế quản. Những người có cơ địa dị ứng có khả năng mắc
HPQ cao gấp 2-5 lần người bình thường, người ta cho rằng 50 – 60% các
trường hợp HPQ là do dị ứng. Như vậy có mối liên quan giữa HPQ và cơ địa
dị ứng, những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc có những bệnh dị ứng khác như
(chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm xoang dị ứng...) dễ bị HPQ
hơn những trẻ không có cơ địa dị ứng hoặc bệnh dị ứng [3].


Yếu tố gia đình

Trong gia đình có mẹ hoặc bố bị HPQ thì nguy cơ con bị HPQ là 25%,
còn nếu cả bố và mẹ đều bị HPQ thì nguy cơ con bị HPQ là 50% - 60% [7].


Tuổi

HPQ có thể bắt đầu xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, thông thường hay
gặp ở trẻ trên 1 tuổi và 80-90% số trẻ em HPQ xuất hiện triệu chứng hen


7

trước 5 tuổi. HPQ có thể khỏi hoặc giảm nhẹ ở tuổi dậy thì. Theo Hodek có
10,3% khỏi hẳn ở tuổi dậy thì, có từ 4,2% đến 10,8% HPQ xuất hiện ở tuổi
dậy thì, khoảng 10% HPQ xuất hiện ở tuổi trên 60 [25], [23].


Giới


Hen phế quản xảy ra ở cả hai giới, tuy nhiên theo lứa tuổi thì tỷ lệ mắc
HPQ ở hai giới có khác nhau. Trước tuổi dậy thì HPQ gặp nhiều ở trẻ trai hơn trẻ
gái, đến tuổi thanh niên và trưởng thành tỷ lệ HPQ là ngang nhau ở 2 giới [17].
HPQ ở trẻ em tỷ lệ nam/nữ dao động từ 1,3 đến 1,9 [23] [25], [26].


Yếu tố thần kinh, nội tiết

Những trẻ bị xúc động mạnh, tình trạng lo lắng, sợ hãi, suy nhược, tăng
cảm giác thường dễ gây khởi phát cơn hen [23].


Địa dư

Tùy theo hoàn cảnh địa lý, khí hậu môi trường mà tỷ lệ hen có khác
nhau ở mỗi nước, mỗi vùng [1].


Các yếu tố khác

Trẻ tiền sử đẻ non, loạn sản phổi, bệnh hô hấp tái diễn nhiều lần trước 2
tuổi, tình trạng gắng sức, thay đổi thời tiết, tình trạng béo phì là những yếu tố
nguy cơ gây HPQ [23]
1.1.4. Cơ chế hen phế quản [23]
Cơ chế bệnh sinh của HPQ rất phức tạp do sự tác động của nhiều yếu
tố khác nhau như sự tham gia của nhiều tế bào viêm và các mediators viêm.
Viêm mạn tính là kết quả tương tác giữa cơ địa dị ứng bản thân và các yếu tố
môi trường như phấn hoa, bọ nhà, nấm mốc, hóa chất bay hơi v.v……Tình
trạng viêm mạn tính đường hô hấp kết hợp với tăng phản ứng phế quản dẫn

đến co thắt phế quản là ba quá trình sinh lý bệnh cơ bản trong HPQ.


8

Phế quản của bệnh

Phế quản của người

nhân hen phế quản

bình thường

Hình 1.1. Hình ảnh phế quản của bệnh nhân HPQ
- Viêm đường thở: đây là cơ chế quan trọng nhất và được nhiều tác giả
công nhận.
- Co thắt phế quản → tắc nghẽn phế quản, tăng tiết niêm dịch phế
quản làm phù nề phế quản → ran rít, ngáy, khò khè.
- Gia tăng tính phản ứng đường thở.

Yếu tố nguy cơ
(Làm phát sinh bệnh HPQ)

Viêm mạn tính
đường thở

Tăng tính phản ứng

Co thắt, phù nề, xuất


đường thở

tiết PQ
Yếu tố thuận lợi
(Gây cơn HPQ cấp)

Triệu chứng HPQ


9

Sơ đồ 1.1. Ba quá trình bệnh lý trong hen phế quản
1.1.5. Chẩn đoán hen phế quản [23]
Biểu hiện lâm sàng của HPQ có thể cấp tính hoặc từ từ, thay đổi theo
từng cá nhân, từng thời điểm và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Giai đoạn cấp tính
thường xuất hiện khi có tiếp xúc với các yếu tố kích thích như dị ứng, các hóa
chất, khói thuốc lá, bụi nhà, không khí lạnh, nhiễm trùng, gắng sức, thay đổi
cảm xúc...
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng HPQ
Biểu hiện lâm sàng của HPQ tùy thuộc vào diễn biến của bệnh: Ở thời
kỳ HPQ được kiểm soát hoàn toàn hay HPQ không được kiểm soát.
Triệu chứng lâm sàng đợt bùng phát của HPQ
Các triệu chứng lâm sàng của HPQ trong đợt bùng phát rất đa dạng,
phong phú và thay đổi theo từng cá thể và từng thời điểm. Lâm sàng của đợt
bùng phát bao gồm các biểu hiện sau:


Triệu chứng cơ năng:

- Ho: Lúc đầu có thể ho khan, sau xuất tiết nhiều đờm dãi (đờm trắng,

quánh, dính, khó khạc, soi kính hiển vi thấy nhiều bạch cầu ái toan), ho dai
dẳng không có giờ giấc nhất định, thường ho nhiều về đêm nhất là khi thay
đổi thời tiết [23], [24].
- Khó thở: Đây là triệu chứng cơ bản và gặp chủ yếu trong đợt bùng
phát của HPQ. Khó thở chủ yếu thì thở ra và khó thở kéo dài. Trường hợp nhẹ
khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức, khi ho, khi khóc, khi cười...Trường hợp


10

điển hình khó thở biểu hiện thường xuyên kiểu khó thở ra, có tiếng khò khè,
cò cử, thường nặng về đêm và gần sáng. Trước khi xuất hiện cơn hen trẻ
thường có một số dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi
hoặc chán ăn, nặng ngực...Trong cơn hen nặng trẻ rất khó thở, tím tái, ra
nhiều mồ hôi, khò khè, ho nhiều, nói từng từ và không ăn uống được. Trong
trường hợp cơn hen ác tính có thể có các biến chứng như: Tràn khí màng
phổi, tràn khí trung thất, rối loạn nhịp thở, ngừng thở,…. [23], [24] .
- Tức ngực: Bệnh nhân có cảm giác tức nghẹt lồng ngực hoặc thắt chặt
ngực. Triệu chứng này chủ yếu ở trẻ lớn, ở trẻ nhỏ hiếm khi khai thác được
triệu chứng này [23].



Triệu chứng thực thể
Nhìn: Lồng ngực căng, có hiện tượng co kéo cơ hô hấp phụ, co kéo

hõm ức, hố trên đòn. Những trường hợp HPQ kéo dài lồng ngực có thể bị
biến dạng như lồng ngực hình “ức gà”, cơ thể chậm phát triển [23], [24].
Gõ phổi: Có thể thấy vang hơn bình thường, vùng đục trước tim giảm [23].
Nghe: Có ran rít, ran ngáy và tiếng thở khò khè. Trường hợp nặng rì rào

phế nang giảm, có thể mất (phổi câm) trong tắc nghẽn đường thở rất nặng.
Trong cơn khó thở nặng, có các dấu hiệu khác như: Mạch đảo, tím tái, vã mồ
hôi, nói khó khăn, rối loạn ý thức (lo lắng, kích thích, li bì) [23] .
Các bệnh khác thường kèm theo: Eczema, mày đay, viêm mũi dị ứng,
luồng trào ngược dạ dày thực quản.
Các triệu chứng lâm sàng HPQ phản ánh mức độ tắc nghẽn phế quản
làm thay đổi thông khí, có thể chia làm ba giai đoạn sau:


11

Giai đoạn đầu: Co thắt phù nề phế quản biểu hiện bằng các triệu chứng
ho kịch phát, ứ trệ chất nhầy, dính không bài tiết ra được. Do đó kích thích
niêm mạc phế quản gây ho [23].
Giai đoạn 2: Các chất xuất tiết nhiều, ho dữ dội có đờm và bọt trong dính.
Nếu trẻ khạc ra được sẽ cảm thấy dễ chịu. Sau đó khó thở lại tăng lên, trẻ thở khò
khè, nói ngắt quãng. Trẻ phải ngồi tựa vào thành giường để thở, mặt xanh xám,
môi lúc đầu đỏ sau tím, rút lõm lồng ngực, nhịp thở tăng và ngày càng thở nông,
tím tái, ho liên tục, tình trạng vật vã kích thích rất khó chịu [23].
Giai đoạn 3: Giai đoạn tắc và co thắt phế quản nặng, sự trao đổi khí
kém, thở khò khè nhiều nên nghe ran không rõ hoặc giảm nhiều khiến chúng
ta dễ nhầm tưởng là cơn hen đã giảm, nhưng thực chất do thông khí phế nang
quá giảm, trẻ rất mệt, thở yếu và rất dễ bị ngạt thở [23].
1.1.5.2. Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong HPQ


Thăm dò chức năng hô hấp trong hen

Đo thông khí phổi có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán cũng như
theo dõi và đánh giá hiệu quả của điều trị dự phòng HPQ. Qua việc đo chức

năng hô hấp (CNHH) (bằng máy hô hấp kế) giúp chúng ta chẩn đoán xác
định, đánh giá mức độ nặng của hen, mức độ tắc nghẽn hô hấp, mức độ rối
loạn thông khí trong hen.
Các chỉ tiêu đánh giá chức năng thông khí phổi bao gồm:
-

Các thể tích và các dung tích: VC, FVC, TLC, RV.

-

Các lưu lượng: FEV1, PEF, FEF25-75%, MEF25-75%.

-

Các tỷ lệ: Chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC), chỉ số Gaensler (FEV1/FVC),

tỷ lệ RV/TLC, RV/FRC …
 Test phục hồi phế quản: Test dương tính khi FEV 1 hoặc PEF tăng ít nhất
12% sau khi phun thuốc cường 2 tác dụng nhanh 10-20 phút. Tuy nhiên


12

test này có thể âm tính trong các trường hợp hen nặng kéo dài, test này
âm tính do mất khả năng phục hồi đường thở [23], [27], [28].
 Test kích thích phế quản không đặc hiệu bằng histamine, methacholine,
acetylcholine, hoặc test vận động. Đây là test xác định “tăng đáp ứng
phế quản”, test dương tính khi giảm FEV1 > 20% so với giá trị lý
thuyết, tiến hành khi chẩn đoán hen còn nghi ngờ, các thông số thăm dò
bằng phế dung kế bình thường hoặc gần bình thường [24], [28]. Tuy

nhiên, việc áp dụng các test này trong nhi khoa còn hạn chế.
 Đo lưu lượng đỉnh (PEF): Nghĩ đến HPQ khi giá trị đo buổi sáng giảm hơn
20% so với giá trị đo buổi chiều hôm trước. Phương pháp này giúp chẩn đoán
và tiên lượng hen, nếu được điều trị tốt thì PEF tăng lên [23], [24], [27].
 Đo sức cản đường thở: Sức cản đường thở là thông số trực tiếp đánh
giá mức co hay giãn cây phế quản, xác định tình trạng rối loạn thông khí tắc
nghẽn một cách khách quan, không phụ thuộc vào sự nỗ lực và cộng tác của
đối tượng. Vì vậy rất có ý nghĩa để chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ [29], [30].


XQ phổi: X-quang phổi trong cơn hen cấp cho thấy tình trạng phổi
quá sáng do ứ khí, lồng ngực căng, khoang liên sườn giãn rộng, vòm
hoành hạ thấp, nếu bị lâu có tình trạng khí phế thũng do giãn phế
nang, tâm phế mãn [24].



Đo khí máu động mạch: Trong cơn hen có giảm SpO2 và PaO2. Trường
hợp khó thở nặng, kéo dài có biểu hiện tăng PaCO2, tình trạng rối loạn cân
bằng toan kiềm. Ngoài cơn khí máu bình thường [23], [24], [31].



Công thức máu: Tăng bạch cầu ái toan [24].



Định lượng IgE toàn phần: Tăng hơn so với lứa tuổi trong những

trường hợp hen dị ứng [24].



Xét nghiệm đờm: Có nhiều bạch cầu ái toan, tinh thể Charcot –
Leyden và vòng xoắn Cushman [23], [24], [31].


13



Test lảy da: Đây là phương pháp chủ yếu để xác định IgE đặc hiệu
trong lâm sàng bởi test có độ nhạy cao, dễ thực hiện, giá thành rẻ, kết
quả nhanh [24].

1.1.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ
Chẩn đoán HPQ ở trẻ trên 5 tuổi theo GINA 2016 [1]
Tiền sử có các triệu chứng hô hấp.
Các triệu chứng điển hình là thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho.
• Bệnh nhân bị hen thường có nhiều hơn một trong các triệu chứng trên.
• Các triệu chứng thường xảy ra thay đổi theo thời gian và khác nhau về
cường độ.
• Các triệu chứng thường xảy ra hay xấu hơn vào ban đêm hay lúc thức giấc.
• Các triệu chứng thường khởi phát khi gắng sưc, cười lớn, tiếp xúc các
dị nguyên hay không khí lạnh.
• Các triệu chứng thường xảy ra và nặng hơn khi nhiễm vius.
Bằng chứng giới hạn luồng khí thở ra.
- Có ít nhất một lần trong suốt quá trình chẩn đoán bệnh có FEV1 thấp,
chỉ số FEV1/FVC giảm.
- Có bằng chứng thay đổi CNHH so với người khỏe mạnh:
+ FEV1 tăng trên 12% so với giá trị ban đầu hoặc 200ml sau khi khí

dung thuốc giãn phế quản.
+ Thay đổi PEF ban ngày trung bình > 10% (trẻ em >13%).
+ FEV1 tăng > 12% hoặc 200ml so với mức cơ bản sau 4 tuần điều trị
thuốc kháng viêm (không có nhiễm khuẩn đường hô hấp)
- Test kiểm tra có thể được nhắc lại khi có triệu chứng, vào buổi sáng
hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
- Test phục hồi phế quản.
- Sự phục hồi giãn phế quản có thể không xảy ra trong thời gian hen
nặng hoặc nhiễm virus. Nếu sự hồi phục giãn phế quản không xảy ra khi thực


×