Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu tác DỤNG điều CHỈNH rối LOẠN LIPID máu của VINATAN TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.06 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN DƯỢC LÝ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA
VINATAN TRÊN THỰC NGHIỆM
Nơi tiến hành nghiên cứu:

Bộ môn Dược lý
Trường Đại học Y Hà Nội

Thời gian nghiên cứu:

5/2016

Cán bộ tham gia nghiên cứu:
1. PGS. TS. Nguyễn Trọng Thông
2. Ths. Phạm Thanh Tùng
3. ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
4. KTV. Nguyễn Kiều Vân
5. KTV. Đinh Quang Trường
6. KTV. Đàm Đình Tranh
7. KTV. Nguyễn Thành Long

1



1. Chất liệu và phương pháp nghiên cứu
1.1. Chất liệu nghiên cứu
* Thuốc nghiên cứu

- Thuốc bột Vinatan, thành phần:
+ Bột cao khô Giảo cổ lam 350mg, bột polyphenol chè xanh 150mg
+ Liều dùng trên người: 0,1g/kg/ngày
* Hóa chất và dụng cụ xét nghiệm

- Poloxamer 407 (Sigma – Singapore)
- Atorvastatin viên nén 20mg (STADA–Việt Nam)
- Kit định lượng các chất chuyển hóa trong máu: TC, TG, HDL-C, của hãng
DIALAB GmbH (Áo), định lượng trên máy xét nghiệm sinh hóa bán tự
động XC – 55 chemistry analyzer (Trung Quốc).
*Máy móc phục vụ nghiên cứu
- Máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động XC – 55 chemistry analyzer
- Máy li tâm HETECH
1.2. Động vật thực nghiệm
- Chuột nhắt trắng, chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lượng 25 ±
2g, của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Động vật được nuôi từ 7-10 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời
gian nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn riêng, nước uống tự do tại phòng thí
nghiệm của Bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu trên mô hình gây tăng
lipid máu nội sinh
Chuẩn bị dung dịch P-407 2% bằng cách pha 0,4g P-407 trong nước muối
sinh lý 0,9% vừa đủ 20 mL, để tủ lạnh qua đêm để làm tăng độ tan của P-407.
Kim và xylanh dùng để tiêm chuột được ngâm trong nước đá trước khi sử dụng.


2


Chuột nhắt trắng được chia làm 5 lô, mỗi lô 10 con. Các lô được tiêm và
uống thuốc như sau:
- Lô 1 (chứng sinh học): Tiêm màng bụng nước muối sinh lý 0,9% với thể
tích 0,1mL/10g thể trọng chuộtvà uống nước cất.
- Lô 2 (mô hình): Tiêm màng bụng dung dịch P-407 2% liều 200 mg/kg
(0,1mL/10g) và uống nước cất.
- Lô 3 (uống atorvastatin): Tiêm màng bụng dung dịch P-407 2% liều 200
mg/kg (0,1mL/10g) và uống atorvastatin liều 100 mg/kg.
- Lô 4 (lô trị 1): Tiêm màng bụng dung dịch P-407 5% liều 200 mg/kg (0,1
mL/10g), uống Vinatan liều 1,2g/kg/ngày (tương đương liều lâm sàng)
- Lô 5 (lô trị 2): Tiêm màng bụng dung dịch P-407 5% liều 200 mg/kg (0,1
mL/10g), uống Vinatan liều 3,6g/kg/ngày (gấp 3 lần liều lâm sàng).
Chuột được uống nước cất và thuốc thử 7 ngày liên tục trước khi tiêm
màng bụng dung dịch P-407. Sau khi được tiêm P-407, chuột được cho nhịn
đói hoàn toàn nhưng vẫn được uống nước tự do. Sau 24 giờ kể từ khi được
tiêm P-407, tất cả các chuột được lấy máu động mạch cảnh làm xét nghiệm
định lượng TG, TC, HDL-C. Non - HDL-C được tính theo công thức:

3


Non-HDL-C = TC – HDL-C (mmol/L)
Uống nước

N1


N7

Tiêm màng bụng P407/NaCl 0,9%

N8

Định lượng TC, TG,
LDL-C, HDL-C

Sơ đồ nghiên cứu
1.4. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê y sinh học
theo t- test - Student và test trước sau (Avant-après). Biểu diễn ± SD.
Quy ước (so với lô chứng) *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p < 0,001

4


2. Kết quả nghiên cứu
Tác dụng điều chỉnh lipid máu trên mô hình nội sinh
Bảng 2.1. Mô hình rối loạn lipid máu bằng Poloxamer 407
Chỉ số lipid

Chứng sinh học

Mô hình

(n = 10) (X ± SD, mmol/L)

(n = 10) (X ± SD, mmol/L)


TC

2,34 ± 0,26

6,43 ± 0,80 ***

TG

0,85 ± 0,17

9,87 ± 1,33 ***

HDL-C

1,44 ± 0,14

2,28 ± 0,25 ***

non-HDL-C

0,90 ± 0,28

4,15 ± 0,82 ***

Kết quả bảng 2.1 cho thấy: tiêm màng bụng dung dịch P-407 2% liều 200
mg/kg (0,1mL/10g) có tác dụng gây rối loạn lipid máu rõ rệt: ở lô mô hình, TG
tăng gấp 11,61 lần; TC tăng 2,75 lần; HDL-C tăng 1,58 lần và non-HDL-C tăng
4,61 lần.


5


Bảng 2.2. Tác dụng của HVT lên nồng độ cholesterol toàn phần
trong máu chuột nhắt trắng
Lô nghiên cứu
Lô 2: Mô hình
(n=10)
Lô 3:
Atorvastatin

Nồng độ

Mức giảm

cholesterol toàn

so với lô

phần (mmol/L)

mô hình

p so với lô

p so với

2

lô 3


6,43 ± 0,80

5,42 ± 1,03

15,70 %

p < 0,05

6,05 ± 1,21

5,90 %

p > 0,05

p > 0,05

5,45 ± 0,78

15,24 %

p < 0,05

p > 0,05

100mg/kg (n=10)
Lô 4: Vinatan
liều 1,2g/kg
(n=10)
Lô 5: Vinatan

liều 3,6g/kg
(n=10)
Bảng 2.2 thể hiện nồng độ chỉ số cholesterol toàn phần của chuột nhắt
trắng ở các lô mô hình và các lô dùng thuốc tại thời điểm 24 giờ sau khi tiêm
màng bụng dung dịch P-407 để gây rối loạn lipid máu nội sinh.
- Lô uống atorvastatin liều 100mg/kg làm giảm rõ nồng độ cholesterol toàn
phần so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Lô uống Vinatan liều 1,2g/kg/ngày có xu hướng làm giảm nồng độ
cholesterol toàn phần so với lô mô hình nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa
thống kê (p>0,05)
- Lô uống Vinatan liều 3,6g/kg/ngày làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần
rõ rệt so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tác
dụng này tương đương tác dụng của atorvastatin 100mg/kg/ngày.
Bảng 2.3. Tác dụng của Vinatan lên nồng độ triglycerid
trong máu chuột nhắt trắng

6


Lô nghiên cứu
Lô 2: Mô hình
(n=10)
Lô 3:
Atorvastatin

Nồng độ

Mức giảm

Triglycerid


so với lô mô

(mmol/L)

hình

p so với lô
2

p so với lô 3

9,87 ± 1,33

9,09 ± 2,00

7,90 %

p > 0,05

7,73 ± 1,85

21,68 %

p < 0,01

p > 0,05

7,20 ± 1,28


27,05 %

p < 0,001

p < 0,05

100mg/kg (n=10)
Lô 4: Vinatan
liều 1,2g/kg/ngày
(n=10)
Lô 5: Vinatan
liều 3,6g/kg/ngày
(n=10)
Bảng 2.3 thể hiện nồng độ triglycerid máu của chuột nhắt trắng ở các lô
mô hình và các lô dùng thuốc tại thời điểm 24 giờ sau khi tiêm màng bụng
dung dịch P-407 để gây rối loạn lipid máu nội sinh.
- Lô uống atorvastatin liều 100mg/kg có xu hướng làm giảm nồng độ
triglycerid so với lô mô hình nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
- Lô uống Vinatan liều 1,2g và 3,6g/kg/ngày đều làm giảm nồng độ
triglycerid máu rõ rệt so với lô mô hình, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống
kê (p < 0,01 và p < 0,001). Lô uống Vinatan liều 3,6g/kg/ngày có tác dụng
rõ hơn liều 1,2g/kg/ngày.

7


Bảng 2.4. Tác dụng của Vinatan lên nồng độ HDL-cholesterol
trong máu chuột nhắt trắng
Lô nghiên cứu


Nồng độ HDL-C

p so với lô

(mmol/L)

2

Lô 2: Mô hình (n=10)

2,28 ± 0,25

Lô 3: Atorvastatin

2,31 ± 0,22

100mg/kg (n=10)

(↑ 1,32%)

Lô 4: Vinatan liều

2,37 ± 0,36

1,2g/kg/ngày (n=10)

(↑ 3,95%)

Lô 5: Vinatan liều


2,41 ± 0,40

3,6g/kg/ngày (n=10)

(↑ 5,70%)

p so với lô 3

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

Bảng 2.4 thể hiện nồng độ HDL-cholesterol máu của chuột nhắt
trắng ở các lô mô hình và các lô dùng thuốc tại thời điểm 24 giờ sau khi tiêm
màng bụng dung dịch P-407 để gây rối loạn lipid máu nội sinh.
- Các lô uống atorvastatin 100mg/kg/ngày và Vinatan liều 1,2g/kg/ngày và
liều 3,6g/kg/ngày có xu hướng làm tăng nồng độ HDL-cholesterol máu so
với lô mô hình, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

8


Bảng 2.5. Tác dụng của Vinatan lên nồng độ

non-HDL-Cholesterol trong máu chuột nhắt trắng
Nồng độ Non-

Lô nghiên cứu

HDL Cholesterol giảm so với
(mmol/L)

Lô 2: Mô hình
(n=10)
Lô 3: Atorvastatin
100mg/kg (n=10)

Mức độ
mô hình

p so với lô p so với
2

lô 3

4,15 ± 0,82
3,11 ± 1,01

25,06 %

p < 0,05

3,68 ± 1,17


11,32 %

p > 0,05

p > 0,05

3,04 ± 0,82

26,75 %

p < 0,01

p > 0,05

Lô 4: Vinatan liều
1,2g/kg/ngày
(n=10)
Lô 5: Vinatan liều
3,6g/kg/ngày
(n=10)
Bảng 2.5 thể hiện nồng độ Non- HDL- Cholesterol máu của chuột nhắt
trắng ở các lô mô hình và các lô dùng thuốc tại thời điểm 24 giờ sau khi tiêm
màng bụng dung dịch P-407 để gây rối loạn lipid máu nội sinh.
- Lô uống atorvastatin liều 100mg/kg làm giảm rõ nồng độ non-HDL
Cholesterol so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05),
- Lô uống Vinatan liều 1,2g/kg/ngày có xu hướng làm giảm nồng độ nonHDL- Cholesterol so với lô mô hình, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
- Lô uống Vinatan liều 3,6g/kg/ngày làm giảm rõ rệt nồng độ non-HDLCholesterol so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Tác dụng này tương đương tác dụng của atorvastatin 100mg/kg/ngày.


9


3. Kết luận
- Vinatan liều 1,2g/kg/ngày (liều tương đương lâm sàng trên người) có
tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu gây ra do P-407 trên chuột nhắt trắng
thông qua làm giảm nồng độ triglycerid.
- Vinatan liều 3,6g/kg/ngày (liều tương đương gấp 3 lâm sàng trên
người) có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu gây ra do P-407 trên chuột
nhắt trắng thông qua làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid và
nồng non-HDL-Cholesterol.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Trọng Thông(2011), “Thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu”,

2.

Dược lý học, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 176-185.
Seidl PR(2002), “Pharmaceuticals from natural products: current trends”,

3.

Aninals of the Brazilian Academy of Sciences, 74(1), pp. 145-150.
Millar JS, Cromley DA, McCoy MG(2005), “Determining hepatic

triglyceride production in mice: comparison of poloxamer 407 with Triton

4.

WR-1339”, Journal of Lipid Research, 46, pp. 2023-2028
Friedewald WT, Levy RI, Fredrickson DS(1972), “Estimation of the
Concentration of Low-Density Lipoprotein Cholesterol in Plasma,Without Use

5.

of the Preparative Ultracentrifuge”, Clinical Chemistry, 18(6), pp. 499-502
National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel (2002),
“Third report of the National Cholesterol Education Program (NCEP)
Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood
Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) final report”, Circulation,

6.

106(25), pp. 3143-3421
Johnston TP, Palmer WK (1993), “Mechanism of poloxamer 407-induced

7.

hypertriglyceridemia in the rat”, Biochem Pharmacol, 46(6), pp. 1037-1042
Johnston TP, Nguyen LB, Chu WA and Shefer S (2001), “Potency of select
statin drugs in a new mouse model of hyperlipidemia and atherosclerosis”,

8.

International Journal of Pharmaceutics, 229(1-2), pp. 75-86

Leon C, Wasan KM, Sachs-Barrable K, Johnston TP (2006), “Acute P-407
administration

to

mice

causes

hypercholesterolemia

by

inducing

cholesterolgenesis and down-regulating low-density lipoprotein receptor
9.

expression”, Pharm Res, 23(7), pp. 1597-607
Li H, Dong B, Park SW et al (2009), “Hepatocyte nuclear factor 1α plays a
critical role in PCSK9 gene transcription and regulation by the natural
hypocholesterolemic compound berberine”, J Biol Chem, 284(42), pp.
28885-28895
11


10. Cao Y, Bei W, Hu Y et al (2012), “Hypocholesterolemia of Rhizoma
Coptidis alkaloids is related to the bile acid by up-regulated CYP7A1 in
hyperlipidemic rats”, Phytomedicine, 19(8-9), pp. 686-692
11. Dan H, Wu J, Peng M et al (2011), “Hypolipidemic effects of Alismatis

rhizome on lipid profile in mice fed high-fat diet”, Saudi Med J, 32(7), pp.
701-707.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Trưởng nhóm nghiên cứu

PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông
Trường Đại học Y Hà Nội xác nhận
chữ ký trên của PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông là đúng
Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ

12



×