Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CÁC kỹ THUẬT hỗ TRỢ SINH sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
==========

HỌC PHẦN 3

CÁC KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN

NCS

: Đàm Thị Quỳnh Liên

Khóa

: 33

Chuyên ngành : Sản phụ khoa

HÀ NỘI – 2018


2

Phác đồ dài:
GnRH được bắt đầu từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh hoặc từ ngày thứ
21 của chu kỳ và liên tục trong 14 ngày. Tác dụng điều giáng được thể hiện
bằng xét nghiệm estradiol < 100pmol/l, LH < 5IU/l và progesteron <
2mmol/l. FSH phổ biến hiện nay là tái tổ hợp FSH (rFSH, biệt dược hay dùng


Puregon hoặc GonalF) hoặc FSH tinh chế từ nước tiểu phụ nữ mãn kinh (biệt
dược hay dùng: Menopur, Fostimon…) được sử dụng tiếp theo phối hợp với
GnRH cho đến khi tiêm hCG. Liều lượng sử dụng FSH dựa trên đánh giá dự
trữ buồng trứng của người.
Phác đồ ngắn:
Mục đích của phác đồ ngắn là tận dụng tác dụng kích thích của GnRH
đồng vận. GnRH đồng vận được tiêm cùng với FSH từ ngày đầu của chu kỳ,
đến khi nang noãn đã phát triển, tuyến yên bị giảm nhạy cảm nên có thể tránh
được hiện tượng hoàng thể hóa sớm do LH nội sinh. Các phác đồ ngắn
thường được chỉ định cho những phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng phác đồ này.
Phác đồ cực ngắn:
Phác đồ này GnRH đồng vận chỉ được sử dụng trong vài ngày đầu của
chu kỳ. Phác đồ này hiện tại không dùng.
Phác đồ ngắn với GnRH đối vận (GnRH - antagonis):
Sử dụng phối hợp với FSH để có thể tránh được hoàng thể sớm mà
không cần ức chế tuyến yên từ đầu chu kỳ. Buồng trứng được kích thích từ
đầu chu kỳ bằng FSH và GnRH được sử dụng vào giai đoạn cuối để đề phòng
đỉnh LH nội sinh. Ưu điểm là giảm được số mũi tiêm mà vẫn có hiệu quả.
Hiện nay, một số trung tâm hỗ trợ sinh sản đã bắt đầu sử dụng phác đồ
antagonis với loại FSH tiêm một lần cho cả chu kỳ kích thích buồng trứng.
Phác đồ mới này đem lại sự tiện lợi, thân thiện với người điều trị, giảm tải cho
nhân viên y tế.


3

noãn bằng cách hút một ít bào tương noãn trộn lẫn với tinh trùng.
Noãn sau khi làm ICSI được để vào môi trường chuyên biệt trong tủ
cấy CO2 và các bước sau đó được thực hiện giống như trong thụ tinh không

có hỗ trợ ICSI.

Hình 3. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn
3.7. Tiêm tinh trùng lấy từ mào tinh, tinh hoàn vào bào tương noãn.
- Chọc hút mào tinh qua da: (PESA: Percutaneous Epididymal Sperm
Aspiration).
+ Chỉ định: Không có tinh trùng do tắc nghẽn (obstructive
azoospermia).
+ Tóm tắt kỹ thuật:


4

Xác định vị trí mào tinh, chọc kim xuyên qua da để hút tinh trùng. Tinh
trùng sau khi thu được nếu nhiều có thể đông lạnh để dùng vài lần hoặc lọc
rửa để làm ICSI luôn, tinh trùng còn thừa sẽ đem đông lạnh dùng cho lần sau.
Kỹ thuật này không gây đau đớn và ít tổn thương cho bệnh nhân, tuy
nhiên đòi hỏi người làm phải có tay nghề cao.



×