Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ PHỔI và một số yếu tố LIÊN QUAN ở NAM GIỚI 20 60 TUỔI tại CAO PHONG, hòa BÌNH năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.18 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ CHUNG

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NAM GIỚI 20 - 60
TUỔI
TẠI CAO PHONG, HÒA BÌNH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ CHUNG – C00717

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NAM GIỚI 20 - 60
TUỔI
TẠI CAO PHONG, HÒA BÌNH NĂM 2018
Chuyên ngành
Mã số

: Y tế công cộng
: 8720701



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRỊNH HÙNG CƯỜNG

HÀ NỘI – 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học
cùng toàn thể các thầy cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Y tế Công cộng,
trường đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề
nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Hùng
Cường người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi từ xác định vấn đề
nghiên cứu, đến thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, Trung tâm Y tế huyện Cao
Phong, ủy ban nhân dân Thị trấn Cao Phong và ủy ban nhân dân xã Bắc
Phong, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu thực địa.
Đặc biệt, từ tận đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn
bè đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và dành cho tôi những tình cảm chăm
sóc quý báu để hoàn tất luận văn này.
Cao Phong, tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chung



ii

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Thăng Long.
- Bộ môn Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long.
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Tên tôi là: Nguyễn Thị Chung- học viên lớp CHYTCC5A, chuyên ngành
Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long.
Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thật và kết quả hoàn
toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Cao Phong, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chung


iii

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................3
1.1. Sơ lược về ung thư phổi.........................................................................3
1.2. Các loại ung thư phổi.............................................................................3
1.3. Yếu tố nguy cơ.......................................................................................4
1.3.1. Nghiện hút thuốc lá và thuốc lào.....................................................5

1.3.2. Nghề nghiệp....................................................................................6
1.3.3. Yếu tố di truyền...............................................................................7
1.3.4. Môi trường......................................................................................7
1.3.5. Yếu tố khác......................................................................................7
1.4. Chẩn đoán ung thư phổi.........................................................................8
1.4.1. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng...................................................8
1.4.2. Cận lâm sàng...................................................................................8
1.5. Các phương pháp điều trị ung thư phổi..................................................9
1.6. Tầm soát UTP.........................................................................................9
1.7. Dịch tễ học ung thư phổi......................................................................10
1.7.1. Dịch tễ học ung thư phổi trên thế giới...........................................10
1.7.2. Dịch tễ học ung thư phổi tại Việt Nam..........................................12
1.8. Một số nghiên cứu về KAP ung thư phổi.............................................14
1.8.1. Trên thế giới..................................................................................14
1.8.2. Một số nghiên cứu về ung thư phổi tại Việt Nam.........................15
1.9. Đặc điểm của huyện Cao Phong..........................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................19
2.1. Đối tượng.............................................................................................19
2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu............................................................................19
2.3. Thời gian thực hiện nghiên cứu............................................................19
2.4. Địa điểm nghiên cứu:...........................................................................19
2.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................19


iv

2.5.1.Thiết kế nghiên cứu........................................................................19
2.5.2. Cỡ mẫu..........................................................................................19
2.5.3. Cách chọn mẫu..............................................................................20
2.5.4. Phương pháp thu thập số liệu........................................................21

2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu................................................................22
2.7. Nội dung nghiên cứu............................................................................26
2.7.1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
bệnh UTP của nam giới 20-60 tuổi trên địa bàn TTCP và xã Bắc
Phong............................................................................................26
2.7.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống bệnh UTP ở nam giới 20-60 tuổi trên địa bàn TTCP
và xã Bắc Phong............................................................................26
2.7.3. Đánh giá một số biến số nghiên cứu.............................................27
2.7.4. Cách đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên
cứu về phòng chống bệnh ung thư phổi:.......................................27
2.7.5. Phân loại........................................................................................28
2.8. Phương pháp tiến hành thu thập thông tin............................................29
2.9. Xử lý phân tích số liệu.........................................................................29
2.10. Sai số và phương pháp khắc phục......................................................30
2.11. Đạo đức nghiên cứu............................................................................30
2.12. Hạn chế của nghiên cứu.....................................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................32
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..........................................32
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh UTP của đối tượng
nghiên cứu.............................................................................................36
3.2.1. Kiến thức của ĐTNC về phòng chống ung thư phổi.....................36
3.2.2. Thái độ của ĐTNC trong phòng ngừa bệnh UTP.........................37
3.2.3 Thực hành của ĐTNC trong phòng ngừa bệnh UTP......................38
3.3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống bệnh UTP ở đối tượng nghiên cứu..................................39


v


3.3.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với KAP về
phòng chống ung thư phổi.............................................................39
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................45
4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư
phổi ở nam giới 20-60 tuổi....................................................................45
4.1.1. Đặc điểm chung của ĐTNC và địa bàn nghiên cứu......................45
4.1.2. Kiến thức của ĐTNC về phòng chống bệnh ung thư phổi............46
4.1.3. Thái độ về phòng chống bệnh ung thư phổi..................................46
4.1.4. Thực hành phòng ngừa bệnh UTP của ĐTNC..............................47
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
bệnh UTP..............................................................................................48
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh.......48
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về phòng chống bệnh UTP....48
4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống bệnh UTP...49
KẾT LUẬN.....................................................................................................51
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................54
PHỤ LỤC........................................................................................................59


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

CN-TTCN
CN-TTCN
CSSK
KAP
THCS
THPT

TTCP
UBND
UTP
UTPKTBN
UTPTBN
WHO
XQ

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
Chăm sóc sức khỏe
Kiến thức, thái độ, thực hành
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thị trấn Cao Phong
Ủy ban nhân dân
Ung thư phổi
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
Ung thư phổi tế bào nhỏ
Tổ chức Y tế thế giới
X quang

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.
Bảng 1.2.

Tỷ lệ mắc ung thư phổi theo loại ................................................4
Các yếu tố nguy cơ UTP ở nam giới ..........................................4



vii

Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 3.1:
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.

Tình hình mắc bệnh ung thư trên thế giới ................................11
Một số loại ung thư thường gặp nhất (tính đến năm 2002).......11
Dân số Thị trấn Cao Phong và xã Bắc Phong năm 2017 (*).....20

Biến số và chỉ số nghiên cứu.....................................................22
Biến số và chỉ số phục vụ mục tiêu 1........................................23
Biến số và chỉ số phục vụ mục tiêu 2........................................24
Đặc điểm về dân tộc của đối tượng nghiên cứu........................32
Đặc trưng nhân khẩu -xã hội học Đặc điểm..............................32
Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu..............................33
Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu..........33
Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu................34
Kiến thức của ĐTNC về phòng chống ung thư phổi.................36
Thái độ của ĐTNC về phòng chống ung thư phổi....................37
Thực hành phòng ngừa bệnh UTP so với điểm tối đa...............38
Thói quen hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu.....................38
Liên quan giữa dân tộc với kiến thức phòng chống bệnh UTP.......39
Mối liên quan giữa tuổi với kiến thức phòng chống bệnh UTP
của đối tượng nghiên cứu..........................................................40
Mối liên quan giữa tuổi với thái độ phòng chống bệnh UTP của
đối tượng nghiên cứu.................................................................40
Liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành phòng chống
bệnh UTP...................................................................................41
Liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành phòng chống bệnh
UTP...........................................................................................41
Mối liên quan giữa tuổi với thực hành phòng chống bệnh UTP
của đối tượng nghiên cứu..........................................................42
Liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng chống UTPcủa đối
tượng nghiên cứu.......................................................................42
Liên quan giữa tiền sử UTP gia đình và kiến thức đúng về bệnh
UTP...........................................................................................43


viii


Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.

Liên quan giữa tiền sử UTP gia đình và thực hành đúng về bệnh
UTP...........................................................................................43
Liên quan giữa tiền sử UTP gia đình và thái độ về bệnh UTP
của đối tượng nghiên cứu..........................................................44
Liên quan giữa kiến thức phòng chống UTP và thực hành của
đối tượng nghiên cứu.................................................................44


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam năm 2018 ......................13
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu từng được nghe truyền thông về
UTP...........................................................................................34
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ kênh thông tin đối tượng được nghe truyền thông
về UTP......................................................................................35
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đối tượng muốn nhận thêm thông tin về UTP ................35
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ kênh thông tin đối tượng muốn nhận thêm thông
tin về UTP.................................................................................36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tật trong đó có bệnh ung thư.

Đặc biệt là bệnh ung thư phổi, có nhiều nguy cơ gây ung thư đã được xác
định và trong số đó rất nhiều nguy cơ có thể phòng tránh được qua việc tránh
hoặc từ bỏ những thói quen có hại (hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia …) và tạo
cho mình những thói quen, hành vi tốt cho sức khỏe (có chế độ dinh dưỡng
hợp lý, luyện tập thể dục thể thao …) [13].
Ung thư là bệnh phổ biến ở các nước phát triển và đang phát triển, là vấn
đề ngày càng được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ từng
loại ung thư khác nhau ở từng vùng, từng quốc gia. Trên thế giới ung thư phế
quản chiếm trên 90% trong các khối u ở phổi, là loại ung thư hay gặp nhất ở
nam giới và hàng thứ 3 ở nữ giới, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở
nam giới (32%), tỉ lệ mắc bệnh cũng đang ngày càng gia tăng ở các nước phát
triển [2]. Theo số liệu của Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI),
chỉ riêng năm 2014 ước tính có khoảng 224.210 trường hợp mới mắc và có
khoảng 159.260 ca tử vong vì căn bệnh này. Ung thư phổi đã cướp đi sinh
mạng hơn 1,1 triệu người chết mỗi năm[3]. Tại Việt Nam số trường hợp mắc
mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự
kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm có hơn 70.000 người chết vì
ung thư, tương ứng 205 người/ngày. WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước
thuộc tốp 2 của bản đồ ung thư xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ
khảo sát với tỷ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang với tỷ lệ tại Phần Lan,
Somalia, Turmenistan [18]. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đề cập một
cách đầy đủ đến kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về ung thư phổi ở nam
giới cũng như số liệu cụ thể về tỷ lệ, mức độ hiểu biết, thái độ, thực hành và
một số yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư phổi ở nam giới trên địa bàn


2

huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Để đánh giá được mức độ hiểu biết về
phòng chống bệnh ung thư phổi ở nam giới trên địa bàn huyện Cao Phong,

làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về
phòng chống ung thư phổi phù hợp đối với nam giới 20- 60 tuổi trên địa bàn
huyện cũng như làm tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này liên quan
đến phòng chống bệnh ung thư phổi ở nam giới trên địa bàn, chúng tôi thực
hiện đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư phổi
và một số yếu tố liên quan ở nam giới 20 - 60 tuổi tại Cao Phong, Hòa Bình
năm 2018” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh
ung thư phổi ở nam giới 20-60 tuổi tại huyện Cao Phong tỉnh Hòa
Bình năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống bệnh ung thư phổi ở đối tượng nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về ung thư phổi
Ung thư phổi là các khối u hình thành từ các mô tế bào của phổi. Các
khối u ác tính trong phổi chèn ép các ống khí và các dây thần kinh gây cản trở
sự lưu thông của các luồng không khí [1].
Khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản tận, phế
nang hoặc từ các tuyến phế quản. Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở những bệnh nhân
mắc ung thư phổi còn thấp, chung cho cả thế giới vào các năm: 1993 là 8%,
năm 1997 là 14% ở người da trắng và 11% ở người da màu [2]. Ung thư phế
quản chiếm trên 90% trong các khối u ở phổi, là loại ung thư hay gặp nhất.
Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra
ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di
căn. UTP có tiên lượng xấu, sàng lọc phát hiện sớm đem lại hiệu quả điều trị

thấp ngay cả khi khối u được phát hiện sớm. Do đó việc phòng bệnh là rất
quan trọng [2].
Cho đến nay, thuốc lá vẫn là yếu tố ngoại sinh hàng đầu gây UTP. Thuốc
lá có mặt trong hơn 90% các trường hợp tử vong do UTP những người nghiện
thuốc lá có nguy cơ mắc UTP cao gấp 20-40 lần so với người không hút
thuốc. Số lượng hút thuốc lá trong một ngày, số năm hút thuốc lá liên quan tỷ
lệ thuận với nguy cơ mắc UTP cả ở những người hút thuốc lá chủ động và
những người hút thuốc lá thụ động.
1.2. Các loại ung thư phổi
UTP được phân 2 loại
Ung thư phổi được phân loại dựa theo kết quả xét nghiệm mô bệnh học. Sự
phân loại này là quan trọng cho việc theo dõi, điều trị và dự đoán kết quả bệnh.


4

- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là ung thư hay gặp
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc ung thư phổi theo loại [2]
Loại ung thư
Ung thư biểu mô vảy
Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư biểu mô tế bào lớn
Ung thư biểu mô tuyến vảy
Các loại khác ucarcinoid, sarcom

Tỷ lệ %
30%
35%
10%
10%

5%

CHƯƠNG 1. Ung thư phổi tế bào nhỏ

+ Ung thư phổi tế bào nhỏ thể cổ điển
+ Ung thư tế bào nhỏ kết hợp tế bào không nhỏ
+ Ung thư tế bào thần kinh nội tiết lớn
+ Carcinoid thể điển hình
+ Carcinoid thể không điển hình
1.3. Yếu tố nguy cơ
Theo y văn, người ta nhận thấy nguy cơ bị UTP tăng lên ở những bệnh
nhân sau:
Bảng 1.2. Các yếu tố nguy cơ UTP ở nam giới [9].
Yếu tố
Tuổi
Hút thuốc lá, thuốc lào
Nghề nghiệp (tiếp xúc với Khí Radon, chất phóng

Nguy cơ cao
> 40
85%
8–16%

xạ)
Amiăng
≥ 30%
Ô nhiễm không khí
1-2%
Di truyền
8%

Tuổi/giới: Nam giới độ tuổi từ 40 tuổi có nguy cơ bị ung thư phổi cao
hơn so với nam giới còn UTP xảy ra phổ biến hơn ở những người có tiền sử
hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến mọi
người ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong thực tế, ung thư phổi có thể xảy ra ở bất kỳ


5

nam giới dưới 40 tuổi, mặc dù những người hút thuốc hiện tại hay trước đây
từng hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những người hít phải lượng
lớn khói thuốc lá cũng gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Những yếu tố
khác có thể tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với phóng xạ,
một số chất công nghiệp như asen và amiăng và ô nhiễm không khí….
1.3.1. Nghiện hút thuốc lá và thuốc lào
Khói thuốc lá cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi. Trong
khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết như
là benzo(a)pyrenNNK, buta-1,3-dien và một đồng vị phóng xạ của poloni đó
là poloni-210. Tại các nước phát triển hơn 90% số ca tử vong do ung thư phổi
ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ
là 70%. Hút thuốc cũng là nguyên nhân của khoảng 85% số ca mắc bệnh.
Việc hít phải khói thuốc từ một người khác đang hút thuốc, hay thường được
gọi là hút thuốc thụ động, là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư
phổi ở những người không hút thuốc. Các nghiên cứu từ Mỹ, châu Âu và
Anh đã cùng nhất quán chỉ ra mức độ rủi ro là gia tăng đáng kể đối với những
trường hợp hút thuốc thụ động. Nguy cơ mắc bệnh đối với những người sống
cùng với người hút thuốc tăng lên từ 20–30% trong khi đối với những người
làm việc trong môi trường có khói thuốc là 16–19% [34]. Các nghiên cứu chỉ
ra khói thuốc bay ra ngoài không khí từ điếu thuốc cháy (sidestream smoke)
nguy hiểm hơn nhiều so với loại khói mà người hút thuốc trực tiếp hít vào
(mainstream smoke) [34].

Ở nông thôn nước ta, nam giới có thói quen hút thuốc lào
(nicotinarusticum) và mắc nghiện từ khi còn ít tuổi. Có trường hợp 10 tuổi đã
bắt đầu hút thuốc, thời gian nghiện thuốc liên tục kéo dài hàng chục năm,
thậm chí có trên 50 năm.
1.3.2. Nghề nghiệp


6

Sự tiếp xúc nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong bệnh học về
ung thư phổi và nguy cơ ung thư phổi tăng trong số các công nhân làm việc
trong một số ngành công nghiệp và nghề nghiệp [26]. Theo nghiên cứu đã báo
cáo một ước tính tỷ lệ các trường hợp ung thư phổi do các nhân viên nghề
nghiệp ở Anh cho biết chiếm 14,5% [25], và 12,5% ở nam giới ở Pháp [24].
Các chất gây ung thư phổi quan trọng nhất trong nghề nghiệp được báo cáo là
amiăng, silic, radon, kim loại nặng và hydrocarbon thơm đa vòng [40].
Những người làm việc tiếp xúc thường xuyên với các chất:
CHƯƠNG 2. Khí Radon

Radon là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra từ hoạt động
phân rã chất phóng xạ radi là sản phẩm phân rã của urani và được tìm thấy
trong lớp vỏ Trái Đất. Radon là nguyên nhân gây ra ung thư phổi phổ biến thứ
hai khiến khoảng 21.000 người tử vong mỗi năm. Mức độ tập trung khí
Radon tăng lên mỗi 100 Bq/m³ thì nguy cơ mắc bệnh tăng lên từ 8–16%. [40].
Hàm lượng khí Radon có sự khác biệt tùy vào khu vực và thành phần đất đá ở
dưới mặt đất [41].
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ước tính đây là nguyên nhân
đứng thứ hai của ung thư phổi ở Mỹ. Do đó, tiếp xúc với radon trong nhà có
thể là nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư phổi [22].
CHƯƠNG 3. Amiăng


Amiăng là loại chất có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau ở phổi,
trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong
việc dẫn tới sự hình thành ung thư phổi [8]. Đối với những người hút thuốc có
tiếp xúc với amiăng, nguy cơ mắc bệnh tăng tới 45 lần [42]. Ngoài ra amiăng
còn có thể gây ra ung thư màng phổi, được gọi là u trung biểu mô màng
phổi (khác với ung thư phổi) [43].


7

CHƯƠNG 4. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ngoài trời có một tác động nhỏ đến sự gia tăng nguy
cơ mắc ung thư phổi. Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM 2.5) và các sol khí sunfat (có
trong khí thải xe cộ) có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ nhẹ [44]. Lượng nitơ
diôxít trong không khí tăng lên 10 phần tỉ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên
14% [45]. Theo ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1–
2% số trường hợp mắc ung thư phổi. Ô nhiễm không khí trong nhà liên quan
tới việc đốt củi, than, phân hay tàn dư thực vật phục vụ cho nấu nướng hay sưởi
ấm trong gia đình làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
1.3.3. Yếu tố di truyền
Khoảng 8% số ca ung thư phổi có nguyên nhân từ các yếu tố di truyền
[40]. Một người có quan hệ họ hàng với người bị ung thư phổi thì nguy cơ
mắc bệnh sẽ tăng lên 2,4 lần. Điều này có khả năng là do sự kết hợp gen. Tính
đa hình của các nhiễm sắc thể 5, 6 và 15 có tác động đến nguy cơ mắc ung
thư phổi [39].
1.3.4. Môi trường
Nhiều thống kê cho thấy, ung thư phổi có tỷ lệ cao ở các thành phố công
nghiệp so với nông thôn, nhất là ở thành phố công nghiệp hóa chất. Trong khí

quyển của các thành phố công nghiệp có nhiều chất gây ung thư. Nhiều
nghiên cứu cho thấy benzopyren là chất gây ung thư quan trọng nhất.
1.3.5. Yếu tố khác
- Chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ chiên hay nấu chín, có thể làm
tăng nguy cơ ung thư phổi [42].
- Sử dụng rượu, bia.
- Béo phì.
1.4. Chẩn đoán ung thư phổi
1.4.1. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng


8

- Triệu chứng về đường hô hấp: ho, ho ra máu, thở khò khè, đau
ngực, khó thở.
- Triệu chứng toàn thân: sụt cân, mệt mỏi, sốt, ngón tay dùi trống.
- Triệu chứng do ung thư chèn ép nhiều sang các cơ quan kề bên: đau
ngực, đau xương, tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, khó nuốt.
- Hội chứng nhiễm trùng phế quản phổi cấp; viêm phổi hoặc áp xe phổi.
- Các dấu hiệu liên quan đến sự lan tỏa tại chỗ và vùng của khối u:
+ Chèn ép tĩnh mạch chủ trên: Nhức đầu, tím mặt, phù áo khoác tĩnh
mạch cổ nổi.
+ Chèn ép thực quản: nuốt khó, vướng, nghẹn đặc sặc lỏng
+ Chèn ép thần kinh: thần kinh thanh quản quặt ngược trái: nói khan,
mất giọng, giọng đôi.
+ Hạch thượng đòn.
1.4.2. Cận lâm sàng
a) Chụp X-Quang phổi
Đây là phương pháp đầu tiên được sử dụng trong chẩn đoán ung thư
phổi. Bệnh nhân được chụp X-Quang phổi ở hai tư thế là thẳng đứng và

nghiêng. Ưu điểm của phương pháp này là phát hiện được những đám mờ,
hình ảnh tràn dịch màng phổi, xác định vị trí, kích thước, hình thái phổi bị tổn
thương. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là không phân biệt được
chính xác bệnh ung thư phổi với một số bệnh lý khác như áp-xe phổi…
b) Chụp PET/CT cắt lớp
Phương pháp này có giá trị:
- Phát hiện tổn thương sớm.
- Đánh giá chính xác giai đoạn bệnh.
- Theo dõi, đánh giá đáp ứng với điều trị.
-Tiên lượng bệnh.


9

- Phân biệt khối u với phổi xẹp, giúp xác định vị trí sinh thiết.
- Mô phỏng lập kế hoạch xạ trị
- Sinh thiết phổi
Để chẩn đoán ung thư phổi các bác sỹ phải tiến hành nghiên cứu mô
phổi để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh. Những mẫu sinh thiết được lấy ra từ
phổi sẽ được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học sẽ cho kết quả bệnh
nhân có bị ung thư hay không.
c) Các kỹ thuật lấy bệnh phẩm chẩn đoán tế bào học, mô bệnh học
- Xét nghiệm đờm để tìm tế bào ung thư lạ.
- Chọc hút dịch màng phổi, sinh thiết hạch thượng đòn.
- Nội soi phế quản tìm tế bào ung thư trong dịch phế quản.
- Sinh thiết khối u để làm chẩn đoán tế bào.
1.5. Các phương pháp điều trị ung thư phổi
* Các phương pháp điều trị ung thư phổi
- Phẫu thuật
- Tia xạ

- Hóa chất
- Miễn dịch
- Điều trị đích
- Chăm sóc giảm nhẹ
- Các phương pháp điều trị có thể là đơn độc hoặc phối hợp nhiều
phương pháp tùy theo từng trường hợp cụ thể.
1.6. Tầm soát UTP
Tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm với
khả năng điều trị khỏi bệnh cao, 92% sống năm năm. Việc khám tại chuyên
khoa là rất quan trọng vì bác sỹ sẽ có phương pháp xử trí khối u sớm nhất và
đúng nhất khi mới xuất hiện. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Nhật Bản, người có
nguy cơ cao nên chụp CT ngực liều thấp mỗi năm. Người có nguy cơ trung


10

bình nên chụp CT ngực liều thấp hai năm liên tiếp và mỗi 3-5 năm. Nếu có
bất thường, sẽ chụp CT ngực liều cao, soi phế quản, sinh thiết xuyên thành
ngực, mổ ngực [10].
1.7. Dịch tễ học ung thư phổi
1.7.1. Dịch tễ học ung thư phổi trên thế giới
Ung thư phế quản phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu trên thế giới, chiếm khoảng 27% tổng tử vong do ung thư ở Mỹ vào
năm 2015 và 20% ở Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2016 [1]. Sự phơi
nhiễm với các tác nhân gây bệnh cùng với sự tăng tuổi thọ làm cho ung thư
phế quản - phổi trở thành một tai họa của thế kỷ. Ung thư phổi là nguyên
nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới ở các nước
công nghiệp hóa, chiếm khoảng 27% tổng tử vong do ung thư ở Mỹ [14]. Do
tiên lượng xấu nên nó có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ chết gần bằng nhau. Số trường
hợp mắc mới hàng năm trên thế giới tăng lên đều đặn năm 1985 là gần

900.000 trường hợp, tử vong do ung thư phế quản phổi ở nam giới năm 1990
ở Pháp là 25,2 - 40/ 100.000 dân, tỷ lệ mắc ở nam là 72,8/100.000 dân. Năm
2012, số ca mắc ung thư phổi là 1,8 triệu, trong đó 1,6 triệu người đã tử vong
[14]. Độ tuổi mắc cao nhất là 70 tại Mỹ, 17,4% số bệnh nhân sống sót sau
năm năm kể từ thời điểm xác định mắc bệnh còn đối với những nước đang
phát triển tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở người cao tuổi thấp dưới 40 tuổi và
tăng lên đến tuổi 75-80 ở hầu hết các nước [15].
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International
Agency for Research on Cancer, IARC) số bệnh nhân ung thư ngày càng tăng.
Một điểm đáng lưu ý khác là người ta đã dự báo được tỉ lệ người mắc bệnh
ung thư ở các nước phát triển (nước giàu) và các nước đang phát triển và các
nước nghèo đã dần dần thay đổi theo thời gian [13].
Bảng 1.3. Tình hình mắc bệnh ung thư trên thế giới [16].
Năm

Tỷ lệ mắc ung thư %


11

1990
2010

Các nước phát triển
50
40

Các nước đang phát triển
50
60


Bảng 1.4. Một số loại ung thư thường gặp nhất (tính đến năm 2002) [16]
LOẠI UNG THƯ
Phổi

Đại trực tràng
Dạ dày
Gan

SỐ LƯỢNG
1,35 triệu người
1,15 triệu người
1,02 triệu người
934.000 người
626.000 người

- Ung thư phổi: chiếm tỉ lệ cao nhất ở nam giới kể cả các nước phát triển
và đang phát triển (chiếm khoảng 12,4% các loại ung thư). Tỉ lệ mắc bệnh và
tử vong tăng cao từ tuổi 40 trở lên và đạt cực đại ở tuổi 75. Tỉ lệ tử vong do
ung thư phổi ước tính bằng tổng của 4 loại ung thư đại trực tràng, vú,
tiền liệt tuyến và tuỵ. Trên thế giới tỉ lệ mắc bệnh cao nhất (100/100.000 dân)
ở vùng New Orleans (Hoa kỳ) và Maoris (New Zealand), tiếp theo là ở
Vương quốc Anh và Hà Lan. Tỉ lệ mắc bệnh thấp là ở Châu Phi và Nam Á
(<3/100.000 dân). Các số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ mắc ung thư phổi trên
thế giới đã tăng gấp 4 lần trong vòng 10 năm (1980 – 1990). Năm 2002, theo
Parkin DM, và cộng sự, số ung thư phổi mới mắc trên toàn thế giới đã lên tới
1,35 triệu trường hợp, chiếm 12,4% tổng số các loại ung thư, tần xuất mắc
ung thư phổi ở nam là 35,5/100.000 dân [25].
1.7.2. Dịch tễ học ung thư phổi tại Việt Nam
Tại Việt Nam ngoài 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Minh, hiện nay chúng ta đã có số liệu về ghi nhận ung thư tại một số bệnh
viện, thành phố khác như thành phố Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng,
bệnh viện E Hà Nội, một số bệnh viện tỉnh như Hải Dương, Nam Định, Thanh


12

Hoá, Khánh Hoà, Tiền Giang. Về cơ bản tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các nơi
trên có những nét tương đồng [6]. Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước
đều gặp các loại ung thư phổ biến tương tự như ở hai thành phố lớn là Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh, đó là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng,
khoang miệng… đối với nam giới và đối với nữ giới là ung thư vú, dạ dày, cổ
tử cung, đại trực tràng… Tuy nhiên tỷ lệ từng loại ung thư theo địa phương có
khác nhau. Ở Hải Phòng ung thư phổi chiếm vị trí số 1 với tỷ lệ mắc thô là
17,7/100.000 dân và tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 22,4/100.000 dân. Trong khi
đó ở Thừa Thiên - Huế tỷ lệ mắc thô của ung thư phổi là 6,7/100.000 dân và
tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 10,1/100.000 dân, thấp hơn so với thành phố Hải
Phòng [6].
Theo thống kê của Bộ Y tế, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 về tỷ lệ tử
vong cho cả hai giới nam và nữ. Mỗi năm cả nước hơn 20.000 bệnh nhân ung
thư phổi mới được phát hiện và có tới 17.000 trường hợp tử vong. Riêng bệnh
viện phổi trung ương tính đến năm 2012 số người mắc và đến khám và điều
trị lên đến 16.677 người. Theo số liệu ghi nhận ung thư ở Hà Nội giai đoạn
2001-2004 ước tính hàng năm có 17.073 trường hợp mắc ung thư phế quản phổi trong đó 12.958 là nam giới là ung thư đứng hàng đầu của nam giới, tỷ lệ
mắc chuẩn theo tuổi là 40.2/100.000 dân [7]. Theo Globocan 2012, tỷ lệ mắc
UTP đứng thứ nhất ở nam giới với 28,8/ 100.000 và thứ ba ở nữ giới với
10,5/100.000 dân [19].


13


Biểu đồ 1.1. Số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam năm 2018 [22]
Với tình hình ung thư phổi ở Việt Nam như hiện nay, nếu không có
biện pháp phòng bệnh, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ
68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến vượt qua 189.000 ca
vào năm 2020. Theo Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 120.000 ca ung
thư phổi mới được phát hiện và hơn 75.000 bệnh nhân qua đời vì căn bệnh
này. Trong số các trường hợp ung thư phổi nhập viện, 62,5% không còn
khả năng phẫu thuật do phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn [17].
Theo các chuyên gia, con số tử vong vì ung thư (khoảng 257 người mỗi
ngày) lớn gấp 9 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông. Do ung thư được phát
hiện muộn ung thư nên việc điều trị không thể mang lại hiệu quả cao (trên
70% bệnh nhân ung thư đến viện khi đã ở giai đoạn muộn) [17].
Hút thuốc lá đã gây ra những tổn thất rất nặng nề về sức khỏe và kinh tế,
trong đó, tổng chi phí để điều trị do hút thuốc lá là hơn 23 nghìn tỷ đồng mỗi
năm. Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung


14

ương về việc tăng cường thực thi luật phòng chống tác hại của thuốc lá 2012
và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2017. Theo nghiên cứu của
Viện Chiến lược và chính sách y tế năm 2011 cũng cho thấy bệnh tật và tử
vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm tới 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại Việt
Nam [14].
1.8. Một số nghiên cứu về KAP ung thư phổi
1.8.1. Trên thế giới
Có khá nhiều điều tra liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành (KAP)
và một số yếu tố liên quan đến bệnh UTP ở nam giới. Kết quả nghiên cứu
nhiều nước trên thế giới đã cho thấy nhìn chung kiến thức, nhận thức về bệnh

UTV ở nam giới khá hạn chế, đặc biệt là các yếu tố nguy cơ UTP; tỷ lệ nam
giới đi khám định kỳ, tầm soát UTP rất thấp…
Kiến thức
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đưa ra nhiều kết luận khác nhau về
mức độ hiểu biết về UTP ở nam giới. Một nghiên cứu về sàng lọc UTP ở Ấn
Độ năm 2017 cho kết quả: tỷ lệ nam giới có kiến thức đầy đủ về UTP khá
thấp (31,6%); 70% các đối tượng mù chữ cho rằng ung thư không thể tránh
khỏi [25]. Về nguyên nhân gây ung thư 21,5% các đối tượng cho rằng hút
thuốc gây ung thư trong khi 18,5% cho rằng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào
cũng đều có thể gây ra ung thư. Chỉ có 10,8% cho rằng nhiễm trùng gây ra
ung thư. Về thời gian của bệnh ung thư 55,4% cho rằng điều đó là "dài", trong
khi 26,1% cho rằng ung thư là một bệnh vĩnh viễn. Hơn 40% đối tượng
nghiên cứu không biết về phòng chống ung thư hoặc nghĩ rằng ung thư không
thể phòng ngừa [25]. Một nghiên cứu tương tự từ Nam Ấn Độ đã cho thấy các
đối tượng ở đô thị có trình độ học vấn nhưng kiến thức phòng ngừa ung thư
phổi còn rất thấp [27]. Khi bệnh nhân ung thư đến phòng khám, họ cho rằng
có ít cơ hội để thảo luận về phòng ngừa với các thành viên trong gia đình [25].


×