BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
BÙI THỊ HOÀI THU
B00374
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG INSULIN CỦA BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ THEO YÊU
CẦU BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG TỪ THÁNG 6 ĐẾN
THÁNG 09 NĂM 2016
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP HỆ CỬ NHÂN VLVH
Hà Nội – Tháng 11 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
BÙI THỊ HOÀI THU
B00374
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG INSULIN CỦA BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ THEO YÊU
CẦU BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG TỪ THÁNG 6 ĐẾN
THÁNG 09 NĂM 2016
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP HỆ CỬ NHÂN VLVH
Người hướng dẫn khoa học 1: Ths. Bs. Phạm Thúy Hường
Người hướng dẫn khoa học 2: Ths. Nguyễn Thị Như Mai
Hà Nội – Tháng 11 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Thăng Long, Phòng Đào tạo Đại học, đã tạo
điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy Cô trong Trường Đại học Thăng
Long, đặc biệt là các Thầy Cô trong Bộ môn Điều dưỡng đã tận tình dạy dỗ, giúp
đỡ em trong 3 năm học tại trường cũng như trong quá trình hoàn thành khóa luận
này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn Ths. Bs.
Phạm Thúy Hường và Ths. Nguyễn Thị Như Mai – hai người Cô hướng dẫn đã
dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các cô chú và các anh chị nhân viên
của Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình
lấy số liệu phục vụ cho khóa luận này.
Tôi luôn cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của bạn bè trong quá trình
học tập cũng như trong cuộc sống.
Đặc biệt, con cám ơn gia đình đã luôn dành cho con sự yêu thương và những
điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại
học.
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016
Sinh viên
Bùi Thị Hoài Thu
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi :
-
Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Thăng Long
-
Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long
-
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, năm học 2016 – 2017.
Em xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của em, toàn bộ số
liệu được thu thập và xử lý một cách khách quan, trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ một tài liệu nào khác.
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016
Tác giả khóa luận
Bùi Thị Hoài Thu
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTĐ
IDF
Đái tháo đường
International Diabetes Federation
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp
VLDL
Very-low-density lipoprotein
WHO
World Health Organization
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1. Tổng quan về bệnh Đái tháo đường..................................................................2
1.1.1. Định nghĩa bệnh Đái tháo đường ...............................................................2
1.1.2. Phân loại Đái tháo đường ...........................................................................2
1.2. Tổng quan về sử dụng insulin ...........................................................................3
1.2.1. Định nghĩa insulin ......................................................................................3
1.2.2. Cơ chế, tác dụng và tác dụng phụ của insulin ............................................3
1.2.3. Áp dụng điều trị..........................................................................................5
1.2.4. Phân loại insulin .........................................................................................5
1.2.5. Nguyên tắc sử dụng insulin ........................................................................6
1.2.6. Kỹ thuật tiêm insulin ..................................................................................6
1.2.7. Chế độ sử dụng insulin ...............................................................................7
1.2.8. Những lợi ích của việc sử dụng insulin ......................................................8
1.3. Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới và Việt Nam .............................8
1.3.1. Trên Thế giới ..............................................................................................8
1.3.2. Việt Nam ....................................................................................................9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................10
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................10
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................10
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................10
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................10
2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu ......................................................................................10
2.3.1. Cỡ mẫu .....................................................................................................10
2.3.2. Cách chọn mẫu .........................................................................................11
2.4. Thiết kế và quy trình nghiên cứu ....................................................................11
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................11
2.4.2. Quy trình nghiên cứu................................................................................11
2.5. Biến số và chỉ số .............................................................................................12
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu...............................................................13
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu ...........................................................................13
2.6.2. Kỹ thuật thu thập số liệu ..........................................................................14
2.7. Kế hoạch quản lý và phân tích số liệu, cách khống chế sai số và nhiễu ........14
2.7.1. Quản lý và phân tích số liệu .....................................................................14
2.7.2. Sai số và cách khống chế sai số ...............................................................14
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................16
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ......................................................16
3.1.1. Giới tính ...................................................................................................16
3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................................16
3.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ............................................17
3.1.4. Khu vực sống ...........................................................................................17
3.1.5. Thời gian mắc bệnh ..................................................................................18
3.1.6. Các bệnh lý phối hợp ...............................................................................18
3.2. Kiến thức, thực hành về sử dụng insulin của đối tượng nghiên cứu ..............19
3.2.1. Kiến thức và thực hành đúngvề sử dụng insulin ......................................19
3.2.2. Kiến thức về tác dụng phụ khi tiêm insulin .............................................19
3.2.3. Kiến thức về các biểu hiện hạ đường huyết .............................................20
3.2.4. Kiến thức, thực hành về xử trí hạ đường huyết........................................21
3.2.5. Khả năng tự tiêm của đối tượng nghiên cứu ............................................21
3.2.6. Đánh giá sự tuân thủ tiêm của đối tượng nghiên cứu ..............................22
3.3. Các yếu tố liên quan với kiến thức, thực hành về sử dụng insulin .................23
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức của đối tượng nghiên cứu ................23
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành của đối tượng nghiên cứu ...............24
3.3.3. Yếu tố liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng .......................25
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................26
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................26
4.1.1. Giới tính ...................................................................................................26
4.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................................26
4.1.3. Trình độ học vấn ......................................................................................27
4.1.4. Khu vực sống ...........................................................................................27
4.1.5. Thời gian mắc bệnh ..................................................................................28
4.1.6. Các bệnh lý phối hợp ...............................................................................29
4.2. Kiến thức, thực hành về sử dụng insulin của đối tượng nghiên cứu ..............29
4.3. Các yếu tố liên quan với kiến thức, thực hành về sử dụng insulin .................31
4.3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................................31
4.3.2. Giới tính ...................................................................................................32
4.3.3. Khu vực sống ...........................................................................................32
4.3.4. Trình độ học vấn ......................................................................................32
4.3.5. Thời gian mắc bệnh ..................................................................................33
4.3.6. Các bệnh lý phối hợp ...............................................................................33
4.3.7. Liên quan giữa kiến thức và thực hành ....................................................34
KẾT LUẬN ...............................................................................................................35
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................37
PHỤ LỤC ..................................................................................................................40
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu .......................................................16
Bảng 3.2: Trình độ học vấn .......................................................................................17
Bảng 3.3: Các bệnh lý phối hợp ................................................................................18
Bảng 3.4: Tỷ lệ về kiến thức, thực hành đúng của đối tượng nghiên cứu ................19
Bảng 3.5: Hiểu biết về tác dụng phụ khi tiêm insulin ...............................................19
Bảng 3.6: Kiến thức về các biểu hiện hạ đường huyết .............................................20
Bảng 3.7: Đánh giá kiến thức, thực hành về xử trí hạ đường huyết .........................21
Bảng 3.8: Đánh giá khả năng tự tiêm của đối tượng nghiên cứu ..............................21
Bảng 3.9: Đánh giá sự tuân thủ tiêm của đối tượng nghiên cứu ...............................22
Bảng 3.10: Kiến thức và các yếu tố liên quan ..........................................................23
Bảng 3.11: Thực hành và các yếu tố liên quan .........................................................24
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng ..........................25
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Giới tính của đối tượng nghiên cứu......................................................16
Biểu đồ 3.2: Khu vực sống của đối tượng nghiên cứu..............................................17
Biểu đồ 3.3: Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân ......................................................18
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tác dụng của Insulin ......................................................................................4
Hình 2: Một số loại Insulin .........................................................................................6
Hình 3: Một số vị trí tiêm Insulin ...............................................................................7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa Glucid thường gặp.
Bệnh được xem là đại dịch ở các nước đang phát triển; và là nguyên nhân gây tử
vong đứng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển [15].
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2010 có khoảng 221 triệu người mắc
ĐTĐ. Ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 300 – 339 triệu người (chiếm 5,4% dân
số toàn cầu). Trong đó các nước phát triển tăng 42%, các nước đang phát triển như
Việt Nam tăng 170% [12].
Việt Nam – nơi quá trình đô thị hóa sẽ có những tác động tiêu cực như thay đổi
tập quán ăn uống không lành mạnh, giảm hoạt động thể lực và tăng cân. Tuy không
phải là nước có tỉ lệ mắc ĐTĐ cao nhất nhưng tỉ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ở nước ta
tăng mạnh nhất trên thế giới (với tỉ lệ mắc mới hàng năm là 8 – 10%) [19]. Năm
2002, Bệnh viện Nội tiết đã tiến hành một cuộc điều tra quy mô toàn quốc. Kết quả
cho thấy tỉ lệ ĐTĐ là 2,7%, trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở thành phố là 4,4%, ở miền núi
và trung du là 2,1% và ở đồng bằng là 2,7% [12].
Trong điều trị ĐTĐ, bên cạnh một chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể lực thường
xuyên và sử dụng các thuốc điều trị ĐTĐ, việc sử dụng insulin giúp kiểm soát
đường huyết hiệu quả, giảm bớt gánh nặng lên tuyến tụy là điều cần thiết. Can thiệp
insulin sớm để kiểm soát đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn đã được áp
dụng tại Bệnh viện Nội Tiết Trung ương và các bệnh viện, trung tâm Nội tiết. Tuy
nhiên, sử dụng insulin không đúng cách có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: hạ
đường huyết, phản ứng ngứa tại chỗ tiêm, đau hoặc u mỡ vùng tiêm…làm giảm
hiệu quả. Do đó, sử dụng insulin đúng là rất quan trọng trong điều trị bệnh ĐTĐ. Và
vai trò của điều dưỡng viên trong sử dụng insulin đúng cách là không thể thiếu.
Cho đến nay, tại Việt nam chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ đúng
về sử dụng insulin của bệnh nhân ĐTĐ. Chính vì thế chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành về sử dụng insulin của bệnh nhân ĐTĐ tại
khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Nội tiết Trung ương” với 2 mục tiêu :
1. Xác định tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức, thực hành đúng về sử dụng insulin.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành của bệnh nhân ĐTĐ
về sử dụng insulin.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh Đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa bệnh Đái tháo đường
Theo WHO định nghĩa “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện
bằng tăng đường huyết do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hay là
do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin” [15].
1.1.2. Phân loại Đái tháo đường
WHO đã phân loại ĐTĐ thành các thể như sau:
1.1.2.1. Đái tháo đường típ 1
Đái tháo đường típ 1 là hậu quả của quá trình hủy hoại tế bào beta của đảo tụy
dẫn đến cần phải sử dụng insulin ngoại sinh để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình
trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong [15].
ĐTĐ típ 1 còn có tên gọi khác là ĐTĐ phụ thuộc insulin, ĐTĐ típ 1, ĐTĐ vị
thành niên… được đắc trưng bởi sự có mặt của các kháng thể như ICA, anti-IDA,
IA-2 hoặc kháng thể insulin. Người ta thương gặp các bệnh tự miễn khác kết hợp
như bệnh Basedow (Grave’s disease); viêm tuyến giáp tự miễn dịch mạn tính
hashimoto, bệnh Addion. Tỷ lệ tế bào beta bị phá hủy khác nhau ở các nhóm có thể
rất nhanh và cao ở trẻ nhỏ nhưng lại rất chậm ở người trưởng thành.
1.1.2.2. Đái tháo đường típ 2
Bệnh thường xảy ra ở người lớn, với đặc trưng là kháng insulin đi kèm với
thiếu hụt tiết insulin tương đối. Ở giai đoạn đầu, những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không
cần insulin cho điều trị nhưng sau nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung insulin máu
giảm dần và bệnh dần dần lệ thuộc vào insulin để cân bằng đường huyết.
1.1.2.3. Đái tháo đường thai kỳ
Bệnh xảy ra do rối loạn dung nạp đường, xuất hiện lần đầu tiên lúc mang thai,
tăng nguy cơ phát triển sau này thành ĐTĐ thực sự. Loại ĐTĐ này không có triệu
chứng gì, thường chấm dứt sau khi sinh.
2
1.1.2.4. Đái tháo đường khác
ĐTĐ do bệnh lý tụy: viêm tụy, xơ tụy, sỏi tụy,..
Bệnh nội tiết khác: hội chứng Cushing, Basedow, to đầu chi,..
Do thuốc hoặc hóa chất: glucorticoid, thiazide, T3, T4,..
Hội chứng đột biến gene: Down, Klinfenter, Turner…
ĐTĐ liên quan tới dinh dưỡng kém: ĐTĐ do thiếu hụt protein.
1.2. Tổng quan về sử dụng insulin
1.2.1. Định nghĩa insulin
Insulin là polypeptid gồm chuỗi A có 21 acid amin và chuỗi B có 30 acid amin.
Hai chuỗi này nối với nhau bằng cầu disulfid. Sự khác biệt giữa insulin người, lợn
và bò là các acid amin có vị trí 8, 9, 10 của chuỗi A [4].
1.2.2. Cơ chế, tác dụng và tác dụng phụ của insulin
1.2.2.1. Cơ chế
Tất cả các tế bào của người và động vật đều chứa receptor đặc hiệu cho insulin.
Receptor của insulin là một glycoprotein gồm hai đơn vị dưới alpha nằm ở mặt
ngoài tế bào và hai đơn vị dưới beta nằm trong tế bào. Bốn đơn vị này gắn đối xứng
nhau bằng cầu disulfid . Thông qua receptor gắn vào receptor alpha gây kích thích
tyrosin – kinase của receptor beta làm hoạt hóa hệ thống vận chuyển glucose ở
màng tế bào, làm cho glucose đi vào tế bào một cách dễ dàng, đặc biệt là tế bào cơ,
gan, và tế bào mỡ. Ngoài ra, insulin còn làm tăng hoạt tính của glycogen ở gan.
Insulin làm giảm sự thủy phân lipid, protid và glycogen đồng thời làm tăng sự tổng
hợp lipid và protid từ glucid. Kết quả là làm hạ đường huyết [4].
1.2.2.2. Tác dụng
Insulin điều hòa đường huyết tại các mô đích chủ yếu là gan, cơ và mỡ.
Tác dụng của insulin tại gan:
- Ức chế thủy phân glycogen (ức chế phosphorylase).
- Ức chế chuyển acid béo và acid amin thành keto acid
- Ức chế chuyển acid amin thành glucose
3
- Thúc đẩy dự trữ glucose dưới dạng glycogen (gây kích ứng glucokinase,
glycogen synthetase).
- Làm tăng tổng hợp triglycerid và VLDL.
Tác dụng của insulin tại cơ vân:
- Làm tăng tổng hợp protein, tăng nhập acid amin vào tế bào.
- Làm tăng tổng hợp glycogen, tăng nhập glucose vào tế bào.
Tác dụng của insulin tại mô mỡ:
- Làm tăng dự trữ triglycerid và làm giảm acid béo tự do trong tuần hoàn [4].
Hình 1: Tác dụng của Insulin
1.2.2.3. Tác dụng phụ
Dị ứng: có thể xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm insulin,
tỷ lệ dị ứng nói chung là thấp.
Hạ đường huyết: Thường gặp khi tiêm insulin quá liều, bệnh nhân có biểu
hiện ra mồ hôi, hạ thân nhiệt, co giật, thậm chí có thể hôn mê.
Phản ứng tại chỗ tiêm: ngứa, đau, cứng (teo mỡ dưới da hoặc u vùng tiêm).
Tăng đường huyết hồi ứng (rebound): dùng insulin liều cao [4].
4
1.2.3. Áp dụng điều trị
Bệnh nhân ĐTĐ típ 1 đều được chỉ định dùng insulin. Insulin còn được chỉ
định cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2, sau khi đã thay đổi chế độ ăn và dùng các loại thuốc
ĐTĐ mà hiệu quả không tốt. Ngoài ra, các bệnh nhân ĐTĐ sau khi cắt bỏ tụy tạng,
ĐTĐ ở người có thai, ĐTĐ có ceton máu và niệu cao cũng được chỉ định.
Trên cơ sở định lượng insulin trong máu của người bình thường, ta thấy lượng
insulin bài tiết trung bình vào khoảng 18 – 40 đơn vị /24 giờ, một nửa số đó được
gọi là insulin nền, lượng insulin còn lại được bài tiết theo bữa ăn. Vì vậy, để duy trì
lượng đường huyết ổn định, insulin nên dùng khoảng 0,2 – 0,5 đơn vị/ kg thể trọng/
24 giờ [4].
1.2.4. Phân loại insulin
1.2.4.1. Theo nguồn gốc
Từ động vật: tụy của bò, lợn có khác biệt nhau một chút về cấu trúc so với
insulin của người. Ngày nay, đã được tinh chế bằng phương pháp sắc ký, có độ tinh
khiết cao. Phổ biến là 2 loại: Actrapid beef và Lent beef.
Insulin “người”: bằng các phương pháp bán tổng hợp: Bán tổng hợp từ insulin
lợn; tái tổ hợp gen và Insulin analogue [15].
1.2.4.2. Theo tác dụng
Thời gian
Đỉnh tác
Tác dụng
tác dụng
dụng
kéo dài
Lispro
5 - 15 phút
30 - 90 phút
3 - 5 giờ
Aspart
5 - 15 phút
30 - 90 phút
3 - 5 giờ
Glulisine
5 - 15 phút
30 - 90 phút
3 - 5 giờ
Tương đối nhanh
Regular
30 - 60 phút
2 – 3 giờ
5 -8 giờ
Tác dụng trung
NPH
2 – 4 giờ
4 – 10 giờ
10 -16 giờ
bình
Lente
2 – 4 giờ
4 – 12 giờ
12 -18 giờ
Ultralente
6 – 10 giờ
10 -16 giờ
18 - 24 giờ
Glargine
2 – 4 giờ
Không có đỉnh
20 - 24 giờ
Detemir
2 – 4 giờ
6 -14 giờ
16 - 20 giờ
Loại insulin
Tác dụng nhanh
Tác dụng kéo dài
5
Loại insulin
Loại hỗn hợp
Thời gian
Đỉnh tác
Tác dụng
tác dụng
dụng
kéo dài
70/30*
30 – 60 phút
10 -16 giờ
75/25**
5 - 15 phút
10 -16 giờ
70/30***
5 - 15 phút
10 -16 giờ
50/50****
30 – 60 phút
10 -16 giờ
Chú giải: 70/30* human mix: 70% NPH và 30% Regular; 75/25** lispro analog
mix: 75% intermediate, 25% lipro; 70/30*** aspart anlog mix: 70% intermediate,
30% aspart; 50/50**** human mix: 50% NPH và 50% Regular.
Hình 2: Một số loại Insulin
1.2.5. Nguyên tắc sử dụng insulin
Người ĐTĐ phải sử dụng insulin, có thể dùng bơm tiêm hoặc bút tiêm nhưng
phải đạt được mục đích là:
- Duy trì lượng đường huyết về gần mức bình thường
- Cung cấp những thông tin cần thiết, nhất là trong những ngày đầu về phản
ứng của cơ thể với loại insulin được sử dụng
- Không để xảy ra hạ đường huyết [1]
1.2.6. Kỹ thuật tiêm insulin
Có hai phương pháp tiêm: sử dụng bơm tiêm và sử dụng bút tiêm. Mỗi phương
pháp có các bước tiến hành và dụng cụ riêng. Kỹ thuật cụ thể sẽ được trình bày ở
phần phụ lục 1 [9], [20].
6
Nguyên tắc cần nhớ khi tiêm insulin
Nguyên tắc 1: Ở mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới
da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện để insulin được hấp thu
tốt.
Nguyên tắc 2: Các vị trí đều phải được sử dụng luân chuyển
Nguyên tắc 3: Nếu sử dụng từ hai mũi tiêm trở lên trong một ngày phải tiêm ở
các vị trí ở các vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử dụng hết mới
chuyển sang vùng khác [1].
Hình 3: Một số vị trí tiêm Insulin
1.2.7. Chế độ sử dụng insulin
Có nhiều chế độ sử dụng insulin. Dùng theo quy ước nghĩa là tiêm dưới da 2
lần/ngày, trước bữa ăn điểm tâm và trước bữa ăn chiều. Dùng insulin cũng phải
thăm dò từ liều tối thiểu, tăng cho đến khi đạt được mục tiêu.
Chế độ sử dụng ngày 1 lần tiêm
Với ĐTĐ típ 1 đây không phải là chế độ phổ biến, chế độ này được áp dụng
trong giai đoạn trăng mật, khi mà lượng insulin do bản thân tế bào beta tiết ra còn
có khả năng duy trì một phần chức năng cân bằng đường huyết. Có thể dùng insulin
NPH đơn độc hoặc phối hợp với loại nhanh (Regular = Re), tỉ lệ khác nhau, hoặc
3/4 hoặc 2/3 NPH/R tùy theo tình trạng bệnh và thời điểm để tiêm thuốc.
Chế độ sử dụng ngày 2 lần tiêm:
Thường được sử dụng với insulin thể hỗn hợp. Về lý thuyết chế độ ngày tiêm 2
mũi có những lợi thế như giảm sự tăng đường huyết cơ sở và sau ăn. Giảm đường
7
huyết qua đêm và mỗi buổi sáng. Bất lợi hay gặp nhất là biến chứng hạ đường huyết
và tăng đường huyết thứ phát sau hạ đường huyết ban đêm.
Chế độ sử dụng ngày nhiều mũi tiêm:
Trong chế độ này, lượng insulin cơ bản chiếm tới 50% tổng liều insulin trong
ngày. Insulin cơ bản được sử dụng thường là loại có thời gian tác dụng bán chậm
hoặc siêu chậm như NPH, Lente, Ultralete, Glasgine, Detemir. Người ta cũng có thể
sử dụng loại insulin cực nhanh như Lispro với đường truyền dưới da liên tục [1].
1.2.8. Những lợi ích của việc sử dụng insulin
Kiểm soát đường huyết dễ và nhanh hơn. Tiêm insulin cho phép điều chỉnh liều
thuốc đơn giản, dễ dàng.
Điều trị an toàn hơn vì insulin có thể dùng được cho tất cả những bệnh nhân
ĐTĐ, kể cả khi họ có các biến chứng rất nặng như suy gan, suy thận, nhồi máu cơ
tim... hoặc các bệnh nhân cao tuổi.
Kéo dài thời gian dùng được các thuốc viên hạ đường huyết. Tiêm insulin giúp
duy trì khả năng tăng tiết insulin của tụy, đáp ứng lâu dài hơn với các thuốc viên hạ
đường huyết.
Với những bệnh nhân thể trạng gầy, khi tiêm insulin thường có các cảm giác ăn
ngon miệng hơn nên có thể tăng cân về mức bình thường.
Các bệnh nhân điều trị insulin sau một thời gian thường có cảm giác thoải mái,
dễ chịu hơn so với khi điều trị bằng các thuốc viên đơn thuần góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống [12].
1.3. Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên Thế giới
ĐTĐ là bệnh chuyển hóa thường gặp nhất. Bệnh tăng nhanh theo sự phát triển
của nền kinh tế xã hội. Các công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng
hàng năm với mỗi 15 năm tăng lên gấp đôi; tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng
cao, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi 65 trở lên là 16%. ĐTĐ được xếp vào một trong
ba bệnh thường gây tàn phế và tử vong cao nhất (tim mạch, ung thư, ĐTĐ) [15].
Theo báo cáo của WHO, năm 1985có khoảng 30 triệu người trên thế giới bị
ĐTĐ, và con cố này tăng lên 110 triệu người vào năm 1994, trong đó 98,9 triệu
8
người mắc ĐTĐ típ 2. Một báo cáo khác của viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế cho biết
có khoảng 157,3 triệu người mắc bệnh vào năm 2000 và tăng lên 240 triệu người
vào năm 2010, trong đó 215,6 triệu người ĐTĐ típ 2. Các chuyên gia dự báo năm
2025 sẽ có300 triệu người ĐTĐ (chiếm 5,4% dân số Thế giới) [15], [16]. Tỷ lệ mắc
bệnh cũng thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay không phát
triển, thay đổi theo từng dân tộc, từng vùng địa lí khác nhau. Theo WHO (1994)
[16], tỷ lệ ĐTĐ típ 2 như sau:
Ở các nước Châu Âu: Tây Ban Nha 1%, Pháp 1,4%, Anh 1,2%.
Ở Nam và Bắc Mỹ: Argentina5%, Mỹ 6,6%.
Ở Châu Phi: Tunisia3,84% (thành phố) và 1,3% (nông thôn), Mali 0,9%
Theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (1991) tỷ lệ mắc bệnh ở một số nước
châu Á như sau Thái Lan 3,58%, Malaisia 3,01%, Philipines 4,27%, Hồng Kông
3% [15]. Ở các nước phát triển, chi phí điều trị và chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ chiếm
6 – 14% tổng cho phí ngành y tế. Năm 1996 Mỹ phải chi trả trên 90 tỉ đô la cho
công tác chăm sóc và quản lí bệnh nhân ĐTĐ.
1.3.2. Việt Nam
Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết đã tiến hành một cuộc điều tra quy mô toàn
quốc. Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ đường là 2,7% trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở thành
phố là 4,4%, ở miền núi và trung du là 2,1% và ở đồng bằng là 2,7% [16].
ĐTĐ tuy là bệnh mãn tính nhưng nếu được hướng dẫn đầy đủ về chế độ ăn,
luyện tập và sử dụng thuốc đúng cách thì các bệnh nhân ĐTĐ có thể ổn định trong
thời gian dài và hạn chế được biến chứng xảy ra. Ngược lại, bệnh nhân không được
phát hiện và điều trị kịp thời, thiếu hiểu biết về bệnh sẽ dẫn đến tàn phế và tử vong,
tạo nên gánh nặng cho gia đình bệnh nhân cũng như cho cả cộng đồng.
9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại Khoa điều trị theo
yêu cầu Bệnh viện Nội tiết Trung Ương từ 06/06/2016 đến tháng
26/09/2016.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chuẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế Thế giới
(WHO – IDF 2010) [28].
- Bệnh nhân có tiêm insulin.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân có tình trạng nhận thức tốt.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân có tình trạng tri giác kém, hôn mê, rối loạn tri giác, ....
- Bệnh nhân câm, điếc, tâm thần, mù chữ,..
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Nội tiết Trung
Ương.
Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 06/06/2016 đến tháng 26/09/2016.
2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.3.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được tính theo công thức ước lượng cỡ mẫu cho một
tỷ lệ tuyệt đối:
2
𝑛 = Z1−α/2
p(1 − p)
d2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu.
α: Mức ý nghĩa thống kê. Chọn = 0,05 ứng với độ tin cậy 95% thay vào
bảng ta được Z(1 – α/2) = 1,96).
10
p = 0,5: do không có nghiên cứu trước đó, chọn p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn
nhất.
d = 0,1: Sai số mong muốn giữa mẫu nghiên cứu và quần thể.
Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 97.
Thực tế cỡ mẫu của chúng tôi là 108.
2.3.2. Cách chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu sẽ được lựa chọn theo phương pháp lấy liên tục trong một
thời gian nhất định cho đến khi đủ số mẫu nghiên cứu theo công thức đã tính.
2.4. Thiết kế và quy trình nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang.
2.4.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tiến hành theo sơ đồ dưới đây:
Xây dựng, thử nghiệm và
hoàn thiện công cụ thu thập
Chuẩn bị thu thập
Thu thập số liệu
Xử lý, phân tích số liệu
Viết báo cáo
11
2.5. Biến số và chỉ số
Định nghĩa
Biến số
Loại biến
- Tính theo năm dương lịch.
Tuổi của đối tượng - Các độ tuổi được chia theo
nghiên cứu
nhóm: Dưới 60 tuổi và tử 60 tuổi
Liên tục
trở lên
Giới
- Gồm 2 giới: Nam và nữ
Danh mục
- Gồm: Thành thị, Nông thôn
- Khu vực Thành thị bao gồm các
Thông tin
Khu vực sống
thành phố, thị xã, thị trấn đã được
Danh mục
Nhà nước ra quyết định thành lập.
chung
Còn lại là khu vực nông thôn.
- Là khoảng thời gian bệnh nhân
Thời gian mắc bệnh
được chẩn đoán xác định tại các
Liên tục
cơ sở y tế
- Là các biến chứng do ĐTĐ gây
Các bệnh lý phối hợp
ra hoặc các bệnh lý phối hợp
Danh mục
khác.
- Gồm các loại: Tác dụng nhanh,
Loại insulin
rất nhanh, chậm, kéo dài, hỗn Danh mục
hợp, nền
Thời điểm tiêm insulin
Kiến thức
Vị trí tiêm insulin
- Là mốc thời gian mà bệnh nhân
cần tiêm insulin
- Nơi tiêm insulin, bao gồm: Đùi,
mông, bụng, cánh tay
Danh mục
Danh mục
- Các tác dụng phụ bao gồm: Dị
Theo dõi và xử trí tác
dụng phụ
ứng, hạ đường huyết, phản ứng
tại chỗ, tăng đường huyết hồi
ứng
12
Danh mục
Định nghĩa
Biến số
Loại biến
- Các điều kiện để đảm bảo lọ/bút
Bảo quản lọ/bút tiêm
insulin
tiêm ở trạng thái tốt nhất, không
bị biến tính trước khi sử dụng
Chế độ tiêm
- Biết số lần tiêm/ngày
Nhị phân
Các bước tiêm
- Quy trình tiêm insulin
Danh mục
Thực hành Theo dõi và xử trí tác - Có thực hiện các biện pháp khi
dụng phụ
hạ đường huyết?
Bảo quản lọ/ bút tiêm - Có bảo quản ở nhiệt độ dưới 30
insulin
Một số yếu
tố liên
quan đến
kiến thức
và thực
hành
Danh mục
không?
Danh mục
Nhị phân
- Tuổi
- Giới
- Nơi sống
- Trình độ học vấn
- Thời gian mắc bệnh
- Bệnh lý phối hợp
- Liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu
Công cụ tổng cộng 27 câu hỏi, bao gồm:
-
Phần thông tin chung (gồm 7 câu từ câu A1 đến câu A7): Tuổi, giới, trình độ
học vấn, khu vực sống, thời gian mắc bệnh, các bệnh lý phối hợp.
-
Đánh giá kiến thức: tổng cộng 14 câu (B1 – B14), bao gồm: loại insulin, thời
điểm tiêm, vị trí tiêm, theo dõi và xử trí, bảo quản.
-
Đánh giá thực hành: có 6 câu (C1 – C6): chế độ, các bước tiêm, theo dõi và
xử trí, bảo quản.
13
Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành:
Kiến thức:
Mỗi câu trả lời đúng được1 điểm, trả lời sai -1 điểm, không biết thì không có
điểm. Tổng điểm tối đa là 53 điểm.
Có kiến thức đúng khi tổng số điểm đạt được ≥ 30 điểm.
Thực hành:
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời không đúng thì không được điểm.
Tổng điểm tối đa cho phần thực hành là 15 điểm.
Thực hành được coi là đúng khi tổng số điểm được ≥ 10 điểm.
Công cụ cụ thể được trình bày trong phần phụ lục 2
2.6.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
Số liệu được thu thập bằng phỏng vấn do nhân viên y tế, thông qua bộ câu hỏi
đã được thiết kế sẵn.
2.7. Kế hoạch quản lý và phân tích số liệu, cách khống chế sai số và nhiễu
2.7.1. Quản lý và phân tích số liệu
Số liệu được làm sạch, mã hóa và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1
Sử dụng thuật toán thống kê để phân tích trên phần mềm STATA 12.
2.7.2. Sai số và cách khống chế sai số
Sai số có thể xảy ra do:
- Sai số do điều tra viên: Điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin,
sai số khi ghi chép thông tin, sai số do điều tra viên không hiểu rõ về câu
hỏi.
- Sai số do người trả lời phỏng vấn: Do câu hỏi về kiến thức và thực hành nên
rất dễ dẫn đến có câu trả lời sai khi hỏi. Và có hai mức trả lời “Sai” và
“Không biết” nên đối tượng có thể trả lời đại khái, hoặc cố tình trả lời
“Không biết” làm đánh giá sai kiến thức của mình.
- Sai số trong quá trình thu thập thông tin: Lựa chọn nhầm hoặc bỏ qua bệnh
nhân được lựa chọn.
- Sai số trong quá trình thu thập số liệu.
14