Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH ĐỘT QUỴ GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CHĂM SÓC
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH ĐỘT QUỴ
GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2017

Chuyên ngành : Quản lý bệnh viện
Mã số

: 60720701

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Đỗ Đào Vũ
2. PGS. TS Nguyễn Đăng Vững

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................................... ii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................................ 3
1.1.Khái niệm, thuật ngữ...............................................................................................................................3


1.2. Đại cương về đột quỵ..............................................................................................................................6
1.3. Chức năng nhiệm vụ của nhân viên y tế...............................................................................................14
1.4. Chăm sóc cơ bản và chăm sóc người bệnh toàn diện...........................................................................18
1.5. Chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp................................................22
1.6. Một số nghiên cứu về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp.............23
1.7. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu.............................................................................................................26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................................28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................................................28
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................................................28
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.....................................................................................................28
Lấy cỡ mẫu toàn bộ, thuận tiện có chủ đích................................................................................................28
2.5. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................................................29
Công cụ thu thập số liệu......................................................................................................................... 29
2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu..............................................................................................................31
1)Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu...........................................................32
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................................................................33
2.8. Sai số của nghiên cứu và biện pháp khắc phục.....................................................................................33
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu...........................................................................................................34
Chương 3............................................................................................................................................... 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................................ 35
3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.............................................................................................35
Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi.......................................................................................35


Biểu đồ 3.2. Phân bố người bệnh theo giới.................................................................................................35
Bảng 3.1. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của người bệnh (n=122).........................................................36
Bảng 3.2. Khoa điều trị và số lần đột quỵ của người bệnh (n=122)............................................................36
37
Biểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo phân cấp chăm sóc........................................................................37

Kết quả phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa, ĐDT của bệnh viện và ĐDT tại các
khoa tham gia nghiên cứu cho thấy số lượng người bệnh đột quỵ đến điều trị tại bệnh viện ngày
càng tăng.........................................................................................................................................37
Biểu đồ 3.4. Mức độ đột quỵ của người bệnh theo thang điểm NHISS.......................................................38
3.2. Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng của người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp..................................38
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ NB có nhu cầu chăm sóc PHCN theo 08 nhóm nhu cầu...................................................38
Bảng 3.3. Tổng hợp tỷ lệ người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp có nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng theo
08 nhóm nhu cầu (n=122)................................................................................................................39
Bảng 3.4. Nhu cầu chăm sóc da của người bệnh (n=122)...........................................................................41
Bảng 3.5. Nhu cầu chăm sóc ăn, uống của người bệnh (n=122).................................................................41
Bảng 3.6. Nhu cầu của người bệnh về chăm sóc đường tiểu, bàng quang (n=122)...................................42
Bảng 3.7. Nhu cầu của người bệnh về chăm sóc hô hấp (n=122)...............................................................43
Bảng 3.8. Nhu cầu của người bệnh về chăm sóc phòng ngừa táo bón (n=122)..........................................44
Bảng 3.9. Nhu cầu người bệnh về phòng ngừa tắc mạch (n=122)..............................................................44
Bảng 3.10. Nhu cầu của người bệnh về chăm sóc tư thế đúng (n=122).....................................................45
Bảng 3.11. Nhu cầu người bệnh về chăm sóc luyện tập người bệnh (n=122).............................................46
3.3. Thực trạng đáp ứng của nhân viên y tế về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai
đoạn cấp...........................................................................................................................................47
Bảng 3.12. Mức độ đáp ứng của nhân viện y tế cho người bệnh đột quỵ..................................................47
giai đoạn cấp................................................................................................................................................47
Bảng 3.13. Mức độ đáp ứng của nhân viện y tế về chăm sóc ăn, uống đối với người bệnh.......................48
Bảng 3.14. Mức độ đáp ứng của người bệnh về chăm sóc đường tiểu, bàng quang.................................49
Bảng 3.15. Mức đáp ứng của nhân viện y tế về chăm sóc hô hấp..............................................................50
Bảng 3.16. Mức đáp ứng của nhân viện y tế về chăm sóc phòng ngừa táo bón........................................51
Bảng 3.17. Mức đáp ứng của nhân viện y tế về phòng ngừa tắc mạch......................................................51
Bảng 3.18. Mức đáp ứng của nhân viên y tế về chăm sóc tư thế đúng......................................................52
Bảng 3.19. Mức đáp ứng của nhân viên y tế về chăm sóc luyện tập phục hồi chức năng..........................52
Biểu đồ 3.6. Mức độ hài lòng của người bệnh, người nhà đối với thực trạng đáp ứng các nhu cầu chăm
sóc phục hồi chức năng của nhân viên y tế......................................................................................54
Chương 4 BÀN LUẬN.............................................................................................................................. 56



4.1. Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu..........................................................................56
4.2. Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng của người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................................................................................57
4.3. Thực trạng đáp ứng của nhân viên y tế về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai
đoạn cấp...........................................................................................................................................63
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 69
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................ 1
PHỤ LỤC 1
Phụ lục 1: Phiếu đánh giá sự đáp ứng nhu cầu PHCN cho NB đột quỵ giai đoạn cấp của nhân viên y tế.....1
Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu đại diện Ban Giám đốc bệnh viện....................................................10
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Điều dưỡng trưởng bệnh viện.........................................................12
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo Khoa..................................................................................14


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSNBTD
ĐDT
ĐDV
ĐTV
NB
NVYT
PHCN
PVS
TCYTTG

Chăm sóc người bệnh toàn diện
Điều dưỡng trưởng

Điều dưỡng viên
Điều tra viên
Người bệnh
Nhân viên y tế
Phục hồi chức năng
Phỏng vấn sâu
Tổ chức Y tế thế giới

THCS
THPT

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của người bệnh (n=122)........................................................36
Bảng 3.2. Khoa điều trị và số lần đột quỵ của người bệnh (n=122)...........................................................36
Bảng 3.3. Tổng hợp tỷ lệ người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp có nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng theo
08 nhóm nhu cầu (n=122)....................................................................................................................... 39
Bảng 3.4. Nhu cầu chăm sóc da của người bệnh (n=122).........................................................................41
Bảng 3.5. Nhu cầu chăm sóc ăn, uống của người bệnh (n=122)................................................................41
Bảng 3.6. Nhu cầu của người bệnh về chăm sóc đường tiểu, bàng quang (n=122)....................................42
Bảng 3.7. Nhu cầu của người bệnh về chăm sóc hô hấp (n=122)..............................................................43
Bảng 3.8. Nhu cầu của người bệnh về chăm sóc phòng ngừa táo bón (n=122)..........................................44
Bảng 3.9. Nhu cầu người bệnh về phòng ngừa tắc mạch (n=122).............................................................44
Bảng 3.10. Nhu cầu của người bệnh về chăm sóc tư thế đúng (n=122).....................................................45
Bảng 3.11. Nhu cầu người bệnh về chăm sóc luyện tập người bệnh (n=122)............................................46
Bảng 3.12. Mức độ đáp ứng của nhân viện y tế cho người bệnh đột quỵ.................................................47

giai đoạn cấp.......................................................................................................................................... 47
Bảng 3.13. Mức độ đáp ứng của nhân viện y tế về chăm sóc ăn, uống đối với người bệnh.......................48
Bảng 3.14. Mức độ đáp ứng của người bệnh về chăm sóc đường tiểu, bàng quang.................................49
Bảng 3.15. Mức đáp ứng của nhân viện y tế về chăm sóc hô hấp.............................................................50
Bảng 3.16. Mức đáp ứng của nhân viện y tế về chăm sóc phòng ngừa táo bón........................................51
Bảng 3.17. Mức đáp ứng của nhân viện y tế về phòng ngừa tắc mạch.....................................................51
Bảng 3.18. Mức đáp ứng của nhân viên y tế về chăm sóc tư thế đúng.....................................................52
Bảng 3.19. Mức đáp ứng của nhân viên y tế về chăm sóc luyện tập phục hồi chức năng..........................52



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi...................................................................................35
Biểu đồ 3.2. Phân bố người bệnh theo giới............................................................................................. 35
Biểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo phân cấp chăm sóc......................................................................37
Biểu đồ 3.4. Mức độ đột quỵ của người bệnh theo thang điểm NHISS.....................................................38
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ NB có nhu cầu chăm sóc PHCN theo 08 nhóm nhu cầu..................................................38
Biểu đồ 3.6. Mức độ hài lòng của người bệnh, người nhà đối với thực trạng đáp ứng các nhu cầu chăm
sóc phục hồi chức năng của nhân viên y tế.............................................................................................. 54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ là một vấn đề lớn của Y học các nước trong nhiều thập kỷ qua. Bệnh
do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều
di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đó là gánh nặng không chỉ
đối với người bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia của
họ. Philipe Frogn (Pháp) đã cảnh báo: “Nếu không có chiến dịch phòng chống đích

thực về mặt sức khỏe, ta sẽ tạo ra một cộng đồng những người tàn tật”. Do vậy, đây
là vấn đề kinh tế -xã hội được nhiều lĩnh vực quan tâm, tìm mọi biện pháp phòng
ngừa và điều trị đột quỵ xảy ra .
Đột quỵ góp phần vào khoảng 6,7 triệu ca tử vong trên thế giới vào năm 2012,
theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), tức là khoảng 11,9% trên tổng số các trường
hợp tử vong. Biểu đồ của Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cho thấy
có gần 130.000 người Mỹ tử vong vì đột quỵ mỗi năm – tức là cứ 4 phút lại có một
người chết vì đột quỵ . Nghiên cứu tại Anh năm 2014 của tác giả Clarke D.J trên 90
NVYT tham gia vào quá trình PHCN cho NB đột quỵ cho thấy rằng: NVYT đóng
vai trò độc lập hoặc là một chuyên gia trong quá trình PHCN của NB . Tuy nhiên,
kết quả của một số nghiên cứu tại Việt Nam về thực trạng điều dưỡng với công tác
CSSKTD cho NB cho thấy: NVYT còn thiếu tính chủ động trong chăm sóc NB, khả
năng nhận định và ra quyết định độc lập còn hạn chế, thiếu hướng dẫn và luyện tập
PHCN cho NB,… , , . Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm tiến hành tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012 về nhu cầu và thực trạng chăm sóc
PHCN cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp, một số nhu cầu quan trọng của NB
chưa được NVYT đáp ứng đầy đủ: hơn 90% chưa được hướng dẫn cách cho ăn,
uống để tránh nghẹn, 70% chưa được hướng dẫn vân động tay, chân… Tỷ lệ NVYT
còn thiếu kiến thức về chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ còn chiếm tới gần 30% .
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, số lượt NB phải nhập viện điều trị do
đột quỵ tăng từ 350 người (năm 2014) lên đến 720 người (đến tháng 12 năm 2016) ,
, . Điều này cho thấy nhu cầu lớn trong chăm sóc PHCN của NB đột quỵ tại bệnh
viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Nhưng chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện Đa khoa


2

tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá về việc đáp ứng nhu cầu PHCN cho NB đột quỵ của
NVYT để từ đó đưa ra những khuyến nghị cho Ban Giám đốc bệnh viện nhằm nâng
cao hiệu quả CSSK cho NB đột quỵ nói riêng và cho NB nói chung.

Chính vì vậy, nghiên cứu: “Nhu cầu và khả năng đáp ứng trong việc chăm
sóc phục hồi chức năng bệnh đột quỵ giai đoạn cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Vĩnh Phúc, năm 2017” được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1) Xác định nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng của người bệnh đột quỵ giai
đoạn cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2017.
2) Mô tả thực trạng đáp ứng của nhân viên y tế về chăm sóc phục hồi chức năng cho
người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, thuật ngữ
Một số thuật ngữ liên quan đến đột quỵ:
Đột quỵ (Stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não, được Tổ chức Y tế thế giới
định nghĩa là “tình trạng bệnh lý não biểu hiện bởi các thiếu sót chức năng thần kinh
xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây
tử vong trong 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ não” .
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não: là bệnh lý mạch máu não nguy
hiểm và phổ biến nhất hiện nay đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột
ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch).
- Nhồi máu não (chiếm 85%): Nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không
được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo
dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và
chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.
- Xuất huyết não (chiếm 15%): Bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết
quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của
dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng
mạch máu não bẩm sinh…

Tai biến mạch máu não là tình trạng mất đột ngột chức năng của não, tồn tại
quá 24 giờ hoặc chết trước 24 giờ, không do chấn thương .
Đột qụy não trong nghiên cứu này gọi tắt là đột quỵ (Strocke): là dạng viết
ngắn gọn của “strocke of apoplexy” được sử dụng đầu tiên trong y học vào năm
1689 (“apoplexy” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “apoplexia” có nghĩa là “Chứng ngập
máu”) để chỉ những trường hợp tổn thương não cấp tính không do chấn thương.
Giai đoạn những năm 1950, các nhà lâm sàng thấy cần thiết phải đưa ra thuật
ngữ chỉ một giai đoạn rối loạn tạm thời chức năng não liên quan tới mạch máu, và
thuật ngữ “Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua” (transient ischemic attack, viết
tắt là TIA) ra đời . Thiếu máu não cục bộ thoáng qua hay thiếu máu cục bộ tạm thời


4

là tình trạng mất đột ngột chức năng của não bộ và được phục hồi hoàn toàn trong
vòng 24 giờ, không do chấn thương .
“Tai biến mạch máu não” và “Đột quỵ não” là hai tên gọi của một tình trạng
tổn thương não cấp tính do mạch máu. Ngày nay, đột quỵ não được sử dụng nhiều
hơn để thay thế thuật ngữ “Tai biến mạch máu não” .
Năm 2009, Ủy ban chuyên gia của Hội đột quỵ/ Hội tim mạch Hoa Kỳ phát
hành ấn bản khoa học cập nhật định nghĩa đột quỵ của thế kỷ 21, trong đó định
nghĩa: Nhồi máu hệ thần kinh trung ương (Central nervous system infarction) là
tình trạng chết tế bào não, tủy sống hoặc võng mạc do thiếu máu, dựa trên giải phẫu
bệnh, chẩn đoán hình ảnh thần kinh, và/ hoặc các bằng chứng lâm sàng của tổn
thương vĩnh viễn. Nhồi máu hệ thần kinh trung ương bao gồm: đột quỵ thiếu máu
(ischemic stroke) để chỉ những trường hợp nhồi máu hệ thần kinh trung ương có
triệu chứng; nhồi máu não thầm lặng (silent infartion) để chỉ những trường hợp
không phát hiện triệu chứng lâm sàng. Đột quỵ bao gồm cả chảy máu trong não
(intracerebral hemorrhage) và chảy máu dưới nhện (subarachnoid hemorrhage).
“Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là một giai đoạn thoáng qua các rối loạn

chức năng thần kinh do thiếu máu cục bộ không gây nhồi máu của não, tủy sống
hoặc võng mạc” . Cập nhật định nghĩa đột quỵ giúp hợp nhất các tiêu chuẩn lâm
sàng và mô học; đồng thời có thể sử dụng thống nhất trong thực hành, nghiên cứu
và đánh giá của lĩnh vực y tế công cộng . Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng
tôi vẫn sử dụng định nghĩa thuật ngữ “đột quỵ” của TCYTTG, vì định nghĩa này
hiện vẫn đang được sử dụng phổ biến tại các nước trên thế giới.
Đột quỵ giai đoạn cấp (giai đoạn sớm) là khoảng thời gian được tính thông
thường từ ngày khởi phát bệnh đến tuần thứ 2, có thể đến tuần thứ 6 , .
 Phục hồi chức năng:
Theo TCYTTG, phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã
hội, giáo dục, hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm
khả năng và khiếm khuyết, đảm bảo cho người khuyết tật hòa nhập xã hội, có cơ hội
bình đẳng và tham gia vào các hoạt động của xã hội. Hay nói cách khác là sự khôi


5

phục đầy đủ nhất những cái bị mất đi do bệnh tật, tổn hại hoặc khuyết tật bẩm sinh.
Sự phục hồi của cá nhân liên quan rất nhiều đến sinh thái môi trường và các mối
quan hệ trong xã hội. Theo đó, PHCN không chỉ đơn thuần là huấn luyện người
khuyết tật thích nghi với môi trường mà còn tác động vào môi trường xã hội tạo nên
khối thống nhất cho quá trình hòa nhập xã hội .
Có 03 hình thức phục hồi chức năng chính: (1) PHCN tại viện/ trung tâm, (2)
PHCN ngoài viện/ trung tâm và (3) PHCN dựa vào cộng đồng. Trong đó, PHCN tại
viện/ trung tâm là hình thức phục hồi đã được áp dụng từ lâu, là hình thức người
khuyết tật được PHCN tại các trung tâm hoặc các khoa PHCN của các bệnh viện để
được tiến hành PHCN.
 Chăm sóc NB trong bệnh viện:
Theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 1 năm 2011 của Bộ Y tế về
việc “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc NB trong bệnh viện” (sau đây

gọi tắt là Thông tư 07/2011/TT-BYT), chăm sóc NB trong bệnh viện bao gồm hỗ
trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi NB nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân
nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm
lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho NB .
Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy
hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn
diện và liên tục của NVYT, hộ sinh viên .
Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế
trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của NVYT,
hộ sinh viên .
Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt
động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của NVYT, hộ sinh viên .
 Nhân viên y tế:
Nhân viên y tế là người làm nghề điều dưỡng, các bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật
viên và làm việc trong các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội .


6

1.2. Đại cương về đột quỵ
1.2.1. Sơ lược về giải phẫu – sinh lý mạch máu não
 Giải phẫu hệ mạch máu não
Não được nuôi dưỡng bởi 4 mạch máu chính xuất phát từ động mạch chủ: hai động
mạch cảnh trong và hai động mạch đốt sống thân nền nối với nhau qua đa giác Willis.
+ Động mạch cảnh trong xuất phát từ động mạch cảnh gốc tại xoang cảnh, đi
thẳng lên hộp sọ cung cấp máu cho phần lớn hệ bán cầu đại não. Động mạch cảnh
trong chia làm bốn ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động
mạch thông sau và động mạch mạc trước. Mỗi động mạch não chia làm hai ngành
tưới máu ở khu vực nông (vỏ não) và khu vực sâu (trung tâm não). Hai ngành nông

và sâu này độc lập với nhau, không thông nối với nhau mà có cấu trúc tận cùng.
Động mạch não trước: nhánh nông tưới máu cho mặt trong vỏ não của thùy
trán và thùy đỉnh. Nhánh sâu tưới máu cho phần trước của bao trong, phần đầu của
nhân đuôi và nhân bèo xám trong số đó có nhánh động mạch Heubner hay động
mạch của chảy máu
Động mạch não giữa: nhánh nông ở vỏ não tưới máu cho mặt ngoài bán cầu
đại não. Nhánh sâu cung cấp máu cho các nhân xám trung ương, bao trong, thể vân,
và đồi thị trong đó có động mạch Charcot (hay động mạch chảy máu não) dễ bị vỡ
do tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch. Động mạch thông sau: tiếp nối với động
mạch não sau của động mạch thân nền, cung cấp máu cho mặt dưới bán cầu đại não
tạo sự thông nối của vùng đa giác Willis là nơi có túi phình động mạch, chỗ nối
động mạch cảnh, khi vỡ túi phình này gây liệt dây thần kinh một bên hoặc cơn đau
nửa đầu, liệt mặt.
Động mạch mạc trước: nhánh nông cung cấp máu cho vỏ não, nhánh sâu tưới
máu cho hạnh nhân, hồi hải mã, nhân đuôi, đám rối mạc mạch trước của sừng thái
dương não thất bên. Hệ thống động mạch trung tâm có các nhánh tận không thông
nối với nhau và phải chịu áp lực cao, khi chảy máu do tăng huyết áp thường ở vị trí
sâu và nặng. Có hai nhánh động mạch hay chảy máu nhất là động mạch Heubner
(nhánh động mạch não trước) và động mạch Charcot (nhánh động mạch não giữa).


7

Hệ thống động mạch ngoại vi được nối với nhau bằng một mạng lưới phong
phú trên khắp bề mặt của vỏ não, chia nhánh nhiều nên chịu áp lực thấp vậy khi
huyết áp hạ có thể gây nhồi máu não. Vùng giao thủy giữa các nhánh nông và nhánh
sâu hay xảy ra tai biến gây tổn thương lan tỏa như thiếu máu não cục bộ.
+ Động mạch đốt sống thân nền: xuất phát từ đoạn đầu của động mạch dưới
đòn đi lên trong các lỗ của mỏm ngang từ C 1 đến C6 chui vào lỗ chẩm đến bờ dưới
của cầu não nhập với động mạch cùng tên bên đối diện tạo thành động mạch thân

nền. Động mạch thân nền nằm ở rãnh giữa cầu não, lên khỏi cầu não cho hai nhánh
tận là động mạch não cấp máu cho mặt dưới bán cầu đại não và khu vực gian não.
Động mạch não sau, nhánh nông cấp máu cho mặt trong và dưới thùy thái dương,
thùy hải mã, phần giữa thùy chẩm, cực chẩm; nhánh sâu cấp máu cho 2/3 sau của
đồi thị, màng mạch thành bên của não thất III, não thất bên, nhân nhạt, nhân đỏ, thể
dưới đồi, tuyến tùng, củ não sinh tư và phần giữa của thể gối .
Đa giác Willis là vòng nối thông hệ động mạch cảnh trong và động mạch đốt
sống thân nền được cấu tạo bởi hai động mạch não trước, hai động mạch thông sau,
hai động mạch não sau và hai động mạch thông trước. Đa giác Willis nằm dưới nền
sọ có tác dụng điều hòa lưu lượng dòng máu lên não , , .

Hình 1.1. Sơ đồ vòng đa giác Willis
(Frank H. Netter, MD (2008), ATLAS giải phẫu người)


8

Theo Lazorthes, tuần hoàn não có hệ thống nhánh nông ở ba mức như sau:
+ Mức I: Nối thông giữa các động mạch lớn trước não (giữa động mạch cảnh
trong, động mạch cảnh ngoài và động mạch đốt sống) qua động mạch võng mạc
trung tâm.
+ Mức II: Các động mạch lớn tạo vòng Willis ở đáy não.
+ Mức III: Nối thông tầng nông bề mặt vỏ não giữa các động mạch tận thuộc
hệ động mạch cảnh trong và hệ động mạch đốt sống nền , .
Ở đại não cũng có nhánh nối mạch giữa màng mềm và bề mặt bán cầu đại não,
các nối tiếp này bình thường không hoạt động, mỗi động mạch chỉ tưới máu cho
khu vực nó phụ trách. Khi có tai biến tắc mạch, vỡ mạch não khu vực thì mạch nối
thông này hoạt động bù trừ ngay, nhưng ở tiểu não không có mạch nối trên bề mặt
khi tai biến xảy ra thì tiên lượng nặng.
- Sinh lý tuần hoàn não

+ Theo Ingvar và cộng sự (1965), lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người
lớn là 49,8 ml ± 5,4 ml/100 gam não trong một phút. Có sự khác biệt lớn giữa lưu
lượng tuần hoàn của chất xám (79,7 ml ± 10,7/100 gam não/ phút), trong chất trắng
là 20,5±2,5ml/100g năo /phút.
+ Theo hiệu ứng Bayliss, ở người bình thường lưu lượng máu lên năo luôn
hằng định khoảng 55ml/100g năo/phút. Lưu lượng này không biến đổi theo lưu
lượng tim. Khi huyết áp trung bình thấp dưới 60mmHg hoặc cao hơn 150mmHg thì
lưu lượng máu năo sẽ tăng hay giảm theo lưu lượng tim (mất hiệu ứng Bayliss).
+ Tai biến nhồi máu não sẽ xảy ra khi lưu lượng máu giảm dưới 18-20 ml/ 100
gam não/ phút .
 Yếu tố nguy cơ của đột quỵ:

Yếu tố nguy cơ của đột qụy là những đặc điểm của một cá thể hoặc một nhóm
cá thể, có liên quan tới khả năng mắc đột qụy não cao hơn một cá thể hoặc một
nhóm cá thể khác không có các đặc điểm đó .
Trong thực tế các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não có nhiều, tuy nhiên không
đồng nhất cho mọi chủng tộc, mọi quốc gia. Có những yếu tố nguy cơ có vai trò


9

nguyên nhân và gặp với tỷ lệ cao như xơ vữa động mạch não, tăng huyết áp, đái
tháo đường… nhưng cũng có khi các yếu tố đó phối hợp với nhau làm tăng khả
năng đột quỵ .
Các yếu tố nguy cơ được chia thành 2 nhóm :
- Nhóm các yếu tố không thể tác động được, gồm: tuổi cao, giới tính nam,
khu vực địa lý, chủng tộc, yếu tố di truyền… Trong đó, tuổi cao là yếu tố nguy cơ
cao nhất trong đột quỵ. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi, tỷ lệ
nam/nữ tuỳ theo từng tác giả, từng quốc gia có thể khác nhau, dao động từ 1,6/1 đến
2/1; người da đen có tỷ lệ mắc đột qụy não cao nhất, sau đó đến người da vàng và

cuối cùng là người da trắng và về di truyền. Đột qụy não nằm trong phổ lâm sàng
của CADASIL (Cerebral Autosomal Dominant Arteriopathy with Subcortical
Infarct and Leucoencephalopathy) tức bệnh động mạch não di truyền trội theo
nhiễm sắc thể thường, biểu hiện là nhồi máu dưới vỏ và bệnh chất trắng não.
- Nhóm các yếu tố có thể tác động thay đổi được, gồm: tăng huyết áp, bệnh
tim, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, thuốc lá, cơ thiếu máu cục bộ thoáng qua
(TIA), Migraine, thuốc tránh thai, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, ít vận động, béo
phì... .
 Tình hình dịch tễ học:
Theo thống kê của WHO, tỷ lệ hiện mắc của đột qụy là 500 - 800/100.000 dân.
Nhìn chung tỷ lệ đột qụy não trên thế giới vẫn còn cao, trong những năm gần đây
bệnh có xu hướng gia tăng ở các nước châu Á . Năm 2005, thế giới có khoảng 16
triệu người bệnh đột quỵ lần đầu, 5,7 triệu người bệnh tử vong và cứ 5 giây lại ghi
nhận 01 ca đột quỵ mới. Ước tính đến năm 2030, thế giới có 23 triệu người đột quỵ
lần đầu và 7,8 triệu người tử vong do đột quỵ ,
Theo Graeme J Hankey (2002), đột qụy là bệnh thường gặp đứng thứ tư trong
cơ cấu bệnh thần kinh (sau đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng và hội chứng ống
cổ tay). Tỷ lệ tử vong do đột qụy đứng thứ ba sau ung thư và nhồi máu cơ tim.
Tỷ lệ tàn phế do đột qụy đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh , , , , , .


10

Tại Mỹ, theo số liệu thống kê của Hội Tim mạch Mỹ: mỗi 45 giây có 01
trường hợp đột quỵ não cấp; hơn 130 nghìn người tại Mỹ tử vong mỗi năm đó do đột
quỵ; cứ 4 phút có một người Mỹ chết vì đột quỵ; mỗi năm, có hơn 610 nghìn người đột
quỵ đầu; 185 nghìn người đột quỵ tái phát. Ước tính chi phí cho đột quỵ hàng năm ở
Hoa Kỳ khoảng 33 tỷ mỗi năm, số này bao gồm các chi phí cho các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, thuốc và số ngày nghỉ việc để điều trị đột quỵ , , , .
Ở Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc bệnh dao động từ 104/100000 dân (ở Hà Nội) đến

105/100000 dân (ở Huế) và 409/100.000 dân (ở Thành phố Hồ Chí Minh) . Chưa có
đầy đủ số liệu về chi phí cho đột quỵ tại Việt Nam .
 Nguyên tắc điều trị và dự phòng:
Cấp cứu, điều trị đột qụy não phải nhanh và chuẩn xác, biểu hiện qua hai khẩu
hiệu của hội đột qụy thế giới:
- Thời gian là não (Time is Brain).
- Sự tinh nhuệ là não (Competence is Brain).
Một số hoạt động chính trong cấp cứu, điều trị và dự phòng đột quỵ :
- Duy trì chức năng sống và điều chỉnh các hằng số sinh lý
- Chống phù não
- Điều trị theo thể bệnh
- Điều trị triệu chứng, biến chứng
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và PHCN: đây là việc làm quan
trọng, là cơ sở quyết định hiệu quả cải thiện tình trạng của NB và cần phải được tiến
hành sớm.
- Tiến hành các biện pháp dự phòng cấp II nhằm tránh đột quỵ tái phát.
 Nhiệm vụ của NVYT trong chăm sóc PHCN cho NB đột quỵ giai đoạn
cấp gồm những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Theo dõi và kiểm soát chức năng sống: dùng thuốc theo y lệnh, theo dõi
huyết áp, đường huyết trong giới hạn cho phép, diễn biến lâm sàng trong những
ngày tiếp theo, ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch vào ngày thứ 2.


11

- Chăm sóc-nuôi dưỡng: giai đoạn cấp, NB thường được theo dõi ở phòng hồi
sức-cấp cứu, duy trì đường hô hấp, miệng họng sạch. Đặt nội khí quản và thở máy
nếu có tăng tiết dịch hoặc hôn mê. Sonde bàng quang để theo dõi dịch. Chăm sóc da
(xoay trở 2 giờ/lần). Sonde dạ dày nếu NB hôn mê. Trong những ngày đầu, cần
hướng dẫn gia đình chế độ ăn, cách cho ăn để tránh nghẹn, sặc do liệt hầu họng.

- Tư thế: cho NB nằm hướng bên liệt ra ngoài để tăng khả năng nhận kích
thích từ phía liệt. Dùng gối kê vai, hông bên liệt và hướng dẫn gia đình cách đặt các
tư thế tại giường để tránh mẫu co cứng về sau, hạn chế nằm lâu một tư thế.
- PHCN càng sớm càng tốt, chủ yếu là các bài tập theo tầm vận động khớp để
ngăn ngừa cứng khớp, co rút, huyết khối….
Tại Việt Nam, năm 2004, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình
chăm sóc người bệnh, trong đó đưa ra hướng dẫn về “Quy trình chăm sóc NB tai
biến mạch máu não giai đoạn hồi phục” - có thể xem là quy trình mà NVYT cần
thực hiện chăm sóc NB đột quỵ. Dưới đây trích dẫn một số nội dung được nêu rõ
trong quy trình này:
 Mục đích:
- PHCN vận động cho NB.
- Đề phòng và điều trị các biến chứng.
- Dinh dưỡng hợp lý.
- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để đề phòng bệnh tái phát.
 Các bước tiến hành
- Sắp xếp phòng bệnh và giường bệnh để NB nằm gần tường, tránh ngã, bên
liệt quay ra ngoài. NVYT phối hợp cùng kỹ thuật viên PHCN tập vận động cho NB
để sớm PHCN vận động. Phải tập nhẹ nhàng, đều đặn, tăng dần, tránh thô bạo. Các
kích thích đều bắt đầu từ bên liệt.
- Đặt NB nằm thoải mái trên giường, không nên nằm ngửa. Cho NB nằm
nghiêng, có thể dùng gối, đệm kê đỡ một phần cơ thể để NB nằm chắc, thoải mái. 23 giờ giúp thay đổi tư thế cho NB một lần. Mặt giường cần được giữ phẳng, đệm
chắc, không kê đầu NB quá cao.


12

- Phòng các biến chứng về:
+ Viêm đường hô hấp: cho NB thay đổi tư thế, vỗ rung. Nếu NB khạc yếu cần
hỗ trợ hút, làm sạch đờm dãi.

+ Loét: nằm đệm chống loét, thay đổi tư thế thường xuyên, vệ sinh vùng tỳ đè,
xoa bột talc.
+ Vệ sinh răng, miệng, mắt.
+ Tắm rửa.
+ Tập cho NB đại tiểu tiện tự chủ.
- Cho NB ăn:
+ Nếu NB phải ăn qua ống thông: cho NB ăn súp, sữa 4 lần/ngày.
+ Nếu NB tự ăn: ăn thức ăn mềm, cơm.
+ Tính lượng calo đủ, cân đối, đảm bảo đủ nước, vitamin.
+ Giúp đỡ, khuyến khích NB tự xúc ăn.
- Theo dõi: mạch, nhiệt độ, huyết áp: 2 lần/ngày. Cho NB uống thuốc đúng
giờ, đặc biệt là thuốc hạ áp, hạ đường huyết…
 Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo:
- Đánh giá khả năng phục hồi vận động để có bài tập thích hợp.
- Ghi hồ sơ: mạch, nhiệt độ, huyết áp, diễn biến bệnh. Mức độ hồi phục liệt.
- Báo bác sĩ khi có các dấu hiệu của nhiễm trùng (sốt), loét, huyết áp cao,
đường huyết cao, sặc…
 Hướng dẫn NB và gia đình:
- Hướng dẫn NB và gia đình tuân thủ chế độ điều trị.
- Giải thích cho họ tầm quan trọng của theo dõi, uống thuốc, kiểm soát huyết
áp thường xuyên, kiên trì tập luyện tiếp khi ra viện.
- Thay đổi lối sống: bỏ thuốc lá, rượu bia, tập thể dục, chế độ ăn giảm mỡ
động vật. Khám định kỳ .
1.2.2. Phân loại, dấu hiệu và biến chứng của đột quỵ
 Các thể đột quỵ:

Trên lâm sàng, đột quỵ não có 02 thể chính:


13


- Đột quỵ thiếu máu (Ischemic Stroke): Chiếm 75-80% số NB đột quỵ não,
xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp do
xơ vữa động mạch, gồm: huyết khối động mạch não; tắc mạch não và hội chứng lỗ
khuyết (chia 2 dạng: đột quỵ thiếu máu não cấp tính và cơn tai biến mạch máu não
thoáng qua).
- Đột quỵ chảy máu (Hemorrhage Stroke): chiếm 20-25% số NB đột quỵ não,
xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não, gồm:
chảy máu nội sọ; chảy máu não thất và chảy máu dưới nhện , .
 Các dấu hiệu báo động đột quỵ:
Đột quỵ xảy ra một cách nhanh chóng, các triệu chứng của đột quỵ thường
xuất hiện đột ngột, không cảnh báo. Theo Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ, một hoặc nhiều
dấu hiệu sau đây có thể xem là dấu hiệu báo động đột quỵ , , .
- Đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể;
- Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói, nói khó;
- Đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên mắt;
- Đột ngột rối loạn việc đi đứng, khó đi, choáng váng, chóng mặt, mất thăng
bằng hay mất khả năng phối hợp động tác;
- Đột ngột đau đầu nhiều, nhức đầu dữ dội không biết nguyên nhân.
Chữ viết tắt FAST là một cách để nhớ những dấu hiệu của đột quỵ và những
điều nên làm nếu bạn nghĩ đột quỵ đã xảy ra, quan trọng nhất là để gọi cấp cứu để
hỗ trợ cấp cứu ngay lập tức. FAST có nghĩa là:
- (F)ACE (mặt): Yêu cầu NB cười  Kiểm tra để phát hiện nếu một bên mặt
rũ xuống.
- (A)RMS (tay): Yêu cầu NB đưa cả hai tay lên Kiểm tra để phát hiện nếu
một tay rơi xuống.
- (S)PEAK (nói chuyện): Yêu cầu NB lặp lại một câu đơn giản  Kiểm tra để
phát hiện nếu nói những từ không trôi chảy và kiểm ta sự lặp lại chính xác câu.



14

- (T)IME (thời gian): Nếu NB có bất kỳ triệu chứng nào của các triệu chứng
này, thời gian là quan trọng để đưa NB đến bệnh bệnh viện nhanh chóng nếu có thể.
Ở Việt Nam cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115.
 Các biến chứng, di chứng:
Các biến chứng, di chứng của NB đột quỵ phụ thuộc vào mức độ tổn thương:
- Tổn thương trong bán cầu đại não (50% các trường hợp) có thể gây ra: liệt
đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối
bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó.
- Tổn thương thân não (25%): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn
thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được).
- Tổn thương khiếm khuyết (25%): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền,
bao trong, đồi thị và cầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên
quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai, có khi có triệu chứng thất điều.
Về quá trình tiến triển của bệnh, khoảng 20% trường hợp tử vong trong vòng 1
tháng, 5% – 10% trường hợp tử vong trong vòng 1 năm; khoảng 10% trường hợp
hồi phục không để lại di chứng; 25% - 30% người bệnh có thể tự đi lại phục vụ bản
thân được; 20-25% trường hợp đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong
sinh hoạt và 15-25% người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của
người khác. Một số biến chứng của đột quỵ là viêm phổi, trầm cảm, co cứng, táo
bón, loét do nằm lâu, liệt nửa người , , , .
Các di chứng do đột quỵ không chỉ là gánh nặng của bản thân người bệnh và
gia đình họ mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Do đó, để phòng ngừa và giảm tỷ
lệ tai biến, biến chứng, góp phần giúp người bệnh có thể tái hoà nhập cộng đồng,
người bệnh luôn cần được chăm sóc PHCN sớm ngay từ giai đoạn cấp của bệnh.
1.3. Chức năng nhiệm vụ của nhân viên y tế
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của bác sĩ
Theo Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/05/2015 của Bộ
Y tế, Bộ Nội vụ Quy định nhiệm vụ của bác sĩ:



15

a) Khám bệnh, chữa bệnh:
Chủ trì tổ chức, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh;
Chủ trì tổ chức xử trí cấp cứu, cấp cứu thuộc chuyên khoa, trường hợp do
tuyến dưới chuyển đến;
Chủ trì hội chẩn chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;
Chủ trì giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh
trong phạm vi chuyên môn được giao;
Xây dựng hệ thống phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật trong
phạm vi chuyên môn được giao;
b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:
Chủ trì lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền
thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế;
Biên soạn, chủ trì tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục
sức khỏe.
c) Chủ trì thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn
dịch vụ y tế phù hợp;
đ) Chủ trì tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm
thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật,
triển khai phòng chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao;
d) Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế phục vụ chẩn
đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi chuyên môn được giao;
g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học:
Chủ trì biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật
chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;
Tổ chức hoặc trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ

thuật đối với viên chức chuyên môn thuộc phạm vi được giao và học viên, sinh viên;
Tham gia hướng dẫn, đào tạo sau đại học hoặc nâng cao trình độ chuyên môn,
kỹ thuật khi có yêu cầu;


16

Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
Nghiên cứu đề xuất hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch
phát triển về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân của ngành,
địa phương.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng
Trong chăm sóc NB tại bệnh viện, điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: (1)
nâng cao sức khỏe, (2) phòng bệnh và tật, (3) phục hồi sức khỏe và (4) làm giảm
bớt đau đớn cho NB. Trách nhiệm nghề nghiệp của điều dưỡng đối với NB phải dựa
trên 05 nguyên tắc cơ bản sau:
1) Không bao giờ được từ chối giúp đỡ NB: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều
dưỡng cũng cần nhớ rằng NB đang gặp tai họa và đang cần sự giúp đỡ của nhân
viên y tế (NVYT). Từ chối giúp đỡ NB là vi phạm nghĩa vụ xã hội, phải chịu sự lên
án về mặt đạo đức và có thể bị xử phạt về hành chính.
2) Giúp đỡ NB loại trừ các đau đớn về thể chất: điều dưỡng phải luôn thể hiện
một sự thông cảm và quan tâm đặc biệt, xem nỗi đau của NB như nỗi đau của chính
mình để tìm mọi cách cứu giúp. Khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc và điều trị phải
nhẹ nhàng để hạn chế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho NB.
3) Không bao giờ được bỏ mặc NB: điều dưỡng có nhiệm vụ đấu tranh cho sự
sống của NB đến cùng, luôn dành sự quan tâm tối đa cho NB với tinh thần “còn
nước còn tát”, không bao giờ xa rời vị trí để NB một mình đối phó với bệnh, tật.
4) Hỗ trợ về tinh thần cho NB: trong khi nằm viện, tinh thần của NB chịu ảnh
hưởng của bệnh, tật, sự xa cách người thân, môi trường bệnh viện và nhiều yếu tố
khác. Vì vậy, khi tiếp xúc với NB, điều dưỡng phải tạo được lòng tin của NB vào

hiệu quả điều trị.
5) Tôn trọng nhân cách NB: khi tiếp xúc với NB, điều dưỡng phải tạo ra một
môi trường trong đó mọi giá trị, mọi phong tục, tập quán và tự do tín ngưỡng của
mỗi NB đều được tôn trọng. Điều dưỡng cần gọi cả họ và tên NB, không gọi “ông
kia”, “bà kia” và đặc biệt là không được cáu gắt, quát mắng NB, “phải đối xử với
NB như anh muốn người ta đối xử với anh .


17

Theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT, nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc NB của
điều dưỡng/ hộ sinh viên gồm 12 nhiệm vụ:
1) Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe.
2) Chăm sóc về tinh thần.
3) Chăm sóc vệ sinh cá nhân.
4) Chăm sóc dinh dưỡng.
5) Chăm sóc PHCN.
6) Chăm sóc NB có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật.
7) Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho NB.
8) Chăm sóc NB giai đoạn hấp hối và NB tử vong.
9) Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng.
10) Theo dõi, đánh giá NB.
11) Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm
sóc người bệnh.
12) Ghi chép hồ sơ bệnh án.
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của kỹ thuật viên
Theo Thông tư số 46/2013/TT-BYT, Quy định chức, nhiệm vụ và cơ cấu tổ
chức của cơ sở phục hồi chức. Chức năng của các kỹ thuật viên bao gồm
 Cử nhân kỹ thuật y học là người được đào tạo về chuyên ngành vật lý trị
liệu, hoạt động trị liệu trình độ đại học.

Cử nhân kỹ thuật y học có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ chuyên khoa PHCN trong
chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch và thực hiện PHCN cho người bệnh.
 Cử nhân ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu là người được đào tạo về chuyên
ngành ngôn ngữ trị liệu trình độ đại học.
Cử nhân ngôn ngữ trị liệu có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ chuyên khoa PHCN trong
chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch và thực hiện ngôn ngữ trị liệu cho người bệnh.
 Kỹ thuật viên vật lý trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành vật lý trị
liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có
trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về vật lý trị
liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định; được cấp chứng


×