Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Truyền thông quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long qua báo mạng điện tử năm 2013 (Khảo sát trên báo vietnamplus.vn, baoquangninh.com.vn, vietnamtourism.gov.vn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Truyền thông quảng bá hình ảnh Vịnh
Hạ Long qua báo mạng điện tử năm 2013 (Khảo sát trên báo
vietnamplus.vn, baoquangninh.com.vn, vietnamtourism.gov.vn) do chính tác
giả nghiên cứu và viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa được cơng bố trong các cơng trình
khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Giang


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quan hệ cơng chúng và Quảng cáo
-Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện
nghiên cứu luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo đã dạy bảo tận tình và chỉ dẫn tôi
trong 2 năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh Thị Thúy
Hằng, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo – Học viện Báo chí và Tun
truyền đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
này. Tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực truyền thơng,
quan hệ cơng chúng, báo chí cũng như tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu
khoa học nghiêm túc của Cô.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của Ban quản lý Vịnh Hạ
Long, các anh, chị phóng viên đã nhiệt tình giúp đỡ để tơi hồn thành luận
văn. Cảm ơn gia đình, cảm ơn tập thể lớp Quan hệ Cơng chúng K18 đã giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.


Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân
nhưng khơng thể tránh được thiếu sót, tơi mong nhận được sự đánh giá, góp ý,
chỉ bảo của các thầy cơ, bạn bè để luận văn này được hồn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Giang


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THƠNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH
VỊNH HẠ LONG QUA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ......................................8
1.1. Các khái niệm...................................................................................8
1.2. Các yếu tố đánh giá hình ảnh Vịnh Hạ Long..............................14
1.3. Vai trị của báo mạng điện tử - cơng cụ quảng bá hình ảnh Vịnh
Hạ Long.........................................................................................19
CHƯƠNG 2....................................................................................................26
THỰC TRẠNG TRUYỀN THƠNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VỊNH HẠ
LONG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ NĂM 2013.................................26
2.1. Vài nét về các báo mạng điện tử trong diện khảo sát.................26
2.2. Khảo sát truyền thông quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long trên
ba báo mạng điện tử.....................................................................32
2.3. Các nội dung truyền thơng quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long
trên ba báo mạng điện tử.............................................................36
2.4. Đánh giá truyền thơng quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long........68
CHƯƠNG 3....................................................................................................78
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRUYỀN

THÔNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VỊNH HẠ LONG TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ.......................................................................................78
3.1. Kinh nghiệm quảng bá hình ảnh của một số khu danh lam
thắng cảnh ở Việt Nam và trong khu vực...................................78
3.2. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác truyền thơng quảng
bá hình ảnh Vịnh Hạ Long trên báo mạng điện tử...................82


KẾT LUẬN....................................................................................................95
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ số lượng bài trên các báo..................................................33
Biểu đồ 2.2 Nội dung quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long ...........................34
Biểu đồ 2.3 Số lượng chi tiết các bài trên 03 báo.........................................36
Biểu đồ 2.4 Tần suất xuất hiện các bài viết về hình thức trải nghiệm..........45
Biểu đồ 2.5 Tần suất xuất hiện các bài viết về bảo tồn và phát huy............54

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giao diện báo Quảng Ninh điện tử.............................................................27
Hình 1.2: Giao diện báo VietnamPlus.........................................................................29
Hình 1.3: Giao diện báo Vietnamtourism...................................................................30
Hình 3.1: Giao diện trang visitcopenhagen.com........................................................83
Hình 3.2: Giao diện trang web stb.gov.sg...................................................................86


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được biết đến như một đất nước an toàn, hấp dẫn với phong
cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, với nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên đặc sắc. Trong
số đó phải kể đến Vịnh Hạ Long- niềm tự hào của mỗi người con Việt Nam
nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hợp quốc (UNESCO) đã hai lần công nhận Vịnh Hạ Long là kỳ quan
thiên nhiên thế giới. Lần đầu tiên vào ngày 17/12/1994, Vịnh Hạ Long được
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị thẩm mỹ, trong phiên họp
lần thứ 18 của Hội đồng di sản thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan.
Và năm 2000, Vịnh Hạ Long vinh dự được UNESCO công nhận lần thứ 2 Di sản địa chất thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo. Năm 2011, Vịnh Hạ
Long tiếp tục trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do tổ
chức New Open World bình chọn.
Vịnh Hạ Long đã đạt được những danh hiệu của các tổ chức trên thế
giới, song còn cần rất nhiều những nỗ lực trên mọi phương diện để có thể
xứng đáng và gìn giữ những danh hiệu cao q đó. Hiện nay, lượng du khách
trong và ngoài nước đến Vịnh Hạ Long ngày càng tăng lên qua các năm.
Nhưng Vịnh Hạ Long cũng như các địa điểm du lịch khác của nước ta chưa
tạo ra một hình ảnh thực sự chuyên nghiệp đối với du khách. Theo thống kê
của Tổng cục Du lịch, có tới 85% khách du lịch khơng quay trở lại Việt Nam.
Thực tế này cho thấy Vịnh Hạ Long chưa khai thác được một cách hiệu quả
những giá trị thiên nhiên quý giá của mình để thúc đẩy sự phát triển của du
lịch. Bên cạnh đó, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản thế giới Vịnh
Hạ Long là một công việc rất quan trọng để tạo nên sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cơng tác bảo tồn các giá trị cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm khi


2
mà từ năm 2009, Vịnh Hạ Long luôn bị UNESCO khuyến nghị về tác động
của các ngành nghề đe dọa đến các giá trị di sản.

Để giải quyết được những vấn đề này, cần có sự đồng hành của rất
nhiều cơ quan, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, của các
doanh nghiệp, du khách, người dân…Trong đó, việc truyền thông quảng bá di
sản không chỉ nhằm mục đích thu hút khách du lịch, mà cịn để người dân và
cộng đồng hiểu rõ hơn về giá trị của di sản, để cùng yêu quý và chung tay bảo
vệ. Các cơ quan báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng đóng một
vai trị quan trọng trong q trình truyền thơng quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ
Long. Với sự phát triển và bùng nổ của Internet và các thiết bị cơng nghệ hiện
nay, cơng chúng có xu hướng dành nhiều thời gian cho các trang mạng trực
tuyến bởi nó mang lại sự chủ động trong việc đón nhận thơng tin thay vì phải
đợi đến giờ phát sóng như các kênh truyền thông truyền thống. Phù hợp với
xu hướng ấy, việc sử dụng báo mạng điện tử được xem là phương án mang lại
nhiều lợi ích, dễ dàng và thuận tiện trong việc truyền thơng quảng bá hình ảnh
Vịnh Hạ Long. Thông qua báo mạng điện tử, các tin tức, hình ảnh, sự kiện về
Vịnh Hạ Long sẽ đến được với nhiều đối tượng độc giả khác nhau, cả trong
và ngồi nước. Khơng chỉ giới thiệu các giá trị của Vịnh Hạ Long đến với độc
giả, báo mạng điện tử cịn đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận
thức của người dân về việc gìn giữ giá trị di sản, chỉ ra các mặt tiêu cực còn
tồn tại, đề xuất các ý kiến, giải pháp của các chuyên gia để hình ảnh Vịnh Hạ
Long ngày càng khẳng định vị trí trong lịng cơng chúng.
Lựa chọn đề tài “Truyền thơng quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long
qua báo mạng điện tử năm 2013 (Khảo sát trên báo vietnamplus.vn,
baoquangninh.com.vn, vietnamtourism.gov.vn), tác giả mong muốn chỉ ra
những thành công, hạn chế và đề xuất những kiến nghị để tăng cường truyền
thơng quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long trên báo mạng điện tử trong thời gian


3
tới, từ đó góp phần tạo nên một hình ảnh Vịnh Hạ Long thực sự ấn tượng
trong lịng cơng chúng.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có những đề tài nghiên cứu về quảng bá hình ảnh trên báo chí nói chung
và trên các trang báo mạng điện tử nói riêng. Trong đó có những đề tài như:
* Quảng bá du lịch Việt Nam qua tạp chí du lịch và trang tin tức du
lịch trực tuyến của Tổng cục du lịch, tác giả Tào Thanh Huyền, luận văn Thạc
sỹ Quan hệ Công chúng năm 2013, Học viện Báo chí và Tun truyền: Thơng
qua khảo sát các bài viết, luận văn đã chỉ ra những đối tượng công chúng
riêng của tạp chí du lịch, trang tin tức du lịch trực tuyến, phân tích những bài
báo phù hợp với từng nhóm cơng chúng đó. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế,
đề xuất những giải pháp tăng cường hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam qua
các kênh truyền thơng của Tổng cục du lịch.
* Báo chí Bắc Ninh tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh hiện nay,
tác giả Nguyễn Tiến Vụ, luận văn Thạc sỹ Báo chí học năm 2010, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác thông tin,
tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch của báo chí Bắc Ninh, chỉ ra những
thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động của báo chí Bắc Ninh trong việc thơng tin, tuyên truyền, quảng bá
phát triển du lịch địa phương.
* Báo mạng điện tử với việc quảng bá hình ảnh Việt Nam, luận văn Thạc
sỹ Báo chí học năm 2012 của tác giả Nguyễn Hồng Yến, Học viện Báo chí và
Tun truyền. Đề tài đã đề cập đến vai trò của báo mạng điện tử trong thơng tin
quảng bá hình ảnh Việt Nam, kinh nghiệm quảng bá hình ảnh quốc gia của một
số nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc… Thông qua nghiên cứu


4
thực trạng quảng bá hình ảnh Việt Nam trên 3 trang báo mạng điện tử, luận văn
đã chỉ ra những vấn đề đặt ra và đưa ra những giải pháp đặc thù.
*Hiệu quả truyền thông về hát Xoan qua báo in và báo mạng điện tử,
Đỗ Thị Thu Hà, luận văn Thạc sỹ báo chí học năm 2013, Đại học khoa học xã

hội và nhân văn: luận văn chỉ ra thực trạng truyền thông về di sản hát Xoan
thông qua việc phân tích nội dung, hình thức phản ánh về hát Xoan trên báo
chí; đồng thời phân tích tác động, hiệu quả của truyền thông về hát Xoan trong
các giai đoạn trước, trong và sau khi hát Xoan được UNESCO cơng nhận là di
sản văn hố phi vật thể của nhân loại. Luận văn cũng đánh giá về hiệu quả của
truyền thông về hát Xoan trên báo in và báo mạng điện tử; đề xuất các giải
pháp, phương hướng để nâng cao hiệu quả truyền thơng về hát Xoan.
Đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về Vịnh Hạ Long, chủ yếu tập
trung vào các lĩnh vực như du lịch, địa chất, địa mạo. Một số đề tài khoa học
công nghệ của các chuyên gia ở Viện khoa học địa chất và khoáng sản Việt
Nam như:
* Điều tra nghiên cứu các di sản địa chất và đề xuất xây dựng công
viên địa chất ở miền Bắc Việt Nam của Tiến sĩ Trần Tân Văn, đề tài khoa học
cấp nhà nước năm 2008: trong đó có nghiên cứu cơng phu về các tiềm năng di
sản địa chất của Vịnh Hạ Long, đánh giá những khả năng trở thành công viên
địa chất. Đây là một trong những cơ sở để Quảng Ninh lập hồ sơ trình
UNESCO về việc thành lập cơng viên địa chất ở Vịnh Hạ Long. Điều này có
ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long trong
thời gian tới.
* Nghiên cứu các quá trình địa chất, địa động lực hiện đại phục vụ
quan trắc biến động các hang động và đảo trên Vịnh Hạ Long của Thạc sỹ
Hồ Tiến Chung, đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2011.


5
* Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng và nguyên nhân đổ lở hòn đảo
649 khu vực đảo Đầu Bê, Vịnh Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh của Thạc sỹ Hồ
Tiến Chung, đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2013.
Ngoài ra, cịn có một số khóa luận nghiên cứu về Vịnh Hạ Long như:
* “Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh

Hạ Long”, tác giả Lương Thị Hồng Hạnh, khóa luận tốt nghiệp năm 2009,
trường đại học dân lập Đông Đô.
* “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực Vịnh Hạ Long”,
tác giả Nguyễn Hồng Vinh, khóa luận tốt nghiệp năm 2009, trường đại học
dân lập Hải Phịng.
Như vậy, có thể thấy rằng đã có những nghiên cứu về việc quảng bá
hình ảnh trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng, những nghiên
cứu chuyên sâu về Vịnh Hạ Long ở các khía cạnh. Song chưa có đề tài nào
nghiên cứu về việc hình ảnh Vịnh Hạ Long đã được truyền thông quảng bá
như thế nào trên các trang báo mạng điện tử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về truyền thơng, quảng bá hình ảnh và
nghiên cứu thực trạng truyền thơng quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long qua báo
mạng điện tử vietnamplus.vn, baoquangninh.com.vn, vietnamtourism.gov.vn,
luận văn đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường việc truyền thông quảng bá
hình ảnh Vịnh Hạ Long trên các báo mạng điện tử của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đã đề ra, trong phạm vi đề tài này, tác giả xác
định những nhiệm vụ sau:
 Làm rõ các khái niệm, phạm trù nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận
liên quan đến đề tài. Cụ thể là hệ thống hóa các lý luận về truyền thơng,


6
quảng bá hình ảnh, báo mạng điện tử. Tìm hiểu về những tiêu chí đánh giá
hình ảnh Vịnh Hạ Long, phân tích lý do tại sao báo mạng điện tử lại là công
cụ hữu hiệu trong việc truyền thông quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long.
 Khảo sát thực trạng truyền thơng quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long trên
các báo vietnamplus.vn, baoquangninh.com.vn,vietnamtourism.gov.vn.

 Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế cịn tồn tại. Trên cơ sở
đó, đề xuất những kiến nghị nhằm tăng cường việc truyền thông quảng
bá hình ảnh Vịnh Hạ Long trên báo mạng điện tử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc truyền thơng quảng bá hình
ảnh Vịnh Hạ Long qua báo mạng điện tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi ba báo mạng điện tử bao gồm
vietnamplus.vn, baoquangninh.com.vn, vietnamtourism.gov.vn. Thời gian
khảo sát của đề tài từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của triết học duy vật biện chứng và
triết học duy vật lịch sử, vận dụng các cơ sở lý thuyết về truyền thơng, về báo
mạng điện tử trong q trình nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, chọn lọc và tổng hợp
một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến truyền thông, quảng bá hình
ảnh, báo mạng điện tử, Vịnh Hạ Long, nhằm tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động
nghiên cứu.
* Phương pháp khảo sát: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu
những bài báo viết về Vịnh Hạ Long trên các báo điện tử Vietnamplus, báo
Quảng Ninh điện tử và báo Vietnamtourism trong năm 2013.


7
* Phương pháp thống kê: Trên cơ sở những bài báo đã được khảo sát,
tác giả đã thực hiện việc tổng hợp, thống kê để từ đó đưa ra những nhận định,
những ý kiến riêng về vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp so sánh: trên cơ sở các tài liệu đã được khảo sát, thống
kê, phân tích, tác giả có sự đối chiếu, so sánh việc đăng tải nội dung trên các báo,
từ đó rút ra được những ưu nhược điểm của việc truyền thông trên các báo.
* Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: để thực hiện được mục đích và
nhiệm vụ đã đề ra với luận văn, tác giả sử dụng phương pháp hỏi ý kiến chuyên
gia, nhằm có được những nhận định khách quan với những vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Đề tài góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh
Vịnh Hạ Long qua báo mạng điện tử, đồng thời đưa ra một số đề xuất để tăng
cường việc quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long trên phương tiện truyền thông này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người liên quan đến các cấp,
các ngành chức năng của Vịnh Hạ Long; các cơ quan báo chí nói chung và
các cơ quan báo mạng điện tử nói riêng. Những giải pháp đưa ra có thể giúp
cho các phóng viên báo mạng điện tử kết hợp tốt hơn nữa với các cơ quan có
thẩm quyền của Vịnh Hạ Long để nâng cao chất lượng thông tin các bài viết
về đề tài này.
Ngồi ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo đối với những người
quan tâm đến việc quảng hình ảnh Vịnh Hạ Long.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được chia làm 3 chương, 9 tiết.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ HÌNH
ẢNH VỊNH HẠ LONG QUA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ


1.1. Các khái niệm
1.1.1. Truyền thông
Nhắc đến hai từ “truyền thông”, người ta thường liên tưởng đến một
khái niệm của thế giới hiện đại. Song, thực chất truyền thơng đã có từ rất lâu,
gắn liền với sự xuất hiện của thế giới loài người nhằm thỏa mãn nhu cầu giao
tiếp trong xã hội. Nếu như ngày nay, chúng ta có thể liên lạc, kết nối với nhau
bằng những phương tiện đa dạng thì thời xa xưa, khi trình độ kỹ thuật cịn
chưa phát triển, con người vẫn có thể giao tiếp theo những cách thức đơn
giản. Tất cả những hoạt động giao tiếp từ đơn giản đến hiện đại đó đều được
gọi là truyền thơng.
Xuất phát từ cách nhìn nhận của mỗi người, các nhà nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về “truyền thông”.
Đối với nhà nghiên cứu Frank Dance (1970), truyền thông như một cách để
con người chia sẻ thông tin với xã hội xung quanh. Điều đó được thể hiện
trong định nghĩa của ông về truyền thông: truyền thông là quá trình làm cho
cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai
hoặc nhiều người. [5, tr 11]
Cịn Gerald Miler (1966) thì cho rằng về cơ bản, truyền thơng quan tâm
nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thơng tin truyền nội dung đến
người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ. [5, tr 12]


9
Theo quan điểm của GS.TS Tạ Ngọc Tấn, truyền thông là “sự trao đổi
thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt
được sự hiểu biết lẫn nhau”. [44, tr 8]
Cũng đồng quan điểm với GS.TS Tạ Ngọc Tấn rằng truyền thông là sự
trao đổi thông điệp, nhưng nhận định về truyền thông của PGS.TS Đinh Thị
Thúy Hằng còn chỉ rõ cách thức để chuyển tải các thông tin: Truyền thông tức

là đề xuất hoặc trao đổi ý tưởng, ý kiến hoặc thông điệp qua các phương tiện
khác nhau như hình ảnh, văn bản hoặc đối thoại trực tiếp. [12, tr 44]
Sau khi đưa ra và nghiên cứu nhiều các khái niệm khác nhau về truyền
thông, các tác giả của cuốn sách “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản”
đã có một khái niệm chung nhất đó là: Truyền thơng là q trình liên tục trao
đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai
hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhân thức,
tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá
nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội. [5, tr 13]. Với định nghĩa này, các tác giả muốn
nhấn mạnh truyền thơng là một q trình liên tục chứ không phải một việc
nhất thời trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, và kết quả của truyền thông
không chỉ dừng lại ở “sự hiểu biết lẫn nhau” giữa các thực thể tham gia q
trình truyền thơng mà cịn tiến tới “sự thay đổi trong hành động và nhận
thức”. Sự thay đổi này phải phù hợp với nhu cầu phát triển của đối tượng, có
nghĩa là nếu truyền thơng khơng gắn với nhu cầu của cơng chúng thì sẽ khơng
đạt hiệu quả.
1.1.2. Quảng bá hình ảnh
Mỗi người trong chúng ta sẽ có được những ấn tượng nhất định sau khi
tiếp xúc hay sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Những ấn tượng ấy
có thể là những hình ảnh đẹp hay xấu, sâu sắc hay mờ nhạt… tùy thuộc vào


10
nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng là chất lượng của sản phẩm hay
dịch vụ và cách nhìn nhận của người đó. Vì vậy, hình ảnh đóng vai trị quan
trọng trong việc tạo dựng thiện cảm ban đầu của mỗi người về một sự vật.
Trong cuốn sách Quản trị Marketing, Philip Kotler đã định
nghĩa:”Hình ảnh là một tập hợp những niềm tin, ý tưởng và ấn tượng của một
người về một sự vật” [32, tr 676].
Có thể hiểu những gì tồn tại trong tâm trí của một người về một sự vật

sẽ quyết định thái độ, suy nghĩ hay hành động của người đó đối với sự vật.
Mỗi một sự vật muốn có được chỗ đứng trong lịng cơng chúng thì việc tạo
dựng và duy trì một hình ảnh đẹp chính là chìa khóa để đi đến sự thành cơng.
Và quảng bá hình ảnh chính là một phần khơng thể thiếu trong quy trình đó.
Quảng bá là một từ Hán Việt được ghép từ chữ “quảng” có nghĩa là
rộng lớn và chữ “bá” có nghĩa là làm lan rộng. Vì thế, có thể hiểu quảng bá
nghĩa là lan truyền một cách rộng rãi.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các
phương tiện thông tin.” Theo PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng: “Quảng bá tức là
các hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra và kích thích sự quan tâm vào một cá
nhân, một sản phẩm, một tổ chức hoặc một vấn đề gì đó”. [12, tr 44]
Có một sự khác biệt rõ rệt giữa “quảng bá” và “quảng cáo” đó là
“quảng cáo” liên quan nhiều đến kinh tế. Để nhiều người biết đến sản phẩm,
dịch vụ của mình, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải trả tiền để quảng cáo trên
các phương tiện truyền thông. Thông qua quảng cáo, nhiều người sẽ biết đến
sản phẩm và dịch vụ của họ khi theo dõi trên các phương tiện truyền thơng
này, từ đó có thể họ sẽ mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp,
tổ chức đó. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức tăng lợi nhuận,
mở rộng thị phần, góp phần chiếm lĩnh thị trường và có được phân khúc
khách hàng riêng của mình. Cịn đối với quảng bá thì mục đích quan trọng là


11
làm cho càng nhiều người biết đến thì càng tốt, cịn sau đó có thể có những lợi
ích về mặt kinh tế kèm theo.
Một cách khái quát, quảng bá hình ảnh có thể được hiểu là hoạt động
truyền bá rộng rãi hình ảnh của một cá nhân, một tổ chức hay một quốc gia
bằng các cách thức khác nhau nhằm tạo nên một vị trí nhất định trong lịng
cơng chúng. Quảng bá hình ảnh là hoạt động hết sức quan trọng trong việc
giới thiệu văn hóa của vùng cho bạn bè thế giới cũng như đẩy mạnh các hoạt

động kinh tế xã hội của vùng. Quảng bá hình ảnh khơng có nghĩa là phải
khuếch đại cái đẹp lên mà cần phải truyền tải đến công chúng một cách đầy
đủ và khéo léo.
Truyền thơng quảng bá hình ảnh có thể được hiểu là quá trình tác động
qua lại giữa 2 hay nhiều người để cùng chia sẻ các thông tin về hình ảnh đó,
nhằm tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau đạt được những quan điểm, thái
độ, hành vi phù hợp nhằm góp phần xây dựng hình ảnh ngày càng tốt đẹp. Đặc
trưng quan trọng của truyền thông quảng bá hình ảnh là tính hai chiều. Cả hai
bên chia sẻ lẫn nhau các thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm vì:
* Có thơng tin đúng đắn, đầy đủ và kịp thời thì mới có hiểu biết đúng
* Có hiểu biết đúng đắn, đầy đủ thì mới có thái độ đúng
* Có thái độ đúng thì mới có tình cảm và niềm tin đúng
* Có thơng tin, hiểu biết, thái độ, niềm tin đúng thì mới có thể có hành
động đúng đắn.
Mục đích của truyền thơng quảng bá hình ảnh là mang thông tin đến
càng nhiều đối tượng,tầng lớp khác nhau trong xã hội thì càng tốt. Vì thế, cần
thiết phải sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài,


12
truyền hình ... hoặc các phương tiện truyền thơng mới như mạng xã hội bởi lẽ
những kênh này sẽ giúp thông điệp quảng bá đến với nhiều người nhờ độ phủ
sóng rộng lớn.
1.1.3. Báo mạng điện tử
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của mạng Internet đã kéo theo sự
xuất hiện của một loại hình báo chí mới, đó chính là báo mạng điện tử. Trên
thế giới, báo mạng điện tử có những tên gọi khác nhau như online newspaper
(báo chí trực tuyến), e-journal (electric journal – báo chí điện tử), e-zine
( electronic magazine- tạp chí điện tử)… Ở Việt Nam, báo mạng điện tử cũng
được sử dụng khá phổ biến tuy nhiên cũng như nhiều nước trên thế giới, nó

cũng được gọi theo nhiều cách khác nhau như báo mạng, báo điện tử…
Trong điều 1, Nghị định số: 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ (Quy định
chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo
chí) có nêu rõ: “Báo điện tử” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng
thơng tin máy tính ( Internet, Intranet).
Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang, Giảng viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã đưa ra định nghĩa về báo mạng điện tử: Báo mạng điện tử là
một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và
phát hành trên mạng Internet. [7, tr 53]
Những định nghĩa trên đã đem lại sự phân biệt rõ ràng giữa báo mạng
điện tử so với các loại hình báo chí khác đó là báo mạng điện tử chỉ tồn tại khi
có mạng Internet. TS.Nguyễn Thị Trường Giang cũng cho rằng báo mạng
điện tử là con đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt
động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối
mạng và các server, các phần mềm ứng dụng. [7, tr 52]


13
Một cách khái quát, báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông ra
đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Mặc dù
báo mạng được ra đời sau các loại hình báo chí khác, song nó được xem là sự
hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói, báo in và báo hình.
1.1.4. Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một vùng biển đảo kỳ vĩ nằm trên dải hành lang ven
biển vùng Đông- Bắc Việt Nam, là một phần trong hệ thống tài nguyên biển
đảo của tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích 1.5333 km2, gồm 1.969 hịn đảo
các loại. Phía Bắc và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ
Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đơng
Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà
của Hải Phịng.

Hạ Long nghĩa là “Rồng xuống”. Tên gọi này chưa thấy được ghi chép
trong các thư tịch cổ của nước ta từ trước thế kỷ XIX. Khi nói đến khu vực
Vịnh Hạ Long ngày nay, sử sách xưa thường chép chung là biển Giao Châu,
Lục Châu, Lục Thủy, Vân Đồn, Hải Đông, An Bang... Mãi đến cuối thế kỷ
XIX, tên Vịnh Hạ Long mới thấy xuất hiện trên bản đồ hàng hải Vịnh Bắc Bộ
của Pháp. Tên gọi “Hạ Long” có nguồn gốc từ một câu chuyện huyền thoại từ
thời xa xưa về việc rồng mẹ và đàn rồng con đã ở lại đây sau khi đánh đuổi
giặc ngoại xâm. Câu chuyện dân gian gắn liền với quan niệm về nguồn gốc của
dân tộc Việt là “Con Rồng, cháu Tiên”. Rồng, Tiên chính là sức mạnh truyền
thống của dân tộc đã được biểu tượng hố và có lẽ người đặt cho vùng biển đảo
cái tên thơ mộng ấy khơng ai khác ngồi dân gian nơi đây. Ngày nay, nhiều đảo
núi trong Vịnh Hạ Long vẫn mang tên Rồng như: Đầu Rồng, Mắt Rồng, Hịn
Rồng, Cái Rồng, ngồi xa có đảo Long Châu, đảo Bạch Long Vĩ.


14

1.2. Các yếu tố đánh giá hình ảnh Vịnh Hạ Long
Tôn trọng sự thật là nguyên tắc quan trọng trong việc truyền thơng
quảng bá hình ảnh. Để việc truyền thơng quảng bá hình ảnh được hiệu quả thì
trước hết phải xuất phát từ chính bản thân hình ảnh đó. Hình ảnh có tốt đẹp thì
mới có thể tạo nên những ấn tượng nhất định trong lịng cơng chúng. Truyền
thơng quảng bá chỉ có nhiệm vụ phát hiện những mặt mạnh của hình ảnh đó
để truyền tải đến với cơng chúng, chứ khơng thể tạo nên những hình ảnh khác
hẳn. Việc làm méo mó hình ảnh thực tại, tơ hồng cảnh quan, ngợi ca thái
q… sẽ vơ tình trở nên phản tác dụng đối với việc truyền thông quảng bá.
Nếu như một người đến một nơi mà thực tế lại không hề như những gì người
đó đã được truyền thơng quảng bá, thì hình ảnh đó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, gây mất niềm tin khơng chỉ với người đó mà có thể cịn đối với rất
nhiều những người khác. Tính trung thực trong truyền thông cần phải được đề

cao khi đưa ra hình ảnh quảng bá tới cơng chúng. Dù muốn đưa ra những hình
ảnh hấp dẫn, lung linh đến đâu đi chăng nữa để thu hút cơng chúng thì cũng
cần phải dựa trên những gì có thật. Đó chính là cách để tạo dựng được niềm
tin, sự an tâm của công chúng và tạo nên sự thành công trong việc quảng bá
hình ảnh. Bởi vậy, nghiên cứu các yếu tố đánh giá hình ảnh Vịnh Hạ Long có
một ý nghĩa quan trọng cho việc truyền thông quảng bá. Các yếu tố đó bao
gồm: du lịch, con người, quản lý, các ngành nghề mũi nhọn.
1.2.1. Du lịch
Vịnh Hạ Long là một địa điểm du lịch nổi tiếng cả trong và ngồi nước.
Thơng qua du lịch, du khách sẽ có được những hình ảnh trực quan nhất, sinh
động nhất, phản ánh rõ nét nhất về cảnh quan, con người, văn hóa, lịch sử...
của nơi đây. Bởi vậy, sự phát triển về du lịch chính là yếu tố quan trọng để
đánh giá hình ảnh Vịnh Hạ Long. Điều đó được thể hiện ở:


15
Các giá trị tự nhiên: bao gồm các cảnh quan thiên nhiên của Vịnh Hạ
Long với hàng loạt các hang động lớn nhỏ, các bãi biển, đảo...; các dạng địa
hình đa dạng; các loài động thực vật đặc trưng sinh sống ở đây.
Các giá trị văn hóa: Hệ thống các giá trị văn hóa do người dân Vịnh Hạ
Long tạo ra trong quá trình lịch sử tồn tại và phát triển của mình. Đó là đối
tượng tìm kiếm để thỏa mãn nhu cầu thẩm nhận của du khách. Đồng thời, đó
cũng là điều kiện tiền đề để tạo ra các chương trình và các loại hình cơ bản
của hoạt động du lịch. Bao gồm các giá trị vật thể như di tích lịch sử văn hóa,
di vật, cổ vật; các giá trị phi vật thể bao gồm chữ viết, truyền miệng, lối sống,
nếp sống, lễ hội, nghề nghiệp thủ công truyền thống...
Hệ thống cơ sở vật chất: đối với Vịnh Hạ Long, hệ thống cơ sở vật
chất bao gồm đường xá như đường bộ, đường thủy với các phương tiện vận
chuyển như tàu thuyền, máy bay, thuyền nan...Vịnh Hạ Long càng thu hút
được nhiều khách du lịch thì càng địi hỏi việc nâng cấp hệ thống cơ sở vật

chất tương xứng, có như vậy mới đảm bảo được sự thuận tiện đi lại cho du
khách. Mỗi người du khách sẽ không thể ấn tượng với một di sản thiên thế
giới mà lại có hệ thống bến xe, bến cảng tồi tàn cùng các phương tiện di
chuyển lỗi thời, cũ kỹ.
Các cơ sở lưu trú, ăn uống: đó chính là hệ thống các khách sạn, nhà hàng
phục vụ nhu cầu của du khách. Khi lượng du khách đến với Vịnh Hạ Long ngày
càng nhiều thì càng cần thiết phải mở rộng và phát triển các nhà hàng, khách sạn.
Thêm vào đó, khi chất lượng của các cơ sở lưu trú, ăn uống ngày càng tốt lên sẽ
tạo được thiện cảm của du khách khi đến với Vịnh Hạ Long.
Các hoạt động vui chơi, giải trí: đây là những hoạt động rất cần thiết
đối với bất kỳ một điểm du lịch nào. Bởi tham gia vào các trị chơi, giải trí sẽ
làm cho du khách tránh được cảm giác nhàm chán, đơn điệu khi đến với Vịnh
Hạ Long.


16
Hệ thống dịch vụ khác: Đó là các trạm bưu điện, hệ thống thông tin liên
lạc, gửi Fax, thư, mua báo,…hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng phục vụ nhu cầu
mua sắm của khách du lịch; các cơ sở y tế, ngân hàng phục vụ du khách khi bị
đau ốm, đổi tiền…các trung tâm thơng tin du lịch, phịng họp, hội trường
phục vụ du khách tổ chức các cuộc hội họp…
1.2.2. Con người
Người dân địa phương chính là một nhân tố quan trọng của Vịnh Hạ
Long. Mỗi người dân, tác phong, hành vi ứng xử giao tiếp, trình độ học vấn,
văn hóa chính là một bộ phận cấu thành nên hình ảnh Vịnh Hạ Long. Mỗi
hành động, tính cách của người dân địa phương ít nhiều có sự ảnh hưởng đến
hình ảnh Vịnh Hạ Long, tùy theo mức độ khác nhau. Thơng qua đó sẽ cho biết
mức độ cởi mở và thân thiện của nơi đây.
Người dân chính là đại sứ, cầu nối mang hình ảnh Vịnh Hạ Long đến
với bạn bè trong nước và quốc tế. Vơ hình chung họ trở thành đối tượng

quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long. Từng con người là một cá thể riêng biệt
nhưng những người dân sống trong cùng một quốc gia, một địa phương lại có
những điểm tương đồng, nó tạo nên những nét đặc trưng riêng của nơi đó. Bởi
vậy, điều quan trọng là người dân phải được tuyên truyền, giáo dục để họ
nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc quảng bá hình
ảnh Vịnh Hạ Long.
1.2.3. Quản lý
Các cơ chế, chính sách, đường lối thực hiện của chính quyền địa
phương có ý nghĩa quyết định đối với việc sự phát triển và việc gìn giữ hình
ảnh Vịnh Hạ Long. Cụ thể ở đây, trách nhiệm trực tiếp thuộc về Ban quản lý
Vịnh Hạ Long với các nhiệm vụ:


17
- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu các giá trị Vịnh Hạ Long, góp phần
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng tham gia bảo vệ và phát huy di
sản Vịnh Hạ Long.
- Cần phải sẵn sàng đáp ứng thông tin và xây dựng thương hiệu trên các
kênh truyền thông quốc tế. Sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ sẽ làm cho việc
truyền thông quảng bá được hiệu quả.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xây dựng, thực hiện các cơ
chế, chính sách, chương trình, giải pháp quản lý và phát huy giá trị Di sản
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học về các giá trị tự nhiên và
nhân văn của Vịnh Hạ Long.
- Thực hiện đầu tư, tu bổ, tôn tạo các cơng trình phục vụ bảo tồn và
phát huy giá trị Vịnh Hạ Long; các các ngành, địa phương có liên quan thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án, chương trình phát triển
kinh tế-xã hội trên Vịnh Hạ Long theo quy định.
- Quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế-xã hội trên Vịnh Hạ Long;

Chủ trì cùng các ngành, địa phương có liên quan, kiểm tra và xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trên Vịnh Hạ Long.
- Tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm
cứu nạn, xử lý các sự cố xảy ra trên Vịnh Hạ Long.
- Tổ chức bán vé và sử dụng phí tham quan Vịnh Hạ Long theo quy
định của pháp luật. Tổ chức các dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội
trên Vịnh Hạ Long.


18
- Tổ chức, quản lý các hoạt động thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường Vịnh Hạ Long.
- Thực hiện đối ngoại, hợp tác trao đổi kinh nghiệm quản lý di sản, thu
hút hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế đối với công tác quản
lý Di sản Vịnh Hạ Long.
Như vậy, với chức năng nhiệm vụ của mình, các hoạt động của Ban
quản lý Vịnh Hạ Long có ảnh hưởng to lớn đến việc gìn giữ, củng cố và
quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long.
1.2.4. Các ngành nghề mũi nhọn
Mỗi vùng miền khác nhau lại có những ngành nghề thế mạnh riêng của
mình. Với đặc thù của mình, Vịnh Hạ Long phát triển các ngành nghề giao
thương trên biển, đánh bắt nuôi trồng hải sản. Các ngành nghề mũi nhọn
chính là bộ mặt đại diện của Vịnh Hạ Long, cho thấy sự phát triển hay lạc hậu
của địa phương.
Giao thương trên biển: Vịnh Hạ Long là một vùng biển kín, ít sóng,
an toàn cho việc neo đậu tàu thuyền; hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và
cửa sơng ít bị bồi lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho phép xây dựng hệ thống
giao thông cảng biển lớn mạnh nối liền tuyến vận tải thủy trong nước và thế
giới. Sự phát triển của việc giao thương trên biển không những làm tăng tiềm
lực kinh tế cho Vịnh Hạ Long mà còn giúp tăng cường giao lưu với các nền

văn hóa khác trên thế giới.
Đánh bắt, nuôi trồng hải sản: với điều kiện thuận lợi về địa hình, khí
hậu, thuỷ văn, Vịnh Hạ Long có nguồn lợi hải sản rất phong phú. Đây là nơi
quần tụ, sinh sống và phát triển của nhiều loại hải sản có giá trị cao như: Cá
Song, cá Thu, cá Nhụ, Mực, Tôm, Cua, Bào ngư, Hải sâm ... Nghề đánh bắt


19
hải sản đã được ngư dân ở đây sử dụng làm phương thức sinh sống từ bao đời
nay. Cùng với điều kiện lý tưởng nguồn nước giàu chất dinh dưỡng, biển lặng
sóng, những bãi triều rộng đã tạo thuận lợi cho việc phát triển là nghề nuôi
trồng thuỷ hải sản trên Vịnh, đặc biệt là những lồi vừa có giá trị kinh tế cao
vừa có khả năng làm sạch mơi trường như: Tu hài, Ngọc trai, Vẹm xanh, Sò,
Ngán…Sự phát triển của ngành nghề này sẽ tạo nên những sản phẩm nổi
tiếng cho địa phương, tạo nên những thương hiệu riêng. Làm được điều đó sẽ
khiến cơng chúng khi nhắc đến hình ảnh Vịnh Hạ Long khơng chỉ nghĩ đến
những vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, mà còn nghĩ đến những sản phẩm
đặc trưng. Nhưng mặt khác nếu các hoạt động này không được quản lý một
cách hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị của di sản thiên nhiên, làm
xấu đi hình ảnh của Vịnh Hạ Long.
1.3. Vai trò của báo mạng điện tử - cơng cụ quảng bá
hình ảnh Vịnh Hạ Long
Cũng giống như nhiều phương tiện truyền thông khác, báo mạng điện
tử là một phương tiện để chuyển tải thơng tin, trong đó có các thơng tin về
quảng bá hình ảnh tới cơng chúng. Theo đó, quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long
trên báo mạng điện tử tức là thông qua các bài viết, các video clip, các phóng
sự ảnh… cơng chúng sẽ có được cung cấp những thơng tin về Vịnh Hạ Long,
từ đó có được những thái độ, quan điểm, cách ứng xử đúng đắn đối với di sản
thiên nhiên thế giới. Mặc dù là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời
muộn hơn so với các loại hình báo chí khác như truyền hình, báo in, phát

thanh… , song với khả năng đa phương tiện và tích hợp thơng tin, báo mạng
điện tử nhanh chóng trở thành một kênh truyền thông vô cùng hiệu quả.
1.3.1. Báo mạng điện tử là một phương tiện truyền tin nhanh chóng


20
Có hàng loạt các sự kiện xảy ra trên thế giới bất kể lúc nào và báo
mạng điện tử là loại hình báo chí có thể đăng tải những thơng tin thời sự đó
trong thời gian sớm nhất. Nhờ vào sự phát triển của cơng nghệ, máy tính và
đặc biệt là mạng Internet toàn cầu với tốc độ truyền tin nhanh, các nhà báo
trực tuyến có thể theo dõi sự kiện, viết bài và gửi email về tòa soạn để đăng
tải thơng tin đó ngay lập tức.
Nếu như báo in hay các loại báo chí khác phải chờ đến giờ lên khn,
sắp xếp chương trình thì mới được đăng thơng tin, cịn đối với báo mạng điện
tử, nhà báo có thể đăng thêm tin tức bất cứ lúc nào. Điều này đã khiến cho
báo mạng điện tử dễ dàng vượt trội hơn so với các loại hình báo chí khác về
tốc độ thơng tin, lượng thơng tin, đảm bảo tính thời sự cho công chúng.
Vịnh Hạ Long là một di sản thiên nhiên của thế giới, bởi vậy có khá
nhiều sự kiện, hoạt động liên quan diễn ra. Những sự kiện về Vịnh Hạ Long
mang tính quốc gia sẽ được tường thuật trực tiếp trên truyền hình và đến được
với cơng chúng trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, cịn rất nhiều những tin
tức, sự kiện khác về Vịnh Hạ Long mà truyền hình khơng thể tường thuật
được ngay lập tức. Lúc này báo mạng điện tử chính là phương tiện để đưa tin
tức đến với công chúng một cách nhanh nhất.
1.3.2. Báo mạng điện tử là một phương tiện truyền tin sống động bởi tính
đa phương tiện
Cho đến nay, khái niệm “đa phương tiện” đã dần trở nên phổ biến để
chỉ nhiều loại sản phẩm, phần mềm khác nhau trên máy vi tính và mạng
Internet. [7, tr 103] Nó thể hiện sự tích hợp của nhiều thành phần như văn
bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa, âm thanh, video và các chương

trình tương tác trong một sản phẩm báo chí.
Khả năng đa phương tiện chính là một đặc điểm nổi bật của báo mạng
điện tử. Đây là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp được nhiều công


×