Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bèo lục bình bảo vê môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.36 KB, 1 trang )

Chủ Nhật, 19/07/2009, 10:20 (GMT+7)
Lục bình: loại bèo có giá
TTCT - Lục bình có nguồn gốc từ Nam Mỹ và đã lan rộng ra hơn 50 nước trên thế giới. Tác
dụng lớn nhất của lục bình là góp phần làm sạch nguồn nước, phân giải các chất độc. Lục
bình sinh sản rất nhanh. Ở nơi giàu dinh dưỡng, trong hai tháng một cây lục bình có thể đẻ
ra một đàn con cháu tới 1.000 cá thể. Sinh khối phát triển có thể đạt 150 tấn chất khô/ha/năm.
Trước đây lục bình bị xem là “giặc cỏ”, là thực vật thủy sinh gây hiểm họa cho mặt nước đối với
nhiều sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long: gây ách tắc giao thông thủy, nhiều loài cá không sống
được ở những ao, hồ dày đặc lục bình.
Xuất khẩu “giặc cỏ”
Từ sáng kiến của một chủ doanh nghiệp nhỏ, nhiều năm nay cọng lục bình đã trở thành nguyên liệu
cho hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu như đệm bàn ghế, giỏ hoa quả, giá sách báo, đôn kê, chậu
cảnh, thảm chùi chân, lẵng hoa, túi du lịch, chụp đèn ngủ, chiếu, dép ở phòng ngủ... Nhẹ, mềm mại,
những sản phẩm này được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng vì thích ứng với mọi khí hậu, “nóng
không giòn, lạnh không cứng”. Lục bình đã trở thành “cây xóa đói giảm nghèo” ở nông thôn và ngày
càng có giá, không còn bị coi là “rẻ như bèo” nữa.
Lá lục bình tươi còn dùng để bọc trái cây tươi vì hàm lượng nước cao nên giữ ẩm, giúp trái cây tươi
lâu gấp hai lần so với dùng lá chuối khô hoặc rơm. Cọng lục bình tươi hoặc cho lên men chua còn
dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Rễ lục bình (dài khoảng 1m) ngoài việc làm phân bón còn có thể
dùng để chiết cành rất tốt. Rễ giặt sạch, phơi khô, dùng để chèn lót vì có sức đàn hồi cao, chịu
được các hóa chất thông thường, ít bị nát vụn.
16 chất dinh dưỡng
Bã lục bình sau khi trồng nấm rơm có thể ủ thành phân hữu cơ để bón thẳng cho các loại cây ăn trái
rất có hiệu quả, lại giúp đất ngày càng tơi xốp, thu được sản phẩm sạch, không có dư lượng hóa
học... Từ đó có thể giảm được 70% phân hóa học, bởi trong lục bình có đến 16 chất dinh dưỡng cần
thiết cho cây trồng mà phân hóa học không thể cung cấp được.
Toàn bộ gốc, rễ, lá, thân lục bình phế liệu dùng làm giá thể trồng nấm rơm rất tốt, năng suất cao gấp
bốn lần trồng trên rơm vì giữ được độ ẩm lâu, giảm công tưới, meo nấm tốn ít hơn, chất lượng nấm
ngon hơn, giòn hơn so với trồng nấm rơm truyền thống, lại giàu dinh dưỡng, không độc tố...
Gần đây, do lối thu hoạch tự phát nên chất lượng lục bình ngày càng giảm (ngắn và nhỏ hơn) làm
giảm chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ. Đến lúc các nhà khoa học nông nghiệp cần vào cuộc:


chọn giống lục bình tốt, hình thành các vùng nguyên liệu bền vững do các hợp tác xã quản lý với
quy trình canh tác và thu hoạch khoa học, đảm bảo đủ thời gian tái tạo.
KS PHAN PHÙNG SANH
/>

×