Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sử dụng phòng học bộ môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.05 KB, 11 trang )

Xây dựng và sử dụng thiết bị dạy học tại phòng bộ môn

Xây dựng và sử dụng thiết bị dạy học
Tại phòng học bộ môn

A- Mở đầu
1. Căn cứ của việc xây dựng đề tài.
1.1- Các văn bản h ớng dẫn của các cấp quản lý .
Xây dựng phòng học bộ môn (PBM) đã có từ rất lâu, nhng thành một chủ trơng và
thành yêu cầu từ khi Bộ GD&ĐT ban hành các văn bản:
- Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 7 năm 2001 của Bộ trởng Bộ
GD&ĐT về việc ban hành: Quy chế công nhận trờng trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn
2001 - 2010.
- Văn bản số 08/2005 ngày 14/3/2005về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
chế công nhận trờng trung học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số
27/2001/QĐ- BGD&ĐT, ngày 05/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; và Văn bản số
3481/GDTrH, ngày 06/5/2005 về Hớng dẫn xây dựng trờng chuẩn quốc gia.
- Phơng hớng nhiệm vụ năm học các năm (2005-2006, 2006-2007) của ngành Giáo
dục Yên Mô.
- Phơng hớng thực hiện nhiệm vụ năm học 2005 2006, 2006 - 2007 bậc THCS
huyện Yên Mô của Phòng Giáo dục Yên Mô.
- Căn cứ kết quả việc thực hiện nhiệm vụ các năm học (2004 2005; 2005-2006) của
nhà trờng và đặc điểm tình hình nhà trờng và địa phơng.
1.2- Cơ sở thực tiễn:
Từ năm học 2000 2001, huyên Yên Mô đã triển khai công tác xây dựng trờng chuẩn
quốc gia đối với bậc THCS. Là hiệu trởng trờng THCS thị trấn Yên Thịnh, tôi tham gia các
cuộc Hội thảo về xây dựng trờng trung học đạt chuẩn quốc gia, tham quan các mô hình tr-
ờng chuẩn THCS tại Nam Định do Sở GD&ĐT Ninh Bình tổ chức; đồng thời là đơn vị triển
khai đầu tiên và trờng THCS Yên Thịnh là 1 trong 5 đơn vị THCS của Ninh Bình đợc công
nhận đạt chuẩn quốc gia đợt 2 (Đợt 1 có đơn vị THCS Ninh Khánh Hoa L), tôi luôn suy
nghĩ và tham khảo ý kiến để xây dựng phòng học bộ môn sao cho phù hợp với yêu cầu giảng


dạy hiện tại. Mặt khác, đến nhận công tác tại THCS Yên Nhân, khi nhà trờng có số lớp, học
sinh đông, cha có phòng học bộ môn, cán bộ, giáo viên hiểu về phòng học bộ môn còn rất
đơn giản; việc sử dụng thiết bị dạy học còn rất đơn giản. Trớc thực tế ấy, tôi thấy việc xây
dựng mô hình phòng học bộ môn là rất cần thiết.
Sau 3 năm, nhà trờng đã hình thành đợc phòng học bộ môn, và đang cố gắng để hoàn
thiện đầy đủ theo tiêu chuẩn.
2. Mục đích
a. Hình thành các phòng học bộ môn Vật lý, Hoá học và Sinh học và tiến tới hoàn thiện
các phòng học bộ môn theo đúng tiêu chuẩn. Bớc đầu hình thành các thao tác trong một giờ
dạy có thiết bị cho giáo viên và học sinh. Từ đó, tạo lập thói quen cho thầy và trò trong việc
dạy và học có thiết bị; phát huy tính tích cực và tiếp thu chủ động qua thiết bị dạy học.
b. Từ việc sử dụng thiết bị tại phòng học bộ môn hàng ngày, tạo thành nếp sử dụng thiết
bị dạy học cho các môn học khác.
Ninh Văn Vàng - Trờng THCS Yên Nhân, Yên Mô
1
Xây dựng và sử dụng thiết bị dạy học tại phòng bộ môn
c. Đặc biệt, đối với cán bộ quản lý trờng học là:
- Rút ra bài học cho công tác chỉ đao dạy và học, công tác xây dựng CSVC cho trờng
chuẩn quốc gia.
- Giáo viên cần chuẩn bị cho giờ dạy, tổ chức giờ dạy nh thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
- Ban giám hiệu cần chỉ đạo những gì và tạo điều kiện gì cho các môn học theo yêu cầu
thay sách và dạy tại phòng học bộ môn.
- Địa phơng cần hoàn thiện những yêu cầu gì cho phòng học bộ môn.
Nói cách khác: Điều kiện cần và đủ cho phòng bộ môn, việc dạy và học tại phòng
học bộ môn là gì?
3. Yêu cầu
- Bớc đầu định hình về phòng bộ môn ở nhà trờng, giúp giáo viên nắm đợc yêu cầu của
phòng học bộ môn, dạy học tại phòng học bộ môn và việc dạy học có thiết bị.
- Thấy đợc tính bức xúc và yêu cầu bắt buộc của việc sử dụng thiết bị cho giờ dạy theo
yêu cầu thực hiện đổi mới chơng trình, sách giáo khoa bậc THCS. Từ đó, rút ra đợc bài học

trong công tác chỉ đạo dạy và học hiện nay ở đơn vị.
B - Nội dung đề tài
Phòng học bộ môn (PBM) là một nội dung yêu cầu trong Quyết định số 27/2001
QĐ/BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế công
nhận trờng trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010. Phòng học bộ môn
là công cụ cần thiết để hện đại hoá giáo dục, xây dựng PBM góp phần nâng cao năng
lực thực hành, nâng cao chất lợng giáo dục (Đó là lời khuyến cáo của Thứ trởng Bộ
GD&ĐT Nguyễn văn Vọng tại hội thảo về phòng học bộ môn tổ chức đầu tháng 11/2005 tại
Hà Tĩnh).
Thực tế cho thấy, từ khi triển khai đổi mới chơng trình, sách giáo khoa bậc THCS, thiết
bị dạy học (TBDH) đợc đầu t cho các trờng THCS là rất lớn, cả về số lợng và giá trị của
TBDH. Đợc cấp TBDH là một niềm vui của giáo viên và học sinh. Mặt khác, thực hiện thay
sách và đổi mới chơng trình THCS trong 5 năm qua càng làm cho yêu cầu sử dụng TBDH và
PBM là một nhu cầu lớn trong quá trình dạy học. Vì vậy, xây dựng phòng học bộ môn là
một yêu cầu bức xúc hiện nay của trờng THCS.
Để góp phần vào việc xây dựng phòng bộ môn và chỉ đạo việc dạy và học tại phòng bộ
môn, tôi xin nêu mấy suy nghĩ về vấn đề đó nh sau:
A/ Cấu trúc phòng bộ môn
I- Mấy vấn đề chung về phòng học bộ môn trong điều kiện hiện nay.
Phòng học bộ môn là một thực thể vật chất trong số các điều kiện phục vụ quá trình dạy
học; là một nội dung quan trọng trong hệ thống cơ sở vật chất trờng học, đặc biệt phục vụ
cho công tác thay sách bậc trung học cơ sở; Là phơng tiện trong quá trình dạy học, có tác
dụng thúc đẩy nhanh quá trình nhận thức của học sinh.
Cấu trúc phòng bộ môn theo quy chuẩn thì thực tế chúng ta cha có. Nhng để khai thác
triệt để CSVC hiện tại của đơn vị, chúng ta bố trí các phòng bộ môn trên cơ sở vật chất hiện
có và bổ sung cho phù hợp.
Ninh Văn Vàng - Trờng THCS Yên Nhân, Yên Mô
2
Xây dựng và sử dụng thiết bị dạy học tại phòng bộ môn
Không phải chỉ có các đơn vị xây dựng chuẩn quốc gia mới nên có phòng học bộ môn.

Bởi lẽ, trong quá trình thay sách bậc THCS, thiết bị dạy học là rất quan trọng. Nó góp phần
làm đổi mới nhận thức cho học sinh, đổi mới cách dạy của thầy giáo.
II- Cấu trúc phòng bộ môn
Nhìn chung, trong điều kiện hiện tại, cấu trúc phòng bộ môn bao gồm:
1. Bàn ghế học sinh:
- Bàn: Dùng loại bàn 4 chỗ ngồi thông dụng, (Dài 2,0m, rộng 0,5 m, cao 0,7 m).
+ Môn Vật lý: Dùng loại bàn mặt phẳng, bằng gỗ để khi đặt thiết bị không đổ và không
làm hỏng mặt bàn.
+ Môn Hoá và Sinh học: Bàn có kích thớc trên nhng mặt bàn phải phẳng và phủ chất để
chống thấm nớc, chống hoá chất ăn mòn hoặc đổ ra mặt bàn làm hỏng hoặc gây cháy mặt
bàn.
- Ghế: Dùng ghế băng thông thờng theo loại bàn học 4 chỗ ngồi.
- Bàn ghế có thể cơ động để điều chỉnh theo yêu cầu thực hành của từng tiết học.
2. Bàn ghế giáo viên:
- Mặt bàn phẳng, dùng để thiết bị cho quá trình tiến hành các thí nghiệm và có thể để
màn hình, đầu đọc đĩa hình. Ba mặt bàn (hai bên và phía trớc đợc che kín). Có tầng chắc
chắn để thiết bị cho thầy trớc và sau khi thực hành. Với môn Vật lý mặt bàn bằng gỗ, môn
Hoá - Sinh phải phủ bằng vật liệu chống thấm nớc, chống cháy và chống hoá chất huỷ hoại.
Có thể phủ kính trên mạt bàn nh bàn học sinh. Bàn có kích thớc: Dài 1,5 m, rộng 0,6 m, cao
0,7 m.
- Ghế: Có kích thớc phù hợp với bàn. Trớc mắt có thể dùng ghế ba đai thông thờng.
3. Bàn để máy chiếu và màn hình.
- Loại bàn này chỉ cần cho trờng có máy chiếu. Nên bố trí nơi để máy chiếu và màn hình
sao cho HS dễ quan sát. Bàn có thể di chuyển đến các phòng khác nhau (Có bánh xe lăn).
- Hiện tại, máy chiếu có thể là các loại máy chiếu hắt, máy chiếu qua đầu hoặc là máy
chiếu điện tử. Phải bố trí sao cho thật phù hợp khi dạy có thể sử dụng một loaị máy chiếu và
cũng có thể cả 2 loại máy chiếu trong một tiết học.
4. Xe đẩy: Dùng để chuyển thiết bị từ phòng chuẩn bị, kho sang lớp học và ngợc lại.
5. Bảng:
Bảng cần có diện tích rộng (thông thờng bảng có kích thớc: 4,0 m x 1,2m). Nếu có bảng

chống loá, có từ tính là tốt nhất. Trên bảng có thể giáo viên trình bày trớc một số vấn đề, nh-
ng phải che khuất.
6. Phòng chuẩn thí nghiệm và kho thiết bị.
* Phòng chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm:
- Theo yêu cầu thì mỗi phòng học bộ môn cần có phòng chuẩn bị bên cạnh. Phòng
chuẩn bị có cửa thông sang phòng bộ môn để vận chuyển thiết bị. Phòng này có cửa riêng để
trong giờ học GV hoặc cán bộ thiết bị chuẩn bị thí nghiệm không ảnh hởng đến lớp học.
Trong phòng chuẩn bị cho môn Hoá - Sinh phải có bàn mổ, nguồn nớc; ngoài ra phải có hệ
thống thông gió, có nguồn điện để thắp sáng và phục vụ thí nghiệm.
- Riêng môn Sinh học, việc bố trí cho HS tiến hành giải phẫu động vật là một vấn đề nan
giải. Đúng ra, môn sinh phải có phòng mổ riêng ngay cạnh PBM.
Ninh Văn Vàng - Trờng THCS Yên Nhân, Yên Mô
3
Xây dựng và sử dụng thiết bị dạy học tại phòng bộ môn
- PBM Hoá và Sinh có thể đặt cạnh nhau và dùng chung nguồn nớc.
* Kho để thiết bị:
Trớc hết kho thiết bị phải có đủ giá, tủ để thiết bị theo thứ tự nào đó thuận tiện cho quá
trình sử dụng. Kho thiết bị của môn nào nên để cạnh PBM môn đó. Yêu cầu phải đảm bảo
thoáng, chống nóng, chống bụi và chống ma bão thật tốt.
Trong điều kiện hiện tại, có thể chấp nhận: Dùng 3 phòng học để làm 2 phòng bộ môn;
phòng giữa ngăn đôi để làm kho và phòng chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
7. Điện:
Phải có điện. Bao gồm điện chiếu sáng và điện để chuẩn bị thí nghiệm, điện dùng trong
các giờ học. Nguồn điện có thể dùng dòng xoay chiều hoặc dòng 1 chiều theo yêu cầu môn
học. Nên có đờng điện dẫn đến từng bàn học sinh. Nguồn điện phải đảm bảo an toàn; Nguồn
điện phải do GV điều khiển một cách chủ động. Khi nào cho học sinh thực hành thí nghiệm
mới cấp nguồn.
8. Nguồn nớc:
PBM sinh học và Hoá học cần nguồn nớc sạch dẫn vào các bồn rửa đặt trong phòng
chuẩn bị của GV và cuối lớp học để rửa các dụng cụ sau khi làm thí nghiệm. Có thể có khu

bồn rửa riêng gần kề PBM. Cần có hệ thống thoát nớc và nguồn nớc thải phải đợc sử lý cẩn
thận.
* * * * *
Mỗi nhà trờng hiện tại chỉ cần bố trí 3 phòng cho các môn Vật lý, Hoá học và Sinh học,
mỗi môn 01 phòng. Và không nhất thiết là cứ đến tiết nào (Vật lý, Hoá học và Sinh học) học
sinh phải học ở phòng bộ môn. Tiết nào thiết bị phức tạp cần thiết thì mới cho học sinh học ở
PBM; còn nếu tiết học không cần nhiều thiết bị, thí nghiệm thì vẫn có để học sinh học ở lớp
bình thờng. Mỗi môn học có đặc thù riêng cho nên cấu trúc PBM cũng theo tính chất của
môn học.
Thực tế ở Yên Nhân, khả năng xây dựng các phòng chức năng cho nhà trờng từ nay đến
năm 2010 là không thể (Trờng có 16 phòng, học sinh học 2 ca). Để giải quyết một số vấn đề
chung cho PBM, chúng tôi từng bớc xây dựng các phòng bộ môn theo thực trạng CSVC hiện
có và biên chế lớp từng năm học.
B/ xây dựng phòng học bộ môn
Điều cấp bách và đòi hỏi hiện nay đối với các trờng THCS trong việc dạy học là sử dụng
tối u thiết bị dạy học đã đợc đầu t trong các năm thay sách vòng 1.
Thực hiện chủ trơng của ngành giáo dục Yên Mô trong năm học 2005 2006, tất cả
các trờng đều phải bố trí tối thiểu 3 PBM. Nếu vì học 1 ca mà không có PBM, nhất thiết đơn
vị đó phải chuyển học 2 ca. Tôi cho đây là biện pháp tình thế nhng hữu hiệu. Vấn đề đặt ra
là: Các nhà trờng phải tham mu tích cực với địa phơng về yêu cầu của việc sử dụng TBDH,
tính bức xúc của vấn đề; đặc biệt phải xây dựng đợc hệ thống phòng học bộ môn. Từ đó, các
địa phơng có kế hoạch khẩn trơng xây dựng CSVC cho việc sử dụng TBDH trong quá trình
dạy và học.
Ninh Văn Vàng - Trờng THCS Yên Nhân, Yên Mô
4
Xây dựng và sử dụng thiết bị dạy học tại phòng bộ môn
ở trờng THCS Yên Nhân, tháng 11 năm 2004, chúng tôi đã tổ chức Hội nghị t vấn về
xây dựng cơ sở vật chất nhà trờng theo hớng chuẩn quốc gia giai đoạn 2004 - 2010. Đó là
hội nghị định hớng về CSVC nói chung và định ra yêu cầu xây dựng phòng học bộ môn nói
riêng.

Năm học 2004 - 2005, nhà trờng có 25 lớp cho nên chỉ bố trí tạm thời đợc 2 phòng bộ
môn kép: Sinh Hoá, Lý Công nghệ. Đồng thời điều chỉnh các phòng làm việc để có
thêm 01 kho thiết bị dạy học. Việc thực hiện dạy tại PBM đã đợc triển khai. Tuy cha thành
nếp thờng xuyên, nhng giáo viên bộ môn đã nhận thức khá rõ về tác dụng của PBM trong
quá trình dạy học. Thực trạng dạy tại PBM vẫn còn có nhiều vấn đề phải bàn, nhng có một
điều dễ nhận thấy nhất là CSVC phục vụ cho việc dạy học có thiết bị và PBM cha thể khắc
phục ngay đợc.
Năm học 2005 2006, ngành giáo dục hoàn thành vòng I thực hiện chơng trình, SGK
bậc THCS; trong đó, thiết bị dạy học là vấn đề bức xúc nhất. Nếu nh năm đầu triển khai thay
sách, chúng ta kêu khó khăn về tiền mua thiết bị; thì từ năm thứ hai, nguồn vốn cho mua
sắm TBDH đã đợc Nhà nớc đầu t 100%. Vấn đề còn lại là sử dụng và bảo quản TBDH nh thế
nào. Để từng bớc giải quyết vấn đề đó, ngay từ đầu năm, Chi uỷ, Ban giám hiệu nhà trờng đã
thống nhất: Trong năm học này (2005 -2006) hình thành cơ bản 3 PBM và tổ chức sử dụng
tích cực PBM.
Năm học 2006 2007 trơng có 21 lớp, với 16 phòng học. Khi học 2 ca còn d 5 phòng.
Với tinh thần chỉ đạo: Ưu tiên việc hoàn thiện 4 phòng học bộ môn.
Chúng tôi giành 3 phòng để làm phòng bộ môn Lý, Hoá, Sinh. Và bổ sung nội thất theo
yêu cầu. Đó là:
- Sau khi thống nhất với UBND xã, nhà trờng dành toàn bộ kinh phí từ nguồn xây dựng
để đầu t cho bàn ghế và các phơng tiện của PBM và một số phơng tiện khác, nh: Đóng mới 3
bàn giáo viên, 36 bộ bàn ghế HS cho 3 phòng bộ môn, đóng 4 tủ thiết bị, 2 giá th viện, mua 8
bảng mới thay thế hoàn toàn bảng xi măng. Giá trị mua sắm trên 30 triệu đồng.
- Nhà trờng cũng tiết kiệm kinh phí mua 1 trang âm, 1 đầu đọc đĩa hình, đóng 2 tủ đựng
bài kiểm tra, 1 tủ đựng hồ sơ, tủ th mục; sửa cha điện thắp sáng cho văn phòng, th viên, 5
phòng học, nhất là điện của phòng bộ môn; sửa hệ thống ống thoát nớc khu nhà học 2 tầng.
Kinh phí gần 10 triệu đồng. Chúng tôi điều chỉnh khu làm việc và dùng cả văn phòng làm
phòng học phục vụ dạy các giờ âm nhạc và giờ dạy các môn có giáo án điện tử.
Chúng tôi đợc biết, chủ trơng của Sở Giáo dục & Đào tạo Ninh Bình, trong Hội giảng
tới đây, các giờ dạy hội giảng bắt buộc giáo viên tham dự phải thi soạn giáo án trên máy vi
tính, khuyến cáo dùng dùng giáo án điện tử và dạy bằng các thiết bị công nghệ thông tin

hiện đại. Nh vậy, việc tiếp cận và đa công nghệ thông tin vào nhà trờng phổ thông bậc trung
học tới đây là yêu cầu bắt buộc. Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng phòng học bộ môn không
còn là đòi hỏi của bậc THCS; tiến tới phải dùng công nghệ thông tin cho giảng dạy. Tôi cho
rằng đó là điều đúng đắn. Việc trờng THCS Yên Nhân tổ chức chuyên đề áp dụng công
nghệ thông tin vào dạy học là bớc khởi đầu khá tốt.
Với cơ chế tự chủ tài chính hiện nay, các trờng THCS cũng có thể đầu t lớn để đa máy
vi tính trong dạy học và hoạt động hàng ngày. Đó là điều có thể làm đợc. Nh vậy, trong nhà
trờng cần có thêm 01 phòng vừa để dạy tin học, vừa dùng máy chiếu màu để thực hiện các
giờ dạy bằng công nghệ thông tin. Kinh phí đầu t cho phòng này không phải là quá lớn. Với
trờng đã đạt chuẩn quốc gia, chỉ cần thêm 01 máy chiếu là đã có phòng học dùng thiết bị
công nghệ cao.
Ninh Văn Vàng - Trờng THCS Yên Nhân, Yên Mô
5

×