Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề tái sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.5 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Thực hiện có hiệu quả giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THCS”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Năm học 2007 – 2008 toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện CT 40 về
nâng cao chất lượng đội ngũ. Đặc biệt ngành Giáo dục quyết tâm tiếp tục thực
hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung lớn. Trong đó, người giáo
viên là người “quyết định” chất lượng giáo dục.
Từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học lịch sử, tôi thấy rằng
người giáo viên cần phải có một lượng kiến thức rất lớn để có thể truyền thụ cho
các em học sinh một cách tốt nhất. Vì thế, ngay từ khi còn là những sinh viên
trong các trường Đại học, hay đã là những giáo viên lâu năm trong nghề mọi
người đều cố gắng tích lũy kiến thức. Tuy nhiên, những kiến thức được cung cấp
lại chỉ là những kiến thức về lịch sử dân tộc. Trong khi đó, chương trình giảng
dạy ở trường THCS lại có phần giảng dạy về lịch sử địa phương, mà tài liệu về
các địa phương lại rất ít, thậm chí có nơi còn không có tư liệu về lịch sử địa
phương. Đây là phần rất khó khăn, nhất là đối với những giáo viên trẻ mới ra
trường.
Lịch sử mỗi địa phương có những điểm tương đồng với lịch sử dân tộc và
cũng có những điểm mà lịch sử dân tộc không nhắc đến. Nếu không có sự tìm
hiểu kĩ lưỡng thì chúng ta không thể hiểu rõ về quê hương của mình. Mỗi giáo
viên cũng đến từ nhiều miền quê khác nhau nên việc giảng dạy về lịch sử của
địa phương nơi mình công tác cũng khá khó khăn.
Trong thời điểm hiện nay, khi quá trình chia tách tỉnh Điện Biên và Lai
Châu đã diễn ra được một thời gian tương đối dài. Nhưng ngành Giáo dục Điện
Biên vẫn chưa có tài liệu về lịch sử Điện Biên để đội ngũ giáo viên giảng dạy
cho học sinh.
Xuất phát từ lý do trên cùng với đặc điểm nhà trường và bản thân cần có
tài liệu phục vụ giang dạy nên tôi chọn viết đề tài “Thực hiện có hiệu quả
- 1 -
giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THCS” với mong muốn cung cấp cho


giáo viên và học sinh những tư liệu cơ bản, cần thiết cho việc dạy và học những
tiết lịch sử địa phương của tỉnh Điện Biên được Bộ giáo dục và Đào tạo ấn định
trong chương trình giáo dục chính khóa thuộc bộ môn lịch sử các lớp 6, 7, 8.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Đề ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả chương trình lịch sử địa
phương và thiết kế ngắn gọn phần lịch sử Điện Biên từ cuốn “Lịch sử Lai
Châu”.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng: Giáo viên lịch sử
2. Phạm vi: Phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Ẳng
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để quá trình nghiên cứu được thấu đáo, có hiệu quả, chất lượng thì cần có
sự tìm tòi, xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học và nghiêm túc. Vì
thế đề tài của tôi sẽ sử dụng các phương pháp: phân tích, đánh giá, nhận xét, so
sánh, chứng minh, tổng hợp, đối chiếu vào thực tế và rút ra kết luận cho mọi vấn
đề.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Địa phương là vùng đất nằm trong quốc gia, có những sắc thái, đặc thù
riêng, là một bộ phận cấu thành của đất nước. Mỗi địa phương có sự hình thành,
tồn tại và phát triển riêng của mình; lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành
lịch sử dân tộc.
Không chỉ có các nhà sử học chuyên nghiên cứu về lịch sử, mà mỗi
con người ( ở mức độ khác nhau) đều có nhu cầu tìm hiểu về quá trình hình
thành, tồn tại và phát triển của mỗi miền quê, xứ sở, nơi chôn ra cắt rốn của
mình. Đó chính là tri thức về lịch sử địa phương. Như thế, vấn đề đặt ra là đề tài
phải đưa ra được những giải pháp để các giáo viên dễ giảng dạy, các em học
- 2 -
sinh dễ hiểu, dễ học, có được những nhận thức đúng đắn, đánh giá khách quan
về lịch sử địa phương mình.

Như thế, để nghiên cứu được đề tài thì cần phải có một cơ sở lí luận vững
chắc. Vì thế tôi đã dựa vào những cơ sở chủ yếu sau: mục tiêu giáo dục- đào tạo
của bậc học THCS, đặc điểm của địa phương, của nhà trường, của bộ môn, nhận
thức của học sinh. Đây chính là những cơ sở khoa học và khách quan nhất.
II. THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
* CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG.
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lên lịch sử dân tộc. Mỗi địa
phương có những đặc điểm lịch sử khác nhau, mang những đặc thù riêng biệt.
Chính vì thế khi thực hiện giảng dạy về chương trình lịch sử địa phương người
giáo viên cần phải có những hiểu biết nhất định về địa phương đó thì mới có thể
làm cho bài giảng thêm phong phú, học sinh nắm chắc được kiến thức.
Đối với những địa phưng có truyền thống cách mạng, có những sự kiện
gắn liền với lịch sử dân tộc thì quá trình giảng dạy sẽ thuận tiện rất nhiều. Tuy
nhiên nếu ta công tác ở những địa phương mà hầu như không có những vấn đề
lớn lien quan đến lịch sử dân tộc thì ta giảng dạy như thế nào? Ta làm cách nào
để có những tư liệu về địa phương đó để giảng dạy cho học sinh?
Trước tiên người giáo viên cần phải tiến hành thu thập các tư liệu, sử liệu
về địa phương đó. Ta phải trả lời được câu hỏi: Địa phương hình thành từ bao
giờ? Ở địa phưng đã từng có những sự kiện gì liên quan đến lịch sử dân tộc hay
không? Địa phương có những nhân chứng lịch sử nào không? Khi đã xác định
được nội dung cần tìm hiểu thi lúc đó người giáo viên mới bắt tay vào quá trình
thu thập sử liệu. Lúc đó câu hỏi đặt ra là phải tìm những nguồn sử liệu đó ở đâu?
Thông thường nếu là đơn vị cấp tỉnh thì mỗi tỉnh thường có thư viện tỉnh. Đây là
nơi có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin bổ ích. Ta có thể tìm những
thông tin mình cần về vị trí địa lý, quá trình hình thành, những đặc điểm chính
trong từng thời kì lịch sử.
Nếu như các thư viện chưa cung cấp đủ thông tin cho ta thì ta có thể đến
các cơ quan Đảng ở địa phương. Đây cũng là nơi lưu giữ các thông tin về quá
- 3 -
trình lãnh đạo của Đảng đối với địa phương, là nơi có những văn kiện quan

trọng.
Các nhân chứng lịch sử là một yếu tố quan trọng trong quá trình nghiên
cứu về lịch sử địa phương. Họ chính là những nhân chứng sống, có tính chất
khách quan trong việc cung cấp các tư liệu lịch sử.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về địa phương, ta sắp xếp các thông
tin đó theo trình tự thời gian và sự kiện và tiến hành giảng dạy. Khi giảng dạy
lịch sử địa phưng nếu có điều kiện ta có thể mời những cựu chiến binh, những
bậc cao tuổi ở địa phưng dến đẻ cùng trò chuyện, như thế hiệu quả giảng dạy sẽ
tốt hơn rất nhiều.
*THIẾT KẾ NGẮN GỌN TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6, 7, 8
LỊCH SỬ LỚP 6
ĐIỆN BIÊN TỪ CỘI NGUỒN ĐẾN THẾ KỈ X
1. ĐIỆN BIÊN THỜI CỔ XƯA
Từ rất xa xưa, vùng đất Điện Biên đã có con người cư trú. Thành tựu khảo
cổ học những năm gần đây đã tìm được trong hang Thẩm Púa, Thẩm Khương
(Tuần Giáo) những công cụ thuộc nền văn hóa Hòa Bình (thời đại đồ đá mới).
Các công cụ bằng đồng thuộc của văn hóa Đông Sơn thuộc thời đại Hùng
Vương cũng được tìm thấy ở Tuần Giáo, Điện Biên (trống đồng). Điều đó cho
thấy ở Điện Biên có những dấu tích của người nguyên thủy. Các nhà khảo cổ,
khoa học khẳng định Điện Biên là một trong những chiếc nôi của người Việt
Nam.
Tuy nhiên, qua các di chỉ khảo cổ cho thấy rằng tình hình kinh tế, xã hội,
văn hóa của Điện Biên thời kì này phát triển chậm, cuộc sống của các bộ tộc còn
lạc hậu. các bộ tộc người nguyên thủy sống bằng nghề hái lượm và săn bắt, sớm
biết thuần hóa một số loài động vật và làm nông nghiệp (chủ yếu là nương rẫy).
Công cụ lao động và sinh hoạt được làm bằng đá ( rìu đá, dao đá) và cây nhọn
để chọc lỗ tra hạt. Một bộ phận cũng biết trồng lúa nước. Trong quá trình phát
triển, dân số dần tăng lên, nguồn thức ăn vơi cạn dần, họ đã đi dọc các trền sông,
khe suối, mở rộng địa bàn cư trú. Trong giai đoạn này , bằng nhiều con đường
- 4 -

khác nhau, nhiều dân tộc, bộ lạc đã di cư đến Điện Biên sinh cơ lập nghiệp và
trở thành chủ thể của vùng đất này trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2. TỪ THỜI HÙNG VƯƠNG ĐẾN THẾ KỈ X
Trải qua thời nguyên thủy mông muội lâu dài, khoảng thế kỉ VII trước
công nguyên người Việt cổ bước vào thời kì dựng nước với sự ra đời của nền
văn minh cổ xưa nhất: văn minh sông Hồng hay còn gọi là văn minh Văn Lang –
Âu Lạc.
Thời các vua Hùng, cư dân Điện Biên đã biết bện cỏ làm chiếu, nấu cơm
bằng ống tre, gác cây làm nhà sàn. Nhà nước Văn Lang lúc bấy giờ chia làm 15
bộ, Điện Biên ngày nay thuộc bộ Tân Hưng. Dưới bộ là các công xã nông thôn,
đứng đầu là Bồ chính (già làng, trưởng bản).
Sau cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của An Dương Vương thất bại, đất
nước ta rơi vào giai đoạn “Ngàn năm Bắc thuộc”. Dưới sự lãnh đạo của các thủ
lĩnh châu mường, đồng bào các dân tộc Điện Biên đã đứng lên chống kẻ thù và
bảo vệ vùng biên cương Tây Bắc của tổ quốc. Đồng thời đấu tranh chống lại âm
mưu đồng hóa dân tộc của bọn phong kiến phương Bắc, giữ gìn lối sống, phong
tục, tập quán, tiếng nói riêng của dân tộc.
LỊCH SỬ LỚP 7
ĐIỆN BIÊN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Thời Lý và thời Trần Điện Biên thuộc bộ Đà Giang; Thời Lê thuộc trấn
Gia Hưng, sau đổi thành châu Phục Lễ. Trấn Hưng Hóa được thành lập gồm 3
phủ: Gia Hưng, Quy Hóa, An Tây. Điện Biên lúc đó thuộc Phủ An Tây với 10
châu.
Dưới triều Lý, cả nước chia thành 12 bộ, các vùng xa xôi hẻo lánh như
Điện Biên gọi là châu.
Thời phong kiến, ở Điện Biên chủ yếu là người Thái và người H’ Mông
sinh sống. Sau này mới có thêm người Kinh, Hoa kiều..
- 5 -

×