Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Bai tap cung co kien thuc va ki nang TV 5 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.8 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC (SEQAP)

BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

TIẾNG VIỆT 5
Tập một

Hà Nội – 2011


Chịu trách nhiệm nội dung :
Giám đốc Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
Trần Đình Thuận

Biên soạn :
Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên)
Nguyễn Thị Lan Anh – Xuân Thị Nguyệt Hà
Nguyễn Thị Hạnh – Đặng Thị Lanh – Nguyễn Trí

2


Lời nói đầu
Bài tập củng cố kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt 5 (hai tập) là tài liệu hỗ trợ dạy
học môn Tiếng Việt lớp 5 ở các trường tiểu học dạy học cả ngày thuộc Chương trình
đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ số tiết học bổ sung của các phương án dạy học cả ngày do SEQAP
hướng dẫn, nội dung các bài tập củng cố kiến thức, kĩ năng trong từng tuần cố gắng
bám sát bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt, tập trung đạt một số yêu cầu cơ bản
về hai kĩ năng Đọc – Viết theo Chương trình quy định, đáp ứng Chuẩn kiến thức, kĩ


năng môn học, đồng thời quán triệt văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học
môn Tiếng Việt từ năm học 2011 – 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đính kèm công
văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo). Các bài tập về Luyện đọc, Luyện viết được thể hiện qua hình thức khá
phong phú, đa dạng (kết hợp trắc nghiệm và tự luận), phù hợp trình độ học sinh ở các
vùng khó khăn; đảm bảo các nguyên tắc cơ bản : chính xác, rõ ràng, giản dị, ngắn
gọn, súc tích, dễ thực hiện.
Dựa vào điều kiện, hoàn cảnh dạy học cụ thể của địa phương, giáo viên có thể
lựa chọn, điều chỉnh, bổ sung nội dung thực hành củng cố kiến thức, kĩ năng (Luyện
đọc, Luyện viết) trong từng tuần học, góp phần giúp học sinh đạt Chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn Tiếng Việt một cách vững chắc.
Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) mong nhận
được ý kiến đóng góp của các cán bộ quản lí giáo dục, các giáo viên và bạn đọc để
hoàn thiện tài liệu. ý kiến đóng góp xin gửi về Chương trình đảm bảo chất lượng giáo
dục trường học - SEQAP, 26B Vân Hồ 2, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn.
Chương trình ĐBCLGD trường học (SEQAP)
Bộ Giáo dục và Đào tạo


Phần một :
BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

Tuần 1
Tiết 1

Luyện đọc
Thư gửi các học sinh
1. Đọc thành tiếng và học thuộc lòng đoạn văn sau :
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải

xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp
các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong
chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
* Yêu cầu :
Giọng đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác Hồ vào các
em học sinh – những người kế tục sự nghiệp của cha ông ; ngắt hơi đúng ở các câu :
… ngày nay/ chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ/ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta
; ... nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều. Đọc nhấn giọng ở các từ ngữ :
xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, phần lớn ; đọc nhẩm thuộc
lòng đoạn văn.
2. Vì sao Bác Hồ nói : "Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ
đợi ở các em rất nhiều" ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a – Vì các em đã hứa với Bác, với đất nước.


b – Vì các em là những người chủ tương lai của đất nước.
c – Vì các em được học tập là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào.

Tiết 2

Luyện viết
1. Chọn từ trong veo hoặc trong vắt, trong xanh, điền vào chỗ trống thích hợp để
hoàn chỉnh đoạn văn :
Trời ...................... Trăng thượng tuần ....................... Phía xa kia, những vì sao
nhấp nhánh. Mặt nước hồ ....................., lóng lánh như dát bạc. Từng làn gió mát
lạnh lùa vào kẽ lá. Khung cảnh nơi đây thật yên tĩnh. Thu đã về !
2. Đọc bài văn sau và làm theo yêu cầu :
Chiều bên sông A-mong

Mùa nắng, những buổi chiều miền Tây bao giờ cũng có màu xanh huyền ảo
như màu của những giấc mơ.
Trên những rặng núi xa, màu lá cây ban ngày đã biến đi, núi non trầm trong
màu khói đá xanh thẳm. Những sườn núi ven sông A-mong chi chít những đám rẫy
với nhiều màu sắc : rẫy khô chưa đốt màu vàng cháy, rẫy già vừa dọn xong màu đất
đỏ ửng, lúa ba trăng dậy thì lượn sóng xanh mơn mởn bên cạnh những rẫy ngô trổ cờ
màu lục tươi lấp loáng ánh nắng.
Dưới chân những nương rẫy bạt ngàn như những tấm thảm màu trải dài vô tận
đó, sông A-mong như một dòng trường ca rầm rộ đổ về đồng bằng. Nước lũ đã đục
xói mặt đá những lớp sóng lô xô nối liền nhau đến mút tầm mắt, lưng sóng tròn nhẵn
và đầu sóng nhọn vút đổ theo một chiều. Dọc hai bên bờ sông, loài cây rì rì mọc san
sát, rậm rịt, cành và lá nhỏ nhắn như cây trúc đào, rễ toả ra ôm chặt những tảng đá
vững chãi.


Bây giờ đang là tháng tư, nước sông A-mong chảy hiền hoà, rặng cây rì rì
lao xao gió nồm, lá cây lay động lấp lánh như ngàn triệu con mắt lá răm sáng
trưng nắng hè, hoa rì rì năm cánh nở từng chùm đỏ ngun ngút như ở thành phố.
Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường

Xác định dàn ý của bài văn trên.
* Mở bài (từ ……………………………….. đến ………………..……………)
………………………………………………………………………………………….
*Thân bài (từ ……………………………… đến ……………..………………)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
* Kết bài (từ ……………………………….. đến ……………..………………)
………………………………………………………………………………………….


Tuần 2
Tiết 1

Luyện đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
1. Thực hiện yêu cầu dưới đây (a, b), sau đó luyện đọc đoạn văn :


a) Gạch dưới những từ ngữ tả các sắc độ vàng khác nhau và đọc nhấn giọng ở
các từ ngữ đó.
b) Xác định cách ngắt hơi (/) sau các cụm từ để làm rõ ý trong câu.
Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng
lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng
chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng
chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo,
vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi
áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc
vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm
vàng mới.
2. Những từ ngữ chỉ màu vàng ở các sắc độ khác nhau nhằm mục đích gì ? Khoanh
tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a – Miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa.
b – Vẽ lên một bức tranh quê đẹp, sinh động và trù phú.
c – Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
d – Gồm những ý trên.

Nghìn năm văn hiến
1. Luyện đọc bảng thống kê trong bài tập đọc trang 15 theo yêu cầu sau :
– Đọc theo trình tự hàng ngang những số liệu thống kê của từng triều đại.
– Chú ý ngắt hơi đúng.

Ví dụ (VD) : Triều đại Lý / số khoa thi 6 / số tiến sĩ 11 / số trạng nguyên 0
2. Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết điều gì về giáo dục Việt Nam thời xưa ?
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a – Nền giáo dục Việt Nam có từ lâu đời.


b – Các triều vua Việt Nam rất coi trọng việc học.
c – Việc học hành thi cử xưa kia không khác gì bây giờ.

Tiết 2

Luyện viết
1. Chép vần của từng tiếng trong câu thơ sau vào mô hình cấu tạo dưới đây :
Tay ôm chặt cháu ngoại ngồi
Cứ lo cháu hoá chim trời lại bay...

Tiếng

Vần
Âm đệm

Âmchính

Âm cuối

Tiếng

tay

cứ


ôm

lo

chặt

cháu

cháu

hoá

ngoại

chim

ngồi

trời

Vần
âm đệm

âm chính

âmcuối

lại
bay

2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau :
Tôi ..... (dỏng, hếch) tai nghe. Một dải suối róc rách ở gần. Sau lều, rừng cây
............ (yên lặng, yên ổn) như ngủ kĩ. Con hươu đang .......... (ngơ ngẩn, ngơ ngác)
nhìn cái lều vắng không. Những tiếng rất ...... (nhẹ, êm) của con sóc chạy trên cành,
một tiếng vỗ cánh ........... (lớn, phành phạch) của một con chim. Từng trận gió ............
(xào xạc, ào


ạt), một loạt lá ........... (rơi, rụng) rào rạt, rồi tất cả như ................. (yên tĩnh, yên
ắng), như ngóng đợi.
Theo Thế Lữ

3. Đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và làm theo yêu cầu dưới đây
:
a) Xác định dàn ý của bài văn trên.
* Mở bài (từ ……………………………….. đến ……………..………………)
………………………………………………………………………………………….
*Thân bài (từ ……………………………… đến …………..…………………)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
* Kết bài (từ ……………………………….. đến ………………..……………)
………………………………………………………………………………………….
b) Nêu trình tự tả cảnh của bài văn (Tả từng bộ phận của cảnh hay tả sự thay đổi của
cảnh theo thời gian ?)
..................................................................................................................
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….



Tuần 3
Tiết 1

Luyện đọc
Sắc màu em yêu
1. Ngắt nhịp (/) từng dòng thơ và luyện đọc hai khổ thơ sau :
Em yêu màu đỏ :
Như máu con tim,

... Trăm nghìn cảnh đẹp
Dành cho em ngoan.

Lá cờ Tổ quốc,

Em yêu tất cả

Khăn quàng đội viên.

Sắc màu Việt Nam.

2. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những sắc màu, những con người và sự vật
xung quanh thể hiện điều gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a – Tình yêu của bạn nhỏ với các màu sắc.
b – Tình yêu của bạn nhỏ với người, vật xung quanh mình.
c – Tình yêu của bạn nhỏ đối với quê hương, đất nước.

Lòng dân
1. a) Nêu giọng đọc lời thoại của từng nhân vật trong vở kịch :
– Giọng cai và lính : .............................................................................

– Giọng dì Năm : .................................................................................
– Giọng chú cán bộ : ............................................................................
– Giọng của An : .................................................................................
10


b) Đọc phân vai (6 HS đọc theo 5 vai : dì Năm, chú cán bộ, An, lính, cai và lời
người dẫn).
2. Tình tiết quan trọng nhất trong lớp kịch là tình tiết nào ? Khoanh tròn chữ cái
trước ý trả lời đúng nhất.
a – Chú cán bộ chạy trốn cuộc vây bắt.
b – Dì Năm nhận chú cán bộ là chồng.
c – Bọn địch phát hiện dì Năm nói dối.

Tiết 2

Luyện viết
1. Gạch dưới từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau :
Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh : xanh pha vàng của ruộng mía,
xanh mượt của ruộng lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre,
đây đó có một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. Cả
cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống
nơi đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
Theo Thanh Tịnh

2. Em hãy viết một đoạn văn tả cánh đồng vào mùa lúa chín.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................


..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Tuần 4
Tiết 1

Luyện đọc
Lòng dân (Tiếp theo)
1.Thực hiện hai nhiệm vụ ở dưới, sau đó đọc lớp kịch :
Gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng.
Cai : – Hừm ! Thằng nhỏ, lại đây. ông có phải tía mầy không ?
Nói dối, tao bắn.
An : – Dạ, hổng phải tía...
Cai : – (Hí hửng) ờ, giỏi ! Vậy là ai nào ?
An : – Dạ, cháu... kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.
Cai : – Thằng ranh ! (Ngó chú cán bộ) Giấy tờ đâu, đưa coi !
2.Dòng nào dưới đây nêu đủ diễn biến của lớp kịch ? Khoanh tròn chữ cái trước ý
trả lời đúng nhất.
a – Bọn giặc tìm bắt chú cán bộ. – Dì Năm bình tĩnh lừa bọn địch. – An sợ hãi.
– Chú cán bộ thoát nguy hiểm.


b – Bọn giặc tìm bắt chú cán bộ. – Dì Năm và An bình tĩnh lừa bọn địch. –
Bọn giặc mắc mưu. – Chú cán bộ thoát nguy hiểm.
c. Bọn giặc tìm bắt chú cán bộ. – Dì Năm lúng túng. – An sợ hãi. –

Chú cán bộ thoát nguy hiểm.

Những con sếu bằng giấy
1. Luyện đọc các đoạn sau (chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ được gạch dưới và đọc
đúng tên người, tên địa lí nước ngoài).
a) Đoạn 1
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki đã cướp đi
mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở
Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
b) Đoạn 2
Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ
tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo
quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn
nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho
Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.
2. Hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu trên đỉnh tượng đài
(tranh minh hoạ ở sách Tiếng Việt 5, tập một) nói lên điều gì ? Khoanh tròn
chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a – Ca ngợi cô bé Xa-xa-cô gấp được nhiều con sếu.
b – Tố cáo chiến tranh, tố cáo tội ác ném bom nguyên tử.
c – Ước vọng hoà bình cho toàn nhân loại.

Tiết 2

Luyện viết
1. Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục
ngữ sau :


a) Vào sinh ra .....................

b) Lên thác ................. ghềnh.
c) Đi ngược về ..................
2. Luyện viết bài văn tả cảnh theo đề bài sau :
Quê hương em có nhiều cảnh đẹp mà em yêu thích (dòng sông, cánh đồng, con
đường, đầm sen,...). Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.
Gợi ý:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
............................................................


Tuần 5
Tiết 1

Luyện đọc
Bài ca về trái đất
1. Luyện đọc (chú ý ngắt nhịp thơ hợp lí, nhấn giọng ở các từ ngữ được gạch dưới)
và học thuộc lòng đoạn thơ sau :
Trái đất trẻ/ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen.../ dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào/ cũng quý, cũng thơm !
Màu hoa nào/ cũng quý, cũng thơm !
2. Bài thơ muốn nói với em điều gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

nhất.
a – Trẻ em trên thế giới cần cùng nhau giữ gìn hoà bình cho trái đất bình yên.
b – Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng,
sống hoà bình và vui vẻ.
c – Trẻ em trên thế giới cần phải đoàn kết lại để chống chiến tranh, chống bom
nguyên tử và hạt nhân.

Một chuyên gia máy xúc
1. Xác định đúng giọng nói của từng nhân vật và luyện đọc đoạn đối thoại :


– Giọng của A-lếch-xây :.......................................................................
– Giọng của tác giả :.............................................................................
A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi :
– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi ?
– Tính đến nay là năm thứ mười một. – Tôi đáp.
Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ
của tôi lắc mạnh và nói :
– Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ !
Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và
A- lếch-xây.
2. Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân
Việt Nam thể hiện điều gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a – Tình cảm thân thiết của hai người bạn.
b – Tình hữu nghị giữa hai nước anh em.
c – Gồm cả hai ý trên.

Tiết 2

Luyện viết

1. Lập bảng thống kê kết quả thi đua trong tháng của 5 thành viên ở tổ em với những
nội dung sau : (Thang điểm : 100 điểm/tháng.)
Số điểm đạt được ở từng mặt
STT

1

Họ và tên

Lê Thị Tố Uyên

Chuyên

Hoạt động

cần

Vệ sinh

Thể dục

Đội

(30 điểm)

(20 điểm)

(30 điểm)

(20 điểm)


30

20

30

20


2

...............................................

3

...............................................

4

...............................................

5

...............................................

2. Căn cứ vào kết quả thi đua ở bảng thống kê trên, hãy xếp loại thi đua của từng cá
nhân trong tổ theo các mức độ : Tốt, Khá, Trung bình, Yếu – Kém.
– Loại Tốt (80 – 100 điểm) gồm các bạn : ............................................................
.........................................................................................................................................

– Loại Khá (65 – 79 điểm) gồm các bạn : ...............................................
.........................................................................................................................................
– Loại Trung bình (50 – 64 điểm) gồm các bạn : ....................................
.........................................................................................................................................
– Loại Yếu – Kém (dưới 50 điểm) gồm các bạn : ………..…………………..
.........................................................................................................................................
3. Viết đoạn văn tả cảnh khu nhà em ở vào buổi sáng sớm.
Gợi ý :
– Nhà em ở khu vực nào ?
– Ngôi nhà em ở và các ngôi nhà xung quanh có đặc điểm gì ?
– Cây cối, cảnh vật xung quanh ngôi nhà ra sao ?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tuần 6
Tiết 1


Luyện đọc
Ê-mi-li, con ...
1. Dùng dấu / để đánh dấu vị trí ngắt nghỉ hơi, sau đó luyện đọc đoạn thơ thể hiện
thái độ Mo-ri-xơn lên án tội ác chiến tranh của chính quyền Giôn-xơn :
Giôn-xơn !
Tội ác bay chồng
chất Nhân danh ai
Bay mang những B.52
Những na pan, hơi
độc Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu
thương


Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoạ ?
2. Khi quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn mong muốn điều gì ? Khoanh tròn chữ cái
trước ý trả lời đúng nhất.
a – Mọi người cùng tự thiêu để ngăn chặn tội ác của chính quyền Giônxơn. b – Mọi người thấy được hành động của chú Mo-ri-xơn là dũng
cảm.
c – Mọi người cùng lên án cuộc chiến gây tội ác đối với nhân dân Việt Nam.

Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
1. Luyện đọc đoạn văn dưới đây với giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng khi
đọc những số liệu thống kê, những thông tin về cách đối xử bất công đối với
người da đen Nam Phi.
ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng lại nắm gần 9/10 đất

trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng,... Ngược lại,
người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu ; lương chỉ bằng 1/7 hay
1/10 lương công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng
và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.
2. Chế độ a-pác-thai là chế độ như thế nào ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời
đúng nhất.
a – Chế độ đối xử công bằng giữa người da trắng và người da màu.
b – Chế độ đối xử bất công với người da đen và da màu nói chung.
c – Chế độ người da trắng thiểu số nhưng nắm giữ hết đất đai, tài sản.

Tiết 2

Luyện viết
1. Điền dấu thanh thích hợp, đúng vị trí vào chữ in đậm trong đoạn văn sau :
Một năm sau khi đuôi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi cươi thuyên rồng dạo quanh
hồ Tả Vọng. Khi thuyền ra giưa hồ, tự nhiên có một con rua lớn nhô lên khỏi mặt


nươc, tiên về phia vua và nói : "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !". Vua
nâng gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và
lặn xuông nước.
Gươm và rùa đã chìm xuống đáy nước, ngươi ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói
giưa mặt hồ xanh.
2. Đọc bài văn sau và làm theo yêu cầu ở dưới :
Sông Hồng là một trong những con sông rộng và dài nhất nước ta.
Lòng sông mở mênh mông, quãng chảy qua Hà Nội càng mênh mông hơn. Mỗi
cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ. Mặt sông không
lúc nào chịu đứng yên. Khi thì sóng dội, khi thì nước xoáy, khi thì lừng lững trôi xuôi
như người đi thẳng không nhìn ai. Những ngày mưa bão, lòng sông xao động, gầm
thét và đen kịt lại. Lúc nắng ửng mây hồng, nước sông nhấp nháy như sao bay. Vào

buổi tối không trăng, sao đậu kín trời, sao rơi đầy mặt sông như vãi tấm. Khi mọi nhà
lên đèn, cả khúc sông cùng thấp tha thấp thoáng những đốm lửa và nhộn nhịp tiếng
gọi, tiếng thưa. Cả tiếng cười nữa cũng râm ran trên mặt nước.
Dòng sông mênh mông từng đợt sóng dồn dập, ì oạp vỗ vào mạn thuyền nghe
mới vui làm sao.
Theo Băng Sơn

a) Ghi lại dàn ý của bài văn trên :
* Mở bài :
…………………………………………………………………………………...........
* Thân bài :
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
* Kết bài :

20


…………………………………………………………………………………...........
b) Tác giả quan sát dòng sông bằng những giác quan nào ?
………………………………………………………………………….....................
………………………………………………………………………….....................
c) Ghi lại câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hoá.
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
d) Ghi lại câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
…………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………….....................



Tuần
7

Tiết 1

Luyện đọc
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít

1. Luyện đọc đoạn văn.
Bực mình vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không thèm chào bằng tiếng Đức, hắn
liền hỏi :
– Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng ?
– Sao ngài lại nói thế ? Si-le là một nhà văn quốc tế chứ ! – Ông già điềm đạm trả lời.
Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ông già nói tiếp :
– Ngài thử xem Si-le đã dành những tác phẩm của mình cho những ai nào ? Nhà văn
đã viết Vin-hem Ten cho người Thuỵ Sĩ, Nàng dâu ở Mét-xi-na cho người I-ta-li-a,
Cô gái Óc-tê-ăng cho người Pháp,...
Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra. Cuối cùng, hắn hỏi :
– Chẳng lẽ Si-le không viết gì cho chúng tôi sao ? Ông
già mỉm cười trả lời :
– Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp !
2. Vì sao cụ già người Pháp lại gọi Si-le là nhà văn quốc tế ? Khoanh tròn chữ cái
trước ý trả lời đúng nhất.
a – Vì Si-le đấu tranh cho tự do trên toàn thế giới.
b – Vì Si-le ủng hộ nhân dân Pháp chống phát xít Đức.
c – Vì tác phẩm của Si-le đề cao tự do, công lí trên thế giới.

Những người bạn tốt

1. Luyện đọc đoạn văn, nhấn giọng ở những từ ngữ gạch dưới :


Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây
quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-riôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với
vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, giam ông lại.
2. Đồng tiền có khắc hình con cá heo cõng người trên lưng thời trung cổ
Hi Lạp và La Mã tượng trưng cho điều gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời
đúng nhất.
a – Ghi lại câu chuyện về nghệ sĩ A-ri-ôn.
b – Tình cảm yêu quý cá heo của con người.
c – Tình cảm yêu quý con người của cá heo.

Tiết 2

Luyện viết
1. Điền dấu thanh thích hợp, đúng vị trí vào những chữ in đậm dưới đây :
ngắm nghia, tia cây, nghiên ngẫm, sai khiên, tiên đưa, kiên cáo, nghia vụ, lắc
lia lia
2. Trong những câu sau, từ ngọt nào mang nghĩa gốc, từ ngọt nào mang nghĩa
chuyển ? Ghi ý kiến của em vào chỗ trống trong ngoặc đơn cuối mỗi câu.
a) Đàn ngọt, hát hay. (Từ ngọt mang nghĩa ..........................................)
b) Trời đang rét ngọt. (Từ ngọt mang nghĩa .........................................)
c)

Ai ơi chua ngọt đã từng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
(Từ ngọt mang nghĩa ...........................................................................)
d) Cắt cho ngọt tay liềm. (Từ ngọt mang nghĩa .....................................)

3. Đọc bài văn và làm theo yêu cầu ở dưới :
Đường vô xứ Nghệ


Sắp đến thành phố Vinh, thành phố Đỏ bên bờ sông Lam. Thành phố mà chỉ một
lỗ thủng trên mái ngói cũng đủ cho nhà thơ Phạm Tiến Duật xúc cảm nên một bài thơ
đặc sắc.
Những ngôi nhà một tầng kiểu cổ, mái vẩy cá ẩn mình trong mái lá xanh um,
bảo cho người qua đường biết lịch sử lâu đời của thành phố nên thơ. Núi Quyết, núi
Hồng, sông Lam,... những tên đó đã đi vào lịch sử, thế mà mọi cái đều đơn sơ và giản
dị như chính con người tuyệt diệu ở đây. Núi không cao, không lạ, vẫn cây cỏ ấy, vẫn
con đường mòn lên núi nhưng sao đẹp và nên thơ đến lạ.
Buổi sáng nhìn ra cánh đồng thấy mù mịt sương. Sương mù làm nền cho bức
tranh. Dãy núi xa xa, xanh trang nghiêm, có những đám mây trắng ùn lên từ dưới
thung lũng. Bầu trời xanh mát và hơi chói rất xa, đằng sau dãy núi, gợi một cảm giác
rất thực mà rất mơ hồ. Bên trái là hồ nước kéo dài, còn trước mặt là khúc sông toàn
cát sỏi, sườn núi êm và mịn như nhung. Chính trong phong cảnh hữu tình đó, ta còn
nghe thấy tiếng gà gáy trong một bụi cây, nghe chim bách thanh hót trên một tảng đá
như con cóc nghếch mõm lên trời. Tất cả giống như một bài thơ cổ. Đẹp đến mê hồn !
Câu ca dao :
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ
đồ.
Cũng chưa nói hết được cảnh đẹp ở đây.

Theo Nguyễn Văn Thạc

Ghi lại dàn ý của bài văn trên :
a) Mở bài (từ ………………………….. đến …………..……………………..)
ý chính : …………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….
b) Thân bài :
Đoạn 1 : Từ ……………….…….…… đến …………………….….…..…….. ý
chính : …………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Đoạn 2 : Từ ………………..…..….… đến ……………..…….…...….….….
ý chính : …………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………….
c) Kết bài (từ ………………………….. đến ……………...…………………..)

Tuần 8
Tiết 1

Luyện đọc
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
1. Luyện đọc thuộc hai khổ thơ cuối. Chú ý ngắt nhịp ( / ) hợp lí ở các dòng thơ ;
nhấn giọng các từ ngữ : say ngủ, nhô, ngẫm nghĩ, sóng vai, một dòng trăng,
nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muôn ngả, lớn, đầu tiên).
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả



×