Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.29 KB, 3 trang )
Phương pháp dạy hình học không gian lớp 8
1. hoạt động hình học
cấp độ 1 : hình dung, nhớ lại
ở cấp độ này hs nhận biết một hình qua “dáng” bên ngoài của nó - như là một vật thể vật lý theo tổng thể, chưa phân biệt được tính chất, hay các chi tiết bộ phận của
hình đó
cấp độ 2 : phân tích, mổ xẻ
ở cấp độ này hs bắt đầu nhận ra các đặc điểm của hình qua quan sát thực nghiệm, gấp, dán hình…
cấp độ 3 : suy diễn không hình thức
ở cấp độ này, hs thiết lập được quan hệ về các tính chất trong một hình và giữa các hình, hiểu được các định nghĩa và đưa ra được các lập luận không hình thức
cấp độ 4 : suy diễn
ở cấp độ này, hs có thể suy luận diễn dịch với một hệ tiên đề, với một mô hình cụ thể
cấp độ 5 : logic, trừu tượng
ở cấp độ này, hs có thể so sánh các kiểu hình học khác nhau, làm việc trong những kiểu hình học khác nhau mà không cần mô hình
* cấp độ 1 - 3 : phù hợp với hs cấp thcs
* cấp độ 4 - 5 : phù hợp với cấp thpt và đh hoặc các nhà nghiên cứu
hoạt động 1 : gấp, dán hình
a. hs học cách làm việc - học thủ công - hướng đến công việc của người lao động
b. cung cấp những ý tưởng về mô hình cho các hiện tượng văn, vật lý, sinh học… và mô hình của cuộc sống tạo cơ bản cho việc trình bày một hệ tiên đề qua mô hình
c. hình học thực tế tạo xuất phát điểm cho hình học, từ đó trừu tượng hoá và kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó qua mô hình vật ly
hoạt động 2 : tạo nên những biểu tượng không gian
a. tập cho hs quen với hình biểu diễn của một số hình lăng trụ. hs biết “đọc hình”, có biểu tượng về hình khối, nét liền, nét đứt. nhờ “biểu tượng” hs điền vào bảng thống
kê số mặt, số đỉnh, số cạnh (ứng với đáy tam giác, tứ giác, ngũ giác và lục giác). tổng quát hoá hoạt động này là quy nạp - hs nêu được quan hệ giữa số mặt, số đỉnh và
số cạnh theo số cạnh của đáy lăng trụ.
b. hình mang tính trực quan, đơn giản, tuy vậy trả lời là không dễ, mang nặng yêu cầu kỹ năng nhìn một khối theo “bốn phương tám hướng” (hình 107/108)
c. yêu cầu hs biểu diễn và nhận biết được các mặt phẳng song song, các mặt phẳng vuông góc, đường thẳng song song hoặc vuông góc với một mặt phẳng (hình
108/108-109)
d. tương tự như hoạt động trên nhưng yêu cầu cao hơn về trí tưởng tượng không gian. từ hình khai triển tưởng tượng ra hình không gian, tưởng tượng ra hình khối, từ đó
có biểu tượng về hình biểu diễn nhận biết về quan hệ song song và vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (hình 74/97)
e. hoạt động thực hành (vẽ, cắt, dán) từ hình triển khai, dựng nên hình khối và ngược lại, từ hình không gian chuyển thành hình khai triển của nó (hình 109/109)
f. hoạt động thực hành như hoạt động trước đó nhưng yêu cầu cao hơn - không cắt dán mà yêu cầu tưởng tượng cao hơn để thấy sự tương ứng 1-1 giữa các đoạn thẳng.
đây là một bài tập khó, chính vì thế trong sgv, chúng tôi nêu ra bốn cấp độ tương ứng với bốn loại hs (hình 74/97)