Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sử dụng mô hình, tranh vẽ trong dạy chương hình học không gian lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.59 KB, 14 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
Lời tựa
Toán học là môn khoa học tự nhiên rất đa dạng và phong phú, rất nhiều ứng
dụng trong thực tế, nó liên quan mật thiết đến rất nhiều các môn học trong
nhà trường . Do đó cần có sự nhận thức rõ giá trò thực tiễn của môn Toán học
trong khoa học kỹ thuật và phục vụ trong đời sống sản xuất .
Để học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản thiết
thực đầu tiên của môn toán thì giáo viên dạy môn Toán phải luôn tìm tòi các
phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung, kiến thức của bài.
Phần Hình học không gian lớp 8 là một kiến thức còn mới với học sinh
THCS. Muốn học sinh ngay từ ban đầu nắm vững về hình học không gian thì
giáo viên phải đònh hướng, hỗ trợ kiến thức đã có và đặc biệt là sử dụng
ĐDDH, các mô hình trong thực tế , để học sinh thực hành đo đạc, vẽ hình,
tính toán và rút ra được các kết luận của bài
Tác giả
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong chương trình môn Toán ở cấp THCS thì các khái niệm về
hình học không gian là hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 8 . Vì chương trình
sách giáo khoa cũ chưa đưa vào. Đây là khái niệm mới mẻ gây lúng túng cho
học sinh khi học và một số giáo viên cũng có khó khăn để truyền thụ cho học
sinh hiểu khi dạy các khái niệm này.
Vì vậy, muốn sự tiếp thu của học sinh có hiệu quả chúng ta phải
có phương pháp phù hợp với từng bài, từng đơn vò kiến thức phù hợp với từng
khái niệm để học sinh lónh hội kiến thức một cách tự nhiên, không áp đặt,
làm cho học sinh dễ hiểu và có hứng thú, sáng tạo khi học hình học không
gian.
Với phương pháp dạy học hiện nay lấy học sinh làm trung tâm,
chúng ta phải hạn chế việc áp đặt kiến thức mới mà phải quan tâm nhiều đến
quá trình hình thành dẫn đến kiến thức mới. Giáo viên là người điều khiển,


đònh hướng, hướng dẫn để học sinh bước đầu làm quen với các khái niệm về
hình học không gian, từ đó học sinh có thể vận dụng và liên hệ thực tế nhằm
khắc sâu kiến thức và phát huy hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh.
Do đó muốn tiết dạy có hiệu quả tốt thì việc sử dụng ĐDDH, mô
hình , tranh ảnh các vật có trong cuộc sống … là điều cần thiết.
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Trong quá trình đổi mới Phương pháp dạy học ở trường THCS
hiện nay thì dạy học có sử dụng đồ dùng dạy học, các vật thể sẵn có trong
thực tế thì tiết dạy sẽ đạt hiệu quả cao.
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc Dạy –
Học theo phương pháp đổi mới hiện nay. Nhằm hình thành cho học sinh
những kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, mô tả và ứng dụng vào thực tế …
Để tiếp thu kiến thức mới theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập.
Đồng thời bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo có hiệu quả và là cách rèn
luyện phương pháp nhận thức tích cực, chủ động để phát triển tư duy khoa
học, rèn luyện sức tưởng tượng, óc sáng tạo, suy nghó linh hoạt và năng lực tự
học của học sinh.
III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :
* Chương trình sách giáo khoa Toán 8, được viết dưới dạng giảm
tải lý thuyết, tăng thực hành và vận dụng, sách giáo khoa chú ý tận dụng các
kiến thức đã học và có trong cuộc sống. Sách giáo khoa Toán 8 đảm bảo tỷ
lệ giữa lý thuyết và thực hành. Khoảng 40 % thời lượng dành cho lý thuyết,
60% thời lượng dành cho thực hành luyện tập, giải toán.
Việc sử dụng mô hình – tranh vẽ trong dạy học đã được sử dụng
từ lâu. Vì vậy việc sử dụng ĐDDH, các mô hình trong các tiết dạy hiện nay
là điều rất cần thiết. Việc khai thác triệt để trên mô hình để giúp học sinh
hình thành khái niệm, phát hiện kiến thức mới, lónh hội kiến thức vẫn còn
hạn chế gây lãng phí đồ dùng và có thể chưa sử dụng các mô hình sẵn có

trong cuộc sống.
Từ những nguyên nhân trên, để thực hiện việc dạy : “Một bài lý
thuyết phần hình học không gian sử dụng mô hình – Tranh vẽ” đạt hiệu quả
là điều hết sức cần thiết.
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
* Thực trạng :
1/ Về phía học sinh:
Những khái niệm về hình học không gian là các khái niệm mới mẻ đối
với HS. Học sinh đã quen với việc quan sát, với các tính chất, Tính toán và
chứng minh trên hình học phẳng, trí tưởng tượng về không gian của học sinh
còn thấp. Lực học tập của các em không đều, số học sinh học khá, giỏi môn
Toán thấp, số học sinh trung bình yếu kém chiếm tỷ lệ cao. Qua thực tế
giảng dạy cũng như dự giờ và qua số liệu điều tra của bản thân thì đa số các
em học sinh chưa chủ động trong việc hình thành kiến thức từ các mô hình ở
phần hình học không gian. Thăm dò ý kiến trả lời câu hỏi của học sinh :
Câu 1 : Em có nhận ra các hình không gian đã học có trong cuộc sống
không ?
Câu 2 : Từ mô hình em có nêu lên được khái niệm về hình đó không ?
Câu 3 : Quan sát các mô hình em có nêu lên được tính chất của hình đó
không ?
Câu hỏi Lớp Số học sinh Trả lời có Trả lời không
1 8 69 67 2
2 8 69 30 39
3 8 69 21 48
Qua bảng số liệu ta thấy rằng :
+ 97,10% các em nhận ra các hình có trong cuộc sống hiện tại
+ 36,23% Từ mô hình nêu lên được khái niệm
+ 31,88% Từ mô hình nêu lên được tính chất
Như vậy hầu hết học sinh đã chú ý đến mô hình trong các tiết học ở

phần hình học không gian lớp 8. Nhưng hiệu quả của mô hình sử dụng trong
các tiết dạy thì chưa cao qua các câu hỏi 2 và 3 .
Vì vậy để khắc phục những yếu điểm của việc sử dụng mô hình ở phần
hình học không gian lớp 8. Tôi xin trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả khi sử dụng mô hình ở phần hình học không gian lớp 8. Các biện
pháp sau đây được tích góp từ thực tế giảng dạy và qua nghiên cứu của bản
thân để góp phần cho việc dạy và học đạt kết quả cao hơn.
2/ Về phía phụ huynh:
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
- Nhiều gia đình đã quan tâm, tạo điều kiện vật chất cho các em khi
đến trường (Mua đồ dùng học tập, …). Nhưng việc hướng dẫn cho các em học
ở nhà gặp rất nhiều khó khăn. Vì chương trình cải cách mới nhiều phụ huynh
chưa nắm được mà môn toán cũng là một môn khó.
- Có gia đình vì điều kiện kinh tế khó khăn nên cho các em nghỉ học
hoặc chưa quan tâm đến việc học của các em.
3/ Về phía giáo viên :
- Thầy cô đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm
trung tâm” , nhưng trong quá trình giảng dạy vẫn còn có những hạn chế.
- Việc chuẩn bò cho một tiết dạy là cần nhiều thời gian nhất là việc
chuẩn bò mô hình – Tranh vẽ.
- Thực tế việc sử dụng mô hình – Tranh vẽ ở môn toán 8 phần hình
học không gian vẫn còn gặp một số khó khăn:
Trình độ học sinh không đồng đều.
Giáo viên chưa chòu khó tìm tòi Mô hình – Tranh vẽ.
Một số học sinh chưa tích cực quan sát, suy nghó học tập
Giáo viên còn sợ bò khống chế thời gian.
4/ Về phía nhà trường :
Trường THCS “B” Ninh Hoà là trường thuộc vùng sâu vùng xa, cơ sở
vật chất chưa được phong phú

Trang thiết bò của môn Toán chưa nhiều
Chất lượng của đồ dùng chưa cao, một số đồ dùng trong quá trình vận
chuyển bò bể, gãy, không sử dụng được hoặc rất khó sử dụng
IV/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Qua việc giảng dạy thực tế ở trường THCS “B” Ninh Hòa và phân tích
những thực trạng như trên. Cùng với sự quan tâm hướng dẫn - tư vấn của Ban
Giám Hiệu nhà trường, các ý kiến đóng góp xây dựng của GV trong tổ tự
nhiên. Tôi xin nêu lên một số biện pháp khắc phục tình trạng trên để tiết dạy
đạt kết quả tốt.
1. Chuẩn bò
*Yêu cầu đối với GV:
+ Trước mỗi bài giảng GV cần chuẩn bò đầy đủ dụng cụ dạy học, mô
hình, hình vẽ, tranh ảnh. GV có thể sưu tầm hoặc tự làm một số mô hình,
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
tranh ảnh có liên quan đến tiết dạy, chẳng hạn: Hộp diêm, hộp phấn, viên
gạch,…
+ GV phải nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung của bài giảng, lựa
chọn nội dung kiểm tra bài cũ phù hợp. Xác đònh được những đơn vò kiến
thức nào cần thiết sử dụng ĐDDH, kiến thức nào phải cho HS tự quan sát,
tự tìm tòi, nghiên cứu thông qua hoạt động nhóm hoặc làm việc cá nhân
để lónh hội kiến thức. Những nội dung nào GV cần hướng dẫn, gợi mở…
cuối cùng là kiến thức trọng tâm cần củng cố để HS hiểu bài và khắc sâu
ghi nhớ.
+ Việc chuẩn bò mô hình, hình vẽ, chuẩn bò tốt cho nội dung bài
giảng, lựa chọn đúng phương pháp là rất cần thiết khi dạy các khái niệm
hình học không gian đối với HS lớp 8, khi các em mới bắt đầu làm quen
với hình học không gian.
*Yêu cầu đối với học sinh:
+ Để tự mình nghiên cứu, tìm tòi tiếp cận được các kiến thức mới

đòi hỏi HS được trang bò đầy đủ các dụng cụ học tập như: Thước thẳng,
thước đo góc, bìa cứng, kéo, giấy màu,…
+ HS cần chuẩn bò trước các kiến thức bài cũ có liên quan, nghiên
cứu trước nội dung bài mới thông qua sự hướng dẫn, dặn dò của GV ở tiết
trước để tham gia tích cực vào quá trình tiếp thu kiến mới trong bài học.
+ Các khái niệm, công thức về hình học không gian trong chương
trình toán 8 mặt dù là các khái niệm mới nhưng đây là các khái niện ban
đầu, đơn giản. Đòi hỏi học sinh có tinh thần học tập tốt ngay từ đầu, ý thức
muốn tìm tòi khám phá các kiến thức mới, các em phải có lòng say mê
hứng thú khi học. Qua các bài học các em có thể liên hệ được với thực tế,
tự nhận biết được một số hình ảnh của điểm, đỉnh, mặt phẳng, đường thẳng
trong không gian thể hiện trong phòng học, nhà ở của các em, để khắc sâu
kiến thức hơn. Qua đó HS có thể tự vẽ hình, làm được các mô hình đơn
giản về các hình đã học.
2. Về phương pháp:
* Theo cấu trúc của từng tiết học thì: Thông qua hoạt động, HS tự xây
dựng các khái niệm mới, xây dựng và củng cố các kiến thức đã có, chẳng
hạn: Khi xây dựng khái niệm về hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng và
hình chóp đều thì : Từ mô hình cụ thẻ, từ tranh vẽ, từ thực tế,… HS quan sát
phát hiện.
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
* Thông qua hướng dẫn của GV, HS phải tự phát hiện đâu là đỉnh, đâu
là cạnh bên, là
mặt bên, là mặt đáy, chiều cao,…
* Khi dạy hình học không gian phải luôn liên hệ với hình học phẳng từ
đó: So sánh mở rộng những khái niệm, tính chất đã học trong hình học
phẳng vào hình học không gian. Tổ chức tốt quá trình so sánh mở rộng một
mặt sẽ làm cho HS nắm vững và sâu hơn những kiến thức, tính chất đã học.
Mặt khác, sẽ nâng cao năng lực phán đoán, so sánh, khái quát hóa và hệ

thống hóa của HS.
* Thông qua việc khai triển hình, cắt, dán, ghép, xếp hình trên giấy
hoặc bìa cứng, các vật liệu mà HS có thể có được, dễ làm, dễ thực hiện. GV
hướng dẫn HS thừa nhận một số công thức về diện tích và thể tích thông qua
thực hành, qua xếp hình, đo, đong và đếm trên mô hình tranh ảnh đã được
chuẩn bò trước.
3/ Tổ chức thực hiện: Sử dụng mô hình giúp HS bước đầu tiếp nhận
với hình học không gian :
Ví dụ: Dạy bài 1 chương IV: “ Hình hộp chữ nhật” ( tiết 1- toán 8 tập
2)
3.1/ Mục tiêu:
- HS cần nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
- Biết xác đònh số mặt, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.
- HS làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong
không gian, các ký hiệu.
3.2/ Chuẩn bò:
+GV: - Bộ mô hình hình học không gian.
- Sưu tầm một số vật trong thực tế có hình dạng hình hộp chữ nhật,
hình lập phương: (Hộp diêm, hộp phấn, viên gạch,…)
- Bộ tranh ảnh vẽ h.67, h.68, h.69.
- Bảng phụ kẻ sẵn h.72, h.73 SGK.
+ Học sinh: Đồ dùng học tập, Sưu tầm hộp sữa, hộp phấn, …
3.3/ Các hoạt động trên lớp:
* Hoạt động 1: Giới thiệu cho HS một số vật thể trong không gian:
GV: Giới thiệu cho HS một số vật thể trong không gian thông qua mô
hình, đã chuẩn bò như: hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ
đứng, hình chóp tam giác, hình trụ.
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8

GV: Các hình bên có đặc điểm là các đỉnh của chúng không cùng nằm
trên một mặt phẳng.
Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu một trong các hình có đặc điểm trên:
Bài 1: Hình hộp chữ nhật (tiết1)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình hộp chữ nhật.
GV: cho HS quan sát hộp diêm thống nhất, hộp phấn
HS: Quan sát
GV:Hộp phấn có dạng một hình hộp chữ nhật. Em hãy cho biết trong
các vật dụng mà em thấy có vật nào có hình dạng là một hình hộp chữ nhật ?
HS: Viên gạch, Hộp phấn, …
GV: Viên gạch, Hộp phấn, … đều có dạng là hình hộp chữ nhật. Vậy
hình hộp chữ nhật là hình có những đặc điểm gì ?
GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình hộp chữ nhật và hình vẽ H.69
SGK.
Hình 69
GV: Giới thiệu các cạnh, mặt, đỉnh của hình hộp chữ nhật trên mô hình
tranh vẽ.
HS: Quan sát.
GV:Vậy hình hộp chữ nhật có mấy mặt, mấy đỉnh và mấy cạnh?
HS: Đếm trực tiếp trên mô hình: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh,
12 cạnh.
GV: Giáo viên cho HS quan sát mặt ABA

B

và CDC

D

.

Hỏi: Hai mặt ABA

B

và CDC’D’ chúng có cạnh chung không?
HS: không.
GV: Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là hai
mặt đối diện.
HS: Phát hiện các mặt đối diện trên mô hình:
Các mặt đối diện: ABA’B’ đối diện với CDC’D’
ABCD đối diện với A’B’C’D’
AA’DD đối diện BB”CC’
GV: Giới thiệu mặt đáy, mặt bên:
Hai mặt đối diện có thể xem là hai mặt đáy, khi đó các mặt còn lại
được xem là các mặt bên.
Trang 8
Cạnh
Mặt
Đỉnh
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
GV: Lưu ý HS về mặt đáy: Mặt đáy được đònh nghóa theo đònh hướng;
một hình khối có thể có mặt đáy khác nhau phụ thuộc vào đònh hướng.
HS: Quan sát mô hình và tranh vẽ hình lập phương
GV: Hình lập phương có đặc điểm gì ?
HS: Hình lập phương có 6 mặt là những hình vuông.
GV: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình
vuông .
GV: Cho học sinh lấy một ví dụ trong thực tế có dạng là hình hộp chữ
nhật .
HS: Bể nuôi cá cảnh, Thùng nước đá, Thùng mì tôm, …

* Hoạt động 3: Tìm hiểu mặt phẳng và đường thẳng :
GV: Cho học sinh quan sát hình hộp chữ nhật ABCDA

B

C

D

(Hình
71a – SGK). Kể tên các mặt, các đỉnh và các cạnh của hình hộp.
HS: Các mặt của hình hộp chữ nhật ABCDA

B

C

D

là : ABCD;
A

B

C

D

; ABA


B

; DCD

C

; ADA

D

; BCB

C

Các đỉnh : A; B; C; D; A

; B

; C

; D

Các cạnh : AB; AD; BC; CD; A

B

; A

D


; B

C

; C

D

; AA

; BB

;
CC

; DD

.
GV: Cho học sinh quan sát hình 71 b SGK và giới thiệu chiều cao của
hình hộp chữ nhật .
Độ dài đoạn thẳng AA

gọi là chiều cao của hình hộp chữ nhật .
GV: Cho HS dùng thước chia khoảng đo chiều cao của hình hộp chữ
nhật trên mô hình.
* Hoạt động 4 : Nhận biết (Qua mô hình) điểm thuộc đường thẳng, đường
thẳng nằm trong mặt phẳng :
GV: Cho học sinh quan sát mô hình, hình hộp chữ nhật.
HS: Quan sát mô hình
GV: Ta có thể xem :

+ Các đỉnh : A, B, C, … như là các các điểm.
+ Các cạnh : AB, DC, CC

, … như là các đoạn thẳng.
+ Mỗi mặt, chẳng hạn mặt ABCD là hình ảnh của một mặt
phẳng.
Đường thẳng qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn
trong mặt phẳng đó (Tức là mọi điểm của nó đều thuộc mặt phẳng)
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
GV: Cho HS làm bài tập 2 SGK Tr 96 để củng cố.
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 73 SGK
HS: Quan sát, thảo luận theo bàn để trả lời câu hỏi a); b)
a) Mặt bên của hình hộp chữ nhật ABCD.A
1
B
1
C
1
D
1
là một hình
chữ nhật, như vậy CB
1
là một đường chéo. Do đó O cũng là trung điểm của
đường chéo còn lại BC
1
.
b) Không : Vì K không thuộc mặt phẳng (CBB
1

C
1
) mà BB
1

một đường thẳng thuộc mặt phẳng đó.
* Hoạt động 5 : Củng cố :
GV : Chốt lại các nội dung chính của bài học. Cho HS làm bài tập 1
SGK Tr. 96.
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 72 SGK .
HS: Quan sát và thực hiện :
Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCDMNPQ là :
AB = CD = MN = PQ .
AM = BN = CP = DQ .
AD = CB = NP = MQ .
Để củng cố thêm kiến thức, GV cho HS làm bài tập 1 SBT Tr.104.
Điền thêm vào chỗ trống (…)
a) Tên gọi của hình . 97 : ……………………………….
………………………………………………………………………………
b) Hình này có ………… cạnh .
c) Hình này có ………… mặt .
d) Hình này có …………. đỉnh .
H.97
* Hoạt động 6 : Hướng dẫn – Dặn dò :
GV: Hướng dẫn BT 3; BT 4 Tr.97 SGK.
BT 3 : Vì các mặt bên của hình hộp chữ nhật là các hình chữ nhật, nên
DC
1
và CB
1

là các đường chéo.
HS : p dụng đònh lý Pytago để tính .
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
BT 4 : HS thực hiện gấp hình lập phương trên bìa đã chuẩn bò sẵn. Sau
đó HS có thể điền dấu theo quan sát thực tế trên hình gấp hoặc theo hướng
dẫn của GV .
V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC :
- Việc áp dụng chuyên đề này có ý nghóa giúp học sinh hứng thú, say
mê học tập vì các em được trực tiếp quan sát trên mô hình tranh vẽ, giúp các
em dễ nhớ, khắc sâu được kiến thức đồng thời giúp các em rèn luyện được
kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, … tạo được động cơ học tập tích cực, chủ
động.
- Qua kiểm tra chất lượng HS cho thấy việc giáo viên thực hiện tiết
dạy có sử dụng mô hình – Tranh vẽ và không sử dụng mô hình – Tranh vẽ ở
lớp 8 môn toán phần hình học không gian thì việc tiếp thu kiến thức của học
sinh đạt kết quả cụ thể qua bảng thống kê số liệu cụ thể sau :
Khố
i
T.Số
HS
Phương tiện
dạy học
Kết quả kiểm tra chia ra
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
8 69
Không sử
dụng mô hình
17 24,6 25 36,2 27 39,2

Có sử dụng
mô hình
5 7,2 29 42 31 44,9 4 5,9
- Rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, chủ
động suy nghó linh hoạt
- Rèn luyện trí tưởng tượng của học sinh. Các khối hình được nhận biết
qua các vật dụng ở cuộc sống.
VI/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Sử dụng mô hình các vật thật vào tiết giảng dạy đã có hiệu quả cao
trong việc lónh hội kiến thức của Học sinh.
- Đôi khi còn có một số học sinh chưa chăm chỉ học tập nên không chòu
quan sát mô hình các khối vật và cứ cho nó là bình .thường dẫn đến kết quả
còn yếu ở môn Toàn, đặc biệt là rất trìu tượng ở phần hình học không gian
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
- GV trước khi dạy các tiết phần hình học không gian lớp 8 cần phải
chuẩn bò nhiều mô hình, các khối hình có hình thức đẹp để thu hút sự chú ý
của học sinh, phát huy óc tưởng tượng về hình học không gian của các em.
VII/ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Các mô hìmh có sẵn của phần hình học không gian lớp 8 còn ít (Mỗi
bài chỉ có một mô hình) nên rất mong được cung cấp nhiều mô hình hơn để
có thể phân chia cho các em được quan sát cụ thể hơn, chi tiết hơn.
- Khi có nhiều mô hình – Tranh vẽ thì việc tổ chức cho HS lónh hội
kiến thức phần hình học không gian của GV được thuận lợi. Phát huy trí
tưởng tượng của HS về Hình học không gian cao hơn.
- Ngoài các mô hình – Tranh vẽ có sẵn GV nên chuẩn bò các vật có
dạng hình khối trong các bài như: Hộp phấn, Lon sữa, … giúp học sinh dễ tiếp
cận với hình học không gian.
- Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng mô hình , tranh vẽ môn Toán 8 không
chỉ thực hiện cho Toán 8 hình học không gian mà có thể áp dụng cho nhiều

môn học. Mong quý lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho sáng kiến
thành công hơn.
Xin chân thành cám ơn !
Ninh Hòa, tháng 12 năm 2007
Duyệt của HĐKH trường Người thực hiện
Phạm Văn Lâm
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
MỤC LỤC
Lời tựa ………………………………………………………………………………… Trang 1
I. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………. Trang 2
II. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………… Trang 3
III. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………………. Trang 3
IV. Biện pháp thực hiện …………………………………………………………. Trang 5
V. Kết quả đạt được ……………………………………………………………… Trang 11
VI. Những bài học kinh nghiệm …………………………………………… Trang 12
VII. Kiến nghò, đề xuất ………………………………………………………… Trang 12
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô hình-Tranh vẽ trong tiết dạy hình học không gian lớp 8
Trang 14

×