Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH SAU GHÉP TIM từ NGƯỜI CHO đa TẠNG CHẾT não tại BỆNH VIỆN HN VIỆT đức BẰNG CÔNG cụ SF 36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.24 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN VINH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH
SAU GHÉP TIM TỪ NGƯỜI CHO ĐA TẠNG CHẾT NÃO
TẠI BỆNH VIỆN HN VIỆT ĐỨC BẰNG CÔNG CỤ SF-36

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN VINH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH
SAU GHÉP TIM TỪ NGƯỜI CHO ĐA TẠNG CHẾT NÃO
TẠI BỆNH VIỆN HN VIỆT ĐỨC BẰNG CÔNG CỤ SF-36
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Mã số:60720501
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN :
1. PGS.TS NGUYỄN HỮU ƯỚC
2. TS. PHÙNG DUY HỒNG SƠN

HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1.Ghép tim..................................................................................................3
1.1.1.Khái niệm...................................................................................................3
1.2.Chỉ định ghép tim trên người..................................................................3
1.2.1.Chỉ định ghép tim.......................................................................................4
1.3.Tình hình ghép tim trên Thế giới............................................................8
1.4.Tình hình nghiên cứu ghép tim tại Việt Nam..........................................9
1.5.Kết quả sau phẫu thuật ghép tim...........................................................10
1.6.Một số khái niệm về chất lượng cuộc sống...........................................11
1.6.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống.................................................11
1.6.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ............................12
1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống........................12
1.6.4. Phương pháp đánh giá CLCS......................................................14
1.7. Tổng quan về kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống tim mạch.....18
1.7.1. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy tim mạn...........................18
1.7.2. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống sau ghép tim trên thế giới 21
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................28
2.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.................................28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu....................................28
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................28

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu..................................................................................28
2.3.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.......................................................28
2.4.Phương pháp thu thập số liệu................................................................28


2.5.Tổ chức thu thập số liệu........................................................................29
2.6.Biến số nghiên cứu................................................................................31
2.7.Vấn đề đạo đức của nghiên cứu............................................................39
2.8.Sai số và cách khắc phục.......................................................................40
CHƯƠNG 3.DỰ KIẾN KẾT QUẢ, BÀN LUẬN, KHUYẾN NGHỊ........41
3.1.Kết quả nghiên cứu...............................................................................41
3.1.1.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.............................................41

3.1.2.

Đặc điểm lâm sàng trước ghép tim...............................................42

3.1.3.

Tình trạng kinh tế, chi phí điều trị................................................43

3.1.4.

Đặc điểm cá nhân người bệnh sau ghép.......................................44

3.1.5.

Đặc điểm lâm sàng sau ghép tim..................................................45


3.2.Điểm CLCS đo lường bằng bộ công cụ SF-36....................................45
3.2.1.

Đặc điểm sức khỏe chung và hoạt động thể lực sau ghép...........45

3.2.2.

Đặc điểm sức khỏe hạn chế do sức khỏe thể lực.........................46

3.2.3.

Đặc điểm tâm lý dễ do dễ xúc động............................................46

3.2.4.

Đặc điểm sinh lực sau ghép tim..................................................46

3.2.5.

Đặc điểm sức khỏe tinh thần sau ghép........................................47

3.2.6.

Đặc điểm hoạt động xã hội sau ghép...........................................47

3.2.7.

Đặc điểm cảm giác đau đớn sau ghép.........................................47


3.2.8.

Đặc điểm sức khỏe tổng quát chung sau ghép............................48

3.2.9.

Tình trạng CLCS chung sau ghép tim.........................................48

3.2.10.Điểm CLCS tinh thần phân theo đặc điểm cá nhân và lâm sàng............49
CHƯƠNG 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN...........................................................51
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................51
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACC/AHA
BMI
CLCS
CHF hoặc HF
EQ - 5D
HRQoL
HT hoặc HTx
SHFM
HFSS
HLA
IMPACT
FEV1
NYHA

LVAD
LVEF hoặc EF
QoL
SF-36
VO2 max
UNOS
WHO

American College of Cardiology/American Heart Association - Hiệp
hội tim mạch Mỹ
Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể
Chất lượng cuộc sống
Congestive heart failure/Heart failure- Suy tim
EuroQol - 5 Dimensions - Khung đánh giá chất lượng cuộc sống
châu Âu
Health Related Quality of Life - Chất lượng cuộc sống liên quan đến
sức khỏe
Heart tranplantation-Bệnh nhân ghép tim
Seattle heart failure model-Mô hình suy tim Seattle
Heart Failure Survival Score -Điểm sống sót do suy tim
Human leukocyte antigen – Kháng nguyên bạch cầu người
Index for Mortality Prediction After Cardiac Transplantation – chỉ số
dự đoán tử vong sau ghép tim
Forced Expired Volume in one second- thở gắng sức trong một giây
New York Heart Association-Hiệp hội tim mạch New York
Left ventricular assist device- thiết bị hỗ trợ thất trái
Left ventricular ejection fraction – phân xuất tống máu thất trái
Quality of Life - Chất lượng cuộc sống
Short Form 36 - Bộ câu hỏi 36 câu đánh giá chất lượng cuộc sống
Maximum Volume of Oxygen-Nồng độ tối đa oxy trong máu

United Network for Organ Sharing-Mạng lưới chia sẻ tạng ghép Mỹ
World Health Organization- Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Nghiên cứu trên thế giới về sức khỏe cuộc sống sau ghép tim thiết kế...21
Bảng 1.2 Cách tính điểm thang đo SF36.........................................................36
Bảng 2.1 Đặc điểm cá nhân nhập viện trước ghép..........................................41
Bảng 2.2 Đặc điểm lâm sàng trước ghép tim..................................................42
Bảng 2.3 Đặc điểm về phương thức chi trả của người bệnh khi ghép............43
Bảng 2.4 Đặc điểm cá nhân và lâm sàng sau ghép..........................................44
Bảng 2.5 Đặc điểm lâm sàng sau ghép tim.....................................................45
Bảng 2.6 Đặc điểm sức khỏe chung và hoạt động thể lực sau ghép...............45
Bảng 2.7 Đặc điểm sức khỏe hạn chế do sức khỏe thể lực.............................46
Bảng 2.8 Đặc điểm tâm lý dễ do dễ xúc động.................................................46
Bảng 2.9 Đặc điểm sinh lực sau ghép tim.......................................................46
Bảng 2.10 Đặc điểm sức khỏe tinh thần sau ghép...........................................47
Bảng 2.11 Đặc điểm cảm giác đau đớn sau ghép............................................47
Bảng 2.12 Đặc điểm sức khỏe tổng quát chung sau ghép...............................48
Bảng 2.13 Điểm CLCS của người bệnh sau Ghép tim theo các khía cạnh....48
Bảng 2.14 Điểm CLCS phân theo đặc điểm cá nhân và lâm sàng.................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép tim là một quy trình phẫu thuật ghép được thực hiện thay thế tim
suy hoạt động không hiệu quả của người bệnh bằng quả tim khác từ người
hiến phù hợp (người chết não), là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh
nhân suy tim giai đoạn cuối khi mà các phương pháp điều trị khác thất bại[1]

Lịch sử phát triển của phẫu thuật ghép tim trên người có một khoảng thời gian
dài tới 62 năm kể từ khi Alexis Carrel và Charles Guthrie tại Đại học tổng hợp
Chicago (Hoa Kỳ) tiến hành ca ghép tim thực nghiệm đầu tiên năm [2] , tới
khi Christiaan Barnard ở Cape Town (Nam Phi) thực hiện ca ghép tim đầu
tiên trên người ngày 3/12/1967 [3] [4] .Theo báo cáo tổ chức ghép tim phổi
quốc tế đến tháng 06/2017 Hiện nay ghép tim đã được thực hiện tại 477 trung
tâm phẫu thuật tim trên thế giới. Số lượng người bệnh được ghép tim là
141,268 ca.Từ 01/6/2016 đến 30/7/2017 đã có 5,149 người bệnh được ghép
tim [5].
Việt nam đã triển khai thành công ghép tim từ người cho chết não đơn
tạng ngày 17/6/2010 tại bệnh viện 103 và ghép tim từ người cho đa tạng chết
não tại bệnh viện Việt Đức 14/4/2011 và tại bệnh viện Việt Đức hoạt động
ghép tim đã thành thường quy trung bình mỗi năm ghép 3-5 ca [6]
- Theo báo cáo của tổ chức Ghép tim phổi quốc tế :Năm 2018, Tỉ lệ sống
thêm 4 năm sau mổ đạt 75 % ở người lớn và sau 10 năm đạt 50%, sau 18 năm
đạt 25% (phân tích tổng hợp Kaplan-Meier) [5].Như vậy tỉ lệ sống sau ghép
tim đã được cải thiện, vì thế sự quan tâm hiện nay hầu hết tại các quốc gia có
ghép tim hướng đến thành công của ghép không chỉ là phẫu thuật mà còn là
chất lượng cuộc sống sau ghép [7] và Chất lượng cuộc sống sau ghép tạng trở
thành một tiêu chí đánh giá thành công của phẫu thuật đối với người bệnh
được ghép tạng còn sống dài sau ghép [8]


2

Kết quả dựa trên CLCS bệnh nhân ngày càng được nhấn mạnh khi đánh
giá hiệu quả điều trị tổng thể. Các kết quả như vậy bao gồm các biện pháp
nâng cao CLCS liên quan đến sức khỏe, là nguồn thông tin có giá trị trong
việc xác định liệu bệnh nhân có được điều trị tốt hơn bằng cách điều trị y
tế hay không [9] [10] [11]:đã xác định đánh giá chất lượng cuộc sống

được xem là công cụ sử dụng phổ biến nhất của các biện pháp đó trong y
học nhằm: 1) lập kế hoạch chăm sóc lâm sàng cho bệnh nhân; 2) như một
thước đo kết quả trong các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu dịch vụ y
tế; 3) đảm bảo đánh giá nhu cầu sức khỏe của cộng đồng; và 4) hỗ trợ
phân bổ nguồn lực hiệu quả. Phần lớn được áp dụng giải quyết các vấn đề
y tế mãn tính và nghiêm trọng.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, được sự đồng ý của Hội đồng đạo
đức bệnh viện Việt Đức chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá chất
lượng cuộc sống người bệnh sau ghép tim từ người cho đa tạng chết não
tại bệnh viện Việt Đức bằng công cụ SF-36”.
Đề tài thực hiện với các mục tiêu chính sau đây:
1.

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng người bệnh nhận tim trước ghép tim
từ người cho đa tạng chết não.

2.

Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh sau ghép tim tại bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức bằng công cụ SF-36


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Ghép tim
1.1.1. Khái niệm
Ghép tim là một quy trình phẫu thuật ghép bằng việc loại bỏ quả tim bị
bệnh thay thế bằng một quả tim khỏe mạnh từ một người hiến tạng chết não,
được thực hiện trên bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối hoặc bệnh mạch vành

nghiêm trọng khi điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật khác thất bại [1]
Ghép tim có mã số 37.51 trong phân loại Bệnh Quốc tế và các vấn đề liên
quan sức khỏe ICD 9-CM, có mã MeSH là D016027
Người cho đa tạng (multiorgan donor) chết não: là một người hiến tạng
chết não trên thực tế ít nhất hiến từ 2 loại tạng khác nhau đã được phục hồi
cho mục đích ghép tạng [12]
1.2. Chỉ định ghép tim trên người
Suy tim sung huyết (CHF) ảnh hưởng đến 23 triệu người trên toàn thế
giới trong đó có 7,5 triệu người ở Bắc Mỹ. Tỷ lệ mắc bệnh suy tim (HF) trong
dân số Hoa Kỳ từ 20 tuổi trở lên là 2,6% [13]. Ghép tim là phương pháp điều
trị được lựa chọn cho nhiều bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối vẫn có triệu
chứng mặc dù điều trị nội khoa tối ưu [14]. Kết quả lâu dài sau ghép đã được
cải thiện với những tiến bộ trong lựa chọn ứng viên cấy ghép, kỹ thuật phẫu
thuật, phương thức ức chế miễn dịch và chăm sóc sau phẫu thuật [15-16] Tuy
nhiên, số lượng ứng viên cho ghép tìm nhiều hơn nhiều so với số lượng người
cho tạng trên toàn thế giới.Việc phân loại các nhóm suy tim giai đoạn cuối
cho ghép tim là điều cần thiết để xác định bệnh nhân có khả năng mang lại lợi
ích cao nhất [17].
Bệnh nhân suy tim tiến triển được phân thành hai hệ thống dựa trên mức
độ nghiêm trọng; Phân loại theo Hiệp hội tim mạch New York (NYHA) phân


4

loại bệnh nhân theo tình trạng chức năng của người bệnh, từ I (không giới hạn
trong hoạt động) đến IV (triệu chứng xảy ra khi nghỉ ngơi). NYHA III (triệu
chứng khi gắng sức tối thiểu) và NYHA II khó thở nhẹ làm hạn chế hoạt động
bình thường [1]. Hệ thống khác được phân loại của Hiệp hội Tim mạch và
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC / AHA) sử dụng bốn giai đoạn, từ A (nguy
cơ cao mắc bệnh suy tim, nghĩa là tiền sử gia đình mắc bệnh tim, cao huyết áp

hoặc tiểu đường) đến D ( bệnh tim nặng mặc dù điều trị) [1-18]. Bệnh nhân ở
giai đoạn D có xu hướng phải nhập viện tái phát mặc dù điều trị đồng bộ hóa
tim và điều trị bằng thuốc, và họ không thể xuất viện an toàn nếu không có sự
can thiệp chuyên biệt [19] . Các lựa chọn cho những bệnh nhân này bị hạn
chế: chăm sóc cuối đời hoặc các biện pháp điều trị đặt biệt như ghép tim, điều
trị lâu dài bằng thuốc tăng co bóp, hỗ trợ tuần hoàn cơ học vĩnh viễn hoặc
điều trị thử nghiệm [1]. Số người ước tính trong ACC / AHA giai đoạn D hoặc
NYHA hạng IV là 15.600 đến 156.000 [20]. Ghép tim ở bệnh nhân đáp ứng
không đầy đủ với liệu pháp y tế đã được chứng minh là giúp kéo dài sự sống
và cải thiện chất lượng cuộc sống.
1.2.1. Chỉ định ghép tim
Nói chung, bệnh nhân mắc suy tim tiến triển nên được xem xét để ghép
tim nếu điều trị nội khoa tối ưu theo khuyến nghị của hướng dẫn ACC / AHA
và điều trị tái đồng bộ tim đã không cải thiện các triệu chứng hoặc ngăn chặn
tiến triển của bệnh lý cơ bản [1-19-21]. Bệnh nhân thuộc nhóm NYHA IV tiến
triển cần được đánh giá ác yếu tố tiên lượng tiên tiến để kiểm soát tối ưu bệnh
suy đa tạng [1-22]. Bệnh nhân suy tim nặng có tỷ lệ tử vong từ 1 đến 2 năm
lên tới 50%, mặc dù điều trị nội khoa tích cực [20-23] . Các chỉ định chính
cho ghép tim cho bệnh nhân người lớn là bệnh cơ tim không do thiếu máu
(53%) và bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ (38%). Các chỉ định khác bao gồm:
bệnh van tim (3%), ghép lại (3%) và các bệnh khác (<1%) [17-20-24].


5

Các hướng dẫn của ACC / AHA bao gồm các chỉ định sau đây cho ghép
tim [18]:
Sốc tim không hồi phục đòi hỏi phải điều trị bơm bóng động mạch chủ
trong động mạch chủ hoặc thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVAD);
Sốc tim đòi hỏi phải điều trị bằng phương pháp tiêm truyền tĩnh mạch

liên tục (ví dụ, dobutamine, milrinone, v.v.);
Đỉnh VO 2 (VO 2max ) dưới 10 ml / kg mỗi phút;
NYHA loại III hoặc IV mặc dù điều trị y tế và đồng bộ hóa tối đa;
Tái phát rối loạn nhịp thất trái đe dọa tính mạng mặc dù có máy khử
rung tim cấy ghép, điều trị chống loạn nhịp hoặc cắt bỏ bằng ống thông;
Suy tim bẩm sinh giai đoạn cuối không có bằng chứng tăng huyết áp phổi
Đau thắt ngực không hồi phục không có lựa chọn điều trị nội hoặc phẫu thuật.
Tương tự, Hiệp hội Tim mạch châu Âu mô tả một loạt các yêu cầu phải
được đáp ứng trước khi xem xét ghép tim, cụ thể hơn và bao gồm, các thông
số chức năng, cấu trúc và triệu chứng [25] ;
Các triệu chứng nghiêm trọng, khó thở khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức tối
thiểu (NYHA nhóm III hoặc IV);
Các đợt ứ nước (tắc nghẽn phổi hoặc toàn thân, phù ngoại biên) hoặc
giảm cung lượng tim khi nghỉ ngơi (giảm tưới máu ngoại biên);
Bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng tim nghiêm trọng (ít nhất
là một trong những điều sau đây): phân suất tống máu thất trái (LVEF) dưới
30%, mô hình dòng chảy hai lá giả hoặc hạn chế trên siêu âm tim Doppler, áp
lực chức năng làm đầy thất trái cao và / hoặc phải sau đây: không thể tập thể
dục, khoảng cách kiểm tra đi bộ 6 phút dưới 300 m (hoặc ít hơn ở phụ nữ
hoặc bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên), hoặc lượng oxy cao nhất dưới 12 đến 14
mL / kg / phút;
Một hoặc nhiều lần nhập viện vì suy tim trong 6 tháng qua.


6

Tại Hoa kỳ, Tổ chức phân phối tạng ghép toàn liên bang (United Network
for Organ Sharing: UNOS) đã xác định mức độ ưu tiên ghép tim dựa theo độ
nặng của bệnh bằng cách phân chia ra các nhóm như sau [26] [27] [28]:
Status 1A: gồm các bệnh nhân rất nặng phải vào nằm điều trị trong khoa

điều trị tích cực (ICU) để chờ ghép và đang phải dùng ít nhất một trong các
thiết bị hỗ trợ hoặc biện pháp điều trị sau:
Hỗ trợ tuần hoàn cơ học để trợ giúp huyết động cấp cứu bằng một trong
các phương tiện sau:
Thiết bị hỗ trợ thất trái và/hoặc thất phải được đặt trong < 30 ngày.
Tim nhân tạo hoàn toàn
Bơm bóng trong đối xung động mạch chủ (IABPs)
Hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
Hỗ trợ tuần hoàn cơ học đã trên 30 ngày và có biểu hiện rõ ràng của các
biến chứng liên quan đến thiết bị đang sử dụng như: nghẽn tắc mạch, nhiễm
trùng thiết bị, hỏng thiết bị và /hoặc có loạn nhịp thất đe dọa tử vong.
Thông khí phổi nhân tạo
Truyền liên tục tĩnh mạch một liề u cao đơn độc thuốc inotrope (ví dụ:
dobutamine > 7,5 µg/kg/phút hoặc milrinone > 0,50 µg/kg/phút) hoặc tiêm
tĩnh mạch nhiều lần các thuốc inotrope, kèm theo phải theo dõi huyết động
liên tục áp lực đổ đầy thất trái. Tình trạng Status 1A theo tiêu chuẩn này chỉ
áp dụng được trong 7 ngày và phải đánh giá lại cứ 7 ngày / 1 lần đối với cùng
một bệnh nhân.
Một bệnh nhân không thỏa mãn các tiêu chuẩn (a), (b), (c) hoặc (d) có
thể vẫn được xếp vào Tình trạng Status 1A nếu bệnh nhân đó phải vào điều trị
cấp cứu tại khoa điều trị tích cực mà tiên lượng sống thêm không quá 7 ngày.
Tình trạng Status 1A theo tiêu chuẩn này chỉ áp dụng được trong 7 ngày và


7

phải được bác sĩ điều trị xác định lại cứ 7 ngày/1 lần để xếp vào Tình trạng
Status 1A.
Status 1B: một bệnh nhân được xếp vào Status 1B khi phải dùng ít nhất
một trong các thiết bị hỗ trợ hoặc biện pháp điều trị sau:

Có đặt thiết bị hỗ trợ thất trái và / hoặc thất phải đ ã trên 30 ngày hoặc
Đang truyền liên tục tĩnh mạch các thuốc inotrope
Status 2: gồm tất cả các bệnh nhân đã được đưa vào danh sách chờ ghép
tim còn lại.
Các nghiên cứu đều nhấn mạnh: điều trị bệnh nhân chờ ghép tim chủ yếu
là điều trị tích cực tình trạng suy tim ứ trệ giai đoạn cuối [29-30]. Các thuốc
tăng cường co bóp cơ tim nhóm digitalis đường uống được dùng khá phổ biến
bên cạnh các thuốc dopamine hoặc dobutamine liều thấp đường tĩnh mạch
[31-32] . Định kỳ đánh giá tình trạng huyết động của bệnh nhân để điều chỉnh
liều lượng các thuốc giãn mạch, lợi tiểu và cường tim đường tĩnh mạch nhằm
cải thiện tình trạng bệnh trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trong khi chờ
đợi. Một số trung tâm sử dụng các thuốc chống đông để dự phòng tình trạng
huyết khối, nghẽn mạch phổi hoặc mạch hệ thống.
Những trường hợp điều trị nội khoa tích cực không hiệu quả thì cần chỉ
định dùng các thiết bị trợ giúp tim để giúp bệnh nhân vượt qua được giai đoạn
chờ ghép. Có thể dùng thiết bị bơm ly tâm tương tự như các bơm dùng trong
phẫu thuật tim thông thường cho các bệnh nhân cần chờ trong thời gian ngắn
(được khoảng 1 tuần). Để trợ giúp tim trong thời gian dài hơn thì cần dùng
các thiết bị trợ giúp tâm thất. Việc cấy gắn tim máy toàn bộ để trợ giúp tim
trong giai đoạn chờ ghép thường có kết quả không tốt do có nhiều biến chứng
nhiễm khuẩn và nghẽn tắc mạch


8

1.3. Tình hình ghép tim trên Thế giới
Năm 1967, Christiaan Barnard tại Nam Phi tiến hành thành công ca ghép
tim đầu tiên trên người [33-34] Người nhận là một người đàn ông 54 tuổi, suy
tim giai đoạn cuối, tự nguyện xin được ghép tim. Ngày 2-12-1967, một phụ
nữ bị chấn thương nặng ở não do tai nạn đã nhập viện, gia đình cô đồng ý để

các bác sỹ lấy tim sau khi tim đã ngừng đập. Vào lúc 2h30, tim ngừng đập. Ca
ghép tim đã được tiến hành theo mô hình của Shumway và Lower. Người
nhận đã sống được 18 ngày, sau đó chết vì viêm phổi.
Ca ghép tim đầu tiên trên người đã tạo nên niềm hứng khởi trong giới
phẫu thuật tim mạch. Một năm sau đó, đã có 102 ca ghép tim ở 17 nước. Tuy
nhiên đến đầu những năm 1970 thì phong trào này bị lắng xuống. Lý do là tỷ
lệ sống dài ngày sau mổ quá thấp. Một vấn đề nữa là do chưa có khái niệm về
chết não, nên phẫu thuật viên ghép tim gặp nhiều rắc rối về đạo lý và pháp
luật. Chỉ còn lại vài trung tâm, trong đó có Đại học Stanford, là tiếp tục duy
trì nghiên cứu ghép tim. Nhờ sự nhiệt tình của Norman Shumway tại Đại học
Stanford, cùng với việc áp dụng khái niệm xác định chết não của Đại học Y
Harvard và kỹ thuật sinh thiết tim của Philip Caves, mà các ca mổ ghép tim
vẫn tiếp tục được duy trì. Từ 1968 đến 1978, tỷ lệ sống 1 năm sau ghép tăng
từ 22% lên 65% tại Đại học Stanford. Đến 1982, với việc sử dụng
cyclosporine A, tỷ lệ sống sau mổ tăng lên rõ rệt.
Ngày nay, ghép tim đã được thực hiện tại hàng trăm trung tâm phẫu
thuật tim trên thế giới. Theo số liệu của trung tâm dữ liệu ghép tim Hoa Kỳ
thì từ 1990 đến 1993, tại khu vực Bắc Mỹ đã có 1719 ca ghép tim lần đầu,
riêng năm 2003 đã mổ 2057 ca, năm 2004 là 2016 ca, năm 2006 có tới 2200
ca (trích theo Timothy L Pruett ). Năm 2003, tỉ lệ sống thêm 5 năm sau mổ đạt
72% ở nam và 68,5% ở nữ. Tỉ lệ sống thêm sau 1, 5 và 10 năm hiện nay lần
lượt là 90%, 70% và 50% (tổng hợp theo các nghiên cứu của J. Wei và Cs-


9

2004 [35],John R và Cs-1999 [36],John R và Cs-2001[37],Lin HM và Cs1998 [38],Nwakarma LU và Cs-2007 [39], Zuckermann A và Cs- 2003[40]).
Tại Đài Loan, theo báo cáo của Viện Tim Đài Loan, từ năm 1987 đến nay, đã
tiến hành ghép tim cho hơn 500 bệnh nhân. Tỷ lệ sống thêm sau 1, 5 và 10
năm sau mổ lần lượt là 88.3%, 77.1%, và 57.2% [35],Theo số liệu của Hội

ghép tim và phổi quốc tế (International Society of Heart and Lung Transplantation: ISHLT), hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng 5000-5500 ca
ghép tim được tiến hành, và người ghép tim còn sống có tuổi thọ hiện nay là
33 năm [5] tỷ lệ sống trung bình hiện tại là khoảng 50% sau 12 năm [20], từ
1/1/1998 đến 30/4/2019 theo thống kê của UNOS ( United Network for Organ
Sharing) đã có 73.216 người được ghép tim chiếm 7.5% tổng số tạng được
ghép [41].
1.4. Tình hình nghiên cứu ghép tim tại Việt Nam
Tại Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) từ năm 2008 cũng đã tiến hành mổ
ghép tim thực nghiệm trên lợn trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu
ghép tim thực nghiệm” [42].
Ngày 17 tháng 6 năm 2010 ca ghép tim đầu tiên (ghép tim từ người cho
đơn tạng) được tiến hành tại Bệnh viện 103 - Học viện Quân y
Ngày 14 tháng 4 năm 2011 Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành thành công
case ghép tim đầu tiên (ghép tim từ người cho đa tạng chết não). Từ đó đến
nay, ghép tim đã và đang được phát triển rộng tại các bệnh viện lớn như: Bệnh
viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy ,Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 103.
Kết quả những case ghép tim tại Việt nam đã chứng minh chỉ định ghép tim luôn
là giải pháp điều trị tốt nhất để đảm bảo duy trì cuộc sống. Ghép tim là cách
điều trị tốt nhất giúp người bệnh suy tim giai đoạn cuối có cuộc sống tương đối
bình thường. Người bệnh sau ghép tim sẽ có chức năng tim bình thường và có


10

thể lao động sinh hoạt bình thường một vài tháng sau đó, hầu hết các trường hợp
có đời sống tình dục bình thường và có thể sinh con .
Là trung tâm ngoại khoa đầu ngành của khu vực miền Bắc, Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức đã chuẩn bị cho chương trình ghép tạng từ những năm
1970, và đến năm 2011 đã tiến hành ca ghép tim đầu tiên. Từ năm 2011 đến
nay, ghép tim đã trở thành thường quy tại bệnh viện Việt Đức và dẫn đầu

trong cả nước với tổng số ca ghép tim cho đến đầu năm 5/2019 đã thực hiện
thành công tại BV 22 case. Số lượng ghép tim năm sau cao hơn năm trước, và
là một phẫu thuật thường quy trung bình mổi năm ghép từ 3 đến 5 case.Đó là
một thành công rất lớn mà bệnh viện đạt được [6].
1.5. Kết quả sau phẫu thuật ghép tim
Thông tin chi tiết về kết quả ghép tim được công bố trong báo cáo
thường niên của Hiệp hội ghép tim và phổi quốc tế [5] và người đọc được
tham khảo tài nguyên nổi bật này để biết thêm thông tin ngoài bản tóm tắt
ngắn gọn được cung cấp trong báo này.
Sống sót sau ghép tim ngày nay là tuyệt vời [43] . Tỷ lệ sống 1 năm là
khoảng 90%, tỷ lệ 5 năm là khoảng 70%, có khoảng 20% sống sót sau 20 năm
hoặc lâu hơn [19] [23-44] [5-22] ). Chất lượng cuộc sống sau ghép tim nói
chung cũng rất tuyệt vời[60] và bệnh nhân thường xuyên có thể trở lại làm
việc, bất kể nghề nghiệp của họ [15-45-46]. Nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong sau ghép tim là bệnh ác tính, sau đó là bệnh mạch máu động mạch vành
(CAV), sau đó là do suy ghép. Một số bệnh nhân bị rối loạn chức năng thất
trái và suy tim không rõ nguyên nhân. Một số phát triển thải ghép qua trung
gian kháng thể; trong những năm gần đây, vấn đề này đã được phát hiện kịp
thời hơn, nhưng việc điều trị vẫn là một thách thức [13-16-47] . Thải ghép cấp
tính, từng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, hiện có tỷ lệ
mắc bệnh thấp do các phương pháp điều trị bằng thuốc hiện đại.


11

Theo báo cáo của tổ chức Ghép tim phổi quốc tế :Năm 2018, Tỉ lệ sống
thêm 4 năm sau mổ đạt 75 % ở người lớn và sau 10 năm đạt 50%, sau 18 năm
đạt 25% (phân tích tổng hợp Kaplan-Meier) [5].Tuy nhiên tỷ lệ sống bị giảm
dần theo thời gian kể từ khi tim được ghép, và khác với người hoàn toàn
không bệnh tật khỏe mạnh là Cuộc sống hàng ngày của những người được

ghép tim cần phải chăm sóc khác với người khỏe mạnh bình thường nhằm để
ngăn ngừa nhiễm trùng, ăn uống lành mạnh và đúng cách, duy trì cân nặng và
uống thuốc liên tục đúng giờ [48].
1.6. Một số khái niệm về chất lượng cuộc sống
1.6.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa CLCS: “Sự hiểu biết của cá
nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị mà
họ thuộc về; và trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và
mối quan tâm của họ” [49]. Thuật ngữ chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ
đa chiều, do vậy việc phân tích các chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống
được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nghiên cứu với nhiều tiêu chí khác nhau.
Vào năm 1073, tác giả Abrams cho rằng CLCS là mức độ không hài lòng
hoặc hài lòng được cảm nhận bởi con người ở các khía cạnh khác nhau trong
cuộc sống của họ [50]. Theo quan điểm của tác giả Andrew, năm 1974 thì
CLCS là mức độ niềm vui và sự hài lòng đặc trưng được tồn tại bởi con người
[51]. Năm 1985, Ferrans và Power định nghĩa: CLCS là nhận thức hay cảm
giác hạnh phúc được bắt nguồn từ sự hài lòng hoặc không hài lòng của con
người với các lĩnh vực cuộc sống quan trọng đối với họ. Mô hình này bao
gồm 4 lĩnh vực: sức khỏe, chức năng, tâm lý/ tâm linh, kinh tế xã hội và gia
đình [52-53].
CLCS đại diện cho một loạt trải nghiệm của con người bao gồm nhiều
lĩnh vực, chẳng hạn như cộng đồng, giáo dục, cuộc sống gia đình, tình bạn,


12

sức khỏe, nhà ở, hôn nhân, quốc gia, khu vực, bản thân, mức sống, và làm
việc [54-55]. Mặc dù có nhiều định nghĩa nhưng cho đến nay vẫn chưa có một
quan điểm thống nhất về chất lượng cuộc sống [56].
1.6.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ

Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ là một phần của chất lượng
cuộc sống, phản ánh sự ảnh hưởng của tình trạng bệnh tật và các liệu pháp
điều trị lên người bệnh, do chính họ cảm nhận. Từ khoảng những năm 1980,
có sự xuất hiện nhiều các nghiên cứu về sức khoẻ đề cập đến khái nhiệm chất
lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ. Trong các nghiên cứu về sức khoẻ,
khái niệm chất lượng cuộc sống được sử dụng tương đương với khái niệm
CLCS liên quan đến sức khoẻ [83]. CLCS liên quan đến sức khoẻ chỉ bao
gồm các khía cạnh của cuộc sống có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ (cả về
thể chất, tinh thần và các chức năng xã hội khác). Mục đích của sử dụng và đo
lường chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ nhằm đưa ra các đánh giá
tổng quát về lợi ích cũng như nguy cơ của một can thiệp y tế, hoặc nhằm đánh
giá một cách toàn diện và cụ thể hơn về sức khoẻ của một cá nhân hoặc một
quần thể nhất định [75]. Hai khái niệm này vẫn thường được sử dụng thay thế
cho nhau.
1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực y tế, khía cạnh quan trọng nhất của chất
lượng cuộc sống hay còn gọi là CLCS liên quan đến sức khỏe là tình trạng
sức khỏe bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. CLCS liên quan
đến sức khỏe mô tả những gì người bệnh đã trải nghiệm như là kết quả của
việc chăm sóc y tế, giúp đánh giá sự khác biệt giữa những gì dự kiến và thực
tế điều trị [60].


13

Thông thường, chất lượng cuộc sống người trưởng thành được nghiên
cứu đánh giá ở các khía cạnh về thể chất (như sự thoải mái trong đi lại, thực
hiện các hoạt động hàng ngày, không chịu các đau đớn thể xác) cũng như khía
cạnh về tinh thần (không phải chịu những lo lắng, suy nghĩ về tinh thần).

Theo đó, các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống bao gồm những nhóm
yếu tố liên quan như:
1.6.3.1.

Nhóm yếu tố về môi trường, văn hoá, xã hội

Yếu tố môi trường được xem là có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
cuộc sống liên quan đến sức khoẻ của người dân. Theo nghiên cứu của
Zimmermann tại Brazil năm 2017 cho thấy những người sống ở các khu vực
ngoại thành, những người thuộc tầng lớp kinh tế thấp và những người không
có việc làm chính thức có liên quan đến chất lượng cuộc sống thấp [103]. Một
số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn có liên quan đến chất lượng
cuộc sống [101], [76].
1.6.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế
Tình trạng kinh tế tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống liên
quan đến sức khoẻ của người bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người
bệnh có mức thu nhập cao hơn, hay mức sống cao hơn thì có tác động tích
cực đến chất lượng cuộc sống [5], [103]. Trong bối cảnh hệ thống y tế và
phương thức chi trả, yếu tố kinh tế cũng có thể là việc sở hữu bảo hiểm y tế.
Với các người bệnh được bảo hiểm thanh toán, chất lượng cuộc sống thường
báo cáo kết quả tốt hơn so với nhóm không có bảo hiểm y tế [76].
1.6.3.3.

Nhóm yếu tố cá nhân đối tượng

Các đặc điểm cá nhân đối tượng cũng là yếu tố có tác động đến chất
lượng cuộc sống. Nữ giới, trong một số nghiên cứu cho thấy có chất lượng
cuộc sống thấp hơn so với nam giới [5], [76]. Chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng
có liên quan đến chất lượng cuộc sống theo nhóm tác giả nghiên cứu tại Iran.



14

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm người dân có BMI < 26 thì thường có tỷ lệ
chất lượng cuộc sống cao hơn các nhóm còn lại [76]. Bên cạnh đó, chất lượng
cuộc sống phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng sức khoẻ của đối tượng được đo
lường. Điều đó cũng có nghĩa là các nhóm đối tượng có mắc các bệnh khác
nhau thì có sự khác nhau về chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu đo lường chất
lượng cuộc sống của người dân nói chung tại cộng đồng tại Brazil cho thấy
người được phỏng vấn có mắc các bệnh lý như trầm cảm, tiểu đường, tăng
huyết áp có liên quan đến chất lượng cuộc sống thấp [103]. Nghiên cứu gần
đây tại Trung Quốc cho thấy những người mắc đột quỵ có liên quan đến chất
lượng cuộc sống thấp hơn 2,17 lần so với những người bình thường. Tương
tự, với mỗi mức độ tăng lên của bệnh trầm cảm, người bệnh sẽ có nguy cơ
giảm đi 5,62 lần trong tổng điểm về chất lượng cuộc sống [5]. Đó là lý do vì
sao hiện nay có nhiều bộ công cụ đặc thù nhằm đo lường chất lượng cuộc
sống đối với người bệnh mắc từng bệnh lý cụ thể.
1.6.3.4. Nhóm yếu tố về gia đình
Theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2017 cho thấy những người sống
độc thân hoặc goá có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người kết
hôn hoặc đang sống cùng bạn tình [5]. Đối với người bệnh, mối quan hệ, sự
hỗ trợ của gia đình, bạn bè đối với người bệnh trong quá trình điều trị là cực
kỳ quan trọng. Gia đình, bạn bè, và những người xung quanh là những yếu tố
tác động tích cực đến người bệnh nếu cư xử đúng mực, tích cực giải quyết
những vướng mắc tồn tại, sẽ cải thiện được chất lượng cuộc sống [56].
1.6.4. Phương pháp đánh giá CLCS
Quan điểm đo CLCS theo cá nhân của từng tác giả, mục đích nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu mà sử dụng những phương pháp đánh giá CLCS
khác nhau. Nhìn chung, có hai nhóm phương pháp đánh giá CLCS cơ bản là
đánh giá trực tiếp và đánh giá gián tiếp.



15

1.6.4.1. Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này CLCS được đo trực tiếp và tổng thể thông qua hệ
số chất lượng sống liên quan đến một điều kiện sức khỏe nhất định. Hiện nay
có ba phương pháp được sử dụng khá phổ biến là phương pháp trao đổi thời
gian, phương pháp thang điểm trực giác và phương pháp đặt cược. Các
phương pháp đo lường CLCS trực tiếp có ưu điểm là ngắn ngọn, cho kết quả
nhanh chóng và không làm mất nhiều công sức và thời gian của người được
phỏng vấn. Phương pháp trực tiếp thường được áp dụng trong các trường hợp
đánh giá kinh tế y tế [57].
1.6.4.2. Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp đánh giá là phương pháp sử dụng các bộ công cụ
đa thuộc tính để đánh giá CLCS của người bệnh qua các chỉ số đo lường các
khía cạnh khác nhau của cuộc sống như khía cạnh thể chất, tinh thần, xã hội,
môi trường [58]... Cho đến nay, các thang đo CLCS vẫn tiếp tục được phát
triển và hoàn thiện.
1.6.4.3. Bộ công cụ đánh giá CLCS
Hiện nay có nhiều bộ công cụ khác nhau đã được xây dựng để đánh giá
CLCS người bệnh và vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện, bao gồm các
bộ công cụ đánh giá CLCS chung và các bộ công cụ đánh giá CLCS theo
bệnh đặc thù.
Trên thế giới có nhiều bộ công cụ đánh giá CLCS chung đã được xây
dựng và sử dụng phổ biến, các bộ công cụ này đánh giá CLCS chung đề cập
khá đầy đủ và toàn diện các khía cạnh của CLCS . Trong đó, một số bộ công
cụ đánh giá CLCS chung được sử dụng phổ biến như SF-36,WHOQOL-lOO,
WHOQOL-BREF, EQ-5D.
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa Chất Lượng Cuộc Sống (CLCS) là

những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa


16

và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục đích, nguyện
vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ .Đánh giá chất lượng cuộc sống
là nhận thức của một cá nhân về sức khỏe của người đó và bị ảnh hưởng bởi
sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý, niềm tin cá nhân, mối quan hệ xã hội và
mối quan hệ của họ với các đặc điểm nổi bật của môi trường [59].
Nhiều bộ câu hỏi được phát triển để đánh giá CLCS từ quan điểm của
bệnh nhân. Trong số các câu hỏi được áp dụng rộng rãi nhất là Bảng câu hỏi
về Sức khỏe Tổng quát (GHQ), Hồ sơ Sức khỏe của Nottingham (NHP), Chỉ
số chất lượng cuộc sống (QLI) , Đo lường chất lượng cuộc sống chung
EuroQoL (EQ-5D-3L)và Khảo sát Sức khỏe SF-36 [60].
SF-36 (short-form health survey -36 questions). được phát triển bởi
Ware và Sherboume năm 1992, là bộ công cụ đánh giá CLCS chung được sử
dụng rộng rãi nhất, bao gồm 36 mục được nhóm vào 8 lĩnh vực: chức năng
thể chất (physical functioning), vai trò của thể chất (role-physical), đau toàn
thân (bodily pain), sức khỏe nói chung (general health), sức sống (vitality),
chức năng xã hội (social functioning), vai trò của cảm xúc (role-emotional) và
sức khỏe tâm thần (mental health). Tám lĩnh vực này có thể tóm gọn vào hai
khía cạnh là sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Đây là bộ công cụ tự
đánh giá, có số lượng câu hỏi không nhiều, không mất nhiều thời gian để
hoàn thành Là thang đo tổng quát được sử dụng nhiều nhất, có từ năm 1988
và dùng rộng rãi hơn 60 quốc gia, Bệnh nhân tự điền câu trả lời hoặc do người
phỏng vấn trực diện hay qua điện thoại và có độ tin cậy cao [61] [62]. Với
Bệnh nhân sau ghép tim thì công cụ SF-36 là bộ công cụ được nhiều nghiên
cứu lựa chọn [63-67] . WHOQOL-lOO được Tổ chức Y tế thế giới công bố
vào năm 1995, là bộ công cụ đo lường CLCS toàn diện và chi tiết nhất, đa số

các nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ, được chuẩn hóa và sử dụng phổ biến ở
các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á . Đây


17

cũng được xem là bộ công cụ đo lường nhiều nhất các khía cạnh của CLCS
bao gồm 6 khía cạnh: khía cạnh thể chất, tâm lý, xã hội, tâm linh, kinh tế và
môi trường. WHOQOL-lOO bao gồm 100 câu hỏi, mỗi câu tương ứng với
năm ý trả lời theo thang đo Likert 5 điểm. Tuy nhiên, số lượng câu hỏi trong
bộ công cụ này khá nhiều, thời gian tự đánh giá lâu (mất khoảng 45 phút) nên
khó thực hiện đặc biệt là đối với người bệnh ung thư nói chung và người
bệnh sau Ghép tim nói riêng [68].
WHOQOL-BREF là phiên bản rút ngắn của WHOQOL-100 được Tổ
chức Y tế thế giới công bố năm 1997, bao gồm 26 câu hỏi, đánh giá theo
thang điểm Likert 5 mức. Đề cập đến 4 khía cạnh cơ bản của CLCS gồm khía
cạnh sức khỏe thể chất, tâm lý, các mối quan hệ xã hội và môi trường [69].
EQ-5D (European QoL) đánh giá 5 vấn đề của tình trạng sức khỏe:
nhanh nhẹn, tự chăm sóc, hoạt động bình thường, đau/khó chịu và lo
lắng/trầm cảm. Mỗi phạm trù gồm 3 mức độ đánh giá, từ 1 (không có vấn đề)
đến 3 (nhiều vấn đề) và một câu hỏi đánh giá tình trạng sức khỏe chung
(VAS). Đây là bộ câu hỏi khá đơn giản, không bao quát hết các phạm trù quan
trọng của tình trạng sức khỏe.
EQ-5D (EuroQol-5D questionnaire) Do nhóm cộng tác viên Tây Âu
(Anh, Phần Lan, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và sau này thêm Đức, Mỹ, Nhật,
Tây Ban Nha, Hy Lạp, Canada) biên soạn, sử dụng phổ biến nhất ở Âu châu
cho những nghiên cứu quan trọng trong cộng đồng lẫn lâm sàng, khảo sát tự
điền 14 tình trạng sức khoẻ chia thành 5 lĩnh vực (chuyển động, tự chăm sóc,
hoạt động thông thường, đau đớn/ khó chịu, lo âu/ trầm cảm). Đã từng được
dùng trong các khảo sát sau nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn đau thắt ngực [70].

KCCQ Thiết kế cho bệnh nhân suy tim mạn tự điền, có giá trị tiên báo
bệnh suất và tử suất, phân tầng nguy cơ của bệnh nhân suy tim ngoại trú
[71].Tính đến tháng 3/2011, đã có 1400 nghiên cứu trên 120.000 bệnh nhân


18

với thang này, điều đó cho thấy không cần bàn cải hay nghi ngờ về giá trị của
thang này.
QLMI Oldridge thiết kế năm 1991, 26 mục với thời gian trả lời khoảng
10 phút cho đối tượng là bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Thường dùng để đánh
giá hiệu quả của chương trình phục hồi chức năng tim trong khung thời gian 2
tuần. Gần đây có phiên bản cải tiến với 27 mục được gọi là QLMI-2. Điểm
cho từ 1 (kém) tới 7 (cao), gồm 7 câu hỏi triệu chứng (2 về đau ngực, 1 cho
mỗi triệu chứng sau: khó thở, mệt mõi, chóng mặt, đau chân, bồn chồn) [72].
Tuy nhiên đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh sau ghép tim thì
công cụ SF-36 là bộ công cụ được lựa chọn nhiều nhất [73] được nhiều
nghiên cứu lựa chọn [63-67] và trong một nghiên cứu so sánh bốn chất lượng
của các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân bệnh tim
bao gồm : SF-36, QLI, QLMI, và SEIQoL thì công cụ SF-36 có độ nhạy cao
hơn cả (index >0.5) [62]
1.7. Tổng quan về kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống tim mạch
1.7.1. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy tim mạn
Mặc dù có những tiến bộ trong điều trị dẫn đến kéo dài thời gian sống ,
suy tim mạn tính vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong ở những người mắc
bệnh tim mạch [74]. Suy tim có liên quan đến gánh nặng các triệu chứng tồi
tệ, nhập viện thường xuyên và tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ mắc suy tim mạn tăng
theo tuổi, và tiên lượng tương tự như tỷ lệ tử vong trong các bệnh lý ung thư
ác tính nhất định [75]. Dữ liệu từ Cơ quan quản lý ung thư khu vực West
Midlands ở Anh cho thấy tỷ lệ sống sót sau 1 năm của bệnh nhân suy tim

mạm tồi tệ hơn so với bệnh nhân mắc ung thư vú, tuyến tiền liệt hoặc bàng
quang [76].
Suy tim có triệu chứng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của
các đối tượng do hạn chế các lĩnh vực hoạt động và hoạt động vai trò xã hội


19

khác nhau. Những người bị suy tim thường gặp phải tình trạng đau khổ về thể
chất, chức năng và cảm xúc ở mức độ cao và chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe của họ không thể được bình thường ngay cả khi được điều trị tối
ưu [77-78]. CLCS của bệnh nhân bị suy tim và bạn tình của họ rất kém so
với: (i) những người đồng lứa tuổi của họ trong dân số nói chung; (ii) bệnh
nhân mắc các bệnh mãn tính khác. Hơn nữa, trầm cảm là yếu tố quyết định
mạnh mẽ đến CLCS của bệnh nhân suy tim mạn [79]. Nó đã được chứng
minh rằng các bệnh nhân nam phàn nàn về sự mệt mỏi đáng kể, thiếu năng
lượng và thái độ cam chịu [80] . Ngược lại, phụ nữ được đặc trưng bởi sự
nhận thức tăng lên về tất cả các triệu chứng tiêu cực của Suy tim mạn: họ mất
niềm tin vào bản thân, lo lắng và cảm thấy lo lắng tăng cao [81]. Những thái
độ này làm tăng thêm sự phụ thuộc vào môi trường xung quanh và ảnh hưởng
tiêu cực đến cuộc sống gia đình [82] . Trạng thái tâm lý của các đối tượng,
không phụ thuộc vào các triệu chứng của Suy tim mạn, dẫn đến nhập viện
thường xuyên hơn và kéo dài
CLCS cũng là một chỉ số tiên lượng có giá trị. Đối với những bệnh nhân
thuộc cùng nhóm suy tim mạn (ví dụ, phân loại do Hiệp hội Tim mạch New
York (NYHA)) thiết lập, những người có CLCS thấp được đặc trưng bởi nguy
cơ nhập viện cao hơn đáng kể liên quan đến bệnh tiềm ẩn của họ, bao gồm
nguy cơ cao hơn tử vong [83]. Rodriguez-Artalejo và cộng sự [84] nhận thấy
rằng CLCS kém ở những bệnh nhân nhập viện vì suy tim được đo bằng các
chỉ số sức khỏe: thể chất, tâm lý và sức khỏe nói chung có liên quan đến nguy

cơ tái nhập viện và tử vong cao hơn 63% 75% trong vòng 6 tháng. Vì vậy,
điều trị và chăm sóc không chỉ tập trung vào các triệu chứng thực thể của suy
tim, mà còn tập trung vào phương pháp chăm sóc đa ngành liên quan đến tối
ưu hóa trị liệu y tế, quản lý triệu chứng, giáo dục và các can thiệp được biết
để cải thiện Chất lượng cuộc sống


×