CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi ở
trường mầm non”
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Đơn vị công tác: Trường mầm non Sơn Lôi
Chức vụ: Giáo viên + TPCM
Trình độ chuyên môn: ĐHSP mầm non
Sơn Lôi, tháng 01 /2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến : Nguyễn Thị Hiền
- Ngày tháng năm sinh: 22/03/1988
Giới tính: Nữ
- Đơn vị công tác : Trường mầm non Sơn Lôi
- Chức danh: Giáo viên , tổ phó chuyên môn
- Trình độ chuyên môn; Đại học sư phạm mầm non
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%
b) Chủ đầu tư:
Nguyễn Thị Hiền
c) Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi ở
trường mầm non”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Phát triển thẩm mĩ – Âm nhạc
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Nâng cao chất lượng kĩ năng hoạt động cho trẻ giúp trẻ thực hiện hoạt động
âm nhạc khoa học phát triển thẩm mĩ.
+ Về nội dung sáng kiến
Ở trường mầm non đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong
những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, sự
tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ.
Khác với các loại hình nghệ thuật khác âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những
hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu âm sắc, cường độ, nhịp
độ, hòa âm, tiết tấu…cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu
tình cảm của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời
nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ
trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm nhạc,
âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các
chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về cách ứng xử,
giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô giáo, bạn bè và những người trong cộng đồng.
Âm nhạc giáo dục cho trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể, tạo
điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.
Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy trực quan hành động, trực quan hình
tượng và tư duy trừu tượng, tiếp xúc với âm nhạc trẻ dần dần có khả năng tổng hợp
và có tư duy logic. Giáo dục âm nhạc là một trong những con đường giúp trẻ hoàn
thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, và thể lực.
Nhận thức đúng đắn và sâu sắc về tác dụng giáo dục toàn diện của âm nhạc đối với
trẻ nên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng hoạt động âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi ở
trường mầm non.”
Biện pháp 1: Dạy trẻ kĩ năng ca hát
Cô dạy trẻ hát đúng nhạc, rõ lời, biết cách biểu diễn sắc thái tình cảm, tạo cho trẻ
có hứng thú trong ca hát. Luyện tập kĩ năng ca hát bao gồm dạy trẻ thuộc bài hát,
tập các hình thức biểu diễn, cô có thể tiến hành theo các bước sau đây:
- Cô đọc lời bài hát theo từng câu sau đó hát vào nhạc
- Dạy trẻ hát theo cô liên tiếp từng câu, từng đoạn của bài hát
- Trẻ hát theo cô cả bài hát nhiều lần rồi thuộc dần dần
- Dạy trẻ hát theo cô dưới nhiều hình thức
+ Cả lớp biểu diễn 2-3 lần
+ Thi đua theo tổ
+ Thi đua theo nhóm
+ Cá nhân lên thể hiện
+ Cả lớp hát lại
Căn cứ vào bài hát dễ hay khó, dài hay ngắn, mức độ đã biết của trẻ để chọn cách
dạy phù hợp. Khi trẻ đã thuộc cô tiếp tục dạy trẻ hát thể hiện tình cảm, sắc thái của
bài hát. Cho trẻ tập các hình thức biểu diễn: Hát đồng ca, song ca, tốp ca, hát to nhỏ,
hát nhanh chậm, hát kết hợp với nhảy múa hoặc gõ đệm theo nhịp điệu âm nhạc.
Biện pháp 2: Dạy trẻ kĩ năng vận động theo nhạc
Cô dạy trẻ nhảy múa, thực hiện các động tác phối hợp của thân thể với nhịp
điệu và nội dung tác phẩm âm nhạc, tạo ra hình tượng nghệ thuật có tác dụng giáo
dục thẩm mĩ. Cô dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đỗ chơi gõ đệm theo “nhịp” “phách”
và một số hình “tiết tấu” tạo cho trẻ cảm nhận nhịp điệu. Vì vậy việc dạy trẻ kĩ năng
vận động cần được tiến hành vừa đảm bảo thành thạo động tác, vừa mang tính giáo
dục, tạo cho trẻ tác phong mạnh dạn, hồn nhiên.
Có nhiều cách dạy trẻ vận động theo nhạc, cô có thể căn cứ vào đặc điểm cụ thể của
lớp để chọn cách dạy cho phù hợp. Tuy nhiên cách thông dụng nhất là dạy trẻ vận
động theo nhịp đếm (1, 2, 3, 4…), sau đó ghép vào từng câu nhạc, đoạn nhạc và tiến
tới thực hiện tổng thể cả bài. Cô cũng có thể cho trẻ thực hiện chậm theo cô cả bài
một số lần sau đó luyện tập lại từng động tác.
Khi dạy trẻ những động tác nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc hoặc minh họa
bằng hình thức trò chơi, cô cần lưu ý động viên nhiều trẻ tham gia, tạo không khí
vui tươi với cả tập thể lớp. Tuy nhiên cũng có một số bài hát múa hay hình thức vận
động chỉ phù hợp với các cháu cùng giới thì cũng không nhất thiết phải tập luyện
cho cả lớp theo cùng một động tác mà cần có hình thức riêng, sau đó thực hiện phối
hợp thành bài múa chung. Một số bài múa với yêu cầu nghệ thuật, cô chọn các cháu
có khả năng hơn tạo thành nhóm luyện tập riêng với các trang phục và đạo cụ múa,
biểu diễn cho cả lớp cùng phụ họa.
Khi dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi gõ đệm theo bài hát cô cần lưu ý căn
cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy
phù hợp. Trước khi dạy trẻ gõ đệm hòa tấu các nhạc cụ, cô cần dạy từng nhóm, trẻ
luyện tập thành thạo hình thức riêng của nhóm sau đó mới ghép hòa tấu. Nếu trẻ
thực hiện không đều thì cô cho trẻ tập gõ theo nhịp đếm, tập từng câu hát rồi gõ
theo cả bài hát.
Múa và gõ theo nhạc là hình thức vận động ngẫu hứng mang tính sáng tạo. Vì
vậy giáo viên cần khuyến khích thúc đẩy sự vận động tự nhiên của trẻ qua việc thực
hiện theo các tác phẩm âm nhạc phù hợp.
Biện pháp 3: Kĩ năng cho trẻ nghe nhạc
Việc tổ chức cho trẻ nghe nhạc cần được tiến hành với nhiều hình thức, tạo
cho trẻ hứng thú, say mê thưởng thức và cùng phụ họa theo nhịp điệu âm nhạc. Nếu
cô trực tiếp hát cho trẻ nghe và hát dân ca, thì có thể vừa đàn, vừa hát hoặc hát kết
hợp gõ đệm bằng mõ, trống, thanh tre, xúc xắc… (Gõ nhẹ , vừa với tiếng hát). Cô
cũng có thể mời người hát đàn cho trẻ nghe, hoặc nghe qua các phương tiện máy
điện tử có chất lượng tốt, hoặc vừa nghe hát vừa xem múa minh họa (Cô múa, người
khác múa, trẻ và cô cùng múa, múa bóng…) Nếu có khả năng độc tấu tốt, cô đánh
đàn hoặc thổi sáo cho trẻ nghe giai điệu của bài hát.
Cô nên chọn những bản nhạc không lời phù hợp với lứa tuổi, tổ chức cho trẻ
nghe bằng các phương tiện điện tử (video, CD, VCD) hoặc nghe độc tấu nhạc cụ.
Với hình thức này, cô tìm hiểu ý nghĩa của bản nhạc để nói với trẻ một vài điều về
nội dung, về giai điệu âm nhạc giúp trẻ có những hiểu biết cần thiết để cảm nhận
nghệ thuật
Biện pháp 4: Kĩ năng tổ chức trò chơi âm nhạc
Trò chơi âm nhạc là trò chơi tiến hành bằng các yếu tố âm nhạc. Vì vậy các quy
định chung của trò chơi, cô cần lưu ý cho trẻ thực hiện hình thức chơi có tác dụng
phát triển năng khiếu. Cô hướng dẫn trẻ luật chơi, cách chơi và làm mẫu thật rõ ràng
để trẻ nhận biết cách chơi.
Trò chơi âm nhạc thực hiện trong giờ hoạt động chung, tạo cho chương trình hoạt
động nghệ thuật của trẻ thêm sinh động vì vậy cô cần xem kĩ tính chất trò chơi để
hướng dẫn trẻ hứng thú, có tác dụng giáo dục âm nhạc như: Nghe âm thanh đoán
tên nhạc cụ, tai ai tinh, nghe âm thanh tìm ra nơi phát ra âm thanh, tai ai tinh, âm
thanh to nhỏ...Tùy vào trò chơi mà giáo viên có thể sử dụng các loại nhạc cụ khác
nhau như: Mõ, xong Loan, phách tre, trống, xắc xô, phím đàn, mũ chóp kín… để tạo
hứng thú cho trẻ tham gia. Qua đó trẻ nhận biết được âm thanh, tên gọi của các loại
nhạc cụ khác nhau, phát triển kĩ năng phản xạ, thính giác, cảm nhận được sắc thái
tình cảm, thẩm mĩ trong tiếng nhạc.
Biện pháp 5: Kĩ năng đổi mới hình thức tổ chức giờ hoạt động âm nhạc
Với một giờ hoạt động âm nhạc nếu như tổ chức như một hoạt động bình thường thì
mức độ hứng thú của trẻ sẽ không cao. Vì vậy bản thân tôi đã tìm ra hướng đổi mới
hình thức tổ chức giờ hoạt động âm nhạc bằng cách tổ chức như một chương trình
văn nghệ như một buổi biểu diễn một cuộc thi để tạo hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Hoạt động: NDTT: Dạy hát vận động bài: “ Em mơ gặp Bác Hồ”
NDKH: Nghe hát: “ Ai yêu Bác Hồ CHí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”
TCÂN: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
Thì tôi sẽ tổ chức cho trẻ hoạt động như một buổi văn nghệ “Mừng sinh nhật Bác”
tiết dạy được thực hiện với 3 phần: Tài năng tỏa sáng, giai điệu vui nhộn, nốt nhạc
may mắn. Giáo viên tổ chức như một sân chơi, một cuộc thi tài giữa các đội, trẻ
được mặc những trang phục do chính tay giáo viên trong trường tạo nên phù hợp
với tiết mục, phù hợp với chủ đề và trẻ rất hứng thú tham gia, qua hoạt động âm
nhạc “Mừng sinh nhật Bác” Trẻ cũng hiểu hơn về Bác. Trẻ sẽ yêu quý kính trọng và
nhớ ơn Bác.
Hoặc ví dụ: Hoạt động:
NDTT: Dạy hát bài: “ Màu hoa”
NDKH: Nghe hát: “ Em yêu cây xanh”
TCÂN: “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ”…
Tôi đã tổ chức cho trẻ hoạt động như một chương trình văn nghệ với tựa đề “Bé và
hoa” tiết dạy được thực hiện với ba phần: Ca sĩ tí hon, Thưởng thức âm nhạc, Bé
thử tài đoán tên nhạc cụ. Với hình thức trẻ được vừa học vừa chơi được tham gia thi
tài giữa các đội chơi phát huy được tính tích cực, đoàn kết với bạn chơi vì vậy giờ
hoạt động âm nhạc sẽ rất hiệu quả và trẻ rất hứng thú và không bị nhàm chán.
Trẻ được hoạt động văn nghệ một các thoải mái phù hợp với chủ đề mang lại hiệu
quả cao giúp trẻ phát triển toàn diện về Đức, trí, thể , mĩ…
Biện pháp 6: Kĩ năng tổ chức hoạt động văn nghệ qua các ngày lễ ngày hội và
các hoạt động khác
* Kĩ năng tổ chức hoạt động văn nghệ qua các ngày lễ ngày hội
- Tổ chức văn nghệ vào các ngày: Khai giảng, tết trung thu, ngày 20/11, ngày
hội Bé khỏe măng non, ngày tổng kết năm học, ngày tết thiếu nhi 1/6
- Giáo viên rèn cho trẻ tập thành thạo kĩ năng nghe nhạc thuộc lời bài hát , kĩ
năng phối hợp các động tác cơ bản để tập thành một bài múa thành thọa khéo
một cách chuyên nghiệp để trẻ biểu diễn trước đám đông, thông qua hoạt
động biểu diễn văn nghệ trẻ sẽ mạnh dạn tự tin thích thú trước vẻ đẹp thẩm
mĩ của âm nhạc. Trẻ đoàn kết với bạn bè trọng quá trình tập luyện phối hợp
với các bạn thực hiện một bài hát múa hoàn chỉnh.
- Giáo dục kĩ năng hoạt động âm nhạc cho trẻ thông qua các ngày lễ ngày hội
Giúp trẻ rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin biểu diễn trước đám đông.
* Kĩ năng tích hợp âm nhạc vào các hoạt động khác
Âm nhạc có thể tích hợp vào tất cả các hoạt động như: Thể dục, LQV văn
học, LQV toán, KPKH, tạo hình, hoạt động ngoài trời, hoạt động ở các góc…để
giúp trẻ hứng thú hơn cô có thể kết hợp ở phần gây hứng thú hoặc trong quá trình
thực hiện, hoặc ở phần trò chơi hay kết thúc một hoạt động. Ví dụ trong giờ hoạt
động tạo hình cô có thể lồng ghép âm nhạc ở phần gây hứng thú hoặc khi trẻ thực
hiện tạo hình, ngồi vẽ, nặn, cắt dán… cô có thể bật những bản nhạc không lời nhẹ
nhàng để trẻ thực hiện một cách hứng thú hơn. Hoặc giờ thể dục cô lồng ghép nhạc
vào hoạt động khởi động, tập bài tập phát triển chung…cho trẻ tập theo nhạc , trong
giờ thể dục sáng trẻ tập theo nhạc bài hát theo chủ đề, giờ đón trẻ cô bật lên những
bản nhạc cho ngày mới chàn đầy năng lượng.
Âm nhạc là một trong những hoạt động mà trẻ hứng thú nhất và có thể phối
hợp ở nhiều hoạt động khác.
Biện pháp 7: Sử dụng đa dạng các loại dụng cụ, trang phục âm nhạc, Tuyên
truyền với phụ huynh:
* Sử dụng đa dạng các loại dụng cụ, trang phục âm nhạc
Giáo viên sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc như: Trống, phách tre, song loan,
mõ, đàn, mũ chóp, chai lọ…đa dạng có thể làm từ thiên nhiên, sẵn có như vỏ quả
dừa làm phách, thanh trẻ, vỏ chai, lon bia… phù hợp với từng hoạt động để trẻ cảm
thấy hứng thú mà không bị nhàm chán. Trang phục cô có thể may từ giấy bìa, vải
màu sắc đẹp tinh tế, thoải mái để trẻ hoạt động dễ dàng hơn. Lựa chọn trang phục,
đạo cụ âm nhạc phù hợp với bài hát
Các đồ dùng này cô chuẩn bị phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ an toàn với trẻ và
đảm bảo thẩm mĩ về màu sắc hình dạng cô có thể trang trí thêm vào để bắt mắt trẻ,
khi có trang phục đẹp thì trẻ cũng sẽ hứng thú tham gia vào họat động nhiều hơn.
*Tuyên truyền với phụ huynh
- Tuyên truyền với các bận phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ ở lớp có
mạnh dạn tự tin, cảm thụ âm nhạc tốt hay không. Thường xuyên cho trẻ nghe
nhạc ở nhà, hoặc biểu diễn cho ông bà bố mẹ xem đê trẻ mạnh dạn tự tin hơn.
- Tuyên truyền phụ huynh đóng góp, ủng hộ các đồ dùng nguyên vật liệu như
chai, lọ, vỏ dừa… hoặc đóng góp, mua trang phục, quần áo, giầy múa… để
phục vụ cho môm âm nhạc, biểu diễn.
- Giáo viên có thể mời phụ huynh tham gia vào các hoạt động văn nghệ của
nhà trường cùng với vai diễn trong những ngày lễ hội dành cho trẻ và phụ
huynh. Điều đó phần nào giúp phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ
khi đến trường và được tham gia vào các buổi văn nghệ vui khỏe bổ ích, tinh
thần sảng khoái, thoải mái hơn.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên cùng với sự góp ý của các bạn bè
đồng nghiệp và sự cố gắng của bản thân tôi cùng với sự nhiệt tình của trẻ , sự phối
hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh tôi đã thu hoạch được kết quả sau:
- Trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc, tự tin biểu diễn
trước đám đông.
- Trẻ cảm nhận đúng giai điệp, nhịp điệu của bài hát, hát đúng nhạc đúng lời
- Kĩ năng vận động theo nhạc của trẻ thực hiện thành thạo mềm dẻo, khéo léo
chính xác đúng kĩ năng các động tác múa cơ bản
- Trẻ xác định được nội dung của bài hát, cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương
đất nước hay một đối tượng nào đó trong bài hát.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi các trò chơi âm nhạc và có tinh thần đoàn kết trong
khi chơi
Kết quả tiến bộ của trẻ được thể hiện qua bảng sau:
- Trước khi áp dụng:
Tổng số
31
%
Kỹ năng hát và vận
Đ
23/31
74,2
động
CĐ
8/31
25,8
Kĩ năng nghe hát
Đ
22/31
71
CĐ
9/31
29
Kĩ năng biểu diễn
âm nhạc
Đ
CĐ
20/31
11/31
64,5
35,5
- Sau khi áp dụng:
Tổng số
31
%
Kỹ năng hát và vận
Đ
30/31
96,8
động
CĐ
1/31
3,2
Kĩ năng nghe hát
Đ
30/31
96,8
CĐ
1/31
3,2
Kĩ năng biểu diễn
âm nhạc
Đ
CĐ
29/31
2/31
93,5
6,5
- Bản thân tôi tìm ra được các biện pháp giúp trẻ phát triển kĩ năng hoạt động âm
nhạc
- Về phụ huynh luôn ủng hộ và phối hợp với giáo viên khi cần thiết.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế:
- Một số loại nhạc cụ được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, phế thải, trang phục
làm từ giấy bìa, giấy bóng…góp phần giảm chi phí cho việc đầu tư nhạc cụ và
trang phục mang lại hiệu quả kinh tế.
+ Mang lại lợi ích xã hội:
- Tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên, phế thải giúp cải thiện môi trường, đảm
bảo vệ sinh môi trường
- Giúp cộng đồng xã hội và các bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng
của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Âm nhạc có sức
ảnh hưởng lớn đời sống tinh thần của con người.
- Các thông tin cần được bảo mật: Không có
d) Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên cần nắm vững các kĩ năng, phương pháp giáo dục phát triển thẩm mĩ,
âm nhạc cho trẻ
- Trẻ ngoan ngoãn, lắng nghe và làm theo hướng dẫn của cô
- Lớp học sạch sẽ khang trang, phòng nghệ thuật
- Có đầy đủ đàn, nhạc, loa, máy tính, dụng cụ âm nhạc xắc xô, phách, mũ chóp, sân
khấu biểu diễn…
- Phu huynh hiểu biết được tầm quan trọng của môn phát triển thẩm mĩ, hoạt động
âm nhạc
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài sáng kiến có thể áp dụng vào thực tế dễ dàng hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi tại
nhóm lớp 4 tuổi C do tôi chủ nhiệm và cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Sơn Lôi và
rộng hơn là trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi bậc học mầm non.
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn vẫn còn có nhiều thiếu sót bản thân
tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của, đồng nghiệp để sáng kiến thêm phần
phong phú và hiệu quả hơn.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận
sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn Lôi ngày 25 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
Nguyễn Thị Hiền