Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

85 bao cao ket qua thuc hien nghi quyết số 48 NQTW cua trung ương về hệ thống pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.47 KB, 7 trang )

1
ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM MỸ
ĐẢNG ỦY XÃ LÂM SAN
*
Số 85- BC/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Lâm San, ngày 12 tháng 7 năm 2019

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Trung ương
về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
----Thực hiện Công văn số 1824-CV/HU ngày 09/7/2019 của Ban Thường vụ
Huyện ủy về báo cáo tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW của Trung ương về chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm
2020. Đảng ủy báo cáo kết quả thực hiện như sau:
I/-ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT SỐ 48-NQ/TW
1- Đặc điểm tình hình:
Lâm San là xã nằm ở phía đông của huyện, được thành lập tháng 9/1994
nằm cách xã trung tâm hành chính của Huyện Cẩm Mỹ 30km, có tổng diện tích
tự nhiên 3.264 ha, dân số 1.970 hộ với 9.100 người. Đảng bộ xã có 207 đảng
viên, đang sinh hoạt ở 13 chi bộ, trong đó có 06 chi bộ ấp, 04 chi bộ trường học,
03 chi bộ khác. Ban Chấp hành Đảng ủy có 12 đồng chí, Ban Thường vụ 02
đồng chí.
Trong 15 năm qua do có sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, được sự quan
tâm, đầu tư của của tỉnh, huyện, sự nổ lực của Đảng bộ và nhân dân trong xã nên
tình hình kinh tế, xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần
của Nhân dân ngày càng được đảm bảo, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh được
giữ vững, cán bộ và Nhân dân tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, chính


sách pháp luật của Nhà nước.
2- Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội; nhu cầu xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách và tăng cường năng lực thi
hành pháp luật
Trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ
chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020 và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh, Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện; Đảng ủy, HĐND và UBND xã cùng Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật (QPPL) nhằm thực hiện về chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã
hội, cũng như công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành
chính, cải cách tư pháp và tăng cường năng lực trong công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật đã có những bước tiến quan trọng trong công cuộc đổi mới tại
địa phương.


2
Trong những năm qua, lĩnh vực tư pháp và các tổ chức thành viên của Mặt
trận phối hợp thực hiện tốt công tác tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo các văn
bản QPPL như: Luật Tố tụng hành chính “sửa đổi”; Luật tổ chức Tòa án Nhân
dân và các dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao,
các Đề án của Tòa án và của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Hiến pháp nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam “sửa đổi” năm 2013, Luật đất đai “sửa đổi” năm
2013; Bộ luật Dân sự “sửa đổi” và các văn bản Luật, văn bản dưới Luật do
Trung ương, tỉnh, huyện yêu cầu được triển khai thực hiện theo quy định. Ngoài
ra, tham gia góp ý các Nghị quyết của HĐND xã, thẩm định các Quyết định, Chỉ
thị của UBND xã trước khi họp HĐND xã ban hành. Từ đó, công tác xây dựng
hoàn thiện hệ thống pháp luật ở địa phương ngày càng hoàn thiện tạo cơ sở pháp
lý ngày càng hoàn chỉnh trong hệ thống pháp luật để pháp luật đi vào cuộc sống
trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.
II/- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1- Kết quả chủ yếu:
1.1- Kết quả phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết
Sau khi có Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị và
các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện về xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp Việt Nam. Đảng ủy đã chỉ đạo và quán triệt
sâu rộng đến cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các ấp về nội dung của Nghị
quyết, nhất là lĩnh vực Tư pháp và Công an xã trực tiếp tham mưu trong lĩnh xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại địa phương. Qua đó, nhận thức của
mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị về vai trò, tầm quan trọng của Nghị
quyết được nâng lên và góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao
trong những năm qua.
1.2- Việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, của ban ngành trong
việc thực hiện Nghị quyết
Trên cơ sở Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020 và Kế hoạch số 900/UBTVQH11 ngày 21/3/2007 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội khóa XI, Đảng ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã căn
cứ và bám sát các nội dung của Nghị quyết nêu trên để chỉ đạo cơ quan, đơn vị tổ
chức triển khai thực hiện và đồng thời cụ thể hóa trong các chương trình, kế
hoạch hoạt động của đơn vị mình để áp dụng và triển khai thực hiện một cách
hiệu quả nhất trong công tác chuyên môn ngành.
Việc thể chế hóa các định hướng, giải pháp được nêu trong Nghị quyết và
các văn bản có liên quan được UBND xã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc.
Công tác theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết được quan tâm chú trọng
thực hiện có hiệu quả.
1.3- Kết quả tổ chức thực hiện Nghị quyết
1.3.1. Về xây dựng pháp luật
Ban hành quy trình xây dựng, xử lý văn bản QPPL của HĐND, UBND xã.

Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân


3
dân, Ủy ban nhân dân xã được chú trọng tập trung vào việc hoàn thiện thể chế về
phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư xây dựng cơ bản và bảo đảm quốc phòng, an
ninh; giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; cải cách thủ tục hành chính và triển
khai thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội,
bảo vệ và phát triển rừng, nhằm hướng mục tiêu quản lý nhà nước bằng pháp
luật.
Từ ngày 01/6/2005 đến ngày 12/7/2019, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân xã đã ban hành 165 văn bản QPPL (trong đó có 100 Nghị quyết, 40 quyết
định và 25 Chỉ thị). Về cơ bản, các văn bản QPPL của HĐND, UBND xã ban
hành đảm bảo về trình tự, thủ tục theo Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND,
UBND; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Việc xây dựng chương trình ban hành văn
bản QPPL hàng năm của HĐND, UBND ban hành đã có sự đổi mới và sát hơn
so với những năm trước. Chất lượng thẩm định, tham gia góp ý, thẩm tra dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật của Ban pháp chế HĐND và Tư pháp xã đã được
chú trọng và nâng cao tinh thần trách nhiệm được giao.
Hàng năm, UBND xã thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo cán bộ chuyên môn
thực hiện tốt nhiệm vụ giúp UBND xã tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp
luật do HĐND, UBND xã ban hành; đồng thời rút kinh nghiệm đối với những
văn bản có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.
1.3.2- Về tổ chức thi hành pháp luật
Trong những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền đã tiếp tục quán triệt sâu
sắc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho toàn thể
cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong việc thi hành pháp
luật, cũng như việc áp dụng các văn bản luật trong hoạt động chuyên môn và

trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Từ đó, nâng cao nhận thức và ý thức chấp
hành pháp luật, đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác
thi hành pháp luật tại địa phương.
Công an và Tư pháp xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo luật định phối
hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức tham mưu UBND xã triển khai
thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật tại địa phương.
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã đã tập trung chỉ đạo các ngành
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao triển khai thực hiện
nghiêm túc việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đấu tranh, phòng
chống tội phạm, đã phối hợp chặc chẽ với các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử
đã kịp thời phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử nhiều vụ án hình sự
nghiêm trọng.
Về tình hình tội phạm từ năm 2005 đến ngày 12/7/2019 có tổng cộng 495
vụ, trong đó điều tra giải quyết 435 vụ, Xử lý hành chính: 200 vụ; chuyển về
huyện: 60 vụ, , xử lý khác: 0 vụ, còn lại: 0 vụ.
Công tác điều tra, xét xử bảo đảm công minh, đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội; nguyên tắc tranh
tụng tại phiên tòa từng bước bảo đảm hoàn thiện.


4
Tổ chức thành lập tổ phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật xã, thường
xuyên tổ chức, kiện toàn nên công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật luôn được
quan tâm; tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật được củng cố. Hằng năm đều đều cử đi tập huấn kỹ năng, bồi
dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật mới nên chất lượng công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật được nâng lên, từng bước đi vào chiều sâu với các hình
thức phong phú, đa dạng. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ
Chính trị đã có 50.000 lượt người dân trên địa bàn xã được tuyên truyền, giới thiệu
các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và trợ giúp pháp

lý, in ấn phát hành trên 20.000 bộ tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp
luật trên địa bàn xã.
Tủ sách pháp luật được quan tâm xây dựng, củng cố, toàn huyện có 07 tủ
sách pháp luật tại cơ quan và các ấp. Các Tổ hòa giải được kiện toàn, hoạt động
ổn định và hiệu quả, góp phần hạn chế việc tranh chấp nhỏ, khiếu nại và tố cáo
trong nhân dân.
1.3.3- Về tăng cường năng lực của các thiết chế xây dựng và thi hành
pháp luật
Công tác tổ chức và kiện toàn bộ máy xây dựng và thi hành pháp luật tại xã
trong những năm qua được UBND xã quan tâm xây dựng và phát triển, đáp ứng
yêu cầu đổi mới phù hợp với các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh tại địa phương. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý để áp dụng và
triển khai thực hiện đồng bộ theo quy định.
1.3.4- Về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực làm công tác pháp luật
Công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực làm công tác pháp luật tại địa
phương luôn được Đảng ủy, UBND xã quan tâm chỉ đạo thực hiện; đồng thời
củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, vì vậy chất
lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần ngày càng
ổn định, phát huy hết hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật tại địa phương.
Trình độ đội ngũ những người làm công tác pháp luật của xã hầu hết là Đại
học Luật và Đại học khác có thâm niên trong công tác pháp luật. Đối với Tuyên
truyền viên pháp luật ở cở sở có trình độ từ trung cấp Luật trở lên, cơ bản đáp
ứng yêu cầu trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã.
2- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
2.1- Tồn tại, hạn chế:
Một số cấp ủy, đơn vị do xử lý công việc nhiều nên tham gia hoạt động
chưa nhiều, chưa nhận thức, nghiên cứu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa việc kiểm
tra, xử lý văn bản.
Việc kiện toàn tổ chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kiểm tra

văn bản còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Công tác triển khai thi hành pháp luật
vẫn còn gặp những vướng mắc trong quá trình điều tra, xét xử các vụ việc áp
dụng đối với người đồng bào dân tộc thiểu số có hạn chế về nhận thức pháp luật.
Từ đó còn gặp khó khăn.


5
Sự phối hợp giữa UBND xã và các ấp trong công tác phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật chưa thường xuyên. Việc tổ chức tuyên truyền pháp
luật của, cũng như việc triển khai của tuyên truyền viên pháp luật xã đến các ấp
thực hiện chưa đồng bộ.
Cán bộ làm công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thường
được chọn chuyên về pháp luật hoặc một số chuyên ngành khác, chưa được đào
tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức công tác tuyên
truyền. Vì vậy hoạt động còn lúng túng trong việc tổ chức tuyên truyền do đó
hiệu quả không cao. Lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn
hạn chế, chủ yếu là những người làm kiêm nhiệm chưa được đào tạo cơ bản, chế
độ đãi ngộ đối với người làm công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa khuyến
khích được sự tham gia ổn định, lâu dài cho công tác phổ biến pháp luật.
2.2- Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:
Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương
còn chung chung chưa mang lại hiệu quả cao.
Trong công tác bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực, mức hỗ trợ cho những
người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương chưa được
quan tâm.
3- Đánh giá chung:
3.1- Đánh giá tổng quát kết quả đạt được so với yêu cầu Nghị quyết và
với nhu cầu thực tiễn tại địa phương
Nhìn chung việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ
Chính trị trên địa bàn xã Lâm San đã đạt được nhiều kết quả nhất định, góp phần

thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Tuy nhiên công tác
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn xã vẫn còn một số tồn tại,
hạn chế như nêu trên. Trong thời gian tới, xã tiếp tục phát huy những kết quả đạt
được trong 15 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị để định
hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020 trên địa bàn xã.
3.2- Bài học kinh nghiệm
- Cần tuyên truyền cho cán bộ, công chức nâng cao nhận thức đúng đắn về
vị trí, vai trò, trách nhiệm trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật của xã; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong quá trình
triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Tổ chức xây dựng thể chế đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
tổ chức thực hiện một cách bài bản, đồng bộ và có hệ thống.
- Hình thành tổ chức triển khai công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật
của Tư pháp, Công an phải thật sự có sự phối hợp để tham mưu triển khai thực
hiện tốt công tác này tại địa phương.
3.3- Kiến nghị, đề xuất
- Hằng năm, kịp thời ban hành các văn bản QPPL và tổ chức triển khai
đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để áp dụng và triển khai thực hiện
hiệu quả trong cán bộ và Nhân dân.
- Cần có những giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả hơn trong công
tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.


6
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với
những người làm công tác pháp luật như Ban pháp chế HĐND xã, Tư pháp xã để
nâng cao trình độ chuyên môn trong việc thi hành pháp luật.
III/- ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT
1- Dự báo tình hình của địa phương hiện nay:

Trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020, HĐND, UBND xã tiếp tục Ban
hành các văn văn bản QPPL, đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 48NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật tại xã.
Tăng cường phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ,
đảng viên và Nhân dân chọn lọc, xây dựng các văn bản QPPL, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến địa bàn xã. Thúc đẩy kinh tế thị trường phù
hợp với xã.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của HĐND, UBND xã xây dựng các văn
bản QPPL áp dụng tại địa phương góp phần quản lý xã hội tại địa phương trong
giai đoạn hội nhập mới.
2- Nhu cầu, định hướng xây dựng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 48NQ/TW, trong đó chú ý những nội dung chưa làm được để có giải pháp phấn đấu
thực hiện tốt hơn. Đổi mới và không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo của
cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn xã trong công tác xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật, bảo đảm hoạt động phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn
với thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Khóa XII trong đội ngũ cán
bộ làm công tác pháp luật, để việc thực thi pháp luật tại địa phương ngày càng có
hiệu quả.
- Tăng cường công tác xây dựng văn bản, rà soát, hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật. Tham gia tích cực việc đóng góp các văn bản pháp luật của
Trung ương; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của cơ
quan Tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của chiến lược cải cách tư pháp.
Xây dựng cơ chế phối hợp trong việc thẩm định và ban hành văn bản, giúp cơ
quan xây dựng pháp luật hoạt động nhịp nhàng, đúng pháp luật.
- Chỉ đạo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo quy định pháp luật, chú ý
tăng cường cải cách bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo các yêu cầu
của cải cách tư pháp.

- Củng cố kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ pháp luật trong sạch vững
mạnh. Chủ động xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân
chuyển, điều động cán bộ làm công tác pháp luật.
- Tăng cường rà soát, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tập trung thực
hiện tốt công tác tiếp dân, phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn
đọng kéo dài, không để tình trạng dân bức xúc khiếu nại đông người. Đơn giản


7
hoá và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên
quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan dân cử và Nhân dân đối với các
cơ quan pháp luật. Các cơ quan dân cử chủ động xây dựng kế hoạch giám sát
những vấn đề mà cử tri quan tâm để xây dựng các cơ quan pháp luật vững mạnh.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội xã tiếp thu ý
kiến, nguyện vọng của nhân dân để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải
quyết những vấn đề có liên quan về hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành
pháp luật. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để
nâng cao ý thức pháp luật cho Nhân dân, nhằm phát huy tốt vai trò giám sát của
Nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.
VI/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1- Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, Mặt trận, đoàn thể trong xã
tổ chức quán triệt sâu sắc nội dung cơ bản của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong
cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch thực
hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị từ nay đến năm
2020 và những năm tiếp theo; đề ra được giải pháp sát hợp với tình hình thực tế
địa phương.
2- Căn cứ hướng dẫn của các ngành cấp trên, nhất là Tư pháp và Công an
xã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày

24/5/2005 của Bộ Chính trị theo quy định.
3- Hằng năm đưa nội dung Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lượt xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vào lịch công
tác để chỉ đạo thực hiện, kiểm điểm đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trong quá
trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
4- UBKT Đảng ủy và Văn phòng Đảng ủy xã theo chức năng, nhiệm vụ
được giao giúp Đảng ủy hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện;
tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết đạt kết quả.
Trên đây là báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ
Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm
2010, định hướng đến năm 2020 của Đảng ủy xã Lâm San./.
Nơi nhận:
- TT huyện ủy,
- VP huyện ủy,
- Lưu.

T/M ĐẢNG ỦY
BÍ THƯ

Đào Ngọc Minh



×