Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 7 tháng năm 2013 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.55 KB, 17 trang )


1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRUNG TÂM
TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ
Số: /TH-BC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2013
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 7 THÁNG NĂM 2013
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. TÌNH HÌNH CHUNG
Tháng 7, hoạt động nông nghiệp các tỉnh miền Bắc chủ yếu tập trung vào
việc gieo cấy và chăn sóc lúa mùa. Tính đến ngày 15/7 hầu hết các địa phương
miền Bắc đã kết thúc gieo cấy vụ mùa, diện tích gieo cấy toàn miền đạt 1.049,2
ha, nhanh hơn so cùng kỳ năm ngoái 15,1%. Các tỉnh miền Nam cũng đã gieo cấy
đạt hơ
n 2.425,5 ngàn ha lúa hè thu, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Đồng
thời với xuống giống, hiện các địa phương miền Nam đã thu hoạch được hơn
890,8 ngàn ha lúa hè thu, chiếm 38,9% diện tích xuống giống; năng suất ước bình
quân trên diện tích thu hoạch đạt 56 tạ/ha.
Về chăn nuôi, theo ước tính của Tổng Cục Thống kê, so với cùng kỳ năm
2012 tổng số đàn trâu của cả n
ước giảm 2,5%; đàn bò giảm 3%; đàn lợn giảm
1,5%, gia cầm giảm 2%.
Về lâm nghiệp, do điều kiện thời tiết thuận lợi, nên các địa phương thuộc Bắc
bộ và Trung bộ đang đẩy mạnh công tác trồng rừng mới. Tính đến 20/7 diện tích


rừng trồng mới tập trung đạt 88,4 nghìn ha, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước;
diện tích rừng trồng được chăm sóc đạ
t 290,9 nghìn ha, tăng 4,6%; trồng cây phân
tán đạt 127,8 triệu cây, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Về thủy sản, tổng sản lượng thủy sản 7 tháng đầu năm ước đạt 3.309 ngàn
tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó sản lượng khai thác ước đạt
1.528 ngàn tấn, tăng 5,2%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.781 ngàn tấn, tăng
0,4%.
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thu
ỷ sản tháng 7 ước đạt 2,39
tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2013 lên 15,59 tỷ USD,
giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng
nông sản chính ước đạt 7,84 tỷ USD, giảm 11,9%. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước
đạt 3,41 tỷ USD, tăng 0,7%. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt
3,05 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ nă
m 2012.


2
Kết quả một số chỉ tiêu chính đạt được như sau:

Đơn vị
Thực hiện
15/7/2012
Thực hiện
15/7/2013
% so với
C.kỳ 2012
1. Thu hoạch lúa hè thu miền Nam
1000 ha

661,0 890,8 134,8
Trong đó: - Đồng bằng sông Cửu Long " 633,7 869,9
137,3
2. Gieo cấy lúa mùa cả nước
1000 ha
1.081,7 1.245,6 115,1
Chia ra: - Miền Bắc " 881,4 1.049,2
119,0
Trong đó: Đồng bằng sông Hồng 482,2 551,9
114,5
- Miền Nam 1000 ha 200,4 196,4
98,0
3. Gieo trồng rau, màu, CCN ngắn ngày (**)
"
3.1 Gieo trồng màu lương thực
"
1.361,9 1.428,4 104,9
Trong đó: - Ngô " 793,3 869,5
109,6
- Khoai lang 1000 ha 111,7 103,4
92,6
- Sắn " 432,4 428,7
99,2
3.2 Gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày
"
506,1 504,9 99,8
Trong đó: - Lạc " 181,6 183,6
101,2
- Đậu tương “ 90,5 83,5
92,3

- Thuốc lá “ 20,5 25,6
124,9
3.3 Gieo trồng rau, đậu các loại

648,2 688,7
106,2
4. Diện tích rừng trồng mới tập trung
“ 83,5 88,4
105,8
Trong đó: - Rừng phòng hộ, đặc dụng “ 5,5 7,0
128,6
- Rừng sản xuất “ 78,1 81,3
104,2
5. Tổng sản lượng thủy sản
1000 tấn 3.227,3 3.309,0
102,5
Trong đó: - Sản lượng khai thác “ 1.452,6 1.528,0 105,2
- Sản lượng nuôi trồng “ 1.774,7 1.781,0 100,4
6. Kim ngạch xuất khẩu
Tr.USD 15.849 15.590 98,4
Trong đó: - Nông sản chính

8.894 7.837 88,1
- Thủy sản

3.386 3.409 100,7
- Lâm sản chính

2.722 3.054 112,2
Ghi chú:

- Các chỉ tiêu về sản lượng thủy sản và kim ngạch xuất khẩu được ước tính đến hết tháng 7;
- DTGC = Diện tích gieo cấy
(*) Miền Bắc bao gồm cả cây vụ đông 2012/13


3
2. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH
2.1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật
2.1.1. Tình hình trồng trọt
+ Lúa hè thu, thu đông
Tính đến ngày 15/7, tổng diện tích gieo cấy lúa hè thu cả nước ước đạt
2.588 ngàn ha, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích gieo cấy lúa hè
thu tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là các tỉnh vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL). Tính đến ngày 15/7 các tỉnh miền Nam đã gieo cấy đạt
hơn 2.425,5 ngàn ha, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, riêng ĐBSCL gieo cấy
lúa hè thu đạt hơn 2.156 ngàn ha. Đồng thời với xuống giống, hiện các địa phương
miền Nam đã thu hoạch được hơn 890,8 ngàn ha lúa hè thu, chiếm 38,9% diện
tích xuống giống. Diện tích lúa hè thu cho thu hoạch tập trung chủ yếu ở vùng
ĐBSCL đạt 869,8 ngàn ha, nhanh hơn so với cùng kỳ năm ngoái 34%. Năng suất
ước bình quân trên diện tích thu hoạch đạt 56 tạ/ha
. Một số địa phương báo cáo
đạt năng suất khá cao như: Vĩnh Long 58 tạ/ha, Đồng Tháp 58 tạ/ha, Kiên Giang
57 tạ/ha.
Ngay sau khi thu hoạch lúa hè thu các địa phương trên đã tích cực triển
khai xuống giống lúa thu đông (vụ 3). Tính đến ngày 15/7 đã xuống giống được
hơn 360 ngàn ha lúa thu đông, tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Lúa mùa
Tính đến trung tuần tháng 7, cả nước đã gieo cấy đạt 1.245,6 ngàn ha lúa
mùa, nhanh hơn 15,1% so với cùng kỳ nă
m ngoái. Hiện tại, phần lớn các tỉnh miền

Bắc đã hoàn thành việc gieo cấy lúa mùa, diện tích gieo cấy toàn miền tính đến
ngày 15/7 đạt 1.049,2 ngàn ha, nhanh hơn 19% so cùng kỳ năm trước. Các tỉnh
miền Nam cũng đã xuống giống đạt 196,4 ngàn ha, bằng 98% so với cùng kỳ năm
trước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc địa bàn Tây Nguyên.
+ Các cây trồng khác
Ngoài việc gieo trồng thu hoạch lúa hè thu và gieo trồng lúa thu đông,
mùa, các địa phương tiế
p tục triển khai việc gieo trồng các cây màu lương thực
khác. Tính đến 15/7 diện tích gieo trồng các cây màu lương thực cả nước ước đạt
1.428 ngàn ha, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó diện tích ngô đạt
869,5 ngàn ha, tăng 9,6 %; khoai lang đạt 103,4 ngàn ha, bằng 92,6 % và sắn đạt
gần 428,7 ngàn ha, bằng 99,2%.
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày cả nước đạt hơn 504,9
ngàn ha, bằng 99,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó diện tích lạc đạ
t 183,6
ngàn ha, tăng 1,2%; diện tích đậu tương đạt gần 83,5 ngàn ha, bằng 92,3%; thuốc
lá đạt 25,6 ngàn ha, tăng 24,9%; mía đạt gần 169,7 ngàn ha, tăng 7,4% và diện tích
rau, đậu các loại đạt hơn 688,7 ngàn ha, tăng 6,2 % so với cùng kỳ năm trước.

4
2.1.2. Tình hình sâu bệnh
a. Sâu bệnh trên lúa
- Sâu cuốn lá nhỏ: Mật độ phổ biến 5-30 con/m
2
;

cao trên 30 con/m
2
. Tổng
diện tích nhiễm 39.536,7 ha, diện tích nhiễm nặng 1.311,5 ha. Tập trung nhiều ở

các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hải Phòng, Thái Bình,
Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, các tỉnh Bắc Trung Bộ, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Bạc Liêu, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

- Rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ: Tổng diện tích nhiễm 64.132,7
ha, nhiễm nặng 8.643,8 ha. Mật độ phổ biến 300-2.000 con/m
2
;

cao trên 2.000
con/m
2
. Tập trung nhiều tại các tỉnh: Lạng Sơn, Nam Định, Bắc Ninh, Sơn La,
Ninh Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà Nam, Thái
Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh, các tỉnh Bắc Trung Bộ, Phú Yên, Khánh Hòa,
Quảng Ngãi, Bình Định, Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Trà Vinh.
- Bệnh lùn sọc đen: Hại diện hẹp trên các giống Nhị ưu 838, Nhị ưu 63,
Nghi hương, Nếp 97, 98 lúa giai đoạn bén rễ - hồi xanh tỷ lệ 0,2%, cao 3% số
dảnh (Sơn La). Diện tích nhiễ
m 1,7 ha. Diện tích nhiễm thấp hơn cùng kì năm
trước.
- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
trong tháng là 269 ha, nhiễm nặng 2,1 ha, tỷ lệ bệnh từ 2-5%, cao trên 5%. Bệnh
xuất hiện ở Đồng Tháp.
- Bệnh khô vằn: Tổng diện tích nhiễm 11.249 ha, tăng so với cùng kỳ năm
trước, trong đó nhiễm nặng 240 ha tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%; cao trên 15-30%;
Hại diện rộng tại các t
ỉnh trên cả nước bệnh tập trung chủ yếu tại các tỉnh Cao
Bằng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bạc Liêu,
Long An, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đồng Nai.

- Sâu đục thân: Tổng diện tích nhiễm 3.690 ha, tăng so với cùng kỳ năm
trước, diện tích nhiễm nặng 306 ha, tỷ lệ phổ biến 5-7%; cao trên 10%. Hại chủ
yếu ở Bắc Bộ (Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, H
ải Dương, Hà Nam, Bắc Giang, Nam Định, Lào
Cai, Phú Thọ), Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Quảng bình, Quảng Trị); Miền Trung
(Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định) và Nam Bộ (Sóc Trăng, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, An Giang, Ninh Thuận).
- Bệnh đạo ôn lá: Tổng diện tích nhiễm 57.755 ha, tăng so với cùng kỳ
năm trước, diện tích nhiễm nặng 3.219 ha. Tỷ lệ bệnh phổ biến 5 - 10%; cao trên
20%; Tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lai Châu,
Quả
ng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Long An,
Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu.

5
- Bệnh đạo cổ bông: Tổng diện tích nhiễm 10.895 ha (giảm so với cùng kỳ
năm trước), nặng 180 ha. Tỷ lệ bệnh phổ biến 3-5 %; cao trên 5 % tập trung tại các
tỉnh Khánh Hòa, Bạc Liêu, Long An, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng.
- Chuột: Tổng diện tích hại 10.661,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước,
trong đó diện tích bị hại nặng 721,7 ha; mất trắng 32,7 ha (Quảng Trị), tỷ lệ hại 1-
8%; cao 10 - 30 %. Tập trung chủ yế
u tại các tỉnh (thành phố): Hà Nội, Phú Thọ,
Hải Dương, Điện Biên, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên, các tỉnh Bắc
Trung Bộ, các tỉnh vùng đồng bằng Miền Trung, Khánh Hòa, Gia Lai, Long An,
Kiên Giang, An Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Cần Thơ.
- Ốc bươu vàng: Tổng diện tích hại 35.356,5 ha, tăng so với cùng kỳ năm
trước, diện tích bị hại nặng 3.216,8 ha mật độ phổ biến 1-5 con/m
2
; cao 10-15

con/m
2
; Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng
Yên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia
Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Kiên Giang, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Hậu
Giang
- Bệnh đen lép hạt: Tổng diện tích nhiễm 14.284 ha, giảm so với cùng kỳ
năm trước, diện tích bị nhiễm nặng 135 ha. Tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10 %; cao trên
15 % tập trung tại các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh
- Bệnh bạc lá, đốm s
ọc: Tổng diện tích nhiễm 12.607,4 ha, giảm so với
cùng kỳ năm trước, diện tích bị nhiễm nặng 30 ha. Tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10 %;
cao trên 15 -20 % tập trung tại các tỉnh Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Long An,
Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Tây Ninh,Tiền Giang.
Các đối tượng dịch hại khác phát sinh gây hại nhẹ, nặng cục bộ tại các vùng
cả nước.
b. Sâu bệnh trên cây ngô
Diện tích nhiễm bệnh khô vằn 213 ha; Bệnh đốm lá 122 ha; nặng 0,5 ha.
Các đố
i tượng sâu bệnh khác gây hại nhẹ, rải rác tại các vùng trên cả nước.
2.2. Chăn nuôi
2.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi
Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu, bò trên cả nước không có biến động nhiều,
dịch bệnh lớn không xảy ra. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, ước tính tổng
số đàn trâu của cả nước giảm khoảng 2,5%; đàn bò giảm 3% so với cùng kỳ năm
2012.
Chăn nuôi lợn: Chă
n nuôi lợn đang bắt đầu khôi phục do giá lợn hơi có
chiều hướng tăng trong thời gian gần đây, tuy nhiên số hộ đầu tư tái đàn vẫn chưa
nhiều mà phần lớn vẫn chỉ duy trì đàn là chính. Ước tính tổng số lợn của cả nước

giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2012.

6
Chăn nuôi gia cầm: Mặc dù dịch cúm gia cầm đã cơ bản được khống chế,
nhưng chăn nuôi gia cầm cả nước ước giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2012
do người chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư tái đàn cùng với việc nhập lậu giống
ngày càng nhiều, gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh.
2.2.2. Tình hình dịch bệnh
Dịch cúm gia cầm: Trong tháng, dịch cúm gia cầm tiếp tục được các địa
phương khống chế tốt. Trong thời gian tới, do thời tiết tiếp tục có diễn biến phức
tạp làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm, nguy cơ tiếp tục phát sinh các ổ dịch
nhỏ lẻ, rải rác là khá cao, đặc biệt là tại các địa bàn có ổ dịch cũ, người chăn nuôi
cần đề phòng dịch xuất hiện trở lại. Hiện cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm
gia cầm chưa qua 21 ngày.
Dịch LMLM: Hiện tại các ổ dịch tại tỉnh Phú Yên xảy ra lẻ tẻ, rải rác và
đang có chiều hướng chững lại. Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ phát
sinh dịch cao, nơi có ổ dịch cũ đã khống chế thành công dịch. Hiện tại cả nước còn
tỉnh Phú Yên có dịch LMLM chưa qua 21 ngày.
Dịch lợn tai xanh: Hiện nay ổ dịch tại tỉnh Đắk Lắk vẫn xảy ra lẻ tẻ, rải
rác và kéo dài; tuy nhiên dịch cũng đang có chiều hướng đi xuống. Tính đến ngày
21/7 cả nước còn tỉnh Đắk Lắk có dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày.
2.3. Lâm nghiệp
2.3.1. Thực hiện công tác lâm sinh
Trong tháng, do điều kiện thời tiết thuận lợi, có mưa nhiều, mặt khác đang
vào thời vụ trồng rừng nên các địa phương thuộc Bắc bộ và Trung bộ đẩy mạnh
công tác trồng rừng mới. Tính đến 20/7 kết quả thực hiện một số chỉ tiêu lâm
nghiệp như
sau:
- Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 88,4 nghìn ha, tăng 5,8% so với cùng
kỳ năm trước; trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt hơn 7 nghìn ha,

tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước, trồng mới rừng sản xuất đạt 81,3 nghìn ha,
tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước;
- Diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 290,9 nghìn ha, tăng 4,6% so với
cùng kỳ năm tr
ước;
- Trồng cây phân tán đạt 127,8 triệu cây, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm
trước;
- Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh ước đạt 630 nghìn ha, giảm 9,2%
so với cùng kỳ năm trước;
- Diện tích rừng được khoán bảo vệ đạt 3.358,4 nghìn ha, tăng 48,8% so với
cùng kỳ năm trước;

7
- Sản lượng gỗ khai thác đạt 2.806,6 nghìn m
3
, tăng 6,8% so với cùng kỳ
năm trước.
Các tỉnh miền Bắc: Hiện tại, các tỉnh miền Bắc tiếp tục tiến hành trồng
rừng chính vụ. Ước tính đến 20/7 các địa phương miền Bắc đã trồng được 85,87
ngàn ha rừng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vùng Đồng Bằng
Sông Hồng trồng đạt 9.635 ha (-2,3%); Trung du miền núi phía Bắc trồng đạt
61.281 ha (-2,6%); vùng Bắc Trung Bộ trồ
ng đạt 14.958 ha (+74,2%). Những tỉnh
có diện tích trồng rừng khá và tiến độ nhanh hơn so với cùng kỳ năm ngoái là
Tuyên Quang đạt 11.572,4 ha (+6,3%), Yên Bái đạt 10.279 ha (+10,5%), Quảng
Ninh đạt 9.122 ha (+0,2%),
Các tỉnh miền Nam: Trong tháng 7 chỉ có một số ít tỉnh miền Nam trồng
rừng tập trung. Tính đến 20/7 các địa phương miền Nam đã trồng được 2.149,2 ha,
tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có diện tích trồng rừng
khá là Bình Thuận 848 ha (cùng k

ỳ năm trước chưa trồng rừng), Quảng Ngãi 640
ha (cùng kỳ năm trước chưa trồng rừng), Bà Rịa - Vũng Tàu 429,5 ha (+59,1% so
với cùng kỳ năm trước). Ngoài việc trồng rừng, các địa phương tiếp tục triển khai
trồng cây phân tán, tiến hành lập hồ sơ thiết kế, chuẩn bị hiện trường cho kế hoạch
trồng rừng mới tập trung năm 2013.
2.3.2. Tình hình cháy rừng và chặt phá rừng
Trong thời gian cuối tháng 6, đầu tháng 7, do thời tiết vẫn tiếp tục nắng
nóng, khô hạn nên còn xảy ra cháy rừng ở một số tỉnh thuộc khu vực Trung bộ.
Tổng hợp cho thấy diện tích rừng bị cháy trong tháng là 39,5 ha. Tính chung 7
tháng đầu năm, diện tích rừng bị cháy là 884,5 ha, giảm 46,9% so với cùng kỳ
năm trước.
Diện tích rừng bị phá trong tháng là 6,9 ha. Tính chung 7 tháng đầu năm
diện tích rừng bị phá là 516,5 ha, giảm 17,2% so với cùng kỳ nă
m trước.
2.4. Nghề muối
Tính đến ngày 20/7 diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.189 ha, trong
đó, diện tích muối công nghiệp đạt 3.394 ha. Sản lượng muối đạt khoảng 860.899
tấn, tăng 40,7% so với cùng kỳ 2012; trong đó, muối sản xuất công nghiệp đạt
206.791 tấn. Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất
khoảng 206.493 tấn.
Nhìn chung giá muối vẫn giữ ở m
ức hợp lý, nguồn cung muối đáp ứng nhu
cầu thị trường và ổn định. Ở miền Bắc giá muối giao động từ 1.300 - 2.000 đ/kg;
Nam Trung Bộ: muối sản xuất thủ công từ 850 – 1.400 đ/kg, muối sản xuất công
nghiệp từ 1.000 – 1.200 đ/kg; Đồng bằng sông Cửu Long: muối đen và vàng từ
900-1.000 đ/kg, muối trắng từ 1.300 – 2.000 đ/kg.


8
2.5. Thủy sản

2.5.1. Khai thác thủy sản
Do tình hình thời tiết nắng ấm kéo dài thuận lợi cho bà con ngư dân đánh
bắt và có thời gian bám ngư trường dài hơn. Thêm vào đó, một số tỉnh có phương
tiện đánh bắt tăng hơn về số lượng và công suất máy nên sản lượng khai thác
tháng 7 tăng khá, đưa sản lượng thuỷ sản khai thác 7 tháng đầu năm ước đạt 1.528
ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng k
ỳ năm 2012, trong đó khai thác biển 7 tháng
ước đạt 1.426 ngàn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo báo cáo của các địa phương, một số tỉnh có sản lượng khai thác tăng
khá so với cùng kỳ năm ngoái như Kiên Giang đạt 250,6 ngàn tấn (+8,2%); Bà Rịa
- Vũng Tàu đạt 164,2 ngàn tấn (+4,0%); Bình Thuận đạt 96,5 ngàn tấn (+6,0%).
Sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương vẫn tiếp tục giảm do ảnh hưởng của
chi phí cho chuy
ến biển cao, đồng thời giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh nên
có nhiều tàu bị lỗ vốn. Theo báo cáo của các địa phương: Tại Bình Định, sản
lượng cá ngừ đại dương 7 tháng đầu năm đạt 5.481 tấn, bằng 97,2 % so với cùng
kỳ; Phú Yên sản lượng cá ngừ đạt 4.115 tấn, bằng 68,6% so với cùng kỳ. Nhiều
tàu cá của ngư dân Phú Yên đang nằm bờ, chưa tổ chức hoạt độ
ng khai thác tiếp,
tính đến đầu tháng 7 toàn tỉnh chỉ có 117 tàu/973 tàu trên 90CV đang tham gia khai
thác hải sản xa bờ.
Các đội tàu câu cá, lồng bẫy khai thác ở ngư trường biển Miền Trung, Vịnh
Bắc bộ của thành phố Đà Nẵng lại đạt hiệu quả khai thác cao do trong tháng xuất
hiện nhiều mực, cá hố. Đội tàu rê cước, giã đôi, giã đơn hoạt động bình thường,
doanh thu có tăng nhẹ so với tháng trước do các tàu khai thác được nhiều mực
hơn.
2.5.2. Nuôi trồng thủy sản
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7 ước đạt 356 nghìn tấn, tăng 3,4 %
so với cùng kì năm ngoái, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng đầu năm
ước đạt 1.781 nghìn tấn, tăng 0,4 % so với cùng kỳ. Tình hình sản xuất một số

loài cụ thể như sau:
+ Cá Tra: Sản lượng cá Tra 7 tháng đầu năm ước đạt 591 nghìn t
ấn, tương
ứng với diện tích thả nuôi hơn 5.300 ha.
Theo báo cáo của các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, so với
cùng kỳ năm ngoái sản lượng cá Tra của hầu hết các địa phương đều giảm: Bến
Tre sản lượng đạt 110.000 tấn (-4,3%), Cần Thơ 55.399 tấn (-25%), Vĩnh Long
62.214 tấn (-7,9%), Đồng Tháp 189.184 tấn (-0,8%)
+ Tôm: Trong tháng 7, sản xuất tôm khá thuận lợi do nhiều ngư dân thực
hiệ
n đúng lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013. Theo báo cáo của các địa
phương, diện tích và sản lượng tôm của một số tỉnh đạt khá, cụ thể như sau: Bạc

9
Liêu: tôm sú (DT 117.422 ha, SL 31.153 tấn), Cà Mau: tôm sú (DT 266.650 ha,
SL 67.063 tấn). Bến Tre: tôm thẻ chân trắng (DT 3.607 ha, SL 9.000 tấn). Sóc
Trăng: tôm thẻ chân trắng (DT 8.392 ha, SL 11.000 tấn). Một số tỉnh có diện tích
thả nuôi và sản lượng tôm nước lợ tăng đột biến: Long An, diện tích thả nuôi tôm
nước lợ đạt 4.900 ha, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái; Sóc Trăng: sản lượng
tôm sú đạt 6.800 tấn, tăng hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng tôm
thẻ chân tr
ắng đạt 11.000 tấn, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại, giá tôm thương phẩm tại tỉnh Long An dao động như sau: tôm thẻ
chân trắng: Cỡ 60 - 70 con/kg dao động từ 105.000 - 110.000 đồng/kg; tôm tú: cỡ
40 - 50 con/kg dao động từ 205.000 - 210.000 đồng/kg. Đối với diện tích tôm nuôi
thu hoạch đúng tuổi người nuôi có lãi bình quân từ 50 - 100 triệu đồng/ha; diện
tích thu hoạch sớm (thời gian nuôi trung bình 2 tháng) do ảnh hưởng môi trường
nước đa số ng
ười nuôi lãi từ 10 - 20 triệu đồng/ha, một số ít hộ nuôi hòa vốn.
3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp mía đường
Theo Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, tính đến
ngày 11/7 nhà máy đường KCP là nhà máy đường cuối cùng dừng sản xuất, kết
thúc vụ ép 2012-2013. Tổng kết toàn vụ, các nhà máy đã ép được 16.452.400 tấn
mía, sản xuất được 1.518.130 tấn đường. So với cùng kỳ năm trướ
c, lượng mía
ép tăng 1.975.400 tấn, lượng đường sản xuất tăng 213.360 tấn.
Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/7 là 425.730 tấn, cao
hơn cùng kỳ năm trước 186.000 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/6 đến
15/7 là 77.970 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 3.900 tấn.
Giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy trên cả nước ổn
định như tháng trước, từ 14.000 đến 14.900 đ/kg. Cùng thời đ
iểm này năm trước,
giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy từ 16.200 đến 16.500
đồng/kg.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, đến ngày 12/6 các doanh nghiệp đã xuất
khẩu được 81.656 tấn đường qua cửa khẩu Bản Vược.
4. XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN, PHÂN BÓN
4.1. Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7 ước đạt 2,39 tỷ USD, đưa
giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2013 lên 15,59 tỷ USD, giảm 1,6% so
với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính
ước đạt 7,84 tỷ USD, giảm 11,9%. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,41 tỷ USD,
tăng 0,7%. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,05 tỷ USD,
tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2012.


10
Kết quả cụ thể xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:
Gạo: Ước khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 đạt 633 ngàn tấn, giá trị đạt

293 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt xấp xỉ
4,22 triệu tấn, giá trị đạt 1,88 tỷ USD, giảm 11,3% về khối lượng và giảm 13% về
giá trị so với cùng kỳ
năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức thấp, bình quân
6 tháng đầu năm chỉ là 443 USD/tấn, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung
Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Khối lượng gạo xuất
khẩu sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, đạt trên 1,29
triệu tấn với giá trị đạt xấp xỉ 526,5 tri
ệu USD, chiếm 33,9% tổng kim ngạch xuất
khẩu. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo sang thị
trường Trung Quốc tăng lần lượt là 20% và 16,7%. Kim ngạch xuất khẩu sang
Singapore, Ăng gô la và Hồng Kông cũng tăng mạnh, tương ứng đạt 37%, 30,6%,
và 22,7%.
Cà phê: Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 7 ước đạt 93 ngàn tấn, giá trị
đạt 200 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 7 tháng đầ
u năm ước đạt 890
ngàn tấn, giá trị đạt xấp xỉ 1,91 tỷ USD, giảm 23,7% về khối lượng và giảm 22,4%
về giá trị so cùng kỳ năm 2012. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm
đạt 2.160 USD/tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục
là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 2 quý đầu năm với
thị phần lần lượt là 13,1% và 11,4%, tuy nhiên tổng giá trị xu
ất khẩu sang hai thị
trường này giảm mạnh, lần lượt là 21,1% và 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu sang Anh và Nga tăng mạnh với mức tăng tương ứng đạt
17,6% và 16,2%.
Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 7 đạt 113 ngàn tấn với
giá trị 240 triệu USD, với ước tính này 7 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 498 ngàn
tấn với giá trị đạt trên 1,21 tỷ USD, giảm 4,5% về khối l
ượng và giảm 18,4% về
kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Tương tự mặt hàng gạo, giá cao su xuất khẩu

giảm mạnh. Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đạt 2.540 USD/tấn,
giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc mặc dù vẫn duy trì là thị
trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam (chiếm 44,8% tổng giá trị xuất khẩu) nhưng
có xu hướng sụt giảm mạnh trong thời gian qua: giảm 12,9% về kh
ối lượng và
giảm 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu cao su lớn
thứ 2 của Việt Nam là Malaysia với 20% tổng giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu
năm. Xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng 17% về khối lượng nhưng giảm
7,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Chè: Khối lượng chè xuất khẩu tháng 7 ước đạt 16 ngàn tấn với kim ngạch
đạt gần 27 triệu USD, đưa tổng lượng chè xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 77
ngàn tấn với giá trị đạt 120 triệu USD, tương đương với khối lượng xuất khẩu
cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 4,1% về giá trị do giá xuất khẩu tăng. Giá xuất

11
khẩu chè bình quân 6 tháng đầu năm đạt 1.526 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ
năm ngoái. Khối lượng chè xuất khẩu sang Đài Loan - thị trường lớn nhất của Việt
Nam trong 6 tháng đầu năm tăng 7,2%, kim ngạch tăng 11,9%. Kim ngạch xuất
khẩu sang Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Đức và Ba Lan có
sự tăng trưởng mạnh, với mức tăng từ 1,2 đến 1,4 lần so với cùng k
ỳ năm ngoái.
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 7 ước đạt 26 ngàn tấn với
giá trị 170 triệu USD, đưa tổng lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2013 đạt mức
136 ngàn tấn với giá trị 759 triệu USD, tăng 15% về lượng và tăng 5,9% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Giá xuất khẩu trung bình 6 tháng đầu năm đạt
6.211 USD/tấn, giảm 10,4% so vớ
i mức giá 6.932 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường xuất khẩu điều lớn nhất
của Việt Nam chiếm lần lượt 33,2%, 15,4% và 10,5% tổng giá trị xuất khẩu. Kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada và Ấn Độ tăng mạnh trong 6 tháng đầu

năm với mức tăng từ 1,5 đến 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi giá trị
xuất khẩu đ
iều sang Trung Quốc, Hà Lan và Úc giảm mạnh với mức giảm tương
ứng 13,1%, 12,9% và 15,3%.
Tiêu: khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 12 ngàn tấn, kim ngạch đạt
81 triệu USD đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng lên 94 ngàn tấn với giá trị kim
ngạch xuất khẩu 618 triệu USD, tăng 22,8% về lượng và tăng 17,7% về giá trị so
với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đạt 6.563
USD/tấn, giảm 4% so v
ới cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu tiêu sang thị trường Hoa
Kỳ và Đức - 2 thị trường lớn nhất của Việt Nam với khoảng 33,2% thị phần - có
tăng trưởng mạnh với mức tăng lần lượt là 99,5%, 7,6% về khối lượng và tăng
90,4% và 3,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong
tháng 7
đạt 447 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt trên 2,9 tỷ
USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm, ngoại trừ thị
trường Đức (giảm 12,1%) và Pháp (giảm 5%), xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ
sang các thị trường tiêu thụ lớn hầu hết đều tăng trưởng mạnh, cụ thể: Hoa Kỳ
tăng 6,4%, Trung Quốc tăng 15,9%, Nhật Bản tăng 18,6%, và Hàn Quố
c tăng
42,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thuỷ sản: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 7 ước đạt 592 triệu USD,
đưa giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 3,41 tỷ USD, tăng 0,7% so với
cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ duy trì là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của
Việt Nam chiếm 20,5% tổng kim ngạch. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu sang
thị tr
ường này đạt 578,6 triệu USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất
khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng
tương ứng đạt 55,1% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu sụt giảm ở


12
các thị trường như Nhật Bản (giảm 4,2%), Hàn Quốc (giảm 20,4%), và Tây Ban
Nha (giảm 12,4%).
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ
sắn trong tháng 7 ước đạt 117 ngàn tấn, giá trị đạt 44 triệu USD đưa khối lượng
xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm nay đạt xấp xỉ 2,2 triệu tấn với giá trị
692 triệu USD, giảm 27,1% về l
ượng và giảm 22,5% về giá trị xuất khẩu so với
cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Malaysia và
Philippin tăng trưởng đáng kể với mức tăng từ 1,35 đến 1,66 lần. Ngược lại, kim
ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái ở các thị trường như Trung Quốc
(giảm 33%), Nhật Bản (giảm 70,9%), và Đài Loan (giảm 2,7%).
4.2. Nhập khẩu một s
ố mặt hàng chính
Giá trị nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 10,39 tỷ USD, tăng 8,9%
so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng
8,03 tỷ USD tăng 8,1% cụ thể như sau:
Phân bón: Ước tính khối lượng phân bón nhập khẩu các loại trong tháng 7
năm 2013 đạt 386 nghìn tấn với giá trị 136 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu
phân bón 7 tháng đầu năm 2013 đạ
t 2,34 triệu tấn và 924 triệu USD, tăng 18,1%
về lượng và 6,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khối lượng phân
đạm URE ước đạt 246 nghìn tấn với giá trị 87 triệu USD, giảm 7% về lượng và
giảm 24,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2012; phân SA ước đạt 623 nghìn tấn với
kim ngạch nhập khẩu 123 triệu USD, tăng 11,7% về lượng, tuy nhiên lại giảm
10,5% về giá trị. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ y
ếu từ Trung Quốc, chiếm tới
39,6% tổng kinh ngạch nhập khẩu của mặt hàng này. Tuy nhiên, nhập khẩu từ
Trung Quốc trong những tháng gần đây có xu hướng giảm tương đối lớn so với

mức thị phần 46,7% của năm 2012.
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: Ước giá trị nhập khẩu tháng 7 năm 2013 đạt
52 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2013 đạt 454 triệu USD,
t
ăng 15,6% so cùng kỳ năm 2012, trong đó thị trường nhập khẩu chính là Trung
Quốc chiếm 51,4% con số này tăng so với mức 47% của năm 2012.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Uớc giá trị nhập khẩu tháng 7 năm 2013 đạt 108 triệu
USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ 7 tháng đầu năm 2013 đạt 783 triệu USD,
giảm 5% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, nhập khẩu gỗ của Lào chiếm 24,9%,
của Hoa K
ỳ chiếm 14,3% và của Trung Quốc chiếm 13,1%.
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì tháng 7 năm 2013 đạt 63
nghìn tấn với giá trị khoảng 24 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì 7
tháng đầu năm 2013 đạt 862 nghìn tấn, với giá trị đạt 311 triệu USD, so cùng kỳ

13
năm 2012 giảm 50,7% về khối lượng và 40,9% về giá trị. Thị trường nhập khẩu
lúa mì chính là Úc với 63,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn
gia súc và nguyên liệu trong tháng 7 ước tính đạt 227 triệu USD, đưa tổng kim
ngạch nhập khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm 2013 đạt 1,72 tỷ USD, tăng
33,8% so cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu nhóm m
ặt hàng này tăng mạnh qua các
năm gần đây do nhu cầu tăng của ngành chăn nuôi trong nước. Thị trường nhập
khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Achentina (23,5%), Ấn Độ (16,5%), và Hoa
Kỳ (15,3%).
Cao su: Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 7 đạt 24 nghìn tấn
với giá trị đạt 49 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2013
đạt 179 nghìn tấn với giá trị 400 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2012, nhập khẩ
u

cao su có xu hướng giảm cả về khối lượng và giá trị tương ứng là 4,5% và 18,8%.
Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc (chiếm 21,2%),
Campuchia (18,1%), và Nhật Bản (15,1%).
Thủy sản: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 7 đạt 69 triệu
USD, đựa tổng giá trị nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2013 đạt 353 triệu USD, giảm
10,5% so với cùng kỳ năm 2012. Hai thị trườ
ng nhập khẩu chính là Đài Loan
(chiếm 11,8%) và Ấn Độ (10,2%).
Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 7 ước đạt 95 nghìn
tấn với giá trị đạt 88 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm
2013 đạt 333 nghìn tấn với giá trị 330 triệu USD, tăng 79,8% về khối lượng và
77% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Đậu tương: Khố
i lượng đậu tương nhập khẩu tháng 7 ước đạt 297 nghìn
tấn với giá trị 180 triệu USD. Như vậy, tổng khối lượng nhập khẩu trong 7 tháng
năm 2013 ước đạt 938 nghìn tấn với 568 triệu USD về giá trị, so với cùng kỳ năm
2012 kim ngạch nhập khẩu đậu tương tăng 11,6% về khối lượng và 18,4% về giá
trị.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu tháng 7 năm 2013 đạt 101 nghìn
t
ấn với giá trị vào khoảng 31 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu ngô 7
tháng đầu năm lên 1,07 triệu tấn với giá trị 353 triệu USD, tăng 8,5% về khối
lượng và 15,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Thị trượng nhập khẩu chính
của mặt hàng này là Ấn Độ chiếm tới 83,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.
5. THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
V
ốn đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý thực
hiện 7 tháng ước đạt 7.514,5 tỷ đồng, bằng 72,26% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân

14

sách tập trung ước đạt 3.628,9 tỷ đồng, bằng 77,22% kế hoạch; vốn trái phiếu
Chính phủ ước đạt 3.885,6 tỷ đồng, bằng 68,17% kế hoạch. Kết quả cụ thể:
5.1. Vốn ngân sách tập trung do Bộ quản lý
5.1.1. Phân bổ vốn đầu tư
Tổng số vốn kế hoạch năm 2013 được giao 4.609,56 tỷ đồng trong đó có
857,632 tỷ đồng bố trí để thu hồi vốn ứng trướ
c và 3.841,928 tỷ đồng sau khi thu
hồi vốn ứng (bao gồm vốn trong nước 1.828,928 tỷ đồng, vốn nước ngoài 2.013 tỷ
đồng).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 131/BNN-KH
ngày 10/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT gửi Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và thông báo vốn cho các chủ đầu tư về
phân bổ vốn kế hoạch nguồn ngân sách nhà nước năm 2013.
5.1.2. Kế
t quả thực hiện
Khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản vốn ngân sách tập trung do Bộ quản lý
thực hiện 7 tháng ước đạt 3.628,9 tỷ đồng, bằng 77,22% kế hoạch, trong đó vốn
trong nước ước đạt 2.187,5 tỷ đồng, bằng 81,42% kế hoạch; vốn ngoài nước ước
đạt 1.441,4 tỷ đồng, bằng 71,6% kế hoạch.
Về cơ bản, trong quý 2/2013 hầu hết các công trình, dự án thu
ộc ngành đều
đẩy nhanh tiến độ thực hiện do công tác chuẩn bị kỹ thuật đã thực hiện trong quý
1/2013, mặt khác các trình tự thủ tục liên quan đến thanh toán nguồn vốn với các
cơ quan Tài chính cũng đã thông suốt nên khối lượng thực hiện và giải ngân đạt
khá cao so với kế hoạch được giao. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:
5.1.2.1. Vốn thực hiện dự án: Kh
ối lượng thực hiện ước đạt 3.328,3 tỷ đồng,
bằng 80,82% kế hoạch năm, vốn trong nước ước đạt 1.886,9 tỷ đồng, bằng
89,64% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 1.441,4 tỷ đồng, bằng 71,6% kế hoạch;
trong đó:

- Đầu tư Thủy lợi: Khối lượng thực hiện 7 tháng ước đạt 2.450 tỷ đồng,
bằng 93,18% kế hoạch, vốn trong nước
đạt 1.550 tỷ đồng, bằng 102,9% kế hoạch,
vốn ngoài nước đạt 900 tỷ đồng, bằng 74,2% kế hoạch. Một số dự án có khối
lượng thực hiện đạt khá cao như sau:
+ Dự án thủy lợi Phước Hòa: Khối lượng thực hiện ước đạt 346,7 tỷ đồng;
+ Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông
Cửu Long WB6: Khối lượng th
ực hiện ước đạt 195,78 tỷ đồng;
+ Dự án Quản lý rủi ro thiên tai WB5: Khối lượng thực hiện ước đạt 58,33
tỷ đồng;

15
+ Dự án tưới Phan Rí-Phan Thiết: Khối lượng thực hiện ước đạt 137 tỷ
đồng;
+ Dự án WB3: Khối lượng thực hiện ước đạt 38,5 tỷ đồng;
+ Dự án ADB5: Khối lượng thực hiện ước đạt 31,8 tỷ đồng.
- Đầu tư Nông nghiệp: Khối lượng thực hiện 7 tháng ước đạt 341,4 tỷ
đồng, bằng 56,2% kế hoạch, vốn trong nước ước đạt 51,4 tỷ
đồng, bằng 47,85% kế
hoạch, vốn ngoài nước ước đạt 290 tỷ đồng, bằng 58% kế hoạch. Kết quả cụ thể
một số dự án:
+ Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung: Khối lượng
thực hiện ước đạt 197 tỷ đồng. Tính đến thời điểm báo cáo đã có 120/129
Tiểu dự án hoàn thành thi công xây lắp, bàn giao đưa vào sử dụng đạt 93%,
các Tiểu dự
án đào tạo tập huấn cho các địa phương tham gia dự án đều
đảm bảo đúng kế hoạch về thời gian và số lượng đã được phê duyệt.
+ Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía
Bắc: Khối lượng thực hiện đạt 30,97 tỷ đồng.

+ Dự án Áp dụng công nghệ sinh học cải thiện môi trường nông thôn
(QSEAP): Khối lượng thực hi
ện đạt 49,9 tỷ đồng.
+ Các dự án sử dụng nguồn vốn trong nước cũng đang khẩn trương đẩy
nhanh tiến độ thực hiện.
- Đầu tư Lâm nghiệp: Khối lượng thực hiện 7 tháng ước đạt 237 tỷ đồng,
bằng 90,88% kế hoạch: Vốn trong nước đạt 33,6 tỷ đồng, bằng 55,29% kế hoạch,
vốn ngoài nước ước đạt 203,4 tỷ đồng, bằ
ng 101,7% kế hoạch. Kết quả chi tiết
một số dự án:
+ Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (WB3): Khối lượng thực hiện đạt 133
tỷ đồng;
+ Dự án Phát triển lâm nghiệp kết hợp cải thiện đời sống đồng bào Tây
Nguyên (ADB2): Khối lượng thực hiện ước đạt 70,93 tỷ đồng;
+ Dự án Phát triển lâm nghiệp tại Sơn La-Hòa Bình (vay vốn CHLB Đức):
Khối lượng hiện đạ
t 28 tỷ đồng;
+ Dự án Phục hồi và Quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn JICA2:
Khối lượng thực hiện đạt 5,2 tỷ đồng.
- Đầu tư Thủy sản: Khối lượng thực hiện 7 tháng ước đạt 75 tỷ đồng,
bằng 39,47% kế hoạch, vốn trong nước ước đạt 27 tỷ đồng, bằng 30% kế hoạch,
vốn ngoài nước ước đạt 48 t
ỷ đồng, bằng 48% kế hoạch. Một số dự án ngành thủy
sản có khối lượng thực hiện khá:

16
+ Trung tâm thực hành, huấn luyện nghề khai thác hải sản: Khối lượng thực
hiện ước đạt 20,2 tỷ đồng;
+ Hệ thống quan sát tàu cá và vùng đánh cá bằng công nghệ vệ tinh: Khối
lượng thực hiện đạt 11,9 tỷ đồng;

+ Mở rộng cảng cá Phan Thiết: Khối lượng thực hiện đạt 9,4 tỷ đồng.
- Đầu tư cho Giáo dục-Đào tạo: Khối lượng thực hiện
ước đạt 87 tỷ đồng,
bằng 69% kế hoạch.
- Đầu tư cho Khoa học-Công nghệ: Khối lượng thực hiện ước đạt 25,4 tỷ
đồng, bằng 50,8% kế hoạch.
- Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ: Khối
lượng thực hiện ước đạt 12 tỷ đồng, bằng 40% kế hoạch.
- Chương trình quản lý chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản: Khố
i lượng
thực hiện ước đạt 8,5 tỷ đồng, bằng 56,67% kế hoạch.
- Đầu tư khác: Khối lượng thực hiện ước đạt 92 tỷ đồng, bằng 76,99% kế
hoạch.
5.1.2.2. Các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách TW: Khối
lượng thực hiện ước đạt 233 tỷ đồng bằng 47,62% kế hoạch năm; trong đó:
+ Chương trình nuôi tr
ồng thủy sản đạt 89 tỷ đồng;
+ Chương trình phát triển giống đạt 62 tỷ đồng;
+ Chương trình neo đậu, tránh trú bão đạt 69 tỷ đồng;
+ Chương trình bảo vệ, phát triển rừng đạt 6 tỷ đồng;
+ Chương trình Biển Đông, Hải đảo đạt 7 tỷ đồng.
5.1.2.3. Chương trình mục tiêu quốc gia: Khối lượng thực hiện ước đạt 21,42 tỷ
đồng, bằng 87,18% kế hoạch.
5.1.2.4. V
ốn chuẩn bị đầu tư: Khối lượng thực hiện ước đạt 6,2 tỷ đồng, bằng
80,52% kế hoạch năm.
5.1.2.5. Bổ sung dự trữ Quốc gia: Khối lượng thực hiện ước đạt 40 tỷ đồng, bằng
66,67% kế hoạch.
5.2. Vốn trái phiếu Chính phủ
5.2.1. Phân bổ vốn kế hoạch

Tổng số vốn trái phiếu Chính phủ thuộc kế hoạch n
ăm 2013 được giao
5.700 tỷ đồng, trong đó:
- Bố trí kế hoạch để thu hồi vốn ứng trước: 1.201,28 tỷ đồng;

17
- Vốn kế hoạch năm 2013 cho các công trình hoàn thành năm 2012, các
công trình dự kiến hoàn thành năm 2013 và các công trình hoãn, giãn tiến độ đến
điểm dừng kỹ thuật hợp lý: 4.498,72 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông báo chi tiết kế hoạch đến
các chủ đầu tư để chủ động triển khai thực hiện.
5.2.2. Kết quả thực hiện
Khối lượng thực hiện của các công trình đượ
c đầu tư bằng nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ 7 tháng năm 2013 ước đạt 3.885,6 tỷ đồng, bằng 68,17% so với
kế hoạch. Kết quả thực hiện chi tiết như sau:
- Các dự án có trong Quyết định 171/2006/Q Đ-TTg: Khối lượng ước đạt
3.139,2 tỷ đồng;
- Các dự án thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long: Khối lượng ước đạt 292,6
tỷ đồng;
- Các dự án cấp bách: Khố
i lượng thực hiện ước đạt 303,9 tỷ đồng;
- Các dự án thủy lợi đồng bằng sông Hồng : Khối lượng ước đạt 149,9 tỷ
đồng.
6. HIỆN TRẠNG THỐNG KÊ HÀNG THÁNG
Tháng 7, có 63/63 Sở Nông nghiệp và PTNT gửi báo cáo về Trung tâm
đúng hạn, trong đó có 61 tỉnh thực hiện báo cáo thống kê trực tuyến, còn lại 2 tỉnh
không thực hiện báo cáo trực tuyến là Hải Phòng và Hà Nam.
Để đáp ứng yêu cầu tổng hợp s
ố liệu, cung cấp thông tin phân tích dự báo

tình hình sản xuất phục vụ công tác điều hành, quản lý của Bộ và của ngành, đề
nghị các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ và các địa phương chấp hành nghiêm
túc chế độ báo cáo theo quy định.

Nơi nhận GIÁM ĐỐC
- Lãnh đạo Bộ
- Vụ Kế hoạch
- Phát hành trên cổng thông tin Mard.gov.vn
- Lãnh đạo Trung tâm
- Lưu VT, TK(2), Dự báo






Nguyễn Viết Chiến



×