Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

CÁC CHỈ số, tỷ lệ đầu mặt và một số PHÂN TÍCH đầu mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

CHU VĂN TUỆ BÌNH

CÁC CHỈ SỐ, TỶ LỆ ĐẦU - MẶT
VÀ MỘT SỐ PHÂN TÍCH ĐẦU - MẶT

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
==========

CHU VĂN TUỆ BÌNH

CÁC CHỈ SỐ, TỶ LỆ ĐẦU - MẶT
VÀ MỘT SỐ PHÂN TÍCH ĐẦU - MẶT
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Huy
Cho đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu-mặt
bằng phương pháp đo trực tiếp trên người Kinh và
người Mường trong nhóm tuổi 18-25”



Chuyên ngành

: Giải phẫu người

Mã số

: 62720104

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2018



MỤC LỤC
ĐẠI CƯƠNG....................................................................................................1
I. Các phương pháp phân tích hình thái đầu-mặt hiện nay............................4
1. Đo trực tiếp trên lâm sàng.....................................................................4
2. Đo trên ảnh chụp chuẩn hoá...................................................................4
3. Đo trên phim X- quang...........................................................................5
II. Các chỉ số, tỷ lệ đầu-mặt...........................................................................6
1. Phương pháp đo trực tiếp trên lâm sàng.................................................6
1.1. Các kích thước thường dùng............................................................6
1.2. Các chỉ số và tỷ lệ............................................................................8
2.3. Phân tích các tỷ lệ và hình dạng khuôn mặt.....................................9
2. Phương pháp đo gián tiếp trên ảnh chuẩn hoá.....................................17
2.1 Các kích thuớc thường dùng...........................................................17
2.2 Phân tích thẩm mỹ các đơn vị cấu trúc của mặt..............................22
3. Phương pháp đo trên phim X-quang từ xa...........................................33

3.1. Các điểm mốc và các góc mô mềm thường sử dụng trong phân tích
hình thái khuôn mặt trên phim sọ nghiêng............................................33
3.2 Các điểm mốc và các góc mô mềm thường sử dụng trong phân tích
hình thái khuôn mặt trên phim sọ thẳng................................................46
KẾT LUẬN.....................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các chỉ số thường được sử dụng khi đo nhân trắc trực tiếp...............7
Bảng 2. Các kích thước, góc thường được sử dụng phân tích trên ảnh thẳng 17
Bảng 3. Các tỉ lệ thường được sử dụng phân tích trên ảnh thẳng.................18
Bảng 4. Các tỉ lệ thường được sử dụng phân tích trên ảnh nghiêng...............19
Bảng 5. Các kích thước, góc thường được sử dụng phân tích trên ảnh nghiêng...20
Bảng 6. Các khoảng cách và góc mô mềm thường được sử dụng trên phim sọ
nghiêng............................................................................................33
Bảng 7. Các điểm mốc dùng trong phân tích Tweed.......................................42
Bảng 8. Các mặt phẳng, đường thẳng trong phân tích Tweed........................43
Bảng 9. Các góc trong phân tích của Tweed...................................................43
Bảng 10. Các kích thước, tỉ lệ trên phim sọ mặt thẳng từ xa..........................46
Bảng 11. Các giá trị trung bình trong phân tích của Ricketts.........................50


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các điểm mốc khi đo trực tiếp.............................................................6
Hình 2: Các điểm mốc khi đo trực tiếp.............................................................8
Hình 3. Đường đỏ: mặt phẳng F, màu xanh: tứ giác Leonardo, màu xanh: mặt
nghiêng............................................................................................10
Hình 4.a Lúc trẻ - hình tam giác ngược xuống dưới; b lúc già hình tam giác
quay ngược lên trên.........................................................................10

Hình 5. Mặt được chia thành năm phần bằng nhau.........................................11
Hình 6: Cách xác định hình dạng khuôn mặt theo phương pháp của Celébie và
Jerolimov.........................................................................................12
Hình 7. Các dạng khuôn mặt...........................................................................13
Hình 8. Bộ ba nelson.......................................................................................13
Hình 9. Tương quan hình dạng răng và khuôn mặt.........................................14
Hình 10. Tương quan hình dạng răng cửa với hình dạng cung răng...............15
Hình 11. Đầu được xây dựng theo tỉ lệ vàng của Luca Pacioli.......................16
Hình 12. Khuôn mặt có tỉ lệ xấp xỉ tỷ lệ vàng 61%-62.1%............................16
Hình 13. có tỷ lệ vàng giữa các phép đo 2 và 4, 3 và 5, 5 và 8, 6 và 7….......16
Hình 14. Khuôn mặt nhìn nghiêng có các kích thước theo tỷ lệ vàng theo
Ricketts............................................................................................17
Hình 15. Theo Baud Tỷ lệ III/(I+II) và (I+II)/(I+II+III) là 62% tức khoảng
61,8%..............................................................................................17
Hình 16. Các kích thước trên ảnh thẳng..........................................................18
Hình 17. Các kích thước trên ảnh nghiêng......................................................19
Hình 18. Các đơn vị cấu trúc giải phẫu thẩm mỹ của mặt..............................22
Hình 19. Góc mũi trán lý tưởng 115-1350.....................................................24
Hình 20.Vị trí lý tưởng của mắt. Đầu trong cung mày tiếp tuyến với đường
thẳng qua điểm en và al, điểm cao nhất của cung mày trên đường
tiếp tuyến với limbus ngoài.............................................................24
Hình 21. Góc mũi môi nên có giá trị từ 95 – 1100 ở nữ và 90 – 950 ở nam....28
Hình 22: Góc mũi mặt là 360...........................................................................28


Hình 23. Góc mũi cằm là từ 120-1320.............................................................28
Hình 24. Sự xoay của đỉnh mũi nằm trên một cung tròn mà tâm là lỗ ống tai
ngoài................................................................................................28
Hình 25. Chiều cao mũi xấp xỉ bằng chiều cao môi trên................................28
Hình 26. Phương pháp hình chiếu của Goode.................................................28

Hình 27: A. Tỉ lệ đoạn từ đỉnh mũi đến đỉnh lỗ mũi và đoạn từ đỉnh lỗ mũi
đến rãnh mũi má lý tưởng là 1:1. B. Chiều dài trụ mũi khoảng 35mm................................................................................................29
Hình 28. Nền mũi được chia thành ba phần bằng nhau..................................29
Hình 29. Các đơn vị giải phẫu của môi...............................................................31
Hình30. Rãnh môi cằm (điểm si) nằm cách đường thẳng sn-li-pg khoảng 4mm
về phía sau.......................................................................................31
Hình 31. Vị trí cằm lý tưởng khi mặt phẳng F vuông góc với đường n-pg.. .32
Hình 32. Góc cằm cổ lý tưởng.......................................................................32
Hình 33. Trục dọc của tai song song với trục dọc của sống mũi....................32
Hình 34. Các điểm mốc mô mềm....................................................................33
Hình 35. Các góc trong phân tích Down.........................................................35
Hình 36. Phân tích Wylie................................................................................36
Hình 37. Phân tích Steiner..............................................................................37
Hình 38. Phân tích Wits...................................................................................38
Hình 39. Phân tích Ricketts.............................................................................38
Hình 40. Các góc trong tam giác Tweed.........................................................40
Hình 41. Phân tích phim sọ nghiêng theo Sassouni........................................44
Hình 42. Các điểm mốc...................................................................................46
Hình 43. Các chỉ số trong nghiên cứu của Ricketts........................................49
Hình 44. Các điểm chuẩn, đường và góc thường dùng trong phân tích của
Svanholt và Solow..........................................................................50
Hình 45. Các điểm mốc giải phẫu và mặt phẳng sử dụng trong phân tích của
Grummons.......................................................................................51


1
ĐẠI CƯƠNG
Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng việt, “thẩm mỹ” có nghĩa là “cảm
nhận và hiểu biết về cái đẹp”; còn “khuôn mặt” có nghĩa là “hình dáng mặt
người”. Như vậy, khi nhắc tới cụm từ “thẩm mỹ khuôn mặt” có nghĩa là sự

cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp của hình dáng khuôn mặt [2]. Thẩm mỹ
khuôn mặt có vai trò rất quan trọng, theo điều tra xã hội học ở các nước phát
triển cho thấy những người có khuôn mặt đẹp thì có khả năng thành công
trong xã hội và gia đình cao hơn.
Tuy nhiên, thẩm mỹ khuôn mặt thay đổi liên tục bởi chịu sự ảnh hưởng
của nhiều yếu tố chủ quan như giới tính, chủng tộc, nền giáo dục, các yếu tố
xã hội, môi trường sống và ảnh hưởng của truyền thông.
Người đầu tiên nhắc tới khái niệm này là Baumgarten và sau đó thuật
ngữ thẩm mỹ khuôn mặt đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài từ
Platon, Aristote đến Hegel…. Theo quan niệm của các nhà triết học này, khi
nhắc tới thẩm mỹ cần phải có sự cân xứng và hài hòa. Theo Hegel, sự đều đặn
hài hòa và trật tự là các đặc tính của thẩm mỹ. Mỗi thời đại, mỗi giai cấp đều
có những tiêu chuẩn khác nhau về cái đẹp. Do đó quan niệm về cái đẹp luôn
có tính giai cấp và xã hội. Do vậy để đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt là một
công việc rất khó và phức tạp và có rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra, cũng như
theo góc nhìn của mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau [1].
Với các nhà khoa học, thẩm mỹ khuôn mặt được thể hiện dựa trên các
con số được đo đạc chính xác bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Khoảng năm 420 – 450 trước công nguyên, Polycleitus - nhà điêu khắc
Hy Lạp cổ đại - đã nghiên cứu và đưa ra các tiêu chuẩn có liên quan tới thẩm
mỹ của khuôn mặt như chiều cao mặt bằng 1/10 chiều dài cơ thể, chiều cao
toàn bộ đầu bằng 1/8 chiều dài toàn bộ cơ thể, tổng chiều dài của đầu và cổ
bằng 1/6 chiều dài cơ thể. Sau đó, Aristotle (384 - 322 TCN) đã đề xuất quan


2
niệm về vẻ đẹp lý tưởng của khuôn mặt. Nói chung, các mô tả và các quan
niệm thầm mỹ ở các nền văn minh cổ đại đều mang tính chủ quan và không
dựa trên những số đo chính xác.
Thời kỳ Phục hưng, Leonardo Da Vinci (1452 - 1519) đã có sự tập trung

nghiên cứu những tỷ lệ cơ thể và khuôn mặt được cho là lý tưởng, ứng dụng
những tiêu chuẩn đó vào những tác phẩm nghệ hội họa và điêu khắc. Bức
tranh nổi tiếng về hình người trong vòng tròn của ông minh họa cho những tỷ
lệ được mô tả bởi tác giả người La Mã: Vitruvius. Theo Leonardo Da Vinci, ở
khuôn mặt cân đối, kích thước của miệng bằng khoảng cách từ đường giữa 2
môi tới cằm, tỷ lệ giữa 3 tầng mặt bằng nhau, chiều cao của tai bằng chiều cao
của mũi. Dù đưa ra những chuẩn khá nghiêm ngặt về tỷ lệ lý tưởng, ông cũng
không phủ nhận sự khác biệt và tính đa dạng vốn có giữa các cá thể [3].
Vào các Thế kỷ XVIII – XIX, hầu hết các phép đo khuôn mặt được thực
hiện trực tiếp trên sọ và chỉ một số ít phần mềm được đo, với mục đích chủ
yếu là nhằm tìm ra các khác biệt nhân trắc giữa các các chủng tộc hay tầng
lớp xã hội, hay chứng minh sự tiến hóa loài.
Thế kỷ XX trở thành thời kì của những tỉ lệ và phép đo khách quan,
nhưng phương pháp nghiên cứu vẫn chỉ là đo trực tiếp bằng các loại thước.
Phải tới năm 1931, khi Holy Broadbent (1894 - 1977) sử dụng phim X –
quang sọ mặt để nghiên cứu các cấu trúc sọ mặt một cách gián tiếp thì phim
sọ mặt từ xa mới chính thức trở thành một phương tiện gián tiếp để nghiên
cứu nhân trắc sọ mặt. Mario Gonzalez Ulloa (1912 - 1995) nhấn mạnh tầm
quan trọng của nét mặt nhìn nghiêng. Ricketts đã tìm ra tỷ lệ vàng trên phim
sọ mặt từ xa. Tỉ lệ vàng này được cho là hấp dẫn nhất khi nhìn và trong nhận
thức của con người, kí hiệu Φ được dùng để chỉ số 1,618 [3].
Ở Việt Nam, trước những năm 90 của thế kỷ trước, nhân trắc học sọ mặt
chủ yếu được nghiên cứu bằng cách đo đạc trực tiếp trên xương sọ hay trên
người sống. Những tác giả tiêu biểu ở thời kỳ này là Nguyễn Quang Quyền,


3
Lê Gia Vinh, Thẩm Hoàng Điệp, Lê Hữu Hưng [4], [5], [6]... Trong vòng hơn
20 năm trở lại đây, việc đo đạc trên phim sọ mặt thẳng, nghiêng, trên ảnh
chụp chuẩn hóa đã trở thành các phương pháp được dùng nhiều hơn, giúp cho

số liệu nhân trắc trên người Việt Nam trở nên ngày càng phong phú.


4
I. Các phương pháp phân tích hình thái đầu-mặt hiện nay
1. Đo trực tiếp trên lâm sàng
Đo trực tiếp trên lâm sàng cho chúng ta biết chính xác kích thước thật,
các chỉ số trung thực. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian và cần
có nhiều kinh nghiệm để xác định các điểm chuẩn chính xác trên mô mềm.
Tại Việt Nam, từ lâu phép đo trực tiếp đã được nhiều tác giả sử dụng trong
nghiên cứu hình thái, điển hình là Nguyễn Quang Quyền (1974) [4], Vũ Khoái
(1978) [7]. Nhiều kích thước đầu mặt như chiều dài đầu, chu vi vũng đầu phải sử
dụng phương pháp này để đo đạc do vậy hiện nay phương pháp này vẫn đang
được sử dụng.
2. Đo trên ảnh chụp chuẩn hoá
Phân tích thẩm mỹ của khuôn mặt đo trên ảnh chụp chuẩn hoá (thẳng và
nghiêng) là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như giải
phẫu, nhân trắc học, hội họa, điêu khắc, y học đặc biệt trong lĩnh vực phẫu
thuật thẩm mỹ vùng hàm mặt hay chỉnh nha… với nhiều ưu điểm như: dễ
thực hiện, không tốn kém. Thông qua ảnh chụp chuẩn hóa, chúng ta có thể
đánh giá được tương quan các cấu trúc ngoài sọ bao gồm cơ và mô mềm.
Trong phân tích thẩm mỹ khuôn mặt, chủ yếu là quan sát trực tiếp và
phân tích ảnh chuẩn hoá với đánh giá thẩm mỹ trên mô mềm [3]. Do vậy sự
phối hợp giữa đo trực tiếp và đo trên ảnh chụp chuẩn hóa có tác dụng hỗ trợ,
bổ trợ cho nhau. Đo trực tiếp sẽ cho các giá trị kích thước chính xác hơn, đo
trên ảnh chụp chuẩn chuẩn hóa giúp đánh giá về sự cân xứng của vùng mặt.
Đo đạc trên ảnh chụp chuẩn hóa kết hợp với phần mềm chuyên dụng để đo
ảnh sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực so với đo trực tiếp. Bên
cạnh đó còn giúp chúng ta lưu trữ và bảo quản thông tin. Qua quan sát ảnh
chụp chuẩn hóa, chúng ta còn có thể đánh giá một cách định tính khuôn mặt

đó đẹp hay không đẹp, hài hòa hay không hài hòa để từ đó có thể đề xuất một
phương pháp khoa học giúp đánh giá định lượng. Trên thế giới cũng đã có


5
nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích ảnh chụp chuẩn hóa và đã đưa ra các tiêu
chuẩn để chụp khuôn mặt với các tư thế khác nhau như Ferrario, Bishara,
Farkas với mục đích để chuẩn hoá kỹ thuật chụp ảnh nhằm đánh giá và so sánh
dễ dàng hơn.
3. Đo trên phim X- quang
Khi điều trị những vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, chúng ta không thể chỉ
dựa vào cảm nhận qua quan sát lâm sàng mà phải kết hợp giữa quan sát lâm
sàng và những đánh giá cận lâm sàng có cơ sở khoa học (như các tiêu chuẩn
phân tích trên phim, ảnh) vì “tạo hình thẩm mỹ khuôn mặt là sự kết hợp giữa
khoa học và nghệ thuật”.
Phim XQ sọ nghiêng chụp theo kỹ thuật từ xa giúp chúng ta nghiên cứu
những thay đổi do phát triển, giúp đánh giá cấu trúc mô xương và mô mềm
khi chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị, định hướng các thủ thuật điều trị chỉnh
hình và phẫu thuật, và cuối cùng giúp theo dõi, đánh giá các kết quả điều trị.
Năm 1931, Holly Broadbent (Mỹ) và Hofrath (Đức) giới thiệu về phim
sọ nghiêng với mục đích nghiên cứu các hướng phát triển của phức hợp sọ
mặt. Nhưng rất nhanh chóng, nó được sử dụng với mục đích đánh giá sự cân
đối của hàm mặt và làm sáng tỏ cơ sở giải phẫu của khớp cắn. Hàng loạt
những nghiên cứu về mặt đã được đánh giá qua phân tích trên phim [8].
Phân tích phim sọ mặt cho phép chúng ta xác định được dạng mặt. Tuy
nhiên, dạng mặt và các bất thường không phải khi nào cũng gắn liền nhau, vì
nhiều trường hợp có lệch lạc xương nhưng khớp cắn hoàn toàn bình thường.
Nghiên cứu về tương quan xương cũng cho phép chúng ta định hướng được
điều trị nhờ vào phân tích mối liên quan xương trong mặt phẳng đứng ngang
và đứng dọc giữa giúp chúng ta có thể phân biệt được lệch lạc do xương hàm

hay xương ổ răng [9].
Không giống các loại phim XQ khác, phim chụp sọ mặt từ xa có đặc
điểm hết sức riêng biệt. Nếu chỉ nhìn hình ảnh trên phim sẽ không nói lên
được điều gì, muốn phim có ý nghĩa phải tìm được những điểm mốc để đánh


6
dấu và xác định sự liên quan giữa chúng với nhau. Nói một cách khác đó
chính là quá trình chuyển biến hầu hết những thông tin thu được trên phim
thành những con số dễ hiểu, dễ phân tích và quản lý, thống kê. Các điểm mốc
được định ra phải đủ hai tính chất: đặc trưng và dễ dàng xác định trên phim.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp đo trên phim sọ mặt là đánh giá được
mô xương bên dưới và mối tương quan giữa mô cứng và mô mềm, vấn đề đánh
giá mô mềm hạn chế hơn. Khi đánh giá thẩm mỹ, các tác giả thường sử dụng các
góc mô mềm và các đường thẩm mỹ như đường S và E, góc H và góc Z.
II. Các chỉ số, tỷ lệ đầu-mặt
1. Phương pháp đo trực tiếp trên lâm sàng
1.1. Các kích thước thường dùng

Hình 1: Các điểm mốc khi đo trực tiếp


7
Bảng 1: Các chỉ số thường được sử dụng khi đo nhân trắc trực tiếp
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Các kích thước
Chiều rộng đầu

Định nghĩa
Khoảng cách giữa hai điểm bên đầu
Khoảng cách giữa điểm sau đầu và
Chiều dài đầu
điểm trên gốc mũi
Chu vi vòng đầu đo qua điểm sau đầu
Chu vi vòng đầu
và điểm trên gốc mũi
Khoảng cách giữa điểm góc mắt trong
Chiều rộng mắt
và góc mắt ngoài

Khoảng cách giữa
Khoảng cách giữa hai điểm góc mắt
trong trái- phải
hai mắt
Chiều rộng mặt
Khoảng cách giữa hai điểm gò má
Khoảng cách giữa điểm ngoài nhất
Chiều rộng mũi
cánh mũi trái-phải
Chiều rộng hàm dưới
Khoảng cách giữa hai điểm góc hàm
trái-phải
Chiều rộng miệng
Khoảng cách giữa hai điểm góc
miệng trái-phải
Chiều cao trán II
Khoảng cách giữa điểm chân tóc và
điểm lõm mũi trên mặt phẳng dọc giữa
Chiều cao mặt hình thái Khoảng cách giữa điểm lõm mũi và
điểm trước -dưới cằm
Chiều dài mũi
Khoảng cách giữa điểm lõm mũi và
điểm dưới mũi trên mặt phẳng dọc giữa
Chiều dài tai
Khoảng cách giữa điểm cao nhất và
thấp nhất của vành tai
Chiều dài môi trên
Khoảng cách giữa điểm dưới mũi và
điểm gian môi
Chiều dài môi dưới và

Khoảng cách giữa điểm gian môi và
cằm
điểm trước-dưới cằm
Khoảng cách po-pr
Khoảng cách giữa điểm ống tai ngoài
và điểm nhú lợi hàm trên
Khoảng cách n-pr
Khoảng cách giữa điểm lõm mũi và
điểm nhú lợi hàm trên
Chiều cao tầng mặt trên Khoảng cách giữa điểm chân tóc và
điểm trên gốc mũi
Chiều cao tầng mặt giữa Khoảng cách giữa điểm trên gốc mũi
và điểm dưới mũi
Chiều cao tầng mặt dưới Khoảng cách giữa điểm dưới mũi và
điểm trước-dưới cằm

Ký hiệu
eu-eu
gl-op
cvvđ
ex-en
en-en
zy-zy
al-al
go-go
ch-ch
tr-n
n-gn
n-sn
sa-sba

sn-sto
sto-gn
po-pr
n-pr
tr-gl
gl-sn
sn-gn


8

Hình 2: Các điểm mốc khi đo trực tiếp
1.2. Các chỉ số và tỷ lệ
Từ các chỉ số đo được tính ra 5 chỉ số đầu- mặt theo Martin và Saller như sau:
Chỉ số đầu:
Chỉ số đầu = Chiều rộng đầu (eu-eu)x100/ Chiều dài đầu (gl-op)
Theo thang phân loại của Martin và Saller thì chia ra làm 5 mức: Đầu rất dài:
< 71; đầu dài: 71-75,9; đầu trung bình: 76-80,9; đầu ngắn: 81-85,9; đầu rất
ngắn: > 86.
Chỉ số mặt toàn bộ:
Chỉ số mặt toàn bộ = Chiều cao mặt hình thái (n-gn)x100/ Chiều rộng
mặt (zy-zy)
Theo thang phân loại thì chia 5 mức độ: Rất rộng: < 80; rộng: 80-84,9; trung
bình: 85-89,9; dài: 90-94,9; rất dài: > 95.
Chỉ số hàm dưới:
Chỉ số hàm dưới = Chiều rộng hàm dưới (go-go)x100/ Chiều rộng
mặt (zy-zy)


9

Theo thang phân loại của Martin thì có 3 dạng: Hẹp: < 76; trung bình:
76-77,9; rộng: > 78.
Chỉ số vẩu:
Chỉ số vẩu = po-pr x100/ po-n
Theo thang phân loại thì chia 3 loại: Không vẩu: < 109; vẩu: 109-113; rất vẩu:
> 113.
Chỉ số mũi:
Chỉ số mũi = Chiều rộng mũi (al-al)x100/ Chiều dài mũi (n-sn)
Theo thang phân loại của Martin thì chia thành 7 mức: Mũi cực hẹp: < 40;
mũi rất hẹp: 40-54,9; mũi hẹp: 55- 69,9; mũi trung bình: 70-84,9; mũi rộng:
85-99,9; mũi rất rộng: 100-114,9; mũi cực rộng: >115.
2.3. Phân tích các tỷ lệ và hình dạng khuôn mặt
Dựa vào ba điểm đánh giá khuôn mặt: điểm gốc mũi (nasion), điểm
dưới mũi (sn) và điểm lõm giữa môi dưới và cằm (b). Khuôn mặt hài hoà thì
đường nối 3 điểm này là một đường cong lồi ra ngoài. Còn ở khuôn mặt kém
hài hoà hơn thì đường này là một đường thẳng và ở khuôn mặt không hài hoà
thì là một đường cong lõm vào trong giống như khuôn mặt hình đĩa lõm hay
bộ mặt của phù thuỷ. Khi còn trẻ, khuôn mặt đẹp là khuôn mặt nằm trong
một hình tam giác có đỉnh quay xuống dưới. Khi già đi, đỉnh tam giác sẽ quay
lên trên, má sẽ sệ xuống và tạo thành cạnh của tam giác. Sẽ rất có ích khi
chúng ta khuyến khích bệnh nhân mang ảnh của họ chụp lúc còn trẻ khi đến
khám. Làm như vậy có thể đưa ra một kế hoạch đúng đắn cho quá trình phẫu
thuật để tạo hình lại khuôn mặt lúc trẻ.


10

Hình 3. Đường đỏ: mặt phẳng F,
màu xanh: tứ giác Leonardo, màu
xanh: mặt nghiêng


Hình 4.a Lúc trẻ - hình tam giác ngược
xuống dưới; b lúc già hình tam giác quay
ngược lên trên

Chiều cao mặt thường được đánh giá bằng một hoặc hai phương pháp.
Phương pháp thứ nhất là chia mặt thành 3 tầng mặt bằng nhau (hình 5) như
minh họa của da Vinci. Các phép đo được thực hiện trên đường giữa từ
trichion tới glabella, từ glabella đến subnasale và từ subnasale đến menton.
Phương pháp thứ hai không xét tầng mặt trên bởi vì vị trí của đường chân tóc
thường rất thay đổi. Các phép đo được thực hiện từ nasion tới subnasale và từ
subnasale đến menton. Với phương pháp thứ hai, tầng mặt giữa chiếm 43%
chiều cao và tầng mặt dưới chiếm 57%.
Theo nghiên cứu của Werli và cộng sự năm 2003 ở sinh viên trường
mỹ thuật tạo hình Strasbourg, khuôn mặt nam lý tưởng thường thẳng hơn,
cằm lồi hơn trong khi đó những khuôn mặt nữ được thu hút nhất có môi lồi
hơn, các khuôn mặt quá lồi được đánh giá xấu nhất.


11

Hình 5. Mặt được chia thành năm phần bằng nhau
Celébie và Jerolimov dựa vào mối tương quan giữa ba kích thước
ngang của mặt: chiều rộng giữa 2 xương thái dương (ft-ft), chiều rộng giữa 2
xương gò má (zy-zy) và chiều rộng hàm dưới (go-go) để xác định hình dạng
khuôn mặt. Theo ông mặt hình vuông nếu go = zy = ft hoặc ft = zy hoặc zy =
go, mặt hình ovale nếu zy > ft và zy > go, mặt hình tam giác nếu ft > zy > go
hoặc ft < zy < go (nếu 2 kích thước chênh nhau khoảng 2mm thì coi như là
bằng nhau.
William theo tư thế mặt nghiêng chia khuôn mặt ra làm ba loại bao

gồm: mặt thẳng, mặt nhô, mặt lõm căn cứ vào tương quan giữa mặt phẳng
Gl’-Sn và Sn-Pg’.Theo mặt thẳng được chia ra thành ba loại: Mặt được coi là
hình vuông khi zy-zy = go-go; hình ô van (hình trái xoan) khi zy-zy > go-go
mức độ chênh lệch ít; hình tam giác khi zy-zy > go - go sự chênh lệch lớn,
đỉnh tam giác ở dưới.


12

Hình 6: Cách xác định hình dạng khuôn mặt theo phương pháp của Celébie
và Jerolimov . 1-5: mặt hình vuông, 6-8: mặt ovale, 9-10: mặt tam giác.


13

Khuôn mặt nhô

Khuôn mặt thẳng

Khuôn mặt lõm

1.

Khuôn mặt vuông

Khuôn mặt tam giác

Khuôn mặt oval

Hình 7. Các dạng khuôn mặt

Nelson đã tập hợp những dấu hiệu nêu rõ mối liên quan hình thái của
cung răng, khuôn mặt và thân răng cửa và gọi đó là bộ ba Nelson.

Hình 8. Bộ ba nelson


14
Leon Williams quan sát thấy đường viền của khuôn mặt khi xoay
ngược có thể tương đối trùng khớp với hình dạng răng cửa giữa hàm trên tạo
nên tính thẩm mỹ cao cho tổng thể khuôn mặt đặc biệt là nụ cười. Thuyết hình
học của ông nói về sự phù hợp của hình dáng khuôn mặt với hình dạng của
răng cửa giữa hàm trên. Mặc dù thuyết này được đưa ra từ đầu thế kỷ 20
nhưng nó vẫn là thuyết phổ biến nhất được áp dụng khi lựa chọn hình dạng
răng của phục hình thay thế.

Hình 9. Tương quan hình dạng răng và khuôn mặt [29].
Bên cạnh tương quan răng – mặt thì tương quan giữa răng và cung răng
cũng được cân nhắc trong chọn lựa điều trị. Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tương
ứng giữa một cung răng hẹp với răng cửa giữa hàm trên có dạng hình nón,
hay một cung răng dạng vuông với một răng cửa giữa hàm trên có dạng
vuông. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác lại cho rằng mối tương quan này khá
lỏng lẻo, thậm chí nhiều tác giả còn cho rằng hầu như không có sự tương
quan giữa hình thái cung răng và hình dạng của răng cửa giữa hàm trên.


15

Hình 10. Tương quan hình dạng răng cửa với hình dạng cung răng [35].
Trong nhiều nghiên cứu được tiến hành, kết quả cho thấy cung răng và
khuôn mặt có một sự tương quan về hình dạng khá rõ. Nhiều bác sĩ chỉnh nha

coi hình dạng khuôn mặt là một gợi ý để đưa ra lựa chọn hình dạng dây cung
trong điều trị chỉnh nha.
Chỉ số vàng và các tỷ lệ khuôn mặt
Năm 1509, Fra Paccioli di Borgio xuất bản một cuốn sách viết về các tỷ
lệ thẩm mỹ, trong quyển sách này ông ta đã nhấn mạnh đến “chỉ số vàng”.
“Chỉ số vàng” là một tỷ lệ vô tỷ: tỷ lệ giữa phần lớn nhất và phần nhỏ nhất
của hai phần cũng bằng tỷ lệ của cả hai phần đó với phần lớn nhất,
b/a+b=a/b,a0.618 và đoạn lớn là 1, cả đoạn là 1.618. Núi theo cách khác, nếu chúng ta
chia một đoạn thẳng AC thành hai phần không bằng nhau sao cho tỉ lệ giữa
đoạn nhỏ AB/BC cũng bằng BC/AC: điều này chỉ có thể nếu AB = 0.618 và
BC = 1 (AB/BC=BC/AC= 61.8%). Khi chia như thế chúng ta sẽ được một
dãy số sau: 0,618; 1; 1,618; 2,618. Số tiếp theo có thể tính được bằng cách:
nhân hoặc chia cho 1,618 hoặc là cộng hoặc cho tổng của hai số đứng trước
nó (hoặc trừ cho số đứng sau nó).


16
Qui luật này được nhà toán học Luca Pacioli và hoạ sĩ Leonard De
Vinci mô tả thành một công thức chính xác trong tác phẩm Da Divine
Proportione thời Phục hưng. Và từ đó, tỷ lệ vàng được sử dụng rất nhiều trong
hội hoạ, kiến trúc cũng như là phân tích thẩm mỹ khuôn mặt.

Hình 11. Đầu được xây dựng theo tỉ
Hình 12. Khuôn mặt có tỉ lệ xấp xỉ
lệ vàng của Luca Pacioli
tỷ lệ vàng 61%-62.1%
Ricketts năm 1982 đã tiến hành một nghiên cứu trên 10 khuôn mặt
người mẫu có các chủng tộc khác nhau trên ảnh thẳng kết quả nhận thấy có
các tỷ lệ vàng giữa chiều rộng mũi và miệng, miệng và mắt, giữa 2 mắt và

chiều rộng mặt [29].

Hình 13. có tỷ
lệ vàng giữa
các phép đo 2
và 4, 3 và 5, 5
và 8, 6 và 7…


17
Nhìn nghiêng Rickett và Baud cũng tìm thấy trên các khuôn mặt hài
hòa cũng có các kích thược theo tỷ lệ vàng.

Hình 14. Khuôn mặt nhìn nghiêng
Hình 15. Theo Baud Tỷ lệ III/(I+II)
có các kích thước theo tỷ lệ vàng
và (I+II)/(I+II+III) là 62% tức
theo Ricketts
khoảng 61,8%.
2. Phương pháp đo gián tiếp trên ảnh chuẩn hoá
2.1 Các kích thuớc thường dùng
Các kích thước, góc và tỉ lệ trên ảnh thẳng
Bảng 2. Các kích thước, góc thường được sử dụng phân tích trên ảnh thẳng
TT
Các kích thước
Định nghĩa
Kí hiệu
1 Khoảng cách giữa hai mắt
Khoảng cách giữa mép mí trong
en- en

Chiều rộng mũi

trái- mép mí trong phải
Điểm ngoài nhất ở cánh mũi trái -

al- al

Chiều rộng khe mí
Chiều rộng miệng
Chiều rộng mặt
Khoảng cách từ mũi đến

điểm ngoài nhất của cánh mũi phải
mép mí trong- mép mí ngoài
Điểm mép mí trái- phải
Khoảng gian điểm gò má
Khoảng cách tính từ điểm al đến

ex- en
ch- ch
zy- zy
al-ch

miệng

đường thẳng đứng đi qua điểm khóe

7

Khoảng cách từ miệng đến


miệng ch
Khoảng cách tính từ điểm ch đến

8
9
10

đồng tử
Chiều cao trán I
Chiều cao mặt dưới
Chiều cao mặt đặc biệt trên

đường thẳng đứng đi qua điểm pp
Điểm chân tóc tritrion- điểm glabella tr-gl
Điểm dưới mũi-điểm gnathion
sn-gn
Điểm glabella-Điểm dưới mũi
gl-sn

2
3
4
5
6

ch-pp


18

TT
Các kích thước
11 Chiều cao nhân trung
12 Chiều cao mặt trên
13 Chiều cao xương hàm dưới

STT

Định nghĩa
Điểm dưới mũi- điểm môi trên
Điểm nasion-điểm stomion
Điểm stomion- điểm gnathion

Kí hiệu
sn-ls
n-sto
sto-gn

Bảng 3. Các tỉ lệ thường được sử dụng phân tích trên ảnh thẳng.
Các tỉ lệ trên ảnh thẳng
Tên gọi
Kí hiệu
STT Tên gọi
kí hiệu
Chiều rộng mũi
al-al/en-en
Kc mũi đến miệng
al-ch/ch-pp
/Kc giữa 2 mắt
Kc giữa 2 mắt

/Chiều rộng khe mí
Chiều rộng mũi

en-en/en-ex 5

/Kc miệng đến đồng tử
Chiều rộng khe mí
ex-en/zy-zy
/Chiều rộng mặt

al-al/ch-ch

/Chiều rộng miệng

Hình 16. Các kích thước trên ảnh thẳng
1: ex-sn; 2: sn-ss; 3: si-me, 4: ls-ss; 5: ss-si, 6: si-li, 7: al r-all; 8: chr-chl
Các kích thước, góc, tỉ lệ trên ảnh nghiêng