Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

SỬ DỤNG SONG SONG kế và CÀNG NHAI với hàm KHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.77 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THÁI THÔNG

SỬ DỤNG SONG SONG KẾ
VÀ CÀNG NHAI VỚI HÀM KHUNG

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SỸ

HÀ NỘI-2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

PHẠM THÁI THÔNG

SỬ DỤNG SONG SONG KẾ
VÀ CÀNG NHAI VỚI HÀM KHUNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Mai Đình Hưng
CHO ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG KENNEDY LOẠI I VÀ II
BẰNG HÀM KHUNG CÓ SỬ DỤNG KHỚP NỐI PRECI


Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 62720601
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2015


MỤC LỤC


1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi thực hiện một phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ với một
hàm tháo lắp từng phần nha sĩ phải đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân là
tạo ra một sản phẩm dễ dàng tháo lắp, không bị xoay, lật trong khi nhai, đặc
biệt là khi nhai thực phẩm dính. Vấn đề liên quan đến sự tương tác kỹ thuật và
\các yếu tố sinh học. Trong lịch sử của việc hoàn chỉnh một phục hình răng
giả đã đi đầu trong việc nghiên cứu khớp cắn. Nếu một khớp cắn không phù
hợp được xây dựng thành một bộ răng giả thì bệnh nhân sẽ rất khó để có thể
thích nghi với hàm răng giả và nha sĩ sẽ ngay lập tức biết rằng việc điều trị đã
không thành công. Vì vậy sự phân bố chính xác lực nhai là rất quan trọng
trong việc thiết kế các bộ phận giả tháo lắp. Do đó, các thiết bị cơ sinh học
được áp dụng nhằm tạo ra sự hòa hợp giữa hàm giả và các thành phần của tổ
chức còn lại được sử dụng cho hàm giả nhằm tạo ra sản phẩm phục hình tháo
lắp hoàn chỉnh đặc biệt là hàm khung chính là song song kế và càng nhai.
Trên cơ sở đó sử dụng song song kế là bắt buộc cho việc thiết kế đối
với tất cả hàm khung từng phần được phân tích với một dụng cụ trắc địa nha
khoa cho phép lập kế hoạch chính xác của từng chi tiết cấu trúc của hàm giả.
Việc sử dụng song song kế cho phép nha sĩ để lập kế hoạch, nghiên cứu, và

thiết kế một hàm giả tháo lắp đảm bảo đầy đủ các yếu tố duy trì, hỗ trợ, ổn
định, và thẩm mỹ. Năm 1954, Applegate nhận xét rằng thật thông minh khi sử
dụng song song kế, càng nhai và là cách tốt nhất để ngăn chặn sự xuất hiện
của vô số vấn đề thường liên quan đến phục hồi chức năng trong miệng với
hàm giả tháo lắp. Sử dụng càng nhai trong phục hồi khớp cắn cho người bệnh
mang đến một khớp cắn lý tưởng nhất mà nha sỹ có thể tái tạo lại giúp cho sự
phục hồi hệ thống nhai một cách tốt nhất. Tuy nhiên, chúng tôi cho thấy có
nhiều nha sĩ không có sử dụng kháo sát răng miệng và không biết tầm quan


2

trọng của việc sử dụng nó khi họ đang làm hàm giả tháo lắp đặc biệt là hàm
khung, bởi vì họ tin rằng các kỹ thuật viên có thể kinh nghiệm hơn và họ chọn
để ủy thác trách nhiệm của các kỹ thuật viên. Đây cũng là vấn đề còn tồn tại
vì vậy với chuyên đề có hai mục tiêu như sau :
1. Sự tác động của hàm khung lên các cấu trúc sinh học
2. Cách sử dụng song song kế và càng nhai để tạo ra một khớp cắn hài
hòa.
2. Sự tác động của hàm khung lên cấu trúc sinh học[1]
2.1.Tác động của lực lên răng
- Tác động của tựa: các răng trụ được chọn để đặt tựa phải được sửa
soạn tỉ mỉ để tránh các lực tác động theo hướng bất lợi. Dây chằng xương ổ
răng đề kháng rất tốt với các lực có xu hướng làm di chuyển răng về phía
chóp nhờ chiều hướng của các sợi này, nhưng ít hơn phân nửa các sợi đó đề
kháng với lực có khuynh hướng làm di chuyển răng theo chiều ngang. Một
răng có màng nha chu yếu thì khả năng kháng lại các lực nhai cũng yếu vì thế
xu hướng nghiêng răng và di chuyển răng lại gia tăng.Vì vậy các tựa phải
được dặt trên các răng kế cận có sức kháng lực tốt hơn.Tác động của lực thay
đổi tùy theo vị trí của tựa. Một tựa mặt nhai được đặt ở vị trí ngoại tâm ở

vùng gờ bên sẽ làm cho lực không tác động trực tiếp lên trục của răng khi đó
momen lực sẽ làm cho răng có khuynh hướng chuyển động xoay xung quanh
tâm. Nếu đặt tựa phía gần với lực ép quá mạnh sẽ dẫn đến tiêu xương phía
xa.Tương tự như vậy khi đặt tựa ở mặt lưỡi có thể gây ra sự nghiêng răng ra
phía ngoài nếu đặt tựa không đúng.
- Tác động của móc: Khi tháo và lắp hàm, đầu tận cùng của móc vượt
qua đường hướng dẫn tạo ra một lực trên răng trụ. Để giảm thiểu tác động này
nhờ có cánh tay cứng rắn đối kháng giữ nhiệm vụ chống lại các tác động xoắn
trên răng gây ra bởi phần giữ. Tác động của móc trên răng trụ phụ thuộc vào


3

tay móc cứng rắn và tay móc mềm dẻo. Thông thường phức hợp thanh nối
móc chịu tác động của lực đòn bẩy gần xa và tác động này sẽ được truyền
trực tiếp đến răng khi tay móc được thiết kế thiếu độ dẻo và lúc đó móc sẽ
hoạt động giống như một cái mở nắp chai.
2.2. Tác động của lực lên đoạn mất răng
Lực nhai truyền đến yên của hàm khung sẽ có một ảnh hưởng trực tiếp
lên niêm mạc và trên mào xương ổ răng của đoạn mất răng.
Trong các trường hợp có thăng bằng phục hình tốt thì sự sát khít với
niêm mạc sẽ dẫn đến việc sừng hóa niêm mạc. Đó là sự trưởng thành sừng
hóa bình thường của lớp biểu bì Malpighi, đặc trưng bởi sự biến mất nhân của
tế bào lớp sừng. Tuy nhiên sự sừng hóa này được xem là bất thường khi nó
xẩy ra tại niêm mạc Malpighi. Trong trường hợp phục hình không vững ổn do
sự phân bố lực nhai không đều quá tải hoặc có sự di động của yên, sự sừng
hóa có thể biên mất hoàn toàn. Niêm mạc dễ tổn thương và mất tính đàn hồi.
Kích thích cơ học có liên quan trực tiếp với hàm phục hình, gây nên lực nén
ép lên niêm mạc và tạo sự thích ứng của niêm mạc (đó chính là lớp niêm mạc
nằm giữa hai bề mặt cứng là xương hàm trên hoặc hàm dưới với bản nền

hàm). Khả năng thích ứng có thể bị giảm theo tuổi tác của người bệnh. Tình
trạng này có thể phục hồi được nhờ việc tái lập cân bằng cho phục hình, việc
chuẩn bị mô, việc phân bổ tốt các lực đủ để tái lập quá trình sừng hóa.
Về cấu trúc xương, sự tiêu sống hàm vùng mất răng là điều không thể
tránh khỏi và không thể phục hồi. Người ta cũng nhận thấy rằng mất răng lúc
càng trẻ thì sự tiêu xương sống hàm càng nhiều. Sự tiêu xương cũng có thể
nặng thêm bởi ảnh hưởng của yếu tố tại chỗ và hoặc yếu tố toàn thân. Hướng
của các bè xương phù hợp với chiều hướng và lực và cường độ của lực tác
động bởi hàm giả tháo lắp. Trên song hàm vùng mất răng, các kích thích cơ
học được truyền đi bởi các mô liên kết trên xương hoặc trái lại được hấp thu
bởi một lớp niêm mạc dị sản mà tại đó các mô liên kết mất đi cấu trúc cũng


4

như tính đàn hồi của chúng. Chỉ khi có sự khít sát và sự bám dính tốt của yên
trên niêm mạc- thể hiện bởi những ma sát chức năng ở biểu mô và bởi sự kích
thích các mô liên kết bám trên xương thì mới bảo toàn được sự toàn vẹn của
mô trên bề mặt tựa. Sự lún của niêm mạc dưới ảnh hưởng của lực cắn qua
trung gian của yên và sự trở lại vị trí nghỉ của niêm mạc sẽ tạo ra các phản
ứng tạo xương. Các mô tựa của hàm giả phải ngăn cản được sự chuyển dịch
của hàm giả dưới tác động của lực nhai. Sự khít sát tốt của hàm giả với bề mặt
tựa là rất cần thiết, chất lượng của mô nâng đỡ cũng ảnh hưởng đến cân bằng
của phục hình.
2.3. Lực tác động lên các loại mất răng
Các lực tác động lên một điểm của khung phục hình sẽ truyền đến toàn
bộ cấu trúc của khung nhờ vào sự cứng rắn của nó.Vì vậy, cách mà các thành
phần của phục hình liên kết với nhau đóng một vai trò quan trọng trong sự
cân bằng của toàn phục hình, trong sự vững ổn khớp cắn và trong sự phân
phối lực không quá tải. Tùy theo loại mất răng, người ta chia làm hai loại

phục hình: phục hình giới hạn và phục hình nới rộng. Mỗi loại sẽ đáp ứng
khác nhau với lực nhai.
2.3.1. Phục hình giới hạn.
Phục hình này tương ứng với loại mất răng loại IV và VI có khoảng
mất răng ngắn hoặc trung bình
Cũng như loại mất răng loại III và V (nếu có một răng trụ phía trước
hoặc phía sau yếu có thế xem phục hình giới hạn giống như phục hình nới
rộng). Loại phục hình này chủ yếu là tựa trên răng. Nó tác động như những
nhịp cầu truyền các lực nhai đến xương ổ răng qua độ nghiêng của dây chằng
xương ổ răng của các răng trụ. Lực đặt lên loại phục hình này chủ yếu là
truyền qua răng.
2.3.2. Phục hình nới rộng
Loại phục hình này liên qua đến mất răng loại I, loại II và loại IV có
khoảng mất răng rộng. Để tham gia vào việc nâng đỡ và vững ổn của hamg
giả cần phải có đủ hai yếu tố đó là răng trụ và mô xương niêm mạc của vùng


5

mất răng. Chính vì có sự khác biệt này của mô nâng đỡ là nguyên nhân dẫn
đến các chuyển động nhiễu tác động đến phục hình.
* Hai mặt khác nhau của mô:
Khi tác động một lực dọc theo chiều dài của một răng khỏe mạnh thì
răng và xương ổ sẽ có thẻ bị lún xuống khoảng 1/10mm. Ngược lại tại vùng
mất răng thì sự lún của niêm mạc lên màng xương và xương tăng lên gấp
nhiều lần từ 4/10mm - 2mm. Điều này thường xẩy ra song song trên những
phục hình tháo lắp từng phần. Hay gọi khác đi chính là tính hai mặt của mô
nâng đỡ, tính chất này là nguồn gốc gây ra các chuyển động xoay trong tất cả
các hàm có yên mở rộng phía xa. Biên độ chuyển động xoay phụ thuộc vào độ
dày và tính đàn hồi của mô niêm mạc sợi. Vì vậy để làm giảm bớt chuyển

động xoay này thì các bác sỹ thiết kế các lực lên cấu trúc nâng đỡ một cách
phù hợp nhất, quyết định kiểu phục hình, cách phác họa phục hình và các
thành phần khác nhau của khung để tránh các lực tác động có hại lên răng trụ
liền kề khoảng mất răng.
3. Đặc điểm của khớp cắn [2]
Khớp cắn (occlusion) là thành phần quan trọng trong bộ máy nhai
(masticatory system). Trong nha khoa khớp cắn là sự chạm các răng trên và
dưới khi thực hiện các chức năng sinh lý như nhai, nuốt, phát âm
Khớp cắn bao gồm ba thành phần chính như sau:
- Khớp thái dương hàm TMJ: Temporo- Mandibular Joint).
- Hệ thống thần kinh- cơ (neuro-muscular system)
- Khớp cắn (occlusion)


6

3.1. Khớp thái dương hàm
Đĩa khớp

Hố thái dương

Lồi củ

Lồi cầu

Hình 2: Mặt khớp của khớp thái dương hàm

Các thành phần của khớp thái dương hàm
- Mặt khớp bao gồm: mặt khớp xương thái dương, xương hàm dưới và
đĩa khớp

- Phương tiện nối khớp gồm: bao khớp, dây chằng
3.2. Hệ thống thần kinh cơ
Xương hàm dưới chuyển động được để thực hiện các chức năng nhờ hệ
thống cơ nhai gồm các cơ: cơ thái dương, cơ cắn, cơ chân bướm trong, cơ
chân bướm ngoài, các cơ hạ hàm.
3.2.1 Đặc điểm chuyển động xương hàm dưới
Xương hàm dưới chuyển động nhờ sự phối hợp chức năng của “bộ ba
khớp”, bao gồm khớp thái dương hàm hai bên và khớp cắn giữa hai cung răng.
Chuyển động của xương hàm dưới được chia thành các mức độ:
Chuyển động sơ khởi: chuyển động xoay, chuyển động trượt
Chuyển động phức hợp: Xoay- trượt.


7

Chuyển động căn bản: nâng hàm, hạ hàm, đưa hàm ra trước, lùi hàm và
đưa hàm sang bên.
Chuyển động chức năng: ăn nhai, nuốt, phát âm
3.2.1.1. Các mốc tham chiếu của chuyển động:
Chuyển động của xương hàm dưới được xét trên 3 mặt phẳng và điểm
“0” được quy định là khớp cắn tại chạm liên múi tối đa:
Mặt phẳng đứng dọc (X)
Mặt phẳng đứng ngang (Z)
Mặt phẳng ngang (Y)
Y

X

Z
Y


Z

OIM
X

Hình 9: Các mặt phẳng tham chiếu chuyển động xương hàm dưới

3.2.1.2.Chuyển động sơ khởi:
- Chuyển động xoay:
Trục chuyển động xoay của xương hàm dưới có trục chính là trục
ngang đi qua hai vai trong của lồi cầu, trục này được gọi là trục bản lề.
Chuyển động xoay quanh trục bản lề tạo ra chuyển động xoay đơn thuần
(chuyển động trục cuối) của lồi cầu. Ngoài ra còn có các trục xoay theo chiều
dọc và chiều đứng dọc, các trục xoay này là trục xoay của chuyển động phức
hợp xoay- trượt. Chuyển động xoay đơn thuần của lồi cầu được thực hiện ở
khoang dưới của ổ khớp (khoang đĩa khớp- hàm dưới) tức là có sự xoay giữa
lồi cầu và đĩa khớp.


8

- Chuyển động trượt:
Chuyển động trượt là chuyển động trong đó tất cả các điểm của vật có
cùng vận tốc và vector chuyển động.
Chuyển động trượt của xương hàm dưới trên mặt phẳng cận dọc giữa
(parasagital) là đặc điểm chính của khớp thái dương hàm và được gọi là “trật
khớp chức năng” (physiological luxation). Chuyển động trượt ra trước này
xảy ra ở khoang trên ổ khớp (khoang đĩa khớp- thái dương), phức hợp lồi cầuđĩa khớp cùng trượt theo dốc lồi củ xương thái dương ra trước. Khớp thái
dương hàm còn thực hiện chuyển động trượt theo chiều ngang, tuy nhiên biên

độ chuyển động rất nhỏ.
3.2.1.3 Chuyển động căn bản:
Các chuyển động căn bản được mô tả là chuyển động biên trong ba mặt
phẳng với điểm xuất phát là khớp cắn chạm liêm múi tối đa.
Chuyển động căn bản bao gồm:
 Há- ngậm
 Đừa hàm ra trước- lùi hàm
 Đưa hàm sang bên
Năm 1968, Posselt đã ghi lại chuyển động biên của xương hàm dưới
bằng cách ghi lại sự thay đổi vị trí của điểm giữa hai răng cửa dưới trong ba
mặt phẳng tham chiếu. Chuyển động biên là biên độ chuyển động tối đa của
xương hàm dưới trong các chuyển động căn bản.
- Chuyển động biên trên mặt phẳng đứng dọc ghi lại sự chuyển động
há- ngậm của xương hàm dưới. Chuyển động này được quyết định bởi cấu
trúc khớp thái dương hàm (dây chằng, xương) và cung răng. Sơ đồ ghi được
là sơ đồ Posselt.
- Chuyển động biên trên mặt phẳng nằm ngang ghi lại chuyển động đưa
hàm sang bên, đưa hàm ra trước- lùi hàm. Chuyển động này chỉ ghi lại ảnh


9

hưởng của cấu trúc khớp (xương, dây chằng) mà không có ảnh hưởng của
cung răng do các răng không tiếp xúc trong quá trình ghi chuyển động. Sơ đồ
ghi được là cung Gothic (hoạ đồ Gysi).
3.2.1.4. Chuyển động phức hợp
Sự phối hợp giữa hai chuyển động sơ khởi xoay và trượt tạo nên
chuyển động phức hợp. Chuyển động phức hợp xoay- trượt làm thay đổi trục
xoay hoặc trung tâm xoay của lồi cầu. Chuyển động này làm thay đổi vị trí lôi
cầu trong ổ khớp theo hướng của các chuyển động chức năng.

3.3. Khớp cắn [4]
Cung răng và các đường cong bù trừ
Các răng nằm trong huyệt ổ răng của xương hàm trên và xương hàm
dưới tạo thành cung răng trên và cung răng dưới.
Cung răng là sự tiếp nối liên tục của mặt cắn và mặt nhai của một hàm răng
Trên mặt phẳng nằm ngang, nhìn chung cung răng có dạng parabol.
Ở một số cá thể cung răng có thể có hình vuông (dạng chữ U) hay dạng thuôn
(dạng chữ A). Sự lệch lạc của các răng trên cung hàm sẽ gây biến dạng cung
răng, ảnh hưởng đến khuôn mặt và chức năng khớp cắn.
Trên mặt phẳng cận dọc giữa, cung răng tạo thành đường cong Spee.
Đường cong Spee là đường cong đi qua đỉnh răng nanh và đỉnh núm ngoài
răng hàm nhỏ và hàm lớn. Đường cong Spee của cung răng trên là đường
cong lồi, của cung răng dưới là đường cong lõm. Đường cong Spee là đường
cong bù trừ do có sự nghiêng các răng sau hàm dưới về phái gần và sự
nghiêng các răng sau hàm trên về phía xa.
- Trên mặt phẳng đứng ngang, trục của các răng hàm hàm dưới đổ về
phía lưỡi tạo ra đường cong Wilson. Đường cong Wilson là đường cong bù
trừ, là đường cong lõm lên trên đối với hàm dưới, là đường cong lồi đối với
hàm trên.


10

A

B

A

B


Hình 26: (A): Đường cong Spee; (B): Đường cong Wilson

Chức năng khớp cắn
Tương quan tâm
Tương quan tâm là vị trí của lồi cầu cao nhất trong ổ khớp, cân đối giữa
thái dương- đĩa khớp- lồi cầu hai bên và không có sự tiếp xúc giữa hai cung
răng. Vị trí tương quan tâm không có sức ép cơ- khớp với các đặc điểm sau:
- Theo chiều ngang, là vị trí cân đối 2 bên giữa lồi cầu- đĩa khớp- thái
dương. Sự cân đối này làm cho hàm dưới ổn định theo chiều ngang ở vị trí
tương quan tâm.
- Trên mặt phẳng dọc giữa, khớp cắn ở tương quan tâm ở phía sau vị trí
khớp cắn chạm liên múi tối đa. Như vậy, từ vị trí chạm liên múi tối đa, xương
hàm dưới di chuyển ra sau, nhả lồng múi khoảng 1mm xuống dưới để đạt
tương quan tâm.
- Tương quan tâm của lồi cầu có thể đạt được ở biên độ há miệng
<20mm, do trong khoảng chuyển động này, lồi cầu chỉ thực hiện động tác
xoay đơn thuần quanh trục bản lề.
Lồng múi
a. Chức năng của lồng múi
Lồng múi đảm bảo sự ổn định các răng trên một cung răng và ổn định
giữa hai cung răng. Lồng múi là chức năng tạo sự ổn định cho khớp cắn ổn
định tại vị trí chạm liên múi tối đa.


11

b. Khớp cắn chạm liên múi tối đa:
Là vị trí khớp cắn có số điểm chạm răng giữa hai cung răng nhiều nhất.
Khớp cắn chạm liên múi tối đa không phụ thuộc vào vị trí lồi cầu trong ổ

khớp.
Các đặc điểm của khớp cắn chạm liên múi tối đa:

Theo chiều môi-lưỡi: Cung răng trên chùm ra ngoài cung răng dưới. Tương
quan này ở nhóm răng cửa còn được gọi là độ cắn chìa (chiếu trên mặt phẳng
nằm ngang nó là khoảng cách giữa đỉnh núm ngoài hoặc bờ tự do của các
răng trên và răng dưới).

Theo chiều gần xa: Sự tiếp xúc giữa các răng trên và dưới theo chiều gầnxa là sự tiếp xúc 1 răng với hai răng đối diện.

Sự phân bố các điểm chạm: Sự phân bố lý tưởng là sự phân bố điểm chạm
đồng đều giữa các răng của hai cung răng, trong đố số lượng điểm tiếp xúc
núm tựa là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định khớp cắn.

Sự tiếp xúc giữa các răng đối diện
* Kiểu tiếp xúc: (type of contacts)
Sự tiếp xúc giữa các răng phải đảm bảo cho lực nhai truyền theo trục
dọc của răng, đảm bảo sự ổn định của khớp cắn.
Có hai loại tiếp xúc:
-

Tiếp xúc núm- mặt phẳng (cusp vs flat surface)

-

Tiếp xúc 3 điểm (lý thuyết “kiềng 3 chân”) (tripodism)
Tiếp xúc núm- mặt phẳng là sự tiếp xúc giữa các núm tựa với hố trung

tâm hoặc mặt phẳng của gờ bên các răng đối diện . Loại tiếp xúc này thường
là tiêu chí cho các cầu chụp cổ điển và không ổn định bằng tiếp xúc 3 điểm.

Trên cung răng tự nhiên, sự tiếp xúc giữa các răng có núm (các răng
hàm nhỏ và hàm lớn) là sự tiếp xúc cắn ổn định theo 3 điểm, trong đó các


12

núm tựa (hay còn gọi là các núm chịu, núm trung tâm) được quy định là các
núm trong răng hàm trên và các núm ngoài răng hàm dưới.
4. Song song kế (Surveyor) [4],[5],[11],[20]
Là một dụng cụ để kiểm tra và phân tích để xác định sự song song
tương đối giữa các mặt răng hoặc các phần của mẫu hàm mất răng bán phần.
Dựa trên đó xác định hướng tháo lắp của phục hình tháo lắp bán phần (hàm
khung, xác định vị trí chính xác của các phương tiện lưu giữ (móc, tựa) và
đưa ra phác họa khung sườn, lập kế hoạch điều trị tiền phục hình thích hợp.
4.1. Cấu tạo của song song kế

Hình 1- Song song kế
1. Đế: Là nơi đặt bàn điều khiển
2. Bàn điều chỉnh: bên trên bàn điều chỉnh có 1 mâm, mâm này có thể
xoay chỉnh nhờ 1 khớp bánh chè ở bên dưới.
3.Cần dọc: Được gắn thẳng góc với đế về phía trên.
4.Cần ngang: Được gắn liền bên trên cần dọc, cần này có thể di chuyển
trong chiều ngang


13

5.Cây song song: Cây này song song với cần dọc và có thể di chuyển
trong chiều đứng.
6.Bộ phận giữ dụng cụ nhỏ: Được gắn và cây song song bằng ốc khóa

vặn và là bộ phận để giữ các dụng cụ nhỏ của song song.
7.Các dụng cụ nhỏ:
+Cây phân tích
+Cây chì
+Cây đo độ lẹm: gồm 3 cây có bán kính đĩa lần lượt là: 0,25mm;
0,5mm; 0,75mm
+Cây tỉa sáp: gồm 3 loại: cây tỉa sáp song song, cây tỉa sáp thon
đầu, dao tỉa sáp.
4.2. Tác dụng của song song kế trong hàm khung
- Xác định hướng tháo lắp hàm giả
- Xác định vị trí chính xác của móc trên răng trụ
- Xác định các vùng vướng của răng và xương cần loại bỏ trước khi làm
phục hình và từ đó đưa ra kế hoạch điều trị tiền phục hình.
- Đắp sáp các vùng lẹm không có ích và các vùng vướng không thể loại bỏ.
- Kiểm tra sự song song của vách các ổ tựa mặt nhai.
- Điêu khắc chụp răng bằng sáp trên răng trụ khi điều trị tiền phục hình
để điều chỉnh hướng đi của đường vòng lớn nhất theo hướng trục lắp đã
xác định.
- Hướng dẫn cho việc lắp đặt các mối nối chính xác trong chụp răng ở
hàm khung.

4.3. Nguyên tắc sử dụng song song kế


14

Sau khi lấy mẫu lần đầu tiên, đổ mẫu xong thì lúc này mẫu cần được khảo sát
bằng song song kế
- Mẫu phải được đặt thẳng trên đế song song kế.
- Mẫu cần phân tích phải được đặt sao cho có mặt phẳng cắn của nó song

song với đế của song song kế.
- Đầu lưu giữ của tay móc khi phác họa phải được đặt ở những vùng lẹm
khi mẫu được khảo sát.
- Những vùng vướng và vùng lẹm không phù hợp cần phải được nha sỹ
loại bỏ khi chuẩn bị trên miệng bệnh nhân hoặc khi cần thiết phải tái
tạo lại đường vòng lớn nhất của răng bằng các phục hình răng để tạo sự
lưu giữ tốt nhất.
-

Nghiêng mẫu khi cần thiết để:

 Cân bằng các vùng lẹm
 Đặt đầu tay móc ở vị trí thẩm mỹ hơn
 Khi chỉ còn 6 răng cửa mà đường còng lớn nhất ở rìa cắn khi mẫu
không nghiêng. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp trên thì đầu tay móc
vẫn phải ở vùng lẹm hiện có khi mẫu không nghiêng nếu không hàm
khung sẽ không có lưu giữ khi lắp.
4.4. Chỉnh sửa răng và các thành phần giải phẫu theo mẫu hàm đã được
nghiên cứu
Dựa theo mẫu nghiên cứu đã được phân tích trên song song kế, bác sĩ phục
hình tiến hành sửa chữa và diều chỉnh răng cũng như các cấu trúc giải phẫu
để tạo điều kiện thuận lợi cho hàm khung tháo lắp.
- Sửa soạn các mặt phẳng hướng dẫn để dảm bảo một hướng lắp duy nhất góp
phần vào sự ổn định của phục hình. Việc sửa soạn được thực hiện ở vị trí 1/3
cổ răng trở về phía mặt nhai. Có thể sử dụng các khoá silicon được thực hiện


15

trên mẫu thạch cao để việc sửa chữa trong miệng bệnh nhân được chính xác

hơn và đơn giản hơn.
- Tạo hình lại hình dạng răng ở các mặt ngoài –trong – bên , giới hạn
trên men răng , giúp điều chỉnh vị trí một đường vòng lớn nhất sao cho phù
hợp chức năng và thẩm mỹ ( đường vòng lớn nhất ở quá gần mặt nhai làm lộ
móc răng ). Tạo vùng lẹm hay điều chỉnh lại vùng lẹm quá lớn.
- Mài chỉnh và tạo các ổ tựa mặt nhai, ổ tựa gót răng …
Hướng tháo lắp thích hợp:
+ Giúp hàm giả tháo lắp dễ dàng.
+ Đảm bảo hàm giả không gây sức ép hay bị kẹt trong khoảng mất răng
cũng như các vùng liên quan tới hàm giả.
+ Đảm bảo sự lưu giữ và cân bằng của hàm giả mà không đặt một lực
ép lên răng trụ khi ở trạng thái tĩnh và chỉ với một lực tối thiểu khi hàm
giả hoạt động chức năng.
+ Không tạo ra sự bất lợi cho các răng còn lại đặc biệt là các răng trụ .
+ Đảm bảo sự bền vững của hàm giả.
+ Sử dụng, bảo tồn, tái tạo các răng đúng vị trí tự nhiên.
. Các yếu tố ảnh hưởng tới hướng tháo lắp
- Mặt phẳng hướng dẫn: đảm bảo cho sự di chuyển dễ dàng của những
phần cứng rắn của hàm giả khi tháo lắp để bệnh nhân có thể tháo lắp hàm một
cách dễ dàng mà không gây lực bất lợi lên răng tiếp xúc và tổ chức mô mềm
bên dưới. Vì vậy hướng tháo lắp phải chọn sao cho mặt bên các răng kế cận
khoảng mất răng tương đối song song với nhau để có thể tác động như mặt
phẳng hướng dẫn cho quá trình lắp hàm giả
- Các vùng lẹm:
Các vùng lẹm thích hợp ở răng trụ rất cần thiết để taọ ra một hướng
tháo lắp tốt và đem lại sự lưu giữ cho móc của hàm giả. Các vùng lẹm trên


16


mặt răng trụ nên cân bằng và đối xứng ở hai bên cung hàm, để giữ hàm giả
cân bằng và ổn định.
Có thể thay đổi hướng tháo lắp để tăng hay giảm độ lẹm trên răng trụ,
hoặc điều chỉnh hình dạng răng bằng cách mài bớt độ lồi của thân răng hoặc
làm chụp răng để có vùng lẹm thích hợp khi xác định hướng tháo lắp. Khi
không thay đổi được hướng tháo lắp, để phù hợp với độ lẹm trên răng trụ nên
thay đổi độ đàn hồi của tay móc.
- Các vùng vướng
Có thể loại bỏ khi điều trị tiền phục hình hoặc đắp lẹm trên mẫu làm
việc.Vùng vướng sẽ là yếu tố ưu tiên khi chọn hướng tháo lắp nếu không thể
loại bỏ vì một nguyên nhân nào đó.
- Thẩm mỹ
Hướng tháo lắp nên chọn sao cho hàm giả đạt thẩm mỹ cao nhất (ít lộ
móc).Vị trí các vùng lẹm có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tay móc vì
vậy chọn hướng tháo lắp có các vùng lẹm cho phép đặt móc đạt thẩm mỹ nhất
- móc đặt ở vùng ngoài xa và phía gần lợi hoặc móc được thay thế bằng các mối
nối chính xác trường hợp mất răng ở nhóm răng trước. Thường hướng tháo lắp
được chọn thẳng góc với mặt phẳng nằm ngang, các răng thay thế sẽ được sắp
đặt đúng vị trí và kích thước tự nhiên nên đạt được thẩm mỹ cao.Tuy nhiên
hướng tháo lắp không nên ưu tiên nhất tính thẩm mỹ mà yếu tố quyết định cần
thiết nhất là việc che chở cho mô răng và mô nâng đỡ trên miệng.


17

5. CÀNG NHAI [1],[3],[4],[10],[14],[27],[29]
Càng nhai là một loại dụng cụ cơ học dùng để gắn các mẫu hàm của
bệnh nhân, thiết lập mối quan hệ giữa hai hàm giúp cho quá trình chẩn
đoán và phát triển phục hồi có thể được tiến hành ở ngoài miệng bệnh
nhân.

5.1.

Phân loại càng nhai

Càng nhai được chia làm hai loại chính: càng nhai bán thích ứng và
càng nhai thích ứng hoàn toàn.
5.1.1. Càng nhai bán thích ứng
Là nhóm lớn nhất trong hệ thống phân loại cơ bản của càng nhai theo
mức độ điều chỉnh, có nhiều mức độ điều chỉnh nhưng tác dụng của nó là
mô phỏng gần giống các chuyển động của hàm dưới của từng bệnh nhân.
Ngoài ra càng nhai loại này còn có thể điều chỉnh khoảng cách giữa hai lồi
cầu để phù hợp với kích thước giữa hai lồi cầu của bệnh nhân. Sự kiểm soát
này kiểm soát độ dài bán kính của cung mà hàm dưới chuyển động bên cho
phép lên các núm răng ở bên làm việc và bên thăng bằng được chính xác và
loại bỏ các điểm vưởng núm răng trong các chuyển động sang bên của hàm
dưới. Một số loại càng nhai bán thích ứng: Hanau,Whip-Mix,
Dentatus,Gysi,Non-Arcon, Quick Master
Vai trò của càng nhai bán thích ứng trong thiết kế khung
- Phân tích chính xác các đường cong khớp cắn và tương quan răng ở vị
trí lồng múi tối đa hay ở tương quan tâm.
- Thực hiện một cách có phương pháp việc lên răng thăng bằng theo
khái niệm khớp cắn đã chọn
Trong mất răng sau không giới hạn, đặc biệt khoảng mất răng dài, để
vào giá khớp hàm trên nên dùng cung mặt.


18

Nguyên tắc sử dụng càng nhai bán thích ứng
1. Đưa hàm trên lên trước nhờ cung mặt và dựa vào 3 điểm chuẩn được

lấy trên khối sọ mặt của bệnh nhân: 2 điểm thuộc mô mềm gần nhất với trục
xoay của hai lồi cầu hàm dưới, 1 điểm thuộc mô mềm ứng với điểm dưới sàn
ổ mắt . Bởi theo Weiberg, xác định tương quan vị trí của hàm trên so với khối
sọ mặt bằng cách này sẽ giảm thiểu tói đa sự sai lệch trong khớp cắn mà sau
này ta cần đến nó để thiết kế và chế tạo phục hình.
2. Hàm dưới sẽ được lên càng nhai sau hàm trên, và được đặt theo
tương quan khớp cắn đã được nghiên cứu từ trước và ghi dấu lại nhờ sáp cắn
(khoá dấu cắn).
3. Các giá trị của càng nhai như pente condylienne, góc Bennet thường
được đặt sẵn ở các giá trị trung bình (các giá trị đáp ứng với hầu hết các bệnh
nhân). Tuy nhiên trong các trường hợp mất răng phía trước, việc điều chỉnh
lại các giá trị này là cần thiết .

Hình 2 Càng nhai bán thích ứng Quick Master
Các thành phần của càng nhai: 1-cành trên, 2-cành dưới, 3-các đĩa gắn
mẫu, 4-bộ phận điều chỉnh độ dốc lồi cầu nằm ở cành trên, 5-mâm răng cửa


19

Đặc điểm cấu tạo của càng nhai bán thích ứng Quick Master
- Loại : Arcon
- Mặt phẳng tham chiếu : Francfort
- Khoảng cách hai lồi cầu : 110 mm
- Pente condylienne : có thể điều chỉnh 0° - 70°
- Góc Bennett : 0°- 10°- 15°- 20.
- Cho phép nghiên cứư cử động sang bên theo các vít : C1 = 0,5 mm / C2 = 1
mm / C3 = 1,5 mm
- cho phép nghiên cứu cử động ra trước và sau: 0- 6 mm
- Hệ thống thường được cố định ở tương quan tâm

- Khoảng cách giữa hai cánh tay trên dưới : 87 mm
- Cho phép lên càng nhai hàm trên bằng : cung mặt QUICK bằng bàn
chuyển 10°.
Để nghiên cứu tương quan hai hàm khi thiết kế hàm khung cho mất răng
Loại I và II , ta thường dùng cung mặt để đưa hàm trên lên trước , hàm dưới
sẽ được đặt theo tương quan khớp đã được chọn từ trước và ghi dấu lại nhờ
sáp cắn ( khớpcắn ở tư thế lồng múi tối đa hoặc tương quan tâm) sáp cắn này
còn gọi là khoá khớp cắn.
5.1.2. Càng nhai thích ứng hoàn toàn
Càng nhai dạng này có khả năng điều chỉnh theo chuyển động của
hàm dưới ở tất cả các động tác. Khác với càng nhai bán thích ứng khả năng
điều chỉnh hạn chế ở một số điểm trên đường vận động của hàm dưới thì
càng nhai thích ứng hoàn toàn có thể điều chỉnh theo toàn bộ chiều dài
đường đi của hàm dưới. Để thiết lập hoặc điều chỉnh càng nhai cần phải
sao lại đường đi của xương hàm dưới ở cả ba mặt phẳng chuyển động. Sự
sao chép này nhờ máy sao. Các điểm trục bản lề ở mặt bệnh nhân phải


20

được định vị với cung mặt động học. Càng nhai có thể được phepsd thiết
lập các chuyển động quanh co của hàm dưới, đường đi lồi cầu phải được
ghi riêng cho từng người để phù hợp với chuyển động lồi cầu do vậy càng
nhai thích ứng hoàn toàn là một dụng cụ trắc nghiệm chính xác tuy nhiên
rất mất nhiều thời gian và cách sử dụng phức tạp. Trong trường hợp mất
răng lẻ tẻ phục hồi bằng hàm giả tháo lắp từng phần có thể điều chỉnh khớp
cắn ở trong miệng nên ít khi sử dụng laoij càng nhai này.Một số loại càng
nhai thích ứng hoàn toàn như là: Stuart, Gnatholator, Dena D5A..
5.2. Vai trò của càng nhai trong chẩn đoán
Mục đích:

Giúp ích cho việc khám và chẩn đoán phát hiện: răng trồi, lồi cùng
xương hàm thấp, thiếu khoảng trống giữa 2 cung răng, răng lệch lạc, các
phục hồi thiếu thường thấy rõ khi các mẫu chính xác được gắn đúng trên
càng nhai.
Phân tích chi tiết khớp cắn của bệnh nhân, nhìn rõ quan hệ giữa các
răng dễ dàng từ nhiều hướng điều này giúp ích cho nha sĩ cân trong thiết kế
hàm giả tháo lắp từng phần và trong lựa chọn kế hoạch điều trị tiền phục hình.
Cung cấp dữ liệu về tình trạng răng miệng trước điều trị. Dữ liệu này rất
có giá trị để so sánh trong các giai đoạn điều trị hoặc sau khi điều trị.
5.2.1.Ghi dấu tương quan hai hàm.[3]
Mất răng trong thời gian dài, nhất là khi không có phục hình để duy trì tình
trạng sức khoẻ răng miệng là nguồn gốc các rối loạn khớp cắn.
Vì vậy bác sĩ phục hình có nhiệm vụ lựa chọn khái niệm khớp cắn phù hợp
nhất với bệnh nhân và phục hình được chỉ định bao gồm :
- Duy trì kích thước dọc khi bệnh nhân mất răng còn khớp cắn sinh lý
và không có bất kỳ biểu hiện bệnh lý khớp thái dương hàm. Hoặc tái
thiết lập chiều dọc khớp cắn .


21

- Thiết lập mặt phẳng nhai, các đường cong bù trừ.
- Chọn khái niệm khớp cắn: khớp cắn thăng bằng, chức năng răng nanh
và chức năng nhóm.
Khi bệnh nhân có khớp cắn sinh lý và chiều cao khớp cắn phù hợp,khung kim
loại với gối sáp bên trên được lắp vào miệng bệnh nhân, bác sĩ phục hình tiến
hành yêu ghi dấu khớp cắn bằng cách yêu cầu bệnh nhân cắn chặt lại trên gối
sáp đã được làm mềm bằng ngọn lửa đèn cồn ở ngoài miệng. Sau khi ghi dấu
hoàn tất, khung kim loại và gối cắn dã ghi dấu đựoc lây khỏi miệng bệnh
nhân , được khử trùng , kiểm tra và cố định lại rồi gửi về xưởng .

Khi khoảng mất răng lớn, khớp cắn cuả bệnh nhân không sinh lý, khớp cắn
được lựa chọn thường ở tương quan tâm và để lên càng nhai bán thích ứng
mẫu hàm trên tại xưởng , bác sĩ thường dùng cung mặt.
5.2.2. Cung mặt
Cung mặt giúp cho sự chuyển mẫu hàm trên lên càng nhai đúng với
tương quan mặt phẳng cắn với nền sọ của từng bệnh nhân.

Hình 3 Cung mặt
(nguồn : FAG dentaire )


22

Dùng cung mặt đo tương quan hai hàm .
1. Chuẩn bị cung mặt trước khi tiến hành đo :làm sạch , thay nút tai ,
tháo lỏng các đai ốc .
2. Nĩa cắn được chuẩn bị bằng việc phủ lên trên một lớp sáp mỏng có
độ dày 0,5-1 mm để ghi dấu , hơ nhẹ qua ngọn lửa đèn cốn làm sáp đủ mềm
để in dấu.
3. Đặt vào miệng bệnh nhân nĩa cắn đã chuẩn bị, ấn nhẹ để lấy điểm
chuẩn mà sau này ta dựa vào chúng để đặt lại mẫu làm việc bằng thạch cao
trên nĩa cắn, yêu cầu bệnh nhân giữ nĩa cắn bằng hai ngón trỏ. Thường giai
đoạn này bệnh nhân đeo nền tạm có gối cắn để đo cắn, hay thận chí khung
kim loại đã được chế tạo theo đúng chuẩn của bệnh nhân đãcó thêm gối cắn
được điều chỉnh phù hợp với chiều cao tầm cắn của bệnh nhân, để đo tương
quan hai hàm .
4. Tiến hành đặt cung mặt : đặt các nút tai, xiết hai đai ốc đóng mở
cung mặt , đặt các tựa mũi và khoá lại, cố định cán nĩa với cung mặt. Càng
trên cung mặt tương ứng với mặt phẳng Francfort của bệnh nhân và nĩa cắn
thể hiện sụ định hướng của hàm trên so với mặt phẳng này .


Hình 4 Cung mặt được đặt trên bệnh nhân.
5.Toàn bộ cung mặt – nĩa cắn được lấy ra và được đặt lên giá khớp.


×