B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
NGUYN QUC DOANH
THựC TRạNG KIếN THứC, THựC HàNH CủA
Bà Mẹ Có CON DƯớI 6 THáNG TUổI Về TIÊM
VắC XIN
VIÊM GAN B LIềU SƠ SINH TạI PHòNG TIÊM
CHủNG,
ĐạI HọC Y Hà NộI NĂM 2017
Chuyờn ngnh
: Y t cụng cng
Mó s
: 60720301
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. Lờ Th Thanh Xuõn
HÀ NỘI – 2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DPT-VGB-Hib
Vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng bệnh bạch
GAVI (Global Alliance for
hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib
Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm
Vaccine and Immunisation)
HBbsAg
NEPI ( National Expanded
chủng
Kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B
Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia
Programme on Immunisation)
NVYT
TCMR
TTYTDP
VGB
VXVGB
WHO (World Health
Nhân viên y tế
Tiêm chủng mở rộng
Trung tâm y tế dự phòng
Viêm gan B
Vắc xin viêm gan B
Tổ chức Y tế thế giới
Organization)
YHDP
YTCC
Y học dự phòng
Y tế công cộng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. Đặc điểm sinh học vi rút viêm gan B 3
1.1.1. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan B
3
1.1.2. Tác nhân gây bệnh 3
1.2. Bệnh học viêm gan B:
3
1.2.1. Triệu chứng bệnh viêm gan B: 3
1.2.2. Chẩn đoán bệnh viêm gan B
1.2.3.Vắc xin tiêm phòng:
6
7
1.3. Dịch tễ học vi rút viêm gan B: 7
1.3.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới:
7
1.3.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B tại việt Nam:
9
1.3.3. Các yếu tố liên quan tới sự lây nhiễm vi rút viêm gan B: 12
1.3.4. Vắc xin viêm gan B
12
1.3.5. Sự cần thiết tiêm phòng vắc xin viêm gan trong 24 giờ đầu sau sinh
13
1.3.6. Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trên thế giới và
tại Việt Nam 14
1.3.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh cho trẻ
17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu
22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.3. Thiết kế nghiên cứu
22
22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 23
2.6. Các biến số nghiên cứu 24
2.7. Cách đánh giá kiến thức bà mẹ 25
2.8. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu
27
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Thông tin chung về bà mẹ và trẻ
30
3.2. Kiến thức và thực hành của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về tiêm
vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà
Nội năm 2017
32
3.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành của bà mẹ có con
dưới 6 tháng tuổi về tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại phòng
tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
36
46
4.1. Thông tin chung 46
4.2. Kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về bệnh
VGB, vắc xin VGB
47
4.2.1. Kiến thức chung của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về bệnh VGB
47
4.2.2. Kiến thức của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về tiêm phòng
vắc xin VGB
48
4.2.3. Thực hành tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh
49
4.3. Một số các yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành tiêm vắc xin
VGB liều sơ sinh 50
KẾT LUẬN
56
KHUYẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. Đặc điểm sinh học vi rút viêm gan B 3
1.1.1. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan B
3
1.1.2. Tác nhân gây bệnh 3
1.2. Bệnh học viêm gan B:
3
1.2.1. Triệu chứng bệnh viêm gan B: 3
1.2.2. Chẩn đoán bệnh viêm gan B
1.2.3.Vắc xin tiêm phòng:
6
7
1.3. Dịch tễ học vi rút viêm gan B: 7
1.3.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới:
7
1.3.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B tại việt Nam:
10
1.3.3. Các yếu tố liên quan tới sự lây nhiễm vi rút viêm gan B: 12
1.3.4. Vắc xin viêm gan B
13
1.3.5. Sự cần thiết tiêm phòng vắc xin viêm gan trong 24 giờ đầu sau sinh
14
1.3.6. Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B trên thế giới và tại Việt Nam
15
1.3.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin VGB cho trẻ
18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu
22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.3. Thiết kế nghiên cứu
22
22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 23
2.6. Các biến số nghiên cứu 23
22
2.7. Cách đánh giá kiến thức bà mẹ 24
2.8. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu
27
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Thông tin chung về bà mẹ và trẻ
29
3.2. Kiến thức và thực hành của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về tiêm
vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà
Nội năm 2017
31
3.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành của bà mẹ có con
dưới 6 tháng tuổi về tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại phòng
tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
35
42
4.1. Thông tin chung 42
4.2. Kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về bệnh
VGB, vắc xin VGB
42
4.2.1. Kiến thức chung của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về bệnh VGB
42
4.2.2. Kiến thức của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về tiêm phòng
vắc xin VGB
44
4.2.3. Thực hành tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh
45
4.3. Một số các yếu tố liên quan tới tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh 46
KẾT LUẬN
51
KHUYẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về bà mẹ 30
Bảng 3.2. Thông tin chung về trẻ
31
Bảng 3.3. Tiền sử sức khỏe bà mẹ và ngườI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
32
Bảng 3.4. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệNH VGB 33
Bảng 3.5. Tỷ lệ kiến thức đúng của các bà mẹ về tiêm phòng vắc xin VGB
liều sơ sinh
34
Bảng 3.6. Kiến thức vắc xin VGB sơ sinh theo các nhóm yếu tố 36
Bảng 3.7. Kiến thức vắc xin VGB sơ sinh theo kiến thức bà mẹ 37
Bảng 3.8. Kiến thức vắc xin VGB sơ sinh theo nhóm tiền sử sức khỏe mẹ và
người thân trong gia đình 37
Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức vắc xin VGB sơ sinh 38
Bảng 3.10. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo các nhóm yếu tố
39
Bảng 3.11. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh theo kiến thức bà mẹ 40
Bảng 3.12. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo nhóm yếu tố về phía trẻ
41
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêm viêm vắc xin viêm gan B sơ sinh theo nhóm tiền sử sức
khỏe mẹ và người thân trong gia đình 42
Bảng 3.14. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo tác động của dư luận xã hội
42
Bảng 3.15. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo nhóm tư vấn của nhân viên y tế
43
Bảng 3.16. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B sơ sinh
44
Bảng 3.1. Thông tin chung về bà mẹ 29
Bảng 3.2. Thông tin chung về trẻ
30
Bảng 3.3. Tiền sử sức khỏe bà mẹ và người thân trong gia đình 31
Bảng 3.4. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh VGB
32
Bảng 3.5. Tỷ lệ kiến thức đúng của các bà mẹ về tiêm phòng vắc xin VGB
liều sơ sinh
33
Bảng 3.6. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo các nhóm yếu tố 35
Bảng 3.7. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh theo kiến thức bà mẹ
36
Bảng 3.8. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo nhóm yếu tố về phía trẻ
37
Bảng 3.9. Tỷ lệ tiêm viêm vắc xin viêm gan B sơ sinh theo nhóm tiền sử sức
khỏe mẹ và người thân trong gia đình 38
Bảng 3.10. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo tác động của dư luận xã hội
38
Bảng 3.11. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo nhóm tư vấn của nhân viên y tế
39
Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B sơ sinh
40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bà mẹ đạt về kiến thức chung bệnh VGB
32
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bà mẹ đạt về kiến thức tiêm phòng vắc xin VGB sơ sinh
34
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ chấp nhận giá tiêm VGBSS 120 nghìn đồng 35
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh cho trẻ
35
Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo giới tính của trẻ
36
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bà mẹ đạt về kiến thức chung bệnh VGB
31
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bà mẹ đạt về kiến thức tiêm phòng vắc xin VGB sơ sinh
33
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ chấp nhận giá tiêm VGBSS 120 nghìn đồng 34
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh cho trẻ
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tiến triển của nhiễm vi rút viêm gan B
6
Hình 1.2. Bản đồ dịch tễ học HBV trên thế giớI
9
HÌNH 1.1. TIến triển của nhiễm vi rút viêm gan B 6
Hình 1.2. Bản đồ dịch tễ học HBV trên thế giới
10
34
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan vi rút B là một nhóm bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy
hiểm. Nhiễm vi rút viêm gan, đặc biệt nhiễm vi rút viêm gan B (VGB) là một
vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới
(WHO), trên thế giới có khoảng hai tỷ người đã và đang bị nhiễm vi rút viêm
gan B (VGB)này và mỗi năm có khoảng 600.000 người tử vong do hậu quả
của bệnh VGB . Cho tới nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh VGB nên
tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả . Việt Nam nằm ở Châu
Á là khu vực có sự lưu hành của HBsAg cao nhất thế giới. Tỷ lệ lưu hành
HBsAg ở nước ta nằm trong khoảng từ 10-25% ,,. Tỷ lệ nhiễm vi rút VGB
mạn tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới .
Lây truyền từ người mẹ mang vi rút sang con là đường lây truyền quan
trọng của vi rút VGB. Đặc biệt ở châu Á nơi tỷ lệ lây truyền vi rút VGB trong
thời kỳ chu sinh chiếm 40% trong tổng số những người mang vi rút VGB mạn
. Do đó tiêm vắc xin VGB cho trẻ sơ sinh là chìa khóa để giảm gánh nặng
bệnh tật liên quan đến VGB. Tổ chức y tế thế giới cũng khuyến cáo rằng: tất
cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng VGB càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt
nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên .
Được sự hỗ trợ của tổ chức Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng
(GAVI), vắc xin VGB được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi tại tất cả các huyện ở Việt
Nam từ năm 2003 . Tuy nhiên do ảnh hưởng từ các vụ trẻ tử vong sau tiêm
vắc xin VGB vào năm 2007, tỷ lệ bao phủ liều sau sinh các năm sau đó rất
thấp, từ 64,3% năm 2006 xuống 29% cuối năm 2007 , 20% năm 2008 , 28%
năm 2009 , 21,4% năm 2010 . Từ đó đến nay ngành y tế đã có nhiều nỗ lực để
từng bước tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin VGB trong 24h giờ đầu sau sinh trở lại
như giai đoạn trước đây như tăng cường công tác chỉ đạo triển khai, kết hợp
chặt chẽ y tế dự phòng và điều trị, tăng cường công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe . Năm 2011, tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh là 63% và năm
2012 là 64% . Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin
VGB liều sơ sinh tại Quảng Trị vào tháng 7/2013, tỷ lệ tiêm vắc xin này trên
cả nước giảm xuống còn 44% năm 2013 . Trên địa bàn tỉnh Hà Nội, tỷ lệ tiêm
2
vắc xin VGB trong vòng 24 giờ sau sinh của tỉnh đạt 83,4 % năm 2016. Tỷ lệ
này cao hơn so với tỷ lệ tiêm viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu ở
toàn quốc (68%) .
Phòng tiêm chủng viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
(YHDP & YTCC) được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
số và hoạt động từ 16/6/2015. Hiện nay, phòng tiêm chủng đang hoạt động tại
Phòng 301 – 304 tầng 3, nhà A5 Trường Đại học Y Hà Nội số 1 phố Tôn Thất
Tùng do các bác sỹ, điều dưỡng Viện Đào tạo YHDP & YTCC – Trường Đại
học Y Hà Nội đảm nhiệm. Trải qua hơn 2 năm hoạt động, phòng tiêm đã cung
cấp dịch vụ tiêm chủng tới nhiều đối tượng khách hàng như trẻ sơ sinh và trẻ
em trong độ tuổi tiêm chủng, phụ nữ trước và trong khi mang thai, người lớn
có nhu cầu tư vấn và tiêm phòng bệnh... Trung bình hàng ngày phòng tiêm
tiếp đón hơn 80 lượt khách hàng đến tiêm chủng. Tuy nhiên chưa có nghiên
cứu nào về thực hành tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh ở khách hàng là trẻ
dưới 6 tháng tuổi đến sử dụng dịch vụ tại phòng tiêm chủng trong khi đa số
gia đình của các trẻ thường sinh con tại Bệnh viện, có điều kiện kinh tế hơn
các gia đình khác. Câu hỏi đặt ra là kiến thức về bệnh viêm gan B và thực
hành tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh của phụ nữ có con dưới 6 tháng ở
đây như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ
sinh? Là những câu hỏi hiện vẫn đang chưa có câu trả lời rõ ràng. Chính vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng Kiến thức, thực hành của
bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại
phòng tiêm chủng Đại học Y Hà nội năm 2017” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức và thực hành của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về
tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại phòng tiêm chủng Đại học Y Hà
2.
Nội năm 2017.
Phân tích một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành của bà mẹ
có con dưới 6 tháng tuổi về tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại
phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2017.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học vi rút viêm gan B
1.1.1. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan B
Năm 1964 Baruch Blumberg đã mô tả một loại kháng nguyên (KN) đặc
trưng ở thổ dân châu Đại Dương gọi là “KN Australia”. Đến năm 1968, phát
hiện thấy trong máu bệnh nhân viêm gan B mạn tính có tiểu thể hình cầu và
hình sợi, đường kính 27nm không chứa ADN. Đó chính là KN bề mặt HBsAg
(hepatitis B surface antigen). Hai tiểu thể này không phải là HBV (Hepatitis B
virus) hoàn chỉnh vì thiếu genom. Năm 1970, người ta phát hiện thấy trong
máu bệnh nhân viêm gan B có các thể hình cầu, đường kính 42nm, bên trong
chứa ADN kép gọi là tiểu thể Dane. Sau này xác định chính tiểu thể Dane mới
là HBV thực sự .
1.1.2. Tác nhân gây bệnh
Bệnh do vi rút viêm gan B (viết tắt là HBV gây nên). Kháng nguyên bề
mặt của VRVGB là HBsAg. HBsAg là dấu ấn đầu tiên của VRVGB xuất hiện
trong huyết thanh của bệnh nhân, khoảng 2-12 tuần sau khi nhiễm vi-rút và
khoảng 2-6 tuần trước khi có triệu chứng lâm sàng. Sự hiện diện của HBsAg
là bằng chứng giá trị nhất đang nhiễm VRVGB dù có hay không có triệu
chứng lâm sàng ,,,.
1.2. Bệnh học viêm gan B:
1.2.1. Triệu chứng bệnh viêm gan B:
Viêm gan B là một trong những bệnh có tần suất mắc và tử vong cao.
Viêm gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp tính, mạn tính hay thể kéo dài , ,.
Viêm gan B cấp tính:
4
Biểu hiện lâm sàng của viêm gan vi rút B (VGVRB) cấp thường phong
phú và đa dạng. Tỷ lệ nhiễm VRVGB cấp có triệu chứng lâm sàng tương đối
thấp, khoảng 10% trường hợp và phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân. Đối với trẻ
em trước tuổi đến trường, viêm gan cấp rất hiếm xảy ra. Khi tuổi càng lớn, tỷ lệ
mắc viêm gan B cấp tăng tương ứng. Ở người lớn có khoảng 25% người nhiễm
VRVGB có các dấu hiệu lâm sàng. Thể điển hình thường có 4 giai đoạn:
- Thời kỳ ủ bệnh: khoảng 30-180 ngày. Thời gian này tuỳ thuộc vào
nồng độ của vi-rút trong huyết thanh và các yếu tố của ký chủ. Đây là giai
đoạn im lặng và, không có triệu chứng.
- Thời kỳ khởi phát (trước vàng da): kéo dài 1-2 tuần, trung bình 3-7
ngày. Đây là giai đoạn tiền triệu với các triệu chứng giống như cúm. HBsAg
có thể được phát hiện ở giai đoạn này. Trên lâm sàng ghi nhận các triệu
chứng: sốt nhẹ (12-55%), đau cơ (15-50%), đau khớp (15-40%), mệt mỏi,
chán ăn (95%), buồn nôn, đau hạ sườn phải...Ngoài ra có thể có nhức đầu, đau
họng, sợ ánh sáng…Đau khớp, phát ban có liên quan đến sự hình thành các
phức hợp miễn dịch.
- Thời kỳ toàn phát (thời kỳ vàng da): Các dấu hiệu toàn thân của thời kỳ
trước vàng da giảm dần, bệnh nhân hết sốt. Bệnh nhân thấy nước tiểu ít đi,
tiểu vàng đậm, sau đó vàng mắt, vàng da, phân hơi bạc màu. Khoảng hơn
40% bệnh nhân có triệu chứng ngứa ngoài da. Tình trạng ngứa tăng lên theo
mức độ vàng da. Khi nồng độ bilirubin trong huyết thanh <10 mg% thì rất
khó phát hiện vàng mắt.
- Thời kỳ hồi phục: Dấu hiệu vàng da kéo dài trong 2-6 tuần, có khi dài
hơn, sau đó bệnh nhân tiểu trong hơn và nhiều hơn, ăn ngon miệng, ngủ được,
cảm giác mệt mỏi giảm rõ rệt. Thăm khám thấy gan nhỏ lại. Các thông số sinh
hoá, huyết học dần trở lại bình thường nhưng chậm hơn. Giai đoạn hồi phục
kéo dài khoảng 2-12 tuần, nhưng sự hồi phục hoàn toàn về lâm sàng và sinh
5
hoá ở 3/4 bệnh nhân VGB cấp không có biến chứng kéo dài khoảng 3-4 tháng
kể từ khi bắt đầu vàng da.
Ngoài thể điển hình còn có các thể không vàng da, thể ứ mật, thể viêm
gan tối cấp... ,,,,.
Viêm gan B mạn tính: Là tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B kéo dài.
90% trường hợp nhiễm VGB ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và
không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành người mang
vi rút VGB mạn tính ,.
Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm vi rút viêm gan B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến
khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính.
Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối
cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng,
chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn và ung thư gan.
Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan
khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy,
các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá
trình xơ gan.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan B mạn: để chẩn đoán bệnh nhân nhiễm
vi rút viêm gan B mạn tính người ta dựa trên các tiêu chí sau:
- HBsAg dương tính liên tục > 6 tháng
- Nồng độ DNA- HBV trong huyết thanh > 105 copies/ml, giá trị thấp hơn
khoảng 104-105 thường thấy ở người viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính
- Nồng độ ALT/AST tăng cao liên tục và kéo dài.
- Sinh thiết gan cho thấy mức độ viêm gan vừa hoặc nặng ,,.
6
Phơi nhiễm
Nhiễm
Viêm gan tối
cấp (1% chết)
90-95% hồi
phục và được
miễn dịch
-Hồi phục
-Được MD
Nhiễm mạn tính, người
lành mang KN
-Viêm gan mạn
tính
-Xơ gan
- Ung thư gan
Hình 1.1. Tiến triển của nhiễm vi rút viêm gan B
1.2.2. Chẩn đoán bệnh viêm gan B
Có nhiều kỹ thuật giúp phát hiện vi rút viêm gan B như:
Kỹ thuật test nhanh HBsAg: là dụng cụ xét nghiệm sắc ký miễn dịch định
tính bằng phương pháp dòng chảy một chiều để phát hiện sự có mặt của kháng
nguyên vi rút Viêm gan B (HBsAg) trong huyết thanh hoặc huyết tương. Màng
kit thử được phủ một lớp kháng thể kháng HBsAg ở vùng kết quả.
Kỹ thuật ELISA: là kỹ thuật dựa vào sự kết hợp giữa kháng nguyên
với kháng thể gắn enzym để phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên trong
huyết thanh. Kỹ thuật này có độ nhạy cao, áp dụng được cùng lúc nhiều
mẫu bệnh phẩm. Hiện nay kỹ thuật ELISA được sử dụng rộng rãi trên thế
giới để phát hiện vi rút viêm gan B.
Kỹ thuật RT-PCR: Kỹ thuật này có giá trị chẩn đoán cao, cho phép phát
hiện trực tiếp vi rút viêm gan B trong huyết thanh nhờ khả năng khuếch đại sao
7
chép ngược các đoạn ADN và ARN đặc hiệu trên hệ gen của vi rút viêm gan B.
Kỹ thuật này có thể dung để định lượng và định typ vi rút viêm gan B .
1.2.3.Vắc xin tiêm phòng:
Vắc xin tiêm phòng viêm gan B:
Khi bị nhiễm HBV: kháng nguyên siêu vi được tạo ra ồ ạt trong tế bào gan.
Do đó ta có thể phát hiện KN trong huyết tương ở giai đoạn nhiễm trùng cấp.
Huyết tương của người nhiễm HBsAg là nguồn gốc quan trọng để sản
xuất thuốc chủng ngừa viêm gan B.
Thuốc chủng ngừa Viêm gan vi rút B thật sự được cho phép sử dụng vào
năm 1981 tại Hoa Kỳ.
Thế hệ 1: Có nguồn gốc từ huyết tương.
Thế hệ 2: Vắc xin được sản xuất thông qua DNA tái tổ hợp từ Saccharomyces
cerevisiae và tế bào động vật.
Thế hệ 3: Được cải tiến từ thế hệ thứ 2. Sử dụng các chủng vi sinh vật khác
có hiệu quả hơn.
1.3. Dịch tễ học vi rút viêm gan B:
1.3.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới:
Nhìn chung tình hình nhiễm HBV thay đổi trên từng vùng địa lí và phổ
biến ở các nước trên thế giới, có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm
bệnh ở người dân ở mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và vệ
sinh môi trường. Trên thế giới hiện nay có 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B
trong đó có 350 triệu người nhiễm HBV mạn tính, ¾ trong số này là người
Châu Á, 25% người nhiễm HBV mạn có thể chuyển biến thành viêm gan
mạn, xơ gan, ung thư gan nguyên phát . Trong viêm gan B các yếu tố nguy cơ
cao như truyền máu, tiêm chích, quan hệ tình dục, quan hệ nghề nghiệp…Tỷ
lệ HBsAg ở những người này cao hơn gấp 10 lần so với quần thể dân cư nói
8
chung và khả năng trở thành người mang vi rút tiếp sau đó tăng đáng kể khi
đáp ứững miễn dịch bị suy giảm.
Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật và phòng bệnh ở Mỹ (CDC), hàng
năm có khoảng 300.000 người bị nhiễm trùng tiên phát do HBV , hầu hết xảy
ra ở những người trẻ, 1/4 trong số này có triệu chứng cấp tính vàng da, vàng
mắt. Hơn 10.000 người được nhập viện, có 300 người chết vì viêm gan tối
cấp, 8-10% khỏi bệnh và trở thành người mang HBsAg mạn tính. Nếu dựa
vào các chỉ điểm huyết thanh để chẩn đoán nhiễm trùng do HBV, tỷ lệ này
thay đổi tùy theo tầng lớp xã hội và yếu tố nguy cơ .
Ở Trung Quốc, Senegal, Thái Lan, Đài Loan, tỉ lệ nhiễm HBV rất cao ở
trẻ nhỏ và trong thời kì thơ ấu với tỷ lệ HBsAg (+) đến 25% .
* Các vùng dịch tễ HBV trên thế giới:
Trên cơ sở điều tra huyết thanh học các dấu ấn miễn dịch của HBV ở
từng khu vực, địa lý tỷ lệ người mang HBsAg và anti-HBs, được tổ chức y tế
thế giới WHO chia thành 3 vùng dịch tễ như sau: Vùng lưu hành dịch cao,
vùng lưu hành dịch trung bình và vùng lưu hành dịch thấp:
-Vùng lưu hành dịch cao:
Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) > 8% vài tỉ lệ người đã từng
nhiễm vi rút viêm gan B >60%. Gần 45% dân số thế giới nằm trong vùng này
bao gồm các nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Phi và hầu hết các nước
Trung Đông, vùng lưu vực sông Amazon. Đặc điểm dịch tễ học quan trọng
của vùng này là nhiễm HBV thường gặp ở trẻ em và lây nhiễm qua đường từ
mẹ sang con.
-Vùng lưu hành trung bình:
Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) từ 2-7% và tỉ lệ người đã từng
bị nhiễm vi rút viêm gan B từ 20-60% , 43% dân số thế giới nằm trong vùng
này, bao gồm Ấn Độ, một phần Trung Đông, Nhật Bản, Đông Âu và hầu hết
9
các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ. Trong vùng này thỉnh thoảng có thể thấy sự
nhiễm HBV ở trẻ em, nhưng nhiễm trùng sơ sinh hiếm gặp.
-Vùng lưu hành dịch thấp:
Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) <2% và tỉ lệ người đã từng
nhiễm vi rút viêm gan B<20% bao gồm các nước như : mỹ, Canada, Tây Âu,
Úc, New Zealand, trong vùng này trẻ em hiếm khi bị nhiễm HBV. Ngoài ra
còn một số quốc gia khác nằm trong vùng dịch tễ nhiễm HBV rất cao, tỷ lệ
mang HBsAg (+) trên 20%.
WHO cũng cho rằng 3 mức độ lưu hành của HBV trên cũng đủ tập hợp
đại đa số các nước trên thế giới. Những cuộc điều tra về tỉ lệ nhiễm HBV
cũng được tiến hành trong khu vực các đảo ở Nam Thái Bình Dương cho
thấy những biến đổi nhiều khi rất lớn về tỉ lệ nhiễm HBV từ quần đảo này
sang quần đảo khác kia hoặc từ đảo này sang đảo khác và ngay cả trong cùng
một đảo.
Trong một nghiên cứu tại một trường đại học y khoa Hanover ở Đức từ
năm 1974-1975 trên đối tượng là nhân viên bệnh viện đã cho thấy huyết thanh
của những người chuyên lau chùi sàn nhà có HBsAg (+) là cao nhất (26,3%),
kế đó là nhóm nữ y tá (20,5%) rồi y bác sỹ (18,2%), sinh viên y khoa (11%),
thấp nhất là các học viên nữ y tá khoảng 5% mang HBsAg, với n=1825. Tại
Bồ Đào Nha, tỷ lệ người khỏe mạnh nhiễm vi rút viêm gan B là 24,3%. Từ
kết quả trên người ta khuyến cáo: Tất cả nhân viên bệnh viện cả những người
trực tiếp hoặc không trực tiếp làm về y đều có nguy cơ cao bị lây nhiễm vi rút
viêm gan B, do đó tất cả cần phải tiêm chủng. Trên nhóm phụ nữa có thai, tỉ
lệ mang HBsAg (+) là: Tại Singapore: 4%, tại Ý: 2,45%, tại Trung Quốc:
15,7%, tại Việt Nam (Hải Phòng): 12,59% .
10
Hình 1.2. Bản đồ dịch tễ học HBV trên thế giới
1.3.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B tại việt Nam:
Theo WHO, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của nhiễm vi rút
viêm gan B. Nhiều nghiên cứu của một số tác giả trong nước ước tính tỉ lệ
nhiễm HBV ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, tương đương khoảng
10-12 triệu người đang mang mầm bệnh. Trong khu vực lưu hành cao như
nước ta hầu hết các trường hợp lây nhiễm HBV qua đường mẹ truyền sang
con. Tỷ lệ phát triển của dân số Việt Nam hiện nay vào khoảng 1,8%, như vậy
hàng năm có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai. Tỉ lệ phụ nữ mang thai bị
nhiễm HBV ước tính khoảng 360.000 người mang HBsAg (+), trong số này
có khoảng 1/3 vừa mang HBsAg(+) vừa mang HBeAg (+) và nguy cơ lây
nhiễm cho con khoảng 85%, nghĩa là mỗi năm Việt Nam có khoảng 100.000
trẻ em có thể bị nhiễm HBV từ mẹ .
Tỷ lệ nhiễm HBV trong dân cư:
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả (bảng 1.1) cho thấy tỉ lệ người mang
HBsAg (+) trong dân cư một số tỉnh , thành phố trong cả nước là khá cao. Tại
Hà nội tỉ lệ này là 15%-25% , trên người khám tuyển đi lao động nước ngoài là
11
15,3%-27,74%, tỷ lệ HBsAg trong nhóm người khỏe mạnh tại thành phố Hồ Chí
Minh: 12,8%-19,7%; Lâm Đồng :16.74% , Kháng Hòa- Nha Trang: 10,6% và
các tỉnh đông bằng ven biển miền trung: 12,80%- 19,7%, Bình Thuận: 17,68%,
Tây Nguyên: 15,3%-16,9% , Thanh Hóa: 14,59% .
Bảng 1.1: Tỉ lệ người mang HBsAg (+) khảo sát tại một số địa phương
trong nước
Địa phương
Tác giả
Hoàng Thủy Nguyên
Nguyễn Thu Vân
Đối tượng
Người cho máu
Người khỏe mạnh
Nhân viên y tế
Sinh viên đại học y
Bệnh nhân viêm gan
Bệnh nhân không phải viêm
Tỷ lệ %
HBsAg (+)
18,02
24,74
17,3 - 26,3
25
43,5
25,24
gan
Hà Nội
Cộng đồng dân cư
15 – 20
Tuyển lao động đi nước ngoài 15,3–24,74
Đỗ Trung Phấn
Cộng đồng dân cư HN
11,35
Lê Vũ Anh
Phụ nữ có thai
12,9
Người cho máu
9 – 10
Ngô Quang Lực
Nhân viên y tế
9,83
Vũ Triệu An
Nhân viên y tế, nhân viên
18,6
Vũ Thúy Hiền
phòng xét nghiệm
Người khỏe mạnh
12,8 – 19,7
Trương Xuân Liên
TP HCM
Người cho va hiến máu
9,5
Trần Văn Bé
Nhân viên y tế
11,4
Hà Bắc Viện vệ sinh dịch tễ TW
Người khỏe mạnh
25
Vĩnh Phú Viện vệ sinh dịch tễ TW
Người khỏe mạnh
23,2
Nguyễn Thị Nga
Phụ nữ có thai
12,5
Hải Phòng
Nguyễn Tuyết Nga
Người cho máu
11,01
Người cho máu
11,52
Người khỏe mạnh
9,41
Lâm Đồng
Hoàng Công Long
Nhân viên y tế
9,83
Bệnh nhân viêm gan
55,55
Cộng đồng dân cư
16,74
Nha Trang
Viên Chinh Chiến
Cộng đồng dân cư
10,6
Phụ nữ có thai
14,2 – 62,2
12
Bình Thuận
Tây
Nguyên
An Giang
Thanh Hóa
Mỹ Khắc Thọ
Lê Văn Quân
Hoàng Anh Vường
Châu Hữu Hầu
Vũ Hồng Cương
Các tỉnh đồng bằng ven biển
12,80–19,7
Cộng đồng dân cư
17,68
Tân binh
Cộng đồng dân cư
Người khỏe mạnh
Cư dân
Nhân viên y tế
Người cho máu
Gái mại dâm
Bệnh nhân viêm gan
15,4
15,3 – 16,9
11
14,59
14,61
18,18
19,15
43,37
1.3.3. Các yếu tố liên quan tới sự lây nhiễm vi rút viêm gan B:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và các tác giả khác nhau trên thế giới những
yếu tố sau đã được xác định là yếu tố nguy cơ cao trong lây nhiễm HBV ở người
trưởng thành .
- Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với máu và các sản phẩm của máu.
- Bệnh nhân lọc máu thận (Chạy thận nhân tạo).
- Đối tượng thường xuyên phải truyền máu và các sản phẩm của máu.
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình đồng giới và khác giới.
- Tiêm chích ma tuý và sử dụng thuốc đường tĩnh mạch.
- Tiếp xúc trong gia đình và quan hệ tình dục với người mang vi rút
viêm gan B.
- Những người phục vụ bệnh nhân thần kinh và đối tượng chậm phát triển trí tuệ.
- Những người nhập cư, du lịch đến khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao.
- Đối tượng xăm, chích, dùng chung bàn cạo râu, bàn chải răng.
1.3.4. Vắc xin viêm gan B
Thế hệ vắc xin đầu tiên là được điều chế từ huyết tương người và
hiện tại được sản xuất thông qua DNA tái tổ hợp .
Sự an toàn của vắc-xin VGB được nghiên cứu thường xuyên kể từ lần
đầu đưa vào sử dụng. Vắc-xin có một số tác dụng phụ nhỏ và phổ biến, chẳng
13
hạn như đau tại chỗ tiêm và sốt kéo dài dưới một ngày. Cũng như tất cả các
loại vắc-xin, vắc-xin VGB có thể gây ra phản ứng dị ứng ngắn hạn được gọi
là phản ứng quá mẫn (phản vệ). Ước tính xảy ra một lần trong mỗi 1,1 triệu
liều tiêm vắc-xin phòng VGB. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu dài hạn,
vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy các tác dụng có hại nghiêm trọng và
lâu dài liên quan đến nguyên nhân do tiêm phòng VGB . Vắc xin chủng ngừa
VGB bắt đầu triển khai vào năm 1981 tại Mỹ. Việc tiêm phòng vắc xin VGB
thường kỳ cho mọi trẻ sơ sinh bắt đầu từ năm 1992. Hàng trăm triệu người đã
được tiêm vắc xin VGB làm ngăn chặn hơn 95% các ca lây nhiễm.
Vắc-xin VGB sử dụng tại Việt Nam được sản xuất theo công nghệ tái tổ
hợp DNA. Thành phần của vắc xin bao gồm các thành phần protein của vi rút
VGB giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và đáp ứng với khả năng
nhiễm vi rút VGB. Vắc xin này không chứa vi rút VGB do đó không gây
nhiễm bệnh. Việc cấp phép cho vắc xin được thực hiện bởi cơ quan quản lý
của quốc gia, tại Việt Nam là Viện Kiểm định Vắc xin và sinh phẩm Y tế. Cơ
quan này kiểm tra các quy trình sản xuất để đảm bảo rằng các hoạt động sản
xuất hiện nay tuân thủ đúng quy trình. Chỉ những loại vắc xin được cấp phép
mới được chương trình tiêm chủng sử dụng. Để đảm bảo an toàn, vắc xin tiếp
tục được theo dõi rất chặt chẽ, kể cả quá trình cấp phép và trong quá trình sử
dụng .
Tất cả các loại vắc xin được sử dụng trong Chương trình quốc gia về
Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an
toàn quốc tế. Vắc xin VGB được sản xuất trong nước bởi Công ty Vắc xin và
Sinh học số 1. Vắc xin đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế
và đã được sử dụng từ năm 1997 tại Việt Nam. Ngoài ra, mỗi lô vắc xin sản
xuất ra cũng được Viện Kiểm định Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Quốc gia tại
Việt Nam cấp phép sử dụng, có nghĩa là nó phải được kiểm tra chất lượng và
tăng cường độ an toàn một lần nữa trước khi được đưa vào sử dụng.
14
1.3.5. Sự cần thiết tiêm phòng vắc xin viêm gan trong 24 giờ đầu sau sinh
Theo khuyến cáo của WHO, trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng phòng bệnh
VGB trong vòng 24 giờ đầu ngay sau khi sinh. Khuyến cáo này dựa trên
những bằng chứng mạnh nhất hiện có và thông qua tham vấn với các chuyên
gia toàn cầu .
Viêm gan B lưu hành tại Việt Nam với hơn 10%-12% phụ nữ mang thai
bị nhiễm vi rút VGB mạn tính. Lây truyền bệnh từ mẹ sang con là đường lây
quan trọng dẫn đến tỷ lệ nhiễm vi rút VGB mạn tính cao tại Việt Nam. Trẻ sơ
sinh bị nhiễm vi rút VGB không có triệu chứng nhưng 90% có thể bị mạn tính
lâu dài.
Chính vì vậy, việc cung cấp vắc xin VGB trong vòng 24 giờ sau sinh rất
quan trọng để ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con . Việc tiêm vắc xin liều sơ
sinh thực hiện càng sớm thì hiệu quả phòng ngừa bệnh càng cao. Mũi tiêm
trong 24 giờ sau sinh có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây
truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo thời gian sau
sinh và không còn hiệu quả phòng ngừa nếu tiêm sau 7 ngày .
1.3.6. Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trên thế giới và tại
Việt Nam
1.3.6.1. Trên thế giới
Ảnh hưởng của vắc xin VGB được phát hiện sớm nhất bởi Krungman và
cộng sự vào cuối những năm 1960 . Tính từ năm 1982 cho đến nay, đã có hơn
2 tỉ liều lượng vắc xin ngừa VGB sử dụng trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu
cho thấy hiệu quả của vắc xin lên đến 95% và đã góp phần lớn vào việc phòng
chống VGB trên thế giới. Theo báo cáo của WHO, đến năm 2012 có 183 quốc
gia trên thế giới đã tiêm vắc xin VGB cho trẻ em trong chương trình tiêm
chủng và 79% trẻ em đã được tiêm. Đây là tỷ lệ tăng nhanh nếu so sánh với
năm 1992 chỉ có 31 quốc gia và là năm Hội đồng Y tế Thế giới thông qua biểu
15
quyết khuyến nghị tiêm vắc xin phòng chống VGB toàn cầu. Cũng trong năm
2012, có 94 quốc gia đã thực hiện tiêm vắc xin VGB cho trẻ sơ sinh .
Ở Đài Loan, chương trình tiêm vắc xin ngừa VGB được triển khai toàn
quốc từ năm 1984. Đây là một trong những nước thành công nhất trong việc
phòng ngừa bệnh này. Chỉ trong vòng 10 năm sau khi triển khai chương trình
tỷ lệ trẻ em mới sinh mắc VGB giảm từ 10% xuống 1%. Trong thời gian này,
tỷ lệ ung thư gan ở trẻ em giảm gần 50% ,.
Tỷ lệ tiêm phòng VGB liều sơ sinh trên toàn thế giới năm 2006 là 27%
(3%-71%). Đối với những nước có tỷ lệ người nhiễm VGB cao (>8%) thì có
36% trẻ em được tiêm phòng liều sơ sinh, những nước có tỷ lệ người nhiễm
thấp có 20% trẻ được tiêm [38]. Ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, Mexico,
Cuba mặc dù là vùng lưu hành viêm gan ở mức thấp, đường lây truyền từ mẹ
sang con không phải là chủ yếu, nhưng tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh
năm 2013 cũng ở mức cao như 72% (Hoa Kỳ), 82% (Mexico), 99% (Cuba) .
Theo đánh giá của Hội đồng Tiêm chủng của Tổ chức y tế thế giới thì tỷ lệ
bao phủ toàn cầu tiêm phòng vắc xin VGB cho trẻ sơ sinh năm 2011 vẫn còn
thấp, chỉ chiếm 26% số trẻ .
1.3.6.2. Tại Việt Nam
Theo ước tính của WHO, Việt Nam được coi là một nước có tỷ lệ nhiễm
virút VGB cao (>8%) . Dựa trên dân số trung bình và tỷ suất sinh thô của Việt
Nam năm 2009 , số trẻ sinh ra hàng năm sẽ khoảng 1.500.000 trẻ. Như vậy
với tỉ lệ 3-5% trẻ bị nhiễm VGB từ mẹ tại thời điểm sinh , nếu không trẻ nào
được tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh, ước tính hàng năm sẽ có khoảng từ
4.500-7.500 trẻ có nguy cơ nhiễm vi rút VGB.
Vắc xin phòng lao, bại liệt và vắc xin VGB mũi 2, 3, 4 là để phòng phơi
nhiễm trong tương lai. Tuy nhiên vắc xin VGB sơ sinh cần được tiêm càng
sớm càng tốt để bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với virút ngay khi sinh . Việt
16
Nam là nước thuộc vùng bệnh lưu hành ở mức cao do đó việc tiêm vắc xin
VGB ngay trong vòng 24 giờ không chỉ phòng lây truyền từ mẹ sang con mà
còn lây ngay từ môi trường xung quanh, người thân, người chăm sóc.
Vắc xin VGB bắt đầu được triển khai thí điểm trong chương trình TCMR
từ năm 1997 tại những vùng nguy cơ cao của bệnh. Từ năm 2003, được sự hỗ
trợ của GAVI, vắc xin VGB được triển khai trên toàn quốc cho trẻ < 1 tuổi
trong tiêm chủng thường xuyên với 100% số huyện trên toàn quốc được bao
phủ . Buổi tiêm chủng thường xuyên được tổ chức định kỳ hàng tháng và mỗi
tháng chỉ tổ chức tiêm trong 1- 3 ngày cố định. Tuyến xã là tuyến tiêm tất cả
các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho đối tượng trẻ em và
phụ nữ có thai/nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tại mỗi xã có thể có một hoặc nhiều
điểm tiêm chủng:
- Ở hầu hết các xã, điểm tiêm chủng cố định tại trạm y tế xã là hình thức
cơ bản nhất, tại các xã này buổi tiêm chủng được tổ chức vào một ngày
hoặc một số ngày cố định trong tháng. Riêng vắc xin viêm gan B, do
khuyến cáo của chương trình là tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh
nên liều sơ sinh được các trạm y tế thực hiện bất cứ khi nào có trẻ được
sinh ra. Ở những vùng đồng bằng, điều kiện giao thông thuận tiện, không
quá xa, người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ y tế, mỗi xã chỉ có một điểm
tiêm chủng tại trạm y tế .
- Ở một số xã có địa bàn rộng hoặc đi lại khó khăn điểm tiêm chủng
ngoài trạm có thể được tổ chức hàng tháng, định kỳ hoặc trong các đợt chiến
dịch. Mỗi điểm tiêm chủng ngoài trạm thực hiện tiêm chủng cho một cụm các
thôn gần nhau.
Điểm được chọn là thôn nằm ở trung tâm của cụm. Cách thức tổ chức
này giúp người dân dễ tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng hơn, làm tăng tỷ lệ
tiêm chủng tại các vùng khó khăn, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng sông nước.