Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Thực trạng và kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con đủ 12 tháng tuổi về tiêm chủng mở rộng tại huyện thanh hà, tỉnh hải dương năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 80 trang )

1

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………..

5

Chương 1: TỔNG QUAN ……………………………………………….

7

1.1. Lịch sử chương trình tiêm chủng mở rộng……………………………

7

1.2. Tình hình tiêm chủng mở rộng……………………………………….

8

1.3. Các loại vaccine được dùng trong chương trình TCMR………………

15

1.4. Bảo quản dây chuyền lạnh…………………………………………….

17

1.5. Quy trình tiêm chủng an toàn của Chương trình tiêm chủng mở rộng

24


Quốc gia……………………………………………………………………

30

1.6. Lịch tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam……………………………….

30

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………

31

2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..

31

2.3. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………….

36

2.4. Xử lý số liệu…………………………………………………………...

39

2.5. Khống chế sai số………………………………………………………


39

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………….

39

Chương 3. KẾT QUẢ……………………………………………………

41

3.1. Xác định tỷ lệ tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho trẻ em đủ 12 tháng

41

tuổi tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương năm 2014 - 2015.
3.2. Mô tả kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con đủ 12 tháng tuổi

45

về tiêm chủng mở rộng huyện Thanh Hà, Hải Dương năm 2014 - 2015.
Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………………….

55

4.1. Xác định tỷ lệ tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho trẻ em đủ 12 tháng

55

tuổi tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương năm 2014 - 2015.
4. 2. Mô tả kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con đủ 12 tháng tuổi


60


2

về tiêm chủng mở rộng huyện Thanh Hà, Hải Dương năm 2014 - 2015.
KẾT LUẬN……………………………………………………………….

68

KIẾN NGHỊ………………………………………………………………

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….........

70

PHỤ LỤC………………………………………………………………….

77


3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới………………………… 41
Bảng 3.2. Phân bố trẻ có tiêm chủng theo địa bàn sống……………………


41

Bảng 3.3. Tỷ lệ trẻ có sẹo BCG đạt yêu cầu kỹ thuật tiêm…………………

42

Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vaccine (chưa tính sẹo BCG 43
đạt yêu cầu)…………………………………………………………………
Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ tiêm đủ liều theo loại vaccine………………………….. 43
Bảng 3.6. Lý do không đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ……………………… 44
Bảng 3.7. Liên quan giữa số con của các bà mẹ với tiêm chủng đầy đủ

44

Bảng 3.8. Liên quan giữa nghề nghiệp của các bà mẹ với tiêm chủng đầy 45
đủ……………………………………………………………………………
Bảng 3.9. Hiểu biết đúng về lợi ích tiêm chủng theo học vấn của các bà 47
mẹ…………………………………………………………………………..
Bảng 3.10. Bà mẹ hiểu biết đúng về lợi ích của tiêm chủng theo độ 48
tuổi…………………………………………………………………..............
Bảng 3.11. Liên quan giữa hiểu biết đúng của các bà mẹ với tỷ lệ tiêm

48

chủng………………………………………………………………………..
Bảng 3.12. Hiểu biết của các bà mẹ về số mũi tiêm chủng………………… 49
Bảng 3.13. Tỷ lệ các bà mẹ biết các bệnh phòng được trong 50
CTTCMR…………………………………………………………………...
Bảng 3.14. Tỷ lệ các bà mẹ biết được trường hợp nào vẫn được tiêm chủng 51
cho trẻ em để đảm bảo đúng lịch tiêm……………………………………..

Bảng 3.15. Tỷ lệ hiểu biết của các bà mẹ về các dấu hiệu sau tiêm phòng 52
lao………………………………………………………………………….
Bảng 3.16. Tỷ lệ các bà mẹ nhận được thông báo về tiêm 53
chủng……………………………………………………………………….


4

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Phân bố trẻ theo tình trạng lưu giữ phiếu tiêm chủng
Hình 3.2. Hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích tiêm chủng
Hình 3.3. Tỷ lệ các bà mẹ biết đúng lịch tiêm chủng
Hình 3.4. Hiểu biết của các bà mẹ về các dấu hiệu sau tiêm chủng
Hình 3.5. Nguồn thông tin cho các bà mẹ về tiêm chủng


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm
1981 được sự hỗ trợ của Tổ chức y tế Thế giới và quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
với vaccine phòng 6 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, lao, bại
liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 1985 tiêm chủng mở rộng được đẩy mạnh và
triển khai trên phạm vi cả nước. Mục tiêu tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành với
tỷ lệ 87% năm 1990 và trên 90% vào năm 1993 cho toàn trẻ em dưới 1 tuổi
trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccine [2] . Năm 1997 được bổ
sung thêm vaccine viêm gan B đến năm 2003 có 100% số huyện trên cả nước
được tiêm vaccine viêm gan B. Năm 2004 tỷ lệ tiêm 3 mũi viêm gan B đạt
94,2%. Từ đó vaccine viêm gan B được coi là vaccine thứ 7 trong chương trình
tiêm chủng mà trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi phải được tiêm chủng đầy đủ. Đến

tháng 6 năm 2010 vaccine BH - HG - UV được thay thế thành Quinvaxem tỷ lệ
tiêm 3 mũi Quinvaxem đạt 95% và từ đó Quinvaxem đã được thay thế cho Bạch
hầu - Ho gà - Uốn ván - VGB - Hib [2].
Chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ bảo vệ sức khoẻ trẻ em mà
còn có ý nghĩa chính trị xã hội và quan hệ Quốc tế quan trọng [8]. Là một trong
những chương trình y tế Quốc gia ưu tiên hàng đầu và được đưa vào 10 nội dung
chăm sóc sức khỏe ban đầu, đã mang lại thành công lớn trong việc giảm tỷ lệ
mắc, tỷ lệ chết ở trẻ em do 8 bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra. Việt Nam ta đã
thanh toán bại liệt năm 2000, dần dần loại trừ uốn ván sơ sinh và tiến tới khống
chế bệnh sởi.
Nâng cao sức khỏe con người là nhiêm vụ trọng tâm của ngành y tế, sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn xã hội. Trong những năm qua
được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các


6

ban ngành, ngành y tế đã đạt một số thành tích trong công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân nói chung và công tác tiêm chủng nói riêng.
Thanh Hà là một huyện nông nghiệp nằm phía Nam tỉnh Hải Dương có
diện tích: 159 km², dân số: 152.492 người, có 24 xã và 01 thị trấn theo thống kê,
báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Thanh Hà đến hết năm 2013 tiêm chủng đầy
đủ là 99,2% đạt chỉ tiêu, tuy nhiên tiến độ tiêm chủng hàng tháng giao động từ
0,6 - 0,8% nhất là chênh lệch giữa các mũi tiêm. Phải chăng điều này có liên
quan đến hiểu biết của các bà mẹ về tiêm chủng. Do đó việc tìm hiểu kiến thức
về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con đủ 12 tháng tuổi của huyện Thanh
Hà là yêu cầu cần thiết.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “ Thực trạng
và kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con đủ 12 tháng tuổi về tiêm chủng
mở rộng tại huyện Thanh Hà, Hải Dương năm 2014 - 2015 ”. Nhằm mục tiêu

1. Xác định tỷ lệ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đủ 12 tháng tuổi tại
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương năm 2014 - 2015.
2. Mô tả kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con đủ 12 tháng tuổi về
tiêm chủng mở rộng huyện Thanh Hà, Hải Dương năm 2014 - 2015.


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử chương trình tiêm chủng mở rộng
1.1.1. Sơ lược lịch sử và quá trình triển khai Chương trình tiêm
chủng mở rộng
Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR): Được triển khai tại Việt
Nam từ năm 1981 nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong và di chứng 8
bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em là: Bại liệt, bạch hầu, ho gà, Hib, sởi, lao,
uốn ván sơ sinh, viêm gan B. Chương trình TCMR sử dụng vaccine gây miễn
dịch chủ động. Nhằm tiến đến loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi trẻ
em, phụ nữ có thai trong độ tuổi nữ 15 - 35 tuổi.
Đối tượng của chương trình TCMR là trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang
thai và nữ 15 - 35 tuổi (lứa tuổi trong độ tuổi sinh đẻ có thể chưa có gia đình thì
được tiêm 3 liều vaccine uốn ván hoặc đã có gia đình với 1 con đầu tiên và đã
tiêm 2 liều vaccine phòng uốn ván thì được tiêm 1 liều nữa) [11].
1.1.2. Các hình thức tiêm chủng mở rộng
- Tiêm chủng thường xuyên: Một hình thái của tiêm chủng được tổ chức
thường xuyên cố định vào ngày 25 hàng tháng. Chiến lược này chủ yếu ở thành
phố, đồng bằng, nơi đông dân cư có nhiều điều kiện thuận lợi.
- Tiêm chủng định kỳ: Tại những vùng khó khăn về giao thông, cơ sở y
tế đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, áp dụng hình thức tiêm chủng định kỳ.
Đây là hình thức tiêm chủng khắc phục các khó khăn của một số vùng đặc biệt

để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Hình thức này dần dần được thay thế bằng hình
thức tiêm chủng thường xuyên để nâng cao chất lượng của dịch vụ của chương
trình TCMR.


8

- Tiêm chủng chiến dịch: Đây là hình thức tiêm chủng đồng loạt cho đối
tượng lớn, trên phạm vi rộng trong một thời gian ngắn. Hình thức tiêm chủng
này được áp dụng trong chiến dịch những ngày tiêm chủng toàn quốc để thanh
toán bệnh bại liệt, chiến dịch tiêm nhắc mũi 2 vaccine sởi cho trẻ em từ 9 tháng
đến 14 tuổi nhằm đạt mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2014.
1.2. Tình hình tiêm chủng mở rộng
1.2.1. Tình hình tiêm chủng mở rộng trên thế giới
Kỷ nguyên của tiêm chủng bắt đầu từ năm 1796 khi một thầy thuốc người
Anh ở nông thôn tên là Edward Jenner, đã cấy cho một đứa trẻ 8 tuổi những chất
tiết lấy từ tổn thương của bệnh đậu bò và cho thấy rằng đứa trẻ đã được bảo vệ
chống lại bệnh đậu mùa. Sau khi tiến hành thí nghiệm này nhiều lần với một kết
quả giống hệt nhau, năm 1798 Jenner công bố kết quả nghiên cứu vắc xin phòng
bệnh đậu mùa. Đến năm 1810, nhiều nước ở Châu Âu đã thực hiện tiêm chủng
bắt buộc đối với bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa là bệnh đầu tiên trên thế giới
thanh toán được trong thập niên 70 của thế kỷ XX, đến nay toàn thế giới chưa
phát hiện bệnh đậu mùa quay trở lại. Đây là một kết quả có ý nghĩa lớn cho nền
y học và là cơ sở cho việc thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên
toàn thế giới sau này.
Gần một thế kỷ sau phát minh của Jenner, Louis Pasteur phát hiện ra rằng
người ta có thể thu được tác nhân gây miễn dịch bằng cách bất hoạt vi sinh vật
gây bệnh nhiễm trùng và ông gọi chúng là những vaccine. Năm 1885, sau khi đã
thử trên súc vật một vaccine sản xuất từ vi rút bất hoạt gây bệnh dại, ông Louis
Pasteur đã đem thử nghiệm cho một đứa trẻ 9 tuổi bị thương rất nặng do chó dại

cắn và chắc chắn đứa trẻ này sẽ tử vong. Đứa trẻ được tiêm 14 mũi vaccine và
không bị bệnh dại. Từ năm 1890, những thành phố lớn trên thế giới đã có những
trung tâm tiêm chủng phòng bệnh dại và có thể nói cho đến nay bệnh dại đã
được khống chế một cách hiệu quả.


9

Trong thế kỷ XX, nhiều loại vaccine đã được tạo ra và chương trình
TCMR đã thu hút được nhều thành công. Năm 1921 Albert Calmette và
Calmille Guerín đã thành công trong việc tạo ra một chủng vi khuẩn lao giảm
độc lực, và từ đó sản xuất vaccine BCG. Việc tiêm BCG đã nhanh chóng triển
khai ở nhiều nước để phòng bệnh lao cho cộng đồng. Chỉ trong năm 1955 hơn
60 triệu người trên thế giới đã được tiêm phòng BCG. Năm 1923 Gaston Ramon
đã phát hiện ra độc tố vi khuẩn gây bệnh uốn ván và bạch hầu bất hoạt bằng
Formandehyde (gọi là giải độc tố) và có thể dùng để phòng bệnh đó. Năm 1925
vaccine phòng bệnh ho gà ra đời, tiếp theo là sự ra đời của vaccine phòng bệnh
sốt vàng vào năm 1930.
Chỉ trong những năm 40, hơn 20 triệu người Tây Phi đã được phòng bệnh
sốt vàng, cho phép khống chế về cơ bản bệnh dịch này tại khu vực Tây Phi.
Vaccine bại liệt được thử nghiệm và sau đó sử dụng rộng rãi trên thế giới năm
1950. Với việc sử dụng vaccine phòng bệnh bại liệt nhanh chóng được đưa vào
chương trình tiêm chủng phòng bệnh. Cho đến nay, hầu hết các nước phát triển
và đang phát triển trên thế giới đã tuyên bố thanh toán bệnh bại liệt. Tuy nhiên
đây là một trong những thách thức của một số nước Châu Phi, Châu Á chưa
thanh toán bệnh bại liệt là đang có nguy cơ tiềm ẩn cho các nước đã thanh toán
bệnh bại liệt quay trở lại. Hiện nay có nhiều vaccine gây miễn dịch chủ động
phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Những vaccine được dùng phổ biến trong
chương trình TCMR của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam bao
gồm: Vaccine BCG, bại liệt, sởi và DPT - VGB - Hib đó là những vaccin WHO

và UNICEF muốn làm cho phổ cập đến tất cả mọi người.
Chương trình TCMR được WHO chính thức thành lập và triển khai từ
năm 1974 chủ yếu phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, lao,
sởi…Thực tế cho thấy chương trình tiêm chủng hàng năm đã cứu sống hàng
triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, tuy vậy vẫn còn hơn 3.5 triệu trẻ em bị


10

tử vong hoặc tàn phế mà lẽ ra có thể phòng tránh được bằng tiêm chủng vaccine
phòng bệnh [1], [10]. Tháng 5 năm 1977 Chương trình TCMR được WHO xác
định mục tiêu quan trọng là: “ Giảm tỷ lệ tử vong có thể quy cho 6 bệnh: bạch
hầu, ho gà uốn ván, bại liệt, sởi, lao bằng cách tạo miễn dịch cho tất cả các trẻ
em trên toàn cầu năm 1990 ”. Đây là những bệnh mà hàng năm trong thập niên
70 của thế kỷ XX ước tính đã giết hại và gây ra tàn phế cho hàng triệu trẻ em.
Việc tiêm chủng phòng ngừa các bệnh trên vừa hiệu quả, vừa an toàn và thực tế
các nước đã cho thấy các trường hợp mắc, chết của 6 bệnh giảm đi một cách
nhanh chóng khi hầu hết các trẻ em được tiêm vaccine phòng bệnh. Theo dự
đoán của WHO, nếu tiêm chủng cho trẻ em trên toàn thế giới, có thể cứu sống 3
triệu trẻ em trên toàn thế giới [11].
Chương trình TCMR đã được WHO xác định là 1 trong 8 nội dung chăm
sóc sức khỏe ban đầu theo tuyên ngôn Alma - Ata năm 1978, kêu gọi và vận
động các nước thành viên thực hiện chương trình có ích trong khuôn khổ hoạt
động, nhằm thực hiện mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người”. Mục đích của
chương trình này là mở rộng, phát triển công tác tiêm chủng cho toàn thể trẻ em
trên toàn thế giới, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển sẽ được tiêm
phòng 8 loại vaccine phòng 8 bệnh truyền nhiễm [25].
Cho đến nay các nước thành viên liên hợp quốc đều có chương trình
TCMR, trong đó có Việt Nam đã đạt được mục tiêu phổ cập tiêm chủng cho trẻ
em dưới một tuổi. Cách đây hai thập kỷ có 5% trẻ sơ sinh ở các nước đang phát

triển được tiêm chủng miễn dịch phòng 6 bệnh chính và hiện nay được tiêm
chủng miễn dịch 8 bệnh truyền nhiễm. Ngày nay tỷ lệ tiêm chủng trên toàn thế
giới đã đạt được 80% [11], đây là một đỉnh cao thành tựu và các bệnh truyền
nhiễm ở trẻ em đã được đẩy lùi một cách đáng kể.
1.2.2. Tình hình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam


11

Ở Việt Nam chương trình TCMR được đưa vào 10 nội dung chăm sóc sức
khỏe ban đầu, là một trong những chương trình y tế Quốc gia được ưu tiên hàng
đầu và được triển khai rất sớm từ những năm 1981. Với sự giúp đỡ của Quỹ Nhi
Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), sự chỉ
đạo trực tiếp của Đảng, nhà nước và sự tham gia tích cực của các cấp chính
quyền, các ban ngành đoàn thể, hưởng ứng tích cực của nhân dân và các gia
đình có con trong diện tiêm chủng, chương trình TCMR đã được triển khai khắp
cả nước trong những năm qua [1], [2], [5],[10], [21] . Chương trình đã và đang
phát huy có hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ, hạ một cách rõ rệt tỷ
lệ mắc/ chết 8 bệnh truyền nhiễm trẻ em, giảm bớt chi phí về điều trị [33], [34].
Chương trình TCMR ở nước ta hoạt động theo bốn thời kỳ [3], [18],
[27],[28].
- 1981-1982: Làm thí điểm một số tỉnh, thành.
- 1982-1985: Phát triển ra 20 tỉnh, thành.
- 1986-1990: Đẩy mạnh tiêm chủng trong toàn quốc (100% số tỉnh,
huyện; 92% số xã, phường).
- 1990-2000: Triển khai chương trình thanh toán bại liệt và loại trừ uốn
ván sơ sinh, tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt được.
Tiêm chủng mở rộng có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và
quan hệ quốc tế. Năm 1988 chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thực hiện lời cam kết với Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc với mục tiêu là

80% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống 8 loại vaccine.
Trong những năm đầu, việc thực hiện tiêm chủng có rất nhiều khó khăn
song Đảng, nhà nước, cán bộ y tế và nhân dân dân ta đã cố gắng vượt qua những
trở ngại khó khăn đã đưa vaccine đến tận những vùng xa xôi, hẻo lánh để tiêm
chủng cho trẻ. Những nơi có điều kiện tổ chức tiêm chủng thường xuyên, có thể
vừa kết hợp tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch. Tỷ lệ tiêm


12

chủng được là 80% ở trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng trong cả nước là rất cao so
với thực trạng nền kinh tế đất nước ta lúc bấy giờ. Từ năm 1989 chuyển sang
tiêm chủng thường xuyên kết hợp tiêm chủng chiến dịch và đã duy trì tiêm
chủng ở tỷ lệ cao [2], [7].
Trước năm 1985, địa bàn thực hiện tiêm chủng chỉ giới hạn trong 1313
xã, phường thuộc 166 huyện, đến năm 1990 đã triển khai được ở 8933 xã, thuộc
522 huyện trong cả nước. Đến năm 1995 toàn quốc đã xóa xã trắng về TCMR.
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng ngày càng cao, những năm cuối thế kỷ XX
tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ luôn đạt trên 90%.
Chương trình TCMR đã đạt được một số thành tích nhất định, Chính phủ
Việt Nam đã tuyên bố thanh toán bệnh bại liệt tháng 12 năm 2000. Phấn đấu loại
trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi năm 2010. Tuy nhiên việc bảo vệ
thanh quả thanh toán bệnh bại liệt là rất khó khăn vì các nước xung quanh Việt
Nam còn lưu hành bệnh bại liệt. Uốn ván sơ sinh giảm rất nhiều nhưng số mắc
còn cao ở nhiều nước. Sởi vẫn là bệnh có số ca mắc cao ở cộng đồng, đặc biệt là
bệnh sởi đang quay trở lại và mắc bệnh ở những người lớn của miền Bắc nước ta
vào những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 [3], [4], [6], [7].
Viêm gan B và viêm não Nhật Bản là những bệnh đang lưu hành và đe
dọa đến sức khỏe và tính mạng trẻ em…Những nguy cơ trên đòi hỏi Việt Nam
cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện TCMR, không những phải đảm bảo tỷ

lệ tiêm chủng đầy đủ mà còn phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng công tác
tiêm chủng, an toàn tiêm chủng và quan trọng hơn nữa là tiêm chủng đúng lịch.
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo tất cả các nước cần đưa vaccine viêm
gan B vào chương trình TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 1997, vaccine viêm
gan B được đưa vào chương trình tiêm chủng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hàng
năm TCMR mới chỉ đủ vaccine cho khoảng 20% số trẻ dưới 1 tuổi trong cả
nước [11]. Năm 2003 vaccine viêm gan B đã được triển khai trên phạm vi toàn


13

quốc với sự giúp đỡ về vaccine, dụng cụ tiêm chủng của Liên minh toàn cầu về
vaccin tiêm chủng (GAVI). Và tháng 6/2010 vaccine Quinvaxem đã được triển
khai trên phạm vi toàn Quốc.
1.2.3. Tình hình tiêm chủng mở rộng tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở phía đồng bằng sông Hồng thuộc vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố
Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải
Phòng 45 km về phía tây, phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh
Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải
Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên. Trung tâm
hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 2, có diện tích tự
nhiên 1,661,2 km², dân số gần 1,7 triệu người, gồm 1 thành phố, 11 huyện, 263
xã, phường, 1411 thôn, khu dân cư, việc triển khai các chương trình y tế Quốc
Gia nói chung và chương trình TCMR nói riêng. Chỉ tiêu tiêm chủng đầy đủ của
các huyện còn thấp, tuy vậy nhưng ngành y tế toàn tỉnh đã thực hiện tiêm chủng
đầy đủ trong năm 2013, tỷ lệ BCG đạt 98,6%, tiêm chủng đầy đủ đạt 96,2%, tiến
độ thấp hơn so với năm 2012 (98,6%). Tỷ lệ tiêm VG B mũi 1 < 24h đạt 70,5%
còn thấp so với chỉ tiêu 29,5%; là do các sự cố xảy ra trùng hợp sau tiêm chủng,
chính điều này cũng ảnh hưởng kết quả tiêm viêm gan B. Bộ Y tế đã có công

văn chỉ đạo các bệnh viện tiếp tục triển khai tiêm viêm gan B mũi 1 trong vòng
24h.
Chỉ đạo của Sở Y tế trong những năm tới đến toàn tỉnh duy trì thành quả
thanh toán bại liệt năm 2000, bảo vệ thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh năm
2005, 100% các huyện đạt tỷ lệ UVSS < 1/1.000 trẻ sống, giảm tỷ lệ mắc sởi <
0,8 < 100.000 dân, giảm tỷ lệ mắc bạch hầu < 0,05/100.000 dân, giảm tỷ lệ mắc
ho gà xuống < 0,5/100.000 dân, giảm tỷ lệ mắc viêm màng não mủ <


14

0,5/100.000 dân, tỷ lệ phát hiện LMC > 1/100.000 trẻ 15 tuổi, phát hiện nghi sởi
> 2/100.000 dân, 100% ca bệnh trong chương trình được điều tra giám sát.
1.2.4. Tình hình tiêm chủng mở rộng của huyện Thanh Hà
Thanh Hà là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp
huyện Nam Sách, phía đông giáp huyện Kim Thành, phía nam giáp thành phố
Hải Phòng, phía tây giáp thành phố Hải Dương. Huyện có 24 xã và 01 thị trấn.
Huyện được chia làm 4 khu là Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc
+ Hà Nam bao gồm 6 xã: Thanh Xuân, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh
Xá, Thanh Khê, thị trấn Thanh Hà.
+ Hà Đông bao gồm 6 xã: Hợp Đức, Thanh Bính, Trường Thành, Thanh
Hồng, Thanh Cường, Vĩnh Lập
+ Hà Tây bao gồm 6 xã: Tiền Tiến, Quyết Thắng, Tân An, Thanh Hải, An
Lương, Phượng Hoàng
+ Hà Bắc bao gồm 7 xã: Việt Hồng, Hồng Lạc, Thanh An, Thanh Lang,
Cẩm Chế, Liên Mạc, Tân Việt
Chương trình TCMR được triển khai 100% các xã, thị trấn trong toàn
huyện.
Bảng 1. Kết quả TCMR tại huyện Thanh Hà từ năm 2009 - 2013
Tổng số trẻ


Tiêm chủng

dưới 1 tuổi

đầy đủ

2009

2170

2086

96,1

2010

2265

2172

95,8

2011

2618

2612

99,7


2012

3016

2878

95,4

2013

2834

2812

99,2

Năm

Tỷ lệ %


15

Chương trình TCMR được triển khai thường xuyên ở toàn huyện. Kết quả
tổng kết tình hình tiêm chủng của huyện từ 2009 - 2013, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ
được duy trì trung bình đạt 97,2%.
1.3. Các loại vaccine được dùng trong chương trình TCMR
1.3.1. Vaccine BCG (Bacillus camette Guerin)
Vaccine được tạo ra bằng cách cấy truyền vi khuẩn lao nhiều lần trên môi

trường mật bò. Vi khuẩn lao còn sống nhưng rất yếu, không có khả năng gây
bệnh nhưng vẫn có vai trò kháng nguyên. BCG là vaccine đông khô rất nhạy
cảm với ánh sáng và nhiệt độ. Vaccine rất bền vững nếu được bảo quản ở nhiệt
độ 200C. Theo nghiên cứu mới đây của TCYTTG, hiệu lực của vaccine BCG là
52 - 90% ở trẻ nhỏ.
1.3.2. Vaccine sabin (Bại liệt)
Được chế tạo từ vi rút bại liệt sống đã được xử lý để làm giảm độc tính.
Kolmer cho rằng cần thiết dung vaccine sống để đạt được miễn dịch [29]. Đó là
một chất lỏng màu hồng trong suốt, rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng, cần
giữ nhiệt độ dưới 00C trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
Vaccine Sabin rất an toàn, nguy cơ bị bại liệt do uống vaccine (dưới 1 phần
triệu) hết sức thấp so với nhiễm bệnh tự nhiên nếu không được cho uống
vaccine.
1.3.3. Vaccine Quinvaxem (BH - HG - UV- VGB - Hib)
Đây là vaccine phối hợp gồm 5 thành phần vaccine phòng bệnh bạch hầu,
ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ
- Giải độc tố bạch hầu (BH) là độc tố bạch hầu bất hoạt.
- Vi khuẩn ho gà (HG) chết.
- Giải độc tố uốn ván (UV) là độc tố bất hoạt.
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng nặng (Hib)


16

Vaccine rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp, nhiệt độ dưới 10C làm cho
vaccine đông băng, nhiệt độ cao phá hủy thành phần vaccine ho gà còn thành
phần bạch hầu và uốn ván, Hib chịu đựng tốt hơn. Hiệu lực của vaccine khá cao
khi tiêm đủ 3 liều, cần hoàn thành đủ 3 mũi tiêm trước khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.
1.3.4. Vaccine sởi
Vaccine sởi được chế tạo từ vi rút sởi sống đã làm giảm độc lực. Vaccine

sởi nhạy cảm với nhiệt độ cao, cần bảo quản nhiệt độ đông lạnh. Dung môi cũng
cần bảo quản ở nhiệt độ 2- 80C.
Hiệu lực của vaccine sởi khá cao (95%). Hiệu lực cao nhất nếu tiêm cho
trẻ đúng lúc từ 9-12 tháng tuổi.
1.3.5. Vaccine viêm gan B
Từ những năm 1980, vaccine viêm gan B lần đầu tiên có mặt trên thế giới.
Các vaccine viêm gan B đã sử dụng kháng nguyên bề mặt của siêu vi viêm gan
B (HBsAg) có độ tinh khiết cao. Cho đến nay đã có ba thế hệ vaccine viêm gan
B tùy theo tính chất của kháng nguyên HBsAg.
Vaccine thế hệ I điều chế HBsAg từ huyết tương người lành mang HBsAg
(gồm kháng nguyên S, tiền S1 và S2), vaccine này có ưu điểm hiệu quả bảo vệ
cao và giá thành thấp, tuy nhiên do nguồn kháng nguyên cạn kiệt và tính an toàn
nên vaccine thế hệ II ra đời.
Ví dụ: Vaccine viêm gan B thế hệ I do viện vệ sinh Dịch tễ Hà Nội sản
xuất và ứng dụng trong chương trình TCMR năm 1997.
Vaccine thế hệ II là vaccine tái tổ hợp sản xuất do công nghệ di truyền.
Cài đặt một gen mã hóa tổng hợp HBsAg vào một véc tơ (các plasmid khác
nhau), sau đó chuyển nạp chúng vào một trong các tế bào nấm men (S.
cerevisiae, H. polymorpha, P. pastoris). Tuy nhiên có khoảng 5-15% số người
tiêm vaccine này không có đáp ứng miễn dịch.
Ví dụ: Vaccine Hepavac-gen, Engerix-B, Recombivac,…v.v.


17

Vaccine thế hệ III sản xuất dựa trên công nghệ di truyền giống thế hệ II,
nhưng ngoài kháng nguyên S còn có kháng nguyên tiền S1 và tiền S2; cho hiệu
quả bảo vệ cao hơn. Đoạn gen tổng hợp được đưa vào tế bào trứng chuột vàng
Trung Quốc, loại vaccine này có tính miễn dịch cao và an toàn. Sự phát triển của
các thế hệ vaccine nhằm mục đích tăng cường đáp ứng tạo kháng thể với nồng

độ cao, bảo đảm an toàn, giảm tỷ lệ thất bại sau tiêm chủng và bảo vệ tránh đột
biến về HbsAg [17], [20], [26].
1.4. Bảo quản dây chuyền lạnh
Bảng 1.2. Nhiệt độ và thời gian bảo quản vaccine ( Ban hành kèm theo
Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 của Bộ trưởng Bộ y tế ).
Kho tại các tuyến
Vaccine

Quốc gia

Khu vực

Tỉnh

Huyện

Cơ sở
y tế

Bảo quản ở nhiệt độ -15oC đến -25oC

OPV
BCG

Bảo quản ở nhiệt độ +2oC đến +8oC

Sởi

nhưng có thể bảo quản ở nhiệt độ từ -


MR
Hib đông khô

Bảo quản ở nhiệt độ
từ +2oC đến +8oC

15oC đến -25oC nếu không đủ chỗ

Hib dung dịch
Viêm gan B
DPT
DT/TT/Td

Bảo quản ở nhiệt độ từ +2oC đến +8oC, không được để
đông băng.

DTP-VGB-Hib
DTP-VGBIPV-Hib
1.4.1. Nguyên tắc chung bảo quản vaccine trong dây chuyền lạnh


18

- Sắp xếp vaccine và dung môi theo loại, theo lô, hạn sử dụng để thuận
tiện cho việc cấp phát.
- Vaccine được sử dụng theo nguyên tắc hạn ngắn phải được sử dụng
trước, tiếp nhận trước phải sử dụng trước và/hoặc theo tình trạng của chỉ thị
nhiệt độ lọ vaccine.
- Để những lọ vaccine còn nguyên lọ được mang về từ buổi tiêm chủng, lọ
vaccine có chỉ thị nhiệt độ đã chuyển màu sang giai đoạn có tiếp xúc với nhiệt

độ cao trong hộp có dán nhãn “sử dụng trước”. Ưu tiên sử dụng những lọ này
trước trong buổi tiêm chủng lần sau.
- Sắp xếp hộp vaccine đúng vị trí để tránh làm đông băng vaccine và có
khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp.
- Theo dõi nhiệt độ của buồng lạnh, tủ lạnh hàng ngày (kể cả ngày lễ,
ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày vào buổi sáng
lúc đến và buổi chiều trước khi về.
- Không bảo quản vaccine đã hết hạn sử dụng, lọ vaccine đã pha hồi
chỉnh sau buổi tiêm chủng và vaccine có gắn chỉ thị nhiệt độ đã đổi màu báo cần
hủy trong dây chuyền lạnh.
- Dây chuyền lạnh sử dụng bảo quản vaccine chỉ được sử dụng cho
vaccine.
- Không để thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống trong dây
chuyền lạnh bảo quản vaccine.
- Không mở thiết bị dây chuyền lạnh thường xuyên.
- Đảm bảo vệ sinh: rửa tay sạch trước khi cầm hộp, lọ vaccine.
1.4.2. Bảo quản vaccine trong buồng lạnh
a) Qui tắc bảo quản trong buồng lạnh
- Không được để vaccine dễ bị hỏng bởi đông băng ở sát vách tủ lạnh
hoặc gần giàn lạnh nơi phát ra luồng khí lạnh trong buồng lạnh.


19

- Kiểm tra mức độ an toàn của khu vực bảo quản bằng chỉ thị đông băng
điện tử (Freeze Tag) hoặc máy ghi nhiệt độ tự động đã được kích hoạt.
- Vaccine phải luôn được xếp lên giá, kệ trong buồng lạnh, đảm bảo cho
không khí được lưu thông đều và giữ cho vaccine tránh tiếp xúc trực tiếp với
nền buồng lạnh.
b) Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vaccine trên giá trong buồng lạnh

- Đặt thiết bị ghi nhiệt độ trên giá gần giàn lạnh. Để thiết bị ít nhất 48 giờ
và kiểm tra nhiệt độ cao nhất và thấp nhất. Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng +
20C đến + 80C thì khu vực đó an toàn để bảo quản vaccine. Nếu nhiệt độ không
nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu “không an toàn” và chuyến thiết bị
theo dõi nhiệt độ ra khu vực khác của giá.
- Lặp lại quy trình thử nhiệt độ trên tất cả các giá gần giàn lạnh cho đến
khi thiết lập được giới hạn khu vực bảo quản an toàn.
- Đánh dấu rõ trên giá những khu vực nguy hiểm “lạnh” bằng băng dính
màu. Không sử dụng những khu vực đó để bảo quản vaccine nhạy cảm với đông
băng.
- Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thế thiết bị làm lạnh.
c) Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vaccine trên nền buồng lạnh
- Xếp một chồng hộp bìa rỗng cao khoảng 150 cm trong khu vực bảo quản
vaccine bằng kệ. Để thiết bị ghi nhiệt độ lên trên trong ít nhất 48 giờ và sau đó
kiểm tra nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất.
- Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng + 20C đến + 80C thì khu vực đó an toàn
để bảo quản vaccine nhạy cảm với đông băng. Dùng sơn hoặc băng dính để đánh
dấu và đảm bảo khu vực được đánh dấu phù hợp với kích thước các kệ. Giữa các
kệ phải có khoảng cách ít nhất 10 cm để không khí lạnh lưu thông.


20

- Nếu không nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu khu vực đó lại và
tiến hành thử nghiệm ở vị trí khác cho đến khi thiết lập được các giới hạn của
vùng bảo quản an toàn.
- Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thiết bị làm lạnh.
- Nên sử dụng kệ nhựa vì kệ gỗ có thể bị nấm mốc, xếp chúng ở nơi khô
ráo trong kho để dùng khi cần.
d) Bảo quản vaccine trên các giá trong buồng lạnh

- Sắp xếp các hộp vaccine trên giá trong buồng lạnh dương và buồng lạnh
âm theo loại vaccine, theo lô, hạn sử dụng. Để khoảng cách 5 cm theo chiều
thẳng đứng giữa các loại để phân biệt và lưu thông khí. Phải đảm bảo nhìn thấy
được nhãn dán của các hộp. Dán vào góc của giá tên loại vaccine, nhà sản xuất,
lô và hạn sử dụng.
- Khoảng cách giữa các hộp vaccine và khoảng cách với vách buồng lạnh
là 5 cm. Khoảng cách với trần là trên 10 cm. Không được bảo quản vaccine trực
tiếp trên nền buồng lạnh.
- Một số vaccine được đóng gói hộp bên ngoài đến cấp thứ 3 (hộp lớn
chứa các hộp vaccine) thì để nguyên cho đến khi cần mở hộp cấp phát và chuyển
sang dạng đóng gói cấp 2 (hộp nhỏ đựng các lọ vaccine) để quản lý kho và kiểm
đếm vaccine dễ dàng.
đ) Bảo quản vaccine trên kệ/tấm kê panel: (thường dùng trong trường hợp
phải bảo quản vaccine số lượng lớn)
- Đặt kệ trong khu vực được đánh dấu trên nền buồng lạnh
- Xếp vaccine lên kệ. Không được xếp cao quá 150 cm. Đảm bảo thùng
vaccine không trùm kín các cạnh của kệ.
- Vaccine được bảo quản trên kệ cần dán nhãn ghi rõ loại vaccine, nhà sản
xuất, dạng trình bày, số lô và hạn sử dụng.


21

- Khi không cần dùng nữa thì mang kệ ra khỏi buồng lạnh tránh ảnh
hưởng đến việc đi lại.
1.4.3. Bảo quản vaccine trong tủ lạnh cửa mở phía trên
- Đặt hộp vaccine và dung môi trong giỏ của tủ lạnh. Không được tháo bỏ
giỏ của tủ để có thêm dung tích bảo quản. Để chừa những khoảng trống dọc theo
các hàng của hộp vaccine để khí lạnh có thể lưu thông đều.
- Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với loại vaccine nhạy cảm đông

băng.
- Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông băng
bình tích lạnh. Không để quá nhiều bình tích lạnh.
- Vaccine OPV, sởi, BCG sắp xếp để ở phía dưới đáy tủ.
- Vaccine dễ hỏng do đông băng (như VGB, DPT, DT, Td, uốn ván, DPTVGB-Hib, Thương hàn, Tả) để ở phía trên.
- Sắp xếp vaccine và dung môi theo hướng dẫn tại Phụ lục 2.
1.5.4. Bảo quản vaccine trong tủ lạnh cửa mở trước
- Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông băng
bình tích lạnh. Không để quá nhiều bình tích lạnh.
- Vaccine OPV, sởi, BCG để ở giá trên cùng gần khoang làm đá.
- Vaccine dễ hỏng do đông băng như VGB, DPT, DT, Td, uốn ván, DPTVGB-Hib, thương hàn, tả để ở giá giữa.
- Dung môi xếp bên cạnh vaccine hoặc dưới đáy tủ.
- Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với những vaccine nhạy cảm với
đông băng ở giá giữa.
- Không để vaccine ở cánh cửa tủ lạnh
- Để bình chứa nước ở ngăn dưới cùng tủ lạnh để giúp duy trì nhiệt độ khi
tủ lạnh mất điện.
- Sắp xếp vaccine, dung môi theo hướng dẫn hướng dẫn tại Phụ lục 2.


22

1.4.5. Đóng gói, vận chuyển vaccine trong hòm lạnh và phích vaccine
a) Chuẩn bị bình tích lạnh
Chuẩn bị đủ số bình tích lạnh cần dùng. Tính thời gian cần thiết để làm
đông băng bình tích lạnh.
Chuẩn bị bình tích lạnh:
- Bước 1: Làm đông băng bình tích lạnh:
+ Đổ đầy nước vào bình tích lạnh, chỉ để lại 1 khoảng nhỏ cho không khí
và đậy nắp thật chặt.

+ Cầm ngược bình tích lạnh lắc mạnh kiểm tra để đảm bảo không bị hở.
+ Để bình tích lạnh đứng hoặc nghiêng trong khoang làm đá.
+ Tủ lạnh có khoang làm đá có thể đông băng 6 bình tích lạnh to hoặc 12
bình tích lạnh nhỏ trong 1 ngày. Nếu nhiều bình tích lạnh hơn, thời gian làm
đông băng sẽ cần lâu hơn.
+ Để bình tích lạnh trong khoang làm đá ít nhất 24 giờ để làm đông băng
hoàn toàn các bình tích lạnh.
- Bước 2: Lấy bình tích lạnh đã đông băng ra khỏi khoang làm đá.
- Bước 3: Để các bình tích lạnh đã đông băng ở nhiệt độ phòng hoặc
nhúng bình tích lạnh đã đông băng trong thau nước sạch cho đến khi đá bên
trong bắt đầu tan và nước bắt đầu chảy ra. Kiểm tra xem bình tích lạnh đã đạt
yêu cầu chưa bằng cách lắc và nghe thấy tiếng nước óc ách là được.
b) Đóng gói vaccine sử dụng bình tích lạnh đã được làm tan băng
- Sử dụng phương pháp đóng gói này trong bất kỳ thời tiết nào trong năm
và với mọi tuyến đường vận chuyển.
- Xếp bình tích lạnh vào bốn thành xung quanh và dưới đáy của hòm lạnh,
phích vaccine.
- Đóng gói các hộp vaccine để nắp lọ vaccine quay lên trên.


23

- Gói vaccine và dung môi vào túi ni lông và xếp vào giữa hòm lạnh,
phích vaccine.
- Để nhiệt kế cùng với vaccine (phía ngoài túi ni lông)
- Để bình tích lạnh lên trên (với hòm lạnh), để miếng xốp ở trên cùng (với
phích vaccine)
- Đóng nắp chặt.
- Không để hòm lạnh, phích vaccine trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc
gần các nguồn phát nhiệt trong quá trình bảo quản, vận chuyển.

c) Đóng gói vaccine sử dụng đá lạnh
- Để đá lạnh trong túi ni lông xếp vào đáy của hòm lạnh, phích vaccine
- Để miếng bìa ngăn cách vaccine với đá.
- Để hộp, lọ vaccine và nhiệt kế trong túi ni lông (để nhãn lọ vaccine
không bị ướt và bị bong).
- Không để đá lên trên vaccine.
- Để miếng xốp lên trên cùng (phích vaccine) và đậy nắp lại.
1.4.6. Bảo quản vaccine trong buổi tiêm chủng
a) Chuẩn bị phích vaccine: Nếu vaccine được bảo quản trong tủ lạnh,
hòm lạnh thì trong buổi tiêm chủng cần chuyển vaccine sang phích vaccine.
b) Sắp xếp vaccine trong phích vaccine theo quy định tại mục 3.5 của
Hướng dẫn này.
c) Bảo quản vaccine trong buổi tiêm chủng
- Đặt phích vaccine ở chỗ mát.
- Đóng chặt nắp phích vaccine, chỉ mở khi có người đến tiêm chủng.
- Miếng xốp trong phích vaccine có những đường rạch nhỏ để cài lọ
vaccine. Những lọ vaccine nhiều liều đã mở phải được cài vào đường rạch nhỏ
trên miếng xốp trong phích vaccine trong suốt buổi tiêm chủng.


24

- Kiểm tra bình tích lạnh đã được làm tan đá bên trong, kiểm tra nhiệt kế
để đảm bảo nhiệt độ ở +2°C đến +8°C.
- Trường hợp bình tích lạnh đã tan hết đá bên trong (hoặc đá trong phích
vaccine đã tan hết) cần phải thay bình tích lạnh hoặc bổ sung thêm đá.
- Khi kết thúc buổi tiêm chủng, để những lọ vaccine chưa mở vào tủ lạnh
và đặt trong hộp “ưu tiên sử dụng trước” và cần được sử dụng sớm trong buổi
tiêm chủng tiếp theo.
1.5. Quy trình tiêm chủng an toàn của Chương trình tiêm chủng mở

rộng Quốc gia (Ban hành kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày
16/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, hướng dẫn)
A. Chuẩn bị trước buổi tiêm chủng
1. Lập kế hoạch buổi tiêm chủng
- Lập kế hoạch tổ chức buổi tiêm chủng không quá 50 đối tượng/1 điểm
tiêm chủng/1 buổi tiêm chủng (1 cơ sở tiêm chủng có thể có nhiều điểm tiêm
chủng).
- Rà soát danh sách đối tượng cần tiêm chủng từng loại vaccine trong
tháng để tính số buổi cần tổ chức tại từng điểm tiêm như sau: Số buổi tiêm
chủng cần tổ chức = Số đối tượng/(50 x số điểm tiêm chủng).
- Tại mỗi điểm tiêm chủng cần có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng nhân viên.
- Dự trù vật tư, trang thiết bị sử dụng cho buổi tiêm chủng.
- Đối với việc tiêm chủng vaccine trong Tiêm chủng mở rộng:
+ Tùy thuộc vào số đối tượng tiêm, địa phương tổ chức liên tục các buổi
tiêm chủng để tiêm hết số đối tượng.
+ Xác định và thông báo thời gian tiêm chủng cho từng nhóm đối tượng
hoặc từng thôn.


25

+ Đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng thì phải sắp xếp tiêm bổ
sung ngay trong tháng.
2. Bố trí, sắp xếp cơ sở tiêm chủng cố định
- Theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014
của Bộ Y tế về việc hướng dẫn sử dụng vaccine trong tiêm chủng
- Bố trí điểm tiêm chủng theo quy trình 1 chiều theo nguyên tắc sau:
Chỗ ngồi chờ trước tiêm chủng là bàn đón tiếp, hướng dẫn là bàn khám
sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng là bàn tiêm chủng là bàn ghi chép, vào sổ

tiêm chủng là chỗ ngồi theo dõi sau tiêm.
- Có sơ đồ hướng dẫn quy trình 1 chiều để người đến tiêm chủng dễ dàng
thực hiện theo các bước trong quy trình.
- Riêng đối với điểm tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh tại các cơ sở y
tế có phòng sinh thì phải thực hiện theo Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số
12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế.
3. Bố trí, sắp xếp điểm tiêm chủng lưu động
- Điểm tiêm chủng lưu động phải tuân thủ các quy định tại Điều 6, Thông
tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế.
4. Các tài liệu tối thiểu cần có tại mỗi cơ sở tiêm chủng
- Có đầy đủ các tài liệu chuyên môn và hồ sơ theo quy định tại điểm c,
Khoản 2, Điều 5 và Khoản 1, Điều 28 Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày
20/3/2014 của Bộ Y tế.
- Các áp phích, tờ rơi hướng dẫn các bước thực hiện tiêm chủng, lịch tiêm
chủng, theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng treo, dán trên tường
tại nơi thực hiện tiêm chủng để cán bộ y tế và bà mẹ có thể đọc, xem được.
- Các áp phích, tờ rơi khác (nếu có).
5. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, biểu mẫu tiêm chủng


×