Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và CHẾ độ NUÔI DƯỠNG của BỆNH NHÂN UNG THƯ THỰC QUẢN tại KHOA NGOẠI BỤNG, BỆNH VIỆN k cơ sở tân TRIỀU năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.86 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

NGUYỄN THỊ THANH HOÀ

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
VÀ CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN
UNG THƯ THỰC QUẢN TẠI KHOA NGOẠI BỤNG,
BỆNH VIỆN K CƠ SỞ TÂN TRIỀU NĂM 2017 - 2018
Chuyên ngành : Dinh dưỡng
Mã số

: 62728801

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. Lê Thị Hương

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội,
Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng; các Bộ môn Khoa - Phòng liên quan; các Thầy Cô trong Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn
thực phẩm đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thời


gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Lê Thị Hương – Viện
trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, người thầy kính mến đã
hết lòng dạy dỗ, hướng dẫn, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, dìu dắt tôi
trên con đường nghiên cứu khoa học và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới tập thể cán bộ công nhân viên và người
bệnh, gia đình người bệnh tại Khoa Ngoại bụng 1 và Ngoại bụng 2 Bệnh viện
K, cơ sở Tân Triều đã giúp đỡ và cung cấp những thông tin quý báu giúp tôi
thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người trong
gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn ở bên động viên khuyến khích, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nguyễn Thị Thanh Hoà


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:

Phòng đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Y Hà Nội
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp


Tôi là Nguyễn Thị Thanh Hoà, BSNT khoá XLI, chuyên ngành Dinh
dưỡng, khoá 2016 – 2019.
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, chính xác và chưa được đăng tải
trên bất kỳ một tạp chí khoa học nào. Toàn bộ số liệu trong đề tài được thu thập
từ thực tế và từ các nguồn tài liệu (có trích dẫn tham chiếu cụ thể).
Nếu có gì sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nguyễn Thị Thanh Hoà


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể

CED

Chronic Energy Deficiency
Thiếu năng lượng trường diễn

CID


Chemotherapy Induced Diarrhea
Tiêu chảy do hoá trị

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ESPEN

The European Society for Clinical Nutrition and
Metabolism
Hội Dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hoá châu Âu

NPY

Neuropeptid Y

PG-SGA

Patient – Generated Subjective Global Assessment
Đánh giá tổng thế chủ quan bệnh nhân

PT

Phẫu thuật

SDD

Suy dinh dưỡng


TNM

Tumor Node Metastasis
Khối u, hạch khu vực, di căn

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

UT

Ung thư

UTTQ

Ung thư thực quản

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Đại cương về ung thư thực quản.............................................................3
1.1.1. Dịch tễ học ung thư thực quản........................................................3
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư thực quản. .3

1.1.3. Chẩn đoán bệnh ung thư thực quản.................................................4
1.1.4. Điều trị bệnh ung thư thực quản......................................................7
1.2. Dinh dưỡng và điều trị ung thư thực quản.............................................10
1.2.1. Dinh dưỡng với bệnh nhân phẫu thuật..........................................10
1.2.2. Dinh dưỡng và điều trị hoá trị.......................................................12
1.2.3. Dinh dưỡng và xạ trị.....................................................................14
1.3. Dinh dưỡng và ung thư.........................................................................17
1.3.1. Tác động của ung thư lên tình trạng dinh dưỡng..........................17
1.3.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư......21
1.4. Nuôi dưỡng bệnh nhân ung thư theo Bộ Y tế........................................28
1.4.1. Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất sinh năng lượng.....28
1.4.2. Nhu cầu khuyến nghị về vitamin và chất khoáng.........................28
1.4.3. Tính cân đối của khẩu phần...........................................................29
1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư trên thế
giới và Việt Nam....................................................................................30
1.5.1. Trên thế giới..................................................................................30
1.5.2. Tại Việt Nam.................................................................................32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........34
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................34
2.2. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................34
2.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................35
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu...................................35
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu......................................35


2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu............................................................................35
2.4.1. Cỡ mẫu..........................................................................................35
2.4.2. Chọn mẫu......................................................................................36
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................36
2.5.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...................................36

2.5.2. Các biến số, chỉ số liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trước và
sau phẫu thuật................................................................................37
2.5.3. Các biến số, chỉ số liên quan đến thực trạng nuôi dưỡng.............37
2.6. Một số tiêu chuẩn đánh giá...................................................................38
2.6.1.Tiêu chí đánh giá các chỉ số nhân trắc học.....................................38
2.6.2. Phương pháp đánh giá dinh dưỡng PG-SGA................................38
2.6.3. Phương pháp đánh giá bằng chỉ tiêu sinh hoá...............................40
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin..................................................40
2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin............................................................40
2.7.2. Công cụ thu thập thông tin............................................................41
2.8. Sai số nghiên cứu..................................................................................42
2.8.1. Các sai số có thể gặp phải.............................................................42
2.8.2. Cách khắc phục sai số...................................................................42
2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu........................................................42
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................44
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu............................44
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản trước và sau
phẫu thuật mở thông dạ dày...................................................................46
3.2.1 Phân loại tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật theo PG-SGA. .46
3.2.2 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI.....................................49
3.2.3 Tình trạng dinh dưỡng theo một số chỉ số hoá sinh.......................51
3.3. Chế độ nuôi dưỡng bệnh nhân ung thư thực quản trước và sau phẫu
thuật mở thông dạ dày...........................................................................53


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................61
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................61
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân UTTQ trước và sau phẫu thuật mở
thông dạ dày..........................................................................................63

4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân UTTQ trước phẫu thuật mở
thông dạ dày theo PG-SGA...........................................................63
4.2.2. Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư thực quản trước và sau
phẫu thuật mở thông dạ dày theo BMI..........................................67
4.2.3. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư thực theo albumin
trước phẫu thuật............................................................................72
4.2.4. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản theo
prealbumin sau phẫu thuật............................................................73
4.2.5. Tình trạng thiếu máu của bệnh nhân ung thư thực quản theo
hemoglobin trước phẫu thuật........................................................74
4.3. Chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản trước và sau phẫu
thuật mở thông dạ dày...........................................................................75
4.3.1. Khẩu phần trước phẫu thuật..........................................................75
4.3.2. Nuôi dưỡng sau phẫu thuật...........................................................77
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu.............................................................81
KẾT LUẬN....................................................................................................82
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Phân loại giai đoạn TNM của ung thư thực quản.........................7

Bảng 1.2.

Phân loại BMI theo WHO năm 2000 .........................................22


Bảng 1.3.

Phân loại mức độ sụt cân ...........................................................23

Bảng 1.4.

Nhu cầu khuyến nghị một số chất khoáng cho người bình thường...29

Bảng 1.5.

Nhu cầu khuyến nghị vitamin cho người bình thường...............29

Bảng 3.1

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu................................44

Bảng 3.2

Đặc điểm lâm sàng của đối tượng...............................................45

Bảng 3.3

Phân loại tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật
theo PG-SGA và theo nhóm tuổi.................................................47

Bảng 3.4

Phân loại tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật
theo PG-SGA và theo giai đoạn ung thư.....................................47


Bảng 3.5

Tình trạng thay đổi cân nặng sau phẫu thuật..............................49

Bảng 3.6.

Một số chỉ số nhân trắc trước và 7 ngày sau phẫu thuật.............49

Bảng 3.7

Phân loại tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước PT và 7
ngày sau phẫu thuật theo BMI và giai đoạn ung thư...................50

Bảng 3.8

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo chỉ số hoá sinh máu
và giai đoạn ung thư....................................................................52

Bảng 3.9.

Giá trị các chất sinh năng lượng trong khẩu phần ăn 24h trước
mổ theo một số chỉ số.................................................................53

Bảng 3.10. Tính cân đối của khẩu phần trước phẫu thuật.............................54
Bảng 3.11. Các đường nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật......................55
Bảng 3.12. Năng lượng trung bình từ các đường nuôi dưỡng sau phẫu thuật. . .56
Bảng 3.13. Đáp ứng nhu cầu năng lượng và protein sau phẫu thuật theo
Bộ Y tế........................................................................................57
Bảng 3.14 Giá trị một vài vitamin và khoáng chất từ khẩu phần sau phẫu
thuật............................................................................................59



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1

Phân loại tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu
thuật theo PG-SGA.................................................................46

Biểu đồ 3.2

Các triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống của bệnh nhân trong 2
tuần trước phẫu thuật mở thông dạ dày...................................48

Biểu đồ 3.3

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo albumin trước phẫu
thuật và prealbumin sau phẫu thuật.........................................51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thực quản (UTTQ) là ung thư thường gặp, đứng hàng thứ 6 trong
các ung thư ở nam giới tại Việt Nam và đứng hàng thứ 12 tại Mỹ [1]. Nó ảnh
hưởng tới hơn 450.000 người trên thế giới và tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng
nhanh chóng [2], [3], [4], [5], [6]. Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, năm 2017 có
16940 người được chẩn đoán UTTQ và có 15690 trường hợp tử vong [7].
Điều trị UTTQ chủ yếu dựa vào vị trí giải phẫu của khối u, giai đoạn
bệnh và thể trạng người bệnh. Phẫu thuật, hoá trị và xạ trị là 3 phương pháp
điều trị UTTQ.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của UTTQ là nuốt nghẹn. Do
thực quản rất đàn hồi nên khi có nuốt nghẹn khẩu kính thực quản chỉ còn có 1
cm2 và u đã lan ra 2/3 chu vi thực quản. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi,
có 87,9% bệnh nhân UTTQ có triệu chứng nuốt nghẹn [8]. Nghiên cứu của
Jiang Wu tại Trung Quốc cho thấy có tới 92,85% bệnh nhân có triệu trứng nuốt
nghẹn [9]. Nuốt nghẹn làm cho bệnh nhân sợ ăn, không ăn được đồng thời với
quá trình tăng chuyển hoá của ung thư và ảnh hưởng của các phương pháp điều
trị dẫn tới bệnh nhân bị gầy sút cân và suy dinh dưỡng (SDD).
Tình trạng SDD ở bệnh nhân UTTQ trong bệnh viện chiếm tỉ lệ khá cao.
Nghiên cứu tại 154 khoa của các bệnh viện tại Pháp thì có tới 60,2% bệnh
nhân UTTQ và/hoặc ung thư dạ dày bị SDD [10]. Còn tại Việt Nam, theo
nghiên cứu của Trần Châu Quyên và cộng sự (2017) có tới 50,2% bệnh nhân
UTTQ bị SDD [11].
Người bệnh SDD có nguy cơ tử vong cao hơn, thời gian nằm viện dài hơn.
Một nghiên cứu của Moriana M tại Tây Ban Nha năm 2013 cho thấy có 50%
người bệnh SDD mới nhập viện và thời gian nằm viện của người bệnh SDD là
13,5 ngày lâu hơn so với người bệnh không SDD là 6,7 ngày [12].


2

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hàn Thanh Bình, có tới 60,6% bệnh
nhân UTTQ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn [13]. Do phát hiện bệnh ở giai
đoạn muộn cùng với tình trạng dinh dưỡng kém, phần lớn bệnh nhân UTTQ
được phẫu thuật mở thông dạ dày để nuôi dưỡng trong suốt quá trình điều trị
sau đó. Tỷ lệ mở thông dạ dày ở bệnh nhân thực quản giai đoạn III, IV là
83,3% [8].
Cùng với phẫu thuật và các phương pháp điều trị không dùng thuốc
khác, việc hỗ trợ dinh dưỡng đã được chứng minh là có tác dụng củng cố hiệu
quả điều trị, đem lại chất lượng cuộc sống và kết quả lâu dài cho bệnh nhân

[5]. Do vậy, việc cải thiện hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho bệnh nhân
UTTQ là công việc quan trọng và cấp thiết.
Bệnh viện K là bệnh viện hàng đầu cả nước trong việc chẩn đoán và điều trị
các bệnh lý ung thư. Để nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị người bệnh UTTQ
và hạn chế các biến chứng, giảm chi phí y tế cũng như thời gian nằm viện cho
người bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và
chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân UTTQ tại khoa Ngoại bụng, Bệnh viện K
cơ sở Tân Triều năm 2017 – 2018” được tiến hành với các mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân UTTQ trước và sau phẫu
thuật mở thông dạ dày tại khoa Ngoại bụng, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều
năm 2017 – 2018.
2. Mô tả chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân UTTQ trước và sau phẫu thuật
mở thông dạ dày tại khoa Ngoại bụng, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều
năm 2017 – 2018.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về ung thư thực quản
1.1.1. Dịch tễ học ung thư thực quản
Ung thư thực quản là ung thư thường gặp, là nguyên nhân tử vong thứ 6
trong ung thư và là ung thư phổ biến thứ 8 trên thế giới. Nó ảnh hưởng tới
hơn 450.000 người trên thế giới và tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng nhanh chóng
[2], [3], [4], [5], [6]. Tại Pháp, UTTQ chiếm khoảng 15% tổng số các u ác
tính của đường tiêu hoá. Ở Mỹ, UTTQ chiếm khoảng 10% các ung thư đường
tiêu hoá. Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, năm 2017 có 16940 người được chẩn
đoán UTTQ và 15690 trường hợp tử vong do UTTQ [7].
Tại Việt Nam theo tài liệu mới nhất được công bố năm 2016 của Bệnh

viện K thì UTTQ đứng hàng thứ 6 trong các ung thư ở nam giới [15]. Với
những tiến bộ trong chẩn đoán tỷ lệ UTTQ ở giai đoạn muộn đã giảm đáng
kể, tuy nhiên kết quả điều trị còn nhiều hạn chế không chỉ ở Việt Nam mà còn
ở các nước phát triển với tỷ lệ tử vong hàng năm còn cao. Tỷ lệ sống trên 5
năm là 15 – 25% và kết quả điều trị tốt nhất có liên quan đến chẩn đoán sớm
hay bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm [4], [16].
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư thực quản
UTTQ chủ yếu xuất phát từ các tế bào biểu mô thực quản, phần lớn là từ
tế bào biểu mô vảy, thứ đến là tế bào biểu mô tuyến. Các loại mô bệnh học
khác như sarcome cơ trơn, u tế bèo Schwan ác tính, u lympho ác tính và
GIST… chỉ chiếm tỷ lệ dưới 1%.
Thuốc là và rượu là hai yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh. Hút thuốc lá
làm tăng nguy cơ mắc UTTQ xuất phát từ tế bào biểu mô vảy và tế bào biểu
mô tuyến do liên quan đến việc phơi nhiễm nitrosamine [17], [18], [19]. Tiêu


4

thụ rượu cũng là yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô vảy thực quản nhưng
không phải của ung thư biểu mô tuyến thực quản [19], [20]. Chính vì vậy
UTTQ thường gặp ở nam giới ở độ tuổi 50 – 60.
Những yếu tố nguy cơ của UTTQ từ tế bào biểu mô vảy là hút thuốc lá,
sử dụng rượu bia, thiếu dinh dưỡng, các đột biến của các enzym chuyển hoá
rượu, chứng co thắt thực quản, tình trạng kinh tế xã hội thấp, vệ sinh răng
miệng kém… [21], [22], [23], [24], [25]. Những yếu tố nguy cơ chính của ung
thư biểu mô tuyến thực quản là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, béo phì,
bệnh thực quản Barret, hút thuốc lá và chế độ ăn ít rau và hoa quả [26], [27],
[28], [29].
1.1.3. Chẩn đoán bệnh ung thư thực quản
1.1.3.1. Lâm sàng

UTTQ giai đoạn sớm rất khó phát hiện do dấu hiệu nghèo nàn, thậm
chí giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng.
Dấu hiệu sớm nhất thường gặp là nuốt khó, nuốt nghẹn, giai đoạn này
hầu như chỉ phát hiện được nhờ kỹ thuật nội soi nhuộm màu hay siêu âm nội
soi. Nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì việc điều trị sẽ đơn giản và
tiên lượng sẽ tốt hơn rất nhiều. Khi có dấu hiệu nuốt nghẹn rõ thì bệnh đã
sang giai đoạn tiến triển và vấn đề chẩn đoán không còn khó khăn nữa. Dấu
hiệu nuốt nghẹn thường tiến triển từ từ sau 3 – 4 tháng cùng với sự lớn lên
của khối u, lúc đầu là cảm giác khó chịu khi nuốt, nuốt vướng sau đó nuốt
nghẹn với thức ăn đặc, về sau là với thức ăn lỏng , rồi đi đến nghẹn hoàn
toàn. Triệu chứng nuốt nghẹn gặp ở 85 – 90% bệnh nhân UTTQ. Do thực
quản rất đàn hồi nên khi có nuốt nghẹn khẩu kính thực quản chỉ còn có 1
cm2 và u đã lan ra 2/3 chu vi thực quản [8].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi, có 87,9% bệnh nhân UTTQ có
triệu chứng nuốt nghẹn [8], nghiên cứu của Hamrah tại Afghanistan cho thấy


5

có 84,8% bệnh nhân UTTQ bị nuốt nghẹn [30]; nghiên cứu của Ripley và
cộng sự cho thấy có 53,5% bệnh nhân có nuốt nghẹn ở các mức độ khác nhau
[31], nghiên cứu của Jiang Wu tại Trung Quốc cho thấy có tới 92,85% bệnh
nhân có triệu trứng nuốt nghẹn [9].
Gầy sút cân trên 90% bệnh nhân, da sạm, khô do thiếu dinh dưỡng lâu
ngày, thiếu máu, mệt mỏi…Gầy sút cân, đây là bệnh có triệu chứng xuất hiện
khá sớm vì liên quan đến nuốt nghẹn nên sợ ăn, không ăn được đồng thời với
quá trình tăng chuyển hoá của ung thư. Thường những tháng đầu có thể mất
từ 3 – 5kg/tháng [8].
Đau khi nuốt gặp ở một nửa số bệnh nhân, thường đau sau xương ức.
Nếu khối u ở thực quản thấp thì có thể gặp đau bụng. Đau có thể lan ra sau

lưng giữa hai vai, lên cằm, ra sau tai hay ra vùng trước tim.
Ngoài ra ở một số ít trường hợp có thể gặp các triệu chứng: đau rát sau
xương ức, nôn, nói khàn….
1.1.3.2. Cận lâm sàng
UTTQ được chẩn đoán qua soi thực quản dạ dày và sinh thiết, chụp
thực quản cản quang, chụp CT ngực – bụng, PET – CT, siêu âm nội soi…
trong đó tiêu chuẩn vàng là giải phẫu bệnh mô sinh thiết.
Mô bệnh học:
 Ung thư biểu mô: Ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến
chiếm 90 – 95%.
 Các khối u không phải biểu mô chiếm 5%: u mỡ, u cơ, khối u tế bào hạt,
u mô đệm đường tiêu hoá., sarcome cơ vân, sarcome Kaposi, melanome ác tính.
1.1.3.3. Chẩn đoán giai đoạn
Chẩn đoán giai đoạn theo AJCC (2010):
U nguyên phát (T)
 Tx: không xác định u nguyên phát.


6

 To: không có bằng chứng của u nguyên phát.
 Tis: ung thư tại chỗ.
 T1: ung thư xâm nhập niêm mạc, lớp cơ niêm hoặc hạ niêm mạc.
+ T1a: khối u xâm nhập lớp niêm mạc hoặc cơ niêm.
+ T1b: khối u xâm nhập lớp hạ niêm mạc.
 T2: u xâm lấn lớp cơ.
 T3: u xâm lấn lớp ngoại mạc.
 T4: u xâm lấn các cấu trúc xung quanh.
+ T4a: khối u có thể phẫu thuật được xâm lấn màng phổi, màng
tim hoặc cơ hoành.

+ T4b: khối u không thể phẫu thuật được xâm lấn các cấu trúc
khác như động mạch chủ, thân đốt sống, khí quản…
Hạch vùng (N)
 Nx: hạch vùng không xác định được.
 N0: không có di căn tới hạch vùng.
 N1: di căn 1 – 2 hạch vùng.
 N2: di căn 3 – 6 hạch vùng.
 N3: di căn ≥ 7 hạch vùng.
Di căn xa (M)
 Mx: không xác định được di căn xa.
 M0: không có di căn xa.
 M1: di căn xa.


7

Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn TNM của ung thư thực quản

Giai đoạn

UTTQ tế bào vảy

Giai đoạn 0
Giai đoạn I

UTTQ tế bào tuyến

Tis N0 M0
IA: T1 N0 M0


T1 N0 M0

IB: T1/T2 N0 M0

Giai đoạn IIA

T2/T3 N0 M0 Grade 1,X;
T1/T2 N0 M0 Grade 2-3

T2 N0 M0

Giai đoạn IIB

T2/T3 N0 M0 Grade 2-3;
T1/T2 N1 M

T2 N0 M0; T1/T2 N1 M0

Giai đoạn IIIA

T1/T2 N2; T3 N1;
T4a N0 M0

T1-2 N2 M0; T3 N1 M0;
T4a N0 M0

Giai đoạn IIIB

T3 N2 M0


Giai đoạn IIIC

T4a N1-2 M0; T4b N0-3 M0; T0-4 N3 M0

Giai đoạn IV

T0-4 N0-3 M1

1.1.4. Điều trị bệnh ung thư thực quản
Điều trị UTTQ chủ yếu dựa vào vị trí giải phẫu của khối u, giai đoạn
bệnh, thể trạng người bệnh. Phẫu thuật, xạ trị, hoá trị là 3 phương pháp chủ
yếu điều trị UTTQ. Đối với UTTQ sớm ở 1/3 giữa, dưới, điều trị phẫu thuật
nắm vai trò chủ đạo. Những trường hợp khác, điều trị phối hợp các phương
pháp là xu hướng phổ biến hiện nay.
Đối với ung thư biểu mô vảy giai đoạn sớm, phẫu thuật có kết quả gần
tương đương với tia xạ đơn thuần liều cao, hoá chất đơn thuần không kết quả.
Đối với ung thư biểu mô tuyến giai đoạn sớm, phẫu thuật có kết quả hơn tia
xạ đơn thuần liều cao, hoá chất đơn thuần không kết quả.
UTTQ 1/3 trên phẫu thuật khó khăn nên thường sử dụng tia xạ và hoá
chất phối hợp. UTTQ 1/3 giữa khi u < 3 cm nên phẫu thuật, u > 3 cm cần cân
nhắc, u > 5 cm thường kèm theo di căn hạch, kết quả phẫu thuật kém hơn sử


8

dụng tia xạ và hoá chất phối hợp. UTTQ 1/3 dưới hầu hết là ung thư biểu mô
tuyến ít nhạy cảm tia xạ, vì vậy cần phẫu thuật đơn thuần giai đoạn I và IIA,
phẫu thuật có tia xạ và hoá chất bổ trợ giai đoạn IIB và III.
Về vị trí u, nên mổ đối với 1/3 dưới, không mổ đối với 1/3 trên, cân
nhắc kỹ đối với 1/3 giữa. Về giai đoạn bệnh, nên mổ đối với giai đoạn I và II,

cân nhắc kỹ đối với giai đoạn III, không mổ đối với giai đoạn IV. Về tình
trạng toàn thân, phân biệt giữa điều kiện cho phép phẫu thuật và điều kiện
không cho phép phẫu thuật. Điều kiện cho phép phẫu thuật là là tuổi < 75,
chức năng hô hấp > 75%, không có bệnh nội khoa nặng (đái tháo đường, suy
tim, suy thận, xơ gan, tai biến mạch máu não). Điều kiện không cho phép
phẫu thuật là tuổi > 75, chức năng hô hấp < 75%, có bệnh nội khoa nặng. Có
chỉ định mổ nhưng việc chọn lựa phương pháp mổ cũng cần được cân nhắc kỹ
sao cho thích hợp nhất và tránh được nguy cơ tử vong cao.
Tia xạ là biện pháp điều trị có lợi thế cao, nhất là có trang bị máy gia
tốc. Tia xạ triệt căn đối với giai đoạn I, II điều kiện không cho phép phẫu
thuật hoặc bệnh nhân từ chối mổ. Tia xạ bổ trợ trước mổ ít dùng. Tia xạ bổ trợ
sau mổ nhằm hạn chế tái phát tại chỗ và tại vị trí lân cận. Điều trị tia xạ đơn
thuần hoặc phối hợp với hoá chất đối với giai đoạn muộn nhằm giảm nghẹn,
hạn chế xâm lấn của u, kéo dài thời gian sống thêm.
Điều trị hoá chất đơn thuần không thể triệt căn. Điều trị hoá chất bổ trợ
sau mổ triệt căn nhằm hạn chế vi di căn xa. Điều trị hoá chất phối hợp với tia
xạ có tác dụng nhất định đối với UTTQ giai đoạn muộn nhằm giảm nghẹn,
hạn chế xâm lấn của u, kéo dài thời gian sống thêm.
Phẫu thuật, về lý luận là biện pháp điều trị có tính chất triệt căn nhất.
Trên thực tế, số bệnh nhân có khả năng mổ được và có khả năng cắt được
tương đối ít. Số bệnh nhân không mổ được chiếm đa số, thứ nhất vì chẩn đoán
muộn. Theo nghiên cứu của Ripley và cộng sự, có 56,03% bệnh nhân khi phát


9

hiện mắc UTTQ, bệnh đã ở giai đoạn III - IV [31]. Tại Việt Nam, theo nghiên
cứu của Hàn Thanh Bình, có tới 60,6% bệnh nhân UTTQ phát hiện bệnh ở
giai đoạn muộn [32]. Thứ hai là do tuổi cao, bệnh nội khoa phối hợp và không
ít bệnh nhân từ chối mổ. Hơn nữa, phẫu thuật thực quản luôn luôn là nặng,

biến chứng về miệng nối, biến chứng phổi và màng phổi phức tạp.
Đồng thời, ở giai đoạn muộn triệu chứng nuốt nghẹn của bệnh nhân đã
biểu hiện rõ và ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi, có 87,9% bệnh nhân UTTQ có triệu
chứng nuốt nghẹn, chủ yếu là độ I chiếm 75,8% [8], nghiên cứu của Hamrah
tại Afghanistan cho thấy có 84,8% bệnh nhân UTTQ bị nuốt nghẹn [30];
nghiên cứu của Ripley và cộng sự cho thấy có 53,5% bệnh nhân có nuốt
nghẹn ở các mức độ khác nhau [31]. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho kết
quả 77,78% bệnh nhân mới phát hiện bệnh UTTQ có triệu chứng nuốt nghẹn;
62,5% bệnh nhân bị giảm cân ở các mức độ khác nhau và có xu hướng xảy ra
với các bệnh nhân ở giai đoạn III- IV [9]. Khoảng 80% bệnh nhân UTTQ
không thể phẫu thuật được do nhiều nguyên nhân kể trên.
Điều quan trọng nhất trong điều trị UTTQ là phối hợp về chế độ dinh
dưỡng, chỉ định hợp lý đối với vị trí u, mức độ xâm lấn u và di căn hạch. Chế độ
cải thiện tình trạng dinh dưỡng phải bắt đầu sớm và đầy đủ trước khi bắt đầu mọi
biện pháp điều trị cơ bản, triệt căn hay không triệt căn. Lựa chọn biện pháp điều
trị cơ bản một cách mềm dẻo, phù hợp với từng điều kiện.
Chính vì vậy, dù bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp nào thì
phần lớn bệnh nhân sẽ được phẫu thuật mở thông dạ dày để nuôi dưỡng trong
suốt quá trình điều trị để đảm bảo dinh dưỡng. Tại Việt Nam, tỷ lệ mở thông
dạ dày ở bệnh nhân thực quản giai đoạn III, IV là 83,3% [8].


10

1.2. Dinh dưỡng và điều trị ung thư thực quản
1.2.1. Dinh dưỡng với bệnh nhân phẫu thuật
1.2.1.1. Tác động của phẫu thuật tới tình trạng dinh dưỡng
Phẫu thuật gây ra stress đối với cơ thể. Phẫu thuật ảnh hưởng tới tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bởi nhiều yếu tố: do nhịn ăn trước phẫu thuật

và sau phẫu thuật, tăng năng lượng chuyển hóa. Ngoài ra các biến chứng sau
mổ cũng có thể tác động tới dinh dưỡng của bệnh nhân như sốt, nhiễm trùng,
tắc ruột, rò miệng nối,…
Sau phẫu thuật, tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bị suy giảm và còn
tiếp tục suy giảm khi bệnh nhân điều trị hoá xạ trị. Bệnh nhân có thể bị giảm
tới gần 10% cân nặng sau phẫu thuật 8 tuần [33], [34]. SDD nặng ở bệnh nhân
phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tăng từ 2,3% trước phẫu thuật lên đến
26,3% sau phẫu thuật [35]. Bệnh nhân lớn tuổi, nam giới, có giảm cân trước
phẫu thuật, ung thư dạ dày và phẫu thuật mở là những yếu tố nguy cơ của
SDD nặng sau phẫu thuật.
Việc hỗ trợ dinh dưỡng sớm và đầy đủ cho người bệnh phẫu thuật thực
quản là một trong những khâu quyết định đến sự phục hồi của bệnh nhân. Một
số tác giả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho ăn đường ruột sớm sau phẫu thuật đúng
và đầy đủ, bệnh nhân sẽ dung nạp tốt và hiệu quả, chức năng ruột được cải thiện
ngăn ngừa teo niêm mạc ống tiêu hoá duy trì hệ miễn dịch. Khi được nuôi dưỡng
qua đường ruột biến chứng nhiễm trùng ít hơn so với nuôi dưỡng đường tĩnh
mạch hoàn toàn, giảm chi phí điều trị và thời gian nằm tại bệnh viện ngắn hơn,
do đó nên nuôi dưỡng qua đường tiêu hoá bất cứ khi nào có thể.
Phẫu thuật mở thông dạ dày là một can thiệp ngoại khoa vào dạ dày
nhằm nuôi dưỡng bệnh nhân UTTQ trong suốt quá trình điều trị hoá xạ trị,
bệnh nhân phẫu thuật mở thông dạ dày có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do


11

thay đổi về chuyển hoá, sinh lý cũng như thay đổi về thực phẩm khẩu phần
và nhiều sự thay đổi khách quan khác dẫn đến tình trạng SDD.
Chế độ dinh dưỡng tốt trước phẫu thuật làm giảm tỷ lệ biến chứng
và tử vong sau phẫu thuật. Với người bệnh bị SDD, hỗ trợ dinh dưỡng
từ 7 – 10 ngày trước phẫu thuật, kết quả sau phẫu thuật được cải thiện

rõ ràng [36], [37]. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cả trước và sau phẫu
thuật sẽ góp phần làm tăng sức chịu đựng của bệnh nhân cho cuộc mổ
và hồi phục nhanh sức khoẻ sau phẫu thuật.
Dinh dưỡng còn nâng cao sức đề kháng tăng cường hệ miễn dịch
của cơ thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn. Nuôi đường ruột sớm giúp duy
trì hệ vi khuẩn bình thường, ngăn ngừa sự di chuyển vi khuẩn từ ruột
vào máu và nhiễm trùng bắt nguồn từ ruột [38], [39]. Thiếu protein năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch: giảm chức năng tế
bào lympho T miễn dịch qua trung gian tế bào, giảm các chức phận diệt
khuẩn của bạch cầu đa nhân trung tính, bổ thể và bài xuất các globulin
miễn dịch nhóm IgA [40].
1.2.1.2. Dinh dưỡng và sự lành vết thương
Dinh dưỡng tốt làm nhanh lành vết thương. Chậm liền vết thương ở
những bệnh nhân phẫu thuật điều trị ung thư là thường gặp. Nghiên cứu thấy
rằng ở những bệnh nhân được ăn bổ sung đường miệng sớm với công thức
dinh dưỡng có chứa arginine, acid béo omega-3 và RNA thì việc liền vết mổ
tốt hơn so với nhóm chứng [41]. Điều này chứng tỏ dinh dưỡng đúng giúp cải
thiện tiên lượng ở những bệnh nhân phẫu thuật điều trị ung thư.
Các chất dinh dưỡng đều có sự ảnh hưởng tới quá trình liền vết thương.
SDD protein - năng lượng, dạng phổ biến nhất của SDD trên thế giới dẫn đến
giảm sức căng vết thương, giảm chức năng tế bào lympho T, giảm hoạt động
thực bào và giảm bổ thể, kháng thể cuối cùng là giảm khả năng đề kháng của


12

cơ thể đối với vết thương chống lại nhiễm trùng. Trên lâm sàng, suy giảm
miễn dịch tương quan với tăng tỷ lệ biến chứng và tăng sự không lành vết
thương sau phẫu thuật. SDD có thể có trước vết thương hoặc có thể thứ phát
do dị hoá từ vết thương. Cần cung cấp dinh dưỡng tốt nhất để đạt hiệu quả
cho sự lành vết thương.

1.2.2. Dinh dưỡng và điều trị hoá trị
Nôn và buồn nôn là những tác dụng phụ nghiêm trọng của hóa trị.
Những tác dụng phụ này ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống và sự
tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Bên cạnh đó, buồn nôn và nôn có thể dẫn đến
chán ăn, giảm hoạt động, mất cân bằng trao đổi chất, nứt vết mổ và thiếu dinh
dưỡng [42].
Trong nghiên cứu của Sánchez Lara K cho thấy có tới 59,6% bệnh nhân
có nôn và buồn nôn và được chứng minh có liên quan tới giảm ≥ 5% cân nặng
(OR 2,15 và 6,1) [43]. Một nghiên cứu khác tại Australia chỉ ra có 26% bệnh
nhân điều trị hóa trị có SDD và phần lớn trong số họ có tình trạng giảm ăn
uống do triệu chứng nôn và buồn nôn [44].
Tiêu chảy (Chemotherapy Induced Diarrhea – CID): Là một triệu
chứng liên quan nhiều tới tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị hơn là do chính bệnh
lý ung thư [45]. CID xảy ra 50% - 80% tổng số bệnh nhân tùy theo phác đồ
điều trị [46], [47].
Chán ăn: Chán ăn là một trong những biến chứng hay gặp ở bệnh nhân
ung thư, 24% tại thời điểm chẩn đoán và 80% tại giai đoạn tiến triển và ảnh
hưởng tới 66% bệnh nhân hóa trị [48], [49]. Chán ăn ngoài tình trạng giảm sự
thèm ăn, ăn không ngon miệng còn bao gồm cảm giác no sớm. Chán ăn tiến
triển nhanh và khó có thể phục hồi, do đó can thiệp sớm sẽ có ý nghĩa với tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân [50], [51].


13

Triệu chứng này khác nhau tùy từng người liên quan tới các yếu tố như
tình trạng bệnh, sự hiện diện của đau, lo âu, trầm cảm và các loại thuốc dùng
trong hóa trị [52], [53]. Hầu như tất cả các thuốc dùng trong hóa trị có liên
quan với chứng chán ăn. Với liều điều trị hiệu quả các loại thuốc này gây
chán ăn cấp do tác động trực tiếp vào trung tâm no nằm ở đồi thị. Tuy nhiên

chán ăn trong một thời gian dài là do ảnh hưởng của các triệu chứng trên
đường tiêu hóa khác như nôn, buồn nôn, khô miệng, nhiệt miệng [49]. Ảnh
hưởng của hóa trị phụ thuộc vào độc tính của thuốc và các tác động thứ cấp
làm mất cảm giác thèm ăn. Chúng không chỉ bao gồm giảm cân mà còn có thể
dẫn tới SDD [52].
Rối loạn vị giác: Rối loạn vị giác với mức độ khác nhau là một trong
những triệu chứng phổ biến nhất liên quan tới mất cảm giác ngon miệng,
được bệnh nhân mô tả mùi khó chịu và vị kim loại trong hương vị. Trong một
nghiên cứu tại Nhật Bản có 45,95% bệnh nhân hóa trị có rối loạn vị giác,
trong đó phác đồ với 5FU là 59% và với Taxane là 60%. Cả hai phác đồ này
gây mất cảm giác ngon miệng là 39,1% và 44,4% tương ứng [54].
Khô miệng: Có khoảng 40% bệnh nhân hóa trị có khô miệng sau từ hai
đến tám tuần điều trị. Biểu hiện qua các triệu chứng như nứt môi, teo nhú
lưỡi, cảm giác bỏng rát trong miệng. Nguyên nhân do hóa chất và sản
phẩm chuyển hóa của nó cạnh tranh thụ thể của các chất dẫn truyền thần
kinh phó giao cảm – Acetylcholin. Hệ phó giao cảm lại có vai trò trong
kiểm soát các tuyến nước bọt, khi bị ức chế sẽ làm giảm tiết nước bọt và
dẫn đến khô miệng [55], [56].
Viêm niêm mạc miệng: Thường xuất hiện sau hóa trị 2 - 14 ngày với
các tổn thương ban đỏ, loét kèm theo đau rát và có thể nhiễm trùng. Các triệu
chứng nuốt khó, nuốt đau cũng có thể xuất hiện gây hạn chế trong ăn uống,
ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Là do hóa chất tác động đến chu kỳ tế


14

bào đặc biệt là các mô tế bào có chu kỳ ngắn hay thay đổi như biểu mô niêm
mạc miệng. Thêm vào đó ảnh hưởng gián tiếp của hóa trị do suy tủy hoặc ức
chế miễn dịch càng làm cho viêm, nhiễm trùng dễ dàng phát triển. Nghiên
cứu của Rajesh chỉ ra 303 trên tổng số 599 bệnh nhân (51%) hóa trị có tình

trạng viêm niêm mạc miệng [57]. Có 75 - 80% bệnh nhân nhận liều hóa trị
cao trước khi cấy ghép tủy có viêm niêm mạc miệng [58].
Nuốt khó: Nuốt là động tác phức tạp cần sự phối hợp của khoang
miệng, lưỡi, hầu họng và thực quản với 50 cơ và 6 dây thần kinh chi phối
[59]. Bởi thế, thường gặp nuốt khó trong ung thư hầu họng và thực quản.
Nuốt khó, nuốt đau xảy ra sau hóa trị phần nhiều liên quan tới các triệu chứng
khô miệng, nhiệt miệng, viêm lưỡi… Nuốt khó nặng hơn ở các bệnh nhân lớn
tuổi ung thư đầu cổ, kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị [60], [61].
Mệt mỏi: Nghiên cứu của Stasi R cho thấy 80 - 96% bệnh nhân có mệt
mỏi trong mỗi quá trình hóa trị liệu [62].
1.2.3. Dinh dưỡng và xạ trị
Các tác dụng phụ của xạ trị bao gồm các vấn đề xảy ra do kết quả của
việc điều trị cũng như tổn thương bức xạ đối với các tế bào khỏe mạnh trong
vùng điều trị. Số lượng và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ gặp
phải sẽ phụ thuộc vào loại bức xạ, liều lượng nhận được và phần cơ thể đang
được điều trị.
Xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ sớm và muộn. Các tác dụng phụ
sớm xảy ra trong hoặc ngay sau khi điều trị và thường biến mất trong vòng
vài tuần. Các tác dụng phụ thường gặp của xạ trị bao gồm mệt mỏi và các vấn
đề về da. Da trong vùng điều trị có thể trở nên nhạy cảm hơn, đỏ, khó chịu
hoặc sưng lên. Các thay đổi về da khác bao gồm khô, ngứa, bong tróc và
phồng rộp.
Với bệnh nhân UTTQ, các tác dụng phụ sớm khác có thể bao gồm:


15

- Vấn đề về niêm mạc thực quản như niêm mạc bị xung huyết, viêm rải
rác, có thể gây viêm xuất huyết, viêm niêm mạc tơ huyết mảng; loét, chảy
máu và hoại tử.

- Vấn đề về tuyến nước bọt bao gồm khô miệng, nước bọt quánh, dính,
thay đổi vị giác ảnh hưởng đến ăn uống, thậm chí gây hoại tử tuyến nước bọt
cấp tính.
- Vấn đề ở vùng hầu và thực quản: bệnh nhân có thể khó nói hoặc nuốt
đau kèm theo mất nước hoặc sút cân, đòi hỏi ăn bằng sonde, truyền dịch; có
thể bị loét, thủng hoặc tắc hoàn toàn thực quản.
Tác dụng phụ muộn, hiếm gặp, xảy ra hàng tháng hoặc hàng năm sau
khi điều trị và thường là vĩnh viễn, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của bệnh
nhân là:
- Vấn đề về tuyến nước bọt: bệnh nhân bị khô miệng, tuyến nước bọt xơ hoá.
- Vấn đề về thực quản: thực quản bị xơ hoá, khó nuốt, hoại tử hoặc thủng
gây rò.
Bệnh nhân trải qua xạ trị có thể bị tác dụng phụ sớm trong quá trình
điều trị; cũng có thể bị tác dụng phụ muộn trong nhiều tháng hoặc thậm chí
nhiều năm sau khi đã hoàn thành điều trị. Các tác dụng phụ khác nhau tùy
từng người và có thể phụ thuộc vào sức khỏe tổng quát, liều bức xạ hàng
ngày, tổng liều bức xạ trong quá trình điều trị và các phương pháp điều trị
khác (như hóa trị).
Bệnh nhân trải qua xạ trị chùm tia bên ngoài thường gặp khó khăn và
đau đớn ngay sau khi bắt đầu điều trị. Điều này xảy ra như là kết quả của bức
xạ giết chết các tế bào trong lớp lót của thực quản, gây ra phản ứng tương tự
như cháy nắng. Điều quan trọng là bệnh nhân phải uống nhiều nước và đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng của họ trong thời gian này. Khi bệnh nhân không thể
có đủ dinh dưỡng và hydrat hóa, có thể cần phải cho ống vào trước hoặc trong


16

khi xạ trị cho đến khi bệnh nhân lấy lại khả năng nuốt. Sau khi điều trị xong,
cơn đau thường giảm xuống trong vòng vài tuần.

Một số biến chứng do tia xạ theo tổ chức Y tế thế giới:
 Viêm thực quản do tia xạ:
- Độ 0: Không thay đổi gì so với ban đầu.
- Độ 1: Nuốt khó ít hoặc nuốt đau nhẹ có thể dùng gây tê tạm thời hoặc
dùng thuốc giảm đau không gây nghiện. Có thể phải ăn đồ ăn mềm.
- Độ 2: Nuốt khó hoặc nuốt đau vừa có thể phải dùng giảm đau gây
nghiện, ăn đồ ăn hầm nhừ hoặc dịch lỏng.
- Độ 3: Nuốt khó hoặc nuốt đau nặng cùng với mất nước hoặc mất cân
nặng (>15% so với trước điều trị). Phải nuôi dưỡng bằng đường mở thông dạ
dày, truyền dịch.
- Độ 4: Tắc nghẽn hoàn toàn, loét, thủng, rò. Chảy máu thực quản xếp
vào nhóm này.
 Hẹp thực quản do tia xạ:
- Độ 0: Không có gì.
- Độ 1: Xơ hoá nhẹ. Khó nuốt nhẹ thức ăn rắn. Không đau khi nuốt.
- Độ 2: Không có khả năng ăn thức ăn rắn bình thường, chỉ ăn thức ăn
mềm. Có thể phải nong thực quản.
- Độ 3: Xơ hoá nặng, chỉ có thể ăn được lỏng. Có thể có đau khi nuốt, có
chỉ định nong.
- Độ 4: Hoại tử, thủng, rò.
- Độ 5: Chết trực tiếp do biến chứng của thực quản.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi năm 2015 cho thấy các biến chứng
sớm do tia xạ là:
- Biến chứng viêm thực quản do tia xạ gặp 43,9%, trong đó tỉ lệ viêm
thực quản độ 1: 35,6% và độ 2: 8,3%.
- Tác dụng phụ do tia xạ chủ yếu trên da: đỏ da và xạm da chiếm tỉ lệ là:


×