Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

ĐẶC điểm HÌNH THÁI đầu mặt của NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

CHU VĂN TUỆ BÌNH

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU MẶT
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
==========

CHU VĂN TUỆ BÌNH

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU MẶT
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Sinh Vương

Cho đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu-mặt


bằng phương pháp đo trực tiếp trên người Kinh và
người Mường trong nhóm tuổi 18-25”

Chuyên ngành

: Giải phẫu người

Mã số

: 62720104

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN


HÀ NỘI – 2018
MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu nhân trắc đầu mặt đã được tiến hành từ những năm trước
công nguyên với mục đích đưa ra được những tiêu chuẩn để phân biệt về
chủng tộc hay ứng dụng trong điêu khắc, hội họa. Ngày nay, nghiên cứu nhân

trắc học vẫn là một vấn đề rất quan trọng vì đưa ra các con số có giá trị với
ngành thiết kế, ngành sản xuất ra những bộ phận ứng dụng trên cơ thể (may
mặc, bảo hộ lao động, an toàn giao thông…), ngành phẫu thuật tạo hình và
thẩm mỹ, đặc biệt là trong điều trị các bất thường, các bệnh lý, dị tật vùng
đầu-mặt, cũng như theo dõi sự phát triển của đầu-mặt . Các yếu tố ảnh hưởng
nhiều đến nhân trắc đầu-mặt là di truyền, chế độ dinh dưỡng, bệnh lý tại chỗ
và toàn thân. Do vậy, trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau
về đặc điểm nhân trắc đầu-mặt để xác định các đặc điểm, số đo đầu mặt của
các chủng tộc khác nhau dựa trên ba phương pháp chính đó là: đo trực tiếp
trên cơ thể sống, phân tích gián tiếp qua ảnh chuẩn hóa, phân tích gián tiếp
qua phim chụp XQ từ xa. Trong 3 phương pháp này, phương pháp đo trực tiếp
trên cơ thể ra đời từ rất sớm, có thể phân tích được cả mô cứng và mô mềm và
đo được tại những vùng khó bị bao phủ bởi mái tóc.
Trên thế giới, dựa vào các phương pháp nghiên cứu trên, các tác giả đã
thống nhất về việc có sự khác biệt giữa chủng tộc, giới như trong các nghiên cứu
của E. Nagle [1], S. Gupta [2]. Theo Uysal, có sự khác biệt về nhân trắc đầu-mặt
giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người dân Arập [3]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
các chỉ số cho một chủng tộc này không thể giống một chủng tộc khác.
Khi ứng dụng trong lĩnh vực Y học nói chung và răng hàm mặt, ngoại
khoa, phẫu thuật tạo hình hàm mặt nói riêng, các số đo, chỉ số đầu mặt…là
những thông tin rất quan trọng trong việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị
để phục hồi lại các chức năng cơ bản cũng như thẩm mỹ đã mất do bệnh lý
thông do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Khuôn mặt có thể bị tàn phá,
mất tổ chức không thể nhận dạng được khi bệnh nhân có các bệnh lý như ung


7

thư hoặc khi bị tai nạn, các bác sỹ không thể tái lập lại một khuôn mặt phù
hợp cho riêng từng ca lâm sàng nếu như không biết được các số đo bình

thường của họ ở chính thời điểm đó là như thế nào. Hiện nay các bác sỹ đã và
đang sử dụng các tiêu chí của người Cáp-ca (chủng tộc Mongoloide) để áp đặt
cho người Việt Nam. Việc áp dụng một cách áp đặt này theo nhiều nghiên cứu
là không phù hợp, đặt biệt là trong lĩnh vực nắn chỉnh răng-hàm, phẫu thuật
thẩm mỹ, một yêu cầu ngày càng tăng cao của người dân để nâng cao hơn
chất lượng cuộc sống.
Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu về nhân trắc đầu-mặt của Nguyễn
Quang Quyền [4], Hoàng Tử Hùng [5], Lê Gia Vinh [6] trên các dân tộc khác
nhau cũng như các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu được tiến
hành với các cỡ mẫu nhỏ, không thể đại diện cho người Việt Nam. Trong
những năm gần đây, cũng có những nghiên cứu về nhân trắc đầu-mặt để đánh
giá kết cấu về đầu-sọ-mặt cũng như mức độ hài hòa (thẩm mỹ) của khuân mặt
cho các lứa tuổi của Ngô Thị Huỳnh Lan, Trần , Thúy Nga, Võ Trương Như
Ngọc, Trần Thị Bích Hạnh, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung bằng
phương pháp gián tiếp qua chụp phim XQ hay phương pháp gián tiếp qua
chụp ảnh chuẩn hóa.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Đặc điểm hình thái đầu-mặt
bằng phương pháp đo trực tiếp trên người Kinh và người Mường trong
nhóm tuổi 18-25" với hai mục tiêu sau:
1.

Đưa ra được các chỉ số hình thái đầu-mặt trên người Kinh và người
Mường trong nhóm tuổi 18-25.

2.

Xây dựng mô hình dự báo kết quả giữa phương pháp đo nhân trắc
đầu mặt trực tiếp với phương pháp chụp Xquang từ xa và chụp ảnh kỹ
thuật số chuẩn hóa.


1. Nhắc lại giải phẫu học, sự phát triển các xương vùng sọ mặt


8

Hệ thống xương vùng đầu mặt gồm 23 xương: 1 xương trán, 1 xương
sàng, 2 xương đỉnh, 1 xương chẩm, 1 xương bướm, 2 xương thái dương, 2
xương xoăn mũi dưới, 2 xương lệ, 2 xương mũi, 1 xương lá mía, 2 xương
hàm trên, 2 xương gò má, 2 xương khẩu cái, 1 xương hàm dưới, 1 xương
móng ( Hình 1.1) .

1
:
2
:
3
:
4
:

Xương trán

5

CHÚ THÍCH
Xương gò má

Xương đỉnh

:

6

Xương mũi

10

Xương thái dương

:
7

Xương hàm trên

:
11: Xương sàng

Xương bướm

:
8

Xương hàm dưới

12

Xương xoăn mũi dưới

:
13


Xương lá mía

:

9:

Xương chẩm
Xương lệ

:
Hình 1. Hệ thống xương vùng đầu mặt nhìn thẳng và nhìn nghiêng
Nguồn: Netter F.H (2010) [Error: Reference source not found].
Hệ thống xương vùng mặt chia làm 2 phần: Khối xương sọ não và khối
xương mặt. Khối xương sọ não được tạo nên từ 8 xương và chứa não bộ. Khối
xương sọ mặt được tạo nên từ 15 xương. Nền sọ ngăn cách giữa hai khối


9

xương. Các xương khớp với nhau bằng các khớp bất động (khớp thái dương
hàm dưới là khớp động duy nhất) [Error: Reference source not found].


10

2. Những ứng dụng của nghiên cứu nhân trắc học
Đối với ngành nhân chủng học: Ngay từ rất sớm, nhân trắc học đã
được ứng dụng để tìm ra sự khác biệt về mặt hình thái giữa các dân tộc, các
chủng tộc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu mà kết quả của nó cho tới ngày
nay vẫn còn giá trị.

Năm 1842, nhà giải phẫu người Thuỵ Điển G.Retzius nghiên cứu
hình dáng đầu của các dân cư Bắc Âu. Từ kết quả nghiên cứu, ông đã chia
dân cư trên thế giới thành hai loại đầu ngắn và đầu dài. Ông cũng đưa ra tỉ lệ
giữa chiều rộng và chiều dài sọ. Kết quả nghiên cứu của ông đã đóng góp
đáng kể vào sự phát triển của nhân chủng học (dẫn theo [Error: Reference
source not found]).
Dựa vào các đặc điểm hình thái, đặc biệt là các đặc điểm hình thái sọ
mặt ở các chủng tộc khác nhau, các nhà nhân chủng học đã chia nhân loại
thành những đại chủng, tiểu chủng và các loại hình chủng tộc.
Năm 1968, M. Hajnisova nghiên cứu kích thước đầu mặt của 109
người Tiệp trưởng thành đã đưa ra nhận xét: Chỉ số đầu của người Tiệp lớn
(nam 84,9, nữ 85,3), chỉ số mặt tương đối lớn (nam 84,6, nữ 81,8) [Error:
Reference source not found].
Năm 1988, các tác giả L. G. Farkas, R.C. K. Ngim và S.T. Lee khi
nghiên cứu 111 kích thước đầu mặt gồm 14 kích thước ở đầu, 31 kích thước ở
mặt, 14 kích thước ở mắt, 23 kích thước mũi, 17 kích thước mũi miệng, 12
kích thước tai của 180 người Singapor gốc Trung Quốc thuộc 3 nhóm 6 tuổi,
12 tuổi và 18 tuổi, đã đưa ra các so sánh khác biệt vùng đầu mặt của 3 nhóm
tuổi này [Error: Reference source not found].
Năm 1994, L.G Farkas, T.A. Hreczko và M. J. Katic nghiên cứu đặc
điểm số đo vùng đầu mặt của 979 người Nam Mĩ da trắng trong độ tuổi từ 1
đến 25. Các tác giả đã đưa ra số liệu so sánh của 130 kích thước (70 kích


11

thước đơn và 60 kích thước kép) của các nhóm tuổi. Đây là dữ liệu tương đối
đầy đủ về đặc điểm đo đạc của người Nam Mĩ da trắng [Error: Reference
source not found].
K. Hajnis nghiên cứu đặc điểm nhân trắc vùng đầu - mặt của 120

người Đức (60 nam, 60 nữ) đã nhận xét: Đầu người Đức có chiều dài tương
đối lớn (193,8 mm ở nam, 186,1 mm ở nữ); chỉ số đầu ở mức trung bình
(78,8 ở nam, 77,9 ở nữ); chỉ số mặt trung bình và miệng người Đức thuộc loại
nhỏ [Error: Reference source not found].
Khi so sánh các đặc điểm nhân trắc vùng đầu mặt của 3 nhóm chủng
tộc (người Nam Mĩ da trắng, người Mĩ gốc Phi, người Singapor gốc Trung
Quốc) và 3 nhóm người da trắng (Nam Mĩ, Đức, Tiệp), các tác giả K. Hajnis,
L. G. Farkas và cộng sự đã đưa ra sự giống và khác nhau về hình thái đầu và
mặt của 3 nhóm chủng tộc và 3 nhóm dân tộc [Error: Reference source not
found].
Trong ergonomi, các dẫn liệu nhân trắc được dùng trong thiết kế
công nghiệp sản xuất dụng cụ phục hồi chức năng, sản xuất phương tiện bảo
hộ lao động. Nhiều công trình nghiên cứu ở các nước khác nhau đã được công
bố và áp dụng rộng rãi.
Atlas nhân trắc học của Cộng hoà dân chủ Đức năm 1987, được coi là
cẩm nang về sự phát triển người. Ngoài các dấu hiệu nhân trắc tĩnh, atlas còn
đưa ra những dấu hiệu nhân trắc động, những chỉ số về tầm hoạt động của
một số bộ phận cơ thể. Các dẫn liệu rất có giá trị cho việc thiết kế ergonomi
của Cộng hoà dân chủ Đức thời bấy giờ [Error: Reference source not found].
Tại Việt Nam, khi nói đến sự ứng dụng nhân trắc học trong ergonomi
phải kể đến cuốn sách “Atlats nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao
động” của tập thể tác giả do Võ Hưng làm chủ biên. Đây là một công trình
lớn, đồ sộ kéo dài trong bốn năm (1981-1984) do viện nghiên cứu Khoa Học


12

Kỹ Thuật Bảo Hộ Lao Động chủ trì với sự tham gia của nhiều cơ quan nghiên
cứu khoa học ở trung ương và địa phương. Công trình này nhằm đáp ứng cho
lĩnh vực ergonomie, làm cơ sở cho việc thiết kế máy móc và đồ dùng sinh

hoạt cho người Việt [Error: Reference source not found].
Ngoài ra, tuỳ mục đích ứng dụng, nhiều công trình nghiên cứu các bộ
phận riêng lẻ của cơ thể cũng được tiến hành như nghiên cứu đầu để làm mũ
bảo hiểm, bàn tay để làm găng tay, mặt để làm mặt nạ, mắt để làm kính mắt,
chân tay để làm chân tay giả...
Trong tạo hình thẩm mĩ, nhiều công trình đã đi sâu nghiên cứu đặc
điểm nhân trắc ở đầu mặt để tìm ra những phương pháp phẫu thuật thẩm mĩ
hợp lí như “Nhân trắc học vùng đầu mặt trong y học” năm 1981 của L.G.
Farkas [Error: Reference source not found]. "Nghiên cứu ứng dụng kích
thước nhân trắc trong phẫu thuật sọ hàm mặt" của J. C Posnick và cộng sự
năm 1994 [Error: Reference source not found], “Tạo hình mí mắt” của J. C.
Posnick, T. Hreczko, năm 1992 [Error: Reference source not found].
Trong Khoa học hình sự: các đặc điểm nhân trắc của vùng đầu mặt,
đặc biệt là đặc điểm mô tả đã được ứng dụng để xác định hình dạng kẻ phạm
tội cũng như sự tái phạm của chúng. Ngay từ cuối thế kỉ XIX, A. Bertillon
(người Pháp) đã áp dụng phương pháp chụp ảnh can phạm để xác định sự tái
phạm. Ông cũng là người đầu tiên dùng phương pháp đo và lưu giữ trong hồ
sơ của cảnh sát các số đo cơ thể của bọn tội phạm như chiều cao cơ thể, chiều
dài sải tay, chiều dài, chiều rộng đầu..., phòng khi nghi ngờ sự tái phạm của
chúng thì có thể dễ dàng kiểm tra. Phương pháp này của Bertillon đã giúp cho
cảnh sát truy tìm được nhiều đối tượng gây án bỏ trốn và do đó được áp dụng
ở nhiều nước châu Âu thời bấy giờ. Cũng từ đó, việc mô tả nhân dạng được
hình thành và được ứng dụng rộng rãi [Error: Reference source not found].


13

Ceasare Lobroso (1836 -1909) cho rằng những tên du côn, những kẻ
giết người, nghiện rượu, những người động kinh và người lùn khác biệt với
những người bình thường ở hình thể sọ, sự mất cân đối của khuôn mặt, hình

thể lỗ mũi, răng, cơ cắn và kích thước xoang trán. Ông thực hiện các phép đo
trên sọ và trên người [Error: Reference source not found].


14

3. Các phương pháp đo nhân trắc đầu, mặt
Đánh giá nhân trắc đầu, mặt là một công việc cần thiết trong thực hành
lâm sàng và nghiên cứu. Có nhiều cách đánh giá khác nhau như đo trực tiếp,
đánh giá qua ảnh chụp thẳng và nghiêng, đánh giá qua tia X, đánh giá qua các
mẫu thạch cao cung răng. Với các mẫu thạch cao cung răng có thể đo trực tiếp
hoặc scan mẫu và đo bằng phần mềm.
Đo trực tiếp trên lâm sàng Trong các phương pháp đo nhân trắc đầu
mặt, phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể ra đời từ rất sớm, có thể phân tích
được cả mô cứng và mô mềm và đo được tại những vùng khó, bị bao phủ bởi
mái tóc, đồng thời còn cho chúng ta biết chính xác kích thước thật, các chỉ số
trung thực [Error: Reference source not found]. Hơn nữa Phương pháp đo trực
tiếp sử dụng các công cụ đã được chuẩn hóa, cho phép ta đo lường được các
yếu tố như độ dốc, độ sâu và các khoảng cách tối thiểu. Đối tượng nghiên cứu
không phải tiếp xúc với tia bức xạ [Error: Reference source not found].

Hình 2. Phương pháp đo nhân trắc trực tiếp trên lâm sàng.
Nguồn: Theo Özkoçak (2018)[Error: Reference source not found].

Tại Việt Nam, từ lâu phép đo trực tiếp đã được nhiều tác giả sử dụng
trong nghiên cứu hình thái, điển hình là Nguyễn Quang Quyền (1974) [Error:
Reference source not found], Vũ Khoái (1978). Nhiều kích thước đầu, mặt như
chiều dài đầu, chu vi vòng đầu phải sử dụng phương pháp này để đo đạc. Do vậy
hiện nay phương pháp này vẫn đang được sử dụng.



15

Đo trên ảnh chụp chuẩn hoá được thực hiện trên ảnh chụp chuẩn hoá tư
thế thẳng và nghiêng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như nhân trắc, hình sự với ưu điểm: rẻ tiền và có thể giúp
đánh giá tốt hơn về tương quan của các cấu trúc ngoài sọ gồm cơ và mô mềm.
Phân tích thẩm mỹ khuôn mặt chủ yếu là quan sát trực tiếp và phân tích qua
ảnh chuẩn hóa với đánh giá thẩm mỹ là đánh giá mô mềm. Hai phương pháp
này có tác dụng bổ trợ cho nhau. Phép đo trực tiếp trên người sống cho các
giá trị của các kích thước trên từng cá thể chính xác hơn. Phép đo ảnh chụp
dễ đánh giá về sự cân xứng của vùng mặt, cũng như dễ trao đổi thông tin
hơn [Error: Reference source not found].

Hình 3. Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hóa
Nguồn: Theo Fabio M. (2005) [Error: Reference source not found].
Đo đạc trên máy ảnh kỹ thuật số với phần mềm đo thích hợp sẽ tiết kiệm
được nhiều thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn nhiều so với đo trực tiếp
trên người, có nhiều ưu điểm về khả năng thông tin, lưu trữ và bảo quản.
Qua ảnh, có thể đánh giá định tính đẹp hay không đẹp, từ đó chúng ta có thể
yêu cầu một phương pháp khoa học để đánh giá định lượng. Có nhiều tác giả
đã phân tích khuôn mặt qua ảnh và đã đưa ra các tiêu chuẩn để chụp mặt với


16

các tư thế khác nhau như Ferrario, Bishara, Farkas, mục đích để chuẩn hoá kỹ
thuật chụp ảnh nhằm đánh giá và so sánh dễ dàng hơn [Error: Reference source
not found].
Đo trên phim X-quang

Khi điều trị những vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, chúng ta không thể chỉ
dựa vào cảm nhận qua quan sát lâm sàng mà phải kết hợp giữa quan sát lâm
sàng và những đánh giá cận lâm sàng có cơ sở khoa học (như các tiêu chuẩn
phân tích trên phim, ảnh).

Hình 4. Phim chụp X- quang nghiêng từ xa
Nguồn: Theo Võ Trương Như Ngọc (210)[Error: Reference source not
found]
Phim X - quang sọ nghiêng chụp theo kỹ thuật từ xa giúp chúng ta
nghiên cứu những thay đổi do phát triển, giúp đánh giá cấu trúc mô xương và
mô mềm khi chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị, định hướng các thủ thuật điều
trị chỉnh hình và phẫu thuật, và cuối cùng giúp theo dõi, đánh giá các kết quả
điều trị. Phương pháp đo X - quang sọ nghiêng cũng được sử dụng để nghiên
cứu nhân trắc học từ rất sớm bởi nhiều tác giả.
4. Những đề xuất của Martin và Saller trong nhân trắc học đầu mặt.
Nhà nhân trắc học người Đức Rudolf Martin đã dành nhiều thời gian
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đo đạc, mô tả nhân trắc. Năm 1925 ông


17

cho xuất bản cuốn “Lí thuyết nhân chủng học”. Năm 1929 ông lại cho xuất
bản cuốn “Phương pháp mô tả có hệ thống trong nhân chủng học”, trong đó
trình bày tương đối hoàn chỉnh về các đặc điểm của cơ thể, đặc biệt là ở vùng
đầu và mặt. Cuốn sách đã thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu nhân
trắc học suốt một thời gian dài (dẫn theo [Error: Reference source not found]).
Sau khi hoàn chỉnh hai cuốn sách về nghiên cứu nhân chủng học, năm
1957, Rudolf Martin tiếp tục hoàn thiện phương pháp nghiên cứu nhân trắc
của mình bằng cuốn “Mô tả hệ thống trong nhân trắc học” [Error: Reference
source not found]. Năm năm sau, cùng với K. Saller và cộng sự, ông lại cho

tái bản lần thứ 3 cuốn “Lí thuyết về nhân trắc học” [Error: Reference source
not found]. Trong cuốn sách này ông đã mô tả rất chi tiết về các mốc đo, các
kích thước và chỉ số đầu mặt.
Tư thế đầu: Martin và Saller nhấn mạnh tầm quan trọng của tư thế
đầu để xác định được các điểm mốc chính xác nhất, theo đó tư thế đầu khi đo
là mắt nhìn thẳng, đầu ở tư thế sao cho mắt và tai cùng nằm trên một mặt
phẳng ngang. Về sau tư thế này đã được mô tả chi tiết và rõ ràng hơn bởi tác
giả người Đức – Virschov, ông đã đề xuất tại Hội nghị Nhân trắc Quốc tế ở
Frankfurt và được chọn là mặt phẳng chuẩn của tư thế đầu. Theo đó, đường
nối điểm thấp nhất của bờ dưới hốc mắt (điểm orbitale) với điểm cao nhất của
bình tai (điểm tragion) phải luôn luôn nằm trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng
này được gọi là mặt phẳng ngang Frankfurt kí hiệu FH.


18

Hình 5. Mặt phẳng ngang Frankfurt
Nguồn: L.G.Farkas (1994) [Error: Reference source not found].

Các mốc đo: Martin đề xuất các mốc giải phẫu vùng đầu mặt dựa vào các
đặc điểm bên ngoài và một số mốc giải phẫu của xương sọ mặt, cho đến ngày nay
các mốc đo ấy vẫn được sử dụng trong các nghiên cứu nhân trắc đầu mặt.
Một số mốc đo được Martin đề xuất như sau:
Điểm cao đầu (vertex): Là điểm cao nhất của đầu trên đường giữa.
Điểm bên đầu (eurion): Điểm nhô sang bên nhất của vùng thái dương- đỉnh.
Điểm sau đầu (opisthocranion): Điểm sau nhất vùng chẩm trên đường
giữa đầu theo chiều trước-sau.
Điểm chân tóc (trichion): Điểm giữa đường chân tóc vùng trán.
Điểm trên gốc mũi (glabella): Điểm nhô nhất của đường giữa trán.
Điểm lõm mũi (nasion): Nơi lõm nhất của phần gốc mũi.

Điểm góc mắt trong (endocanthion): Nơi gặp nhau của mí trên và mí
dưới ở phía trong.
Điểm giữa đồng tử (pupil): Điểm chính giữa đồng tử khi mắt nhìn
thẳng và đầu ở tư thế mặt phẳng Frankfurt.
Điểm góc mắt ngoài (excanthion): Nơi gặp nhau của mí trên và mí dưới
ở phía ngoài.
Điểm gò má (zygion): Điểm ngoài cùng của phần mềm cung gò má.
Điểm tai trên (supraurale): Điểm cao nhất của vành tai.


19

Điểm tai dưới (subaurale) Điểm thấp nhất của vành tai.
Điểm ống tai ngoài (porion): Nơi cao nhất của lỗ ống tai ngoài.
Điểm trước mũi (pronasal): Điểm nhô ra trước nhất của đỉnh mũi.
Điểm cánh mũi (alare): Điểm ngoài nhất của cánh mũi.
Điểm dưới mũi (subnasale): Điểm trên đường giữa chân mũi, nơi gặp
nhau của mũi và môi trên.
Điểm môi trên (labiale su¬perius): Điểm trước nhất của viền môi trên
trên đường giữa.
Điểm nhú lợi hàm trên (prosthion): Điểm ở mặt trước dưới của nhú lợi
giữa hai răng cửa giữa hàm trên.
Điểm góc miệng (cheilion): Nơi gặp nhau của môi trên và môi dưới ở
góc miệng.
Điểm gian môi (stomion): Nơi gặp nhau của môi trên và môi dưới trên
mặt phẳng dọc giữa.
Điểm môi dưới (labiale inferius): Điểm trước nhất của viền môi dưới
trên đường giữa.
Điểm cằm trước (pogonion): Điểm nhô ra trước nhất của cằm.
Điểm trước-dưới cằm (gnathion): Điểm nằm giữa bờ dưới XHD (giữa

cằm), ngay dưới cằm.
Điểm góc hàm (gonion): Điểm sau nhất và dưới nhất của góc hàm.


20

Hình 6. Các mốc sọ mặt nhìn thẳng
Nguồn: Rudolf Martin (1957)[Error: Reference source not found].

Hình 7. Các mốc sọ mặt nhìn nghiêng
Nguồn: Rudolf Martin (1957)[Error: Reference source not found]


21

Dụng cụ đo: Kết quả đo phụ thuộc rất nhiều vào dụng cụ đo. Đây
cũng là vấn đề chuyên môn nảy sinh nhiều tranh cãi. Tại các Hội nghị Nhân
trắc học Quốc tế, những vấn đề này là tiêu điểm của các cuộc tranh luận, cuối
cùng các nhà nghiên cứu cũng tìm được tiếng nói chung của mình. Nhiều nhà
nhân trắc học đã đồng ý với các thước đo của Martin đề xuất và cải tiến
[Error: Reference source not found]

Hình 8. Bộ thước đo nhân trắc Martin
Nguồn: Rudolf Martin (1962) [Error: Reference source not found]

Các thước đo này được gọi là bộ thước đo nhân trắc Martin. Ngoài ra,
tuỳ theo mục đích nghiên cứu còn có thêm các thước đo chuyên dụng như
thước đo góc, thước đo độ cong, thước đo bề dầy lớp mỡ dưới da...
Các kích thước và chỉ số đầu mặt [Error: Reference source not
found]:

Bảng 1: Các chỉ số thường được sử dụng khi đo nhân trắc trực tiếp
STT
1

Các kích thước
Chiều rộng đầu

2

Chiều dài đầu

3

Chu vi vòng đầu

4

Chiều rộng mắt

Định nghĩa
Khoảng cách giữa hai điểm bên đầu
Khoảng cách giữa điểm sau đầu và
điểm trên gốc mũi
Chu vi vòng đầu đo qua điểm sau đầu
và điểm trên gốc mũi
Khoảng cách giữa điểm góc mắt trong
và góc mắt ngoài

Ký hiệu
eu-eu

gl-op
cvvđ
ex-en


22

STT
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Các kích thước
Khoảng cách giữa
hai mắt
Chiều rộng mặt


Định nghĩa
Khoảng cách giữa hai điểm góc mắt
trong trái- phải
Khoảng cách giữa hai điểm gò má
Khoảng cách giữa điểm ngoài nhất
Chiều rộng mũi
cánh mũi trái-phải
Chiều rộng hàm dưới
Khoảng cách giữa hai điểm góc hàm
trái-phải
Chiều rộng miệng
Khoảng cách giữa hai điểm góc
miệng trái-phải
Chiều cao trán II
Khoảng cách giữa điểm chân tóc và
điểm lõm mũi trên mặt phẳng dọc giữa
Chiều cao mặt hình thái Khoảng cách giữa điểm lõm mũi và
điểm trước -dưới cằm
Chiều dài mũi
Khoảng cách giữa điểm lõm mũi và
điểm dưới mũi trên mặt phẳng dọc giữa
Chiều dài tai
Khoảng cách giữa điểm cao nhất và
thấp nhất của vành tai
Chiều dài môi trên
Khoảng cách giữa điểm dưới mũi và
điểm gian môi
Chiều dài môi dưới và
Khoảng cách giữa điểm gian môi và
cằm

điểm trước-dưới cằm
Khoảng cách po-pr
Khoảng cách giữa điểm ống tai ngoài
và điểm nhú lợi hàm trên
Khoảng cách n-pr
Khoảng cách giữa điểm lõm mũi và
điểm nhú lợi hàm trên
Chiều cao tầng mặt trên Khoảng cách giữa điểm chân tóc và
điểm trên gốc mũi
Chiều cao tầng mặt giữa Khoảng cách giữa điểm trên gốc mũi
và điểm dưới mũi
Chiều cao tầng mặt dưới Khoảng cách giữa điểm dưới mũi và
điểm trước-dưới cằm

Ký hiệu
en-en
zy-zy
al-al
go-go
ch-ch
tr-n
n-gn
n-sn
sa-sba
sn-sto
sto-gn
po-pr
n-pr
tr-gl
gl-sn

sn-gn


23

Hình 9. Các chỉ số thường đo trực tiếp
Để khảo sát hình thái đầu, Martin đo 3 kích thước là chiều dài đầu,
chiều rộng đầu, và chu vi vòng đầu. Trong đó để đánh giá tương quan giữa
chiều rộng và chiều dài đầu ông đã đưa ra chỉ số đầu. Dựa vào chỉ số đầu, ông
phân loại thành những loại đầu khác nhau như: đầu rất ngắn, đầu ngắn, đầu
trung bình, đầu dài và đầu rất dài. Chỉ số đầu càng lớn thì đầu càng ngắn.
-

Các kích thước và chỉ số vùng mặt

Martin phân tích các đặc điểm khuôn mặt dựa vào các kích thước:
chiều rộng mặt, chiều cao mặt, chiều cao mặt hình thái, chiều cao trán vv. và
ông đưa ra chỉ số mặt toàn bộ để phân loại thành những loại mặt khác nhau,
theo Martin và Saller, mặt có thể được chia thành 5 loại: mặt rất rộng, mặt
rộng, mặt trung bình, mặt dài, mặt rất dài. Chỉ số mặt toàn bộ càng lớn thì mặt
càng dài.
-

Các kích thước và chỉ số mũi

Đặc điểm mũi được đánh giá qua các kích thước chiều rộng mũi, chiều
cao mũi. Martin cũng đưa ra chỉ số mũi để đánh giá hình thái mũi, theo chỉ số
mũi, ông phân loại thành 7 loại mũi là: mũi cực hẹp, rất hẹp, hẹp, trung bình,
rộng, rất rộng và cực rộng. Chỉ số mũi càng lớn thì mũi càng rộng.
-


Độ vẩu


24

Độ vẩu cũng là một đặc điểm để đánh giá sự khác biệt giữa các chủng
tộc trên thế giới. Nguyên tắc của việc đánh giá độ vẩu là so sánh tương quan
giữa một điểm thuộc xương hàm trên với một điểm thuộc sọ là chuẩn phía
sau. Bằng phương pháp đo trực tiếp, độ vẩu được đánh giá bằng chỉ số vẩu.
Theo Martin, độ vẩu được chia thành các mức độ là: không vẩu, vẩu, rất vẩu.
Chỉ số vẩu càng lớn thì độ vẩu càng cao.
- Kích thước và chỉ số hàm dưới
Chỉ số hàm dưới đánh giá sự tương quan giữa chiều rộng hàm dưới và
chiều rộng mặt, Martin chia hàm thành 3 loại là: hẹp, trung bình và rộng.
Theo đó, chỉ số hàm dưới càng rộng thì hàm càng rộng.


25

5. Phân tích các tỷ lệ và hình dạng khuôn mặt
Chiều cao mặt thường được đánh giá bằng một hoặc hai phương pháp.
Phương pháp thứ nhất là chia mặt thành 3 tầng mặt bằng nhau (hình 5) như
minh họa của da Vinci. Các phép đo được thực hiện trên đường giữa từ
trichion tới glabella, từ glabella đến subnasale và từ subnasale đến menton.
Phương pháp thứ hai không xét tầng mặt trên bởi vì vị trí của đường chân tóc
thường rất thay đổi. Các phép đo được thực hiện từ nasion tới subnasale và từ
subnasale đến menton. Với phương pháp thứ hai, tầng mặt giữa chiếm 43%
chiều cao và tầng mặt dưới chiếm 57%.
Theo nghiên cứu của Werli và cộng sự năm 2003 ở sinh viên trường

mỹ thuật tạo hình Strasbourg, khuôn mặt nam lý tưởng thường thẳng hơn,
cằm lồi hơn trong khi đó những khuôn mặt nữ được thu hút nhất có môi lồi
hơn, các khuôn mặt quá lồi được đánh giá xấu nhất.

Hình 10. Mặt được chia thành năm phần bằng nhau


×