Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI ĐẦU MẶT CỦA TRẺ VIỆT NAM TỪ 12-15 TUỔI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.26 KB, 135 trang )










SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH
THÁI ĐẦU MẶT CỦA TRẺ
VIỆT NAM TỪ 12-15 TUỔI




SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI ĐẦU MẶT CỦA TRẺ VIỆT
NAM TỪ 12-15 TUỔI

TÓM TắT
Mục tiêu cơ bản của công trình nghiên cứu là: Xác định mẫu hình thái
và mẫu tăng trưởng của các đặc điểm nghiên cứu đầu mặt của trẻ từ 12-15
tuổi.
Phương pháp: Nghiên cứu dọc này được thực hiện trên mẫu gồm 140
trẻ (77 nam, 63 nữ) từ 12 đến 15 tuổi. Bốn số đo vùng đầu (eu-eu; g-op; tr-n;
vòng đầu), 8 số đo vùng mặt (zy-zy; go-go; tr-gn; n-sn; n-pr; n-gn; po-pr;
po-n) được thu thập qua 4 năm, số liệu được xử lý bằng chương trình SPSS.
Kết quả cho thấy: Về mẫu hình thái, các kích thước của nam đều lớn
hơn nữ với ý nghĩa thống kê cao (p<0,001), đầu luôn thuộc loại ngắn; mặt
trẻ trong nghiên cứu thuộc loại ngắn ở cả hai giới, nữ có mặt ngắn hơn nam
cùng tuổi; thuộc loại không vẩu. Về mẫu tăng trưởng, tính chung từ 12-15


tuổi, tất cả các kích thước vùng đầu và mặt đều tăng có ý nghĩa ở cả hai giới,
mức tăng vùng đầu- mặt giảm dần.
Kết luận: từ 12 đến 15 tuổi dạng đầu trẻ Việt Nam rất ít thay đổi trong
lứa tuổi nghiên cứu (CS đầu dao động dưới 1 đơn vị chỉ số), mặt trẻ có
khuynh hướng dài dần (CS mặt tăng dần) nhưng vẫn trong giới hạn mặt
ngắn, độ vẩu không đổi ở cả hai giới (CS vẩu không đổi).
ABSTRACT
THE MORPHOLOGY AND GROWTH PATTERN OF THE HEAD
AND FACE CHARACTERISTICS OF 12 TO 15 YEARS OLD
CHILDREN
Le Duc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of
No 2 - 2007: 68 – 78
Objectives: The purposes of the study are: to determine the
morphology and growth pattern of the head and face characteristics of 12 to
15 years old children.
Method: The sample of this longitudinal study included 77 males and
63 females. Four head dimensions (eu-eu; g-op; tr-n; head circumference)
and eight face dimensions (zy-zy; go-go; tr-gn; n-sn; n-pr; n-gn; po-pr; po-n)
were measured within 4 years. SPSS program was used for data processing.
The results showed that all dimensions of the head and face are
significantly larger in male than in female (p<0.001); an analysis of cranio-
facial indices pointed to brachycephaly (short head) and euryprosopy (short
face), the face being shorter in female than in male.
Conclusion: From 12 to 15 years old, all head and face dimensions
showed a continuous increase. During this period of time, the head showed
no change in shape, while the face was lengthened but no showed change in
protrusion.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhân trắc học đã góp phần nghiên cứu sự phát triển cơ thể nói chung

và đầu mặt nói riêng của con người theo từng thời kỳ. Thông qua nghiên cứu
về nhân trắc, người ta có thể so sánh, đánh giá về hình thái và sự tăng trưởng
bình thường hay bất thường của mỗi người.
Vùng đầu mặt có nhiều cơ quan nhận cảm và nhạy cảm nhất của con
người; cũng là vùng chứa đự ng những bộ phận quan trọng có tính chất sinh
mạng. Từ gần hai thế kỷ qua nhiều tác giả trên thế giới cố gắng tìm hiểu
những qui luật phát triển của vùng vốn được coi là phức tạp nhất về mặt giải
phẫu và phôi thai học này. Goldstein (1936), Farkas (1971), Nguyễn Quang
Quyền (1970), Hoàng Tử Hùng (1978) đã khẳng định đặc điểm hình thái
và tăng trưởng vùng đầu mặt có sự khác nhau giữa các chủng tộc, dân tộc,
giữa nam và nữ theo tuổi và thời gian. Enlow và Hans cho rằng sự tăng
trưởng có ảnh hưởng đến hình thái và chức năng vùng đầu mặt, nhất là các
giai đoạn tăng trưởng nhanh. Trong quá trình thay đổi hình thái diễn ra suốt
đời người, hai giai đoạn tăng trưởng sau khi sinh rất có ý nghĩa là giai đoạn
từ mới sinh đến 3 tuổi – có mức tăng trưởng nhanh và cao nhất; Giai đoạn từ
11 đến 15 tuổi hay gọi là giai đoạn thiếu niên (tuổi dậy thì), là mốc thời gian
quan trọng vì đánh dấu sự thay đổi từ một đứa trẻ thành “người lớn”. Các
nghiên cứu của nhiều tác giả trên thiếu niên người Âu cho thấy vùng đầu và
tầng mặt trên tăng trưởng vào thời kỳ trước 10 tuổi; tầng mặt giữa và dưới
tăng trưởng ra trước và xuống dưới ở tuổi trước và trong dậy thì
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Quang Quyền (1974), Vũ
Khoái (1978), Hoàng Tử Hùng (1991) … đã có những kết luận về các đặc
điểm mô tả, hình thái từ những nghiên cứu cắt ngang trên người trưởng
thành. Gần đây có nghiên cứu của Trần Thúy Nga (2000) trên phim sọ
nghiêng, Ngô Thị Quỳnh Lan (2000) đo trực tiếp trên trẻ 3-5,5 tuổi, đã xác
định mẫu hình thái học phát triển vùng đầu mặt. Cho đến nay, ở lứa tuổi từ
12 đến 15, vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ.
Từ 1996, Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Dược Thành Phố
Hồ Chí Minh thực hiện một nghiên cứu dọc về hình thái Đầu Mặt Răng do
Bộ Y Tế quản lý với thời gian dự kiến từ 1996 đến 2010. Chúng tôi tiến

hành thu thập dữ liệu để đánh giá được sự tăng trưởng đầu mặt của lứa tuổi
12-15 tuổi, lứa tuổi có nhiều biến động, theo mô thức nghiên cứu dọc nhằm
các mục tiêu sau đây:
- Xác định mẫu hình thái (gồm các thông số thống kê cơ bản) của các
đặc điểm nghiên cứu về Đầu Mặt của trẻ từ 12-15 tuổi.
- Xác lập mẫu tăng trưởng của Đầu Mặt, bằng so sánh dọc các kết quả
ở lứa tuổi từ 12 đến 15 tuổi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 140 học sinh (77 nam, 63 nữ), sinh năm 1984, được chọn từ 213
học sinh trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Du tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là những trẻ em đã được phụ huynh cam kết đồng ý tham gia chương
trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng đặc biệt (một phần trong chương trình
kéo dài 15 năm từ 1996 đến 2010 thuộc nghiên cứu Khoa Học-Công nghệ do
Bộ Y Tế quản lý) thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh).
Tổng trạng sức khoẻ bình thường. Không có dị tật bẩm sinh và dị hình.
Không mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và đầu mặt răng.
Không bị chấn thương.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu
Số liệu được thu thập 6 tháng một lần, để trách nhầm lẫn, mỗi đối
tượng nghiên cứu có một mã số cố định cho bốn lần thu thập số liệu (thời
gian nghiên cứu dọc), các đặc điểm nghiên cứu được ghi nhận thống nhất
theo một mẫu.
Dụng cụ
Bộ dụng cụ nhân trắc chuẩn gồm có: thước trượt điện tử, compa đo bề
dày, thước dây.

Các điểm mốc đo
Nhằm đánh giá sự tăng trưởng vùng đầu mặt của trẻ em và so sánh với
những kích thước tương ứng ở người lớn đã được nghiên cứu ở trong nước,
chúng tôi chọn và xác định các điểm mốc (dựa theo nghiên cứu của Nguyễn
Quang Quyền, 1974 và Hoàng Tử Hùng, 1991). Vùng đầu: Glabella (g),
Opisthocranion (op), Eurion (eu), Trichion (tr). Vùng mặt: Zygion (zy),
Gonion (go), Gnathion (gn), Prosthion (pr), Vùng mũi: Nasion (n),
Subnasale (sn). Vùng tai: Porion (po).
Từ các điểm mốc trên, các số đo vùng đầu mặt được đo đạc, gồm 4 số
đo vùng đầu, 7 số đo vùng mặt, 1 số đo vùng mũi (trong đó có 2 số đo để
đánh giá độ vẩu - độ hô); tổng cộng có 12 đặc điểm nghiên cứu.
Chỉ số đầu mặt:
Các chỉ số đầu mặt được tính toán từ các số đo trên, gồm 3 chỉ số
thuộc loại kinh điển và đã được nghiên cứu trước đây tại Việt Nam là: CS
đầu, CS mặt, và CS vẩu.
Xử lý số liệu
Đánh giá dạng phân phối của các đặc điểm nghiên cứu
Test K (Kolmogorov Smirnov) dùng để kiểm định đặc tính phân phối
của một đặc điểm nghiên cứu khi không biết trung bình và phương sai của
nó trong dân số. Kết quả kiểm định bằng test K cho thấy các đặc điểm
nghiên cứu đều tuân theo luật phân phối chuẩn tại mỗi thời điểm thu thập số
liệu. Sau đây là kết quả dạng phân phối của một số đặc điểm tiêu biểu trong
nghiên cứu của chúng tôi.
Hình 1: Dạng phân phối của zy-zy
Hình 2: Dạng phân phối của tr-gn
Thống kê mô tả:
Tính số trung bình, độ lệch chuẩn của mỗi đặc điểm nghiên cứu từng
lứa tuổi cho nam và nữ.
Thống kê suy lý
* So sánh ngang: Kiểm định bằng t-test để xác định sự khác biệt nếu

có giữa các đặc tính nghiên cứu của: Nam và nữ Việt Nam ở từng thời điểm
12 tuổi, 13 tuổi, 14 tuổi và 15 tuổi. Nam và nữ Việt Nam với các nhóm trẻ
tương ứng của các nghiên cứu khác ở từng thời điểm 12 tuổi, 13 tuổi, 14 tuổi
và 15 tuổi.
* So sánh dọc: test F (one way ANOVA): Dùng kiểm định F (kiểm
định ANOVA) để đánh giá mức tăng trưởng toàn thể giai đoạn từ 12-15 tuổi,
từ giá trị F, xác định được giá trị p. Nếu p > 0,05: Chấp nhận giả thuyết Ho,
nghĩa là sự tăng trưởng của kích thước đó từ 12 tuổi đến 15 tuổi không có ý
nghĩa. Nếu p < 0,05: Loại bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là sự tăng trưởng của kích
thước đó từ 12 tuổi đến 15 tuổi có ý nghĩa.
Tukey test: Khi kiểm định ANOVA cho kết quả có ý nghĩa trong giai
đoạn từ 12 đến 15 tuổi thì Tukey test giúp phát hiện sự tăng trưởng thực sự
xảy ra có ý nghĩa vào thời gian nào trong giai đoạn nghiên cứu. Tukey test là
tổ hợp các phép kiểm định t test từng cặp tại các thời điểm thu thập số liệu
(12; 13; 14 và 15 tuổi).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mẫu hình thái học phát triển của đầu:
Mẫu hình thái
Số trung bình và độ lệch chuẩn của các đặc điểm nghiên cứu vùng đầu
của 77 trẻ nam và 63 trẻ nữ từ 12-15 tuổi được trình bày trong bảng 1; P là
mức ý nghĩa thống kê của sự khác biệt giữa nam và nữ cùng tuổi tại các lứa
tuổi nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm hình thái vùng đầu trẻ từ 12 đến 15 tuổi (mm); so
sánh giữa nam và nữ.
Số

Đặc điểm

12 tuổi


P

13 tuổi

P

14 tuổi

P

15 tuổi

P
tt

nghiên cứu



s





s






s





s


1

2

3

4

eu-eu nam
nữ
g-op nam
nữ
tr-n nam
nữ
Vòng đầu nam
nữ

149,1
145,6
176,3

172,5
64,7
63,9
536,3
530,6

5,4
5,4
6,4
5,5
7,1
5,8
15,3
17,4

***

***

***

***


151,5
147,7
178,7
173,8
68,3
66,7

545,3
538,1

5,7
5,4
6,7
5,4
6,8
5,6
16,2
13,4

***

***

***

***


152,5
148,6
180,6
175,2
70,4
68,2
552,8
542,6


5,5
5,3
6,7
5,8
6,9
5,4
16,3
13,8

***

***

***

***


153,7
149,5
182,6
176,0
71,1
69,6
558,2
544,9

5,4
5,3
7,0

5,5
6,7
5,6
21,2
13,7

***

***

***

***



(***: khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,001)
Về mẫu hình thái vùng đầu, nhận thấy tất cả các kích thước vùng đầu
được nghiên cứu của nam đều lớn hơn nữ với mức ý ngĩa thống kê cao
(p<0,001). Điều này chứng tỏ đầu của nam lớn hơn nữ theo chiều ngang
cũng như theo chiều dài.
Mẫu tăng trưởng
Đánh giá mức tăng trưởng của 4 đặc điểm nghiên cứu vùng đầu bằng
cách xác định mức chênh lệch (D); SE là sai số chuẩn và P mức ý nghĩa
thống kê của sự chênh lệch của các đặc điểm nghiên cứu bằng cách so sánh
D của 12 tuổi đến 13 tuổi; 13 tuổi đến 14 tuổi; 14 tuổi đến 15 tuổi và 12 tuổi
đến 15 tuổi.
Bảng 2: Mẫu tăng trưởng vùng đầu của nam (n=77) và nữ (n=63); so
sánh theo tuổi trên mỗi giới.
Stt


Đặc điểm nghiên cứu
(mm)

12 – 13 tuổi



13 – 14 tuổi



14 – 15 tuổi



12 – 15 tuổi
D

SE

p



×