Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

GIÁ TRỊ của cắt lớp VI TÍNH đa dãy TRONG CHẨN đoán CHẤN THƯƠNG ỐNG TIÊU hóa TRONG ổ BỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.1 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VƯƠNG KIM NGÂN

GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY
TRONG CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG
ỐNG TIÊU HÓA TRONG Ổ BỤNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VƯƠNG KIM NGÂN

GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY
TRONG CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG
ỐNG TIÊU HÓA TRONG Ổ BỤNG
Chuyên ngành

: Chẩn đoán hình ảnh



Mã số

: NT 62720501

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Nguyễn Duy Huề

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây thương tật và tử vong trên thế
giới và tại Việt Nam, đặc biệt trên nhóm đối tượng từ 12 tới 44 tuổi và đang
có xu hướng gia tăng. Chấn thương bụng kín chiếm khoảng 10% các trường

hợp chấn thương và đứng hàng thứ ba sau chấn thương sọ não và chấn thương
chi về mức độ gây tử vong và thương tật [1].
Chấn thương bụng kín có hình thái rất đa dạng và phức tạp bao gồm
chấn thương tạng đặc, trong đó hay gặp nhất là chấn thương lách, chấn
thương tạng rỗng, mạch máu, mạc treo… Chấn thương ống tiêu hóa và mạc
treo chiếm từ 1 tới 5% các trường hợp chấn thương bụng kín, trong đó trên
50% là chấn thương ống tiêu hóa [1], [2]. Chấn thương ống tiêu hóa và mạc
treo đặt ra những thử thách trong chẩn đoán cho các nhà lâm sàng và các bác
sĩ chẩn đoán hình ảnh bởi vì chấn thương ống tiêu hóa không thường gặp, dấu
hiệu lâm sàng thường không rõ ràng và bị che lấp bởi bệnh cảnh chấn thương
các tạng khác và các dấu hiệu trên chẩn đoán hình ảnh thường không đặc
hiệu, đa số các dấu hiệu chỉ mang tính chất gợi ý [1], [3].
Chẩn đoán không kịp thời chấn thương ống tiêu hóa trong chấn thương
bụng kín tăng nguy cơ gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết và kéo dài thời
gian điều trị của bệnh nhân. Trong 20 năm trở lại đây, sự ra đời và phát triển của
máy cắt lớp vi tính đa dãy đã trở thành công cụ đắc lực trong chẩn đoán chấn
thương ống tiêu hóa, cung cấp những thông tin và các dấu hiệu trực tiếp cũng
như giãn tiếp tổn thương ống tiêu hóa và các tổn thương phối hợp trong bệnh
cảnh nhiều tổn thương chấn thương bụng kín đi kèm như chấn thương tạng đặc,
chấn thương mạch máu, mạc treo hay tổn thương gãy xương… [3], [4].
Trên thế giới, vai trò của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán chấn
thương ống tiêu hóa đã trở thành chủ đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu


7

và các bác sĩ chẩn đoán hình. Nhiều nghiên cứu được tiến hành trên những
bệnh nhân phẫu thuật chấn thương ống tiêu hóa cho thấy dấu hiệu dịch tự do
và thâm nhiễm mỡ mạc treo là hai dấu hiệu thường gặp nhất, trong khi các
dấu hiệu trực tiếp như mất liên tục hay thoát thuốc cản quang có độ đặc hiệu

cao nhưng lại có độ nhậy thấp [3], [4], [5]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về giá trị
của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương ống tiêu hóa còn chưa nhiều
và chỉ dừng lại ở cắt lớp vi tính đơn dãy. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán chấn thương ống tiêu
hóa trong ổ bụng” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chấn
thương ống tiêu hóa trong ổ bụng.

2.

Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán chấn thương ống
tiêu hóa trong ổ bụng


8

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu và giải phẫu cắt lớp vi tính hệ thống ống tiêu hóa
trong ổ bụng [1], [2], [6].
1.1.1. Giải phẫu và giải phẫu cắt lớp vi tính dạ dày
- Vị trí giải phẫu của dạ dày
- Cấu tạo các thành phần giải phẫu của dạ dày
- Liên quan giải phẫu
1.1.2. Giải phẫu và giải phẫu cắt lớp vi tính ruột non
- Tá tràng
- Hỗng tràng
- Hồi tràng

- Cách phân biệt hỗng tràng và hồi tràng trên CLVT
1.1.3. Giải phẫu và giải phẫu cắt lớp vi tính ruột già
- Manh tràng
- Đại tràng
- Trực tràng
1.2. Giải phẫu phúc mạc và ổ phúc mạc [2], [7].
1.3. Bệnh học chấn thương ống tiêu hóa
1.3.1. Nguyên nhân và cơ chế chấn thương [1], [8].
Tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chấn thương
ống tiêu hóa, trong đó nam hay gặp hơn nữ. Đa phần các trường hợp là do
chạy quá tốc độ qui định. Có 3 cơ chế chấn thương ống tiêu hóa là cơ chế
giằng xé, cơ chế đè ép và cơ chế vỡ nhiều mảnh.


9

Cơ chế giằng xé thường gây ra tổn thương vùng góc Treitz, van hồi
manh tràng và đại tràng xích- ma. Khi giảm tốc đột ngột thường gây ra tổn
thương rãnh thành ruột và mạc treo, đụng dập mạch máu.
Cơ chế đè ép thường xảy ra ở những vị trí quai ruột hẹp hoặc quai ruột
có kích thước lớn do tác động giữa lực bên ngoài và hệ thống cơ xương khớp,
thường xảy ra trong các trường hợp thắt dây an toàn qua bụng hoặc chấn
thương va chạm bụng với thanh chắn trên đường.
Cơ chế vỡ nhiều mảnh thường xảy ra khi tăng áp lực trong các quai ruột,
một vài tác giả cho rằng khi áp lực trong các quai ruột tăng từ 120-140mmHg
có thể gây vỡ ống tiêu hóa
1.3.2. Lâm sàng chấn thương ống tiêu hóa [1].
- Triệu chứng cơ năng:





Buồn nôn hoặc nôn
Đau bụng có thể khu trú sau đó lan rộng ra toàn ổ bụng
Tuy nhiên các triệu chứng này không đặc hiệu
- Triệu chứng thực thể






Xây xát, bầm tím hoặc đụng dập cơ thành bụng
Phản ừng thành bụng
Cơ cứng thành bụng
Cảm ứng phúc mạc
1.3.3. Cận lâm sàng [2].
- Công thức máu
1.3.4. Các phương pháp thăm dò chẩn đoán chấn thương ống tiêu hóa [7],
[9].
- Chọc dò ổ bụng
- Chọc rửa ổ bụng
- Mổ nội soi thăm dò


10

1.3.5. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh áp dụng trong chấn thương
ống tiêu hóa [1], [8], [10].
1.3.5.1. Chụp xquang bụng không chuẩn bị

1.3.5.2. Siêu âm
1.3.5.3. Chụp cộng hưởng từ
1.3.5.4. Chụp mạch máu
1.3.5.5. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng
- Các dấu hiệu trực tiếp của chấn thương ống tiêu hóa


Mất liên tục thành ống tiêu hóa: đây là dấu hiệu có độ đặc hiệu cao, có thể lên tới
100%, tuy nhiên theo một số nghiên cứu, độ nhạy chỉ khoảng 10%.
Tùy vào mức độ tổn thương mà có thể chia đường rách OTH thành 2 loại:
+ Đường rách nông: khi tổn thương rách không đi qua tất cả các lớp của
OTH, có thể rách một, hai, ba hoặc 4 lớp nhưng không rách đến lớp niêm mạc,
không có sự thông thương lòng OTH và ổ phúc mạc. Theo Phạm Minh Thông và
Jeffrey M Brody tổn thương đường rách sâu chỉ được nhận định khi phẫu thuật,
không có phương tiện chẩn đoán hình ảnh nào có thể phát hiện đường rách nông.
+ Đường rách sâu: đường rách đi qua tất cả các lớp OTH, thông thương
lòng OTH và ổ phúc mạc. Trên CLVT có thể nhìn thấy là đường giảm tỉ trọng đi
từ niêm mạc tới thanh mạc, mất liên tục thành OTH, không ngấm thuốc sau tiêm.


11

Hình 1.1. Hình ảnh mất liên tục thành dạ dày


Dấu hiệu thoát thuốc cản quang ra ngoài lòng mạch: chảy máu cấp tính trong
tổn thương động mạch biểu hiện bằng ổ đọng thuốc cản quang sau tiêm gần vị
trí tổn thương, tỉ trọng ngang mạch máu >80HU và lan rộng và mờ đi ở thì
tĩnh mạch. Cần phân biệt với ổ giả phình ít thay đổi hình dạng và mờ thuốc ở
thì tĩnh mạch


Hình 1.2. Hình ảnh thoát thuốc cản quang ra ngoài lòng mạch


Dấu hiệu đụng dập thành ống tiêu hóa: tổn thương đụng dập làm thành OTH
dày thành khu trú, lệch tâm hoặc đồng tâm (thành dạ dày >10mm, ruột non
>3mm và ruột già >5mm), kèm theo là hình ảnh tăng giảm tỉ trọng và ngấm
thuốc không đều sau tiêm.


12



Dấu hiệu tụ máu trong thành ống tiêu hóa: là hình ảnh thành OTH tăng tỉ
trọng tự nhiên trước tiêm 60-70HU, không ngấm thuốc sau tiêm. Máu tụ có
thể tiến triển theo thời gian. Máu tụ có thể khu trú hoặc lan tỏa toàn bộ thành



ruột.
Dấu hiệu dày thành ống tiêu hóa: được gọi là dày thành khi dạ dày dày
>10mm, ruột non dày >3mm và ruột già dày >5mm. Dày thành có thể là biểu
hiện của đụng dập, tụ máu hoặc rách thành OTH.

Hình 1.3. Hình ảnh dày thành ruột non [3]
- Các dấu hiệu gợi ý của chấn thương ống tiêu hóa


Dịch tự do ổ bụng và/ hoặc khoang sau phúc mạc: CLVT đánh giá được vị trí,

số lượng và tính chất của dịch. Tính chất dịch có thể xác định bằng cách đo tỉ
trọng dịch: dịch tiêu hóa, máu lẫn dịch tiêu hóa hoặc nước tiểu tỉ trọng 020HU, dịch máu 30-60HU, máu cục 60-70HU, dịch cản quang thuốc ra khỏi
lòng mạch hoặc thành OTH >80HU. Vị trí dịch có thể xác định vị trí tạng tổn
thương trong ổ bụng hay khoang sau phúc mạc và gợi ý tạng nào tổn thương.
Số lượng dịch: nếu dịch ở 1 khoang khoảng 250ml, ở 2 khoang dịch trung
bình khoảng 500ml và dịch từ 3 khoang trở lên được coi là dịch nhiều
>1000ml.


13

Hình 1.4. Dấu hiệu dịch tự do ổ bụng giữa các quai ruột [1]


Khí tự do ổ bụng và/ hoặc khoang sau phúc mạc: khi có vỡ OTH, khí sẽ thoát
từ trong lòng OTH và trong ổ bụng hoặc khoang sau phúc mạc. CLVT có thể
phát hiện khí từ 1ml trở lên. Khí tự do có thể bóng khí nhỏ, hình thoi, hình
tam giác hoặc liềm khí, mức dịch- khí khi lượng khí nhiều.

Hình 1.5. Dấu hiệu khí tự do ổ bụng [4]


Thâm nhiễm tổ chức mỡ mạc treo:


14

Hình 1.6. Dấu hiệu thâm nhiễm tổ chức mỡ mạc treo [3]



Thiếu máu thành ống tiêu hóa: biểu hiện thành OTH ngấm thuốc kém sau
tiêm

Hình 1.7. Dấu hiệu ngấm thuốc kém của quai ruột [1]
• Dấu hiệu thoát thuốc ra ngoài OTH: đây là dấu hiệu gián tiếp của
rách thành OTH gây thoát thuốc cản quang ra ngoài thành OTH, tỉ
trọng tương đương mạch máu >80HU


15

- Tổn thương tạng khác kèm theo
CLVT có vai trò quan trọng trong đánh giá tổng quan tổn thương các
tạng phối hợp trong chấn thương bụng kín. Vai trò của đánh giá tổn thương
tạng phối hợp có ý nghĩa quan trọng trong tiên lượng cũng như lên kế hoạch
điều trị. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ biến chứng và tử vong trong chấn
thương OTH tăng đáng kể khi có tổn thương các tạng phối hợp, đặc biệt các
trường hợp có tổn thương mạch.
- Thang điểm BIPS (bowel injury prediction score)
Thang điểm BIPS được tính dựa vào các thông số [8]:




Số lượng bạch cầu: ≥ 17G/L
Dấu hiệu ấn đau bụng khi khám
Độ tổn thương ống tiêu hóa và mạc treo: độ 4
Bảng 1.1. Phân độ tổn thương mạc treo và ống tiêu hóa
Độ
1

2
3
4
5
Khi

Đụng dập mạc treo nhưng không tổn thương dày thành hoặc ứ
đọng dịch quai ruột liền kề
Xuất huyết mạc treo < 5cm nhưng có dày thành hoặc ứ dịch
quai ruột liền kề
Xuất huyết mạc treo ≥ 5cm nhưng không có dày thành ruột
hoặc ứ dịch quai ruột liền kề
Đụng dập hoặc tụ máu trong mạc treo và dày thành hoặc có ứ
dịch trong quai ruột liền kề
Thoát thuốc cản quang qua thành ống tiêu hóa hoặc khoang
phúc mạc
điểm BIPS 2-3 điểm thì nguy cơ có chấn thương ống tiêu hóa, mạc

treo tăng lên 19 lần so với các trường hợp BIPS 1 điểm [8].
1.3.6. Chẩn đoán mức độ tổn thương [10].
Theo Loza’ch và cộng sự, phân độ chấn thương OTH
Bảng 1.2. Phân độ chấn thương ống tiêu hóa
Phân độ
I

Thương tổn
- Đụng dập tụ máu nhưng không mất mạch


16


- Dày khu trú nhưng không thủng
II
- Rách < 50% chu vi
III
- Rách ≥ 50% chu vi
IV
- Đứt rời một đoạn
V
- Đứt rời với mất mạch hoặc mất tổ chức
Nếu nhiều vị trí thì sẽ được cộng 1 độ

1.3.7. Điều trị chấn thương ống tiêu hóa [9], [10].
1.4. Một vài nghiên cứu về giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn
đoán chấn thương ống tiêu hóa
1.4.1. Trên thế giới [1], [2], [3], [6], [8].
1.4.2. Trong nước [7]


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân chấn thương bụng kín được
được cắt lớp vi tính ổ bụng tiêm thuốc cản quang và được phẫu thuật ổ bụng
tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 10/2017 tới tháng 7/2019
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân chẩn đoán chấn thương bụng kín được phẫu thuật tại bệnh
viện Việt Đức, bao gồm cả mổ nội soi thăm dò.

- Bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng- tiểu khung có
tiêm thuốc cản quang tại bệnh viện Việt Đức
- Bệnh nhân có hồ sơ bệnh án đầy đủ
- Bệnh nhân hoặc người nhà đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân vết thương thấu bụng
- Bệnh nhân nghi ngờ chấn thương ống tiêu hóa nhưng không được phẫu thuật
- Bệnh nhân chấn thương ống tiêu hóa chụp cắt lớp vi tính ở bệnh viện Việt
Đức nhưng được chọc dò ổ bụng, chọc rửa ổ bụng hoặc được mổ tại viện khác
- Bệnh nhân không được chụp cắt lớp vi tính ổ bụng- tiểu khung có tiêm
thuốc hoặc chụp cắt lớp vi tính trước mổ tại bệnh viện khác.
- Bệnh nhân không có hồ sơ bệnh án đầy đủ
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu


18

2.2.2. Chọn mẫu
Chọn mẫu không xác suất, tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn,
không có tiêu chuẩn loại trừ
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
2.2.3.1. Đối với nhóm bệnh nhân hồi cứu
Phương tiện nghiên cứu bao gồm hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân đủ
tiêu chuẩn lựa chọn, trong đó quan trọng nhất là phim chụp CLVT, hệ thống
PACS Carestream, kết quả phẫu thuật.
2.2.3.2. Đối với nhóm tiến cứu
Máy chụp cắt lớp vi tính 16 dãy GE Healthcare và hệ thống PACS

Carestream, hồ sơ bệnh án sau phẫu thuật.
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ổ bụng- tiểu khung có
tiêm thuốc cản quang



Chuẩn bị bệnh nhân
Thăm khám được tiến hành như sau:
- Đặt bệnh nhân lên bàn nằm ngửa và giơ hai tay lên đầu
- Chụp CLVT được tiến hành trước và sau khi tiêm thuốc cản quang
đường tĩnh mạch với các lát cắt ngang trục cơ thể từ vòm hoành tới khớp mu
với chiều dày lát cắt 5 mm, tái tạo MPR với lớp cắt mỏng 0,625mm, thông số
tia 350mAs và 120kV.
- Thuốc cản quang sử dụng là thuốc cản quang tan trong nước Xenetic
nồng độ 350 mgI/ml, liều lượng 2ml/kg trọng lượng cơ thể, tốc độ tiêm 3ml/s
- Chụp trước tiêm và sau tiêm thuốc cản quang thì động mạch ở thời
điểm 25-30 giây, thì tĩnh mạch cửa 60-70s tính từ lúc bắt đầu tiêm thuốc cản
quang (hệ thống tiêm máy). Trong trường hợp nghi ngờ tổn thương thận,
đường bài xuất phối hợp thì chụp thêm thì muộn 3-5 phút cũng tính từ lúc bắt
đầu tiêm thuốc cản quang.

2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu


19

Bệnh nhân vào viện trong bệnh cảnh
chấn thương

Nghi ngờ có chấn thương bụng kín trên lâm

sàng, chụp bụng không chuẩn bị hoặc siêu
âm

Chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng tiểu
khung có tiêm thuốc cản quang

Dấu hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp tổn
khôngkhông
thương ống tiêu hóa

không

TD lâm sàng có chỉ định
phẫu thuật hoặc nội soi
thăm dò ổ bụng


Được phẫu thuật


Lấy vào nghiên cứu

2.3. Xử lý số liệu

Lấy vào nghiên cứu


20

Các số liệu thu thập được trong mẫu nghiên cứu được thu thập và xử lý

bằng phần mềm SPSS 20.0 với các thuật toán mô tả tính trung bình, độ lệch
chuẩn, tính tỉ lệ, so sánh tương quan sử dụng Fisher’s exact test, chi-square
test. Kết quả được coi là có ý nghĩa thống kê với giá trị p <0,05.
- Dương tính thật: có dấu hiệu tổn thương trên cả hình ảnh và phẫu thuật
- Âm tính thật: không có cả dấu hiệu tổn thương trên hình ảnh và phẫu thuật
- Dương tính giả: có tổn thương trên hình ảnh CLVT nhưng không có tổn
thương trên phẫu thuật
- Âm tính giả: không có tổn thương trên hình ảnh CLVT nhưng có tổn
thương trên phẫu thuật.
- Các giá trị được tính theo bảng 2x2, từ đó tính được độ nhạy, độ đặc
hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính và độ chính xác của
CLVT so sánh với tổn thương được mô tả trên biên bản phẫu thuật





Độ nhạy (Sensitivity) Se =
Độ đặc hiệu (Specificity) Sp =
Độ chính xác (Accuracy) Acc =
Giá trị dự báo dương tính (Positive predictive value)
PPV =



Giá trị dự báo âm tính (Negative predictive value)
NPV =




Chỉ số Kappa
Trong đó p0 = xác suất tương hợp quan sát (observed).
Pe= xác suất tương hợp kỳ vọng (expected),

Pe = 0,5 .

Theo Altman (1991), phân độ mạnh của tương hợp như sau:
Chỉ số Kappa
<0 ,20
0,21 – 0,40
0,41 – 0,60

Độ mạnh
Kém
Khá
Trung bình


21

0,61 – 0,80
0,81 – 1,00

Tốt
Rất tốt

2.4. Đạo đức nghiên cứu
Các thông tin riêng về bệnh tật của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án hoàn
toàn được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Mỗi bệnh nhân được gắn cho một mã số riêng để đảm bảo tính chính xác

cũng như tính bảo mật thông tin.
Lợi ích của đề tài: số liệu rút ra từ kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cải
thiện về chuyên môn trong chẩn đoán sớm chấn thương ống tiêu hóa


22

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tuổi

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi
Nhận xét: tuổi trung bình, tuổi nhỏ nhất, tuổi lớn nhất, nhóm tuổi hay gặp


23

3.1.2. Giới

Biểu đồ 3.2: Phân bố theo giới tính
Nhận xét:
3.1.3. Nguyên nhân chấn thương
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ chấn thương ống tiêu hóa phân loại theo nguyên nhân
Nhận xét:
3.1.4. Tỷ lệ chấn thương ống tiêu hóa và các cơ quan khác phải mổ
Bảng 3.1: Tỷ lệ chấn thương ống tiêu hóa và các tạng khác phải mổ trong
chấn thương bụng kín
Tạng chấn thương
Ống tiêu hóa

Ống tiêu hóa và tạng khác
trong ổ bụng
Ống tiêu hóa và cơ quan khác
ngoài ổ bụng
Nhận xét:

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

3.2. Một số đặc điểm lâm sàng chấn thương ống tiêu hóa
3.2.1. Một số triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.2: Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân chấn thương ống tiêu hóa
Triệu chứng
Buồn nôn, nôn
Đau bụng
Bầm tím, xây xát da thành bụng
Bụng chướng
Co cứng thành bụng
Phản ứng thành bụng
Cảm ứng phúc mạc

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %


24

Bệnh cảnh sốc đa chấn thương

Triệu chứng khác
Nhận xét:


25

3.2.2. Vị trí tổn thương ống tiêu hóa sau mổ
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ chấn thương ống tiêu hóa theo vị trí giải phẫu sau mổ
3.2.3. Chấn thương các tạng khác trong ổ bụng kèm theo chấn thương ống
tiêu hóa
Bảng 3.3: Chấn thương ống tiêu hóa kèm các tạng khác trong ổ bụng
Chấn thương tạng
Lách
Gan
Thận
Tụy
Bàng quang
Khác
Nhận xét:

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %


×